ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2673/QĐ-UBND | Cần Thơ, ngày 19 tháng 8 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến 2030;
Căn cứ Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải Đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 49/NQ-HĐND ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân thành phố về việc thông qua Quy hoạch mạng lưới đường thủy nội địa thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 402/TTr- SGTVT ngày 08 tháng 8 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường thủy nội địa thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:
a) Mục tiêu tổng quát
- Phát triển giao thông đường thủy trên cơ sở tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế sông rạch trên địa bàn thành phố, kết hợp đồng bộ với hệ thống đường bộ, thủy lợi để nâng cao hiệu quả đầu tư khai thác, góp phần giảm tải cho đường bộ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách trong từng thời kỳ quy hoạch. Tăng cường khai thác và phát triển năng lực hạ tầng đường thủy phục vụ trực tiếp cho các khu, cụm công nghiệp; đồng thời tạo điều kiện phát triển đô thị nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của thành phố.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải thủy, đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý, nhanh chóng và an toàn.
b) Mục tiêu cụ thể
- Các tuyến chính đưa vào cấp kỹ thuật đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống báo hiệu, quản lý; đảm bảo cho phương tiện đi lại 24/24h, tải trọng tối thiểu 50 tấn (50T). Hình thành các tuyến trục chính và các trục kết nối để tăng cường khả năng kết nối thuận tiện từ mọi khu vực ra tới các tuyến đường thủy liên tỉnh, từ trung tâm thành phố đến các quận, huyện, kết nối liên huyện, kết nối tới các khu vực kinh tế, kết nối với cảng thủy nội địa, cảng biển, rút ngắn cự ly vận tải.
- Các tuyến nội huyện phấn đấu liên thông đồng bộ, thuận lợi cho các phương tiện trọng tải từ 10T, tàu khách 50 ghế đến tất cả các trung tâm huyện. Các tuyến không đưa được vào cấp kỹ thuật đường thủy nội địa (ĐTNĐ) hoặc luồng tuyến quá ngắn (<3km) mà vai trò vận tải thủy không quan trọng đề nghị chuyển cho ngành thủy lợi quản lý.
- Đa dạng hóa lực lượng vận tải và chủng loại phương tiện giao thông đường thủy, tăng cường vận tải hành khách kết hợp với du lịch đường thủy, đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng vận tải tương ứng mức phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
- Nâng cao chất lượng phương tiện và dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách, tăng năng suất, giảm giá thành, đảm bảo an toàn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường.
- Phấn đấu đến năm 2020, vận tải đường thủy nội địa sẽ đảm nhận 70÷75% khối lượng vận chuyển hàng hóa, đến năm 2030 đảm nhận khoảng 80÷85%.
a) Quy hoạch luồng vận tải
- Tuyến vận tải thủy quốc gia: Cập nhật theo Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải (GTVT) Đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Tuyến vận tải thủy liên tỉnh
+ Tuyến Cần Thơ - Tắc Cậu - Rạch Giá: Quy hoạch đạt cấp III-ĐTNĐ, cho phép lưu thông tàu tự hành 300 tấn, đoàn sà lan 2x400T. Đoạn qua địa bàn thành phố dài 29,6 km, theo sông Ô Môn và kênh Thị Đội Ô Môn đến ranh tỉnh Kiên Giang.
+ Tuyến Thốt Nốt - Tắc Cậu - Rạch Giá: Quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ, cho phép lưu thông phương tiện thủy ≤ 100 tấn, đoàn sà lan 100÷200 tấn. Đoạn qua địa bàn thành phố dài 28,0 km, theo kênh Thốt Nốt đến ranh tỉnh Kiên Giang.
+ Tuyến Ô Môn - Gò Quao (Kiên Giang): Quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ, cho phép lưu thông phương tiện thủy ≤ 50 tấn. Đoạn qua địa bàn thành phố dài 29,7 km, theo sông Ô Môn, kênh Xáng Ô Môn đến ranh tỉnh Kiên Giang.
+ Tuyến Cần Thơ - Ngã Bảy (Hậu Giang): Quy hoạch đạt cấp IV-ĐTNĐ, cho phép lưu thông phương tiện thủy ≤ 500 tấn. Đoạn qua địa bàn dài 3,0 km, theo sông Ba Láng đến ranh tỉnh Hậu Giang.
- Tuyến vận tải thủy nội tỉnh
+ Tuyến Bình Thủy - Thới Lai: Điểm đầu tại sông Hậu (Bình Thủy) theo sông Trà Nóc, kênh KH8 đến ranh tỉnh Kiên Giang. Tuyến dài 23,2 km, quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ, đáp ứng phương tiện thủy có tải trọng tối thiểu 50 tấn.
+ Tuyến Thới Lai - Phong Điền: Điểm đầu tại sông Cần Thơ (Phong Điền) theo rạch Phong Điền, rạch Cầu Nhiếm đến sông Ô Môn (thị trấn Thới Lai). Tuyến dài 28,6 km, quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ, đảm bảo vận hành phương tiện thủy có tải trọng đến 50 tấn.
+ Tuyến Cờ Đỏ - Thới Lai: Điểm đầu từ kênh Thốt Nốt (thị trấn Cờ Đỏ) theo kênh Đứng đến sông Ô Môn (thị trấn Thới Lai). Tuyến dài 14,5 km, quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ, đảm bảo khai thác phương tiện thủy có trọng tải 50÷100 tấn.
+ Tuyến Cờ Đỏ - Vĩnh Thạnh: Điểm đầu từ kênh Thốt Nốt (thị trấn Cờ Đỏ) theo kênh Bốn Tổng đến kênh Cái Sắn (thị trấn Vĩnh Thạnh). Tuyến dài 15,25 km, quy hoạch đạt cấp VI-ĐTNĐ, đảm bảo khai thác các phương tiện thủy có trọng tải <30 tấn.
+ Tuyến Cờ Đỏ - Thốt Nốt: Điểm đầu từ kênh Thốt Nốt (thị trấn Cờ Đỏ) theo kênh Thơm Rơm đến sông Hậu (quận Ô Môn). Tuyến dài 22,0 km, quy hoạch đạt cấp VI-ĐTNĐ, đảm bảo khai thác các phương tiện thủy có trọng tải 30÷40 tấn.
+ Các tuyến nhánh: Từ các hành lang vận tải chính, mạng lưới vận tải thủy phân chia thành các tuyến nhánh. Đó là những tuyến vận tải liên xã nằm trong hệ thống các tuyến đường thủy do các quận, huyện quản lý.
b) Quy hoạch mạng lưới đường thủy nội địa
- Tuyến do Trung ương quản lý: Cập nhật theo Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT Đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Tuyến do thành phố quản lý
+ Sông Ba Láng: Dài 3,0 km, điểm đầu tại sông Cần Thơ (vàm Ba Láng), điểm cuối tại kênh Trầu Hôi (quận Cái Răng). Quy hoạch đạt cấp IV-ĐTNĐ, có khả năng vận hành các phương tiện thủy 500 tấn và đoàn sà lan 2x300 tấn.
+ Rạch Phong Điền: Đổi tên sông Cần Thơ thành rạch Phong Điền. Tuyến dài 6,0 km, điểm đầu từ ngã ba Vàm Xáng, điểm cuối tại rạch Cầu Nhiếm. Quy hoạch đạt cấp IV-ĐTNĐ, đáp ứng cho phương tiện có tải trọng 100 tấn, đoàn sà lan 2x100 tấn hoạt động.
Đoạn từ rạch Cầu Nhiếm đến rạch Xẻo Đế quy hoạch chuyển cho huyện Phong Điền quản lý, do cung đoạn này chỉ đạt cấp VI-ĐTNĐ và chỉ có vai trò vận tải nội huyện.
Đoạn từ rạch Xẻo Đế đến rạch Ô Môn quy hoạch chuyển cho ngành thủy lợi quản lý do thông số kỹ thuật quá nhỏ, mực nước thấp, không đạt tiêu chuẩn đường thủy nội địa.
+ Rạch Cầu Nhiếm: Dài 14,2 km, điểm đầu tại ngã 3 rạch Cầu Nhiếm (huyện Phong Điền), điểm cuối tại thị trấn Thới Lai. Quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ, đảm bảo vận hành phương tiện thủy có tải trọng đến 50 tấn. Khối lượng nạo vét khoảng 153.600m3, dự kiến thực hiện đến 2020.
+ Sông Trà Nóc: Dài 9,0 km, điểm đầu tại sông Hậu (quận Bình Thủy), điểm cuối tại sông Cần Thơ (quận Ô Môn). Quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ, cho phép khai thác phương tiện thủy 50÷100 tấn.
Nạo vét đoạn từ Km4+300 đến sông Cần Thơ với khối lượng khoảng 84.600m3, dự kiến thực hiện đến 2020.
+ Kênh Thốt Nốt: Dài 28,0 km, điểm đầu tại sông Hậu (quận Thốt Nốt), điểm cuối tại kênh ranh Hạt Kiên Giang. Quy hoạch đạt cấp IV-ĐTNĐ, cho phép khai thác phương tiện thủy 50÷100 tấn. Nạo vét từ Km16+700 đến Km18+800 với khối lượng khoảng 55.440m3, dự kiến thực hiện đến 2020.
+ Kênh Xáng Ô Môn: Đổi tên kênh Bà Đầm thành kênh Xáng Ô Môn. Tuyến dài 14,5 km, điểm đầu tại rạch Ô Môn (huyện Thới Lai), điểm cuối tại kênh ranh Hạt Kiên Giang. Quy hoạch toàn tuyến đạt cấp V-ĐTNĐ, nạo vét 4,5 km cuối tuyến với khối lượng khoảng 120.000m3, dự kiến thực hiện đến 2020.
+ Kênh KH8: Dài 22,6 km, điểm đầu tại sông Cần Thơ, điểm cuối tại ranh tỉnh Kiên Giang. Tuyến có điều kiện thủy vận tốt, quy hoạch đạt cấp VI-ĐTNĐ.
+ Kênh Bốn Tổng: Quy hoạch giữ nguyên cấp VI-ĐTNĐ, chỉ nạo vét các cung đoạn đang bị bồi lắng ở huyện Vĩnh Thạnh, khối lượng nạo vét khoảng 10.000m3, dự kiến thực hiện trước năm 2020.
+ Kênh Đứng: Quy hoạch giữ nguyên cấp V-ĐTNĐ, tiến hành nạo vét thường xuyên để để đảm bảo điều kiện thủy vận hiện có.
- Tuyến do quận, huyện quản lý: Gồm 64 tuyến với tổng chiều dài là 334,81 km, quy hoạch đạt từ cấp III-VI ĐTNĐ
STT | Đối tượng | Số tuyến | C.dài (km) | Cấp III | Cấp IV | Cấp V | Cấp VI |
1 | Quận Ninh Kiều | 5 | 14,70 | 0,00 | 2,10 | 1,70 | 10,90 |
2 | Quận Cái Răng | 11 | 42,80 | 4,14 | 9,19 | 3,24 | 26,23 |
3 | Huyện Phong Điền | 7 | 30,53 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 30,53 |
4 | Quận Bình Thủy | 6 | 21,13 | 0,00 | 7,16 | 2,00 | 11,97 |
5 | Quận Ô Môn | 5 | 16,40 | 0,00 | 0,00 | 6,80 | 9,60 |
6 | Huyện Thới Lai | 9 | 36,91 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 36,91 |
7 | Huyện Cờ Đỏ | 4 | 37,21 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 37,21 |
8 | Quận Thốt Nốt | 6 | 22,19 | 0,00 | 2,35 | 10,25 | 9,59 |
9 | Huyện Vĩnh Thạnh | 11 | 112,94 | 0,00 | 0,00 | 2,20 | 110,74 |
Tổng | 64 | 334,81 | 4,14 | 20,8 | 26,19 | 283,68 |
- Kinh phí thực hiện quy hoạch bao gồm: Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương (chi đầu tư phát triển, chi sự nghiệp), vốn vay địa phương, xã hội hóa và vốn tài trợ nước ngoài (ODA,WB,…).
- Tổng kinh phí thực hiện quy hoạch dự kiến 864,56 tỷ đồng, chia ra 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn đến năm 2020: 390,0 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2021 - 2030: 474,56 tỷ đồng.
a) Tổ chức quản lý nhà nước
- Sở Giao thông vận tải phối hợp với các ngành chức năng và địa phương tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch theo quy định.
- Các sở, ngành, UBND quận, huyện trên địa bàn thành phố, theo chức năng, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm phối hợp thực hiện đạt mục tiêu quy hoạch đề ra, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, ngành và lĩnh vực.
b) Phát triển nguồn nhân lực
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển đường thủy nội địa của thành phố.
- Đối với cấp huyện, nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ cấp huyện cả về kiến thức quản lý và kỹ thuật theo nhu cầu của từng huyện. Đối với cấp xã, phải có cán bộ chuyên trách theo dõi giao thông gồm cả đường thủy và đường bộ.
c) Huy động vốn đầu tư
- Tiếp tục xây dựng thể chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội để phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy, xem xét kết hợp nạo vét luồng vận tải thủy với tận thu sản phẩm.
- Ưu tiên bố trí đủ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác thực hiện quy hoạch mạng lưới đường thủy nội địa đã được UBND thành phố phê duyệt, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách thành phố.
- Ưu tiên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi: Vốn vay viện trợ phát triển chính thức (ODA), vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
- Khuyến khích xã hội hóa các dự án đầu tư hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, xem xét các hình thức huy động vốn như BOT, nạo vét luồng tuyến kết hợp tận thu sản phẩm nạo vét,…
- Tận dụng tối đa nguồn vốn do Trung ương hỗ trợ từ các dự án phát triển đường thủy và thủy lợi để cải tạo hạ tầng đường thủy nội địa của thành phố.
d) Khoa học công nghệ
- Nghiên cứu ban hành các hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng ĐTNĐ theo đặc thù của địa phương. Phối hợp với các ngành vận tải khác áp dụng các phương thức vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức. Áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào các khâu quản lý, điều hành và khai thác giao thông vận tải.
- Trong xây dựng hạ tầng đường thủy, cần chú trọng áp dụng vật liệu mới, công nghệ mới phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương; tận dụng tối đa vật liệu tại chỗ như đá, sỏi, cát để xây dựng cảng bến thủy nội địa, kè chỉnh trị, kè bảo vệ bờ, đường giao thông nối cảng,... Sử dụng các chất gia cố để gia cố nền đất yếu, bảo vệ đường ở môi trường ngập lụt. Sử dụng các cấu kiện đúc sẵn, hoặc định hình,... Vừa dễ thi công vừa tiết kiệm kinh phí xây dựng.
Điều 2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch
1. Giao Sở Giao thông vận tải
a) Tổ chức công bố Quy hoạch theo quy định;
b) Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của Quy hoạch bằng kế hoạch 5 năm, hàng năm của ngành để thực hiện quy hoạch có hiệu quả và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Hàng năm có báo cáo đánh giá việc thực hiện quy hoạch; trường hợp cần bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, Sở Giao thông vận tải phối hợp với các sở, ngành và địa phương có liên quan trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
2. Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 49/2016/QĐ-UBND Danh mục và phân cấp quản lý tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 2 Nghị quyết 49/NQ-HĐND năm 2016 thông qua Quy hoạch mạng lưới đường thủy nội địa thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 3 Quyết định 1866/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh; Quy hoạch vị trí các điểm dừng, đón trả khách cho vận tải hành khách trên tuyến cố định đối với hệ thống đường bộ và Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng taxi tỉnh đến năm 2025 do Tỉnh Phú Thọ ban hành
- 4 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5 Quyết định 3027/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh; Quy hoạch vị trí điểm dừng, đón trả khách cho vận tải hành khách trên tuyến cố định đối với hệ thống đường bộ và Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2025
- 6 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 7 Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 8 Quyết định 1071/QĐ-BGTVT năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải Đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9 Quyết định 11/2012/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 1 Quyết định 3027/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh; Quy hoạch vị trí điểm dừng, đón trả khách cho vận tải hành khách trên tuyến cố định đối với hệ thống đường bộ và Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2025
- 2 Quyết định 1866/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh; Quy hoạch vị trí các điểm dừng, đón trả khách cho vận tải hành khách trên tuyến cố định đối với hệ thống đường bộ và Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng taxi tỉnh đến năm 2025 do Tỉnh Phú Thọ ban hành
- 3 Quyết định 49/2016/QĐ-UBND Danh mục và phân cấp quản lý tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang