ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2772/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 24 tháng 08 năm 2011 |
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững cho 61 huyện nghèo;
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng; Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 10/2009/TTLT-BKH-BTC ngày 30/10/2009 của Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính quy định lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 08/2009/TT-BNN ngày 26/2/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ;
Căn cứ các Quyết định: số 2755/2007/QĐ-UBND ngày 12/9/2007 của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2006 - 2015; số 2931/QĐ-UBND ngày 31/8/2010 của UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa từ năm 2009 đến năm 2020;
Căn cứ các Quyết định số 3242/QĐ-UBND ngày 14/9/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt Đề án điều tra, nghiên cứu, xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện Mường Lát, đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; số 1467/QĐ-UBND ngày 11/5/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt mức hỗ trợ đầu tư phát triển rừng và bảo vệ rừng giai đoạn 2011- 2015 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; số 1897/QĐ-UBND ngày 15/6/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại các Công văn: số 1295/SKHĐT-KTNN ngày 04/7/2011 về việc đề nghị phê duyệt kế hoạch phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững huyện Mường Lát, giai đoạn 2011-2015; số 1613/SKHĐT-KTNN ngày 09/8/2011 về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của kế hoạch phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững huyện Mường Lát,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững huyện Mường Lát, giai đoạn 2011 - 2015; với các nội dung chính như sau:
1. Tên kế hoạch: Kế hoạch phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững huyện Mường Lát, giai đoạn 2011 - 2015.
2. Cơ quan xây dựng kế hoạch: Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa.
3. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.
4. Mục tiêu của kế hoạch: Tập trung chỉ đạo trồng mới và cải tạo rừng, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành phủ xanh đất trống, đồi núi trọc (đưa độ che phủ rừng từ 56% năm 2010 lên 63% năm 2015). Kết hợp giữa thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích lúa nước, phát triển ngô giống mới, sắn cao sản, đậu tương, chăn nuôi trâu, bò,... góp phần đảm bảo an ninh lương thực và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thực hiện xóa đói, giảm nghèo bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn huyện Mường Lát.
5. Nội dung của kế hoạch
5.1. Phát triển lâm nghiệp
a) Về trồng rừng:
- Trồng mới và cải tạo rừng sản xuất: 19.000 ha, gồm: trồng trên đất trống, đồi trọc trạng thái Ia, Ib, Ic 10.000ha; trồng trên đất nương rẫy 500ha; cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, rừng le 8.200ha; cải tạo rừng trồng kém chất lượng 300ha; trồng cây phân tán trên địa bàn huyện 160 nghìn cây (tương đương 100ha). Về cơ cấu cây trồng: Xoan ta 12.000ha; Lát 2.000ha; Trẩu 3.000ha; Tếch 1.000ha; Luồng 1.000ha.
- Trồng mới rừng phòng hộ và đặc dụng 600 ha, cơ cấu cây trồng: Giổi xanh, Sến, Chò chỉ, Sao đen, Vàng tâm, Mỡ, Re, Lát hoa.
b) Bảo vệ rừng: Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, trong đó hỗ trợ kinh phí khoán bảo vệ diện tích rừng gỗ tự nhiên, rừng trồng 27.200 ha.
c) Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất lâm nghiệp:
- Đầu tư xây dựng mới 2 vườn ươm, với diện tích từ 0,5 - 1 ha/vườn.
- Đầu tư xây dựng 9 chòi canh lửa rừng; 80km đường ranh cản lửa và 8km đường lâm nghiệp nội vùng.
b) Phát triển lâm sản ngoài gỗ: Quy hoạch và hỗ trợ đầu tư phát triển được 400 ha trồng cây lâm sản ngoài gỗ, như: mây nếp, song, cây dược liệu (ba kích, quế, hồi, thảo quả, bời lời đỏ,...).
5.2. Về phát triển nông nghiệp
a) Phát triển trồng trọt:
- Ổn định diện tích diện tích lúa 2.600ha, trong đó lúa nước 1.000ha; ngô 2.000ha; đậu tương 500ha; ổn định diện tích sắn 1.000ha; cao su 500ha. Quy hoạch xây dựng đồng cỏ để chăn nuôi 648ha.
- Xây dựng từ 01- 02 nhà máy chế biến lương thực và thức ăn gia súc.
b) Phát triển chăn nuôi: Chuyển đổi phương thức chăn nuôi chăn thả tự do (thả rông) sang phương thức chăn nuôi bán chăn thả, tiến tới phương thức chăn nuôi cố định (trang trại). Phát triển chăn nuôi gia súc từ 33.070 con lên 46.252 con; trong đó: tăng đàn trâu từ 6.037 con lên 7.500 con; tăng đàn bò từ 9.342 con lên 12.000 con; đàn lợn từ 14.714 con lên 20.000 con; đàn dê từ 2.010 con lên 5.000 con; đàn ngựa từ 967 con lên 1.752 con và gia cầm từ 46.800 con lên 150.000 con.
6. Các giải pháp chủ yếu
6.1. Giải pháp về quy hoạch, điều chỉnh quỹ đất trên địa bàn huyện
- Trên cơ sở kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng; phương án trồng mới và cải tạo rừng sản xuất của tỉnh tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nương rẫy cố định, quy hoạch đồng cỏ chăn nuôi.
- Giao Ủy ban nhân dân huyện Mường Lát quy hoạch sử dụng đất, rà soát lại tình hình và giao đất nông lâm nghiệp đến hộ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ đang canh tác nông lâm nghiệp ổn định trên đất có độ dốc dưới 15°.
6.2. Giải pháp về kỹ thuật, khuyến nông
- Triển khai thực hiện cơ cấu cây trồng theo đúng đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3242/QĐ-UBND ngày 14/9/2010; hướng dẫn các hộ trồng rừng theo phương thức hỗn giao và nông lâm kết hợp, chú trọng phát triển lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng để nâng cao hiệu quả sản xuất; đồng thời tạo điều kiện cho hộ có thêm thu nhập, lấy ngắn nuôi dài.
- Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất nông, lâm nghiệp cho cán bộ khuyến nông và nông dân.
- Tập trung nguồn lực để triển khai xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; ưu tiên áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất nông lâm nghiệp để xây dựng các mô hình canh tác trên đất dốc, các mô hình nông lâm kết hợp,... nhằm phát huy tốt chức năng phòng hộ của rừng.
6.3. Giải pháp về thị trường chế biến lâm, nông sản và tiêu thụ
- Phát triển hệ thống thông tin dự báo trên thị trường và kêu gọi, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài tỉnh đầu tư xây dựng và chế biến lâm sản, lương thực, thức ăn gia súc.
- Thành lập các dịch vụ tư vấn để cung cấp những kiến thức về thị trường, vốn đầu tư cũng như về kỹ thuật giúp người dân, các doanh nghiệp lựa chọn loại hình kinh doanh, cơ cấu cây trồng vật nuôi.
6.4. Giải pháp về cơ chế chính sách
- Triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.
- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ. Có chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ chi phí vận chuyển sản phẩm chế biến lâm sản cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Mường Lát.
- Thực hiện chính sách luân chuyển và tăng cường cán bộ tỉnh, huyện về xã đảm nhận các cương vị lãnh đạo chủ chốt; đảm bảo các chế độ trợ cấp và ưu đãi theo quy định.
6.5. Giải pháp về vốn đầu tư: Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch, tổng nhu cầu vốn dự kiến 144.294 triệu đồng; trong đó:
a) Cơ cấu vốn đầu tư:
- Vốn Chương trình hỗ trợ đầu tư phát triển rừng và bảo vệ rừng bền vững (vốn đầu tư phát triển): 69.823 triệu đồng;
- Vốn sự nghiệp kinh tế của tỉnh tạm tính: 74.471 triệu đồng.
b) Phân kỳ vốn đầu tư:
- Năm 2011: 5.783 triệu đồng;
- Năm 2012: 27.710 triệu đồng;
- Năm 2013: 37.052 triệu đồng;
- Năm 2014: 37.052 triệu đồng;
- Năm 2015: 36.697 triệu đồng.
(Chi tiết có các phụ biểu kèm theo).
7. Tổ chức thực hiện
a) Cấp tỉnh: Thành lập Ban chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội huyện Mường Lát (sau đây gọi là Ban chỉ đạo) và Đoàn chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội huyện Mường Lát (sau đây gọi là Đoàn chỉ đạo) để giúp việc cho Ban chỉ đạo.
b) Cấp huyện:
- Kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo của huyện để triển khai thực hiện.
- Kiện toàn và thành lập mới các ban quản lý dự án trồng rừng ở huyện trên cơ sở kiện toàn lại tổ chức 04 Ban quản lý dự án cơ sở đã có (Ban quản lý rừng phòng hộ Mường Lát, Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu và Ban quản lý dự án trồng rừng sản xuất Hạt Kiểm lâm, Ban quản lý Dự án 661 huyện Mường Lát). Thành lập thêm 6 Ban quản lý dự án cơ sở gồm: Ban quản lý dự án do Đồn Biên Phòng 489, 483, 493, 485, 491 và Đoàn kinh tế Quốc phòng V làm chủ dự án.
Ban Quản lý dự án cơ sở là chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện kế hoạch; có trách nhiệm lập dự án đầu tư, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện các hạng mục đầu tư theo đúng quy định của nhà nước.
Bố trí cán bộ khuyến lâm để hướng dẫn và giám sát trồng rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng; ở những nơi có cán bộ kiểm lâm địa bàn thì ưu tiên bố trí cán bộ kiểm lâm địa bàn thực hiện nhiệm vụ của cán bộ khuyến lâm.
Điều 2. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành và UBND huyện Mường Lát
1. Ban chỉ đạo
- Tham mưu giúp Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo Huyện ủy, UBND huyện Mường Lát, các Ban quản lý dự án cơ sở triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững huyện Mường Lát, giai đoạn 2011 - 2015 theo đúng nội dung, tiến độ của kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt;
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát UBND huyện, các Ban quản lý dự án cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ sản xuất lâm, nông nghiệp; thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách nông nghiệp và nông thôn; đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ cấp huyện, xã, các Ban quản lý dự án cơ sở và các hộ trồng rừng; hỗ trợ các Ban quản lý dự án cơ sở xây dựng kế hoạch hàng năm.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Là cơ quan thường trực, có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc UBND huyện Mường Lát trong việc triển khai thực hiện kế hoạch; theo dõi, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện về Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo; đồng thời kiến nghị các biện pháp và chính sách phù hợp nhằm thực hiện tốt mục tiêu của kế hoạch.
- Xây dựng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng, cải tạo rừng trồng kém chất lượng, rừng tự nhiên nghèo kiệt, rừng le, xây dựng ruộng bậc thang, kỹ thuật chăn nuôi theo hướng hàng hóa.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì đấu mối với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT đảm bảo đủ vốn hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp theo tiến độ trên địa bàn huyện Mường Lát.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cân đối nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, tham mưu cho UBND tỉnh giao kế hoạch hàng năm cho chủ đầu tư.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện kế hoạch; định kỳ hàng năm có báo cáo giám sát đánh giá tác động toàn diện trên các mặt kinh tế, xã hội để kiến nghị UBND tỉnh, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
- Tham mưu cho UBND tỉnh lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu vực trồng rừng sản xuất để khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư phát triển rừng.
4. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Lao động - Thương binh và Xã hội ưu tiên nguồn vốn từ Chương trình 30a cho kế hoạch trồng rừng sản xuất huyện Mường Lát; hướng dẫn các dự án cơ sở về thủ tục ứng, thanh quyết toán nguồn vốn hỗ trợ đầu tư, chế độ thu chi các hạng mục theo đúng quy định; chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan quyết toán nguồn vốn hỗ trợ đầu tư hàng năm và công trình hoàn thành cho các chủ đầu tư.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan cân đối nguồn thu từ bán cây đứng, thuế tài nguyên và các nguồn thu từ xử phạt vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng để hỗ trợ cho các hoạt động phát triển rừng sản xuất.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Hướng dẫn huyện, chủ rừng trình tự thủ tục giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chia tách nhóm hộ theo quy định; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh chuyển đổi mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng theo quy định.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp với các ngành liên quan lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội để đầu tư phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp.
7. UBND huyện Mường Lát
- Chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc triển khai thực hiện kế hoạch theo đúng mục tiêu, tiến độ được phê duyệt.
- Kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo của huyện và xây dựng quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm của từng thành viên trong Ban.
- Tuyên truyền sâu rộng chủ trương phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp đến từng hộ trên địa bàn. Tiến hành chia tách nhóm hộ, giao, khoán đất lâm nghiệp đến hộ gia đình để thực hiện dự án theo quy định.
- Chỉ đạo các đơn vị: Ban quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, phòng Nông nghiệp, Đoàn Kinh tế quốc phòng V và các Đồn Biên phòng 489, 483, 493, 485, 491 kiện toàn và xây dựng mới dự án đầu tư trồng rừng sản xuất, xây dựng hồ sơ thiết kế trồng rừng hàng năm, trình UBND huyện thẩm định và phê duyệt.
8. Đoàn chỉ đạo
- Phối hợp với cấp ủy, chính quyền huyện Mường Lát triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp huyện Mường Lát giai đoạn 2011-2015 theo đúng tiến độ kế hoạch được phê duyệt.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc UBND huyện Mường Lát, UBND các xã, thị trấn, các Ban quản lý rừng trên địa bàn huyện Mường Lát trong việc thực hiện nhiệm vụ trồng rừng, phát triển sản xuất các cây trồng, vật nuôi đảm bảo yêu cầu tiến độ thời gian, nội dung công việc theo kế hoạch hàng năm.
- Thông tin, tuyên truyền chủ trương, chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đến cán bộ, nhân dân huyện Mường Lát.
- Hỗ trợ UBND huyện Mường Lát, các Ban quản lý dự án cơ sở xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm, thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật trồng rừng, khảo sát thiết kế các vườn ươm giống cây trồng lâm nghiệp; quy hoạch xây dựng mô hình sản xuất ruộng bậc thang, nương rẫy cố định; phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả.
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lâm, nông nghiệp cho cán bộ huyện, xã, thị trấn, các hộ gia đình, các Ban quản lý dự án trồng rừng trên địa bàn huyện. Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ khuyến lâm trên địa bàn; xây dựng tờ rơi về quy trình kỹ thuật sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp; thực hiện các mô hình khuyến nông, khuyến lâm,...; phối hợp với UBND huyện tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm về phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp tại các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp tổ chức các phong trào thanh niên tình nguyện trên địa bàn huyện Mường Lát.
- Phối hợp với UBND huyện Mường Lát, Công ty TNHH MTV cao su Thanh Hóa và các đơn vị liên quan nghiên cứu các điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai, thổ nhưỡng, quỹ đất để phát triển 500ha cao su trở lên trên địa bàn huyện.
- Báo cáo đột xuất, định kỳ theo quy định với Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sở Nông nghiệp và PTNT về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp trên địa bàn huyện Mường Lát. Kiến nghị, đề xuất Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh các giải pháp, cơ chế, chính sách để phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mường Lát.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng ban chỉ đạo; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội; UBND huyện Mường Lát; Thủ trưởng các ngành, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT LÂM, NÔNG NGHIỆP HUYỆN MƯỜNG LÁT THEO CÁC NĂM
(Kèm theo QĐ số 2772/QĐ-UBND ngày 24/8/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
TT | Hạng mục | Đơn vị tính | Tổng số | Mục tiêu thực hiện hàng năm | ||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
1 | PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Hỗ trợ kinh phí khoán chăm sóc, bảo vệ rừng | ha | 27.200 | 3.276 | 27.200 | 27.200 | 27.200 | 27.200 |
- | Rừng phòng hộ | ha | 25.000 | 3.276 | 25.000 | 25.000 | 25.000 | 25.000 |
- | Rừng sản xuất giàu + trung bình (đang đóng cửa rừng) | ha | 2.200 |
| 2.200 | 2.200 | 2.200 | 2.200 |
2 | Hỗ trợ đầu tư trồng rừng S.xuất, trồng rừng phòng hộ | ha | 19.600 | 900 | 3.250 | 5.150 | 5.150 | 5.150 |
- | Trồng mới rừng phòng hộ | ha | 600 |
| 150 | 150 | 150 | 150 |
- | Trồng mới và cải tạo rừng S.xuất | ha | 19.000 | 900 | 3.100 | 5.000 | 5.000 | 5.000 |
3 | Trồng cây phân tán | nghìn cây | 160 | 30 | 30 | 35 | 35 | 30 |
4 | Đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ âm sinh |
|
|
|
|
|
|
|
- | Xây dựng vườn ươm giống | vườn | 2 |
| 2 |
|
|
|
- | Đường lâm nghiệp nội vùng | km | 8 |
| 2 | 2 | 2 | 2 |
- | Công trình phòng cháy chữa cháy |
|
|
|
|
|
|
|
+ | Đường ranh cản lửa | km | 80 |
| 20 | 20 | 20 | 20 |
+ | Chòi canh lửa rừng | cái | 9 |
| 3 | 3 | 3 |
|
II | PHÁT TRIỂN LÂM SẢN NGOÀI GỖ | ha | 400 |
| 100 | 100 | 100 | 100 |
III | PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Trồng trọt | D. tích mở rộng |
|
|
|
|
|
|
1.1 | Cây lương thực |
|
| 6.792 | 6.600 | 6.200 | 5.800 | 5.600 |
- | Diện tích lúa | ha |
| 3.496 | 3.400 | 3.100 | 2.800 | 2.600 |
- | Trong đó: diện tích lúa nước | ha |
| 596 | 700 | 800 | 900 | 1.000 |
- | Ngô đồi | ha |
| 2.700 | 2.500 | 2.300 | 2.100 | 2.000 |
1.2 | Cây trồng hàng năm |
|
| 60 | 169 | 306 | 432 | 541 |
- | Đậu tương | ha |
| 60 | 150 | 275 | 395 | 500 |
- | Ổn định và mở rộng diện tích cây trồng hàng năm khác | ha |
| - | 19 | 31 | 37 | 41 |
1.3 | Quy hoạch xây dựng đồng cỏ chăn nuôi | ha | 643 | 5 | 135 | 329 | 523 | 648 |
2 | Chăn nuôi | Số con tăng, giảm |
|
|
|
|
|
|
2.1 | Ổn định và phát triển đàn gia súc | con | 13.182 | 33.070 | 36.668 | 39.933 | 43.057 | 46.252 |
- | Đàn trâu | con | 1.463 | 6.037 | 6.450 | 6.870 | 7.150 | 7.500 |
- | Đàn bò | con | 2.658 | 9.342 | 9.798 | 10.532 | 11.266 | 12.000 |
- | Đàn lợn | con | 5.286 | 14.714 | 16.499 | 17.666 | 18.833 | 20.000 |
- | Đàn dê | con | 2.990 | 2.010 | 2.758 | 3.505 | 4.253 | 5.000 |
- | Đàn ngựa | con | 785 | 967 | 1.163 | 1.360 | 1.556 | 1.752 |
2.2 | Ổn định và phát triển đàn gia cầm | con | 103.200 | 46.800 | 72.600 | 98.400 | 124.200 | 150.000 |
Ghi chú: Trong tổng số 27.200ha rừng khoán chăm sóc, bảo vệ, có 21.820 ha rừng đã giao khoán cho dân, còn lại 3.180 của các đơn vị khác.
(Nguồn số liệu: Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa).
BIỂU TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÂM, NÔNG NGHIỆP HUYỆN MƯỜNG LÁT, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Kèm theo Quyết định số 2772/QĐ-UBND ngày 24/8/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
TT | Hạng mục | Đơn vị tính | Khối lượng thực hiện | Mức hỗ trợ (triệu đồng) | TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH (TRIỆU ĐỒNG) | |||
Tổng số | Trong đó | |||||||
Chương trình hỗ trợ Đ.tư P.triển rừng và bảo vệ rừng bền vững | Vốn theo Nghị quyết 30a | Vốn sự nghiệp kinh tế của tỉnh | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
| Tổng số |
|
|
| 144.294 | 69.823 |
| 74.471 |
I | HẠNG MỤC ĐẦU TƯ HỖ TRỢ |
|
|
| 133.170 | 64.666 |
| 68.504 |
1 | Rừng sản xuất giàu + trung bình (đang đóng cửa rừng) |
|
|
| 132.470 | 64.666 |
| 67.804 |
1.1 | Hỗ trợ kinh phí khoán chăm sóc, bảo vệ rừng (0,2 triệu đồng/ha x 5 năm) | ha | 27.200 |
| 22.410 | 18.106 |
| 4.304 |
- | Rừng phòng hộ | ha | 25.000 | 0,20 | 20.650 | 18.106 |
| 2.544 |
- | Rừng sản xuất giàu + trung bình (đang đóng cửa rừng) (kinh phí tính cho 4 năm, từ 2012-2015) | ha | 2.200 | 0,20 | 1.760 |
|
| 1.760 |
1.2 | Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ | ha | 19.600 |
| 104.000 | 40.500 |
| 63.500 |
- | Trồng mới rừng phòng hộ (15 triệu đồng/ha) | ha | 600 | 15 | 9.000 | 6.000 |
| 3.000 |
- | Trồng mới và cải tạo rừng sản xuất (5 triệu đồng/ha) | ha | 19.000 | 5 | 95.000 | 34.500 |
| 60.500 |
1.3 | Trồng cây phân tán | nghìn cây | 1.000 | 1.000đ/ cây | 160 | 160 |
|
|
1.4 | Đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ lâm sinh |
|
|
| 5.900 | 5.900 |
|
|
- | Xây dựng vườn ươm giống | vườn | 2 | 500 | 1.000 | 1.000 |
|
|
- | Đường lâm nghiệp nội vùng (300 triệu/km) | km | 8 | 300 | 2.400 | 2.400 |
|
|
- | Công trình phòng cháy chữa cháy |
|
|
| 2.500 | 2.500 |
|
|
+ | Đường ranh cản lửa (20 triệu đồng/km) | km | 80 | 20 | 1.600 | 1.600 |
|
|
+ | Chòi canh lửa rừng (100 triệu đồng/chòi) | cái | 9 | 100 | 900 | 900 |
|
|
2 | Hạng mục đầu tư hỗ trợ do Ban chỉ đạo thực hiện |
|
|
| 700 |
|
| 700 |
- | Tập huấn, đào tạo các bộ khuyến lâm trên địa bàn (25 triệu đồng/lớp) | lớp | 8 | 25 | 200 |
|
| 200 |
- | Tuyên truyền, vận động nhân dân (in ấn tờ rơi, báo chí, truyền hình,...) | năm | 5 | 100 | 500 |
|
| 500 |
II | HẠNG MỤC QUẢN LÝ, GIÁM SÁT, KIỂM TRA |
|
|
| 11.124 | 5.157 |
| 5.967 |
| Chi phí hoạt động Ban Quản lý dự án cấp cơ sở (8,8% vốn trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng) |
|
|
| 11.124 | 5.157 |
| 5.967 |
KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÂM, NÔNG NGHIỆP HUYỆN MƯỜNG LÁT THEO CÁC NĂM
(Kèm theo Quyết định số 2772/QĐ-UBND ngày 24/8/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT | Hạng mục | NĂM 2011 | NĂM 2012 | ||||||
Tổng số | Trong đó | Tổng số | Trong đó | ||||||
Chương trình hỗ trợ Đ. tư P. triển rừng và B. vệ rừng bền vững | Vốn theo Nghị quyết 30a | Vốn S.nghiệp kinh tế của tỉnh | Chương trình hỗ trợ Đ. tư P. triển rừng và B. vệ rừng bền vững | Vốn theo Nghị quyết 30a | Vốn S.nghiệp kinh tế của tỉnh | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
| Tổng số | 5.783 | 5.633 |
| 150 | 27.710 | 16.870 |
| 10.841 |
I | HẠNG MỤC ĐẦU TƯ HỖ TRỢ | 5.330 | 5.180 |
| 150 | 25.670 | 15.694 |
| 9.976 |
1 | Rừng sản xuất giàu + trung bình (đang đóng cửa rừng) | 5.180 | 5.180 |
|
| 25.520 | 15.694 |
| 9.826 |
1.1 | Hỗ trợ kinh phí khoán chăm sóc, bảo vệ rừng (0,2 triệu đồng/ha x 5 năm) | 650 | 650 |
|
| 5.440 | 4.364 |
| 1.076 |
- | Rừng phòng hộ | 650 | 650 |
|
| 5.000 | 4.364 |
| 636 |
- | Rừng sản xuất giàu + trung bình (đang đóng cửa rừng) | - |
|
|
| 440 |
|
| 440 |
1.2 | Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ | 4.500 | 4.500 |
|
| 17.750 | 9.000 |
| 8.750 |
- | Trồng mới rừng phòng hộ (15 triệu đồng/ha) |
|
|
|
| 2.250 | 1.500 |
| 750 |
- | Trồng mới và cải tạo rừng sản xuất (5 triệu đồng/ha) | 4.500 | 4.500 |
|
| 15.500 | 7.500 |
| 8.000 |
1.3 | Trồng cây phân tán | 30 | 30 |
|
| 30 | 30 |
|
|
1.4 | Đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ lâm sinh | - | - |
|
| 2.300 | 2.300 |
|
|
- | Xây dựng vườn ươm giống |
|
|
|
| 1.000 | 1.000 |
|
|
- | Đường lâm nghiệp nội vùng (300 triệu đồng/km) |
|
|
|
| 600 | 600 |
|
|
- | Công trình phòng cháy chữa cháy | - | - |
|
| 700 | 700 |
|
|
+ | Đường ranh cản lửa (20 triệu đồng/km) |
|
|
|
| 400 | 400 |
|
|
+ | Chòi canh lửa rừng (100 triệu đồng/chòi) |
|
|
|
| 300 | 300 |
|
|
2 | Hạng mục đầu tư hỗ trợ do Ban chỉ đạo thực hiện | 150 |
|
| 150 | 150 |
|
| 150 |
- | Tập huấn, đào tạo các bộ khuyến lâm trên địa bàn (25 triệu đồng/lớp) | 50 |
|
| 50 | 50 |
|
| 50 |
- | Tuyên truyền, vận động nhân dân (in ấn tờ rơi, báo chí, truyền hình,...) | 100 |
|
| 100 | 100 |
|
| 100 |
II | HẠNG MỤC QUẢN LÝ, GIÁM SÁT, KIỂM TRA | 453 | 453 |
|
| 2.041 | 1.176 |
| 865 |
| Chi phí hoạt động Ban quản lý dự án cấp cơ sở (8,8% vốn trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng) | 453 | 453 |
|
| 2.041 | 1.176 | - | 865 |
KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÂM, NÔNG NGHIỆP HUYỆN MƯỜNG LÁT THEO CÁC NĂM
(Kèm theo Quyết định số 2772/QĐ-UBND ngày 24/8/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT | Hạng mục | NĂM 2013 | NĂM 2014 | ||||||
Tổng số | Trong đó | Tổng số | Trong đó | ||||||
Chương trình hỗ trợ Đ.tư P. triển rừng và B. vệ rừng bền vững | Vốn theo Nghị quyết 30a | Vốn S.nghiệp kinh tế của tỉnh | Chương trình hỗ trợ Đ. tư P. triển rừng và B. vệ rừng bền vững | Vốn theo Nghị quyết 30a | Vốn S.nghiệp kinh tế của tỉnh | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
| Tổng số | 37.052 | 15.875 |
| 21.177 | 37.052 | 15.875 |
| 21.177 |
I | HẠNG MỤC ĐẦU TƯ HỖ TRỢ | 34.175 | 14.699 |
| 19.476 | 34.175 | 14.699 |
| 19.476 |
1 | Rừng sản xuất giàu + trung bình (đang đóng cửa rừng) | 34.025 | 14.699 |
| 19.326 | 34.025 | 14.699 |
| 19.326 |
1.1 | Hỗ trợ kinh phí khoán chăm sóc, bảo vệ rừng (0,2 triệu đồng/ha x 5 năm) | 5.440 | 4.364 |
| 1.076 | 5.440 | 4.364 |
| 1.076 |
- | Rừng phòng hộ | 5.000 | 4.364 |
| 636 | 5.000 | 4.364 |
| 636 |
- | Rừng sản xuất giàu + trung bình (đang đóng cửa rừng) | 440 |
|
| 440 | 440 |
|
| 440 |
1.2 | Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ | 27.250 | 9.000 |
| 18.250 | 27.250 | 9.000 |
| 18.250 |
- | Trồng mới rừng phòng hộ (15 triệu đồng/ha) | 2.250 | 1.500 |
| 750 | 2.250 | 1.500 |
| 750 |
- | Trồng mới và cải tạo rừng sản xuất (5 triệu đồng/ha) | 25.000 | 7.500 |
| 17.500 | 25.000 | 7.500 |
| 17.500 |
1.3 | Trồng cây phân tán | 35 | 35 |
|
| 35 | 35 |
|
|
1.4 | Đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ lâm sinh | 1.300 | 1.300 |
|
| 1.300 | 1.300 |
|
|
- | Đường lâm nghiệp nội vùng (300 triệu đồng/km) | 600 | 600 |
|
| 600 | 600 |
|
|
- | Công trình phòng cháy chữa cháy | 700 | 700 |
|
| 700 | 700 |
|
|
- | Đường ranh cản lửa (20 triệu đồng/km) | 400 | 400 |
|
| 400 | 400 |
|
|
- | Chòi canh lửa rừng (100 triệu đồng/chòi) | 300 | 300 |
|
| 300 | 300 |
|
|
2 | Hạng mục đầu tư hỗ trợ do Ban chỉ đạo thực hiện | 150 |
|
| 150 | 150 |
|
| 150 |
- | Tập huấn, đào tạo các bộ khuyến lâm trên địa bàn (25 triệu đồng/lớp) | 50 |
|
| 50 | 50 |
|
| 50 |
- | Tuyên truyền, vận động nhân dân (in ấn tờ rơi, báo chí, truyền hình,...) | 100 |
|
| 100 | 100 |
|
| 100 |
II | HẠNG MỤC QUẢN LÝ, GIÁM SÁT, KIỂM TRA | 2.877 | 1.176 |
| 1.701 | 2.877 | 1.176 |
| 1.701 |
| Chi phí hoạt động Ban quản lý dự án cấp cơ sở (8,8% vốn trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng) | 2.877 | 1.176 |
| 1.701 | 2.877 | 1.176 |
| 1.701 |
KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÂM, NÔNG NGHIỆP HUYỆN MƯỜNG LÁT THEO CÁC NĂM
(Kèm theo Quyết định số 2772/QĐ-UBND ngày 24/8/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT | Hạng mục | NĂM 2015 | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Chương trình hỗ trợ Đ. tư P. triển rừng và B. vệ rừng bền vững | Vốn theo Nghị quyết 30a | Vốn S.nghiệp kinh tế của tỉnh | |||
| Tổng số | 36.697 | 15.570 |
| 21.127 |
I | HẠNG MỤC ĐẦU TƯ HỖ TRỢ | 33.820 | 14.394 |
| 19.426 |
1 | Rừng sản xuất giàu + trung bình (đang đóng cửa rừng) | 33.720 | 14.394 |
| 19.326 |
1.1 | Hỗ trợ kinh phí khoán chăm sóc, bảo vệ rừng (0,2 triệu đồng/ha x 5 năm) | 5.440 | 4.364 |
| 1.076 |
- | Rừng phòng hộ | 5.000 | 4.364 |
| 636 |
- | Rừng sản xuất giàu + trung bình (đang đóng cửa rừng) | 440 |
|
| 440 |
1.2 | Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ | 27.250 | 9.000 |
| 18.250 |
- | Trồng mới rừng phòng hộ (15 triệu đồng/ha) | 2.250 | 1.500 |
| 750 |
- | Trồng mới và cải tạo rừng sản xuất (5 triệu đồng/ha) | 25.000 | 7.500 |
| 17.500 |
1.3 | Trồng cây phân tán | 30 | 30 |
|
|
1.4 | Đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ lâm sinh | 1.000 | 1.000 |
|
|
- | Đường lâm nghiệp nội vùng (300 triệu đồng/km) | 600 | 600 |
|
|
- | Công trình phòng cháy chữa cháy | 400 | 400 |
|
|
- | Đường ranh cản lửa (20 triệu đồng/km) | 400 | 400 |
|
|
2 | Hạng mục đầu tư hỗ trợ do Ban chỉ đạo thực hiện | 100 |
|
| 100 |
- | Tuyên truyền, vận động nhân dân (in ấn tờ rơi, báo chí, truyền hình,...) | 100 |
|
| 100 |
II | HẠNG MỤC QUẢN LÝ, GIÁM SÁT, KIỂM TRA | 2.877 | 1.176 |
| 1.701 |
| Chi phí hoạt động Ban quản lý dự án cấp cơ sở (8,8% vốn trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng) | 2.877 | 1.176 |
| 1.701 |
- 1 Kế hoạch 2086/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2 Quyết định 2905/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển sản xuất nông, lâm sản góp phần giảm nghèo khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020
- 3 Quyết định 1897/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 4 Quyết định 1467/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt mức hỗ trợ đầu tư phát triển và bảo vệ rừng giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
- 5 Quyết định 1336/2010/QĐ-UBND sửa đổi Điều 5 của Quy định về thực hiện dự án khuyến nông, lâm, ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh kèm theo Quyết định 520/2010/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
- 6 Nghị định 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 7 Quyết định 520/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định thực hiện Dự án khuyến Nông - Lâm - Ngư và mức hỗ trợ phát triển sản xuất, ngành nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh Phú Yên do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
- 8 Thông tư liên tịch 10/2009/TTLT-BKH-BTC quy định lồng ghép các nguồn vốn thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
- 9 Thông tư 08/2009/TT-BNN hướng dẫn chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10 Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 11 Quyết định 2755/2007/QĐ-UBND phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá ban hành
- 12 Quyết định 147/2007/QĐ-TTg về chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 15 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 1336/2010/QĐ-UBND sửa đổi Điều 5 của Quy định về thực hiện dự án khuyến nông, lâm, ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh kèm theo Quyết định 520/2010/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
- 2 Quyết định 520/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định thực hiện Dự án khuyến Nông - Lâm - Ngư và mức hỗ trợ phát triển sản xuất, ngành nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh Phú Yên do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
- 3 Quyết định 2905/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển sản xuất nông, lâm sản góp phần giảm nghèo khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020
- 4 Kế hoạch 2086/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum