ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2694/QĐ-UBND | Trà Vinh, ngày 22 tháng 12 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị quyết số 109/NQ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của tỉnh Trà Vinh;
Căn cứ Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020;
Căn cứ Nghị định 36/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra;
Căn cứ Quyết định số 3885/QĐ-BNN-TCTS ngày 11 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch nuôi, chế biến cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh khóa IX - kỳ họp thứ 2 thông qua Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 211/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ và dự toán Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 643/TTr-SNN ngày 20 tháng 12 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, với những nội dung chủ yếu sau:
- Phát triển nuôi, chế biến cá tra trên cơ sở quán triệt các chủ trương, định hướng của Trung ương và của tỉnh phù hợp với Quy hoạch nuôi, chế biến cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Phát huy lợi thế và sử dụng hợp lý tài nguyên của tỉnh để nuôi cá tra bền vững trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, phù hợp với khả năng tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước.
- Phát triển nuôi, chế biến cá tra phải được quản lý chặt chẽ, gắn với việc cấp mã số nhận diện vùng nuôi, đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định về điều kiện nuôi, chất lượng, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Nuôi cá tra trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, trước hết phải thực hiện quy trình sản xuất theo hướng thực hành nuôi tốt VietGAP hoặc các chứng chỉ quốc tế phù hợp với quy định pháp luật của Việt Nam.
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Phát triển sản xuất cá tra theo hướng an toàn, hiệu quả và bền vững, theo định hướng phát triển chung của tỉnh và vùng đồng bằng sông Cửu Long; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường; giải quyết công ăn việc làm và nâng cao thu nhập, mức sống của các cộng đồng dân cư.
2.2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2020:
- Diện tích mặt nước nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đạt 470 ha tương ứng với 780 ha diện tích tự nhiên, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 31,22%/năm.
- Sản lượng nuôi cá tra đạt 118.280 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 53,74%/năm.
- Giá trị sản lượng (giá so sánh năm 2010) đạt 1.927 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 53,72%/năm.
- Tổng sản lượng chế biến đạt 12.500 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 18,6%/năm.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 40 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 22,9%/năm.
b) Đến năm 2025:
- Diện tích mặt nước nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đạt 580 ha tương ứng với 960 ha diện tích tự nhiên, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 4,30%/năm.
- Sản lượng nuôi cá tra đạt 132.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 2,22%/năm.
- Giá trị sản lượng (giá so sánh năm 2010) đạt 2.150 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 2,22%/năm.
- Tổng sản lượng chế biến đạt 17.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 - 2020 đạt 6,34%/năm.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 70 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 11,84%/năm.
3.1. Phạm vi lập quy hoạch: Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra tỉnh Trà Vinh thuộc địa bàn các huyện: Càng Long, Châu Thành, Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú và thành phố Trà Vinh.
3.2. Phương án quy hoạch nuôi và chế biến cá tra
a) Quy hoạch nuôi cá tra: Tổng diện tích mặt nước quy hoạch nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 là 470 ha tương ứng với diện tích tự nhiên là 780 ha, sản lượng 118.280 tấn, ưu tiên phát triển nuôi ở các vùng cập sông lớn, khi có nhu cầu phát triển tăng cao thì mở rộng sang các vùng khác; định hướng đến năm 2025 đạt 580 ha diện tích mặt nước tương ứng với 960 ha diện tích tự nhiên, sản lượng 132.000 tấn, cụ thể như sau:
- Thành phố Trà Vinh:
+ Quy hoạch đến năm 2020 đạt 60 ha diện tích mặt nước tương ứng với 100 ha diện tích tự nhiên và ổn định đến 2025, sản lượng 13.600 tấn. Diện tích mặt nước nuôi cá tra chiếm khoảng 60% diện tích tự nhiên vùng quy hoạch.
+ Không gian quy hoạch tại 3 khu vực, gồm: Toàn bộ cồn Thủy Tiên, một phần cù lao Long Trị và khu vực cống Láng Thé.
- Huyện Càng Long:
+ Quy hoạch đến năm 2020 đạt 40 ha diện tích mặt nước tương ứng với 60 ha diện tích tự nhiên và ổn định đến 2025, sản lượng 9.100 tấn. Diện tích mặt nước nuôi cá tra chiếm khoảng 60 - 70% diện tích tự nhiên vùng quy hoạch.
+ Không gian Quy hoạch:
++ Khu vực ngoài đê và trong cống Cái Hóp thuộc địa bàn xã Đức Mỹ.
++ Khu vực cống Láng Thé thuộc địa bàn xã Đại Phước.
++ Khu vực ven sông Dừa Đỏ thuộc địa bàn xã Nhị Long.
* Khu vực trong cống Cái Hóp và khu vực ven sông Dừa Đỏ khuyến cáo nuôi 1 vụ/năm, thời gian nuôi từ tháng 5 năm trước đến tháng 2 năm sau.
- Huyện Châu Thành:
+ Quy hoạch đến năm 2020 đạt 60 ha diện tích mặt nước tương ứng với 100 ha diện tích tự nhiên và ổn định đến 2025, sản lượng 13.600 tấn. Diện tích mặt nước nuôi cá tra chiếm khoảng 60% diện tích tự nhiên vùng quy hoạch.
+ Không gian quy hoạch:
++ Khu vực đầu và đuôi Cồn Cò và khu vực Rạch Giữa thuộc địa bàn xã Hưng Mỹ.
++ Khu vực ngoài đê thuộc địa bàn xã Hòa Minh.
- Huyện Cầu Kè:
+ Quy hoạch đến năm 2020 đạt 220 ha diện tích mặt nước tương ứng với 370 ha diện tích tự nhiên và ổn định đến 2025, sản lượng 50.000 tấn. Diện tích mặt nước nuôi cá tra chiếm khoảng 55 - 65% diện tích tự nhiên vùng quy hoạch.
+ Không gian quy hoạch:
++ Khu vực ngoài đê và khu vực ấp Tân Quy 2 thuộc địa bàn xã An Phú Tân.
++ Toàn bộ cồn Tròn, khu vực đầu cồn An Lộc và khu vực ngoài đê thuộc địa bàn xã Hòa Tân.
++ Khu vực ngoài đê thuộc địa bàn xã Ninh Thới.
- Huyện Tiểu Cần:
+ Quy hoạch đến năm 2020 đạt 70 ha diện tích mặt nước, tương ứng với 120 ha diện tích tự nhiên; định hướng đến năm 2025 đạt 180 ha diện tích mặt nước, tương ứng với 300 ha diện tích tự nhiên. Diện tích mặt nước nuôi cá tra chiếm khoảng 55 - 70% diện tích tự nhiên vùng quy hoạch.
+ Không gian quy hoạch:
++ Quy hoạch khu vực ven sông Cần Chông thuộc địa bàn các xã: Long Thới, Tân Hòa.
++ Quy hoạch khu vực ngoài cống Cần Chông thuộc địa bàn xã Tân Hòa;
* Khu quy hoạch ven sông Cần Chông (trong cống Cần Chông) đề xuất nuôi 1 vụ/năm. Thời gian nuôi từ tháng 5 năm trước đến tháng 2 năm sau.
- Huyện Trà Cú:
+ Quy hoạch đến năm 2020 đạt 20 ha diện tích mặt nước, tương ứng với 30 ha diện tích tự nhiên và ổn định đến năm 2025, sản lượng 4.500 tấn. Diện tích mặt nước nuôi cá tra chiếm khoảng 65% diện tích tự nhiên vùng quy hoạch.
+ Không gian quy hoạch: Khu vực ngoài đê xã An Quảng Hữu.
(Cụ thể Phụ lục 01 đính kèm)
b) Quy hoạch sản xuất giống cá tra
Quy hoạch đến năm 2020 và định hướng 2025 toàn tỉnh sẽ có 4 trại sản xuất giống cá tra (4 trại đều đạt tiêu chuẩn GlobalGAP), trong đó 01 trại đặt tại huyện Tiểu Cần, 03 trại đặt ở huyện Càng Long. Công suất khoảng 40 triệu cá giống/trại đáp ứng được khoảng 60 - 70% nhu cầu con giống trong tỉnh, nhu cầu con giống còn lại sẽ được nhập từ các tỉnh có vùng sản xuất giống cá tra tập trung. Kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư xây mới, đồng thời liên doanh, liên kết để khai thác có hiệu quả các trại giống hiện có trên địa bàn tỉnh.
c) Quy hoạch chế biến cá tra
- Sản lượng chế biến và cơ cấu mặt hàng: Đến năm 2020 tổng sản lượng chế biến 12.500 tấn và định hướng đến năm 2025 là 17.000 tấn. Cơ cấu sản lượng chế biến hướng mạnh vào xuất khẩu với tỷ trọng xuất khẩu chiếm 92% vào năm 2020 và 93% vào năm 2025; tiêu thụ nội địa duy trì ở mức 1.000 tấn năm 2020 và 1.200 tấn năm 2025. Kim ngạch xuất khẩu đạt 40 triệu USD vào năm 2020 và đạt 70 triệu USD vào năm 2025.
- Năng lực chế biến: Giai đoạn 2016 - 2025 sẽ ổn định công suất khoảng 40.000 tấn thành phẩm/năm và tạo ra việc làm cho khoảng 2.000 lao động mỗi năm, cụ thể:
+ Giai đoạn 2016 - 2020 phấn đấu duy trì 02 doanh nghiệp với công suất hiện tại khoảng 40.000 tấn cá nguyên liệu/năm, trường hợp 02 doanh nghiệp này không tiếp tục thì kêu gọi doanh nghiệp khác đầu tư với công suất tương đương, đồng thời tập trung đầu tư nâng cấp nhà xưởng, đẩy mạnh chế biến sản phẩm mới, sản phẩm giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm cá tra. Tăng tỷ trọng các sản phẩm cá tra chế biến sâu có giá trị gia tăng đạt khoảng 15-20%.
+ Giai đoạn 2021 - 2025 các doanh nghiệp cần tiếp tục áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị và công nghệ mới hiện đại vào chế biến sản phẩm chính và phụ phẩm cá tra. Tăng hiệu suất sử dụng thiết bị chế biến và tỷ trọng sản phẩm cá tra chế biến sâu có giá trị gia tăng cao đạt trên 20%.
4. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư
(Cụ thể Phụ lục 02 đính kèm)
5. Giải pháp thực hiện quy hoạch
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2025 khoảng 4.666 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư 165 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 86 tỷ đồng, ngân sách địa phương 79 tỷ đồng) chiếm 3,5%, huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư là 4.501 tỷ đồng chiếm 96,5%. Cụ thể:
+ Giai đoạn 2016 - 2020: Khoảng 3.086 tỷ đồng, trong đó: vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư 115 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 61 tỷ đồng, ngân sách địa phương 54 tỷ đồng) chiếm 3,7%, huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư là 2.971 tỷ đồng chiếm 96,3%.
+ Giai đoạn 2021 - 2025: Khoảng 1.580 tỷ đồng, trong đó: vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư 50 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 25 tỷ đồng, ngân sách địa phương 25 tỷ đồng) chiếm 3,2%, huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư là 1.530 tỷ đồng chiếm 96,8%.
- Vốn ngân sách nhà nước: Ngoài nguồn vốn Trung ương đầu tư từ chương trình hỗ trợ có mục tiêu, tỉnh cần ưu tiên nguồn vốn ngân sách địa phương để đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi, điện, giao thông tại các vùng quy hoạch để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh.
- Huy động từ các thành phần kinh tế: Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật để thu hút vốn của các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ cá tra, đặc biệt ưu đãi đối với các dự án nằm trong danh mục ưu tiên kêu gọi đầu tư, như:
+ Vốn trong nhân dân: Tiếp tục thực hiện chính sách miễn thuế đất, thủy lợi phí, hỗ trợ đào tạo lao động, tìm kiếm thị trường, nhằm khuyến khích người nông dân có đủ năng lực về vốn và kinh nghiệm tăng gia sản xuất.
+ Vốn doanh nghiệp đầu tư: Đầu tư hạ tầng kỹ thuật để sớm hình thành các vùng nuôi tập trung, đồng thời tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách như giảm giá cho thuê đất, miễn giảm một số thuế, hỗ trợ đào tạo lao động, xúc tiến thương mại… nhằm thu hút nguồn vốn từ doanh nghiệp phát triển sản xuất ở các vùng nuôi tập trung, đầu tư cơ sở chế biến và tiêu thụ các sản phẩm cá tra.
+ Vốn tín dụng: Các Ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp nuôi cá tra tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi theo Quyết định số 540/QĐ-TTg ngày 16/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ và các dự án phát triển nuôi cá tra thuộc danh mục dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư theo quy hoạch. Cải tiến thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi trong việc vay vốn như: Mở rộng điều kiện thuế chấp, áp dụng mức lãi suất ưu đãi cho những khoản vay dài hạn để phát triển cho hoạt động của các doanh nghiệp; Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp có đầu tư dự án sản xuất, chế biến cá tra được vay vốn tín dụng đầu tư, xuất khẩu theo quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 và Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ; các tổ chức, cá nhân được vay vốn theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ để phục vụ sản xuất, kinh doanh cá tra; Tập trung tháo gỡ khó khăn về vốn, xây dựng quỹ phát triển thị trường, quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất cá tra: Khoanh lại nợ xấu, đánh giá khả năng phát triển của người nuôi cá tra cũng như doanh nghiệp để họ dễ tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng và các tổ chức tài chính; bảo lãnh một phần và chia sẻ rủi ro cho các doanh nghiệp và các hộ sản xuất cá tra. Triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đầu tư và xuất khẩu của Chính phủ ban hành.
+ Vốn đầu tư nước ngoài: Thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức hợp tác quốc tế ở địa phương để tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) nhằm huy động vốn sản xuất cá tra, thực hiện các dự án tăng cường năng lực quản lý ngành, đào tạo và khuyến ngư, xây dựng các mô hình thí điểm trong nuôi cá tra thân thiện với môi trường; đồng thời khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ và mở rộng thị trường.
5.2. Giải pháp về cơ chế chính sách
a) Chính sách đầu tư
- Triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách của Trung ương đầu tư cho tỉnh theo khoản 3 Điều 3 Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.
- Nghiên cứu chính sách đầu tư xây dựng, cải tạo kết cấu hạ tầng, bao gồm: Cải tạo ao nuôi, kho chứa thức ăn, thuốc thú y, hóa chất phục vụ nuôi, máy móc và trang thiết bị phục vụ nuôi, nhà vệ sinh tự hoại, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý chất thải phù hợp với yêu cầu của VietGAP.
- Các doanh nghiệp đầu tư nuôi và chế biến cá tra được hưởng các chính sách ưu đãi và hỗ trợ bổ sung của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ.
b) Chính sách tín dụng
Phối hợp với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện các chính sách của Trung ương hỗ trợ đầu tư có liên quan đến lĩnh vực nuôi và chế biến cá tra, cụ thể: Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; Quyết định số 540/QĐ-TTg ngày 16/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
c) Các chính sách khác
Hộ nông dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi cá tra bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh được hỗ trợ để khôi phục sản xuất theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
5.3. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường phối hợp với các Viện nghiên cứu, Trường đại học nghiên cứu chuyển giao, nhận chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm, xử lý môi trường, chế biến và dịch vụ thương mại cá tra. Tiếp tục đầu tư các khu sản xuất giống cá tra tập trung để đảm bảo điều kiện sản xuất giống và kiểm soát được chất lượng con giống cá tra.
- Ưu tiên nghiên cứu xây dựng các vùng nuôi an toàn, đảm bảo chế độ cấp thoát nước riêng biệt, nghiên cứu các quy trình nuôi theo quy chuẩn thực hành nuôi tốt như GAP, VietGAP... phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh Trà Vinh.
- Tăng cường nghiên cứu hoặc liên kết với các Viện nghiên cứu, Trường Đại học nhận chuyển giao công nghệ chế biến các sản phẩm mới, có giá trị cao từ cá tra phù hợp với thị hiếu tiêu dùng đối với thị trường trong nước và xuất khẩu. Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, cơ giới hóa và tự động hóa dây chuyền chế biến, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Tăng cường tiếp cận nền công nghiệp chế biến hiện đại của thế giới.
- Các doanh nghiệp nên thực hiện việc đầu tư đổi mới công nghệ theo phương thức hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất, đặc biệt các công đoạn có tính quyết định đến chất lượng sản phẩm, tuyệt đối không nhập khẩu các công nghệ và thiết bị lạc hậu, đã qua sử dụng.
5.4. Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại
- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tận dụng tốt cơ hội trong việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTAs, TPP, cộng đồng kinh tế ASEAN) để đẩy mạnh xuất khẩu; dần khẳng định thương hiệu cá tra của tỉnh; theo dõi diễn biến thị trường dựa trên thu thập thông tin thường xuyên về cung cầu, giá cả để dự báo và lập bộ dữ liệu thị trường cá tra, nhằm cung cấp kịp thời cho nông dân và doanh nghiệp chế biến trong tỉnh có kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý.
- Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong nước ngày càng tăng, thị trường nội địa là hướng đi mà các doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm hơn nữa. Tỉnh cần có chính sách khuyến khích phát triển tiêu thụ nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh triển khai các chi nhánh, đại lý giới thiệu và kinh doanh sản phẩm trong chương trình hợp tác kinh tế giữa tỉnh với các địa phương, nhất là các khu công nghiệp lớn, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ.
5.5. Giải pháp về hậu cần dịch vụ
- Đầu tư xây dựng 4 trại sản xuất cá bột đạt chứng chỉ Global GAP, VietGAP hoặc các chứng chỉ tương đương, hầu hết các trại đều có đàn cá tra bố mẹ hậu bị có sức sinh sản cao (thông qua việc tiếp nhận hoặc chọn lọc đàn cá bố mẹ chất lượng) và di truyền các tính trạng tốt như tăng trưởng cao, tỷ lệ phi lê cao và khả năng kháng bệnh tốt. Trong đó, hợp tác liên doanh, liên kết với doanh nghiệp đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm tại Trại sản xuất giống cá bột huyện Tiểu Cần, đồng thời kêu gọi doanh nghiệp đầu tư 03 trại sản xuất giống cá bột tại xã Đức Mỹ, huyện Càng Long.
- Thức ăn và thuốc thú y thủy sản: Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp nhằm kiểm soát tốt chất lượng và giá bán thức ăn cũng như các loại thuốc thú y thủy sản, tránh thiệt hại cho người nuôi; đồng thời, tiến hành cung cấp Giấy chứng nhận đảm bảo về quy trình sản xuất, tạo niềm tin cho người sản xuất khi tham gia nuôi thủy sản; tuyên truyền cho người dân về việc sử dụng đúng cách, đúng loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong thủy sản; khuyến cáo người dân sử dụng thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong thủy sản có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng và chất lượng tốt.
5.6. Giải pháp về hạ tầng kỹ thuật cơ bản phục vụ nuôi cá tra
- Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông thủy và hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải trong các khu nuôi, ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu tác động đến ao nuôi cũng như giảm thiểu sự ảnh hưởng của các ao nuôi tới môi trường bên ngoài.
- Trong giai đoạn 2016 - 2020 cần ưu tiên bố trí nguồn vốn nạo vét sông, kênh, rạch khu vực trong cống, đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tập trung. Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới hệ thống giao thông nông thôn đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, cầu bê tông cốt thép tới khu nuôi một cách thuận lợi, kết hợp kéo điện tới các khu nuôi tập trung; đồng thời, lồng ghép các hạng mục đầu tư đê, kè chống sạt lở thuộc các chương trình mục tiêu hoặc kêu gọi Nhân dân đầu tư.
- Đối với cơ sở, doanh nghiệp nuôi cá tra thường xuyên kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu nuôi, hệ thống xử lý nước, bùn thải đáy ao theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi cá tra trong ao - điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm QCVN 02-20:2014/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 22/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; theo đó, quy định khu vực chứa bùn thải có diện tích tối thiểu là 10% tổng diện tích ao nuôi.
5.7. Giải pháp về môi trường và dịch bệnh
a) Giải pháp môi trường
- Tăng cường năng lực, vai trò quản lý nhà nước của các Sở, Ban, ngành, cơ quan chức năng, cụ thể hóa bằng văn bản về vai trò quản lý của từng đơn vị chức năng điều phối việc kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường ở các vùng nuôi cá tra, sản xuất và cung ứng giống, dịch bệnh phát sinh, hệ thống xử lý nước thải ở các công ty, cơ sở chế biến thủy sản - cá tra.
- Phối hợp liên ngành giữa các đơn vị quản lý, như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình thực hiện quản lý, phát hiện, xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường trong sản xuất cá tra.
- Xây dựng, cụ thể hóa các văn bản, chính sách của tỉnh trong quản lý, kiểm soát chất lượng môi trường vùng nuôi, phí môi trường và các phí xử phạt gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất cá tra.
- Đối với vùng quy hoạch nuôi trong dự án Nam Mang Thít: Triển khai các dự án nạo vét kênh rạch, khai thông dòng chảy nhằm tăng sức tải môi trường trên các sông, kênh, rạch trong vùng dự án Nam Măng Thít, trong đó cần tiến hành lồng ghép các nguồn vốn đầu tư từ các dự án thủy lợi hàng năm, các dự án thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản và kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; kết hợp chương trình quan trắc và cảnh báo môi trường tiến hành xây dựng lịch đóng mở cống cho phù hợp. Đồng thời, liên kết chặt giữa các hộ nuôi trong vùng để thực hiện lịch cấp và thoát nước phù hợp với lịch đóng mở cống.
- Xây dựng quy chế vùng nuôi tập trung theo hướng áp dụng quy trình nuôi tiên tiến, thực hành nuôi tốt (VietGAP, BMP,…) để giảm các loại thuốc và hóa chất dùng trong quá trình sản xuất; tăng cường công tác kiểm dịch con giống trước khi đưa vào ao nuôi; tăng cường kiểm tra, giám sát các loại thức ăn, thuốc, hóa chất ở các cơ sở kinh doanh thức ăn và vật tư thủy sản, đảm bảo truy xuất nguồn gốc vùng nuôi.
- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải với công nghệ phù hợp, tăng cường áp dụng sản xuất sạch hơn trong các nhà máy chế biến cá tra nhằm giảm giá thành sản phẩm và bảo vệ môi trường.
- Hướng dẫn và khuyến cáo các hộ nuôi và sản xuất giống cá tra thực hiện nghiêm quy định về bảo vệ môi trường nhất là việc xử lý bùn thải, chất thải chiếm tối thiểu 10% diện tích ao nuôi (theo quy định tại Thông tư số 22/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/07/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản) khu vực chứa và xử lý thải phải có bờ ngăn và không để thất thoát ra môi trường bên ngoài. Khu vực chứa và xử lý bùn thải có thể là ao xử lý thải, đất trồng hoa màu, trồng lúa... nhưng phải có bờ bao chắc chắn và không để rò rỉ chất thải ra môi trường.
- Lồng ghép với kế hoạch thực hiện của Dự án AMD tiến hành xây dựng các trạm quan trắc tự động cảnh báo môi trường, thường xuyên kiểm tra, đo đạc các chỉ tiêu về môi trường ở các khu vực nuôi cá tập trung, diện tích lớn.
- Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát chất lượng con giống, dịch bệnh, chất lượng môi trường, phí môi trường và các phí xử phạt gây ô nhiễm môi trường ở các vùng nuôi, hệ thống xử lý nước thải của các công ty, cơ sở chế biến thủy sản - cá tra.
b) Giải pháp về dịch bệnh
- Chủ động xây dựng và triển khai thực hiện tốt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên động vật thủy sản. Thực hiện tốt công tác quan trắc cảnh báo môi trường, dịch bệnh; mở rộng mạng lưới quan trắc môi trường, nâng cao năng lực xét nghiệm chất lượng giống thủy sản. Sử dụng những số liệu quan trắc để phân vùng quản lý bệnh dựa vào dịch tể và bệnh động vật thủy sinh ở các khu vực khác nhau.
- Phối hợp với các viện, trường nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ kiểm soát ô nhiễm, cảnh báo môi trường, ngăn ngừa kiểm soát dịch bệnh cho các vùng sản xuất cá tra.
- Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ có chuyên môn về thủy sản để có đủ năng lực chuẩn đoán bệnh phục vụ tốt cho nhu cầu nuôi cá tra thâm canh trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường kiểm tra giám sát dịch bệnh, khi có dịch bệnh xảy ra cần phải thực hiện công bố dịch bệnh và áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý dịch bệnh theo đúng quy định để hạn chế lây lan ra diện rộng.
- Đối với nước thải, bùn thải trong quá trình nuôi và sau khi thu hoạch cơ sở nuôi phải gom lại ở một khu vực thích hợp để xử lý (ao chứa chất thải, ruộng lúa…), đảm bảo không rò rỉ và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Cơ sở nuôi phải ghi chép các hoạt động xử lý nước thải và bùn thải.
5.8. Giải pháp khuyến ngư và phát triển nguồn nhân lực
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn và tập huấn về kỹ thuật các và quy chuẩn thực hành nuôi tốt (VietGAP, Global GAP,…) cho người sản xuất, xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo hướng GAP làm cơ sở nhân rộng.
- Đối với các cơ sở, vùng nuôi cá tra thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm điều kiện về nhân sự phải thực hiện theo Điều 7 Thông tư số 44/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tăng cường đào tạo cán bộ quản lý, đội ngũ thanh tra, kiểm soát viên cho từng khâu từ kiểm soát giống, thức ăn đến vệ sinh an toàn thực phẩm có đủ trình độ giám sát, hướng dẫn và quản lý quy hoạch.
5.9. Tổ chức quản lý và sản xuất
- Khuyến khích người nuôi cá tra tham gia Hiệp hội Thủy sản tỉnh nhằm tạo mối liên kết chặt chẽ hơn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục củng cố và phát triển về cơ cấu tổ chức và nội dung hoạt động của Hiệp hội Thủy sản tỉnh, chi hội thủy sản các huyện, thị xã, thành phố.
- Xây dựng hệ thống mã số vùng nuôi cho từng ao nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh. Mã số vùng nuôi là tiền đề cho việc quản lý từ địa phương đến Trung ương nhằm đánh giá liên tục hiện trạng nuôi và dự báo nguồn nguyên liệu cung cấp trong thời gian từ 6 - 7 tháng tới để có chiến lược tác động đến thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Tổ chức lại sản xuất và các khâu theo hướng liên kết chuỗi giá trị ngành hàng, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt và hỗ trợ người nuôi. Liên kết chuỗi để giải quyết vấn đề chu kỳ giá và sản lượng, đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc; đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo đảm cho phát triển bền vững.
Điều 2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
- Tổ chức công bố công khai, thông báo rộng rãi nội dung quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi để mọi công dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư (trong và ngoài nước) dễ dàng tiếp cận nghiên cứu và khai thác.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 theo thứ tự chương trình, dự án ưu tiên đầu tư; tập trung chỉ đạo thực hiện các công trình hạ tầng kỹ thuật vùng nuôi.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vốn, khoa học - công nghệ, đào tạo, xúc tiến thương mại; tài trợ của các tổ chức quốc tế đầu tư phát triển nghề nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh.
- Kết hợp chặt chẽ với Hiệp hội thủy sản củng cố và phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác và các câu lạc bộ nuôi thủy sản trên địa bàn, đặc biệt chú trọng việc tổ chức liên kết các hộ nuôi cá tra nhỏ lẻ thành các tổ hợp tác, câu lạc bộ hoặc hợp tác xã để xây dựng và phát triển mối liên kết giữa nhà máy chế biến thủy sản, thức ăn thủy sản với người nuôi.
- Xây dựng hệ thống mã số vùng nuôi cho từng ao nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh; trên cơ sở mã số vùng nuôi và bản đồ quy hoạch tiến hành quản lý tốt các vùng nuôi trong quy hoạch và xử lý nghiêm trường hợp nuôi ngoài quy hoạch.
- Theo dõi, giám sát việc thực hiện và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh Quy hoạch kịp thời khi không còn phù hợp.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Xác định nhu cầu nguồn vốn hàng năm, cân đối và bố trí vốn đầu tư theo phân cấp, đúng quy định để thực hiện quy hoạch đạt tiến độ, hiệu quả.
3. Các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ của Sở, Ban, ngành có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình tổ chức thực hiện Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 đảm bảo đạt hiệu quả.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Quy hoạch trên địa bàn; trực tiếp tổ chức quản lý phát triển sản xuất tiêu thụ cá tra trên địa bàn quản lý theo phân công, phân cấp.
- Bổ sung nhu cầu đất phát triển sản xuất cá tra thương phẩm và giống theo quy hoạch trên địa bàn vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương; rà soát, vận động các cơ sở nuôi đăng ký, chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất nuôi trồng thủy sản nhằm tạo điều kiện, cơ sở pháp lý quản lý diện tích chuyên nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật vùng nuôi trên địa bàn theo phân công, phân cấp.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá tra trên địa bàn.
- Theo dõi tình hình triển khai thực hiện Quy hoạch trên địa bàn, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để có sự chỉ đạo.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Trà Vinh; Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY HOẠCH CHI TIẾT DIỆN TÍCH NUÔI CÁ TRA TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 2694/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
ĐVT: Ha
STT | Danh mục | QH ĐẾN NĂM 2020 | ĐH ĐẾN NĂM 2025 | ||
Diện tích mặt nước | Diện tích tự nhiên | Diện tích mặt nước | Diện tích tự nhiên | ||
| Toàn tỉnh | 470 | 780 | 580 | 960 |
1 | Thành phố Trà Vinh | 60 | 100 | 60 | 100 |
| Xã Long Đức | 60 | 100 | 60 | 100 |
- | Khu vực cồn Thủy Tiên | 18 | 30 | 18 | 30 |
- | Khu vực cù lao Long Trị | 36 | 60 | 36 | 60 |
- | Khu vực cống Láng Thé | 6 | 10 | 6 | 10 |
2 | Huyện Càng Long | 40 | 60 | 40 | 60 |
2.1 | Xã Đức Mỹ | 28 | 40 | 28 | 40 |
- | Khu vực ngoài đê | 25 | 35 | 25 | 35 |
- | Khu vực trong cống | 3 | 5 | 3 | 5 |
2.2 | Xã Đại Phước | 6 | 10 | 6 | 10 |
2.3 | Xã Nhị Long | 6 | 10 | 6 | 10 |
3 | Huyện Châu Thành | 60 | 100 | 60 | 100 |
3.1 | Xã Hưng Mỹ | 54 | 90 | 54 | 90 |
- | Cồn Cò | 48 | 80 | 48 | 80 |
+ | Khu vực đầu cồn | 12 | 20 | 12 | 20 |
+ | Khu vực đuôi cồn | 36 | 60 | 36 | 60 |
- | Rạch Giữa | 6 | 10 | 6 | 10 |
3.2 | Xã Hòa Minh | 6 | 10 | 6 | 10 |
4 | Huyện Cầu Kè | 220 | 370 | 220 | 370 |
4.1 | Xã An Phú Tân | 90 | 150 | 90 | 150 |
- | Ấp Tân Quy 2 | 12 | 20 | 12 | 20 |
- | Khu vực ngoài đê | 78 | 130 | 78 | 130 |
4.2 | Xã Hòa Tân | 70 | 120 | 70 | 120 |
- | Cồn Tròn | 7,5 | 12,5 | 7,5 | 12,5 |
- | Cồn An Lộc | 10,5 | 17,5 | 10,5 | 17,5 |
- | Khu vực ngoài đê | 52 | 90 | 52 | 90 |
4.3 | Xã Ninh Thới | 60 | 100 | 60 | 100 |
5 | Huyện Tiểu Cần | 70 | 120 | 180 | 300 |
5.1 | Xã Tân Hòa | 60 | 100 | 150 | 250 |
5.2 | Xã Long Thới | 10 | 20 | 30 | 50 |
6 | Huyện Trà Cú | 20 | 30 | 20 | 30 |
| Xã An Quảng Hữu | 20 | 30 | 20 | 30 |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 2694/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
ĐVT: Tỷ đồng
STT | Danh mục Chương trình, dự án | Địa điểm | Tổng cộng | Vốn ngân sách NN | Vốn huy động | ||
Tổng cộng | Trung ương | Địa phương | |||||
1 | Chương trình |
| 10 | 10 | 4 | 6 |
|
1.1 | Chương trình xây dựng vùng nuôi cá tra an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP | Toàn tỉnh | 6 | 6 | 4 | 2 |
|
1.2 | Chương trình quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng dịch bệnh vùng nuôi cá tra | Toản tỉnh | 4 | 4 |
| 4 |
|
2 | Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cá tra |
| 105 | 105 | 57 | 48 |
|
2.1 | Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng (điện, giao thông) phục vụ khu nuôi cá tra xã Hòa Tân và xã Ninh Thới | Huyện Cầu Kè | 15 | 15 | 10 | 5 |
|
2.2 | Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng (điện, giao thông) phục vụ khu nuôi cá tra xã An Quảng Hữu | Huyện Trà Cú | 10 | 10 | 6 | 4 |
|
2.3 | Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng (điện, giao thông) phục vụ khu sản xuất và ương dưỡng cá tra giống tập trung | Huyện Càng Long | 10 | 10 | 6 | 4 |
|
2.4 | Dự án nạo vét kênh rạch phục vụ các khu nuôi cá tra huyện Càng Long | Huyện Càng Long | 10 | 10 | 5 | 5 |
|
2.5 | Dự án nạo vét sông, kênh, rạch khu vực trong cống Cần Chông phục vụ nuôi cá tra | Huyện Tiểu Cần | 30 | 30 | 15 | 15 |
|
2.6 | Dự án đầu tư xây dựng 04 cửa cống đóng mở theo phương pháp cưỡng bức bằng thủy lực cho cửa cống Cần Chông, công trình chống sạt lở hai bên sông Cần Chông, huyện Tiểu Cần | Huyện Tiểu Cần | 30 | 30 | 15 | 15 |
|
3 | Các dự án ưu tiên gọi vốn đầu tư |
| 520 |
|
|
| 520 |
3.1 | Dự án nuôi cá tra 200 ha ấp Trẹm - Tân Thành Tây | Huyện Tiểu Cần | 200 |
|
|
| 200 |
3.2 | Dự án nuôi cá tra 100 ha xã Ninh Thới | Huyện Cầu Kè | 100 |
|
|
| 100 |
3.3 | Dự án nuôi cá tra 90 ha xã Hòa Tân | H.Cầu Kè | 90 |
|
|
| 90 |
3.4 | Dự án nuôi cá tra 100 ha xã An Phú Tân | Huyện Cầu Kè | 100 |
|
|
| 100 |
3.5 | Dự án khu sản xuất và ương dưỡng cá tra giống | H. Càng Long | 30 |
|
|
| 30 |
| Tổng |
| 635 | 115 | 61 | 54 | 520 |
- 1 Kế hoạch 222/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2018-2025
- 2 Quyết định 1105/QĐ-UBND-HC năm 2018 điều chỉnh nội dung Quyết định 1046/QĐ-UBND.HC do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 3 Quyết định 2281/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 4 Nghị quyết 13/2016/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
- 5 Quyết định 1663/QĐ-UBND năm 2016 về hợp đồng mẫu trong mua bán, liên kết sản xuất và tiêu thụ cá tra trên địa bàn tỉnh An Giang
- 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7 Quyết định 558/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí xây dựng mô hình Hợp tác xã cá tra liên kết theo chuỗi giá trị ở Đồng Tháp
- 8 Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 9 Quyết định 3885/QĐ-BNN-TCTS năm 2014 phê duyệt Quy hoạch nuôi, chế biến cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10 Thông tư 22/2014/TT-BNNPTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11 Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản
- 12 Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra
- 13 Quyết định 540/QĐ-TTg năm 2014 về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14 Quyết định 674/QĐ-BNN-KHCN năm 2014 phê duyệt Đề án khung sản phẩm quốc gia "Sản phẩm cá da trơn Việt Nam chất lượng cao và sản phẩm chế biến từ cá da trơn" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 15 Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 16 Quyết định 68/2013/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17 Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 18 Nghị quyết 109/NQ-CP năm 2013 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của tỉnh Trà Vinh do Chính phủ ban hành
- 19 Nghị định 54/2013/NĐ-CP bổ sung Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
- 20 Quyết định 49/2012/QĐ-TTg sửa đổi Điều 3 Quyết định 142/2009/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21 Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và xuất khẩu của nhà nước
- 22 Quyết định 438/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23 Thông tư 44/2010/TT-BNNPTNT quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi cá tra thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 24 Quyết định 176/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 25 Quyết định 142/2009/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 26 Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 27 Chỉ thị 14/2007/CT-UBND thay thế Chỉ thị 13/2007/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nuôi cá tra thâm canh trên khu vực cập tuyến sông Ba Lai do tỉnh Bến Tre ban hành
- 28 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 1 Chỉ thị 14/2007/CT-UBND thay thế Chỉ thị 13/2007/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nuôi cá tra thâm canh trên khu vực cập tuyến sông Ba Lai do tỉnh Bến Tre ban hành
- 2 Quyết định 558/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí xây dựng mô hình Hợp tác xã cá tra liên kết theo chuỗi giá trị ở Đồng Tháp
- 3 Quyết định 1663/QĐ-UBND năm 2016 về hợp đồng mẫu trong mua bán, liên kết sản xuất và tiêu thụ cá tra trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4 Quyết định 2281/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 5 Kế hoạch 222/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2018-2025
- 6 Quyết định 1105/QĐ-UBND-HC năm 2018 điều chỉnh nội dung Quyết định 1046/QĐ-UBND.HC do tỉnh Đồng Tháp ban hành