Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 28/2009/QĐ-UBND

Tây Ninh, ngày 18 tháng 06 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2009/NQ-HĐND ngày 10/4/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh khóa VII, kỳ họp thứ 16 về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Tây Ninh đến năm 2020;
Theo đề nghị của Sở Công thương tại Tờ trình số 642/TTr-SCT ngày 03/6/2009 về việc phê duyệt Dự án: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Tây Ninh đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Tây Ninh đến năm 2020” (dự án kèm theo) với các nội dung chính sau:

1. Mục tiêu:

a) Giai đoạn đến năm 2010: kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 800 triệu USD; giai đoạn đến 2015: khoảng 2.300 triệu USD; giai đoạn đến 2020: khoảng 7.000 triệu USD.

b) Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội tăng bình quân 22%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010; tăng 21%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015; tăng 20%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020 và khoảng 21%/năm trong cả giai đoạn 2006 - 2020.

c) Giá trị tăng thêm của ngành thương mại chiếm tỷ trọng 19,5 - 20% GDP của tỉnh vào năm 2010, chiếm tỷ trọng 22 - 23% GDP vào năm 2015 và 23 - 24% GDP vào năm 2020.

d) Tỷ trọng thương mại hiện đại là 07 - 09% trong giai đoạn 2006 - 2010 và 20% trong giai đoạn 2011 - 2015 và 30% giai đoạn 2016 - 2020.

2. Qui hoạch phát triển mạng lưới thương mại tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 (Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư tại phụ lục 1; 2; 3; 4; 5)

a) Mạng lưới chợ

Đến năm 2020, số lượng chợ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là 122 chợ, trong đó có 02 chợ đầu mối nông sản, 04 chợ hạng I, 07 chợ hạng II và 109 chợ hạng III. Trong đó: Nâng cấp, mở rộng 61 chợ; xây dựng 38 chợ tại các huyện: thị xã Tây Ninh (02 chợ), huyện Hòa Thành (01 chợ), Tân Biên (04 chợ), Dương Minh Châu (01 chợ), Tân Châu (05 chợ), Châu Thành (09 chợ), Gò Dầu (04 chợ), Trảng Bàng (05 chợ) và Bến Cầu (07 chợ). Dự kiến qui hoạch:

- Giai đoạn 2008 - 2015:

+ Xây dựng thêm 31 chợ tại các huyện, thị xã: Thị xã Tây Ninh (02 chợ), Tân Biên (02 chợ), Tân Châu (04 chợ), Trảng Bàng (05 chợ), Bến Cầu (06 chợ), Gò Dầu (02 chợ), Hòa Thành (01 chợ đầu mối nông sản tổng hợp), Dương Minh Châu (01 chợ đầu mối nông sản tổng hợp), Châu Thành (08 chợ).

+ Nâng cấp, cải tạo các chợ tại các huyện, thị xã: Thị xã Tây Ninh (02 chợ), Tân Biên (03 chợ), Tân Châu (12 chợ), Trảng Bàng (06 chợ), Bến Cầu (03 chợ), Gò Dầu (04 chợ), Hòa Thành (09 chợ), Dương Minh Châu (11 chợ).

+ Di dời các chợ tại các huyện do diện tích quá nhỏ và không phù hợp với điều kiện giao thông: Trảng Bàng (01 chợ), Bến Cầu (04 chợ); Gò Dầu (01 chợ), Châu Thành (03 chợ).

Trung tâm giới thiệu hàng hóa, hàng thủ công mỹ nghệ, trái cây (kết hợp kinh doanh điểm dừng chân phục vụ khách du lịch) tại ngã tư phường Ninh Sơn, diện tích 05 ha; 01 trung tâm bán buôn, giao lưu hàng hóa (bò, gà thịt, cao su, mì, vừng, điều...) tại thị trấn Tân Biên, diện tích là 50 ha.

- Giai đoạn 2016 - 2020:

+ Xây dựng thêm 07 chợ tại các huyện: Tân Biên (02 chợ); Tân Châu (01 chợ); Gò Dầu (01 chợ); Châu Thành (03 chợ).

+ Nâng cấp, cải tạo các chợ tại các huyện, thị xã: Thị xã Tây Ninh (07 chợ), Tân Biên (02 chợ), Gò Dầu (02 chợ).

Ngoài ra, xây dựng thêm: 01 sàn giao dịch tại thị xã Tây Ninh phục vụ giao dịch bán buôn hàng hóa các loại như trái cây, nông sản các loại, nguyên vật liệu xây dựng, diện tích 05 ha.

b)Trung tâm thương mại

Giai đoạn 2008 - 2020, phát triển thêm 06 trung tâm thương mại tại các huyện, thị như sau: Thị xã Tây Ninh (02 TTTM), huyện Tân Châu (01 TTTM), huyện Trảng Bàng (02 TTTM), huyện Gò Dầu (01 TTTM). Như vậy đến năm 2020, tổng số trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là 09 trung tâm thương mại.

c) Siêu thị

Giai đoạn 2008 - 2020, phát triển thêm 09 siêu thị tại các huyện, thị xã như sau: Thị xã Tây Ninh (02 siêu thị), huyện Tân Biên (01 siêu thị), huyện Tân Châu (01 siêu thị), huyện Trảng Bàng (01 siêu thị), huyện Bến Cầu (03 siêu thị trong KKT CK Mộc Bài) và huyện Hòa Thành (01 siêu thị). Như vậy, đến năm 2020, tổng số siêu thị trên địa bàn tỉnh là 14 siêu thị.

d) Khu thương mại dịch vụ tập trung

Dự kiến trong giai đoạn 2008 - 2020, phát triển 11 khu thương mại - dịch vụ tập trung, dự kiến xây dựng tại các huyện, thị như sau: Thị xã Tây Ninh (01 khu), Tân Châu (02 khu), Tân Biên (01 khu) Trảng Bàng (03 khu), Bến Cầu (01 khu), Dương Minh Châu (01 khu), Châu Thành (02 khu). Như vậy, đến năm 2020, tổng số trên địa bàn tỉnh là 11 TTTM.

Ngoài ra, sẽ hình thành tuyến phố mua sắm tại các huyện Trảng Bàng và Gò Dầu, các tuyến phố này chủ yếu tập trung tại khu vực thị trấn của các huyện.

đ) Hệ thống kho tàng gắn với các bến bãi ven sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn

Từ nay đến năm 2020, dự kiến qui hoạch phát triển hệ thống kho hàng gắn với các bến bãi hiện hữu hoặc cần phát triển thêm dọc theo sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn nhằm phục vụ cho hoạt động trao đổi, vận chuyển hàng hóa bằng đường sông giữa Tây Ninh với các địa bàn khác, chủ yếu là các tỉnh miền Tây Nam bộ.

Từ nay đến năm 2020, phát triển hệ thống 30 bến bãi ven sông, xây dựng 11 kho hàng gắn liền với các bến bãi có điều kiện phát triển ven sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Cụ thể xây dựng tại các huyện, thị xã như sau: Trảng Bàng (04 bến bãi, 01 kho), Dương Minh Châu (01 bến bãi, 01 kho), Bến Cầu (08 bến bãi, 02 kho), Châu Thành (11 bến bãi, 04 kho), Gò Dầu (03 bến bãi, 02 kho), Hòa Thành (03 bến bãi, 01 kho).

e) Vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư tối thiểu cho các công trình thương mại là 3.957,2 - 3.973,7 tỷ đồng, trong đó giai đoạn từ 2009-2015 là 3.901 - 3.915,1 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 là 56,2 - 58,6 tỷ đồng. Vốn đầu tư được phân theo các loại hình như sau:

- Vốn đầu tư cho mạng lưới chợ là 400,7 - 417,2 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2008-2015 là 359,5 - 373,6 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020 là 41,2 - 43,6 tỷ đồng.

- Vốn đầu tư cho mạng lưới trung tâm thương mại là 460 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2008-2015 là 460 tỷ đồng.

- Vốn đầu tư cho mạng lưới siêu thị là 325 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2008-2015 là 325 tỷ đồng.

- Vốn đầu tư cho mạng lưới khu thương mại - dịch vụ tập trung là 2.740 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2008-2015 là 2.740 tỷ đồng.

- Vốn đầu tư cho hệ thống kho hàng, bến bãi đến năm 2020 khoảng 31,5 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2008-2015 là 16,5 tỷ đồng.

g) Diện tích sử dụng đất

Tổng hợp yêu cầu sử dụng đất tối thiểu để xây dựng mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, khu thương mại - dịch vụ tập trung được qui hoạch đến năm 2020 là 1.523.395 m2. Cụ thể:

- Nhu cầu sử dụng đất cho mạng lưới chợ: 727.622 m2;

- Nhu cầu sử dụng đất cho mạng lưới siêu thị: 64.773 m2;

- Nhu cầu sử dụng đất cho mạng lưới trung tâm thương mại: 204.000 m2;

- Nhu cầu sử dụng đất cho mạng lưới khu TM-DVTT: 456.000 m2;

- Nhu cầu sử dụng đất cho mạng lưới kho hàng tại các bến bãi ven sông: 71.000 m2.

3. Giải pháp chủ yếu thực hiện qui hoạch

a) Chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển thương mại của tỉnh Tây Ninh

- Nhóm chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển xuất khẩu:

+ Có kế hoạch đầu tư haï taàng cho những khu cuïm công nghiệp sản xuất, chế biến, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

+ Tổ chức thực hiện các quy hoạch, chương trình, dự án phát triển vùng sản xuất hàng xuất khẩu tập trung, các làng nghề, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

+ Áp dụng linh hoạt chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu nhằm hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập.

+ Xây dựng và ổn định danh mục mặt hàng thuộc đối tượng được hưởng chính sách, đảm bảo tính ổn định của chính sách.

+ Xây dựng chương trình xúc tiến xuất khẩu có qui mô và thường xuyên hoạt động để cung cấp những thông tin cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu.

+ Tiến hành xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp, mở rộng hệ thống thu thập và xử lý thông tin thị trường.

+ Tổ chức xúc tiến thương mại theo hướng do Nhà nước vào doanh nghiệp lập ra, kinh phí hoạt động được tài trợ bởi ngân sách và các hiệp hội công nghiệp - thương mại.

+ Thực hiện tốt các nội dung cơ bản của hoạt động xúc tiến thương mại như tư vấn thị trường; giới thiệu bạn hàng; phổ biến thông tin, tổ chức hội chợ triển lãm, tham gia đưa sản phẩm, hàng hóa giới thiệu tại các trung tâm thương mại ở nước ngoài, tổ chức thực nghiệm các hình thức thương mại mới...

- Giải pháp khuyến khích phát triển các loại hình tổ chức thương mại truyền thống và hiện đại:

+ Nghiên cứu kiến nghị hoặc quyết đinh theo thẩm quyền của địa phương về cải cách để tăng cường năng lực hoạt động của các doanh nghiệp thương mại bao gồm: Cải cách quyền sở hữu tài sản, cải cách cơ chế kinh doanh.

+ Phát triển các phương thức lưu thông hiện đại, nâng cao trình độ hiện đại hóa của các doanh nghiệp thương mại; hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp thương mại.

+ Kiến nghị hoặc quyết định theo thẩm quyền của địa phương về việc hoàn thiện hệ thống tài chính cho các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ để giải quyết các vấn đề khó khăn về vốn, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các dự án để vay voán từ các ngân hàng thương mại hoặc bảo lãnh của ngân hàng phát triển.

+ Thiết thực đưa việc phát triển các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tây Ninh, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp hưởng các điều kiện thuận lợi trong sử dụng đất.

+ Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ tiến hành đổi mới kỹ thuật công nghệ kinh doanh, xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin.

+ Kiện toàn hệ thống dịch vụ để cung cấp dịch vụ thông tin, bồi dưỡng nhân tài cho các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ bằng việc xây dựng và phát triển mạng thông tin công cộng nhằm cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ như thông tin chính sách, công nghệ, thị trường, nguồn nhân lực.

+ Tăng cường công tác chỉ đạo phát triển doanh nghiệp thương mại của Tây Ninh: Sở Công thương và UBND các huyện, thị xã, làm tốt công tác chỉ đạo và hỗ trợ các doanh nghiệp, nâng cao nhận thức.

b) Chính sách của tỉnh nhằm hỗ trợ và thu hút vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại

- Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chợ, cải tạo và nâng cấp chợ

+ Đối với các chợ đầu mối nông sản, thực phẩm và các chợ ở vị trí trọng điểm về kinh tế - xã hội của huyện được xây dựng theo quy hoạch, có thể áp dụng các mức hỗ trợ sau: Hỗ trợ toàn bộ phần hạ tầng kỹ thuật ngoài vaø trong tường rào; Hỗ trợ (tỷ lệ khác nhau tùy theo địa phương và chợ cụ thể) kinh phí chuẩn bị đầu tư và giải phóng mặt bằng, hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong tường rào.

+ Đối với những chợ qui mô lớn, có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của cả vùng, tỉnh có điều kiện về tài chính có thể xem xét ứng vốn trước để xây dựng nhà lồng chợ, sau đó doanh nghiệp được giao quản lý chợ sẽ hoàn trả sau cho ngân sách tỉnh theo quy định của UBND tỉnh;

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí cải tạo, nâng cấp đối với những chợ do UBND huyện là chủ đầu tư;

+ UBND huyện, UBND xã, thị trấn có thể vận động các doanh nghiệp, HTX, tổ chức, cá nhân trên địa bàn cùng góp vốn với chính quyền địa phương trên cơ sở hợp đồng đầu tư xây dựng hoặc cải tạo nâng cấp chợ.

- Chính sách đất đai

+ Nhà đầu tư tự chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phát triển chợ, trung tâm thương mại, siêu thị ... Được miễn nộp tiền sử dụng đất (nếu đất đó không phải chuyển mục đích);

+ Giảm tiền sử dụng đất cho nhà đầu tư được Nhà nước giao đất đầu tư xây dựng, kinh doanh, khai thác chợ, trung tâm thương mại, siêu thị... (mức độ giảm tùy theo địa phương và loại hình, cấp độ chợ, trung tâm thương mại, siêu thị...);

+ Nếu nhà đầu tư chọn hình thức thuê đất thì thời hạn cho thuê đủ độ dài cần thiết để nhà đầu tư có thể hoàn vốn đầu tư;

+ Nhà đầu tư có thể được xem xét miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản và những năm kế tiếp theo dựa trên nguyên tắc: Khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa vùng biên giới được tiếp tục miễn nộp tiền thuê đất với thời gian dài hơn so với khu vực đô thị;

+ Nhà đầu tư đã được thuê diện tích đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì sẽ được xem xét gia hạn sử dụng đất phù hợp với qui hoạch sử dụng đất và các qui hoạch khác đã được phê duyệt.

- Chính sách tài chính, tín dụng

+ Nhà đầu tư được quĩ hỗ trợ phát triển xem xét cho vay tín dụng trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi theo quy định;

+ Nhà đầu tư được dùng quyền sử dụng đất và các công trình trong phạm vi cơ sở hạ tầng thương mại thuộc quyền sử dụng của mình để thế chấp vay vốn ngân hàng theo quy định hiện hành để đầu tư sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng thương mại;

+ Công ty chợ do cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập theo quy định của pháp luật có thể được vay vốn ngân hàng hoặc quỹ tài trợ khác để xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ;

+ Nếu đủ điều kiện, khi tham gia đầu tư xây dựng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, nhà đầu tư sẽ được hưởng các ưu đãi, khuyến khích về thuế như đối với các dự án sản xuất theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế;

+ Các doanh nghiệp kinh doanh và quản lý chợ, trung tâm thương mại, siêu thị... được phép quy định giá cho thuê diện tích kinh doanh, các loại phí dịch vụ dựa trên khung giá quy định của cấp có thẩm quyền.

- Các chính sách khác

+ Các nhà đầu tư được cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin về các loại qui hoạch có liên quan trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại;

+ Nhà đầu tư được ưu tiên áp dụng rút gọn thời gian quy định trong thủ tục hành chính hiện hành đối với quá trình thụ lý, giải quyết hồ sơ có liên quan đến qui hoạch và kiến trúc của dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại tại cơ quan chức năng;

+ Nhà đầu tư được huy động vốn của doanh nghiệp, cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh để xây dựng nhà loàng chợ, các sạp hàng, quầy hàng, hàng rào, sân, công trình vệ sinh, bãi đậu xe, công trình hạ tầng trong hàng rào và các hạng mục khác.

c) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực thương mại

- Có chính sách về mời gọi, chiêu mộ những nhân tài hiểu biết về thị trường của các nước phát triển làm việc, cộng tác, hoặc tư vấn cho các doanh nghiệp thương mại của Tây Ninh.

- Có cơ chế đãi ngộ phù hợp đối với doanh nghiệp;

- Có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thương mại.

- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng để trang bị những kiến thức cần thiết cho nguồn nhân lực ngành thương  mại, trước hết cho các doanh nhân.

- Tăng cường năng lực quản lý cho Sở Công thương và của các Phòng Công thương huyện, kinh tế thị xã.

4. Tổ chức thực hiện qui hoạch

a) Sở Công thương là cơ quan chủ trì, thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của sở, phối hợp các sở, ngành liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện qui hoạch, kế hoạch, các đề án phát triển ngành thương mại (phát triển thương mại nội địa và xuất khẩu); xây dựng và trình UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt và ban hành qui chế khuyến khích đầu tư xây dựng các loại hình thương mại hiện đại trên địa bàn; hướng dẫn các quy định về các hành vi giao dịch, mua bán hàng hóa trên địa bàn tỉnh như: Quy định về các hành vi giao dịch của các doanh nghiệp bán lẻ thương mại; tăng cường quản lý hành vi khuyến mại của các doanh nghiệp bán lẻ; quy định thực hiện quản lý, giám sát hoạt động nhượng quyền kinh doanh; phối hợp Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại- Du lịch xây dựng và tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực thương mại và những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.

b) Phối hợp thực hiện

Giao các sở, ban, ngành, phối hợp tổ chức thực hiện thống nhất theo các mục tiêu và giải pháp trong qui hoạch, cụ thể như sau:

- Các Sở: Thông tin Truyền thông, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Y tế xác định danh mục mặt hàng, dịch vụ xuất khẩu chủ lực và cơ chế, kế hoạch xúc tiến xuất khẩu những sản phẩm đó;

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Cân đối, bố trí kế hoạch vốn đầu tư; nghiên cứu đề xuất những cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư từ khu vực dân doanh.

- Sở Xây dựng: Trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành thương mại được phê duyệt, cần điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng của tỉnh Tây Ninh để đảm bảo bố trí không gian và kiến trúc phù hợp theo tiêu chuẩn cho các loại hình thương mại ở từng khu vực trên địa bàn tỉnh.

- Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở ngành liên quan bố trí kinh phí cho các hoạt động xúc tiến, đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp thương mại của tỉnh; phối hợp với ngân hàng xây dựng danh mục, kế hoạch và cơ chế phát triển xuất khẩu các dịch vụ thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng; ban hành và kiểm soát quy định về phí và lệ phí cho thuê diện tích kinh doanh thương mại ở các chợ và ở các khu thương mại, trung tâm thương mại; tổ chức kiểm soát giá cả hàng hoá lưu thông trên thị trường; phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương và các cơ quan có liên quan trong việc sử dụng các công cụ tài chính, thuế để ổn định thị trường và khuyến khích, hỗ trợ phát triển thương mại của tỉnh.

- Sở Giao thông Vận tải: Trên cơ sở mạng lưới thương mại được quy hoạch, cần có kế hoạch triển khai hoặc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch giao thông của tỉnh, tạo thuận lợi cho phát triển mạng lưới thương mại và cho lưu chuyển hàng hoá trên thị trường. Phối hợp với Công an tỉnh cải tiến và hoàn thiện quản lý giao thông để tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại ở các khu vực, cũng như thuận lợi cho việc cung ứng, bốc dỡ và nhập hàng vào mạng lưới thương mại trên địa bàn tỉnh.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Trên cơ sở qui hoạch phát triển ngành thương mại được phê duyệt, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch sử dụng đất của tỉnh để ưu tiên dành đất cho phát triển thương mại, xác định địa giới cho các loại hình thương mại đã được quy hoạch. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh thương mại về pháp luật, môi trường, đặc biệt là tại các chợ. Phối hợp với Sở Công thương và các sở, ngành liên quan để xây dựng và ban hành các chính sách sử dụng đất cho phát triển thương mại của tỉnh.

- Sở Khoa học - công nghệ: Phối hợp với Sở Công thương và các cơ quan liên quan để xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại của tỉnh áp dụng các công nghệ kinh doanh và quản lý hiện đại, áp dụng ISO 9001...

- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi để thu hút lao động có trình độ cao, nhân tài vào ngành thương mại.

- Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các ngành liên quan lập Đề án xây dựng Trung tâm và chương trình đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp về sản xuất hàng xuất khẩu và xuất khẩu lao động.

- Sở Thông tin Truyền thông: Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì hướng dẫn thực hiện Chương trình Chính phủ điện tử, thương mại điện tử trên địa bàn; hỗ trợ doanh nghiệp về công nghệ và chuyển giao công nghệ thông tin. Hỗ trợ Sở Công thương xây dựng và vận hành mạng thông tin của ngành thương mại tỉnh và sàn giao dịch thương mại điện tử.

- Sở Ngoại vụ: Phối hợp cùng với các ngành liên quan trong việc quảng bá hình ảnh của địa phương thông qua các đoàn vào và ra; xây dựng môi trường hữu nghị, hợp tác với các tỉnh của Campuchia, trước hết là với các tỉnh giáp biên như hợp tác kinh tế, mở và nâng cấp các cửa khẩu.

- Cục Hải quan, Cục Thuế: Nghiên cứu thực hiện quy trình thủ tục và hải quan, thuế theo hướng đơn giản hóa, nhanh chóng, chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại.

- Cục Thống kê: Nghiên cứu ban hành chế độ báo cáo thống kê về xuất khẩu dịch vụ trên địa bàn. Phối hợp với Sở Công thương để bổ sung và hoàn thiện công tác thống kê đối với ngành thương mại của tỉnh

- Báo, Đài phát thanh - Truyền hình của tỉnh: Tăng cường nội dung thông tin về thị trường, về hàng hóa và xúc tiến thương mại; tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về lợi ích của việc sử dụng các dịch vụ phân phối hiện đại, về bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng; tuyên truyền, phổ biến những kinh nghiệm thành công và mô hình hệ thống phân phối hiện đại của các doanh nghiệp thương mại và việc áp dụng công nghệ, phương thức kinh doanh và quản lý hiện đại trong ngành thương mại; tuyên truyền về định hướng và chính sách phát triển cũng như các dự án đầu tư lớn trong ngành thương mại của tỉnh...

- UBND các huyện, thị xã tổ chức triển khai và thực hiện các nội dung quy hoạch phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại và mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên từng địa bàn; tổ chức thực hiện và phối hợp liên ngành, liên vùng nhằm triển khai các giải pháp, chương trình, kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển ngành thương mại của tỉnh. Đảm bảo bố trí và sử dụng cán bộ có năng lực phù hợp và trình độ chuyên nghiệp về quản lý thương mại trên địa bàn huyện.

5) Lộ trình thực hiện

a) Giai đoạn 2008 - 2010:

- Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển thương mại.

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy, các chính sách, cơ chế khuyến khích phát triển và quản lý thương mại của tỉnh;

- Xây dựng và tạo các điều kiện, tiền đề và bước đầu triển khai các Đề án phát triển thương mại;

- Điều chỉnh, bổ sung, xây dựng các quy hoạch mạng lưới thương mại và các quy hoạch chi tiết xây dựng các khu trung tâm thương mại, trung tâm thương mại - dịch vụ tổng hợp, chợ đầu mối nông sản...; xây dựng quy hoạch hệ thống mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi và khuyến khích đầu tư theo định hướng phát triển của ngành thương mại tỉnh. Tập trung vào các dự án nâng cấp, xây mới để phát triển nhanh các loại hình thương mại hiện đại ở thị xã, thị trấn các huyện và ở các khu đô thị.

- Thúc đẩy hình thành và phát triển các hệ thống phân phối theo dạng “chuỗi”;

b) Giai đoạn 2011 - 2015:

- Điều chỉnh hoặc xây dựng mới các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển và quản lý thương mại phù hợp;

- Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các đề án phát triển thương mại;

- Hỗ trợ các nhà phân phối phát triển các dự án kinh doanh hiện đại;

- Hỗ trợ một số công ty thương mại lớn của tỉnh mở rộng mạng lưới kinh doanh;

- Thúc đẩy nhanh việc cải cách các nhà phân phối truyền thống sang hiện đại;

- Hoàn thiện mạng lưới thương mại ở nông thôn;

- Tập trung xúc tiến thương mại ở các thị trường mới.

c) Giai đoạn 2016 - 2020:

- Phát triển mạnh thương mại điện tử;

- Hoàn thiện mạng lưới thông tin và dự báo của ngành thương mại;

- Phát triển các loại hình thương mại hiện đại ở nông thôn;

- Đảm bảo phát triển đồng bộ các cơ cấu của ngành thương mại và đạt trình độ phát triển ngang bằng với thương mại của các tỉnh phát triển.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã công bố Quy hoạch, tổ chức triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, kiểm tra theo dõi việc thực hiện quy hoạch đảm bảo sự thống nhất với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển các ngành khác, quy hoạch huyện, thị xã, quy hoạch vùng và cả nước trong quá trình tổ chức thực hiện, tuỳ tình hình thực tế, Sở Công thương chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan xem xét, kiến nghị UBND tỉnh quyết định điều chỉnh, bổ sung phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Công thương; Kế hoạch và Đầu tư; Xây dựng; Tài chính; Thông tin - Truyền thông; Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Lao động Thương binh và Xã hội; Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Giao thông Vận tải; Tài nguyên và Môi trường; Khoa học và Công nghệ; Ngoại vụ; Cục Hải quan; Cục Thuế; Cục Thống kê; UBND các huyện, thị xã và thủ trưởng các sở, ngành liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Hùng Việt


PHỤ LỤC 1

HIỆN TRẠNG VÀ QUI HOẠCH CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2020

STT

Tên chợ

Địa điểm

Hiện trạng

Quy hoạch đến năm 2020

Xã, phường, thị trấn

Hạng chợ, hiện có

Diện tích đất (m2)

Diện tích xây dựng (m2)

Số hộ KD cố định

Hạng chợ

Quy mô, diện tích,

Chợ hiện có

Chợ

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Ghi chú

Giữ nguyên

Nâng cấp, mở rộng

xây mới

Tổng VĐT

Phân kỳ đầu tư

Quy mô, hoạch (m2)

2008- 2015

2016- 2020

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

I

Thị xã

 

11

33.168

14.800,6

1.734

11

51.805

 

9

2

129,6 - 132

124,7 - 125

4,9 - 7

 

1

ChợThị xã

Khu phố 1, Phường II

I

10.050

9.350

561

I

15.000

 

 

x

90

90

 

XD mới tại vị trí hiện có

2

Chợ Phường 3

Khu phố 3, Phường 3

II

6.765

4.310

330

II

6.000

 

x

 

04

04

 

 

3

 Chợ Phường 4

Khu phố 5, Phường 4

III

1.079

 

120

II

8.000

 

 

x

30

30

 

Di dời, xây dựng mới

4

Chợ Hiệp Ninh

KP Hiệp Lễ, Phường Hiệp Ninh

III

1.388

 

190

III

3.245

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

5

Chợ Bình Minh

Ấp Kinh tế, Xã Bình Minh

III

4.740

108

50

III

6.798

 

x

 

0,7-1

 

0,7-1

 

6

Chợ Thạnh Trung

ẤpThạnh Hiệp,XãThạnhTân

III

2.683

 

83

III

1.783

 

x

 

0,7-1

 

0,7-1

 

7

Chợ Thạnh Đông

ẤpThạnh Đông,Xã ThạnhTân

III

1.744

799

22

III

997

 

x

 

0,7-1

 

0,7-1

 

8

Chợ Tân Bình

Ấp Tân Trung, Xã Tân Bình

III

560

108

21

III

1.840

 

x

 

0,7-1

 

0,7-1

 

9

Chợ Ninh Sơn

Ấp Ninh Thọ, Xã Ninh Sơn

III

1.600

125,6

228

III

200

 

x

 

0,7-1

 

0,7-1

 

10

Chợ Ninh Hòa

ẤpNinh Hòa, Xã Ninh Thạnh

III

1.593

 

40

III

1.144

 

x

 

0,7-1

 

0,7-1

 

11

Chợ Ninh Đức

ẤpNinh Đức, Xã Ninh Thạnh

III

966

 

89

III

6.798

 

x

 

0,7-1

 

0,7-1

hoặc di dời, xây dựng mới

II

Huyện Hòa Thành

 

9

28.230,5

12.867

486

10

57.205

 

9

1

36,3-39

36,3-39

 

 

1

Chợ Trường Lưu

Ấp Trường Lưu, Xã Trường Đông

III

5.000

3.846

28

III

3.696

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

2

Chợ Qui Thiện

Ấp Trường Thiện, Xã Trường Hòa

III

3.034

600

19

III

3.034

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

3

Chợ Long Hải

Ấp Long Hải, Xã Trường Tây

III

2.304

720

297

III

10.932

 

x

 

0,7-01

0,7-1

 

 

4

Chợ Trường Huệ

Ấp Trường Huệ, Xã Trường Tây

III

100

 

5

III

100

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

5

Chợ Long Bình

Ấp Long Bình,Xã Long Thành Nam

III

10.618

6.369

18

III

1.000

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

6

Chợ Long Yên

Ấp Long Yên,Xã Long Thành Nam

III

4.626

521

26

III

4.938

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

7

Chợ Hiệp An

Ấp Hiệp An, Xã Hiệp Tân

III

1.353

451

66

III

1.530

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

8

Chợ Hiệp Trường

Ấp Hiệp Trường, Xã Hiệp Tân

III

640

190

12

III

640

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

9

Chợ Hiệp Hòa

Ấp Hiệp Hòa, Xã Hiệp Tân

III

555,5

170

15

III

1.335

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

10

Chợ Đầu mối thủy

KP 3, Thị trấn Hòa Thành

 

 

 

 

ĐM

30.000

 

 

x

30

30

 

 

 

sản - rau sạch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Huyện Dương Minh Châu

 

11

41.102

13.202

586

12

72.672

 

11

1

37,7-41

37,7-41

 

 

1

Chợ Thị trấn DMC

KP 1, Thị trấn DMC

II

10.000

2.500

200

II

9.417

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

2

Chợ Phan

Ấp Phước Tân 1, Xã Phan

III

2.529

744

5

III

2.900

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

3

Chợ Bàu Năng

Ấp Ninh An, Xã Bàu Năng

III

6.099

2.168

32

III

6.900

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

4

Chợ Chà Là

Ấp Ninh Hưng 1, Xã Chà Là

III

3.944

250

21

III

4.800

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

5

Chợ Cầu Khởi

Ấp Khởi Hà, Xã Cầu Khởi

III

2.236

672

51

III

2.232

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

6

Chợ Suối Hùng

Ấp Lộc Trung, Xã Lộc Ninh

III

2.000

500

32

III

2.000

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

7

Chợ Truông Mít

Ấp Thuận An, Xã Truông Mít

III

3.121

1.500

59

III

5.000

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

8

Chợ Cây Me

Ấp Thuận Bình, Xã Truông Mít

III

1.000

248,46

35

III

100

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

9

Chợ Cây Cầy

Ấp Thuận Hòa, Xã Truông Mít

III

100

 

30

III

100

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

10

Chợ Phước Minh

Ấp B 2, Xã Phước Minh

III

2.823

2.620

84

III

2.823

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

11

Chợ Phước Ninh

Ấp Phước Tân, Xã Phước Ninh

III

7.250

2.000

37

III

6.400

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

12

Chợ ĐMNS K13

Cầu K13, Xã Bàu Năng

 

 

 

 

ĐM

30.000

 

 

x

30

30

 

 

IV

Huyện Tân Biên

 

9

38.910

16.080

425

13

57.252

4

5

4

44,1-45,6

24-25,2

20,1-20,4

 

1

Chợ Trà Vong

Ấp Suối Ông Đình, Xã Trà Vong

III

2.100

1.500

15

III

1.972

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

2

Chợ Mỏ Công

Ấp Thanh Tân, Xã Mỏ Công

III

6.000

2.000

20

III

3.945

 

x

 

0,7-1

 

0,7-1

 

3

Chợ Tân Phong

Ấp Sân Bay, Xã Tân Phong

III

2.400

1.500

18

III

2.800

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

4

Chợ Hòa Hiệp

Ấp Hòa Bình, Xã Hòa Hiệp

III

6.100

1.500

25

III

6.100

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

5

Chợ TTCX Hòa Hiệp

Ấp Hòa Đông A, Xã Hòa Hiệp

III

2.000

1.500

15

III

2.315

x

 

 

 

 

 

 

6

Chợ Thạnh Bình

Ấp Thạnh Lợi, Xã Thạnh Bình

III

1.836

1.500

17

III

2.050

x

 

 

 

 

 

 

7

Chợ Tân Lập

Ấp Tân Hòa, Xã Tân Lập

III

7.000

2.006

85

III

1.400

x

 

 

 

 

 

 

8

Chợ TTrấn Tân Biên

KP 2, Thị Trấn Tân Biên

II

6.474

2.574

230

II-I

15.670

 

x

 

15,7-16

0,7-1

15

 

9

Chợ BG Chàng Riệc

Ấp Tân Đông 1, Xã Tân Lập

III

5.000

2.000

 

III

1.000

x

 

 

 

 

 

 

10

Chợ Tân Bình

ẤpTân Thanh, Xã Tân Bình

 

 

 

 

III

2.000

 

 

x

2

 

2

 

11

Chợ Thạnh Tây

Ấp Thạnh Trung, Xã Thạnh Tây

 

 

 

 

III

3.000

 

 

x

2,4

 

2,4

 

12

Chợ đường biên Tà Nốt

Ấp Tân Nam, Xã Tân Bình

 

 

 

 

III

5.000

 

 

x

1,2

1,2

 

 

13

Chợ Xa Mát

ấp Tân Hòa, Xã Tân Lập

 

 

 

 

III

10.000

 

 

x

20

20

 

 

V

Huyện Tân Châu

 

13

77.262

10.409

732

18

150.670

1

12

5

44,2-47,5

40,2-43,5

4

 

1

Chợ Tân Hưng

Ấp Tân Đông, Xã Tân Hưng

III

4.800

1.000

100

III

2.500

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

2

Chợ Tân Hưng

Ấp Tân Trung B, Xã Tân Hưng

III

800

250

10

III

4.800

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

3

Chợ Tân Phú

Ấp Tân Xuân, Xã Tân Phú

III

1.700

700

17

III

720

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

4

Chợ Tân Phú

Ấp Tân Hòa, Xã Tân Phú

III

762

259

30

III

2.870

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

5

Chợ Thị Trấn

Khu phố 1, thị trấn Tân Biên

II

8.900

6.100

210

II

8.900

 

x

 

20,5

20,5

 

 

6

Chợ Tân Hiệp

Ấp Thạnh Phú, Xã Tân Hiệp

III

3.400

 

10

III

3.400

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

7

Chợ Tân Hội

Ấp Hội Phú, Xã Tân Hội

III

6.400

 

25

III

27.000

x

 

 

 

 

 

 

8

Chợ Tân Đông

Ấp Đông Tiến, Xã Tân Đông

III

7.200

 

180

II

6.180

 

x

 

8

8

 

 

9

Chợ Tân Hà

Ấp Tân Trung, Xã Tân Hà

III

10.000

600

30

III

9.400

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

10

Chợ Vạc Sa

Trạm 2, Xã Tân Hà

III

10.000

600

 

III

10.000

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

11

Chợ TTCX Suối Ngô

Ấp 2, Xã Suối Ngô

III

9.200

600

15

III

9.200

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

12

Chợ Tân Thành

Ấp Tân Đông, Xã Tân Thành

III

7.200

300

40

III

9.300

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

13

Chợ Suối Dây

Ấp 2, Xã Suối Dây

III

6.900

 

65

III

6.900

 

x

 

1

1

 

 

14

Chợ Tân Hòa

Ấp Cây Cầy, Xã Tân Hòa

 

 

 

 

III

10.000

 

 

x

1,5

1,5

 

 

15

Chợ Khẩu Trạm I

Trạm 1, Xã Tân Đông

 

 

 

 

III

10.000

 

 

x

1,5

1,5

 

 

16

Chợ Thạnh Đông

Ấp Thạnh Hưng, Xã Thạnh Đông

 

 

 

 

III

5.000

 

 

x

0,7-1

0,7-1

 

 

17

Chợ Tân Thành

Ấp Đồng Kèn 2, Xã Tân Thành

 

 

 

 

III

4.500

 

 

x

0,7-1

0,7-1

 

 

18

Chợ Tân Hội

Ấp Hội An, Xã Tân Hội

 

 

 

 

III

20.000

 

 

x

4

 

4

 

VI

Huyện Bến Cầu

 

10

59.057

7.398,5

429

11

46.790

2

2

7

35,4-35,7

35,4-35,7

 

 

1

Chợ Phước Trung

Ấp Long Trung, Xã Long Phước

III

3.240

287

 

III

10.000

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

2

Chợ Cầu Long Thuận

Ấp Long Hòa, Xã Long Thuận

III

9.915

2.260

125

I

10.000

 

x

 

12

12

 

 

3

Chợ Chiều Long Thuận

Ấp Long Phi, Xã Long Thuận

III

3.617

 

10

III

3.617

x

 

 

 

 

 

 

4

Chợ Tiên Thuận

Ấp Rừng Dầu, Xã Tiên Thuận

III

1.500

 

50

III

3.000

 

 

x

2,4

2,4

 

 

5

Chợ An Thạnh

Ấp Chánh, Xã An Thạnh

III

500

450

20

III

3.000

 

 

x

2,4

2,4

 

 

6

Chợ Thị Trấn

KP1,Thị Trấn Bến Cầu

III

4.173

703

92

III

4.173

 

 

x

3,2

3,2

 

 

7

Chợ Long Giang

Ấp Cao Su, Xã Long Giang

III

385

288

30

III

3.000

 

 

x

2,4

2,4

 

 

8

Chợ Long Khánh

Ấp Long Thịnh, Xã Long Khánh

III

4.000

348

30

III

 

x

 

 

 

 

 

 

9

Chợ Đường Biên

Ấp Thuận Tây, Xã Lợi Thuận

III

31.502

3.062,50

42

III

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Chợ Lợi Thuận

Ấp Thuận Tâm, Xã Lợi Thuận

III

225

 

30

 

3.000

 

 

x

2,4

2,4

 

 

10

Chợ Bàu Tràm lớn

Ấp Bàu tràm Lớn, Xã Tiên Thuận

 

 

 

 

III

3.000

 

 

x

2,4

2,4

 

 

11

Chợ Cây Me

Ấp Long Hưng, Xã Long Thuận

 

 

 

 

III

4.000

 

 

x

7,5

7,5

 

 

VII

Huyện Gò Dầu

 

8

26.520

14.417

565

10

61.648

 

6

4

14,9-16,1

7,5-8,7

7,4

 

1

Chợ Cẩm Giang

Ấp Cẩm Thắng, Xã Cẩm Giang

III

3.770

285

98

III

1.400

 

x

 

1

1

 

 

2

Chợ Thạnh Đức

Ấp Bến Đình, Xã Thạnh Đức

III

1.681

711

11

III

2.200

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

3

Chợ Hiệp Thạnh

Ấp Đá Hàng, Xã Hiệp Thạnh

III

7.600

4.200

38

III

7.600

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

4

Chợ Phước Trạch

Ấp Cây Nính, Xã Phước Trạch

III

1.800

1.800

20

II

7.137

 

 

x

1,5

1,5

 

Di dời, xây dựng mới

5

Chợ Thị Trấn

Nội Ô Thị trấn

II

4.407

4.407

299

I

30.000

 

x

 

5

 

5

 

6

Chợ Phước Thạnh

Ấp Phước Hội, Xã Phước Thạnh

III

1.402

400

5

III

1.388

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

7

Chợ Phước Đông

Ấp Suối Cao A, Xã Phước Đông

III

1.923

900

30

III

1.923

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

8

Chợ Bàu Đồn

Ấp 4, Xã Bàu Đồn

III

3.937

1.714

64

III

4.000

 

 

x

1

1

 

 

9

Chợ Thanh Phước

Ấp Trâm Vàng, Xã Thanh Phước

 

 

 

 

III

3.000

 

 

x

2,4

 

2,4

 

10

Chợ Cẩm An

Ấp Cẩm An, Xã Cẩm Giang

 

 

 

 

III

3.000

 

 

x

1,2

1,2

 

 

VIII

Huyện Trảng Bàng

 

9

76.387

7.055

841

13

128.054

2

6

5

29,4-31,2

29,4-31,2

 

 

1

Chợ Trảng Bàng

KP Lộc An,Thị trấn Trảng Bàng

II

10.010

3.340

386

II

29.187

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

6

Chợ Gia Bình

Ấp Chánh, Xã Gia Bình

III

4.450

120

100

III

4.450

x

 

 

 

 

 

 

2

Chợ Ngã ba Hai Châu

Ấp Gia Hùynh,Thị trấn Trảng Bàng

III

 

 

25

III

3.000

 

 

x

2,4

2,4

 

Di dời, xây dựng mới

3

Chợ Suối Sâu

Ấp Suối Sâu, Xã An Tịnh

III

1.000

400

30

III

645

x

 

 

 

 

 

 

4

Chợ Cầu Xe

Ấp Cầu Xe, Xã Hưng Thuận

III

2.000

500

30

III

6.760

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

5

Chợ Sóc Lào

Ấp Sóc Lào, Xã Đôn Thuận

III

1.500

500

20

III

2.585

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

7

Chợ Lộc Hưng

Ấp Lộc Tân, Xã Lộc Hưng

III

7.280

 

70

III

7.280

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

8

Chợ An Hòa

Ấp An Hội, Xã An Hòa

III

3.300

 

45

III

3.300

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

9

Chợ Bình Thạnh

Ấp Bình Hòa, Xã Bình Thạnh

III

46.847

2.195

135

III

46.847

 

x

 

0,7-1

0,7-1

 

 

10

Chợ Phước Chỉ

Ấp Truông Dầu, Xã Phước Chỉ

 

 

 

 

III

10000

 

 

x

10

10

 

 

11

Chợ Gia Lộc

Ấp Lộc Trác, Xã Gia Lộc

 

 

 

 

III

3.000

 

 

x

2,4

2,4

 

 

12

Chợ Phước Lưu

Ấp Hiệp Phước, Xã Phước Lưu

 

 

 

 

III

3.000

 

 

x

2,4

2,4

 

 

13

Chợ Bourbon - An Hòa

Trong Khu Dân cư - Tái định cư Bourbon - An Hòa

 

 

 

 

III

8.000

 

 

x

8

8

 

 

IX

Huyện Châu Thành

 

18

57.544

13.716

849

24

101.526

14

1

9

29,1

24,3

4,8

 

1

Chợ Biên Giới

 Ấp Bến Cầu, Xã Biên Giới

III

1.900

210

73

III

500

x

 

 

 

 

 

 

2

Chợ Hiệp Bình

Ấp Hiệp Bình, Xã Hòa Thạnh

III

15.000

2.080

60

III

15.000

x

 

 

 

 

 

 

3

Chợ Hòa Bình

Ấp Thành Bắc, Xã Thành Long

III

9.998

5.736

151

III

9.998

x

 

 

 

 

 

 

4

Chợ Bến Sỏi

Ấp Bến Sỏi, Xã Thành Long

III

2.000

152

20

III

2.000

x

 

 

 

 

 

 

5

Chợ Ninh Điền

Ấp Gò Nổi, Xã Ninh Điền

III

3.000

700

65

III

3.000

x

 

 

 

 

 

 

6

Chợ Cao Xá

Khu phố 3, Thị Trấn Châu Thành

III

559

599

54

III

2.254

x

 

 

 

 

 

 

7

Chợ Tam Hạp

Khu phố 4, Thị Trấn Châu Thành

III

1.593

167

15

III

1.601

x

 

 

 

 

 

 

8

Chợ Bình Phong

Ấp Bình Phong, Xã Thái Bình

III

1.800

200

80

III

20.000

 

 

x

2,4

2,4

 

Di dời cách chợ cũ 500m

9

Chợ Thanh Điền

Ấp Thanh Sơn, Xã Thanh Điền

III

996

336

30

III

994

 

x

 

2,4

2,4

 

 

10

Chợ Phước Vinh

Ấp Phước Lợi, Xã Phước Vinh

III

5.000

336

25

III

9.086

 

 

x

2,4

2,4

 

 

11

Chợ Hảo Đước

Ấp Vịnh, xã An Cơ

III

5.447

1.100

80

III

5.447

x

 

 

 

 

 

 

12

Chợ Sa Nghe

Ấp Sa Nghe, Xã An Cơ

III

1.467

400

30

III

1.467

x

 

 

 

 

 

 

13

Chợ Cầu Da

Ấp Bàu Sen, Xã Hảo Đước

III

500

500

20

III

1.467

x

 

 

 

 

 

 

14

Chợ Long Vĩnh

Ấp Long Châu, Xã Long Vĩnh

III

1.348

800

60

III

776

x

 

 

 

 

 

 

15

Chợ Cầy Xiêng

Ấp Cầy Xiêng, Xã Đồng Khởi

III

 

 

35

III

1.000

 

 

x

2,4

2,4

 

 

16

Chợ TTCX Hòa Thạnh

Ấp Hiệp Phước, Xã Hoà Thạnh

III

6.336

 

41

III

6.336

x

 

 

 

 

 

 

17

Chợ Thanh Trung

Ấp Thanh Trung, Xã Thanh Điền

III

400

200

 

III

400

x

 

 

 

 

 

 

18

Chợ Bến Trường

Ấp Bến Trường, Xã Hảo Đước

III

200

200

10

III

200

x

 

 

 

 

 

 

19

Chợ Long Đại

Ấp Long Đại, Xã Long Vĩnh

 

 

 

 

III

3.000

 

 

x

2,4

2,4

 

 

20

Chợ Bến Cừ

Ấp Bến Cừ, Xã Ninh Điền

 

 

 

 

III

3.000

 

 

x

2,4

2,4

 

 

21

Chợ cửa khẩu Phước Tân

Ấp Thành Tây, Xã Thành Long

 

 

 

 

III

5.000

 

 

x

7,5

7,5

 

 

22

Chơ Hòa Hội

Ấp bố Lớn, Xã Hoà Hội

 

 

 

 

III

3.000

 

 

x

2,4

2,4

 

 

23

Chợ Long Chẩn

Ấp Long Chẩn, Xã Long Vĩnh

 

 

 

 

III

3.000

 

 

x

2,4

 

2,4

 

24

Chợ An Bình

Ấp Thanh Bình, Xã An Bình

 

 

 

 

III

3.000

 

 

x

2,4

 

2,4

 

 

Tổng cộng

 

98

438.180,5

109.945,6

6.647

122

727,.622

23

61

38

400,7-417,2

359,5-373,6

41,2-43,6

 

 

PHỤ LỤC 2

HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH CÁC SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2020

STT

Tên siêu thị

Xã, phường, Thị trấn

Hiện trạng

Quy hoạch đến 2020

Hạng siêu thị

Diện tích xây dựng (m2)

Hạng siêu thị

Quy mô, diện tích kinh doanh (m2)

Siêu thị hiện có

Siêu thị xây mới

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Giữ nguyên

Nâng cấp, mở rộng

Tổng

Phân kỳ đầu tư

VĐT

2008-2015

2016-2020

I

Thị xã Tây Ninh

 

 

 

2

3.780

 

 

2

50

50

 

1

Siêu thị tổng hợp

Vị trí Bến xe cũ, Phường 2, thị xã Tây Ninh

 

 

II

2.000

 

 

x

10

10

 

2

Siêu thị tổng hợp

Khu vực Bách Hoá cũ

 

 

III

1.780

 

 

x

40

40

 

II

Huyện Tân Biên

 

 

 

1

23.200

 

 

1

100

100

 

1

Hệ thống các Siêu thị tổng hợp

Khu KTCK Xa Mát, ấp Tân Hòa, xã Tân Lập

 

 

I

23.200

 

 

x

100

100

 

III

Huyện Tân Châu

 

 

 

1

2.000

 

 

1

10

10

 

1

Siêu thị tổng hợp

Thị trấn Tân Châu

 

 

II

2.000

 

 

x

10

10

 

IV

Huyện Trảng Bàng

 

 

 

1

1000

 

 

1

5

5

 

1

Siêu thị tổng hợp

Thị trấn Trảng Bàng

 

 

II

1.000

 

 

x

5

5

 

V

Huyện Bến Cầu

 

5

20.657

3

29.793

5

 

3

130

130

 

1

Siêu thị GC - Thế Kỷ Vàng

Khu KTCK Mộc Bài, ấp Thuận Tây, Xã Lợi Thuận

I

8.827

I

8.827

x

 

 

 

 

 

2

Siêu thị Fuso

III

4.800

III

4.800

x

 

 

 

 

 

3

Siêu thị Smilling

III

778

III

778

x

 

 

 

 

 

4

Siêu thị Daiso

III

1.452

III

1.452

x

 

 

 

 

 

5

Siêu thị Tiết Kiệm

III

4.800

 

4.800

x

 

 

 

 

 

6

Siêu thị Satra

.

 

III

3.866

 

 

x

60

60

 

7

Siêu thị Vạn Hưng

 

 

III

600

 

 

x

10

10

 

8

Siêu thị trong TTTM dịch vụ Quốc tế Phi Long

 

 

III

4.670

 

 

x

60

60

 

VI

Huyện Hoà Thành

 

 

 

1

5.000

 

 

1

30

30

 

1

Siêu thị tổng hợp

Trong trung tâm thương mại Long Hoa

 

 

I

5.000

 

 

x

30

30

 

 

Tổng cộng

 

5

20.657

9

64.773

5

 

9

325

325

 

 

PHỤ LỤC 3

THỰC TRẠNG VÀ QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2020

STT

Tên Trung tâm thương mại

Địa điểm (xã, phường, thị trấn)

Hiện trạng

Quy hoạch đến 2020

Hạng TTTM

Diện tích đất (m2)

Diện tích xây dựng (m2)

Hạng TTTM

Quy mô, diện tích kinh doanh (m2)

TTTM hiện có

TTTM xây mới

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Giữ nguyên

Nâng cấp, mở rộng

Tổng VĐT

Phân kỳ đầu tư

2008-2015

2016-2020

I

Thị xã Tây Ninh

 

 

 

 

 

24.000

 

 

2

120

120

 

1

TTTM Phường 2

Phường 2, Thị xã Tây Ninh (Quân y viện cũ)

 

 

 

III

14.000

 

 

x

60

60

 

2

TTTM Phường 4

Phường 4, Thị xã Tây Ninh

 

 

 

III

10.000

 

 

x

60

60

 

II

Huyện Tân Châu

 

 

 

 

 

10.000

 

 

1

60

60

 

1

TTTM thị trấn Tân Châu

Thị trấn Tân Châu

 

 

 

III

10.000

 

 

x

60

60

 

III

Huyện Trảng Bàng

 

 

 

 

 

20.000

 

 

2

120

120

 

1

TTTM An Tịnh

Gần Khu CN Trảng Bàng

 

 

 

III

10.000

 

 

x

60

60

 

2

TTTM Bourbon An Hòa

Trong Khu Dân cư - Tái định cư Bourbon An Hòa

 

 

 

III

10.000

 

 

x

60

60

 

IV

Huyện Gò Dầu

 

 

 

 

 

15.000

 

 

1

60

60

 

1

TTTM thị trấn Gò Dầu

Tại vị trí UBND huyện và CA cũ

 

 

 

III

15.000

 

 

x

60

60

 

V

Huyện Hòa Thành

 

 

11.950

7.800

 

25.000

 

1

 

100

100

 

1

TTTM Long Hoa

Thị trấn Hoà Thành

III

11.950

7.800

II

25.000

 

x

 

100

100

 

VI

Huyện Bến Cầu

 

 

510.390

27.700

 

110.000

2

 

 

 

 

 

1

TTTM Hiệp Thành

Khu KTCK Mộc Bài

I

140.000

22.140

I

60.000

x

 

 

 

 

 

2

TTTM DV Quốc tế Phi Long

Khu KTCK Mộc Bài

III

370.390

5.560

III

50.000

x

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

3

522.340

35.500

 

204.000

2

1

6

460

460

 


PHỤ LỤC 4

QUI HOẠCH MẠNG LƯỚI KHU THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ TẬP TRUNG TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2020

TT

Tên Khu TM-DV

Địa điểm

(xã, phường, thị trấn)

Quy mô, diện tích (m2)

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Tổng VĐT

Phân kỳ đầu tư

2008-2015

2016-2020

I

Thị xã Tây Ninh

1

Khu TMDV TT kết hợp điểm dừng chân Ninh Sơn

Ngã tư xã Ninh Sơn

50.000

300

300

 

II

Huyện Tân Biên

 

 

 

 

 

2

Khu TMDV TT tại KKT CK Chàng Riệc

Khu KT cửa khẩu Chàng Riệc

50.000

300

300

 

III

Huyện Tân Châu

3

Khu TMDV TT khu vực Vạc Sa

Khu vực cửa khẩu Vạc Sa

50.000

300

300

 

4

Khu TMDV TT khu vực cửa khẩu Kà Tum

Khu vực cửa khẩu Kà Tum

50.000

300

300

 

IV

Huyện Trảng Bàng

5

Khu TMDV TT Trảng Bàng

Thị trấn Trảng Bàng

16.000

180

180

 

6

Khu TMDV TT kết hợp điềm dừng chân xã Gia Lộc

Xã Gia Lộc, Trảng Bàng

50.000

300

300

 

7

Khu TMDV TT Phước Đông -Bời Lời

Trong Khu liên hợp CN - Đô thị - Dịch vụ Phước Đông - Bời Lời

50.000

300

300

 

V

Huyện Bến Cầu

8

Khu TMDV TT Long Chữ

Gần Khu CN Long Chữ

10.000

60

60

 

VI

Huyện Dương Minh Châu

9

Khu TMDV TT thị trấn

Thị trấn DMC

11.000

100

100

 

VII

Huyện Châu Thành

10

Khu TMDV TT thị trấn

Khu vực chợ thị trấn

49.000

300

300

 

11

Khu TMDV Phước Tân

Khu vực CKhẩu Phước Tân

50.000

300

300

 

 

Tổng số

 

436.000

2.740

2.740

 

 

PHỤ LỤC 5

QUI HOẠCH HỆ THỐNG KHO HÀNG, BẾN BÃI VEN SÔNG TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2020

TT

Tên bến sông, địa điểm

Quy mô (diện tích-m2)

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Tổng diện tích

Trong đó

Tổng vốn đầu tư

Trong đó

Bến sông

Xây dựng kho hàng tại bến sông

Bến sông

Xây dựng kho hàng tại bến sông

A

B

1

2

3

4

5

6

I.

Huyện Trảng Bàng

 

 

 

 

 

 

1

Cầu hàng, ấp Cầu hàng, xã An Hoà

2.000

2.000

 

0,5

0,5

 

2

An Thới, ấp An Thới, xã An Hoà

3.000

2.000

1.000

2

0,5

1,5

3

Phước Lập, ấp Phước Lập, xã Phước Chỉ

2.000

2.000

 

0,5

0,5

 

4

Phướng Long, ấp Phước Long, xã Phước Chỉ

2.000

2.000

 

0,5

0,5

 

II

Huyện Dương Minh Châu

 

 

 

 

 

 

5

Ấp 1, xã Bến Củi

3.000

2.000

1.000

2

0,5

1,5

III

Huyện Bến Cầu

 

 

 

 

 

 

6

Bến Đình, ấp B, xã Tiên Thuận

3.000

2.000

1.000

2

0,5

1,5

7

Bến Nhà Vuông, Ấp Bàu Tràm Lớn, xã Tiên Thuận

2.000

2.000

 

0,5

0,5

 

8

Bến Đường Cộ, Ấp B, xã Tiên Thuận

2.000

2.000

 

0,5

0,5

 

9

Bến Bàu Gõ, Ấp Thuận Đông, xã Lợi Thuận

2.000

2.000

 

0,5

0,5

 

10

Rạch Vàm Bão, Ấp Long Châu, xã Long Khánh

2.000

2.000

 

0,5

0,5

 

11

Ấp Bến, xã An Thạnh

3.000

2.000

1.000

2

0,5

1,5

12

Đìa Xù, khu phố 1, thị trấn Bến Cầu

2.000

2.000

 

0,5

0,5

 

13

Bến tàu Long Giang, xã Long Giang

2.000

2.000

 

0,5

0,5

 

A

B

1

2

3

4

5

6

IV

 Huyện Châu Thành

 

 

 

 

 

 

14

Gò Chai, ấp Long Chẩn, xã Long Vĩnh

3.000

2.000

1.000

2

0,5

1,5

15

Bến Cây, ấp Trà Sim, xã Ninh Điền

2.000

2.000

 

0,5

0,5

 

16

Gò Nổi, ấp Gò Nổi, xã Ninh Điền

2.000

2.000

 

0,5

0,5

 

17

Đồi Thơ, ấp Phước Hòa, xã Phước Vinh

3.000

2.000

1.000

2

0,5

1,5

18

Cây Ổi, ấp Cây Ổi, xã Hòa Thạnh

3.000

2.000

1.000

2

0,5

1,5

19

Tầm Long, ấp Tầm Long, xã Trí Bình

2.000

2.000

 

0,5

0,5

 

20

Trí Bình, ấp Xóm Ruộng, xã Trí Bình

2.000

2.000

 

0,5

0,5

 

21

Lồ Cồ, ấp Lồ Cồ, xã Biên Giới

2.000

2.000

 

0,5

0,5

 

22

Hoà Bình, ấp Hoà Bình, xã Hòa Hội

2.000

2.000

 

0,5

0,5

 

23

Thốt Nốt, ấp Thanh Bình, xã An Bình

2.000

2.000

 

0,5

0,5

 

24

Bến Sỏi, ấp Bến Sỏi, xã Thành Long

3.000

2.000

1.000

2

0,5

1,5

V

Huyện Gò Dầu

 

 

 

 

 

 

25

Thị trấn Gò Dầu (chợ Gò Dầu)

3.000

2.000

1.000

2

0,5

1,5

26

Bến Mương, ấp Bến Mương, xã Thạnh Đức.

2.000

2.000

 

0,5

0,5

 

27

Đá Hàng, ấp Đá Hàng, xã Hiệp Thạnh.

3.000

2.000

1.000

2

0,5

1,5

VI

Huyện Hòa Thành

 

 

 

 

 

 

28

Long Bình, xã Long Thành Nam

2.000

2.000

 

0,5

0,5

 

29

Bến Kéo, ấp Long Yên, xã Long Thành Nam

3.000

2.000

1.000

2

0,5

1,5

30

Trường Huệ, ấp Trường Huệ, xã Trường Tây

2.000

2.000

 

0,5

0,5

 

 

Tổng số

71.000

60.000

11.000

31,5

15

16,5