Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 274/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 19 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 30A/2008/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo;

Căn cứ Thông tư số 08/2009/TT-BNN ngày 26 tháng 02 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ- CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư 199/2009/TT-BTC ngày 13 tháng 10 năm 2009 về việc quy định cơ chế tài chính thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1695/TTr-NN&PTNT ngày 01 tháng 11 năm 2011 về việc ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và ý kiến thẩm tra của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 148/BC-STP ngày 06 tháng 10 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện Quy định này ở các huyện liên quan.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2106/QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định cụ thể một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ.

Các quy định trái với Quy định ban hành kèm theo Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội; Trưởng Ban Dân tộc; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện miền núi; Thủ trưởng các sở, ban ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Cao Khoa

 

QUY ĐỊNH

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 30A/2008/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi áp dụng

Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được áp dụng cho 6 huyện nghèo, miền núi tỉnh Quảng Ngãi.

2. Đối tượng áp dụng

Là hộ gia đình đang sinh sống và có hộ khẩu thường trú tại địa bàn các xã, thị trấn thuộc 6 huyện nghèo của tỉnh Quảng Ngãi theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ.

Điều 2. Nội dung và nguyên tắc thực hiện

1. Nội dung thực hiện

a) Hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất;

b) Hỗ trợ khai hoang, phục hóa hoặc tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp;

c) Hỗ trợ việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, vật tư sản xuất;

d) Chính sách khuyến nông - khuyến ngư.

2. Nguyên tắc thực hiện

Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản thuộc chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững được thực hiện công khai, phát huy mạnh mẽ tính dân chủ từ cơ sở trong việc lựa chọn nội dung đầu tư, hỗ trợ.

Lựa chọn các loại giống cây trồng, vật nuôi, vật tư có trong danh mục, định mức kỹ thuật quy định (tại phụ lục 01 và phụ lục 02) đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương để đầu tư, hỗ trợ thực hiện.

Điều 3. Quy định cụ thể

1. Hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất

a) Hộ gia đình nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng đối với rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất có trữ lượng giàu, trung bình nhưng đang đóng cửa rừng được hưởng tiền khoán chăm sóc, bảo vệ rừng với mức hỗ trợ 200.000 đồng/ha/năm (không bao gồm chi phí khác).

Hộ nhận quản lý, chăm sóc bảo vệ rừng phải thực hiện đúng theo hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng.

b) Đối với diện tích đất trống được quy hoạch để trồng rừng, cụ thể:

- Đối với trồng rừng phòng hộ đặc dụng được đầu tư bình quân là 10 triệu đồng/ha (bao gồm cả trồng và chăm sóc đến khi thành rừng). Việc thanh toán căn cứ vào thực tế, trên cơ sở dự toán dự án đầu tư do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau 04 năm đầu tư trồng và chăm sóc, nếu đạt tiêu chuẩn thành rừng thì tiếp tục chuyển sang khoán bảo vệ với mức 200.000 đồng/ha/năm.

- Đối với trồng rừng sản xuất được giao cho hộ gia đình, cá nhân: Được hỗ trợ cây giống, phân bón và một phần nhân công với mức hỗ trợ từ 02 đến 05 triệu đồng/ha (tùy thuộc vào điều kiện địa hình, đất đai, mức độ khó khăn khi thi công, giá giống của từng địa phương) diện tích hỗ trợ không quá 02 ha. Các hộ được hỗ trợ trồng rừng sản xuất mà trồng cây nguyên liệu như cây keo, bời lời phải trồng xen 50 - 70 cây gỗ lớn gồm một hoặc nhiều trong các loại cây: dầu rái, lim, sao đen, muồng, dỗi, chò chỉ, xà cừ. Còn đối với trồng cây nguyên liệu là cây luồng, lồ ô, thì không trồng xen cây gỗ lớn.

c) Đối với hộ nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, được giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất ngoài chính sách được hưởng theo quy định tại các điểm a, b nêu trên còn được hỗ trợ:

- Được hỗ trợ 05 triệu đồng/ha/hộ để tận dụng tạo đất sản xuất lương thực trong khu vực diện tích rừng nhận khoán chăm sóc, bảo vệ, rừng và đất được giao để trồng rừng sản xuất; nếu đủ điều kiện sản xuất lương thực và phù hợp với quy chế quản lý rừng.

- Được trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực, thời gian trợ cấp gạo tối đa không quá 84 tháng.

2. Hỗ trợ khai hoang, phục hóa hoặc tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp

a) Đất khai hoang

Mức hỗ trợ khai hoang là 10 triệu đồng/ha (tính theo diện tích khai hoang thực tế để hỗ trợ).

Diện tích đất đưa vào khai hoang phải là diện tích đất hoang hóa, chưa sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, chưa giao cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng.

b) Đất để phục hóa

Mức hỗ trợ phục hóa là 05 triệu đồng/ha (tính theo diện tích phục hóa thực tế để hỗ trợ).

Đất phục hóa là đất được quy hoạch để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, đã có thời gian được sử dụng để sản xuất nông nghiệp nhưng sau đó diện tích trên không được sản xuất nên đã bị hoang hóa trở lại.

c) Đất tạo ruộng bậc thang

Mức hỗ trợ để cải tạo thành ruộng bậc thang là 10 triệu đồng/ha (tính theo diện tích cải tạo thành ruộng thực tế để hỗ trợ).

Là đất nương rẫy hoang hóa hoặc đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp nhưng được cải tạo thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước hoặc trồng hoa màu, cây công nghiệp, trồng cây thức ăn gia súc.

d) Đối với hộ nghèo, ngoài các chính sách được hưởng theo quy định tại khoản 1, các điểm a, b, c khoản 2 còn được hỗ trợ nuôi trồng thủy sản, nếu có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản từ 100 m2 trở lên: Nhà nước hỗ trợ một lần 01 triệu đồng/hộ để cải tạo ao nuôi, chi phí cho các việc cải tạo đắp bờ, mương máng, mua hóa chất và các chế phẩm sinh học cải tạo môi trường, mua phân bón để bón lót và chuẩn bị ao trước khi thả giống.

3. Hỗ trợ việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, vật tư sản xuất

a) Nhà nước hỗ trợ tối đa 100% chi phí mua giống, vật tư sản xuất như sau: Chuyển từ trồng cây hàng năm sang trồng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm (theo danh mục giống cây trồng, vật nuôi, vật tư và định mức kỹ thuật), Nhà nước hỗ trợ toàn bộ 01 lần kinh phí mua giống và phân bón cho thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Chuyển đổi cơ cấu giống trong nhóm cây ngắn ngày kém hiệu quả sang sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt (theo danh mục giống cây trồng, vật nuôi, vật tư và định mức kỹ thuật), thì được hỗ trợ toàn bộ kinh phí mua giống, phân bón cho 01 vụ sản xuất chuyển đổi đầu tiên.

Hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống, tiền vận chuyển giống của từng loại vật nuôi theo nhu cầu chuyển đổi của hộ chăn nuôi. Số lượng giống mỗi hộ gia đình được một con trâu cái hoặc bò cái; trong trường hợp hộ gia đình không có điều kiện để chăn nuôi trâu, bò thì được hỗ trợ một dê cái hoặc 01 con lợn nái, hoặc một cặp lợn nuôi thịt hoặc 80 con gia cầm (theo danh mục giống cây trồng, vật nuôi, vật tư và định mức kỹ thuật).

b) Hộ nghèo có chăn nuôi trâu, bò, dê được hỗ trợ 02 triệu đồng/ha để mua giống cỏ trồng thâm canh, mức hỗ trợ tối đa 01 ha/hộ.

Hộ nghèo được hỗ trợ một lần 01 triệu đồng/hộ để làm chuồng trại chăn nuôi (heo, trâu, bò, dê, gia cầm).

c) Hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống thủy sản: Hộ nuôi trồng thủy sản khi chuyển đổi nuôi các loài thủy sản mới có giá trị kinh tế cao được hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống. Mức hỗ trợ được thanh toán theo thực tế nhưng không quá 02 triệu đồng/1.000m2 mặt nước, mỗi hộ được hỗ trợ không quá 1.000m2 mặt nước. Các loại giống thủy sản được hỗ trợ thanh toán là giống thủy sản có tên trong danh mục.

d) Hộ gia đình được hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại Ngân hàng Chính sách Xã hội cho việc đầu tư để phát triển sản xuất bao gồm đầu tư mới hoặc mở rộng chuồng, trại.

đ) Đối với hộ nghèo, ngoài các chính sách được hưởng theo quy định tại khoản 1, khoản 2, các điểm a, b, c, d còn được hỗ trợ lãi suất và hỗ trợ vắc xin tiêm phòng như:

- Hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để trồng rừng sản xuất được Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại Ngân hàng Chính sách Xã hội.

- Hộ nghèo được vay vốn tối đa 05 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% (một lần) trong thời gian 2 năm để mua giống gia súc trâu bò, dê; đối với gia cầm số lượng phải từ 100 con trở lên và nuôi theo hướng gia trại, trang trại; giống thủy sản có tên trong danh mục các loài thủy sản nuôi tại địa phương do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

- Hộ nghèo không có đủ điều kiện chăn nuôi, có nhu cầu phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp tạo thu nhập được vay vốn tối đa 05 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% (một lần).

Việc vay và hỗ trợ lãi suất vay vốn thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Hộ nghèo được hỗ trợ 100% tiền mua vắc xin tiêm phòng và tiền công tiêm phòng đối với đàn gia súc, gia cầm trong diện tiêm và số gia súc, gia cầm tiêm phòng bổ sung theo lứa tuổi đối với các bệnh nguy hiểm, cụ thể như:

+ Đối với trâu, bò: vắc xin tụ huyết trùng, vắc xin lỡ mồm long móng.

+ Đối với heo: Vắc xin dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng.

Vắc xin nhận tại Chi cục Thú y do Cục Thú y cấp theo kế hoạch tiêm phòng hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

4. Về chính sách khuyến nông - khuyến ngư

Mỗi xã bố trí một khuyến nông viên cơ sở, tiêu chuẩn chọn và hợp đồng khuyến nông viên cơ sở giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã vận dụng theo Quyết định số 10/QĐ-HĐTVKN ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Hội đồng Tư vấn khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của khuyến nông viên cơ sở. Mức trả trợ cấp cho khuyến nông viên cơ sở được tính: mức lương cơ bản x 0,9 cho 01 người/tháng. Thời gian tuyển dụng và tính phụ cấp bắt đầu từ ngày Quyết định này có hiệu lực.

Hỗ trợ 100% giống, vật tư cho xây dựng mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; người dân tham gia đào tạo, huấn luyện theo đề án khuyến nông, lâm, ngư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 4. Phân bổ vốn, thanh toán, quyết toán vốn

1. Lập dự toán và phân bổ kinh phí

Hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện lập dự toán kinh phí thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP theo từng dự án nhiệm vụ, chế độ, chính sách cùng với dự toán ngân sách huyện gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan để tổng hợp cùng với dự toán ngân sách tỉnh. Trong từng nguồn vốn nêu trên phải tách rõ vốn đầu tư, vốn sự nghiệp.

Căn cứ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh giao dự toán ngân sách cho các huyện. Căn cứ nguồn lực từ các chương trình, dự án trên địa bàn được giao, nhu cầu thực tế của người dân ở từng thôn, bản, xã, Ủy ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định dự toán ngân sách huyện và phương án phân bổ ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị và giao dự toán ngân sách cho các xã.

2. Quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán kinh phí

a) Việc quản lý sử dụng kinh phí Chương trình thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

Việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán kinh phí để thực hiện các dự án, nhiệm vụ, chế độ, chính sách quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP cho các cơ quan, đơn vị và cho từng hộ dân phải chặt chẽ, đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng, theo chế độ quy định. Đối với những khoản thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt (hoặc hiện vật) cho các hộ dân, Ủy ban nhân dân xã phải lập danh sách cho từng hộ dân ký nhận, có xác nhận của trưởng thôn, bản và thực hiện đầy đủ thủ tục, chứng từ theo chế độ quy định.

b) Đối với các công trình, dự án thực hiện từ nguồn vốn đầu tư phát triển

Việc quản lý, cấp phát, thanh toán đối với các công trình, dự án được đầu tư từ Ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư cho các huyện nghèo. Ngoài ra, chú ý một số nội dung:

Đối với hỗ trợ khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang: Căn cứ điều kiện cụ thể ở địa phương, những vùng có diện tích đất khai hoang tập trung, Ủy ban nhân dân huyện lập dự án khai hoang, làm ruộng bậc thang bằng cơ giới sau đó giao cho các hộ sản xuất, thực hiện quản lý, cấp phát, thanh toán và quyết toán theo quy định tại văn bản nêu trên.

Đối với những vùng có diện tích đất nông nghiệp nhỏ, lẻ phân tán hoặc khó thi công bằng cơ giới thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho các hộ dân tự tổ chức, khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang: Ủy ban nhân dân xã lập danh sách các hộ dân (chi tiết theo số hộ, diện tích, địa điểm khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang) trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt. Căn cứ danh sách các hộ dân được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt, Ủy ban nhân dân xã tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi cơ quan tài chính làm căn cứ kiểm tra, kiểm soát, thực hiện cấp phát bằng lệnh chi tiền qua Kho bạc nhà nước (chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân sách xã) cho Ủy ban nhân dân xã để thanh toán cho các hộ dân trên cơ sở biên bản nghiệm thu diện tích khai hoang có ký nhận của từng hộ dân có xác nhận của trưởng thôn, bản.

Đối với dự án 5 triệu ha rừng thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 89/2008/TT-BTC ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, thanh toán vốn ngân sách nhà nước cho Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và các văn bản liên quan.

c) Đối với chính sách thực hiện từ nguồn kinh phí sự nghiệp

Việc quản lý, cấp phát kinh phí thực hiện theo quy định tại Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Trong đó lưu ý một số nội dung sau:

- Về hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, được giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất: Căn cứ danh sách các hộ nghèo ở thôn, bản chưa tự túc được lương thực được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt, hợp đồng cung ứng giữa đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ với đơn vị cung ứng; khối lượng gạo thực tế cấp cho các hộ dân theo biên bản bàn giao giữa đơn vị cung ứng và từng hộ dân (có ký nhận của chủ hộ, xác nhận của trưởng thôn, bản) và đề nghị của Ủy ban nhân dân xã, cơ quan Tài chính kiểm tra, lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc nhà nước chuyển kinh phí cho đơn vị được giao nhiệm vụ để thanh toán cho các đơn vị cung ứng lương thực.

- Đối với việc hỗ trợ một lần giống cây trồng, vật nuôi và phân bón: Căn cứ định mức giống, phân bón, giá giống do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, Ủy ban nhân dân xã thông báo công khai cho các hộ các loại cây trồng, vật nuôi được phép chuyển đổi để đăng ký diện tích và số lượng, chủng loại giống, phân bón, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt. Căn cứ hợp đồng cung ứng giữa đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ với đơn vị cung ứng, số lượng, chủng loại, giá giống cây trồng, vật nuôi và phân bón thực tế cấp cho các hộ dân theo biên bản bàn giao giữa đơn vị cung ứng và từng hộ dân (có ký nhận của chủ hộ, xác nhận của trưởng thôn, bản) và đề nghị của Ủy ban nhân dân xã, cơ quan Tài chính kiểm tra, lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc nhà nước chuyển kinh phí cho đơn vị được giao nhiệm vụ để thanh toán cho các đơn vị cung ứng.

- Đối với giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hóa khác mua của dân để sử dụng vào các dự án của Chương trình thì giá cả phải phù hợp mặt bằng chung của giá cả trên địa bàn cùng thời điểm (Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm định đảm bảo phù hợp với mặt bằng chung của giá cả trên địa bàn cùng thời điểm); chứng từ để thanh toán là giấy biên nhận mua bán với các hộ dân, có xác nhận của trưởng thôn, bản nơi bán, được Ủy ban nhân dân xã xác nhận.

- Hỗ trợ hoạt động khuyến nông, khuyến ngư thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 06 tháng 4 năm 2006 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản về việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư; Thông tư liên tịch số 50/2007/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 21 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 06 tháng 4 năm 2006; Thông tư liên tịch số 36/2005/TTLT-BTC-BCN ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp về hướng dẫn sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công. Đối với hộ nghèo được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 102/2007/TTLT/BTC-LĐTBXH ngày 20 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Thông tư liên tịch số 44/2010/BTC- BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 102/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 20 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì phối kết hợp với các ngành có liên quan tham mưu xây dựng kế hoạch, cân đối vốn đầu tư phát triển hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

2. Sở Tài chính

Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư phân bổ nguồn vốn đầu tư hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Chịu trách nhiệm hướng dẫn các thủ tục cơ chế, tài chính, thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện rà soát đối tượng đầu tư, kiểm tra, hướng dẫn các thủ tục liên quan đến đất đai theo quy định hiện hành.

4. Ban Dân tộc

Phối kết hợp với các sở, ban ngành liên quan rà soát thống kê các đối tượng được hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a/NQ-CP của Chính phủ; giám sát quá trình thực hiện và tham mưu các chế độ, chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc.

5. Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi

a) Căn cứ nguồn vốn được bố trí và các chế độ quy định, thực hiện việc kiểm soát và tiến hành cấp phát vốn cho chủ đầu tư.

b) Quản lý, theo dõi việc tạm ứng, thanh quyết toán vốn, báo cáo định kỳ việc thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện lập kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và xác định loại cây trồng, vật nuôi, loại giống chuyển đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để làm căn cứ hỗ trợ trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước.

c) Kiểm tra, giám sát, tổng hợp, đánh giá và báo cáo định kỳ kết quả thực hiện dự án trên địa bàn về cơ quan thường trực Chương trình 30a của tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

d) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện tiến hành tổ chức kiểm tra, giám sát và đôn đốc chủ đầu tư thực hiện đúng nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất. Chỉ đạo tổng kết, phổ biến và nhân rộng mô hình sản xuất trên địa huyện, xã.

đ) Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh mới về giống cây trồng, vật nuôi, vật tư và các định mức kinh tế kỹ thuật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải chủ động bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.

7. Ủy ban nhân dân các huyện

a) Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chương trình trên địa bàn huyện.

b) Thẩm định, phê duyệt dự án và thực hiện giao vốn cho các xã.

c) Đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ Ủy ban nhân dân xã thực hiện tốt nhiệm vụ của chủ đầu tư.

d) Tổ chức lồng ghép và huy động các nguồn lực để thực hiện dự án trên địa bàn huyện.

đ) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình trên địa bàn huyện.

e) Thực hiện tổng hợp, đánh giá và báo cáo định kỳ hàng quý và đột xuất về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Ngãi).

8. Ủy ban nhân dân xã

a) Là chủ đầu tư dự án trên địa bàn xã, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện dự án trên địa bàn.

b) Phê duyệt danh sách hộ tham gia thực hiện.

c) Tổ chức thực hiện tốt các nội dung của chương trình.

d) Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở cơ sở.

đ) Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện dự án định kỳ hàng quý, đột xuất về Ủy ban nhân dân huyện.

9. Kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện chương trình

a) Kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình

a.1) Nội dung kiểm tra:

- Công tác phân bổ vốn và giao kế hoạch.

- Hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất;

- Hỗ trợ khai hoang, phục hóa hoặc tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp;

- Hỗ trợ việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, vật tư sản xuất;

- Chính sách khuyến nông - khuyến ngư.

- Kết quả thực hiện ở các hộ.

a.2) Phương thức kiểm tra:

Các cấp trên kiểm tra cấp dưới định kỳ 06 tháng một lần. Trường hợp nhiều cấp trên cùng kiểm tra ở một cấp dưới thì phải có kế hoạch phối hợp, tránh chồng chéo.

Cấp cơ sở: Chủ đầu tư sử dụng Ban giám sát của xã để thực hiện công tác giám sát.

a) Đánh giá thực hiện dự án

- Định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá kết quả thực hiện chương trình trên địa bàn từng xã, huyện do Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện.

- Ngoài ra, Ủy ban nhân dân xã (chủ đầu tư) cần theo dõi, hàng năm đánh giá sự chuyển biến về:

+ Tổng thu nhập tăng thêm của các hộ nghèo trên địa bàn.

+ Tỷ lệ lao động nữ tham gia.

+ Tỷ lệ hộ gặp rủi ro và vốn thiệt hại.

+ Tỷ lệ hộ thoát nghèo sau chu kỳ tham gia chương trình v.v...

10. Trong quá trình thực hiện, có gì vướng mắc hoặc chưa phù hợp, đề nghị các địa phương phản ảnh về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC SỐ 01

DANH MỤC CÁC LOẠI GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP ÁP DỤNG CHO CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 30A/2008/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số: 274/2011/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

TT

Danh mục

Mục đích đầu tư

Ghi chú

 

I

Giống cây trồng

 

1

Bưởi da xanh

Vườn cây ăn quả

 

 

2

Chôm chôm

 

3

Mít cao sản các loại

 

4

Chuối các loại

 

5

Tre lấy măng

Cải thiện dinh dưỡng, tăng thu nhập

 

 

6

Cây mây (nếp, nước)

Cây nguyên liệu (Tất cả các loại cây phải được gieo, ươm trong túi bầu ni lon)

 

 

7

Cây cau

 

8

Cây bời lời đỏ

 

9

Cây quế địa phương

 

10

Cây luồng, lồ ô

 

11

Cây xà cừ

 

12

Cây keo lai (giâm hom)

 

13

Cây đót

Cây nguyên liệu

 

 

14

Cây sa nhân

Cây dược liệu

 

 

15

Giống ngô

Cây lương thực

 

 

16

Cây mì

Cây nguyên liệu

 

 

17

Giống lúa lai

Cây lương thực

 

 

18

Rau xanh các loại

Vườn rau xanh

 

 

19

Cây mía

Cây nguyên liệu

 

 

20

Cây tiêu

Cây nguyên liệu

 

 

21

Giống đậu phụng

Cây lương thực

 

 

22

Cây chè

Cây nguyên liệu

 

 

23

Cỏ các loại

Cây lương thực cho gia súc

 

 

II

Vật nuôi

 

1

Gà ta (gà kiến) và các giống gà thả vườn nhập nội

Nuôi thịt

 

 

2

Ngan (vịt xiêm)

Nuôi thịt

 

 

3

Bò cái nội, bò cái lai Zebu

Sinh sản

 

4

Dê cái nội, dê cái lai Bách Thảo

Sinh sản

 

5

Heo nái Móng cái

Sinh sản,

 

6

Heo F1

Nuôi thịt

 

7

Trâu cái (trâu nội)

Sinh sản

 

8

Cá lóc

Nuôi thịt

 

9

Cá rô phi lai

Nuôi thịt

 

10

Cá trám cỏ

Nuôi thịt

 

11

Cá mè

Nuôi thịt

 

III

Vật tư nông nghiệp

1

Phân Urê

 

 

2

Phân lân

 

 

3

Thuốc BVTV

 

 

4

Vôi

 

 

5

Phân Kali

 

 

6

Phân chuồng

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 02

QUY ĐỊNH ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT ÁP DỤNG CHO CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 30A/2008/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số: 274/2011/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

1. Tiêu chuẩn định mức kỹ thuật cho một số giống vật nuôi như sau:

TT

Giống vật nuôi

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Dê cái

Tháng tuổi

11-13

Trọng lượng từ 15 - 19 kg

2

Dê cái lai Bách Thảo

Tháng tuổi

11-13

Trọng lượng từ 20 - 25 kg

3

Heo F1 (mẹ móng cái x bố heo ngoại)

Kg

20 - 30

75 - 85 ngày tuổi

4

Heo móng cái

Kg

20 - 30

120 - 130 ngày tuổi

5

Gà ta (gà kiến)

Tuần tuổi

3 - 4

Trọng lượng từ 200 - 250 gam/con

6

Gà thả vườn nhận nội (Lương Phượng, Kabir, Sasso…)

Tuần tuổi

3 - 4

Trọng lượng từ 300 - 400 gam/con

7

Ngan (vịt xiêm)

Tuần tuổi

3 - 4

Trọng lượng từ 400-600 gam/con

8

Bò cái nội

Tháng tuổi

12 - 15

Trọng lượng từ 120-150kg

9

Bò cái lai Zebu

Tháng tuổi

12 - 15

Trọng lượng từ 160-200kg

10

Trâu cái

Tháng tuổi

12 - 15

Trọng lượng từ 120-180kg

11

Cá lóc

Con/100m2

70 - 100

 

12

Cá rô phi lai

Con/100m2

200 - 300

 

13

Cá trám cỏ

Con/100m2

100 - 200

 

14

Cá mè

Con/100m2

100 - 200

 

2. Trồng mới 1 ha bưởi:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Khoảng cách trồng (6m x 7m)

 

- Trồng mới

cây

238

 

- Trồng dặm 5%

cây

12

2

Phân đạm

kg

24

 

3

Phân lân

kg

119

 

4

Phân kali

kg

24

 

5

Vôi

kg

240

 

6

Thuốc BVTV

kg

4

 

3. Trồng mới 1 ha chôm chôm:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Khoảng cách trồng (7m x 7m)

 

- Trồng mới

cây

204

 

- Trồng dặm 5%

cây

10

2

Phân đạm

kg

40

 

3

Phân lân

kg

102

 

4

Phân kali

kg

10

 

5

Vôi

kg

300

 

6

Thuốc BVTV

kg

6

 

4. Trồng mới 1 ha mít:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Khoảng cách trồng (8m x 8m)

 

- Trồng mới

cây

156

 

- Trồng dặm 5%

cây

8

2

Phân NPK (16-16-8)

kg

60

 

3

Vôi

kg

150

 

5. Trồng mới 1 ha chuối:

 

1

Giống

 

 

 

 

- Trồng mới

cây

2.000 - 2.400

Khoảng cách trồng (2 m x 2,4m)

 

- Trồng dặm 5%

cây

100-110

2

Phân NPK (16-16-8)

kg

50

 

3

Vôi

kg

100

 

6. Trồng mới 1 ha cây Sa nhân:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Trồng dưới tán rừng

Khoảng cách trồng:(1,5m x 2m)

 

- Trồng mới

cây

3.300

 

- Trồng dặm 10%

cây

330

2

Phân bón (NPK)

kg

165

(0,65 kg/cây)

7. Trồng mới 1 ha tre lấy măng:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Khoảng các trồng:(5m x 5m)

 

- Trồng mới

cây

400

 

- Trồng dặm 5%

cây

20

2

Phân NPK (16-16-8)

kg

200

 

3

Vôi

kg

200

 

4

Phân chuồng hoai

kg

10.000

(25 kg/hố)

8. Trồng mới 1 ha cây mây:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Khoảng cách trồng: (4m x 5m), trồng theo cụm, mỗi cụm trồng 3 cây

 

- Trồng mới

cây

1.500

 

- Trồng dặm 10%

cây

150

2

Phân NPK (16-16-8)

kg

75

(0,05 kg/cây)

9. Trồng mới 1 ha cây cau:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Khoảng cách trồng (2m x 2m)

 

- Trồng mới

cây

2.500

 

- Trồng dặm 5%

cây

125

2

Phân NPK (16-16-8)

kg

500

 

10. Trồng mới 1 ha cây bời lời đỏ:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Khoảng cách trồng:(2m x 2,5m)

 

- Trồng mới

cây

2.000

 

- Trồng dặm 10%

cây

200

2

Phân NPK (16-16-8)

kg

100

(0,05 kg/cây)

11. Trồng mới 1 ha cây quế:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Khoảng cách trồng:(1,5 x 2m)

 

- Trồng mới

cây

3.300

 

- Trồng dặm 10%

cây

330

2

Phân NPK (16-16-8)

kg

165

(0,05 kg/cây)

12. Trồng mới 1 ha cây luồng:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Khoảng các trồng:(6m x 5m)

 

- Trồng mới

cây

333

 

- Trồng dặm 10%

cây

33

2

Phân bón (NPK)

kg

100

 

13. Trồng mới 1 ha cây xà cừ:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Khoảng các trồng:(5m x 4m)

 

 

- Trồng mới

cây

500

 

 

- Trồng dặm 10%

cây

50

 

2

Phân NPK

kg

50

(0,1 kg/cây)

 

14. Trồng mới 1 ha keo lai giâm hom:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Khoảng cách trồng:(2m x 2,5m)

 

- Trồng mới

cây

2.000

 

- Trồng dặm 10%

cây

200

2

Phân NPK

kg

100

(0,05 kg/cây)

15. Trồng mới 1 ha ngô:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

kg

20

Ngô lai

2

Phân đạm

kg

360

 

3

Phân lân

kg

500

 

4

Phân kali

kg

120

 

5

Vôi

kg

200

 

6

Thuốc BVTV

kg

10

 

16. Trồng mới 1 ha rau các loại:

a) Rau lấy lá:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

- Giống rau hạt nhỏ: cải, xà lách, mã đề: 5 - 6 kg/ha

- Giống mồng tơi, rau muống, ngò: 20 -22 kg/ha

2

Phân đạm

kg

40

 

3

Phân lân

kg

60

 

4

Phân kali

kg

40

 

5

Thuốc BVTV

đồng

120.000

Thuốc sinh học

b) Rau lấy quả các loại:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

- Bí các loại, dưa leo, khổ qua: 1 - 1,5 kg/ha.

- Cà chua, cà tím, ớt:150-200g/ha.

- Đậu các loại: 20-22kg/ha

2

Phân đạm

kg

120

 

 

3

Phân lân

kg

240

 

 

4

Phân kali

kg

120

 

 

5

Thuốc BVTV

đồng

500.000

Thuốc sinh học

 

17. Trồng 1 ha lúa lai:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

Kg

50

 

2

Urê

Kg

250

 

3

Lân Supe

Kg

550

 

4

Kali Clorua

Kg

170

 

5

Thuốc BVTV

1.000đồng

1.000

 

6

Thuốc trừ cỏ

1.000đồng

200

 

18. Trồng 1 ha mì:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

Hom

10.000

 

2

Urê

Kg

80

 

3

Lân Supe

Kg

140

 

4

Kali Clorua

Kg

80

 

5

Vôi bột

Kg

80

 

19. Trồng 1 ha mía:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Hom mía giống

Hom

40.000

 

2

Urê

Kg

400

 

3

Lân Supe

Kg

550

 

4

Kali Clorua

Kg

280

 

5

Vôi bột

Kg

700

 

6

Thuốc BVTV

kg

30

 

7

Phân chuồng

tấn

20

 

20. Trồng 1 ha cỏ:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Hom giống

Hom

40.000 - 45.000

 

2

Urê

Kg

500 - 600

 

3

Lân Supe

Kg

300

 

4

Phân chuồng

tấn

30

 

21. Trồng 1 ha chè:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

cây

10.000

Trồng dặm 10% (1.000 cây)

2

Urê

Kg

300

 

3

Lân Supe

Kg

600

 

4

Kali

Kg

300

 

5

Vôi

Kg

700

 

22. Trồng 1 ha hồ tiêu:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ

thuật

Ghi chú

1

Giống

cây

1.600

 

2

Vôi

Kg

480

 

3

Lân Supe

Kg

320

 

4

Phân chuồng

Tấn

16

 

23. Trồng 1 ha đậu phụng:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

cây

200

 

2

Vôi

Kg

400

 

3

Lân Supe

Kg

400 - 450

 

4

Phân chuồng

Tấn

5 - 10

 

5

Kali

kg

100 - 120

 

6

Đạm

kg

50 -60