ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2870/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 12 tháng 11 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Kế hoạch số 19/KH-BYT ngày 10/01/2010 của Bộ Y tế về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Quyết định số 2718/QĐ-BYT ngày 02/8/2012 của Bộ Y tế về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập trung vào làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh giai đoạn 2011 - 2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 1797/TTr-SYT ngày 26/8/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập trung vào làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2013 - 2015, với các nội dung cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
Giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh thông qua cải thiện tình trạng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh; tập trung ưu tiên các vùng khó khăn, các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt phụ nữ nghèo, phụ nữ và sơ sinh là đồng bào dân tộc thiểu số nhằm giảm sự khác biệt trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh giữa các vùng miền, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn 2030; Chiến lược Dân số-Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
2. Các mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Tăng cường tiếp cận các dịch vụ có chất lượng về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau sinh, ưu tiên vùng đặc biệt khó khăn.
- Giảm tỷ lệ tử vong mẹ xuống còn 15/100.000 sơ sinh sống.
- Tỷ lệ phụ nữ có thai được quản lý thai nghén đạt 99%, trong đó, khu vực đồng bằng đạt 99% và khu vực miền núi đạt 90%.
- Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 3 lần trong 3 kỳ thai nghén đạt 96%, trong đó, khu vực đồng bằng đạt 98% và miền núi đạt 70%.
- Tỷ lệ phụ nữ sinh con được đỡ bởi nhân viên y tế đã qua đào tạo đạt 99%, trong đó, khu vực đồng bằng đạt 99% và khu vực miền núi đạt 90%.
- Tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc trong tuần đầu sau sinh đạt 85%.
- Tỷ lệ phá thai giảm xuống còn 5/100 sơ sinh sống.
Mục tiêu 2: Tăng cường các dịch vụ có chất lượng về chăm sóc sơ sinh.
- Giảm tỷ suất tử vong sơ sinh xuống còn dưới 4‰, trong đó, khu vực đồng bằng giảm xuống còn 3‰ và khu vực miền núi giảm xuống dưới 10‰.
- Giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới một tuổi xuống dưới 5‰, trong đó khu vực đồng bằng giảm xuống dưới 4‰ và khu vực miền núi giảm xuống dưới 15‰.
- Duy trì tỷ lệ trẻ sơ sinh dưới 2500g xuống dưới 4 %.
- Duy trì tỷ lệ trẻ sơ sinh được bổ sung vitamin K1 ngay sau sinh trên 97%, trong đó khu vực đồng bằng đạt 98% và khu vực miền núi đạt 80%.
- Tăng tỷ lệ bú mẹ trong giờ đầu sau sinh đạt 75%, trong đó khu vực đồng bằng đạt 70% và khu vực miền núi đạt 98%.
- Giữ nguyên tỷ lệ trẻ sơ sinh được tiêm phòng viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh đạt 82%.
1. Về nhân lực
- Tăng cường nhân lực chăm sóc hộ sinh cho các thôn bản, vùng đặc biệt khó khăn, nơi có tỷ lệ sinh tại nhà cao thông qua mở rộng hình thức đào tạo và sử dụng cô đỡ thôn bản, ưu tiên lựa chọn người dân tộc thiểu số để đào tạo thành cô đỡ thôn, bản.
- Có chính sách tuyển dụng và hỗ trợ cô đỡ thôn bản đã qua đào tạo.
- Tuyển dụng, bổ sung nhân lực sản nhi cho các tuyển.
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hộ sinh cho cán bộ trực tiếp làm công tác đỡ đẻ tại các Trạm y tế xã, Phòng khám đa khoa khu vực, ưu tiên các vùng khó khăn.
2. Đảm bảo tài chính cho công tác làm mẹ an toàn và sức khỏe sinh sản
- Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước thông qua Dự án mục tiêu quốc gia về sức khỏe sinh sản; đẩy mạnh việc đa dạng hóa các nguồn đầu tư từ cộng đồng cho công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ngân sách nhà nước đảm bảo đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và thực hiện chính sách đối với các đối tượng được nhà nước chi trả.
- Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản.
3. Tăng cường hệ thống thông tin y tế
- Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể là thực hiện tin học hóa hệ thống thống kê báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe sinh sản.
- Triển khai thường xuyên hoạt động thẩm định tử vong mẹ; duy trì và củng cố hoạt động của Ban thẩm định tử vong mẹ tại các huyện, thị xã, thành phố; tăng cường chia sẻ thông tin từ hoạt động thẩm định tử vong mẹ.
- Tiến hành các cuộc khảo sát, điều tra thực trạng mạng lưới và tình hình sức khỏe bà mẹ, trẻ em nhằm cung cấp số liệu cho công tác lập kế hoạch, quy hoạch, truyền thông vận động,...
4. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc thiết yếu, khoa học và công nghệ
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết cho tuyến xã, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi có thực hiện đỡ đẻ.
- Duy trì cung cấp thuốc thiết yếu cho phụ nữ có thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh và các thuốc cấp cứu ở tuyến xã.
- Bổ sung đồng bộ trang thiết bị, thuốc, nâng cấp cơ sở vật chất, kết hợp với đào tạo cán bộ cho các bệnh viện đa khoa tuyến huyện còn khó khăn để có đủ khả năng cung cấp gói dịch vụ cấp cứu sản khoa thiết yếu, toàn diện và duy trì hoạt động của đơn nguyên sơ sinh.
- Đầu tư, nâng cấp và phát triển các cơ sở khám chữa bệnh chuyên ngành sản phụ khoa và nhi khoa tuyến tỉnh theo quy hoạch phát triển mạng lưới Khám chữa bệnh chuyên ngành Sản phụ khoa và Nhi khoa giai đoạn 2011 - 2020 của Bộ Y tế.
- Củng cố, nâng cấp bổ sung trang thiết bị cho Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản tỉnh để có thể thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao và theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế.
5. Nâng cao năng lực quản lý trong công tác làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh
- Tăng cường năng lực quản lý cho mạng lưới nhân viên y tế thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản; triển khai thực hiện, theo dõi, giám sát và đánh giá công tác thực hiện kế hoạch về làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh tại các tuyến,
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy trình chuyên môn, hướng dẫn kỹ thuật của các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản trên toàn tỉnh (kể cả y tế tư nhân).
6. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, chú trọng phát triển các dịch vụ chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh thiết yếu
- Tăng cường các dịch vụ sàng lọc trước sinh và sau sinh để chẩn đoán, can thiệp sớm bệnh tật ở thai nhi và trẻ sơ sinh, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; đặc biệt là các gói dịch vụ thiết yếu, bảo đảm quyền sinh sản và đáp ứng nguyện vọng chính đáng, phù hợp cho mọi đối tượng.
- Từng bước củng cố, hoàn thiện mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số và y tế thôn; thực hiện tốt việc cung cấp dịch vụ theo phân cấp, phân tuyển kỹ thuật.
- Tăng cường hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn trước, trong và sau khi thực hiện dịch vụ dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản; mở rộng mô hình cung cấp các dịch vụ tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân; bổ sung, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, dụng cụ y tế, phương tiện vận chuyển cho các điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, ưu tiên cho tuyến cơ sở để đưa dịch vụ đến người dân.
7. Nâng cao nhận thức, thái độ và thay đổi hành vi của người dân về làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh
- Xây dựng trang thông tin điện tử về cung cấp kiến thức và tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh.
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân số, sức khỏe sinh sản và bình đẳng giới; nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể; tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc thực hiện công tác dân số, sức khỏe sinh sản, xây dựng gia đình có 1 hoặc 2 con.
- Nâng cao hiệu quả truyền thông trực tiếp thông qua mạng lưới cán bộ dân số, y tế, cộng tác viên và tổ chức xã hội; chú trọng các hoạt động tư vấn nhóm nhỏ, tư vấn trước và sau khi cung cấp dịch vụ về làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh ở cơ sở.
- Đầu tư, trang bị phương tiện truyền thông cho cơ sở; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng truyền thông về làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh cho cán bộ truyền thông các cấp, cán bộ y tế trực tiếp làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Đa dạng hóa các hình thức giáo dục kiến thức về dân số, sức khỏe sinh sản, giới, bình đẳng giới phù hợp với lứa tuổi và thuần phong, mỹ tục; lồng ghép vào chương trình giảng dạy chính thức trong các trường học; kết hợp giáo dục chính khóa với tổ chức sinh hoạt ngoại khóa, thu hút sự tham gia của vị thành niên và thanh niên; tạo sự gắn kết giữa gia đình, nhà trường, đoàn thể, tổ chức xã hội.
1. Kinh phí thực hiện:
- Năm 2013: 264.390.000 đ
- Năm 2014: 262.180.000đ
- Năm2015: 252.880.000đ
2. Nguồn kinh phí thực hiện: Từ nguồn kinh phí trung ương và ngân sách địa phương
(Chi tiết tại các bảng phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao các đơn vị thực hiện một số nội dung sau:
1. Sở Y tế
- Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức mạng lưới chăm sóc sức khỏe sinh sản; xây dựng kế hoạch hoạt động về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập trung làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh hàng năm trên địa bàn tỉnh theo các nội dung tại Kế hoạch này; đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện và theo dõi, điều phối các hoạt động của Kế hoạch hành động; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm, thực hiện chế độ báo cáo việc thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế theo đúng quy định.
2. Sở Tài chính
Tham mưu, đề xuất nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch hàng năm.
3. Sở Nội vụ
Thực hiện thẩm định Đề án kiện toàn tổ chức mạng lưới chăm sóc sức khỏe sinh sản.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Y tế tham mưu kế hoạch đầu tư các nguồn lực liên quan để thực hiện Kế hoạch này.
5. Các đoàn thể tỉnh
Các đoàn thể tỉnh phối hợp với Sở Y tế tăng cường công tác truyền thông vận động các cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân ủng hộ việc thực hiện chính sách và hỗ trợ nguồn lực cho công tác làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh; đồng thời, tích cực tham gia công tác truyền thông - giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi về làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN NĂM 2013
(Kèm theo Quyết định số 2870/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT | Nội dung hoạt động | Kinh Phí dự kiến năm 2013 | Nguồn kinh phí | Ghi chú |
I | Nhóm hoạt động về làm mẹ an toàn | 108,950,000 |
|
|
1 | Tổ chức đào tạo về Cấp cứu sản khoa | 7,600,000 | Địa phương | |
| - Giảng viên: 2 người x 7 ngày x 200.000đ/ngày | 2,800,000 |
| |
| - Nước uống: 30 người x 7 ngày x 20.000đ/ngày | 4,200,000 |
| |
| - Tài liệu: 30 người x 20.00ơđ/người | 600,000 |
| |
2 | Tổ chức đào tạo cập nhật cho Giảng viên tuyến tỉnh về Cấp cứu sản khoa (TW tổ chức) | 20,600,000 | Trung ương | |
| - Công tác phí: 2 người x 150.000đ/ngày x 16 ngày | 4,800.000 |
| |
| - Vé tàu đi và về: 2 người x 3.000.000đ/người | 6,000,000 |
| |
| - Ngủ: 700.000đ/p/ 2 người x 14 ngày | 9,800,000 |
| |
3 | Tổ chức đào tạo về thẩm định tử vong mẹ | 2,000,000 | Địa phương | |
| - Giảng viên: 2 người x 2 ngày x 200.000đ/ngày | 800,000 |
| |
| - Nước uống: 20 người x 2 ngày x 20.000đ/ngày | 800,000 |
| |
| - Tài liệu: 20 người x 20.000đ/người | 400,000 |
| |
4 | Tổ chức đào tạo cho 15 cô đỡ thôn bản tại Từ Dũ (3 tháng) | 78,750,000 | Trung ương | |
| - Trợ cấp đi đào tạo: 15 người x 3 tháng x 450.000đ/tháng | 20,250,000 |
| |
| - Vé tàu đi và về: 15 người x 1.200.000đ/người | 18,000,000 |
| |
| - Ngủ: 900.000đ/tháng x 3 tháng x 15 người | 40,500,000 |
| |
II | Nhóm hoạt động về chăm sóc sơ sinh | 2,800,000 |
| |
1 | Tổ chức đào tạo về chăm sóc sơ sinh thiết yếu | 2,800,000 | Địa phương | |
| - Giảng viên: 2 người x 3 ngày x 200.000đ/ngày | 1,200.000 |
| Giá thu VP theo NQ 18 Mua thuốc theo quy định |
| - Nước uống: 20 người x 3 ngày x 20.000đ/ngày | 1,200,000 |
| |
| - Tài liệu: 20 người x 20.000đ/người | 400,000 |
| |
III | Nhóm hoạt động về phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản | 114,400,000 |
| |
1 | Triển khai khám sàng lọc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản | 114,400,000 | Địa phương | |
| - Khám, soi tươi: 1.400 người x 46.000đ/người | 64,400,000 |
| |
| - Thuốc cấp cho các đối tượng khám | 50,000,000 | ||
IV | Nhóm hoạt động về quản lý, điều hành giám sát và hỗ trợ đặc thù | 38,240,000 |
| |
1 | Hoạt động giám sát hỗ trợ | 13,840,000 | Địa phương | |
| - Công tác phí: 2 đợt GS x 4 người x 8 huyện x 60.000đ/ngày | 3,840,000 |
| |
| - Xăng xe cho 2 đợt GS/năm: 5.000.000đ/ đợt x 2 đợt | 10,000,000 |
| |
2 | Hoạt động hội nghị, hội thảo (TW tổ chức) | 13,600,000 | Trung ương | |
| - Công tác phí: 3 người x 150.000đ/ngày x 4 ngày | 1,800,000 |
| |
| - Vé tàu đi và về: 3 người x 3.000.000đ/người | 9,000,000 |
| |
| - Ngủ: 700.000đ/p/ 2 người x 2 ngày x 2 phòng | 2,800,000 |
| |
3 | Tổ chức đào tạo cập nhật cho Giảng viên tuyến tính về các chỉ số thống kê báo cáo (TW tổ chức) | 9,600,000 | Trung ương | |
| - Công tác phí: 2 người x 150.000đ/ngày x 5ngày | 1,500,000 |
| |
| - Vé tàu đi và về : 2 người x 3.000.000đ/người | 6,000,000 |
| |
| - Ngủ: 700.000đ/p/ 2 người x 3 ngày | 2,100,000 |
| |
4 | Tổ chức đào tạo về cập nhật các chỉ số thống kê và báo cáo | 1,200,000 | Địa phương | |
| - Giảng viên: 2 người x 1 ngày x 200.000đ/ngày | 400,000 |
| |
| - Nưóc uống: 20 người x ngày x 20.000đ/ngày | 400,000 |
| |
| - Tài liệu: 20 người x 20.000đ/người | 400,000 |
| |
| Tổng cộng | 264,390,000 |
|
|
Riêng phụ cấp đặc thù cho chuyên trách xã trọng điểm và phụ cấp đặc thù cho cô đỡ thôn bán đề nghị đơn vị sử dụng kinh phí trong chương trình mục tiêu quốc gia Y tế
Trong đó: Kinh phí Trung ương: 141,840,000
Ngân sách địa phương: 122,550,000
HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN NĂM 2014
(Kèm theo Quyết định số 2870/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT | Nội dung hoạt động | Kinh Phí dự kiến năm 2013 | Nguồn kinh phí | Ghi chú |
I | Nhóm hoạt động về làm mẹ an toàn | 103,700,000 |
| Giá thu VP theo NQ.18 Mua thuốc theo quy định |
1 | Tổ chức đào tạo về cấp cứu sản khoa | 7,600,000 | Địa phương | |
| - Giảng viên: 2 người x 7 ngày x 200.000đ/ngày | 2,800,000 |
| |
| - Nước uống: 30 người x 7 ngày x 20.000đ/ngày | 4,200,000 |
| |
| - Tài liệu: 30 người x 20.000đ/người | 600,000 |
| |
2 | Tổ chức đào tạo cập nhật cho Giảng viên tuyến tỉnh về Cấp cứu sản khoa (TW tổ chức) | 20,600,000 | Trung ương | |
| - Công tác phí: 2 người x 150.000đ/ngày x 16 ngày. | 4.800.000 |
| |
| - Vé tàu đi và về: 2 người x 3.000.000đ/ngày | 6,000,000 |
| |
| - Ngủ: 700.000đ/p/ 2 người x 14 ngày | 9,800,000 |
| |
3 | Tổ chức đào tạo về thẩm định tử vong mẹ | 2,000,000 | Địa phương | |
| - Giảng viên: 2 người x 2 ngày x 200.000đ/ngày | 800,000 |
| |
| - Nước uống: 20 người x 2 ngày x 20.000đ/ngày | 800,000 |
| |
| - Tài liệu: 20 người x 20,000đ/người | 400,000 |
| |
4 | Tổ chức đào tạo cho 14 cô đỡ thôn bản tại Từ Dũ (3 tháng) | 73,500,000 | Trung ương | |
| - Trợ cấp đi đào tạo: 14 người x 3 tháng x 450.000đ/tháng | 18,900,000 |
| |
| - Vé tàu đi và về: 14 người x 1.200.000đ/người | 16,800,000 |
| |
| - Ngủ: 900.000đ/tháng x 3 tháng x 14 người | 37,800,000 |
| |
II | Nhóm hoạt động về chăm sóc sơ sinh | 2,800,000 |
| |
1 | Tổ chức đào tạo về chăm sóc sơ sinh thiết yếu | 2,800,000 | Địa phương | |
| - Giảng viên: 2 người x 3 ngày x 200.000đ/ngày | 1,200,000 |
| |
| - Nước uống: 20 người x 3 ngày x 20.000đ/ngày | 1,200,000 |
| |
| - Tài liệu: 20 người x 20.000đ/người | 400,000 |
| |
III | Nhóm hoạt động về phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản | 114,400,000 |
| |
1 | Triển khai khám sàng lọc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản | 114,400,000 | Địa phương | |
| - Khám, soi tươi: 1.400 người x 46.000đ/người | 64,400,000 |
| |
| - Thuốc cấp cho các đối tượng khám | 50,000,000 |
|
|
IV | Nhóm hoạt động về quản lý, điều hành giám sát và hỗ trợ đặc thù | 41,280,000 |
| |
1 | Hoạt động giám sát hỗ trợ | 27,680,000 | Địa phương | |
| - Công tác phí: 4 đợt GS x 4 người x 8 huyện x 60.000đ/ngày | 7,680,000 |
| |
| - Xăng xe cho 4 đợt GS/năm: 5.000.000đ/ đợt x 2 đợt | 20,000,000 |
| |
2 | Hoạt động hội nghị, hội thảo (TW tổ chức) | 13,600,000 | Trung ương | |
| - Công tác phí: 3 người x 150.000đ/ngày x 4 ngày | 1,800,000 |
| |
| - Vé tàu đi và về : 3 người x 3.000.000đ/người | 9,000,000 |
| |
| - Ngủ: 700.000đ/p/ 2 người x 2 ngày x 2 phòng | 2,800,000 |
| |
| Tổng cộng | 262,180,000 |
|
|
Riêng phụ cấp đặc thù cho chuyên trách xã trọng điểm và phụ cấp đặc thù cho cô đỡ thôn bản, sử dụng kinh phí trong chương trình mục tiêu quốc gia Y tế
Trong đó: Kinh phí Trung ương: 154,480,000
Ngân sách địa phương: 107,700,000
HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN NĂM 2015
(Kèm theo Quyết định số 2870/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT | Nội dung hoạt động | Kinh Phí dự kiến năm 2013 | Nguồn kinh phí | Chi chú |
I | Nhóm hoạt động về làm mẹ an toàn | 93,200,000 |
|
|
1 | Tổ chức đào tạo về cấp cứu sản khoa | 7,600,000 | Địa phương | |
| - Giảng viên: 2 người x 7 ngày x 200.000đ/ngày | 2,800,000 |
| |
| - Nước uống: 30 người x 7 ngày x 20.000đ/ngày | 4,200,000 |
| |
| - Tài liệu: 30 người x 20.000đ/người | 600,000 |
| |
2 | Tổ chức đào tạo cập nhật cho Giảng viên tuyến tỉnh về cấp cứu sản khoa (TW tổ chức ) | 20,600,000 | Trung ương | |
| - Công tác phí: 2 người x 150.000đ/ngày x 16 ngày | 4,800,000 |
| |
| - Vé tàu đi và về: 2 người x 3.000.000đ/người | 6,000,000 |
| |
| - Ngủ: 700.000đ/p/ 2 người x 14 ngày | 9,800,000 |
| |
3 | Tổ chức đào tạo về thẩm định tử vong mẹ | 2,000,000 | Địa phương | |
| - Giảng viên: 2 người x 2 ngày x 200.000đ/ngày | 800,000 |
| |
| - Nước uống: 20 người x 2 ngày x 20.000đ/ngày | 800,000 |
| |
| - Tài liệu: 20 người x 20.000đ/người | 400,000 |
| |
4 | Tổ chức đào tạo cho 12 cô đỡ thôn bản tại Từ Dũ (3 tháng) | 63,000,000 | Trung ương | |
| - Trợ cấp đi đào tạo: 12 người x 3 tháng x 450.000đ/tháng | 16,200,000 |
| Giá thu VP theo NQ 18. Mua thuốc theo quy định |
| - Vé tàu đi và về: 12 người x 1.200.000đ/người | 14,400,000 |
| |
| - Ngủ: 900.000đ/tháng x 3 tháng x 12 người | 32,400,000 |
| |
II | Nhóm hoạt động về chăm sóc sơ sinh | 2,800,000 |
| |
1 | Tổ chức đào tạo về chăm sóc sơ sinh thiết yếu | 2,800,000 | Địa phương | |
| - Giảng viên: 2 người x 3 ngày x 200.000đ/ngày | 1,200,000 |
| |
| - Nước uống: 20 người x 3 ngày x 20.000đ/ngày | 1,200,000 |
| |
| - Tài liệu: 20 người x 20.000đ/người | 400,000 |
| |
III | Nhóm hoạt động về phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản | 114,400,000 |
| |
1 | Triển khai khám sàng lọc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản | 114,400,000 | Địa phương | |
| - Khám, soi tươi: 1.400 người x 46.000đ/người | 64,400,000 |
| |
| - Thuốc cấp cho các đối tượng khám | 50,000,000 |
| |
IV | Nhóm hoạt động về quản lý, điều hành giám sát và hỗ trợ đặc thù | 42,480,000 |
| |
1 | Hoạt động giám sát hỗ trợ | 27,680,000 | Địa phương | |
| - Công tác phí: 4 đợt GS x 4 người x 8 huyện x 60.000đ/ngày | 7,680,000 |
| |
| - Xăng xe cho 4 đợt GS/năm: 5.000.000đ/đợt x 2 đợt | 20,000,000 |
| |
2 | Hoạt động hội nghị, hội thảo (TW tổ chức) | 13,600,000 | Trung ương | |
| - Công tác phí: 3 người x 150.000đ/ngày x 4 ngày | 1,800,000 |
| |
| - Vé tàu đi và về: 3 người x 3.000.000đ/người | 9,000,000 |
| |
| - Ngủ: 700.000đ/p/ 2 người x 2 ngày x 2 phòng | 2,800,000 |
| |
3 | Tổ chức đào tạo về cập nhật các chỉ số thống kê và báo cáo | 1,200,000 | Địa phương | |
| - Giảng viên: 2 người x 1 ngày x 200.000đ/ngày | 400,000 |
| |
| - Nước uống: 20 người x 1 ngày x 20.000đ/ngày | 400,000 |
| |
| - Tài liệu: 20 người x 20.000đ/người | 400,000 |
| |
| Tổng cộng | 252,880,000 |
|
|
Riêng phụ cấp đặc thù cho chuyên trách xã trọng điểm và phụ cấp đặc thù cho cô đỡ thôn bản, sử dụng kinh phí trong chương trình mục tiêu quốc gia Y tế.
Trong đó: Kinh phí Trung ương: 155,680,000
Ngân sách địa phương: 97,200,000
DANH MỤC CHỈ TIÊU CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN, TẬP TRUNG VÀO LÀM MẸ AN TOÀN VÀ CHĂM SÓC SƠ SINH TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 2870/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT | Chỉ số | Đơn vị tính | Năm 2012 | Năm 2015 | ||||
Cả tỉnh | Đồng bằng | Miền núi | Cả tỉnh | Đồng bằng | Miền núi | |||
1 | Tử vong mẹ | 1/100.000 | 27 | 28,17 | 0 | 15 | - | - |
2 | Tỷ lệ phụ nữ có thai được quản lý thai nghén | % | 99,25 | 99,44 | 95,72 | 99 | 99 | 90 |
3 | Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 3 lần trong 3 kỳ thai nghén | % | 95,99 | 98,29 | 52,40 | 96 | 98 | 70 |
4 | Tỷ lệ phụ nữ đẻ được nhân viên y tế đã qua đào tạo đỡ | % | 99,35 | 99,92 | 88,59 | 99 | 99 | 90 |
5 | Tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc trong tuần đầu sau đẻ | % | 81,07 | - | - | 85 | - |
|
6 | Tỷ lệ phá thai | 1/100 sơ sinh sống | 15,10 | 15,87 | 0,44 | 5 | - | - |
7 | Tỷ suất tử vong sơ sinh | %0 | 4,1 | 4,2 | 1,8 | 4 | 3 | 10 |
8 | Tỷ suất tử vong trẻ em dưới một tuổi | %0 | 5,26 | 5,21 | 6,26 | 5 | 4 |
|
9 | Tỷ lệ trẻ sơ sinh dưới 2500g | % | 3,39 | 3,12 | 8,78 | 4 | - | - |
10 | Tỷ lệ trẻ sơ sinh được bổ sung vitamin K1 ngay sau đẻ | % | 96,02 | 97,04 | 76,54 | 97 | 98 | 80 |
11 | Tỷ lệ bú mẹ trong giờ đầu sau đẻ | % | 68,21 | 66,60 | 98,83 | 75 | 70 | 98 |
12 | Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tiêm phòng viêm gan B trong 24 giờ đầu sau đẻ | % | 82 | - | - | 82 | - | - |
- 1 Quyết định 6433/QĐ-UBND năm 2017 về bãi bỏ Quyết định 76/2004/QĐ-UB do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 3573/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015 - 2020
- 3 Quyết định 1256/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em thuộc nguồn ngân sách hỗ trợ của Liên Minh Châu Âu (EU), giai đoạn 1 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 4 Quyết định 1460/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Ban quản lý dự án Tăng cường cơ chế trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân vùng khó khăn tại tỉnh Lâm Đồng
- 5 Quyết định 747/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch triển khai Chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2013
- 6 Quyết định 2718/QĐ-BYT năm 2012 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập trung vào làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh giai đoạn 2011-2015 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7 Quyết định 3905/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam của Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2011 - 2015
- 8 Nghị quyết 81/2012/NQ-HĐND về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 9 Quyết định 269/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản tỉnh Hoà Bình giai đoạn năm 2011 - 2020
- 10 Quyết định 2013/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Quyết định 1232/QĐ-CTUBND năm 2006 phê duyệt Đề án thực hiện mô hình Cung cấp thông tin, dịch vụ SKSS/KHHGĐ cho vị thành niên, thanh niên và khám sức khỏe, tư vấn tiền hôn nhân giai đoạn 2006 – 2010 do tỉnh Bình Định ban hành
- 12 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Nghị quyết 81/2012/NQ-HĐND về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 2 Quyết định 3905/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam của Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2011 - 2015
- 3 Quyết định 269/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản tỉnh Hoà Bình giai đoạn năm 2011 - 2020
- 4 Quyết định 747/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch triển khai Chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2013
- 5 Quyết định 1460/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Ban quản lý dự án Tăng cường cơ chế trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân vùng khó khăn tại tỉnh Lâm Đồng
- 6 Quyết định 1256/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em thuộc nguồn ngân sách hỗ trợ của Liên Minh Châu Âu (EU), giai đoạn 1 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 7 Quyết định 1232/QĐ-CTUBND năm 2006 phê duyệt Đề án thực hiện mô hình Cung cấp thông tin, dịch vụ SKSS/KHHGĐ cho vị thành niên, thanh niên và khám sức khỏe, tư vấn tiền hôn nhân giai đoạn 2006 – 2010 do tỉnh Bình Định ban hành
- 8 Quyết định 3573/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015 - 2020
- 9 Quyết định 6433/QĐ-UBND năm 2017 về bãi bỏ Quyết định 76/2004/QĐ-UB do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10 Kế hoạch 237/KH-UBND năm 2020 về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục vị thành niên, thanh niên tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025
- 11 Kế hoạch 29/KH-UBND năm 2021 về Chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình