ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2841/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 28 tháng 12 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
Căn cứ Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Căn cứ Quyết định số 1462/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1202/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
I. Sự cần thiết phải lập quy hoạch
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của xe taxi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có những bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng một phần nhu cầu đi lại của người dân địa phương và khách du lịch trong, ngoài tỉnh; nhất là vào những dịp lễ, tết. Tuy nhiên, số lượng phương tiện và doanh nghiệp tham gia hoạt động taxi trong thời gian vừa qua mang tính tự phát, phân bố không hợp lý, xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, tranh giành khách; công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho lái xe chưa thật sự được quan tâm đúng mức, chất lượng phục vụ chưa tốt; chưa xác định quỹ đất cho việc đậu đỗ xe qua đêm và vị trí đón chờ khách, làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội, an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.
Để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách trong thời gian tới cần phải quy hoạch để phát triển hệ thống taxi với chất lượng dịch vụ vận tải ngày càng cao, góp phần bảo đảm an toàn giao thông và văn minh đô thị.
II. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch
1. Quan điểm quy hoạch:
a) Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi bảo đảm tính thống nhất, phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
b) Phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi theo hướng nâng cao tối đa chất lượng phục vụ, đa dạng về hình thức, có số lượng phù hợp, giá cả hợp lý đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách; tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
c) Phát triển hệ thống các điểm dừng đỗ, đón khách đảm bảo sự gắn kết tốt với mạng lưới vận tải hành khách bằng đường bộ, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.
2. Mục tiêu quy hoạch:
a) Làm cơ sở để hoạch định kế hoạch phát triển vận tải khách bằng xe taxi phù hợp với quy định, lộ trình của quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
b) Từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm kết nối liên hoàn với tất cả các loại hình dịch vụ vận tải khác; khai thác có hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông, tạo động lực phát triển ngành du lịch, dịch vụ gắn với phát triển đô thị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
c) Phấn đấu đạt tỉ lệ về số lượng taxi trên 1.000 dân ở mức cao hơn so với bình quân chung của các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng; số xe có chất lượng tốt (sử dụng dưới 5 năm) đạt trên 80%, từng bước đầu tư phát triển xe taxi chất lượng cao, xe sử dụng năng lượng sạch.
d) Quy hoạch hệ thống các điểm đỗ, đón khách và hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của xe taxi đáp ứng nhu cầu, đảm bảo an ninh trật tự, thuận lợi cho việc đi lại của người dân và du khách.
1. Quy hoạch số lượng phương tiện:
Đến đầu năm 2016, trên địa bàn tỉnh có 1.279 xe taxi; căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; trên cơ sở thực trạng tình hình hoạt động và sự gia tăng của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải về số lượng xe taxi trên địa bàn tỉnh; định hướng phát triển như sau:
a) Giai đoạn 2016 – 2020: Nhu cầu phương tiện taxi tăng cao (nhất là địa bàn thành phố Đà Lạt); định hướng phát triển đến năm 2020, số lượng xe toàn tỉnh từ 1.500 - 1.600 xe, bình quân tăng số đầu phương tiện là 5%/năm.
b) Giai đoạn 2020 - 2030: Các loại hình vận tải khác, xe buýt, phương tiện cá nhân phát triển; định hướng đến năm 2030, số lượng xe toàn tỉnh từ 1.950 - 2.000 xe, bình quân tăng số đầu phương tiện là 3%/năm.
(Chi tiết tại phụ lục 01 đính kèm theo)
2. Quy hoạch cung ứng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi:
Đến đầu năm 2016, trên địa bàn tỉnh có 10 đơn vị doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi; căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; định hướng phát triển như sau:
a) Giai đoạn 2016 - 2020:
- Số lượng doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh được duy trì không quá 10 đơn vị; các đơn vị đang hoạt động phải có số lượng xe taxi tối thiểu và đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định hiện hành.
- Từng bước đầu tư thay thế xe cũ bằng xe chất lượng cao và xe sử dụng năng lượng sạch; các đơn vị cung ứng dịch vụ vận tải từng bước thay đổi hệ thống quản lý thủ công, điều hành taxi từ hệ thống thông tin liên lạc bộ đàm sang quản lý, điều hành trên phần mềm kết nối mạng internet, bộ đàm và gắn kết với thiết bị GPS để nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí về lao động và nhiên liệu, từng bước triển khai phương thức thanh toán bằng thẻ, in hóa đơn…
b) Giai đoạn 2020 - 2030:
- Tiếp tục duy trì số lượng doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn tỉnh không quá 10 đơn vị; các đơn vị đang hoạt động phải có số lượng xe taxi tối thiểu và đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định hiện hành.
- Số xe có chất lượng tốt (sử dụng dưới 5 năm) đạt trên 80% và có từ 3% - 5% xe taxi có thiết bị hỗ trợ người tàn tật; 100% các đơn vị cung ứng dịch vụ vận tải trên địa bàn thành phố Đà Lạt phải ứng dụng hệ thống quản lý, điều hành trên phần mềm kết nối mạng internet, bộ đàm và gắn kết với thiết bị GPS tính tiền và in hóa đơn tự động, sử dụng thiết bị thanh toán bằng thẻ….
3. Quy hoạch điểm đậu đỗ xe taxi:
a) Quy hoạch điểm đậu, đỗ xe taxi qua đêm: Hiện tại phần diện tích đậu, đỗ dành cho xe taxi thuộc quản lý của doanh nghiệp là khoảng 20.000 m2. Quy hoạch đến năm 2020, khoảng 25.000 m2 đất dành cho xe taxi đậu, đỗ qua đêm và định hướng đến năm 2030, khoảng 33.000 m2 (do doanh nghiệp tự thực hiện thông qua hợp đồng ký với các tổ chức kinh doanh hoặc cá nhân có diện tích đất phù hợp cho việc đậu, đỗ xe của doanh nghiệp).
(Chi tiết tại phụ lục 02 đính kèm theo)
b) Quy hoạch vị trí đậu, đỗ xe taxi chờ đón khách: Vị trí đậu, đỗ xe taxi chờ rước khách thuộc diện tích đất công cộng như bến xe, bãi đỗ công cộng, công viên, lòng đường và các ga đầu mối giao thông…
(Chi tiết tại phụ lục 03 đính kèm theo)
4. Quy hoạch khu dịch vụ, kỹ thuật cho xe taxi:
a) Khu dịch vụ, kỹ thuật dành cho xe taxi do đơn vị kinh doanh taxi tự tổ chức và quản lý, có các khu chức năng chính:
- Xưởng bảo dưỡng và sửa chữa (bao gồm, cả một số khu nhà như nhà văn phòng, kho trữ vật tư và săm lốp, khu đỗ xe chờ ra/vào xưởng).
- Trạm tiếp nhiên liệu: Trạm tiếp nhiên liệu được thiết kế phù hợp với loại nhiên liệu, ví dụ như nhiên liệu sạch CNG, xăng,....
- Bãi đỗ xe để giao ca.
- Khối văn phòng.
b) Đề xuất ưu tiên bố trí quỹ đất để đầu tư xây dựng các khu dịch vụ, kỹ thuật tại thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và huyện Đức Trọng; các huyện còn lại nhu cầu chưa cao nên có thể kết hợp với các trạm bảo dưỡng sửa chữa, các cây xăng dầu tại địa phương.
(Chi tiết tại phụ lục 04 đính kèm theo)
5. Các giải pháp, chính sách chủ yếu thực hiện quy hoạch:
a) Các giải pháp về quản lý Nhà nước:
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành, địa phương trong công tác quản lý hoạt động vận tải khách bằng xe taxi để nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý Nhà nước. Nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý tiên tiến, phù hợp với quy định và tình hình thực tế địa phương để quản lý hoạt động xe buýt và xe taxi trên địa bàn tỉnh.
- Ban hành cơ chế và các tiêu chí để Doanh nghiệp, Hợp tác xã xem xét, lựa chọn, đăng ký tham gia kinh doanh vận tải bằng taxi, như: quy mô doanh nghiệp (khả năng tài chính, số lượng, chủng loại và chất lượng xe), phương thức quản lý, loại hình hoạt động và chất lượng dịch vụ,…; công bố các tiêu chí và lộ trình để Doanh nghiệp, Hợp tác xã đang tham gia kinh doanh vận tải bằng taxi tăng số lượng xe tham gia khai thác, như: tình hình chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và hoạt động kinh doanh vận tải, loại nhiên liệu mà xe sử dụng, chất lượng xe…
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; giám sát thực hiện nghiêm các quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi; kê khai, niêm yết giá vé; kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình hoạt động; xây dựng cơ chế hậu kiểm sau khi cấp phép với doanh nghiệp về phương tiện và nhân lực theo định kỳ; kiểm tra xử lý các vi phạm về tốc độ, dừng, đỗ, đón trả khách, phóng nhanh, vượt ẩu... thông qua thiết bị giám sát hành trình và trên thực địa.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kết nối giữa các cơ quan quản lý, đơn vị vận tải và hành khách.
b) Giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng:
- Ưu tiên bố trí quỹ đất, khuyến khích xã hội hóa đầu tư xây dựng hệ thống các điểm đỗ, đón, trả khách và khu dịch vụ kỹ thuật theo quy hoạch được phê duyệt.
- Phối kết hợp quy hoạch phát triển vận tải hành khách xe taxi với quy hoạch đô thị, tạo sự đồng bộ và thống nhất trong công tác quản lý và triển khai quy hoạch.
c) Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ:
- Thực hiện việc lựa chọn đơn vị tham gia khai thác căn cứ vào chất lượng, quy mô và năng lực đơn vị vận tải; khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị xây dựng thương hiệu kinh doanh theo hướng an toàn - văn minh - lịch sự; hỗ trợ các đơn vị nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới phương tiện vận tải theo hướng sử dụng công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trường; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, được thuê quyền sử dụng đất dài hạn sử dụng vào mục đích làm bãi đỗ xe, khu dịch vụ kỹ thuật và làm trụ sở.
- Ban hành quy định về xếp loại đơn vị kinh doanh vận tải và quy định phạm vi hoạt động đối với từng loại đơn vị để hạn chế và loại bỏ dần các đơn vị yếu kém, chất lượng dịch vụ thấp.
- Các đơn vị tham gia ký cam kết chất lượng dịch vụ vận tải, công khai các chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ và thiết lập hệ thống thông tin phản hồi giữa cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
- Hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản lý, điều hành vận tải, giảm chi phí, xây dựng mức giá hợp lý.
d) Giải pháp thông tin truyền thông:
- Công bố, niêm yết công khai Quy hoạch trên cổng thông tin điện tử của tỉnh và trang Web của Sở Giao thông Vận tải để các đơn vị kinh doanh vận tải biết và thực hiện.
- Công bố, niêm yết công khai danh sách các doanh nghiệp, biển số xe đang kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn. Kịp thời biểu dương gương người tốt, việc tốt; đồng thời, phê phán những trường hợp sai trái, vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe taxi trên các phương tiện thông tin, truyền thông.
đ) Giải pháp quản lý an toàn giao thông vận tải: thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ lái xe để có tác phong, thái độ chuẩn mực, phục vụ tận tình, chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng tránh tai nạn giao thông.
1. Sở Giao thông Vận tải:
a) Chịu trách nhiệm tổ chức công bố, công khai và thực hiện quy hoạch theo quy định.
b) Chủ trì, tham mưu giúp UBND tỉnh trong công tác quản lý Nhà nước về hoạt động vận tải hành khách nói chung và vận tải hành khách bằng xe taxi nói riêng; hướng dẫn, đôn đốc và theo dõi các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe taxi thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt.
c) Xây dựng Quy chế quản lý hoạt động vận tải khách bằng taxi trên địa bàn tỉnh.
d) Căn cứ vào lộ trình trong quy hoạch để có ý kiến về đề nghị tăng, giảm số lượng xe taxi của doanh nghiệp.
đ) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi theo quy định của pháp luật.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải kiểm tra các điều kiện, quy định để cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải taxi cho các doanh nghiệp phù hợp với Luật Doanh nghiệp và đề xuất định hướng về các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho loại hình vận chuyển khách bằng taxi.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giao thông Vận tải và Sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính: phối hợp với Sở Giao thông Vận tải hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh vận tải thực hiện việc kê khai, niêm yết giá và thu cước vận tải theo đúng quy định, phù hợp với biến động của chi phí nhiên liệu; kiểm tra việc thực hiện kê khai và niêm yết giá cước vận tải của các đơn vị vận tải; xử lý, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm theo quy định.
4. Công an tỉnh: chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và các cơ quan chức năng thực hiện hướng dẫn, kiểm tra và xử lý vi phạm theo Luật giao thông đường bộ và các quy định pháp luật về vận tải khách bằng ô tô nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
5. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:
a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước tại địa phương phối hợp với Sở Giao thông Vận tải trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch này.
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh hoạt động của các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn theo thẩm quyền và theo quy định.
c) Rà soát quy hoạch sử dụng đất; sắp xếp, bố trí quỹ đất để xây dựng bến, bãi đỗ xe công cộng, cho đơn vị vận tải taxi thuê đất xây dựng văn phòng, xưởng sửa chữa, bãi đỗ xe giao ca,....
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng bố trí điểm dừng, đỗ xe taxi công cộng trên các tuyến đường tại khu vực đô thị, trung tâm các huyện, thành phố, khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ,... có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quản lý đô thị để kẻ vạch, cắm biển dừng đỗ cho xe taxi thuận lợi trong việc đón, trả khách.
đ) Chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng bảo vệ kết cấu hạ tầng về bến xe, bãi đỗ xe, điểm đỗ xe công cộng trên địa bàn do địa phương quản lý.
6. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách bằng xe taxi:
a) Chấp hành nghiêm túc các quy định về vận tải hành khách công cộng nói chung và vận tải hành khách bằng xe taxi nói riêng; thực hiện các quy định và hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi.
b) Có văn bản cam kết chất lượng dịch vụ vận tải, công khai các chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ và thiết lập hệ thống thông tin phản hồi giữa cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
c) Đầu tư đổi mới phương tiện vận tải taxi bảo đảm đúng tiêu chuẩn chất lượng, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ hành khách.
d) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ lái xe; thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ lái xe về tay nghề, phẩm chất đạo đức, văn hóa giao tiếp với hành khách và văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Phụ lục 01: Số lượng phương tiện quy hoạch theo từng địa bàn
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2841/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Stt | Huyện/Thành phố | Số lượng xe taxi quy hoạch (chiếc) | |
Năm 2020 | Năm 2030 | ||
1 | Thành phố Đà Lạt | 640-650 | 825-830 |
2 | Thành phố Bảo Lộc | 305-310 | 380-385 |
3 | Huyện Bảo Lâm | 50-65 | 65-75 |
4 | Huyện Cát Tiên | 20-35 | 30-35 |
5 | Huyện Di Linh | 60-65 | 85-90 |
6 | Huyện Đam Rông | 10-15 | 15-20 |
7 | Huyện Đạ Huoai | 40-50 | 50-55 |
8 | Huyện Đạ Tẻh | 50-55 | 65-70 |
9 | Huyện Đơn Dương | 85-90 | 100-105 |
10 | Huyện Lạc Dương | 15-20 | 25-30 |
11 | Huyện Lâm Hà | 90-95 | 115-120 |
12 | Huyện Đức Trọng | 140-150 | 185-190 |
| Tổng | 1.500-1.600 | 1.950-2.000 |
Phụ lục 02: Diện tích đất dành cho đỗ xe taxi trong từng giai đoạn phân theo từng địa bàn
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2841/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Stt | Huyện/Thành phố | Diện tích bến bãi taxi (m2) | |
Năm 2020 | Năm 2030 | ||
1 | Thành phố Đà Lạt | 10.632 | 13.734 |
2 | Thành phố Bảo Lộc | 5.182 | 6.567 |
3 | Huyện Bảo Lâm | 970 | 1.243 |
4 | Huyện Cát Tiên | 377 | 483 |
5 | Huyện Di Linh | 1.057 | 1.329 |
6 | Huyện Đam Rông | 165 | 231 |
7 | Huyện Đạ Huoai | 762 | 977 |
8 | Huyện Đạ Tẻh | 893 | 1.145 |
9 | Huyện Đơn Dương | 1.427 | 1.801 |
10 | Huyện Lạc Dương | 334 | 483 |
11 | Huyện Lâm Hà | 1.610 | 2.009 |
12 | Huyện Đức Trọng | 2.477 | 3.125 |
| Tổng | 25.885 | 33.127 |
Phụ lục 03: Quy hoạch vị trí cho phép đậu đỗ xe taxi chờ đón khách
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2841/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Stt | Tên bãi đỗ, đường | Vị trí, Địa điểm |
I. Thành phố Đà Lạt |
| |
1 | Bến xe liên tỉnh Đà Lạt | Phường 3, Tp. Đà Lạt |
2 | Bến xe Mai Anh Đào | Phường 8, Tp. Đà Lạt |
3 | Bến xe số 5 Lữ Gia Đà Lạt | Phường 9, Tp. Đà Lạt |
4 | Bãi đậu xe Thành phố | Phường 1, Tp. Đà Lạt |
5 | Bãi đậu xe bên hông Khu Hoà Bình (trước dãy Kiosque) | Phường 1, Tp. Đà Lạt |
6 | Bãi đậu xe sau lưng rạp ¾ (trước khu triển lãm Hòa bình) | Phường 1, Tp. Đà Lạt |
7 | Bãi đậu xe tại bến du thuyền | Phường 1, Tp. Đà Lạt |
8 | Bãi đậu xe đường Nguyễn Văn Cừ | Phường 1, Tp. Đà Lạt |
9 | Bến xe Buýt đường Phù Đổng Thiên Vương | Phường 8, Tp. Đà Lạt |
10 | Bãi đậu xe trước KS Ngọc Lan | Phường 1, Tp. Đà Lạt |
11 | Bãi đậu xe cầu thang chợ (giáp KS Hải Sơn) | Phường 1, Tp. Đà Lạt |
12 | Bãi đậu xe đường Nhà Chung | Phường 3, Tp. Đà Lạt |
13 | Bãi đậu xe nhà thờ Domen (Bãi đậu xe Ngô Quyền) | Phường 6, Tp. Đà Lạt |
14 | Bãi đậu xe trước cổng bệnh viện Tỉnh Lâm Đồng | Phường 6, Tp. Đà Lạt |
15 | Bãi đậu xe Quảng trường1- Trần Quốc Toản | Phường 10, Tp. Đà Lạt |
16 | Bãi đậu xe Quảng trường 2- Trần Quốc Toản | Phường 10, Tp. Đà Lạt |
17 | Bãi đậu xe Công viên Trần Quốc Toản 1 | Phường 8, Tp. Đà Lạt |
18 | Bãi đậu xe công viên Trần Quốc Toản 2 | Phường 8, Tp. Đà Lạt |
19 | Bãi đậu xe trước công viên mở Hồ Xuân Hương | Phường 3, Tp. Đà Lạt |
20 | Đường Trần Lê | Bên phải (Cổng TKT –đến ngã 3 đường vòng TKT) |
21 | Đường Nguyễn Thái Học | Bên phải (Cổng tòa GM –Lê thị hồng Gấm) |
22 | Đường Nguyễn Văn Cừ | Bên phải (Cầu ông Đạo –Cầu Bà triệu) |
23 | Bãi đỗ khu kí túc xá sinh viên | Phường 7, Tp. Đà Lạt |
II. Thành phố Bảo Lộc |
| |
1 | Bến xe Đức Long |
|
2 | Đường gom bến xe cũ | Tp. Bảo Lộc |
3 | Đường Nguyễn Công Trứ khu vực trước trường TH Nguyễn Trãi | Tp. Bảo Lộc |
4 | Đường Nguyễn Công Trứ khu vực trạm Khí tượng | Tp. Bảo Lộc |
5 | Khu vực giao lộ Lý Tự Trọng - Lê Văn Tám | Tp. Bảo Lộc |
6 | Khu vực sau lưng thành Uỷ Bảo Lộc | Tp. Bảo Lộc |
7 | Khu vực quảng trường trung tâm | Tp. Bảo Lộc |
8 | Khu vực đường Đề Thám | Tp. Bảo Lộc |
9 | Khu vực quanh hồ Đồng Nai Hạ | Tp. Bảo Lộc |
10 | Khu vực đường Lê Hồng Phong | Tp. Bảo Lộc |
11 | Khu vực trước bệnh viện II Lâm Đồng (Đường Đinh Tiên Hoàng) | Tp. Bảo Lộc |
12 | Khu đất trống liền kề bến xe cũ | Tp. Bảo Lộc |
13 | Khu vực giao lộ Hồ Tùng Mậu - Nguyễn Công Trứ Nối Dài | Tp. Bảo Lộc |
14 | Khu vực tiểu Hoa Viên sau trụ sở UBND phường 1 | Tp. Bảo Lộc |
15 | Khu vực đất trống sau trụ sở UBND phường 1 | Tp. Bảo Lộc |
16 | Khu vực trước Công ty Thái Hoà dọc theo đường Hà Giang | Tp. Bảo Lộc |
17 | Một phần khu vực chợ đêm Hà Giang | Tp. Bảo Lộc |
18 | Khu vực trường trung cấp nghề dọc đường Đào Duy Từ | Tp. Bảo Lộc |
III. Huyện Đức Trọng |
| |
1 | Vỉa hè trước cổng TT Y tế Đức Trọng | TT. Liên Nghĩa |
2 | Khu vực vòng xoay Liên Khương Phía đường dẫn cao tốc | TT. Liên Nghĩa |
3 | Trước cổng sân bay Liên Khương | TT. Liên Nghĩa |
4 | Trung tâm văn hoá thể thao Huyện Đức Trọng | TT. Liên Nghĩa |
5 | Bãi đậu xe chợ đầu mối Nông Sản | TT. Liên Nghĩa |
6 | Trong công viên 2 Tháng 4 | TT. Liên Nghĩa |
7 | Khu thương mại chợ Rau | TT. Liên Nghĩa |
8 | Hành lang đường Trần Phú | TT. Liên Nghĩa |
9 | Khu vực hồ Nam Sơn | TT. Liên Nghĩa |
10 | Khu vực trước cổng trường TH Nam Sơn | TT. Liên Nghĩa |
11 | Khu vực mũi tàu (tượng đài Liệt sĩ) | TT. Liên Nghĩa |
12 | Khu vực trước cổng trường THCS Trần Phú | TT. Liên Nghĩa |
13 | Góc đường Nguyễn Trãi - Võ Thị Sáu | TT. Liên Nghĩa |
IV. Huyện Đơn Dương |
| |
1 | Bến xe Đơn Dương | Thị trấn Thạnh Mỹ |
2 | Bến xe D' Ran quy hoạch | Thị trấn D' Ran |
3 | Khu vực bãi đỗ xe chợ Ka Đô | Xã Ka Đô |
V. Huyện Lâm Hà |
| |
1 | Khu vực tượng Đài Liệt Sĩ | TT. Đinh Văn |
2 | Khu vực bờ Hồ | TT. Đinh Văn |
3 | Khu vực Công Viên | TT. Đinh Văn |
4 | Khu vực trước nhà Văn Hoá Thể Thao huyện | TT. Đinh Văn |
5 | Bến xe trung tâm huyện Lâm Hà | TT. Đinh Văn |
6 | Bến xe Nam Ban Quy hoạch | TT. Nam Ban |
7 | Dọc ĐT.725 đoạn thị trấn Nam Ban | TT. Nam Ban |
8 | Trung tâm Văn Hoá Thể Thao khu vực Nam Ban | TT. Nam Ban |
9 | Bến xe Tân Hà | Xã Tân Hà |
10 | Khu vực ngã 3 chợ Tân Hà | Xã Tân Hà |
11 | Khu vực nhà văn hoá Tân Hà | Xã Tân Hà |
VI. Huyện Lạc Dương |
| |
1 | Bến xe Lạc Dương (quy hoạch) | TT. Lạc Dương |
2 | Bãi trước chợ Lạc Dương | TT. Lạc Dương |
3 | Trước trung tâm Văn Hoá Thể Thao | TT. Lạc Dương |
4 | Bãi Khu du lịch | TT. Lạc Dương |
VII. Huyện Đam Rông |
| |
1 | Bến xe TT. Bằng Lăng quy hoạch | TT. Bằng Lăng (quy hoạch) |
2 | Khu vực ngã 3 Bằng Lăng | TT. Bằng Lăng (quy hoạch) |
3 | Vỉa hè tuyến trục chính khu trung tâm thương mại | TT. Bằng Lăng (quy hoạch) |
VIII. Huyện Di Linh |
| |
1 | Bến xe huyện Di Linh | TT. Di Linh |
2 | Bệnh viện Di Linh (cũ) | TT. Di Linh |
3 | Trước cổng Bệnh viện (mới) đường Phạm Ngọc Thạch | TT. Di Linh |
4 | Khu vực đường trước UBND huyện | TT. Di Linh |
5 | Đường Nguễn Du (khu vực trước UBND thị trấn) | TT. Di Linh |
6 | Vỉa hè đường Trần Phú | TT. Di Linh |
IX. Huyện Bảo Lâm |
| |
1 | Bến xe Lộc Thắng | TT. Lộc Thắng |
2 | Trung tâm Y tế huyện Bảo Lâm | TT. Lộc Thắng |
3 | Bãi xe chợ Bảo Lâm | TT. Lộc Thắng |
X. Huyện Đạ Huoai |
| |
1 | Bãi đỗ xe chợ TT. Ma Đa Guôi | TT. Ma Đa Guôi |
2 | Khu thương mại dịch vụ TT. Đạ M 'Ri | TT. Đạ M 'Ri |
3 | Khu đua ngựa Hồng Lam | ĐT.721; Km 10 + 00 |
4 | Khu du lịch sinh thái Madagui | QL.20 Km 85 +700 |
XI. Huyện Đạ Tẻh |
| |
1 | Bến xe Đạ Tẻh (mới) | TT. Đạ Tẻh |
2 | Bến xe Đạ Tẻh (cũ) | TT. Đạ Tẻh |
3 | Trung tâm văn hoá Thể Thao huyện Đạ Tẻh | TT. Đạ Tẻh |
XII. Huyện Cát Tiên |
| |
1 | Bến xe Cát Tiên | TT. Cát Tiên |
2 | Bến xe Phước Cát (Quy hoạch) | TT. Phước Cát |
3 | Ngã 3 Buông Go | TT. Cát Tiên |
4 | Quanh quãng trường Phạm Văn Đồng | TT. Cát Tiên |
| TỔNG |
|
Phụ lục 04: Các bến kỹ thuật cho taxi
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2841/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Stt | Tên bến | Vị Trí |
1 | Bến kỹ thuật Taxi Đà Lạt | Trong khuôn viên công ty CPVT Ô tô Lâm Đồng |
2 | Bến kỹ thuật Taxi Đức Trọng | Khu quy hoạch 200 ha thị trấn Liên Nghĩa |
3 | Bến kỹ thuật Taxi Bảo Lộc | Kết hợp với bến xe Đức Long |
- 1 Quyết định 376/QĐ-UBND năm 2019 công bố bãi bỏ quy hoạch hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 59 Luật Quy hoạch do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 2 Quyết định 376/QĐ-UBND năm 2019 công bố bãi bỏ quy hoạch hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 59 Luật Quy hoạch do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 1 Quyết định 526/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030
- 2 Quyết định 2527/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án tổ chức quản lý, khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nhỏ chất lượng cao hoạt động trong đô thị và xe buýt nhanh chất lượng cao hoạt động các tuyến trọng điểm trên địa bàn tỉnh An Giang
- 3 Quyết định 37/2017/QĐ-UBND Quy định việc hỗ trợ phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4 Quyết định 712/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6 Luật Doanh nghiệp 2014
- 7 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8 Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- 9 Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 10 Quyết định 1336/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn 2008 - 2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 11 Quyết định 1462/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Luật giao thông đường bộ 2008
- 1 Quyết định 1336/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn 2008 - 2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 2 Quyết định 712/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 3 Quyết định 37/2017/QĐ-UBND Quy định việc hỗ trợ phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4 Quyết định 2527/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án tổ chức quản lý, khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nhỏ chất lượng cao hoạt động trong đô thị và xe buýt nhanh chất lượng cao hoạt động các tuyến trọng điểm trên địa bàn tỉnh An Giang
- 5 Quyết định 526/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030
- 6 Quyết định 376/QĐ-UBND năm 2019 công bố bãi bỏ quy hoạch hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 59 Luật Quy hoạch do tỉnh Lâm Đồng ban hành