Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2673/QĐ-BNN-PC

Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ, KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP ĐẾN NGÀY 30/6/2019; DANH MỤC ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ, KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP ĐÃ BÃI BỎ, SỬA ĐỔI THEO HƯỚNG ĐƠN GIẢN HÓA

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021;

Căn cứ Quyết định số 326/QĐ-BNN-PC ngày 24/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này:

1. Danh mục điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp đến hết ngày 30/6/2019, gồm 272 điều kiện, Phụ lục 1 kèm theo.

2. Danh mục điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp đã bãi bỏ, sửa đổi theo hướng đơn giản hóa, gồm 251 điều kiện (trong đó bãi bỏ 115 điều kiện, sửa đổi 136 điều kiện), Phụ lục 2 kèm theo.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tổ công tác của TTg;
- HĐTVCCHC của TTg;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tư pháp;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, PC (32 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hà Công Tuấn

 

PHỤ LỤC I:

DANH MỤC ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ, KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP ĐẾN NGÀY 30/6/2019

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2673/QĐ-BNN-PC ngày 08 tháng 7 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

PL41

Tên ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Tên điều kiện đầu tư kinh doanh

Văn bản quy định điều kiện ĐTKD

Ghi chú

1.

149

Khai thác thủy sản

Điều kiện được cấp Giấy phép khai thác thủy sản

1. Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, đối với khai thác thủy sản trên biển;

2. Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác;

3. Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm;

4. Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

5. Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ;

6. Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;

7. Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Trường hợp cấp lại do giấy phép hết hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản này, đã nộp nhật ký khai thác theo quy định và tàu cá không thuộc danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.

Khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản

 

2

150

Kinh doanh thủy sản

Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản

1. Cơ sở nuôi trồng thủy sản đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;

b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi:

* Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản trong ao (đầm/hầm), bể:

a) Bờ ao (đầm/hầm), bể làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không rò rỉ nước; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết và tách biệt với khu vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường;

b) Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi;

c) Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt; nơi chứa bùn thải phù hợp; có biển báo chỉ dẫn từng khu và đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản này.

* Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè, đăng quầng (sau đây được gọi là nuôi lồng bè):

a) Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng phải làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi và không để thủy sản nuôi sống thoát ra môi trường; có thiết bị cảnh báo cho hoạt động giao thông thủy; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường;

b) Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi.

* Trang thiết bị sử dụng trong nuôi trồng thủy sản làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, không gây độc đối với thủy sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường.

c) Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;

d) Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;

đ) Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

2. Cơ sở nuôi trồng thủy sản dùng làm cảnh, giải trí, mỹ nghệ, mỹ phẩm phải tuân theo quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này.

-Điều 38 Luật Thủy sản 2017;

- Điều 34 Nghị định 26/2019/NĐ-CP

 

3.

151

Kinh doanh thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi

Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

1. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;

b) Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài;

c) Nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm:

- Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, nền không đọng nước, liên thông và một chiều từ nguyên liệu đến thành phẩm; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau và bảo đảm theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp;

- Trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.

d) Có điều kiện phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất: Có phòng thử nghiệm hoặc có thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất.

đ) Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học:

Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học cho từng loại sản phẩm gồm các nội dung: nước phục vụ sản xuất; nguyên liệu, bao bì, thành phẩm; quá trình sản xuất; tái chế; lưu mẫu; kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị; kiểm soát động vật gây hại; vệ sinh nhà xưởng, thu gom và xử lý chất thải.

e) Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm.

Điều 32 và Điều 33 Luật Thủy sản 2017;

Điều 27 Nghị định 26/2019/NĐ-CP

 

4.

153

Kinh doanh chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản

 

 

 

Điều kiện cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

1. Nơi bày bán, nơi bảo quản cách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại;

2. Có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp.

Điều 33 Luật Thủy sản 2017 và Nghị định 26/2019/NĐ-CP

 

Điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;

b) Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo;

c) Có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi;

d) Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp;

đ) Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi;

e) Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;

g) Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;

h) Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch;

i) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi có kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không có kháng sinh;

k) Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, i và k khoản 1 Điều này, trừ trường hợp sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ sử dụng trong chăn nuôi nông hộ.

Điều 38, Điều 40 Luật Chăn nuôi

Luật Chăn nuôi có hiệu lực từ ngày 01/01/2020

 

 

 

Điều kiện mua bán thức ăn chăn nuôi

1. Có trang thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, cung cấp.

2. Nơi bày bán, kho chứa thức ăn chăn nuôi phải tách biệt hoặc không bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác.

3. Có biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại

 

Luật Chăn nuôi có hiệu lực từ ngày 01/01/2020

5.

152

Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi

Khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

2. Cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;

b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với việc khảo nghiệm thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;

- Có phòng thử nghiệm đủ năng lực để phân tích và đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật theo đề cương khảo nghiệm;

- Trường hợp khảo nghiệm trong giai đoạn sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phải đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản và khoản 1 Điều 20 Nghị định 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp khảo nghiệm trong giai đoạn nuôi thương phẩm phải đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản và khoản 1, khoản 2 Điều 34 Nghị định 26/2019/NĐ-CP .

c) Đáp ứng điều kiện về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường. Khu nuôi khảo nghiệm có biện pháp ngăn cách với các khu sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản thương phẩm khác. Không để sản phẩm, bao bì của sản phẩm khảo nghiệm gây ô nhiễm môi trường.

Khoản 2 Điều 35 Luật Thủy sản 2017;

Khoản 1, 2 Điều 31 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP

 

6.

180

Kinh doanh dịch vụ thử nghiệm, khảo nghiệm chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản

 

 

 

Khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi

1. Các điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật Chăn nuôi.

2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loại thức ăn chăn nuôi;

3. Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch.

Khoản 3 Điều 37 Luật Chăn nuôi

Luật Chăn nuôi có hiệu lực từ ngày 01/01/2020

7.

154

Kinh doanh đóng mới, cải hoán tàu cá

Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá

1. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp; có phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp với chủng loại, kích cỡ tàu cá được đóng mới, cải hoán.

Có nhà xưởng, trang thiết bị tối thiểu theo Mục 1, Mục 2, Mục 3 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP

2. Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng để bảo đảm sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;

3. Có nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh.

Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng và đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật tối thiểu theo quy định tại mục 4 mục 5, mục 6 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP .

4. Có hệ thống quản lý chất lượng, quy trình công nghệ đáp ứng yêu cầu.Chi tiết điều kiện này như sau:

- Đối với cơ sở đóng mới, cải hoán tàu vỏ thép

Có giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương (đối với cơ sở loại I, loại II); có quy trình công nghệ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu cá (đối với cơ sở loại III).

- Đối với cơ sở đóng mới, cải hoán tàu vỏ gỗ:

Có giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương (đối với cơ sở loại I); có quy trình công nghệ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu cá (đối với cơ sở loại II, loại III).

- Đối với cơ sở đóng mới, cải hoán tàu vỏ vật liệu mới:

Có giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương (đối với cơ sở loại I, loại II); có quy trình công nghệ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu cá (đối với cơ sở loại III).

-Điều 63 Luật Thủy sản 2017

- Điều 51, 52, 53 Nghị định 26/2019/NĐ-CP

 

8.

155

Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã theo phụ lục của Công ước CITES;

Điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES vì mục đích thương mại

1. Đối với động vật

a) Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi, trồng hợp pháp khác;

b) Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi; bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh;

c) Loài nuôi là loài được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam công bố có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát; và được Cơ quan khoa học CITES xác nhận bằng văn bản việc nuôi sinh sản, sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài có liên quan trong tự nhiên.

d) Có phương án nuôi theo mẫu tại Phụ lục 04, Phụ lục 06 quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP .

2. Đối với thực vật

a) Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở trồng cấy nhân tạo hợp pháp khác.

b) Cơ sở trồng phù hợp với đặc tính của loài.

c) Có phương án trồng theo mẫu tại Phụ lục 05, Phụ lục 07 quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP .

3. Trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo mẫu tại Phụ lục 16, Phụ lục 17 quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ; định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp cấp tỉnh

Điều 15, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP

 

9.

156

Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã không quy định tại phụ lục của Công ước CITES

Khai thác, nuôi, trồng, chế biến, kinh doanh, quảng cáo, vận chuyển, xuất khẩu mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

1. Khai thác; nuôi, trồng; chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày; xuất khẩu; vận chuyển, cất giữ mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm các loài Nhóm I thực hiện theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP đối với các loài thuộc Phụ lục I CITES.

2. Khai thác; nuôi, trồng; chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày; xuất khẩu; vận chuyển, cất giữ mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm các loài Nhóm II thực hiện theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP đối với các loài thuộc Phụ lục II CITES.

Điều 9, Điều 15, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP

 

 

 

 

Điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES vì mục đích thương mại

1. Đối với động vật

a) Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi, trồng hợp pháp khác;

b) Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi; bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh;

c) Loài nuôi là loài được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam công bố có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát; và được Cơ quan khoa học CITES xác nhận bằng văn bản việc nuôi sinh sản, sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài có liên quan trong tự nhiên.

d) Có phương án nuôi mẫu tại Phụ lục 04, Phụ lục 06 quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP .

2. Đối với thực vật

a) Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở trồng cấy nhân tạo hợp pháp khác.

b) Cơ sở trồng phù hợp với đặc tính của loài.

c) Có phương án trồng theo mẫu tại Phụ lục 05, Phụ lục 07 quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP .

3. Trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo mẫu tại Phụ lục 16, Phụ lục 17 quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ; định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp cấp tỉnh

 

 

10.

157

Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng động vật hoang dã thông thường

Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường phải đảm bảo các điều kiện sau:

1. Đảm bảo nguồn gốc động vật rừng nuôi hợp pháp theo quy định của Pháp luật;

2. Đảm bảo an toàn cho con người; thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường, thú y.

3. Thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi vật nuôi quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ; trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi, tổ chức, cá nhân phải gửi thông báo cho cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, quản lý theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Nghị định số 06/2019/NĐ-CP

 

11.

158

Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh và nhập nội từ biển mẫu vật từ tự nhiên quy định tại Phụ lục của Công ước CITES

1. Có giấy phép, chứng chỉ CITES theo quy định tại Điều 22 Nghị định 06/2019/NĐ-CP ;

2. Mẫu vật các loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) phải được đánh dấu xác định nguồn gốc hợp pháp, phù hợp với tính chất và chủng loại của từng loại mẫu vật, đảm bảo chống làm giả hoặc tẩy xóa.

Điều 19, Điều 21. Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ;

Điểm a, điểm b Khoản 2 Điều 72 Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14

 

12.

159

Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo quy định tại Phụ lục của Công ước CITES

Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo của các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES

1. Đối với mẫu vật các loài thuộc Phụ lục I CITES:

a) Có giấy phép, chứng chỉ theo quy định của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP .

b) Mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp (Cụ thể: Mẫu vật động vật từ thế hệ F2 trở về sau được sinh sản tại cơ sở nuôi sinh sản đã được cấp mã số theo quy định tại Điều 17, 18 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP. Mẫu vật thực vật từ cơ sở trồng cấy nhân tạo đã được cấp mã số theo quy định tại Điều 17, 18 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP).

c) Mẫu vật các loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) phải được đánh dấu xác định nguồn gốc hợp pháp, phù hợp với tính chất và chủng loại của từng loại mẫu vật, đảm bảo chống làm giả hoặc tẩy xóa.

2. Đối với mẫu vật các loài thuộc Phụ lục II, III CITES:

a) Có giấy phép, chứng chỉ quy định của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ;

b) Mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp (Cục thể: Mẫu vật các loài động vật từ thế hệ F1 có nguồn gốc từ cơ sở nuôi sinh sản, mẫu vật nuôi sinh trưởng từ cơ sở nuôi sinh trưởng đã được cấp mã số theo quy định tại Điều 17, 18 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP .

Mẫu vật của các loài thực vật thuộc Phụ lục II, III CITES có nguồn gốc từ cơ sở trồng nhân tạo đã được cấp mã số theo quy định tại Điều 17, 18 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP )

c) Mẫu vật các loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) phải được đánh dấu xác định nguồn gốc hợp pháp, phù hợp với tính chất và chủng loại của từng loại mẫu vật, đảm bảo chống làm giả hoặc tẩy xóa

Điều 20. Nghị định số 06/2019/NĐ-CP

Điểm a, điểm b Khoản 2 Điều 72 Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14

Điểm a, điểm b Khoản 2 Điều 72 Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14

3 điều kiện

13.

160

Kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại

Khai thác, nuôi, trồng, chế biến, kinh doanh, quảng cáo, vận chuyển, xuất khẩu mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm:

1. Khai thác; nuôi, trồng; chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày; xuất khẩu; vận chuyển, cất giữ mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm các loài Nhóm I thực hiện theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP đối với các loài thuộc Phụ lục I CITES.

2. Khai thác; nuôi, trồng; chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày; xuất khẩu; vận chuyển, cất giữ mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm các loài Nhóm II thực hiện theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP đối với các loài thuộc Phụ lục II CITES.

Chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES.

1. Điều kiện chế biến, kinh doanh

a) Cơ sở chế biến, kinh doanh và hoạt động chế biến, kinh doanh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thực hiện theo quy định của Nghị định này, pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ thực vật, thú y, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định hiện hành của Nhà nước;

b) Mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP (cụ thể: Mẫu vật các loài thuộc Phụ lục II CITES/ Nhóm II khai thác hợp pháp từ tự nhiên; Mẫu vật các loài động vật thuộc Phụ lục I CITES/ Nhóm I có nguồn gốc nuôi sinh sản từ thế hệ F2 trở về sau; các loài động vật thuộc Phụ lục II CITES/ Nhóm II có nguồn gốc nuôi sinh sản từ thế hệ F1 trở về sau; mẫu vật các loài thực vật thuộc Phụ lục I CITES/ Nhóm I có nguồn gốc trồng cấy nhân tạo theo quy định của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ; Mẫu vật các loài thuộc Phụ lục II CITES/ Nhóm II sau xử lý tịch thu).

c) Có Sổ theo dõi hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Nghị định này ; chịu sự kiểm tra của Cơ quan thâm quyên quản lý CITES Việt Nam , cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

d) Mẫu vật các loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) phải được đánh dấu xác định nguồn gốc hợp pháp, phù hợp với tính chất và chủng loại của từng loại mẫu vật, đảm bảo chống làm giả hoặc tẩy xóa

Điều 9, Khoản 1 Điều 29 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP

Điểm a, điểm b Khoản 2 Điều 72 Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14

 

14.

161

Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

I. Điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Tổ chức sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 61 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các điều kiện chi tiết sau:

1. Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành hóa học, bảo vệ thực vật, sinh học, nông học; người lao động trực tiếp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải được huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn, kiến thức về thuốc bảo vệ thực vật.

2. Nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật phải được bố trí trong khu công nghiệp và đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

3. Thiết bị, dây chuyền sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật, sản xuất thuốc thành phẩm từ thuốc kỹ thuật và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng quy trình, công nghệ sản xuất và đạt yêu cầu về an toàn theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

4. Hệ thống xử lý chất thải rắn, khí thải, nước thải phải đáp ứng quy định pháp luật và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ; QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp.

5. Có phòng thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm đã được đăng ký, chỉ định theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Trường hợp không có phòng thử nghiệm thì phải có hợp đồng kiểm tra chất lượng với phòng thử nghiệm đã được đăng ký, chỉ định theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, chất lượng sản phẩm hàng hóa đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng.

6. Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương do các tổ chức chứng nhận đã được đăng ký theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp cấp

Khoản 1, Điều 1, Nghị định 123/2018/NĐ-CP

 

 

 

 

II. Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 63 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các điều kiện chi tiết sau:

1. Người trực tiếp quản lý, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, nông học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.

2. Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m.

3. Kho thuốc bảo vệ thực vật

a) Đối với cơ sở bán buôn, kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;

b) Đối với cơ sở bán lẻ, kho thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m và có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.

Khoản 2, Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP

 

 

 

 

III. Điều kiện đối với vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật;

1. Việc vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật phải tuân theo các quy định của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Nghị định 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt; các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm của pháp luật bằng đường thủy nội địa, hàng không, hàng hải; các quy định khác của pháp luật có liên quan và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Việc vận chuyển các thuốc bảo vệ thực vật (trừ các thuốc bảo vệ thực vật là chế phẩm vi sinh vật) phải được cấp phép theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; khoản 1 Điều 22 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường Sắt.

3. Việc vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật phải theo đúng lịch trình ghi trong hợp đồng hoặc giấy tờ khác có liên quan về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật giữa chủ phương tiện và chủ sở hữu hàng hóa.

4. Việc vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi, môi trường. Không được dừng xe nơi đông người, gần trường học, bệnh viện, chợ, nguồn nước sinh hoạt.

5. Các loại thuốc bảo vệ thực vật chỉ được vận chuyển khi đã được đóng gói, dán nhãn và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 54 của Thông tư này.

6. Các thuốc bảo vệ thực vật có khả năng phản ứng với nhau không được chở chung trên cùng một phương tiện.

7. Không được vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật trên cùng phương tiện chở khách, vật nuôi, lương thực, thực phẩm, các chất dễ gây cháy, nổ và các hàng hóa khác, trừ phân bón

Nghị định 65/2018/NĐ-CP ngày 12/5/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt;

Nghị định 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Đề xuất bãi bỏ khi sửa đổi NĐ 65/2018/NĐ-CP và NĐ 104/2009/NĐ-CP

 

 

 

Điều kiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật; Điều kiện đối với người vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật; Bao bì, thùng chứa hoặc container chứa thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình vận chuyển; Phương tiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật

1. Người vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật

a) Người điều khiển phương tiện, người áp tải hàng phải hiểu rõ tính chất nguy hiểm của thuốc bảo vệ thực vật như: độc hại, dễ cháy, dễ nổ, ăn mòn và phải biết xử lý sơ bộ khi sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật và thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm;

b) Người điều khiển phương tiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ngoài các chứng chỉ về điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo quy định hiện hành của Nhà nước còn phải có Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật;

c) Người áp tải hàng hóa là thuốc bảo vệ thực vật phải được huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật.

2. Bao bì, thùng chứa hoặc container chứa thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình vận chuyển

a) Phải được làm bằng các vật liệu dai, bền, ít thấm nước;

b) Phải dán hình đồ cảnh báo với hình đầu lâu, xương chéo màu đen trên nền trắng trong hình vuông đặt lệch và các hình đồ cảnh báo tương ứng với tính chất của thuốc bảo vệ thực vật được vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXIII ban hành kèm theo Thông tư này. Kích thước của hình đồ cảnh báo dán trên mỗi thùng đựng thuốc bảo vệ thực vật là 100 x 100 mi- li-mét (mm) và dán trên container là 250 x 250 mi-li-mét (mm);

c) Phải có báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật, màu vàng cam, ở giữa ghi mã số Liên hợp quốc (UN), kích thước báo hiệu nguy hiểm là 300 x 500 mi-li-mét (mm) theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXII ban hành kèm theo Thông tư này, vị trí ở phía dưới hình đồ cảnh báo. Đối với bao bì và thùng chứa thuốc thì báo hiệu nguy hiểm có kích thước nhỏ hơn phù hợp với tỷ lệ với bao bì và thùng chứa nhưng phải đảm bảo nhìn rõ báo hiệu nguy hiểm.

3. Phương tiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật

a) Các phương tiện vận tải thông thường được các cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành để vận chuyển hàng hóa thì được chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật.

b) Phương tiện chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật sau:

Có dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy phù hợp với thuốc bảo vệ thực vật khi vận chuyển;

Có mui, bạt che phủ kín, chắc chắn toàn bộ khoang chở hàng đảm bảo không thấm nước trong quá trình vận chuyển;

Không dùng xe rơ móc để chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật.

c) Phương tiện chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật được xếp cuối cùng của mỗi chuyến phà, nếu bến phà không có phà chuyên dùng cho loại hàng nguy hiểm.

d) Phương tiện chuyên chở các thùng chứa thuốc bảo vệ thực vật phải được dán hình đồ cảnh báo của loại nhóm hàng đang vận chuyển. Kích thước của hình đồ cảnh báo dán trên phương tiện là 500 x 500 mi-li-mét (mm). Vị trí dán hình đồ cảnh báo ở hai bên và phía sau phương tiện

Nghị định 65/2018/NĐ-CP ngày 12/5/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt;

Nghị định 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Đề xuất bãi bỏ khi sửa đổi NĐ 65/2018/NĐ-CP và NĐ 104/2009/NĐ-CP

15.

162

Kinh doanh dịch vụ xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

Điều kiện đối với tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

Tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 37 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các điều kiện chi tiết sau:

1. Người trực tiếp quản lý, điều hành tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 19:2010/BNNPTNT về quy trình xông hơi khử trùng hoặc tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở về xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có Thẻ hành nghề do Cục Bảo vệ thực vật cấp.

2. Có địa điểm xử lý vật thể, nhà xưởng, kho chứa, phương tiện phù hợp với quy mô, biện pháp và loại hình xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

3. Có thiết bị đối với từng biện pháp xử lý quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 66/2016/NĐ-CP .”

Khoản 3, Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP

Phụ lục I, Nghị định 66/2016/NĐ-CP

 

16.

163

Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật

Điều kiện đối với tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật

Tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 59 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các điều kiện chi tiết sau:

1. Người trực tiếp quản lý, điều hành tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật có trình độ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học, nông học và có Giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.

2. Người lao động có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành về bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học, nông học và đã được tập huấn về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.

3. Có phương tiện, thiết bị quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 66/2016/NĐ-CP .

4. Đối với tổ chức khảo nghiệm xác định thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật phải có phòng thử nghiệm phân tích dư lượng đã được đăng ký, chỉ định theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Trường hợp không có phòng thử nghiệm thì phải có hợp đồng với phòng thử nghiệm phân tích dư lượng đã được đăng ký, chỉ định theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, chất lượng sản phẩm hàng hóa

Khoản 4, Điều 1 Nghị định 123/NĐ-CP;

Phụ lục II, Nghị định 66/2016/NĐ-CP

 

17.

164

Kinh doanh dịch vụ bảo vệ thực vật

Điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật

1. Người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học hoặc có giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật;

2. Có trang thiết bị làm dịch vụ bảo vệ thực vật phù hợp;

3. Có địa chỉ giao dịch hợp pháp, rõ ràng;

4. Được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức, cá nhân này có địa chỉ giao dịch hợp pháp

Điều 23 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật

 

18.

165

Kinh doanh thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y

Điều kiện sản xuất thuốc thú y

1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

2. Có địa điểm, nhà xưởng, kho thuốc bảo đảm diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường;

- Phải có khoảng cách an toàn với khu dân cư, công trình công cộng, bệnh viện, bệnh xá thú y, cơ sở chẩn đoán bệnh động vật, các nguồn gây ô nhiễm;

3. Phải có thiết kế phù hợp với quy mô và loại thuốc sản xuất, tránh sự xâm nhập của các loại côn trùng và động vật khác; có vị trí ngăn cách các nguồn lây nhiễm từ bên ngoài;

4. Nền nhà không ngấm nước, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; tường, trần được làm bằng vật liệu bền, chắc, dễ vệ sinh

5. Có trang thiết bị phù hợp với quy mô sản xuất, kiểm tra chất lượng đối với từng loại thuốc thú y;

Trang thiết bị, dụng cụ phải được bố trí, lắp đặt phù hợp với quy mô và loại thuốc sản xuất; có hướng dẫn vận hành; có kế hoạch bảo trì bảo dưỡng; có quy trình vệ sinh và bảo đảm đạt yêu cầu vệ sinh, không gây nhiễm hoặc nhiễm chéo giữa các sản phẩm

6. Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

-Có hệ thống cấp và xử lý nước, khí bảo đảm cho sản xuất; có hệ thống thoát nước, xử lý nước, khí thải, chất thải

5. Người trực tiếp quản lý sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y phải có Chứng chỉ hành nghề thú y về sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y;

6. Người trực tiếp sản xuất thuốc thú y phải được tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn phù hợp;

7. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y.

8. Kiểm tra chất lượng thuốc thú y:

a) Khu vực kiểm tra chất lượng phải tách biệt với khu vực sản xuất; được bố trí phù hợp để tránh nhiễm chéo; các khu vực tiến hành phép thử sinh học, vi sinh;

b) Mẫu, chất chuẩn phải được bảo quản tại khu vực riêng, bảo đảm Điều kiện bảo quản;

c) Phải có trang thiết bị phù hợp.”

-Điều 90 Luật Thú y;

- Điều 12 Nghị định 35/2016/NĐ-CP ;

- Khoản 1, Điều 2 Nghị định 123/2018/NĐ-CP ;

 

 

 

 

II. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm, vắc xin

Ngoài các Điều kiện theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này, cơ sở sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm, vắc xin phải áp dụng thực hành tốt sản xuất thuốc của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (GMP - ASEAN) hoặc thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GMP - WHO) hoặc thực hành tốt sản xuất thuốc GMP tương đương nhưng không thấp hơn (GMP - ASEAN).

Điều 13. Nghị định 35/2016/NĐ-CP

 

 

 

 

III. Điều kiện buôn bán thuốc thú y

1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp: Có đủ quầy, tủ, giá kệ để chứa, đựng và trưng bày sản phẩm phải đảm bảo chắc chắn, dễ vệ sinh và tránh được những tác động bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nấm mốc, động vật gặm nhấm và côn trùng gây hại

3. Có trang thiết bị để bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn của sản phẩm; có nhiệt kế, ẩm kế theo dõi điều kiện bảo quản sản phẩm. Đối với cơ sở buôn bán vắc xin, chế phẩm sinh học phải có tủ lạnh, tủ mát hoặc kho lạnh; có nhiệt kế để kiểm tra điều kiện bảo quản; có máy phát điện dự phòng, vật dụng, phương tiện vận chuyển phân phối vắc xin bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm

4. Người quản lý, người trực tiếp bán thuốc thú y phải có Chứng chỉ hành nghề thú y;

5. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.

-Điều 92 Luật Thú y;

-Điều 17 Nghị định 35/2016/NĐ-CP ;

-Khoản 2 Điều 2 Nghị định 123/2018/NĐ-CP

 

 

 

 

IV. Điều kiện nhập khẩu thuốc thú y

1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

2 Cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp:

-Có tủ, kệ, giá để chứa đựng các loại thuốc phù hợp: Có đủ quầy, tủ, giá kệ để chứa, đựng và trưng bày sản phẩm phải đảm bảo chắc chắn, dễ vệ sinh và tránh được những tác động bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nấm mốc, động vật gặm nhấm và côn trùng gây hại.

-Có trang thiết bị để bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn của sản phẩm; có nhiệt kế, ẩm kế theo dõi điều kiện bảo quản sản phẩm. Đối với cơ sở buôn bán vắc xin, chế phẩm sinh học phải có tủ lạnh, tủ mát hoặc kho lạnh; có nhiệt kế để kiểm tra điều kiện bảo quản; có máy phát điện dự phòng, vật dụng, phương tiện vận chuyển phân phối vắc xin bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm

-Có kho bảo đảm các Điều kiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 của Nghị định này;

-Có quạt thông gió, hệ thống điều hòa không khí để bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn của sản phẩm; có nhiệt kế, ẩm kế theo dõi điều kiện bảo quản của sản phẩm. Đối với cơ sở nhập khẩu vắc xin, chế phẩm sinh học phải có kho riêng bảo quản, có máy phát điện dự phòng, có trang thiết bị, phương tiện vận chuyển bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm trong quá trình vận chuyển, phân phối

3. Người quản lý, người trực tiếp bán thuốc thú y phải có Chứng chỉ hành nghề thú y;

4. Có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam hoặc giấy phép nhập khẩu thuốc thú y theo quy định;

5. Có hồ sơ kiểm soát chất lượng và theo dõi xuất, nhập đối với từng loại thuốc;

6. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y;

-Điều 92 Luật thú y;

-Điều 94 của Luật thú y;

-Điều 17, 18 Nghị định 35/2016/NĐ-CP ;

-Khoản 2, khoản 3; Điều 2 Nghị định 123/2018/NĐ-CP

 

19.

166

Kinh doanh dịch vụ kỹ thuật về thú y

Điều kiện hành nghề thú y

1. Đối với cá nhân hành nghề thú y:

a) Có Chứng chỉ hành nghề thú y phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y:

-Người hành nghề chẩn đoán, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y tối thiểu phải có bằng trung cấp chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản. Người hành nghề tiêm phòng cho động vật phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo về kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh cấp.

- Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản

b) Có đạo đức nghề nghiệp;

c) Có đủ sức khỏe hành nghề.

2. Đối với tổ chức hành nghề thú y:

a) Có cá nhân đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Có cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán, phẫu thuật động vật

*1. Cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật:

a) Địa điểm cách biệt với khu dân cư, công trình công cộng;

b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất phù hợp;

c) Có nơi riêng biệt để nuôi giữ động vật;

d) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

*2. Cơ sở phẫu thuật động vật:

a) Có đủ diện tích, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất;

b) Có nơi nuôi giữ động vật trước và sau phẫu thuật;

c) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

-Điều 108, Luật Thú y;

-Điều 21. Nghị định 35/2016/NĐ-CP ;

-Điều 73 Luật Thú y

 

20.

167

Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm, phẫu thuật động vật

21.

168

Kinh doanh dịch vụ tiêm phòng, chẩn đoán bệnh, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật

22.

169

Kinh doanh dịch vụ thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y (bao gồm thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y, thú y thủy sản)

1. Điều kiện đối với cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y

1.Có địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp;

* Địa điểm phải tách biệt đảm bảo an toàn với khu dân cư, công trình công cộng.

* Có phòng xét nghiệm bảo đảm an toàn sinh học khi làm việc với vi sinh vật hoặc các sản phẩm có khả năng chứa vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người và động vật theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Có phòng riêng để phân tích các chỉ tiêu lý hóa.

* Được trang bị máy móc, dụng cụ bảo đảm cho việc lấy mẫu, phân tích, hiệu chỉnh và xử lý dữ liệu chính xác. Các thiết bị phân tích phải bảo đảm theo đúng phương pháp kiểm nghiệm, đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành

2. Người quản lý hoặc trực tiếp kiểm nghiệm phải có Chứng chỉ hành nghề thú y.

3. Có nơi nuôi giữ động vật thí nghiệm; có khu thử cường độ riêng biệt đối với vắc xin, vi sinh vật; đối với việc kiểm nghiệm các loại vắc xin có tác nhân gây bệnh có độc lực cao phải có phòng nuôi động vật bảo đảm an toàn sinh học

4. Có hệ thống xử lý chất thải, nước, khí thải; có khu riêng biệt để xử lý động vật thí nghiệm được sử dụng kiểm nghiệm vắc xin, vi sinh vật.

5. Có tủ lạnh, tủ lạnh âm sâu giữ giống vi sinh vật để phục vụ việc kiểm nghiệm.”

-Khoản 3 Điều 101 Luật Thú y;

-Điều 19 Nghị định 35/2016/NĐ-CP ;

-Khoản 4, Điều 2 Nghị định 123/2018/NĐ-CP

 

 

 

 

2. Điều kiện đối với tổ chức khảo nghiệm thuốc thú y

1. Người phụ trách kỹ thuật của tổ chức khảo nghiệm phải có Chứng chỉ hành nghề thú y.

2. Người lao động có trình độ chuyên môn phù hợp và đã được tập huấn về khảo nghiệm thuốc thú y.

3. Không trực tiếp đứng tên đăng ký hoặc không được nhận ủy quyền đứng tên đăng ký thuốc thú y tại Việt Nam.

4. Có cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm cho việc khảo nghiệm thuốc thú y

5. Nơi chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đáp ứng các Điều kiện sau đây:

a) Có hàng rào hoặc tường bao quanh bảo đảm ngăn chặn được người, động vật từ bên ngoài vào cơ sở;

b) Có nguồn nước sạch;

c) Có chuồng, ao, bể nuôi động vật với diện tích đảm bảo mật độ nuôi theo quy trình khảo nghiệm;

d) Có số lượng động vật đáp ứng được việc khảo nghiệm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; có nơi riêng biệt để nuôi động vật thí nghiệm, có hệ thống xử lý chất thải, nước thải có khu vực để xử lý xác động vật, bệnh phẩm

đ) Nơi sản xuất, chế biến và kho chứa thức ăn chăn nuôi phải cách biệt với nơi để các hóa chất độc hại và có biện pháp phòng chống côn trùng, động vật gây hại;

e) Khu vực chuồng nuôi, ao, bể nuôi có nơi chứa thức ăn cách biệt và được thiết kế đáp ứng yêu cầu bảo quản.

2. Có hoặc thuê cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này”.

-Điều 88 Luật Thú y;

- Khoản 5, Điều 2 Nghị định 123/2018/NĐ-CP ;

-Điều 20 Nghị định 35/2016/NĐ-CP ;

 

23.

170

Kinh doanh chăn nuôi tập trung

Chăn nuôi trang trại

1. Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển ngành chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 53 của Luật chăn nuôi;

b) Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi;

c) Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

d) Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi;

đ) Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ tối thiểu 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi;

e) Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.

2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.

Khoản 1, khoản 2 Điều 55 Luật Chăn nuôi

Luật Chăn nuôi có hiệu lực từ ngày 01/01/2020

24.

171

Kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

1. Điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm:

2. Về địa điểm giết mổ

a) Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải có khoảng cách an toàn với khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường quốc lộ, sông, suối, nguồn cung cấp nước sinh hoạt, trại chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc, gia cầm và các nguồn gây ô nhiễm;

b) Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm khi hoạt động phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật

-Khoản 7, Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP

-Điều 20 Nghị định số 66/2016/NĐ-CP

 

 

 

 

2. Điều kiện cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ:

a) Địa điểm phải tách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;

b) Trang thiết bị, dụng cụ phù hợp để giết mổ, không gây độc hại, ô nhiễm cho sản phẩm động vật;

c) Có đủ nước bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y phục vụ cho việc giết mổ động vật;

d) Có biện pháp thu gom , xử lý nước thải , chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh va theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

đ) Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.

Khoản 2, Điều 69 của Luật Thú y

Đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung đã xây dựng QCVN theo quy định tại Khoản 1 Điều 74 Luật Thú y

25.

172

Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

I. Điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở sản xuất thực phẩm

1. Cơ sở có khoảng cách an toàn với khu xử lý chất thải.

2. Có hệ thống cung cấp nước cho sản xuất thực phẩm đáp ứng các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt.

-Điều 19, Nghị định 66/2016/NĐ-CP ;

-Khoản 6 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP

 

 

 

 

II. Điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm

1. Cơ sở có khoảng cách an toàn với khu xử lý chất thải.

2. Về nhà xưởng sơ chế, chế biến

a) Dây chuyền sản xuất phải bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng; phân luồng riêng đối với sản phẩm, phụ gia, vật liệu bao gói, phế thải;

b) Nền, trần, tường, cửa làm bằng vật liệu không thấm nước, chống chịu ăn mòn của các chất tẩy rửa, khử trùng. Cửa ra vào, cửa sổ kín, ngăn chặn được động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại xâm nhập;

c) Có hệ thống cung cấp nước sử dụng cho sơ chế, chế biến thực phẩm đáp ứng các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống; nước để vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tại QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt;

d) Có hệ thống thoát nước thải chảy từ khu vực yêu cầu vệ sinh cao sang khu vực yêu cầu vệ sinh thấp hơn.

4. Về thiết bị, dụng cụ

a) Có trang thiết bị làm vệ sinh cá nhân cho công nhân sản xuất;

b) Có thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;

-Điều 21 Nghị định 66/2016/NĐ-CP ;

-Khoản 8 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP

 

 

 

 

III. Điều kiện đầu tư kinh doanh chợ đầu mối nông sản

1. Chợ đầu mối nông sản có khoảng cách an toàn với khu xử lý chất thải..

2. Phân khu vực trong chợ đầu mối

a) Khu vệ sinh bố trí tách biệt với khu vực sơ chế, bày bán thực phẩm;

b) Hệ thống thoát nước thải được bố trí chảy từ khu vực yêu cầu vệ sinh cao sang khu vực yêu cầu vệ sinh thấp hơn; dụng cụ thu gom chất thải rắn có nắp đậy và lưu trữ ở khu vực tách biệt;

c) Có hệ thống cung cấp nước rửa, sơ chế sản phẩm đáp ứng các quy định kỹ thuật tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt

-Điều 22 Nghị định 66/2016/NĐ-CP ;

-Khoản 9 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP

 

 

 

 

IV. Điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở buôn bán thực phẩm

1. Nơi buôn bán

Cơ sở có khoảng cách an toàn với khu xử lý chất thải;;

2. Thiết bị dụng cụ: Có thiết bị, dụng cụ chứa đựng, bao gói, bày bán sản phẩm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;

-Điều 23 Nghị định 66/2016/NĐ-CP ;

-Khoản 10 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP

 

26.

173

Kinh doanh dịch vụ cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật

Chưa quy định điều kiện cho ngành nghề này

 

 

27.

174

Kinh doanh phân bón

I. Điều kiện sản xuất phân bón

2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bao gồm:

a) Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất;

b) Có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón;

c) Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất;

d) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cập nhật với tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành về quản lý chất lượng;

đ) Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;

e) Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

Khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt

Luật Trồng trọt, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020

 

 

 

II. Điều kiện buôn bán phân bón

2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bao gồm:

a) Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng;

b) Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định;

c) Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

Khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt

Luật Trồng trọt, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020

28.

175

Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm phân bón

Điều kiện công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón

1. Tổ chức khảo nghiệm phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học và phải tham gia tập huấn khảo nghiệm phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Có đủ số lượng nhân lực thực hiện khảo nghiệm, không kể người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm, có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và phải tham gia tập huấn khảo nghiệm phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c) Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón.

Khoản 1 Điều 40 Luật Trồng trọt

Luật Trồng trọt, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020

29.

176

Kinh doanh giống cây trồng, giống vật nuôi

I. Điều kiện của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có giống cây trồng hoặc được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc đã tự công bố lưu hành;

b) Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phù hợp để sản xuất giống theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở về sản xuất giống cây trồng đối với loài cây trồng dự kiến sản xuất.

2. Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải đăng ký địa điểm giao dịch và bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng.

Điều 22 Luật Trồng trọt

Luật Trồng trọt, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020

 

 

 

I. Điều kiện cơ sở sản xuất, mua bán con giống vật nuôi

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất con giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đáp ứng điều kiện cơ sở chăn nuôi tại Điều 55 của Luật chăn nuôi;

b) Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với giống vật nuôi;

c) Cơ sở nuôi giữ giống gốc, cơ sở chọn tạo dòng, giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật tốt nghiệp đại học trở lên về một trong những chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học;

d) Cơ sở nuôi đàn giống bố mẹ; đàn nhân giống; sản xuất con giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về một trong những chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học;

đ) Có hồ sơ giống ghi rõ tên giống, cấp giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.

3. Tổ chức, cá nhân mua bán con giống vật nuôi phải có bản công bố tiêu chuẩn áp dụng của cơ sở sản xuất và hồ sơ giống theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này

Điều 22 Luật Chăn nuôi

Luật Chăn nuôi, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020

 

 

 

II. Điều kiện cơ sở sản xuất, mua bán tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi, dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật chăn nuôi;

b) Có hồ sơ theo dõi chỉ tiêu chất lượng tinh trong thời gian kiểm tra, khai thác tinh đực giống;

c) Có trang thiết bị chuyên dụng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để sản xuất, kiểm tra, đánh giá, bảo quản và vận chuyển tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng.

2. Cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

a) Có chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo hoặc kỹ thuật cấy truyền phôi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Khi làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi phải ghi chép thông tin về chủ hộ, số hiệu đực giống, cái giống, ngày phối giống, lần phối.

3. Chủ sở hữu đực giống để phối giống trực tiếp phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

a) Kê khai đực giống với Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Sử dụng đực giống có nguồn gốc, hồ sơ giống, đã được kiểm dịch, kiểm tra, đánh giá chất lượng.

4. Tổ chức, cá nhân mua bán tinh, phôi giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có dụng cụ, thiết bị bảo quản phù hợp từng loại tinh, phôi;

b) Nơi bảo quản phải tách biệt hoặc không bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, các hóa chất độc hại;

c) Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, vật nuôi, môi trường xung quanh;

d) Có sổ sách theo dõi việc bảo quản, mua bán tinh, phôi.

5. Tổ chức, cá nhân sản xuất trứng giống gia cầm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật Chăn nuôi;

b) Trứng giống được khai thác từ đàn giống bố mẹ hoặc tương đương trở lên;

6. Tổ chức, cá nhân mua bán trứng giống, ấu trùng phải có hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng và hồ sơ giống theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 22 của Luật Chăn nuôi.

Điều 23 Luật Chăn nuôi

Luật Chăn nuôi, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020

30.

177

Kinh doanh giống thủy sản

Điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài thủy sản; có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản mới nhập:

- Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và hệ thống ao, bể, lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; khu sinh hoạt bảo đảm tách biệt với khu vực sản xuất, ương dưỡng;

- Trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng.

b) Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;

c) Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học: Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn sinh học bao gồm các nội dung: Nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng; giống thủy sản trong quá trình sản xuất; vệ sinh, thu gom và xử lý nước thải, chất thải; tiêu hủy xác động vật thủy sản chết hoặc nhiễm các bệnh phải tiêu hủy; kiểm soát giống thủy sản thoát ra môi trường bên ngoài, động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở; thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

d) Trường hợp sản xuất giống thủy sản bố mẹ phải có giống thủy sản thuần chủng hoặc giống thủy sản được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Điều 24. Luật Thủy sản 2017;

Điều 20, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP

 

31.

178

Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng, giống vật nuôi

Điều kiện cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng

1. Người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về cây trồng, bảo vệ thực vật, sinh học;

2. Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phù hợp để thực hiện khảo nghiệm theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng đối với loài cây trồng khảo nghiệm.

Điều 21 Luật Trồng trọt

Luật Trồng trọt, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020

Điều kiện cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi

1. Đáp ứng quy định tại Điều 55 của Luật Chăn nuôi.

2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với việc khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi tương ứng.

3. Có nhân viên kỹ thuật tốt nghiệp đại học trở lên về một trong những chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học.

4. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp.

Điều 27 Luật Chăn nuôi

Luật Chăn nuôi, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020

32.

179

Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống thủy sản

Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Có ít nhất hai nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;

2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với loài thủy sản khảo nghiệm:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật bao gồm:

- Có phòng thử nghiệm đủ điều kiện theo quy định hiện hành để theo dõi, kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu theo đề cương khảo nghiệm;

- Trường hợp khảo nghiệm giai đoạn sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phải đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản và khoản 1 Điều 20 Nghị định 26/2019/NĐ-CP .

Trường hợp khảo nghiệm giai đoạn nuôi thương phẩm phải đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản và Điều 34 Nghị định 26/2019/NĐ-CP .

3. Đáp ứng điều kiện về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường: Khu nuôi khảo nghiệm có biện pháp ngăn cách với khu sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản thương phẩm khác.

- Khoản 2 Điều 28 Luật Thủy sản 2017;

-Điều 25 Nghị định 26/2019/NĐ-CP ;

 

33.

181

Kinh doanh sản phẩm biến đổi gen

I. Yêu cầu đối với hoạt động khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen

1. Sinh vật biến đổi gen khi sử dụng để phóng thích, bao gồm nuôi, trồng, thả có chủ đích vào môi trường phải được khảo nghiệm.

2. Khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen phải được thực hiện từng bước, từ khảo nghiệm hạn chế đến khảo nghiệm diện rộng. Khu vực khảo nghiệm phải cách xa khu bảo tồn và khu vực đông dân cư theo quy định.

Khảo nghiệm hạn chế được thực hiện trong điều kiện cách ly theo quy định.

Khảo nghiệm diện rộng được triển khai ở các vùng sinh thái, không cần phải cách ly nhưng phải có các biện pháp quản lý, giám sát phù hợp.

3. Khi phát hiện sinh vật biến đổi gen gây ra rủi ro đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi mà không kiểm soát được, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khảo nghiệm và cơ sở khảo nghiệm phải chấm dứt khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen và áp dụng các biện pháp khẩn cấp để xử lý rủi ro, đồng thời tiêu hủy sinh vật biến đổi gen.

Điều 14 Nghị định 69/2010/NĐ-CP

 

 

 

 

II. Điều kiện sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen sử dụng để phóng thích

“Ngoài việc tuân thủ quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen để phóng thích có chủ đích (nuôi, trồng, thả) vào môi trường phải bảo đảm sinh vật biến đổi gen đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học hoặc có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của Nghị định này.”

Khoản 1 Điều 4, Nghị định 123/2018/NĐ-CP

 

 

 

 

III. Điều kiện sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm:

“Ngoài việc tuân thủ quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm phải bảo đảm sinh vật biến đổi gen đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm hoặc có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm; sản phẩm của sinh vật biến đổi gen mà sinh vật biến đổi gen đó đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm hoặc có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Nghị định này

Khoản 2, Điều 4, Nghị định 123/2018/NĐ-CP

 

 

 

 

IV. Điều kiện sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thức ăn chăn nuôi

“ Ngoài việc tuân thủ quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thức ăn chăn nuôi phải bảo đảm sinh vật biến đổi gen đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi hoặc có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi; sản phẩm của sinh vật biến đổi gen mà sinh vật biến đổi gen đó đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi hoặc có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 của Nghị định này

-Khoản 3, Điều 4, Nghị định 123/2018/NĐ-CP

 

 

 

 

V. Nhập khẩu sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen

1. Sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam cho mục đích nghiên cứu phải thuộc đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cho phép nhập khẩu bằng văn bản.

2. Sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam cho mục đích khảo nghiệm phải có Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

3. “Sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam cho mục đích phóng thích phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 37 của Nghị định này. Sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam cho mục đích sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc chế biến làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 38, Điều 39 của Nghị định này”.

-Khoản 3, Điều 4, Nghị định 123/2018/NĐ-CP

-Khoản 1,2 Điều 40 Nghị định 69/2010/NĐ-CP

 

34.

 

Đăng kiểm tàu cá. (Ngành nghề mới bổ sung, chưa có trong Phụ lục 4 Luật Đầu tư)

Điều kiện của cơ sở đăng kiểm tàu cá:

1. Được thành lập theo quy định của pháp luật.

Được cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập (đối với trường hợp là cơ sở đăng kiểm công lập) hoặc được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã; cơ sở đăng kiểm tàu cá phải độc lập về pháp lý, độc lập về tài chính với tổ chức, cá nhân kinh doanh tàu cá, đóng mới, cải hoán tàu cá, thiết kế tàu cá;

2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu. Cụ thể:

Đối với cơ sở loại I, loại II, loại III.

Có thiết bị nhập và lưu trữ dữ liệu; các thiết bị được nối mạng và truyền dữ liệu với các cơ quan liên quan về hoạt động đăng kiểm tàu cá của cơ sở; có dụng cụ, trang thiết bị phục vụ kiểm tra kỹ thuật theo Phụ lục VII Nghị định 26/2019/NĐ-CP ;

3. Có đội ngũ đăng kiểm viên đáp ứng yêu cầu. Cụ thể:

- Đối với cơ sở loại I:

Có đăng kiểm viên trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật liên quan: vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, điện, khai thác thủy sản, nhiệt lạnh hoặc chế biến thủy sản; trong đó, có ít nhất 01 đăng kiểm viên hạng I và 02 đăng kiểm viên hạng II;

- Đối với cơ sở loại II:

Đăng kiểm viên có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật liên quan: vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, điện, khai thác thủy sản, nhiệt lạnh hoặc chế biến thủy sản; trong đó, có ít nhất 02 đăng kiểm viên hạng II;

- Đối với cơ sở đăng kiểm loại III:

Đăng kiểm viên có trình độ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật liên quan: vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, khai thác thủy sản; trong đó, tối thiểu 01 đăng kiểm viên hạng II;

4. Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp. Cụ thể:

- Loại I, II:

Thiết lập và duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.

- Loại III:

Có quy trình kiểm tra, giám sát kỹ thuật tàu cá phù hợp với quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu cá

-Điều 68 Luật Thủy sản;

-Điều 56, Nghị định 26/2019/NĐ-CP

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II:

DANH MỤC ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ, KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP ĐÃ BÃI BỎ, SỬA ĐỔI THEO HƯỚNG ĐƠN GIẢN HÓA

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2673/BNN-PC ngày 08 tháng 7 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

PL41

Ngành nghề

Điều kiện kinh doanh đã bãi bỏ

Điều kiện kinh doanh đã sửa đổi theo hướng đơn giản hóa

Ghi chú

 

Tên điều kiện

Văn bản quy định điều kiện bị bãi bỏ (ghi rõ tên văn bản, điều, khoản, điểm)

Tên điều kiện

Văn bản quy định điều kiện được sửa đổi (ghi rõ tên văn bản, điều, khoản, điểm)

 

 

1.

149

Khai thác thủy sản

Điều kiện cấp Giấy phép khai thác thủy sản.

1. Có đăng ký kinh doanh khai thác thủy sản.

2. Có Sổ danh bạ thuyền viên, đối với loại tàu cá theo quy định của Bộ Thủy sản.

Khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản 2017.

Điều kiện cấp Giấy phép khai thác thủy sản.

1. Có nghề khai thác và ngư cụ phù hợp với quy định của Bộ thủy sản.

2. Thuyền trưởng, máy trưởng đối với loại tàu theo quy định của Bộ Thủy sản phải có bằng thuyền trưởng, máy trưởng.

Khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản 2017

 

 

2.

150

Kinh doanh thủy sản

Điều kiện nuôi trồng thủy sản

1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về nuôi trồng thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.

2. Sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về thú y.

3. Có nước sử dụng để rửa, sơ chế sản phẩm đáp ứng các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt.

4. Có thiết bị, dụng cụ chứa đựng, bao gói đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

- Điều 38 Luật Thủy sản 2017;

- Điều 34 Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

Điều kiện nuôi trồng thủy sản

1. Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch;

2. Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản; tiêu chuẩn vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Đối với cơ sở nuôi trong ao hoặc bể có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt; có nơi xử lý chất thải; đối với cơ sở nuôi lồng, bè có dụng cụ thu gom, xử lý chất thải.

3. Cơ sở sản xuất tách biệt với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật; các khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.

- Điều 38 Luật Thủy sản 2017;

- Điều 34 Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản

 

 

3.

151

Kinh doanh thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi

1. Điều kiện đầu tư sản xuất, gia công thức ăn thủy sản (bao gồm sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản).

3. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường.

4. Yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị:

b) Có dây chuyền sản xuất phù hợp với từng loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản; có kệ (pallet) để nguyên liệu và sản phẩm thành phẩm (trừ trường hợp nền kho, xưởng đã có giải pháp kỹ thuật đảm bảo thông thoáng, chống ẩm).

c) Có kho bảo quản các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản cần chế độ bảo quản riêng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

d) Đối với cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có nơi pha trộn riêng, đảm bảo không phát tán nhiễm chéo ra bên ngoài.

đ) Có thiết bị, dụng cụ đo lường để giám sát chất lượng, đảm bảo độ chính xác theo quy định của pháp luật về đo lường;

e) Có giải pháp về thiết bị, dụng cụ (quạt, sàng, nam châm...) để kiểm soát các tạp chất (cát sạn, kim loại) ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu đầu vào;

g) Có giải pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật và phòng, chống chuột, chim, động vật gây hại khác.

h) Có thiết bị hút bụi, xử lý chất thải phù hợp để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.

-Khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản 2017

-Điều 27 Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản

Điều kiện đầu tư sản xuất, gia công thức ăn thủy sản (bao gồm sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản)

Tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công thức ăn thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Địa điểm sản xuất, gia công phải nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi những yếu tố như chất thải, hóa chất độc hại, chuồng trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

4. Yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị:

a) Khu vực sản xuất được thiết kế và bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều, có sự cách biệt giữa nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra để tránh lây nhiễm chéo.

5. Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, sinh học, công nghệ thực phẩm.

6. Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn thủy sản trong quá trình sản xuất, gia công.

-Khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản 2017;

-Điều 27 Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

 

4.

153

Kinh doanh chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản

 

2.Điều kiện buôn bán thức ăn thủy sản (bao gồm sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản)

Tổ chức, cá nhân mua bán thức ăn thủy sản phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

3. Có giải pháp phòng chống chuột, chim và động vật gây hại khác.

Điều 33 Luật Thủy sản 2017

Điều kiện buôn bán thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản (bao gồm sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản)

Tổ chức, cá nhân mua bán thức ăn thủy sản phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Thức ăn thủy sản tại nơi bày bán, kho chứa phải cách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác.

2. Có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn thủy sản theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp.

Điều 33 Luật Thủy sản 2017

 

 

3. Điều kiện với cơ sở nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản (bao gồm sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản)

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn thủy sản phải có hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi, thủy sản đáp ứng các yêu cầu về điều kiện bảo quản đảm bảo chất lượng hàng hóa, bảo vệ môi trường và theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Điều 33 Luật Thủy sản 2017

 

 

 

 

 

 

 

4. Điều kiện đầu tư sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi

Tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau:

4. Yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị:

g) Có giải pháp phòng, chống chuột, chim, động vật gây hại khác; có thiết bị hút bụi, xử lý chất thải.

Điều 38 Luật Chăn nuôi 2018

Điều kiện đầu tư sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi

Tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Địa điểm sản xuất, gia công phải nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải, hóa chất độc hại; nơi sản xuất phải ngăn cách với các khu vực khác.

4. Yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị:

a) Khu vực sản xuất được thiết kế và bố trí thiết bị theo nguyên tắc một chiều, có sự tách biệt giữa nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra.

b) Có dây chuyền sản xuất phù hợp với từng loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản; có kệ (pallet) để nguyên liệu và sản phẩm thành phẩm (trừ trường hợp nền kho, xưởng đã có giải pháp kỹ thuật đảm bảo thông thoáng, chống ẩm).

c) Có kho bảo quản các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

d) Cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp, quy trình kiểm soát sản xuất, gia công để tránh phát tán gây nhiễm chéo kháng sinh.

đ) Có thiết bị, dụng cụ đo lường để giám sát chất lượng.

e) Có giải pháp về thiết bị, dụng cụ để kiểm soát cát sạn, kim loại..

5. Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, chăn nuôi - thú y, thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học (đối với thức ăn chăn nuôi) hoặc chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, sinh học, công nghệ thực phẩm (đối với thức ăn thủy sản).

6. Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong quá trình sản xuất, gia công.

Điều 38 Luật Chăn nuôi 2018

Các điều kiện bị bãi bỏ, sửa đổi kể từ ngày 01/01/2020 (thời điểm có hiệu lực của Luật Chăn nuôi)

 

 

 

 

 

 

5. Điều kiện buôn bán thức ăn chăn nuôi

Tổ chức, cá nhân mua bán thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Nơi bày bán, kho chứa thức ăn chăn nuôi phải được tách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác.

2. Có thiết bị dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi.

3. Có giải pháp phòng chống chuột, chim và động vật gây hại khác.

Điều 40 Luật Chăn nuôi

Các điều kiện sửa đổi kể từ ngày 01/01/2020 (thời điểm có hiệu lực của Luật Chăn nuôi).

 

5.

152

Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi

 

 

1. Điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn thức ăn thủy sản (bao gồm sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản)

a) Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loại thức ăn trên từng đối tượng vật nuôi: chuồng trại, ao, lồng, bè, bể phù hợp với việc bố trí khảo nghiệm.

Đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản phải có đủ nguồn nước đạt yêu cầu chất lượng; có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, có ao chứa nước thải đảm bảo việc kiểm tra chỉ tiêu môi trường và các chỉ tiêu về bệnh thủy sản.

b) Người phụ trách kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, sinh học .

-Khoản 2 Điều 35 Luật Thủy sản 2017;

- Điều 31 Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

 

6.

180

Kinh doanh dịch vụ thử nghiệm, khảo nghiệm chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

 

 

2. Điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi

a) Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loại thức ăn trên từng đối tượng nuôi.

b) Người phụ trách kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành chăn nuôi, chăn nuôi - thú y, công nghệ sinh học (đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi) hoặc chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, sinh học (đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản).

Khoản 3 Điều 37 Luật Chăn nuôi 2018

Các điều kiện sửa đổi kể từ ngày 01/01/2020 (thời điểm có hiệu lực của Luật Chăn nuôi)

 

7.

154

Kinh doanh đóng mới, cải hoán tàu cá

Tổ chức, cá nhân hành nghề đóng mới, cải hoán tàu cá đối với loại tàu cá thuộc diện phải đăng kiểm (trừ cơ sở đóng tàu thuộc ngành công nghiệp hoặc quốc phòng) phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Địa điểm xây dựng của cơ sở phải theo quy hoạch của địa phương.

2. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về hành nghề đóng mới, cải hoán tàu cá do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.

3. Cơ sở có biển hiệu, địa chỉ rõ ràng.

Điều 63 Luật Thủy sản năm 2017;

Điều 51, Điều 52, Điều 53 Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản

1. Nhà xưởng, trang thiết bị phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Bộ Thủy sản; hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn của cơ sở phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành vỏ tàu, một nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên về động lực.

Điều 63 Luật Thủy sản năm 2017;

Điều 51, Điều 52, Điều 53 Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản

 

 

8.

155

Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã theo phụ lục của Công ước CITES

1. Điều kiện đối với nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của CITES

đ) Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, chăm sóc loài vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.

e) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác con non, trứng từ tự nhiên để nuôi sinh trưởng, ấp nở nhằm mục đích thương mại phải được cơ quan quản lý quy định tại Điều 9 Nghị định này cho phép.

2. Điều kiện đối với cơ sở trồng cấy nhân tạo.

b) Cơ sở trồng cấy nhân tạo phải được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận việc trồng cấy nhân tạo không ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài đó trong tự nhiên.

c) Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật trồng cấy nhân tạo, chăm sóc cây trồng và ngăn ngừa dịch bệnh.

Điều 15, Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

1. Điều kiện đối với nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của CITES.

a) Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi và năng lực sản xuất của trại nuôi.

b) Đăng ký trại nuôi sinh sản những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát.

c) Đăng ký trại nuôi sinh trưởng những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là việc nuôi sinh trưởng không ảnh hưởng tới việc bảo tồn loài đó trong tự nhiên.

d) Bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước.

2. Điều kiện đối với cơ sở trồng cấy nhân tạo.

a) Cơ sở được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài cây trồng và năng lực sản xuất của cơ sở trồng cấy nhân tạo.

Điều 15, Nghị định 06/2019/NĐ-CP

 

 

9.

156

Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã không quy định tại phụ lục của Công ước CITES

Điều kiện đối với nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục CITES.

đ) Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, chăm sóc loài vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.

e) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác con non, trứng từ tự nhiên để nuôi sinh trưởng, ấp nở nhằm mục đích thương mại phải được cơ quan quản lý quy định tại Điều 9 Nghị định này cho phép.

Điều 9, Điều 15 Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Điều kiện đối với nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục CITES.

a) Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi và năng lực sản xuất của trại nuôi.

b) Đăng ký trại nuôi sinh sản những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát.

c) Đăng ký trại nuôi sinh trưởng những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là việc nuôi sinh trưởng không ảnh hưởng tới việc bảo tồn loài đó trong tự nhiên.

d) Bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước.

Điều 9, Điều 15 Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp

 

 

10.

157

Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng động vật hoang dã thông thường

Điều kiện nuôi loài động vật thuộc Danh mục động vật rừng thông thường.

Cơ sở nuôi động vật rừng thông thường với số lượng lớp thú trên 20 cá thể; lớp bò sát trên 50 cá thể; lớp lưỡng cư trên 100 cá thể, khi xây dựng phải cách trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu 200 m.

Điều 11. Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Điều kiện nuôi loài động vật thuộc Danh mục động vật rừng thông thường.

Động vật rừng nuôi có nguồn gốc hợp pháp, từ một trong các nguồn: Khai thác từ tự nhiên trong nước; nhập khẩu; mua bán; chuyển nhượng; tặng, cho từ tổ chức, cá nhân khác; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

 

 

11.

158

Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh và nhập nội từ biển mẫu vật từ tự nhiên quy định tại Phụ lục của Công ước CITES

 

 

Điều kiện về nguồn gốc mẫu vật, gồm: mẫu vật các loài thuộc Phụ lục II CITES khai thác hợp pháp từ tự nhiên; Mẫu vật các loài thuộc Phụ lục II sau xử lý tịch thu

Điều 19, Điều 29 Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

 

 

12.

159

Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo quy định tại Phụ lục của Công ước CITES

 

 

Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo, quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.

“2. Xuất khẩu mẫu vật quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

a) Mẫu vật, động vật từ thế hệ F2 trở về sau, sinh sản tại trại nuôi đã đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này”.

b) Mẫu vật thực vật từ cơ sở trồng cấy nhân tạo đã đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này.

c) Mẫu vật phải được đánh dấu theo hướng dẫn của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.

3. Xuất khẩu mẫu vật quy định tại Phụ lục II và III của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo phải đảm bảo các điều kiện: Đối với mẫu vật động vật nuôi sinh sản: mẫu vật động vật từ thế hệ F1 trở về sau, sinh sản tại trại nuôi đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 82/2006/NĐ-CP. Đối với mẫu vật động vật nuôi sinh trưởng: mẫu vật từ trại nuôi sinh trưởng đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này; Đối với mẫu vật thực vật trồng cấy nhân tạo: mẫu vật thực vật từ cơ sở trồng cấy nhân tạo đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này.

Điều 20 Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

 

 

13.

160

Kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại

Chế biến kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm vì mục đích thương mại.

a) Có đăng ký kinh doanh về chế biến, kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng và sản phẩm của chúng, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Điều 29, Nghị định 06/2019 ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Chế biến kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm vì mục đích thương mại.

b) Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng có nguồn gốc hợp pháp theo quy định tại các Điều 6, 7 và 8 Nghị định này.

c) Mở sổ theo dõi nhập, xuất thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng theo quy định thống nhất của Bộ Nông nghiệp & PTNT và chịu sự giám sát, kiểm tra của cơ quan kiểm lâm theo quy định hiện hành của pháp luật

Điều 29, Nghị định 06/2019 ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

 

 

14.

161

Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

1. Điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

3. Về thiết bị

b) Về phương tiện vận chuyển và bốc dỡ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành đối với hàng nguy hiểm; phương tiện vận chuyển có hình đồ cảnh báo, báo hiệu nguy hiểm.

Khoản 1 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

1. Về nhân lực:

a) Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất (giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách sản xuất của nhà máy hoặc quản đốc phân xưởng sản xuất) có trình độ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành hóa học, bảo vệ thực vật, lâm sinh.

b) Người lao động trực tiếp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được bồi dưỡng kiến thức về an toàn hóa chất hoặc thuốc bảo vệ thực vật và có Giấy chứng nhận do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hóa chất hoặc bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp

2. Về nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật

a) Nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật được bố trí trong khu công nghiệp đáp ứng quy định của khu công nghiệp. Nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật ngoài khu công nghiệp khi xây dựng phải cách trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu 500 mét;

b) Đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Qui phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

3. Về thiết bị

a) Về thiết bị sản xuất

- Có thiết bị, dây chuyền sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật, sản xuất thành phẩm thuốc từ thuốc kỹ thuật và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật;

- Có thiết bị đạt yêu cầu về an toàn theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia 5507 - 2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

c) Về hệ thống xử lý chất thải

- Hệ thống xử lý khí thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;

- Hệ thống xử lý nước thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại và QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

- Hệ thống xử lý chất thải rắn đáp ứng quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ - CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

4. Về hệ thống quản lý chất lượng

a) Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 hoặc tương đương.

b) Có phòng thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm áp dụng theo ISO 17025:2005 hoặc tương đương.

Khoản 1 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

 

 

 

 

2. Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

 

1. Về nhân lực

Chủ cơ sở bán thuốc, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, lâm sinh hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức về thuốc bảo vệ thực vật do Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.

2. Về địa điểm:

Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 mét.

3.Về kho thuốc bảo vệ thực vật

a) Đối với kho thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bán lẻ

- Khi xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 mét;

- Kho có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.

b) Kho thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bán buôn đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Qui phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển

Khoản 2 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

 

15.

162

Kinh doanh dịch vụ xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

Điều kiện đối với tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

2. Điều kiện đối với cá nhân được cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

Đã được tập huấn và kiểm tra chuyên môn về xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo chương trình do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định

Khoản 3 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điều kiện đối với tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

1. Về nhân lực

a) Người trực tiếp quản lý, điều hành tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 19:2010/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình xông hơi khử trùng hoặc tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở về xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

b) Người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có Thẻ hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.

3. Về cơ sở vật chất kỹ thuật

a) Có địa điểm xử lý vật thể, nhà xưởng, kho chứa, phương tiện phù hợp với quy mô, biện pháp và loại hình xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

Khoản 3 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

 

16.

163

Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật

 

 

Về nhân lực:

1. Người quản lý, điều hành hoặc cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, lâm sinh, hóa học; có Giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật do Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;

2. Có ít nhất 05 lao động thường xuyên có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành quy định tại khoản 1 Điều này và được tập huấn về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;

3. Về cơ sở vật chất - kỹ thuật

b) Đối với tổ chức khảo nghiệm xác định thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật phải có phòng thử nghiệm được chỉ định phân tích dư lượng với phép thử tương ứng

Khoản 4 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

 

17.

164

Kinh doanh dịch vụ bảo vệ thực vật

1. Người trực tiếp làm dịch vụ tư vấn biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học; người trực tiếp làm dịch vụ phòng, chống sinh vật gây hại thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học hoặc có giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

2. Khi thực hiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật phải có sổ ghi chép, theo dõi nội dung liên quan đến hoạt động của người thực hiện và người sử dụng dịch vụ; trang thiết bị, dụng cụ phù hợp với hoạt động như dụng cụ phát hiện sinh vật gây hại (đối với hoạt động tư vấn phòng chống sinh vật gây hại thực vật) hoặc dụng cụ phun rải thuốc, bẫy bả, dụng cụ bắt, diệt sinh vật gây hại thực vật, bảo hộ lao động (đối với hoạt động phòng chống sinh vật gây hại thực vật).

3. Có địa chỉ giao dịch hợp pháp, rõ ràng để có thể liên hệ khi cần thiết. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật cần có một trong những giấy tờ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nhà gắn liền với đất; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; hợp đồng thuê nhà hợp pháp có thời hạn tối thiểu là 01 năm hoặc sổ hộ khẩu (đối với cá nhân).

4. Được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi tổ chức, cá nhân có địa chỉ giao dịch hợp pháp theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này

Điều 6 Nghị định 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

 

 

 

18.

165

Kinh doanh thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y

1. Sản xuất thuốc thú y

1. Địa điểm:

b) Không bị ô nhiễm từ môi trường bên ngoài;

c) Không gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

2. Nhà xưởng:

b) Sử dụng vật liệu có kết cấu vững chắc, phù hợp, bảo đảm an toàn lao động và sản xuất;

d) Tường và trần được làm bằng vật liệu bền, chắc, dễ vệ sinh;

đ) Có hệ thống đèn chiếu sáng phù hợp;

g) Có hệ thống báo cháy, chữa cháy; thoát hiểm cho người theo quy định.

3. Kho chứa đựng nguyên liệu, phụ liệu, thuốc thành phẩm.

đ) Có hệ thống đèn chiếu sáng phù hợp;

e) Có hệ thống báo cháy, chữa cháy; thoát hiểm cho người theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;

Điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

I. Sản xuất thuốc thú y

1. Địa điểm:

a) Phải cách biệt với khu dân cư, công trình công cộng, bệnh viện, bệnh xá thú y, cơ sở chẩn đoán bệnh động vật, các nguồn gây ô nhiễm khác;

2. Nhà xưởng:

a) Phải có thiết kế phù hợp với quy mô và loại thuốc sản xuất, tránh được ngập lụt, thấm ẩm và sự xâm nhập của các loại côn trùng và động vật khác; có vị trí ngăn cách các nguồn lây nhiễm từ bên ngoài;

c) Nền nhà cao ráo, mặt sàn nhẵn, không rạn nứt, không trơn trượt, không ngấm hoặc ứ đọng nước, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc;

e) Có hệ thống cấp và xử lý nước sạch bảo đảm cho sản xuất; có hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

3. Kho chứa đựng nguyên liệu, phụ liệu, thuốc thành phẩm.

c) Tránh được ngập lụt, thấm ẩm và sự xâm nhập của các loại côn trùng và động vật khác;

d) Nền sàn cao ráo, không ngấm hoặc ứ đọng nước;

5. Kiểm tra chất lượng thuốc thú y

c) Phải có trang thiết bị phù hợp.

c) Phải có đủ trang thiết bị phù hợp.

Điểm a, b, c khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

 

 

 

 

2. Buôn bán thuốc thú y

1. Có địa Điểm kinh doanh cố định và biển hiệu.

4. Có sổ sách, hóa đơn chứng từ theo dõi xuất, nhập hàng.

5. Đối với cơ sở buôn bán vắc xin, chế phẩm sinh học phải có tủ lạnh, tủ mát hoặc kho lạnh để bảo quản theo Điều kiện bảo quản ghi trên nhãn; có nhiệt kế để kiểm tra Điều kiện bảo quản. Có máy phát điện dự phòng, vật dụng, phương tiện vận chuyển phân phối vắc xin.

Điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

II. Buôn bán thuốc thú y

2. Có tủ, kệ, giá, trang thiết bị để chứa đựng, bảo quản các loại thuốc theo quy định.

3. Có trang thiết bị bảo đảm Điều kiện bảo quản thuốc theo quy định.

Điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

 

 

 

 

3. Nhập khẩu thuốc thú y

3. Phải có hệ thống sổ sách, các quy trình thao tác chuẩn bảo đảm cho việc bảo quản, kiểm soát, theo dõi việc xuất, nhập thuốc thú y.

4. Đối với cơ sở nhập khẩu vắc xin, chế phẩm sinh học phải có kho riêng bảo quản, có máy phát điện dự phòng, có trang thiết bị, phương tiện vận chuyển bảo đảm Điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm trong quá trình vận chuyển, phân phối

Điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

2. Có trang thiết bị phù hợp như quạt thông gió, hệ thống Điều hòa không khí, nhiệt kế, ẩm kế để bảo đảm các Điều kiện bảo quản.

Điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

 

19.

166

Kinh doanh dịch vụ kỹ thuật về thú y

Giữ nguyên

 

Giữ nguyên

 

 

 

20.

167

Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm, phẫu thuật động vật

 

21.

168

Kinh doanh dịch vụ tiêm phòng, chẩn đoán bệnh, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật

 

22.

169

Kinh doanh dịch vụ thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y (bao gồm thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y, thú y thủy sản

1. Kiểm nghiệm thuốc thú y.

 

1. Địa điểm cách biệt khu dân cư, công trình công cộng.

2. Cơ sở vật chất đáp ứng an toàn sinh học, bảo đảm để kiểm nghiệm các chỉ tiêu vi sinh vật; có phòng sạch để phân tích các chỉ tiêu lý hóa.

5. Có hệ thống xử lý chất thải, nước thải bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường; có khu riêng biệt để xử lý động vật thí nghiệm được sử dụng kiểm nghiệm vắc xin, vi sinh vật.

6. Có trang thiết bị chuyên dùng giữ giống vi sinh vật để phục vụ việc kiểm nghiệm.

Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

 

 

 

 

 

2. Khảo nghiệm thuốc thú y

a) Địa điểm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

Điểm c khoản 5 Điều 2 Nghị định 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

1. Nơi chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

d) Có đủ diện tích chuồng, ao, bể nuôi để bố trí động vật bảo đảm kết quả khảo nghiệm;

đ) Có đủ loại động vật, đủ số lượng đáp ứng được việc khảo nghiệm; có nơi riêng biệt để nuôi động vật thí nghiệm, có hệ thống xử lý chất thải, nước thải, xác động vật, bệnh phẩm bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường;

2. Có hoặc thuê cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y hoặc có hợp đồng thuê cơ sở kiểm nghiệm; cơ sở kiểm nghiệm phải đáp ứng Điều kiện theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này.

Điểm a khoản 5 Điều 2 Nghị định 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

 

23.

170

Kinh doanh chăn nuôi tập trung

Điều kiện chăn nuôi tập trung

1. Cơ sở chăn nuôi tập trung trâu, bò, ngựa trên …

a) Có nhân viên kỹ thuật trình độ trung cấp trở lên chuyên ngành chăn nuôi hoặc thú y;

Điều 55. Luật Chăn nuôi 2018

Điều kiện chăn nuôi tập trung

1. Cơ sở chăn nuôi tập trung trâu, bò, ngựa trên 100 con nuôi sinh sản hoặc trên 200 con nuôi lấy thịt; dê, cừu trên 400 con sinh sản hoặc trên 600 con nuôi lấy thịt; thỏ trên 3.000 con sinh sản hoặc trên 6.000 con nuôi lấy thịt; lợn trên 300 con nái sinh sản hoặc trên 500 con gồm lợn nái và lợn nuôi lấy thịt hoặc trên 1.000 con nuôi lấy thịt; gà trên 3.000 con mái sinh sản hoặc trên 5.000 con nuôi lấy thịt; ngan, vịt trên 2.500 con mái sinh sản hoặc trên 4.000 con nuôi lấy thịt; đà điểu trên 100 con mái sinh sản hoặc trên 200 con nuôi lấy thịt; chim cút trên 10.000 con sinh sản hoặc trên 20.000 con nuôi lấy thịt đáp ứng các điều kiện:

b) Có biện pháp xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường; nước thải đảm bảo đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 62 - MT:2016/BTNMT về nước thải chăn nuôi;

c) Đáp ứng điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.

d) Địa điểm cơ sở nuôi khi xây dựng phải cách các khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật; khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện, trường học, chợ tối thiểu 500 mét.

2. Đối với dẫn dụ, gây nuôi chim yến: Thiết bị phát âm thanh dẫn dụ đảm bảo không vượt quá 70 đề xi ben A trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ; không được sử dụng thiết bị âm thanh dẫn dụ chim yến trong thời gian từ 21 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

Điều 55, Điều 64. Luật Chăn nuôi 2018

 

 

24.

171

Kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

Điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

1. Về nhân lực

a) Chủ cơ sở, người trực tiếp giết mổ, sơ chế có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Chủ cơ sở và người trực tiếp giết mổ, sơ chế phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.

2. Về địa điểm giết mổ

c) Có nước sử dụng cho giết mổ, sơ chế đáp ứng các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống; nước để vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt

d) Có hệ thống thoát nước thải chảy từ khu vực yêu cầu vệ sinh cao sang khu vực yêu cầu vệ sinh thấp hơn; dụng cụ thu gom chất thải rắn có nắp đậy và lưu trữ ở khu vực riêng biệt.

3. Có thiết bị, dụng cụ giết mổ, sơ chế, chứa đựng đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

Điểm b khoản 7 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

2. Về địa điểm giết mổ

a) Tách biệt với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật; các khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện;

b) Tách biệt khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm trước khi giết mổ; khu vực giết mổ và khu vực xử lý sau giết mổ; khu vực vệ sinh, thay đồ bảo hộ;

Điểm a khoản 7 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

 

 

25.

172

Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở sản xuất thực phẩm:

3. Có thiết bị, dụng cụ chứa đựng, bao gói đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12 - 3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

Điểm b Khoản 6 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

1. Cơ sở sản xuất tách biệt với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật; các khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.

2. Có nước sử dụng để rửa, sơ chế sản phẩm đáp ứng các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt.

Điểm a Khoản 6 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

 

 

 

 

 

2. Điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm:

1.Về nhân lực

a) Chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất thực phẩm có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế

3.Về nhà xưởng sơ chế, chế biến

b) Tách biệt khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực sơ chế, chế biến, đóng gói thực phẩm; khu vực vệ sinh; khu thay đồ bảo hộ và khu vực phụ trợ liên quan;

d) Có hệ thống thông gió bảo đảm thông thoáng, thổi từ khu vực có yêu cầu vệ sinh cao sang khu vực có yêu cầu vệ sinh thấp hơn, không thổi từ khu vực vệ sinh sang khu vực sản xuất; đ) Có hệ thống chiếu sáng bảo đảm kiểm soát được các thông số chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy trình công nghệ; bóng đèn chiếu sáng trong khu vực chế biến phai được che chắn bằng hộp, lưới bảo đảm mảnh vỡ không rơi vào thực phẩm.

g) Có thiết bị khí nén sử dụng cho sản xuất thực phẩm được xử lý, tách cặn bẩn, mùi;

h) Có nhà vệ sinh tách biệt vơi khu vực sản xuất thực phảm, cửa nhà vệ sinh không mở thông vào khu vực sản xuất; có phòng thay trang phục bảo hộ lao động;

4.Về thiết bị, dụng cụ

c) Có thiết bị ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại xâm nhập;

d) Có thiết bị, dụng cụ để giám sát, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng, an toàn sản phẩm tương ứng với quy trình công nghệ;

đ) Dụng cụ thu gom chất thải rắn có nắp đậy và lưu trữ ở khu vực riêng biệt; dụng cụ chứa đựng chất thải nguy hại phải có ký hiệu và chỉ thị màu sắc để phân biệt chất thải nguy hại với chất thải khác

Điểm b khoản 8 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

2. Cơ sở sơ chế, chế biến tách biệt khu vực ô nhiễm môi trường đã được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật, các khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.

3. Về nhà xưởng sơ chế, chế biến

a) Nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, khu vực phụ trợ phải bố trí theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng; phân luồng riêng đối với sản phẩm, phụ gia, vật liệu bao gói, phế thải.

e) Có nước sử dụng cho sơ chế, chế biến đáp ứng các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống; nước để vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tại QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt. Đường ống nước dùng để sản xuất hơi nước, làm lạnh, phòng cháy, chữa cháy bố trí riêng, để phân biệt bằng màu sắc và tách biệt với hệ thống nước sử dụng cho sản xuất thực phẩm.

4.Về thiết bị, dụng cụ

a) Có thiết bị rửa tay, khử trùng, ủng; nơi rửa tay có nước sạch, xà phòng, nước sát trùng, khăn hoặc giấy lau tay sử dụng một lần hoặc có máy sấy khô; b) Có thiết bị,dụng cụ sơ chế, chế biến, chứa đựng, bao gói thực phẩm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12 - 3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Điểm a khoản 8 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

 

 

 

 

 

3.Điều kiện ĐTKD chợ đầu mối nông sản

3. Có trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chứa đựng, bao gói thực phẩm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12 - 3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Điểm b khoản 9 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

1. Chợ đầu mối nông sản tách biệt với khu vực ô nhiễm môi trường đã được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật; khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.

2. Phân khu vực trong chợ đầu mối

c) Có nước rửa, sơ chế sản phẩm đáp ứng các quy định kỹ thuật tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống; nước để vệ sinh chợ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tại QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt.

Điểm a khoản 9 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

 

 

 

 

 

4.Điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở buôn bán thực phẩm

1. Về nhân lực

a) Chủ cơ sở, người trực tiếp buôn bán thực phẩm có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Chủ cơ sở và người trực tiếp buôn bán thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.

2. Nơi buôn bán

b) Tách biệt khu vực vệ sinh với khu vực bảo quản, khu vực kinh doanh thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm.

3. Thiết bị, dụng cụ

a) Có thiết bị, dụng cụ vận chuyển, bảo quản sản phẩm đáp ứng các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

c) Dụng cụ thu gom chất thải, rác thải có nắp đậy và lưu trữ ở khu vực riêng biệt.

Điểm b Khoản 10 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

2. Nơi buôn bán

a) Tách biệt với khu vực ô nhiễm môi trường đã được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật, các khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.

3. Thiết bị, dụng cụ

b) Có thiết bị, dụng cụ sơ chế, chứa đựng, bao gói, bày bán sản phẩm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12 - 3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

Điểm a Khoản 10 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

 

 

26.

173

Kinh doanh dịch vụ cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật

Chưa quy định điều kiện cho ngành nghề này.

 

 

 

 

 

27.

174

Kinh doanh phân bón

1. Điều kiện sản xuất phân bón

a) Tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật.

Điều 41, Luật Trồng trọt 2018

Điều kiện sản xuất phân bón

c) Dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng quy trình công nghệ. Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

Máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định của pháp luật;

d). Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;

đ) Có phòng thử nghiệm được công nhận hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất

e) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày thành lập;

g) Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.

Điều 41, Luật Trồng trọt 2018

Các điều kiện bị bãi bỏ, sửa đổi kể từ ngày 01/01/2020 (thời điểm có hiệu lực của Luật Trồng trọt)

 

 

 

 

2. Điều kiện buôn bán phân bón

a) Tổ chức, cá nhân được đăng ký hoặc thành lập theo quy định của pháp luật.

Điều 42, Luật Trồng trọt 2018

Điều kiện buôn bán phân bón

b) Có cửa hàng buôn bán phân bón. Cửa hàng buôn bán phân bón phải có: Biển hiệu; sổ ghi chép việc mua, bán phân bón; bảng giá bán công khai từng loại phân bón niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc;

c) Có khu vực chứa phân bón; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;

d) Người trực tiếp bán phân bón phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón, trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học

Điều 42, Luật Trồng trọt 2018

Các điều kiện bị bãi bỏ, sửa đổi kể từ ngày 01/01/2020 (thời điểm có hiệu lực của Luật Trồng trọt).

 

28.

175

Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm phân bón

Điều kiện công nhận tổ chức thực hiện khảo nghiệm phân bón

1.Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.

Điều 40. Luật Trồng trọt 2018

Điều kiện công nhận tổ chức thực hiện khảo nghiệm phân bón

2. Người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm phải có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học và có Giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm phân bón.

3. Có ít nhất 05 người thực hiện khảo nghiệm chính thức của tổ chức (viên chức hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn) đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác khảo nghiệm phân bón tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 40. Luật Trồng trọt 2018

Các điều kiện bị bãi bỏ, sửa đổi kể từ ngày 01/01/2020 (thời điểm có hiệu lực của Luật Trồng trọt)

 

29.

176

Kinh doanh giống cây trồng, giống vật nuôi

1. Điều kiện đối với sản xuất, kinh doanh giống cây trồng

1. Sản xuất giống cây trồng chính:

a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống cây trồng;

d) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật đã được đào tạo về kỹ thuật trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, bảo vệ thực vật.

2. Kinh doanh giống cây trồng chính:

a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có mặt hàng về giống cây trồng;

c) Có nhân viên kỹ thuật đủ năng lực nhận biết loại giống kinh doanh và nắm vững kỹ thuật bảo quản giống cây trồng

d) Có hoặc thuê nhân viên kiểm nghiệm, thiết bị kiểm nghiệm chất lượng các loại giống kinh doanh.

3. Hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính mà không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh thì không phải thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nhưng phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về thủy sản.

Điều 22. Luật trồng trọt

1. Sản xuất giống cây trồng chính:

c) Có cơ sở vật chất và trang, thiết bị kỹ thuật phù hợp với quy trình kỹ thuật sản xuất từng loại giống, từng cấp giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản ban hành;

b) Có địa điểm sản xuất giống cây trồng phù hợp với quy hoạch của ngành Nông nghiệp, ngành Thủy sản và phù hợp với yêu cầu sản xuất của từng loại giống, từng cấp giống; bảo đảm tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật và pháp luật về thủy sản;

2. Kinh doanh giống cây trồng chính;

b) Có địa điểm kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với việc kinh doanh từng loại giống, từng cấp giống;

 

Các điều kiện bị bãi bỏ, sửa đổi kể từ ngày 01/01/2020 (thời điểm có hiệu lực của Luật Trồng trọt)

 

 

 

 

2. Điều kiện kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồng

1. Việc kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồng do các cơ sở dịch vụ kiểm định, kiểm nghiệm thực hiện.

2. Cơ sở dịch vụ kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồng phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có phòng thử nghiệm đủ trang thiết bị phù hợp với yêu cầu kiểm định, kiểm nghiệm giống cây trồng;

b) Có trang, thiết bị kiểm soát điều kiện môi trường phù hợp với yêu cầu kiểm định, kiểm nghiệm giống cây trồng;

c) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật được đào tạo và được cấp chứng chỉ về kiểm định, kiểm nghiệm giống cây trồng.

3. Cơ sở dịch vụ kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồng phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định, kiểm nghiệm do mình thực hiện.

4. Chi phí kiểm định, kiểm nghiệm do tổ chức, cá nhân yêu cầu kiểm định, kiểm nghiệm trả.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản công nhận, quản lý các cơ sở dịch vụ kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồng

 

 

 

- Các điều kiện bị bãi bỏ kể từ ngày 01/01/2020 (thời điểm có hiệu lực của Luật Trồng trọt)

 

 

 

 

3.Điều kiện về sản xuất kinh doanh giống vật nuôi

a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống vật nuôi

g) Thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống vật nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản ban hành.

2. Hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi theo hình thức chăn nuôi truyền thống mà không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh thì không phải thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này nhưng phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về thú y, pháp luật về thủy sản và pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều 22 Luật Chăn nuôi 2018

2. Điều kiện về sản xuất kinh doanh giống vật nuôi

b) Có địa điểm sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi phù hợp với quy hoạch của ngành Nông nghiệp, ngành Thủy sản và phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về thú y, pháp luật về thủy sản và pháp luật về bảo vệ môi trường;

c) Có cơ sở vật chất và trang, thiết bị kỹ thuật phù hợp với việc sản xuất, kinh doanh của từng loài vật nuôi và từng phẩm cấp giống;

d) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật đã được đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản nếu sản xuất, kinh doanh đàn giống bố mẹ, giống thương phẩm;

đ) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật có bằng đại học chuyên ngành chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản nếu sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi thuần chủng, đàn giống cụ kỵ, đàn giống ông bà, đàn giống hạt nhân;

e) Có hồ sơ theo dõi giống

Điều 22, Điều 55 Luật Chăn nuôi 2018

Các điều kiện bị bãi bỏ, sửa đổi kể từ ngày 01/01/2020 (thời điểm có hiệu lực của Luật Chăn nuôi)

 

30.

177

Kinh doanh giống thủy sản

1.Điều kiện về sản xuất, kinh doanh giống thủy sản

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống vật nuôi;

b) Có địa điểm sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi phù hợp với quy hoạch của ngành Nông nghiệp, ngành Thủy sản và phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về thú y, pháp luật về thủy sản và pháp luật về bảo vệ môi trường: Có biển hiệu, địa chỉ rõ ràng;

đ) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật có bằng đại học chuyên ngành chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản nếu sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi thuần chủng, đàn giống cụ kỵ, đàn giống ông bà, đàn giống hạt nhân;

e) Có hồ sơ theo dõi giống;

g) Thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống vật nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản ban hành.

2. Hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi theo hình thức chăn nuôi truyền thống mà không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh thì không phải thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này nhưng phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về thú y, pháp luật về thủy sản và pháp luật về bảo vệ môi trường.

2.Sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống và ấu trùng

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tinh đực giống để thụ tinh nhân tạo và phôi phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều 19 của Pháp lệnh này;

b) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật đã được cấp bằng hoặc chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi;

c) Đực giống, cái giống cho phôi phải có nguồn gốc từ các cơ sở nhân giống đã được kiểm tra năng suất cá thể, đã được kiểm dịch, có lý lịch rõ ràng, đã được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

d) Không được khai thác, sử dụng tinh của đực giống và trứng của cái giống trong khu vực đang có dịch bệnh;

đ) Phôi chỉ được khai thác từ giống vật nuôi thuần chủng, đàn giống cụ kỵ, đàn giống ông bà, đàn giống hạt nhân;

e) Thực hiện quy chế quản lý khai thác, sử dụng tinh, phôi và môi trường bảo quản, pha chế tinh, phôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản ban hành.

3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trứng giống và ấu trùng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 19 của Pháp lệnh này;

b) Trứng giống, ấu trùng chỉ được khai thác từ giống vật nuôi thuần chủng, đàn giống cụ kỵ, đàn giống ông bà, đàn giống bố mẹ;

c) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật đã được cấp bằng hoặc chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật ấp trứng, công nghệ nhân giống;

d) Thực hiện quy chế quản lý khai thác, sử dụng trứng giống, ấu trùng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản ban hành.

Điều 24 Luật Thủy sản 2017

Điều kiện về sản xuất, kinh doanh giống thủy sản:

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

c) Có cơ sở vật chất và trang, thiết bị kỹ thuật phù hợp với việc sản xuất, kinh doanh của từng loài vật nuôi và từng phẩm cấp giống: Có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt; có nơi xử lý chất thải.

d) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật đã được đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản nếu sản xuất, kinh doanh đàn giống bố mẹ, giống thương phẩm;

Điều 24 Luật Thủy sản 2017

 

 

31.

178

Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng, giống vật nuôi

1. Dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng

1.Cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới:

a) Có đăng ký hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng;

d) Có giống chuẩn của các giống cây trồng cùng loài để làm giống đối chứng trong khảo nghiệm DUS;

Điều 21, Luật trồng trọt 2018

1.Cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới

b) Có địa điểm phù hợp với yêu cầu khảo nghiệm và yêu cầu sinh trưởng, phát triển của từng loài cây trồng, phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về thủy sản, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

c) Có trang, thiết bị chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loài cây trồng.

đ) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật được đào tạo về khảo nghiệm giống cây trồng;

Có ít nhất 02 người có trình độ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành cây trồng, bảo vệ thực vật, lâm sinh

2. Có địa điểm phù hợp với yêu cầu khảo nghiệm về sinh trưởng, phát triển của từng loại cây trồng.

Điều 21, Luật trồng trọt 2018

Các điều kiện bị bãi bỏ, sửa đổi từ kể từ ngày 01/01/2020 (thời điểm có hiệu lực của Luật Trồng trọt)

 

 

 

 

2. Cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi mới phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đã đăng ký hoạt động khảo nghiệm giống vật nuôi với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Điều 27, Điều 55 Luật Chăn nuôi

2. Cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi mới phải có đủ các điều kiện sau đây:

b) Có địa điểm phù hợp với quy hoạch và bảo đảm vệ sinh thú y, môi trường theo quy định của pháp luật về thú y, pháp luật về thủy sản và pháp luật về bảo vệ môi trường;

c) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với việc khảo nghiệm từng loài vật nuôi và từng phẩm cấp giống;

d) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật chuyên ngành chăn nuôi thú y hoặc chuyên ngành nuôi trồng thủy sản

Điều 27, Điều 55 Luật Chăn nuôi

Các điều kiện bị bãi bỏ, sửa đổi kể từ ngày 01/01/2020 (thời điểm có hiệu lực của Luật Chăn nuôi)

 

32

179

Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống thủy sản

Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản mới phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đã đăng ký hoạt động khảo nghiệm giống vật nuôi với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Có địa điểm phù hợp với quy hoạch và bảo đảm vệ sinh thú y, môi trường theo quy định của pháp luật về thú y, pháp luật về thủy sản và pháp luật về bảo vệ môi trường;

Khoản 2 Điều 28 Luật Thủy sản 2017;

Khoản 1 Điều 20 Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản

Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản mới phải có đủ các điều kiện sau đây:

c) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với việc khảo nghiệm từng loài vật nuôi và từng phẩm cấp giống: Có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt; có nơi xử lý chất thải.

d) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật chuyên ngành chăn nuôi thú y hoặc chuyên ngành nuôi trồng thủy sản: Có nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về nuôi trồng thủy sản.

Khoản 2 Điều 28 Luật Thủy sản 2017;

Khoản 1 Điều 20 Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản

 

 

33

181

Kinh doanh sản phẩm biến đổi gen

 

 

Sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen sử dụng để phóng thích.

2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh.

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2018/NĐ-CP

 

 

 

 

 

 

 

Sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm.

2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2018/NĐ-CP

 

 

Sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thức ăn chăn nuôi

2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2018/NĐ-CP

 

 

 

 

 

Nhập khẩu sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.

4. Sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam cho mục đích sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc chế biến làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Nghị định này.

5. Thủ tục nhập khẩu sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen thực hiện theo quy định của pháp luật

 

 

Nhập khẩu sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.

3. Sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam cho mục đích phóng thích phải có Giấy chứng nhận an toàn sinh học hoặc nằm trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học.

 

 

 



1 Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư.

1 Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư.