Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2734/QĐ-UBND

An Giang, ngày 14 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI CƠ CHẾ TỰ CHỦ CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRỰC THUỘC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Quyết định số 186/QĐ-TTg, ngày 10/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục Dịch vụ sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 695/QĐ-TTg, ngày 21/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1264/TTr-SNV ngày 09 tháng 8 năm 2017.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án chuyển đổi cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Quy hoạch mạng lưới đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 phải tuân thủ và phù hợp yêu cầu về đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cụ thể: đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Thống nhất, đồng bộ và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng cường thực hiện tự chủ của các đơn vị sự nghiệp, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công; tiếp tục củng cố, đầu tư cơ sở vật chất các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, đồng thời thực hiện các chính sách thúc đẩy xã hội hóa nhằm thu hút tối đa nguồn lực của xã hội tham gia phát triển các dịch vụ sự nghiệp công.

4. Sắp xếp, kiện toàn bộ máy tinh gọn, đồng bộ, thống nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động; bảo đảm tính đặc thù, có tính kế thừa, phát huy tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ viên chức hiện có.

5. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ, tự bảo đảm chi phí hoạt động trên cơ sở đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, nhân sự.

6. Quy hoạch mang tính động và mở, có sự cập nhật, điều chỉnh phù hợp trong từng thời kỳ.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Tăng cường khai thác các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công và các nguồn thu khác; bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công.

b) Tăng cường phân cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính, có tính đến đặc điểm từng loại hình đơn vị, khả năng, nhu cầu thị trường và trình độ quản lý nhằm thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp công phát triển lành mạnh, bền vững.

c) Nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ công, đáp ứng tốt nhu cầu của các tổ chức, cá nhân.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2017 - 2020:

- Về mạng lưới các đơn vị sự nghiệp: thực hiện rà soát, sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp đảm bảo phù hợp với lộ trình chuyển đổi đơn vị sự nghiệp theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLB-BGDĐT-BNV ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội Vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Về thực hiện cơ chế tự chủ: các đơn vị tăng dần mức độ tự chủ hàng năm phù hợp với lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp giáo dục và đào tạo công. Phấn đấu đến năm 2020, ngành giáo dục có 49 đơn vị sự nghiệp công lập được phân loại so hiện nay chuyển đổi tăng nhóm.

b) Giai đoạn 2021 - 2030:

- Về mạng lưới các đơn vị sự nghiệp: tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp công lập, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các đơn vị, đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển ngành giáo dục và đào tạo.

- Về thực hiện cơ chế tự chủ: tiếp tục chuyển đổi cơ chế hoạt động của các đơn vị ở mức độ tự chủ cao hơn, phấn đấu đến năm 2030 các đơn vị đủ điều kiện phân loại nhóm 4 chuyển đổi lên nhóm 3, từ nhóm 3 chuyển đổi lên nhóm 2…

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH

Lộ trình phân loại của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo từ năm 2017 - 2030 theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP cụ thể như sau:

Nhóm 2: Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên;

Nhóm 3: Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;

Nhóm 4: Đơn vị sự nghiệp do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

Nhóm

Lộ trình

2017 - 2020

2021 - 2025

2026 - 2030

Nhóm 2

01

08

24

Nhóm 3

46

40

24

Nhóm 4

02

02

02

Cộng

49 đơn vị

50 đơn vị

50 đơn vị

1. Giai đoạn 2017 - 2020

Có 49 đơn vị sự nghiệp (Phụ lục 1) được phân loại theo nhóm như sau:

a) Nhóm 2: Có 01 đơn vị được phân loại đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ tài chính thuộc loại tự đảm bảo chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ.

b) Nhóm 3: Có 46 đơn vị được phân loại đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ tài chính thuộc loại tự đảm bảo một phần chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ.

c) Nhóm 4: Có 02 đơn vị được phân loại đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ tài chính do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ.

2. Giai đoạn 2021 - 2025

Có 50 đơn vị sự nghiệp (Phụ lục 2) được phân loại theo nhóm như sau:

a) Nhóm 2: Có 08 đơn vị được phân loại đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ tài chính thuộc loại tự đảm bảo chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ.

b) Nhóm 3: Có 40 đơn vị được phân loại đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ tài chính thuộc loại tự đảm bảo một phần chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ.

c) Nhóm 4: Có 02 đơn vị được phân loại đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ tài chính do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ.

3. Giai đoạn 2026 - 2030:

Có 50 đơn vị sự nghiệp (Phụ lục 3) được phân loại theo nhóm như sau:

a) Nhóm 2: Có 24 đơn vị được phân loại đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ tài chính thuộc loại tự đảm bảo chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ.

b) Nhóm 3: Có 24 đơn vị được phân loại đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ tài chính thuộc loại tự đảm bảo một phần chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ.

c) Nhóm 4: Có 02 đơn vị được phân loại đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ tài chính do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Về cơ chế, chính sách

a) Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế hợp tác công tư trong hoạt động ngành giáo dục và đào tạo.

b) Xây dựng, hoàn thiện tiêu chí phân loại, xếp hạng, đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, làm cơ sở cho việc ưu tiên đầu tư đối với đơn vị hoạt động hiệu quả, sáp nhập, giải thể đơn vị hoạt động kém hiệu quả.

2. Về tổ chức và hoạt động

a) Rà soát chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành giáo dục và đào tạo để thực hiện sắp xếp lại theo Đề án nhằm giảm đầu mối, khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời phù hợp với quá trình tái cơ cấu ngành giáo dục và đào tạo.

b) Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, chuyển đổi cơ chế hoạt động của các đơn vị ở mức độ tự chủ cao hơn, phấn đấu đến năm 2030 các đơn vị đủ điều kiện phân loại nhóm 4 chuyển đổi lên nhóm 3, từ nhóm 3 chuyển đổi lên nhóm 2.

3. Về nhân lực

a) Tổ chức đánh giá, phân loại chất lượng nhân lực để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

b) Triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực và chính sách thu hút, sử dụng, trọng dụng cá nhân có thực tài. Ưu tiên thu hút nhân lực có trình độ cao.

4. Về đầu tư và tài chính

a) Khai thác tốt các nguồn thu sự nghiệp và các nguồn thu dịch vụ khác, nguồn vốn ưu đãi và vốn hỗ trợ phát triển chính thức để tăng cường tiềm lực, nâng cao năng lực các tổ chức trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

b) Bảo đảm sử dụng đúng các nguồn vốn, phát huy hiệu quả sử dụng vốn, đẩy mạnh việc mở rộng phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động.

c) Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực xã hội, tăng cường thực hiện tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, tiếp tục củng cố, đầu tư cơ sở vật chất cho các hoạt động dịch vụ sự nghiệp, đồng thời thực hiện các chính sách thúc đẩy xã hội hóa nhằm thu hút tối đa nguồn lực của xã hội tham gia phát triển hoạt động dịch vụ giáo dục và đào tạo.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch; định kỳ báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch 6 tháng, năm; Chủ động xem xét, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc điều chỉnh Quy hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế.

2. Các Sở, ngành, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện các nội dung liên quan trong Đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nội vụ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Nưng

 

Phụ lục 1 : ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TỰ CHỦ TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 THEO NGHỊ ĐỊNH 16/2015/NĐ-CP

STT

Phân loại đơn vị tự chủ

Ghi chú

I.

Đơn vị tự chủ tài chính tự bảo đảm chi thường xuyên (loại 2):

 

1.

Trung tâm GDTX tỉnh An Giang.

TP. Long Xuyên

II

Đơn vị tự chủ tài chính tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (loại 3):

 

1.

Trường THPT Long Xuyên

TP. Long Xuyên

2.

Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu

 

3.

Trường THPT Nguyễn Hiền

 

4.

Trường THCS và THPT Mỹ Hòa Hưng

 

5.

Trường THPT Nguyễn Công Trứ

 

6.

Trường THPT chuyên Thủ Khoa Nghĩa

TP. Châu Đốc

7.

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Huyện Châu Thành

8.

Trường THPT Cần Đăng

 

9.

Trường THPT Vĩnh Bình

 

10.

Trường THPT Trần Văn Thành

Huyện Châu Phú

11.

Trường THCS và THPT Bình Long

 

12.

Trường THPT Châu Phú

 

13.

Trường THPT Thạnh Mỹ Tây

 

14.

Trường THPT Bình Mỹ

 

15.

Trường THPT Võ Thị Sáu

TP. Châu Đốc

16.

Trường THPT An Phú

Huyện An Phú

17.

Trường THCS và THPT Vĩnh Lộc

 

18.

Trường THPT Quốc Thái

 

19.

Trường THPT Lương Thế Vinh

Huyện An Phú

20.

Trường THPT Tân Châu

TX. Tân Châu

21.

Trường THPT Vĩnh Xương

 

22.

Trường THPT Nguyễn Quang Diêu

 

23.

Trường THPT Đức Trí

 

24.

Trường THPT Châu Phong

 

25.

Trường THPT Chu Văn An

Huyện Phú Tân

26.

Trường THPT Nguyễn Chí Thanh

 

27.

Trường THPT Bình Thạnh Đông

 

28.

Trường THPT Hòa Lạc

 

29.

Trường THCS và THPT Phú Tân

 

30.

Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Huyện Chợ Mới

31.

Trường THPT Châu Văn Liêm

 

32.

Trường THPT Huỳnh Thị Hưởng

 

33.

Trường THPT Huỳnh Văn Hưởng

 

34.

Trường THPT Ung Văn Khiêm

 

35.

Trường THPT Võ Thành Trinh

 

36.

Trường THPT Lương Văn Cù

 

37.

Trường THPT Nguyễn Văn Thoại

Huyện Thoại Sơn

38.

Trường THPT Nguyễn Khuyến

 

39.

Trường THPT Vọng Thê

 

40.

Trường THPT Vĩnh Trạch

 

41.

Trường THPT Tịnh Biên

Huyện Tịnh Biên

42.

Trường THPT Xuân Tô

 

43.

Trường THPT Chi Lăng

 

44.

Trường THPT Nguyễn Trung Trực

Huyện Tri Tôn

45.

Trường THPT Ba Chúc

 

46.

Trường THCS và THPT Cô Tô

Huyện Tri Tôn

III

Đơn vị tự chủ tài chính do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (loại 4):

 

1.

Trường Trẻ em Khuyết tật

TP. Long Xuyên

2.

Trường PT DTNT THPT An Giang

TP. Châu Đốc

 

Phụ lục 2 : ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TỰ CHỦ TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 THEO NGHỊ ĐỊNH 16/2015/NĐ-CP

STT

Phân loại đơn vị tự chủ

Ghi chú

I.

Đơn vị tự chủ tài chính tự bảo đảm chi thường xuyên (loại 2):

 

1.

Trung tâm GDTX tỉnh An Giang

TP. Long Xuyên

2.

Trường THPT Long Xuyên

 

3.

Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu

 

4.

Trường THPT Trần Văn Thành

Châu Phú

5.

Trường THPT Võ Thị Sáu

TP. Châu Đốc

6.

Trường THPT chuyên Thủ Khoa Nghĩa

 

7.

Trường THPT Tân Châu

TX. Tân Châu

8.

Trường THPT Chu Văn An

Huyện Phú Tân

II

Đơn vị tự chủ tài chính tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (loại 3):

 

1.

Trường THPT Nguyễn Hiền

TP. Long Xuyên

2.

Trường THCS và THPT Mỹ Hòa Hưng

 

3.

Trường THPT Nguyễn Công Trứ

 

4.

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Huyện Châu Thành

5.

Trường THPT Cần Đăng

 

6.

Trường THPT Vĩnh Bình

 

7.

Trường THCS và THPT Bình Long

Huyện Châu Phú

8.

Trường THPT Châu Phú

 

9.

Trường THPT Thạnh Mỹ Tây

 

10.

Trường THPT Bình Mỹ

 

11.

Trường THPT An Phú

Huyện An Phú

12.

Trường THCS và THPT Vĩnh Lộc

 

13.

Trường THPT Quốc Thái

 

14.

Trường THPT Lương Thế Vinh

 

15.

Trường THPT Vĩnh Xương

TX. Tân Châu

16.

Trường THPT Nguyễn Quang Diêu

 

17.

Trường THPT Đức Trí

 

18.

Trường THPT Châu Phong

 

19.

Trường THPT Nguyễn Chí Thanh

Huyện Phú Tân

20.

Trường THPT Bình Thạnh Đông

 

21.

Trường THPT Hòa Lạc

 

22.

Trường THCS và THPT Phú Tân

 

23.

Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Huyện Chợ Mới

24.

Trường THPT Châu Văn Liêm

 

25.

Trường THPT Huỳnh Thị Hưởng

 

26.

Trường THPT Huỳnh Văn Hưởng

 

27.

Trường THPT Ung Văn Khiêm

 

28.

Trường THPT Võ Thành Trinh

 

29.

Trường THPT Lương Văn Cù

 

30.

Trường THPT Nguyễn Văn Thoại

Huyện Thoại Sơn

31.

Trường THPT Nguyễn Khuyến

 

32.

Trường THPT Vọng Thê

 

33.

Trường THPT Vĩnh Trạch

 

34.

Trường THPT Tịnh Biên

Huyện Tịnh Biên

35.

Trường THPT Xuân Tô

 

36.

Trường THPT Chi Lăng

 

37.

Trường THPT Nguyễn Trung Trực

Huyện Tri Tôn

38.

Trường THPT Ba Chúc

 

39.

Trường THCS và THPT Cô Tô

 

40.

Trường THPT Nguyễn Trường Tộ

TP. Châu Đốc

III

Đơn vị tự chủ tài chính do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (loại 4):

 

1.

Trường Trẻ em Khuyết tật

TP. Long Xuyên

2.

Trường PT DTNT THPT An Giang

TP. Châu Đốc

 

Phụ lục 3 : ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030 THEO NGHỊ ĐỊNH 16/2015/NĐ-CP

STT

Phân loại đơn vị tự chủ

Ghi chú

I.

Đơn vị tự chủ tài chính tự bảo đảm chi thường xuyên (loại 2):

 

1.

Trung tâm GDTX tỉnh An Giang.

TP. Long Xuyên

2.

Trường THPT Long Xuyên

 

3.

Trường THPT Nguyễn Hiền

 

4.

Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu

 

5.

Trường THPT chuyên Thủ Khoa Nghĩa

TP. Châu Đốc

6.

Trường THPT Võ Thị Sáu

 

7.

Trường THPT Nguyễn Trường Tộ

 

8.

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Huyện Châu Thành

9.

Trường THPT Trần Văn Thành

Huyện Châu Phú

10.

Trường THPT Châu Phú

 

11.

Trường THPT Bình Mỹ

 

12.

Trường THPT Tân Châu

TX. Tân Châu

13.

Trường THPT An Phú

Huyện An Phú

14.

Trường THPT Chu Văn An

Huyện Phú Tân

15.

Trường THPT Nguyễn Chí Thanh

 

16.

Trường THPT Châu Văn Liêm

Huyện Chợ Mới

17.

Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

 

18.

Trường THPT Huỳnh Thị Hưởng

 

19.

Trường THPT Võ Thành Trinh

 

20.

Trường THPT Nguyễn Văn Thoại

Huyện Thoại Sơn

21.

Trường THPT Nguyễn Khuyến

 

22.

Trường THPT Xuân Tô

Huyện Tịnh Biên

23.

Trường THPT Tịnh Biên

 

24.

Trường THPT Ba Chúc

Huyện Tri Tôn

II

Đơn vị tự chủ tài chính tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (loại 3):

 

1.

Trường THCS và THPT Mỹ Hòa Hưng

TP. Long Xuyên

2.

Trường THPT Nguyễn Công Trứ

 

3.

Trường THPT Cần Đăng

Huyện Châu Thành

4.

Trường THPT Vĩnh Bình

 

5.

Trường THCS và THPT Bình Long

Huyện Châu Phú

6.

Trường THPT Thạnh Mỹ Tây

 

7.

Trường THPT Vĩnh Lộc

Huyện An Phú

8.

Trường THPT Quốc Thái

 

9.

Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh

 

10.

Trường THPT Vĩnh Xương

TX. Tân Châu

11.

Trường THPT Nguyễn Quang Diêu

 

12.

Trường THPT Đức Trí

 

13.

Trường THPT Châu Phong

 

14.

Trường THPT Bình Thạnh Đông

Huyện Phú Tân

15.

Trường THPT Hòa Lạc

 

16.

Trường THCS và THPT Phú Tân

 

17.

Trường THPT Huỳnh Văn Hưởng

Huyện Chợ Mới

18.

Trường THPT Ung Văn Khiêm

 

19.

Trường THPT Lương Văn Cù

 

20.

Trường THPT Vọng Thê

Huyện Thoại Sơn

21.

Trường THPT Vĩnh Trạch

 

22.

Trường THPT Chi Lăng

Huyện Tịnh Biên

23.

Trường THPT Nguyễn Trung Trực

Huyện Tri Tôn

24.

Trường THCS và THPT Cô Tô

 

III

Đơn vị tự chủ tài chính do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (loại 4):

 

1.

Trường Trẻ em Khuyết tật

TP. Long Xuyên

2.

Trường PT DTNT THPT An Giang

TP. Châu Đốc