Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NỘI VỤ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 28/2003/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ SỐ 28/2003/QĐ-BNV NGÀY 11 THÁNG 6 NĂM 2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2003 - 2005

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 7 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001 - 2005;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên quản lý nhà nước giai đoạn 2003 - 2005.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Chánh Văn phòng Bộ, Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Đỗ Quang Trung

(Đã ký)

 

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2003 – 2005
(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2003/QĐ-BNV ngày 11 tháng 6 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 7 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001 - 2005 đã chỉ rõ sự cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giảng viên cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và giao cho Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên quản lý nhà nước (QLNN) giai đoạn 2003-2005 là hoạt động triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên QLNN có trình độ chuyên môn và phương pháp sư phạm, bước đầu đáp ứng yêu cầu của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hiện nay, góp phần thực hiện thành công Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước.

Đối tượng của Kế hoạch này là giảng viên đang thực hiện nhiệm vụ giảng dạy môn QLNN thuộc biên chế của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia, của các trường Chính trị cấp tỉnh, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các Bộ, ngành.

I. NHU CẦU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Số lượng giảng viên giảng dạy môn QLNN của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia, của các Trường Chính trị cấp tỉnh, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các Bộ, ngành hiện nay là 657 người (số liệu thống kê năm 2002), chiếm khoảng 30% tổng số giảng viên của các cơ sở này. Trong số 657 giảng viên QLNN đó có 4 người đang giữ ngạch giảng viên cao cấp, 160 người giữ ngạch giảng viên chính và 493 người đang giữ ngạch giảng viên; có 213 người có thâm niên giảng dạy bộ môn QLNN trên 10 năm, 189 người trên 5 năm và 255 người có thâm niên giảng dạy dưới 5 năm.

Về trình độ chuyên môn, trong số 657 giảng viên nói trên có 193 người có trình độ sau đại học, 459 người có trình độ đại học và 5 người có trình độ cao đẳng. Tuy nhiên, chuyên môn cơ bản mà giảng viên QLNN được đào tạo là luật và chính trị; chỉ có 125 người (chiếm 19%) được đào tạo chuyên môn về hành chính; trong số giảng viên còn lại chỉ có 330 người (chiếm gần 50%) được bồi dưỡng kiến thức QLNN theo các chương trình bồi dưỡng chuyên viên, chuyên viên chính. Như vậy, hiện nay đang còn khoảng 200 giảng viên, chiếm gần 30% chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức QLNN đang thực hiện nhiệm vụ giảng dạy bộ môn này.

Về phương pháp giảng dạy, trong số 657 giảng viên QLNN mới có 368 người (chiếm 56%) đã được bồi dưỡng về phương pháp sư phạm chung. Số giảng viên QLNN còn lại 289 người (chiếm 44%) chưa được đào tạo về phương pháp sư phạm.

TT

Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

Tổng số GV QLNN

Trình độ ĐT, BD về chuyên môn

Trình độ ĐT, BD về hành chính

Phương pháp sư phạm HC

 

 

 

Cao đằng, đại học

Trên đại học

Chuyên ngành được đạo tạo

Đại học, trên đại học

Các khoá bồi dưỡng

Đã được ĐT, BD

Chưa được ĐT, BD

 

 

 

 

 

Luật

Chính trị

 

 

 

 

1

Học viện chính trị Quốc gia HCM và Học viện HCQG

151

51

34%

100

66%

76

50%

9

6%

20

13%

63

42%

91

60%

60

40%

2

Trường chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

456

381

84%

75

16%

249

55%

190

42%

99

22%

233

51%

253

55%

203

45%

3

Trường (TT) ĐT, BD cán bộ, công chức các bộ, ngành

50

32

64%

8

36%

12

24%

12

24%

6

12%

30

60%

24

48%

26

52%

 

Cộng:

657

464

193

337

211

125

330

368

289

 

Theo đánh giá chung của lãnh đạo các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, hiện nay có tới gần 25% giảng viên QLNN chưa đạt trình độ so với yêu cầu đặt ra. Nguyên nhân chủ yếu là đội ngũ giảng viên này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, như bộ đội chuyển ngành, cán bộ đảng, đoàn thể chuyển sang, những người được đào tạo các ngành chuyên môn khác nhau (532 người), do đó điểm yếu cơ bản của họ là trình độ chuyên môn và nghiệp vụ kỹ năng giảng dạy người lớn. Một nguyên nhân quan trọng nữa là công tác phát triển đội ngũ giảng viên này cho các cơ sở Bộ, ngành và địa phương trong thời gian qua chưa được chú trọng. Theo số liệu khảo sát, trong khi chất lượng đội ngũ giảng viên QLNN hiện tại còn nhiều bất cập như đã nêu ở trên nhưng vẫn có tới 53/74 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đang thiếu giảng viên QLNN.

Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên QLNN, số liệu điều tra cho thấy, có hai loại nhu cầu: nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn - kiến thức hành chính và nhu cầu bồi dưỡng về phương pháp sư phạm hành chính.

Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn kiến thức hành chính. Trong số 657 giảng viên QLNN có 329 người có nhu cầu được đào tạo trình độ đại học và sau đại học về hành chính; có 298 người có nhu cầu được bồi dưỡng kiến thức QLNN theo các chương trình bồi dưỡng khác nhau.

- Nhu cầu bồi dưỡng về phương pháp sư phạm hành chính. Hầu như tất cả các giảng viên chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ, phương pháp sư phạm chung (285 người), đều có nhu cầu được bồi dưỡng về nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy bộ môn QLNN. Tuy nhiên, kết quả phân tích số liệu điều tra cũng cho thấy, trong số 368 giảng viên QLNN đã được bồi dưỡng về phương pháp sư phạm, phần lớn đều theo học các khoá bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy chung, chỉ một số ít là được bồi dưỡng về phương pháp sư phạm hành chính.

TT

Cơ sở đào tạo

Nhu cầu đạo tạo, bồi dưỡng về hành chính

Phương pháp sư phạm HC

 

 

 

Đại học HC

Cao học HC

Các khoá bồi dưỡng

 

 

 

 

 

 

GVCC

GVC

GV

 

1

Học viện chính trị Quốc gia HCM và Học viện HCQG

16

38

34

29

23

43

2

Trường chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

65

194

50

96

37

214

3

Trường (TT) ĐT, BD cán bộ, công chức các bộ, ngành

8

8

10

13

6

28

 

Cộng:

89

240

94

138

66

285

 

Trong số các giảng viên có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng năng lực, trình độ nói trên có 248 người có nhu cầu được bồi dưỡng cả về hai nội dung: kiến thức quản lý nhà nước và phương pháp sư phạm hành chính; 37 người có nhu cầu bồi dưỡng chỉ về phương pháp sư phạm hành chính và 50 người có nhu cầu bổi dưỡng chỉ riêng về kiến thức quản lý nhà nước.

II. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (2003 - 2005)

1. Mục tiêu.

1.1. Mục tiêu chung:

- Giảng viên QLNN phải được đào tạo về hành chính, tối thiểu phải được bồi dưỡng kiến thức hành chính (cho giai đoạn 2003 - 2005), nắm vững nghiệp vụ hành chính, có kinh nghiệm và hiểu biết thực tiễn QLNN.

- Giảng viên QLNN phải được đào tạo, bồi dưỡng về phương pháp sư phạm hành chính hiện đại (đối với cả những người đã được đào tạo trong các trường sư phạm).

1.2. Mục tiêu cụ thể.

- Đảm bảo đến năm 2005, tất cả các giảng viên chưa được trang bị kiến thức QLNN và phương pháp giảng dạy hành chính được bồi dưỡng về hai nội dung này.

- Tổ chức đào tạo trình độ đại học và trên đại học về hành chính cho khoảng 100 giảng viên hiện trong biên chế, bước đầu hình thành đội ngũ giảng viên QLNN được đào tạo cơ bản; thực hiện thí điểm đào tạo nguồn giảng viên QLNN có địa chỉ sử dụng.

2. Nội dung và tiến độ thực hiện.

2.1. Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và năng lực sư phạm

Việc mở các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và phương pháp sư phạm hành chính được tổ chức trên cơ sở phân loại nhu cầu và có 3 loại lớp:

- Lớp gộp: Lớp tổ chức chung cho những giảng viên vừa có nhu cầu bồi dưỡng kiến thức QLNN vừa có nhu cầu bồi dưỡng phương pháp sư phạm hành chính, gồm 248 người, tổ chức thành 7 khoá học;

- Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN cho 50 giảng viên, tổ chức thành 1 khoá học;

- Lớp bồi dưỡng phương pháp sư phạm hành chính hiện đại cho 37 giảng viên, tổ chức thành 1 khoá học.

Thời gian tổ chức các khoá học này dự kiến như sau:

Thời gian

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Kinh phí

Nội dung,

các khóa ĐT, BD

Quý

I

Quý

II

Quý

III

Quý

IV

Quý

I

Quý

II

Quý

III

Quý

IV

Quý

I

Quý

II

Quý

III

Quý

IV

 

 

Khóa

1

 

 

35 GV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khóa

2

 

 

 

35

GV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lớp

Khóa

3

 

 

 

 

 

35

GV

 

 

 

 

 

 

 

gộp

Khóa

4

 

 

 

 

 

 

35

GV

 

 

 

 

 

5,5 tỷ

 

Khóa

5

 

 

 

 

 

 

 

35

GV

 

 

 

 

 

 

Khóa

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

35

GV

 

 

 

 

Khóa

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

38

GV

 

 

Lớp

QLNN

 

 

 

 

50 GV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lớp

PPSP

 

 

 

 

 

 

 

37 GV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2. Đào tạo giảng viên quản lý nhà nước

Tổ chức đào tạo giảng viên QLNN, gồm: 01 khoá đào tạo cử nhân hành chính, 02 khoá đào tạo thạc sĩ hành chính và 01 khoá đào tạo cử nhân hành chính tạo nguồn giảng viên do cơ sở lựa chọn và có trách nhiệm bố trí công tác sau khi tốt nghiệp. Thời gian tổ chức các khoá học dự kiến như sau:

Thời gian

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Kinh

phí

Nội dung,

các khóa ĐT, BD

Quý

I

Quý

II

Quý

III

Quý

IV

Quý

I

Quý

II

Quý

III

Quý

IV

Quý

I

Quý

II

Quý

III

Quý

IV

 

ĐT cử

nhân

HC

Khoá

1

 

 

50 GV

 

 

 

ĐT

thạc

Khóa

1

 

 

25 GV

 

 

6,8 tỷ

hành

chính

Khóa

2

 

 

 

 

25 GV

 

Đr

nguồn

GV

Khóa

1

 

 

 

 

50 GV

(Thời gian từ 2004 - 2008)

3,2 tỷ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3. Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

Tất cả các khoá đào tạo và bồi dưỡng giảng viên QLNN đều thực hiện dưới hình thức tập trung. Đối với các khoá đào tạo đại học, sau đại học về hành chính có nội dung đào tạo phương pháp sư phạm và các khoá bồi dưỡng phương pháp sư phạm hành chính bố trí có một số chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy (hoặc mới chuyên gia giảng dạy đối với các khoá tổ chức trong nước hoặc tổ chức tham khảo, thực tập ở nước ngoài).

3. Các giải pháp thực hiện kế hoạch

3.1. Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên QLNN, bao gồm:

- Các chương trình đào tạo đại học và sau đại học hành chính có cấp chứng chỉ hành nghề giảng viên QLNN. Các chương trình đào tạo này phải đảm bảo kết hợp nội dung đào tạo chuyên môn - hành chính với nội dung đào tạo phương pháp sư phạm hành chính hiện đại;

- Chương trình bồi dưỡng kiến thức QLNN dành cho giảng viên;

- Chương trình bồi dưỡng phương pháp sư phạm hành chính. Chương trình này có thể sử dụng chương trình hiện có (có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình.hình mới).

3.2. Tăng cường năng lực cho đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng của Học viện Hành chính quốc gia đáp ứng yêu cầu và đảm bảo thực hiện kế hoạch.

3.3. Tăng cường hợp tác quác tế trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên QLNN, đặc biệt về phương pháp sư phạm hành chính với việc áp dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến và phương pháp học tập tích cực.

3.4. Xây dựng tiêu chuẩn giảng viên QLNN trong các trường Chính trị, các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức các Bộ, ngành.

3.5. Tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo điều kiện cho các giảng viên áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại, sau khi được đào tạo, bồi dưỡng. (Nội dung này thực hiện thông qua việc kết hợp với các kế hoạch, dự án khác).

4. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên quản lý nhà nước dự tính là 16 tỷ đồng; trong đó chi phí cho việc xây dựng các loại chương trình, giáo trình, quy chế là 500 triệu đồng, chi cho hoạt động đào tạo là 10 tỷ đồng và chi phí cho hoạt động bồi dưỡng là 5,5 tỷ đồng. Kinh phí này lấy từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phân bổ hàng năm (dự kiến 3 tỷ đồng/3 năm, theo dự trù của Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001 - 2005 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) và tài trợ từ các Dự án (khoảng 13 tỷ đồng).

5. Tổ chức thực hiện

1. Giao Học viện Hành chính Quốc gia:

- Chủ trì, phối hợp với Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước và các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng các chương trình, giáo trình đề cập tại điểm 3.1 mục 3 phần II của Kế hoạch này; đảm bảo đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng của Học viện đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu của Kế hoạch đề cập tại điểm 3.2 mục 3 phần II.

- Tổ chức các khoá đào tạo theo đúng tiến độ đã được nêu tại các điểm 2.1, 2.2 mục 2 phần II của bản Kế hoạch theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo chương trình mới được xây dựng; phối hợp với Vụ Đào tạo tổ chức các khoá bồi dưỡng kiến thức QLNN và phương pháp sư phạm hành chính quán triệt yêu cầu tại điểm 3.3 mục 3 phần II của Kế hoạch.

2. Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại điểm 3.4 mục 3 phần II của Kế hoạch này; là đầu mối tổ chức, theo dõi, kiểm tra chất lượng, tiến độ thực hiện Kế hoạch.

Tham mưu đề xuất và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Lãnh đạo Bộ làm việc với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan chuẩn bị kinh phí và tìm kiếm các nguồn tài trợ khác đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện Kế hoạch.

Tổ chức xây dựng Kế hoạch đào tạo kiến thức hành chính cho số giảng viên QLNN chưa được đào tạo cấp bằng về nội dung này và kế hoạch bồi dưỡng cập nhật kiến thức quản lý nhà nước, phương pháp sư phạm hành chính hiện đại cho giảng viên QTNN kiêm chức giai đoạn 2006 - 2010, trình Bộ trưởng vào quý 4 năm 2005.

3. Vụ (Ban) Tổ chức - cán bộ các Bộ, ngành, Ban Tổ chức chính quyền các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nói trên trong việc cử cán bộ đi học, đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích.