ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3027/QĐ-UBND | Phú Thọ, ngày 04 tháng 12 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Quyết định số 3294/QĐ-UBND ngày 20/10/2011, Quyết định số 1081/QĐ-UBND ngày 15/5/2014, Quyết định số 1280/QĐ-UBND ngày 09/6/2014 của UBND tỉnh phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh; Quy hoạch vị trí các điểm dừng, đón trả khách cho vận tải hành khách trên tuyến cố định đối với hệ thống đường bộ và Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, với những nội dung chủ yếu như sau:
I. Quan điểm và mục tiêu của các Quy hoạch:
- Phát triển hệ thống giao thông vận tải bảo đảm đồng bộ, thống nhất, từng bước hiện đại và bền vững, liên kết hợp lý giữa hệ thống giao thông đối nội và đối ngoại, kết hợp hoàn chỉnh giữa các tuyến giao thông nội bộ, giữa các vùng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Giao thông đô thị: Phát triển theo hướng hiện đại, bảo đảm quỹ đất dành cho giao thông đô thị đạt từ 20% đến 25%. Dành quỹ đất hợp lý để xây dựng bãi đỗ xe (giao thông tĩnh) trên mỗi khu phố.
- Phát triển các tuyến vận tải hành khách nội tỉnh, các tuyến liên tỉnh có cự ly ngắn sử dụng các loại xe khách chất lượng cao.
- Phát triển mạnh loại hình vận tải taxi trên địa bàn tỉnh đặc biệt tại thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ.
- Nghiên cứu phát triển loại hình xe chạy điện, chạy nhiên liệu sinh học bảo đảm phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân và bảo vệ môi trường.
1. Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh:
Phát triển mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh được chia thành 3 giai đoạn, cụ thể:
a) Giai đoạn đến năm 2015: Tổng số 08 tuyến, gồm:
- Tuyến số 01: Bến xe Việt Trì - Bến xe Ấm Thượng (cự ly 70 km).
- Tuyến số 02: Bến xe Việt Trì - Bến xe Hiền Lương (cự ly 85 km).
- Tuyến số 03: Bến xe Việt Trì - Bến xe Thanh Sơn (cự ly 55 km).
- Tuyến số 04: Bến xe Phú Thọ - Bến xe Đề Ngữ (cự ly 100 km).
- Tuyến số 05: Bến xe Phú Thọ - Bến xe Thanh Thủy (cự ly 65 km).
- Tuyến số 06: Bến xe Việt Trì - Bến xe Đề Ngữ (cự ly 85 km).
- Tuyến số 07: Bến xe Phú Thọ - Bến xe Thanh Sơn (cự ly 80 km).
- Tuyến số 08: Bến xe Việt Trì - Bến xe Thanh Thủy (cự ly 55 km).
b) Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020: Tổng số 09 tuyến (điều chỉnh 01 tuyến của giai đoạn đến năm 2015 và bổ sung thêm 01 tuyến mới), gồm:
- Tuyến số 08: Bến xe Việt Trì - Bến xe Tinh Nhuệ (cự ly 70 km).
- Tuyến số 09: Bến xe Phú Thọ - Bến xe Hiền Lương (cự ly 50 km).
c) Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025: Tổng số 11 tuyến (bổ sung 02 tuyến mới), gồm:
- Tuyến số 10: Bến xe Đoan Hùng - Bến xe Thanh Ba (cự ly 55 km).
- Tuyến số 11: Bến xe Ấm Thượng - Bến xe Tân Sơn (cự ly 85 km).
2. Quy hoạch vị trí các điểm dừng, đón trả khách phục vụ tuyến cố định:
a) Nguyên tắc bố trí:
- Điểm đón, trả khách bố trí tại các vị trí bảo đảm an toàn giao thông.
- Điểm dừng bố trí thuận tiện cho hành khách lên, xuống xe và tiếp cận đến điểm đón, trả khách, không ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông trên đường, cụ thể: Điểm dừng bố trí ở 2 bên tuyến đường (cặp điểm dừng); đối với các tuyến đường có quy hoạch bến xe chỉ bố trí 1 bên ở vị trí bến xe để bảo đảm tiết kiệm và kế thừa trong đầu tư, khai thác sử dụng.
- Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đón, trả khách liền kề hoặc giữa điểm dừng, đón trả khách với trạm dừng nghỉ hoặc bến xe là 5 km.
- Tập trung ưu tiên bố trí điểm dừng, đón trả khách trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh có sự hoạt động của tuyến vận tải hành khách cố định.
b) Vị trí các điểm dừng, đón trả khách (tổng số có 51 vị trí):
Vị trí các điểm dừng chi tiết trong hồ sơ Quy hoạch. Khi triển khai để bảo đảm hiệu quả, cho phép lựa chọn các vị trí mới cách vị trí đã được xác định trong quy hoạch (trước hoặc sau) không quá 500 m.
c) Tổng nhu cầu quỹ đất và vốn đầu tư cho điểm dừng đón trả khách:
- Tổng nhu cầu quỹ đất: 6.320 m2.
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 9,48 tỷ đồng.
- Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác (khuyến khích đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa, việc đầu tư xây dựng điểm dừng, đón trả khách được thực hiện trên cơ sở điều kiện cụ thể tại thời điểm có đề xuất của cơ quan quản lý nhà nước về vận tải và tình hình nguồn vốn ngân sách cũng như các nguồn vốn khác).
3. Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng taxi:
a) Quy mô đoàn phương tiện:
- Giai đoạn đến năm 2015: Có từ 500 đến 560 xe.
- Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020: Có từ 760 đến 840 xe.
- Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025: Có từ 1.040 đến 1.140 xe.
b) Hệ thống điểm dừng, đỗ cho xe taxi:
- Điểm dừng, đỗ phải bảo đảm trật tự an toàn giao thông và không gây ùn tắc giao thông; đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
- Bố trí kết hợp các vị trí đỗ cho xe taxi tại các bến xe liên tỉnh và điểm đầu, cuối của các tuyến xe buýt.
- Bố trí tích hợp các vị trí đỗ taxi tại điểm phát sinh nhu cầu, như: Trung tâm thương mại, bệnh viện, công viên, khu vui chơi giải trí, siêu thị, khu chung cư,...
- Đối với các tuyến đường lớn (có chiều rộng từ 20 m trở lên), có thể xem xét bố trí 1 làn đường dành riêng cho xe con (trong đó có xe taxi) dừng đỗ, tại các điểm này phải đặt biển, kẻ vạch sơn báo hiệu cho lái xe.
- Khu đỗ, tập kết của các xe taxi được bố trí chủ yếu trên các tuyến đường vành đai, xung quanh các đô thị nhằm hạn chế áp lực ở khu vực trung tâm đồng thời bảo đảm khả năng tiếp cận cao nhất.
c) Tổng nhu cầu quỹ đất và vốn đầu tư:
- Giai đoạn đến năm 2015: Vốn đầu tư 138,0 tỷ đồng, quỹ đất 9.080 m2.
- Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020: Vốn đầu tư 68,7 tỷ đồng, quỹ đất 9.055 m2.
- Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025: Vốn đầu tư 74,7 tỷ đồng, quỹ đất 9.853 m2.
Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn xã hội hóa.
1. Đối với Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng taxi:
- Cụ thể hóa một số nội dung trong quy định về tổ chức, quản lý khai thác vận tải taxi, gồm: Quy định về đồng hồ tính cước và tự động in trực tiếp hóa đơn; logo; màu sơn thống nhất; cấp đổi phù hiệu; yêu cầu đối với lái xe taxi và đội ngũ quản lý, điều hành,...
- Phát triển vận tải taxi dành cho người khuyết tật: Định hướng đến năm 2025 có từ 3% đến 5% xe taxi có thiết bị hỗ trợ người khuyết tật.
- Phát triển vận tải taxi theo hướng thân thiện với môi trường (sử dụng các nhiên liệu sạch,...).
- Đầu tư xây dựng và quản lý điểm dừng, đỗ cho xe taxi: Quy định các công trình thương mại, chung cư mới xây dựng phải có thiết kế vị trí đỗ xe, trong đó có khu vực dừng đón trả khách cho xe taxi; quy hoạch bãi đỗ xe tại các khu vực cần phải xem xét tới nhu cầu đỗ xe taxi; gara và khu vực dừng đỗ taxi là điều kiện bắt buộc trong phương án kinh doanh của doanh nghiệp; điểm dừng, đỗ taxi trên đường phải đặt ở vị trí đủ rộng bảo đảm không ảnh hưởng đến giao thông trên đường và được kẻ vạch sơn giới hạn rõ ràng, thể hiện thông tin về thời gian dừng, đỗ tối đa cho phép.
- Xây dựng cơ quan quản lý chuyên môn về vận tải hành khách công cộng vào giai đoạn thích hợp: Giai đoạn 2020 - 2025, khi mạng lưới tuyến xe buýt hình thành tương đối đầy đủ và vận tải hành khách bằng xe taxi trở thành loại hình quan trọng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân thì cần thiết nghiên cứu xây dựng mô hình trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng chuyên trách đặt dưới sự quản lý của Sở Giao thông vận tải.
2. Đối với Quy hoạch phát triển vận tải hành khách tuyến cố định và điểm dừng, đón trả khách:
- Cho phép phát triển xe trung chuyển để nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách cố định nội tỉnh: Các loại xe trung chuyển là loại xe có trọng tải nhỏ, chỉ được hoạt động kinh doanh trong phạm vi nội tỉnh và được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước; các xe chỉ được dừng (không được đỗ) tại các điểm dừng, đón trả khách cho xe tuyến cố định.
- Phối hợp giữa điểm dừng, đón trả khách cho xe tuyến cố định và điểm dừng xe buýt nhằm bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm trong đầu tư, khai thác, thuận tiện trong việc chuyển đổi phương tiện cho người dân.
- Khuyến khích, ưu tiên xã hội hóa đầu tư điểm dừng, đón trả khách phục vụ vận tải tuyến cố định: Cho phép các tổ chức, cá nhân đầu tư xã hội hóa được khai thác, quảng cáo, kinh doanh các dịch vụ phục vụ hành khách; đối với các điểm dừng thì tổ chức, cá nhân đầu tư xã hội hóa sẽ được ưu tiên xem xét, cấp phép; thời gian đầu tư khai thác phải được sự thống nhất, chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước.
IV. Tổ chức thực hiện các Quy hoạch:
1. Sở Giao thông vận tải:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công bố các Quy hoạch theo quy định.
- Thực hiện các nội dung về quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng taxi và vận tải hành khách tuyến cố định theo theo quy định hiện hành và các cơ chế, chính sách theo Quy hoạch, bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi, môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vận tải phát triển.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đề xuất, báo cáo UBND tỉnh cân đối, bố trí ngân sách hằng năm để thực hiện các Quy hoạch.
- Phối hợp với UBND các huyện, thị, thành trong việc triển khai thực hiện các Quy hoạch.
- Phối hợp với Công an tỉnh để kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải hành khách bằng taxi và vận tải hành khách trên tuyến cố định.
- Báo cáo UBND tỉnh kịp thời tình hình thực hiện các Quy hoạch, đề xuất bổ sung, điều chỉnh các Quy hoạch theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải kiểm tra các điều kiện, quy định sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải bằng taxi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải đề xuất, báo cáo UBND tỉnh cân đối, bố trí ngân sách hằng năm để thực hiện các Quy hoạch.
3. Sở Tài chính:
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải đề xuất, báo cáo UBND tỉnh cân đối, bố trí ngân sách hằng năm để thực hiện các Quy hoạch.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng, đề xuất báo cáo UBND tỉnh những nội dung liên quan đến chính sách liên quan đến việc thực hiện các Quy hoạch.
- Hướng dẫn các đơn vị vận tải hành khách bằng taxi, vận tải tuyến cố định thực hiện kê khai giá.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai liên quan đến việc bố trí quỹ đất dành riêng phục vụ điểm dừng, đỗ cho xe taxi, điểm dừng của tuyến cố định theo Quy hoạch.
- Phối hợp với UBND các huyện, thị, thành đối với việc bố trí quỹ đất dành cho vận tải bằng taxi, điểm dừng của tuyến cố định theo Quy hoạch.
5. Sở Xây dựng:
Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên Môi trường, các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất quy định diện tích dành cho giao thông tĩnh tại các khu đô thị, khu nhà ở, khu phố.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải xây dựng phương án quản lý nội dung quảng bá phục vụ giao thông, du lịch và đào tạo đội ngũ lái xe taxi và nhân viên điều hành nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách du lịch.
- Bố trí, sắp xếp hoạt động xe taxi của các đơn vị tham gia đón khách du lịch tại các khu du lịch, danh lam thắng cảnh bảo đảm hợp lý, thuận tiện, an toàn, văn minh.
7. Công an tỉnh:
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải chỉ đạo lực lượng công an tổ chức bảo đảm trật tự an toàn trong hoạt động vận tải bằng taxi, vận tải tuyến cố định trên địa bàn tỉnh.
- Huy động lực lượng công an, phối hợp với thanh tra giao thông và các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp lái xe taxi, xe tuyến cố định vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, nhất là các khu vực trung tâm, khu vực tập trung đông dân cư.
8. UBND các huyện, thị, thành:
Phối hợp với các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp, chính sách để thực hiện các Quy hoạch bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
9. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội:
Thực hiện tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ, hội viên, đoàn viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt trong việc tiếp cận và sử dụng phương tiện vận tải hành khách bằng taxi, xe tuyến cố định.
(chi tiết theo nội dung Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh; Quy hoạch vị trí các điểm dừng, đón trả khách cho vận tải hành khách trên tuyến cố định đối với hệ thống đường bộ và Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn tỉnh đến năm 2025).
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành; các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thực hiện, Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1866/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh; Quy hoạch vị trí các điểm dừng, đón trả khách cho vận tải hành khách trên tuyến cố định đối với hệ thống đường bộ và Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng taxi tỉnh đến năm 2025 do Tỉnh Phú Thọ ban hành
- 2 Quyết định 1866/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh; Quy hoạch vị trí các điểm dừng, đón trả khách cho vận tải hành khách trên tuyến cố định đối với hệ thống đường bộ và Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng taxi tỉnh đến năm 2025 do Tỉnh Phú Thọ ban hành
- 1 Quyết định 2673/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường thủy nội địa thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 2 Quyết định 1952/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 3 Quyết định 1953/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới tuyến cố định và bến xe vận tải hành khách tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 4 Quyết định 3703/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 5 Quyết định 3704/QĐ-UBND năm 2015 về phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải taxi trên địa bàn Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 6 Quyết định 975/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh đường bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 7 Quyết định 745/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh và vị trí các điểm dừng, đón trả khách trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 8 Quyết định 258/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 - 2020
- 9 Quyết định 149/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt dự án “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch hệ thống đường bộ và đường thủy tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 10 Quyết định 2394/QĐ-UBND năm 2014 về tổ chức, quản lý quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 11 Quyết định 2262/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đề cương dự toán dự án: quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe Taxi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 12 Quyết định 2011/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 13 Quyết định 1280/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030
- 14 Quyết định 746/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch đấu thầu lập Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng (xe buýt và xe taxi) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 15 Quyết định 2459/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch hệ thống đường gom, các điểm đấu nối vào Quốc lộ 1A, 14B, 14D, 14E và đường Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2010 - 2020
- 16 Luật giao thông đường bộ 2008
- 17 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 2673/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường thủy nội địa thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 2 Quyết định 1952/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 3 Quyết định 1953/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới tuyến cố định và bến xe vận tải hành khách tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 4 Quyết định 3704/QĐ-UBND năm 2015 về phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải taxi trên địa bàn Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 5 Quyết định 3703/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 6 Quyết định 975/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh đường bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 7 Quyết định 745/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh và vị trí các điểm dừng, đón trả khách trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 8 Quyết định 258/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 - 2020
- 9 Quyết định 149/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt dự án “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch hệ thống đường bộ và đường thủy tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 10 Quyết định 2394/QĐ-UBND năm 2014 về tổ chức, quản lý quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 11 Quyết định 2262/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đề cương dự toán dự án: quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe Taxi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 12 Quyết định 2011/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 13 Quyết định 746/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch đấu thầu lập Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng (xe buýt và xe taxi) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 14 Quyết định 2459/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch hệ thống đường gom, các điểm đấu nối vào Quốc lộ 1A, 14B, 14D, 14E và đường Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2010 - 2020