ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2008/QĐ-UBND | Vĩnh Yên, ngày 06 tháng 06 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC HỖ TRỢ TẠM THỜI VỀ BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO KIẾN THỨC, HUẤN LUYỆN NGHỀ NGẮN HẠN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO NÔNG DÂN GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26-11-2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16-12-2002;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29-6-2006;
Căn cứ Nghị định số: 56/2005/NĐ-CP ngày 26-4-2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư; Thông tư liên bộ số: 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 06-4-2006 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư;
Căn cứ Nghị quyết số: 03/2007/NQ-HĐND ngày 11-5-2007 của HĐND tỉnh về bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ Nghị quyết số: 01-NQ/TU ngày 09-5-2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp & PTNT tại tờ trình số: 131 /SNN & PTNT ngày 27 - 12 - 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đối tượng được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin
1) Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức: Đại diện các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh, gồm:
a) Nông dân đang trực tiếp sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản;
b) Cán bộ, công nhân viên chức đã nghỉ việc, bộ đội xuất ngũ hiện đang sinh sống và tham gia sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản cùng với hộ gia đình.
2) Huấn luyện nghề ngắn hạn: Nông dân; cán bộ xã, phường, thị trấn không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; thành viên Hợp tác xã; chủ trang trại, chủ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhỏ trên địa bàn nông thôn trong tỉnh.
3) Cung cấp thông tin: Nông dân, tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác thông tin liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Điều 2. Cơ chế, chính sách
Ngân sách tỉnh đầu tư để thực hiện những nội dung sau:
1) Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và huấn luyện nghề ngắn hạn
a) Đối với người học
Được hỗ trợ tiền ăn: 10.000đ/người/ngày;
Được hỗ trợ kinh phí tham quan học tập các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả trong và ngoài tỉnh;
Được hỗ trợ nước uống và các chi phí khác;
Được cấp miễn phí tài liệu học tập;
Được cấp giấy chứng nhận đã qua lớp huấn luyện nghề ngắn hạn.
b) Đối với người dạy
Được bồi dưỡng nghiệp vụ;
Được trả thù lao theo chế độ hiện hành của Nhà nước.
c) Đối với đơn vị tổ chức lớp học:
Trả lương cho cán bộ khung chuyên trách, cán bộ hợp đồng theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;
Xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm hoặc thuê máy móc, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, mô hình thực hành;
Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, biên soạn và in ấn tài liệu, tư liệu, giấy chứng nhận học nghề; xây dựng đề án và quản lý chương trình;
2) Cung cấp thông tin
a) Đối với trạm cung cấp thông tin cấp xã:
Hỗ trợ chi phí lắp đặt, kết nối, cước phí thuê bao và truy cập mạng Internet. Cụ thể: Đối với các trạm đủ điều kiện kiện kết nối mạng Internet qua đường băng thông rộng (ADSL) được hỗ trợ toàn bộ chi phí lắp đặt, kết nối mạng Internet ban đầu, bao gồm phí lắp đặt, modem kết nối mạng Internet. Hỗ trợ thuê bao Internet, mức gói cước 250.000/tháng; đối với các trạm chưa đủ điều kiện kết nối mạng Internet qua đường băng thông rộng (ADSL) được hỗ trợ cước phí thuê bao 01 đầu số điện thoại và cước phí truy cập thực tế mạng Internet. Tổng kinh phí hỗ trợ không vượt quá 250.000đ/tháng;
Hỗ trợ thù lao cho cán bộ phụ trách trạm: Hệ số 0,3 mức lương tối thiểu/trạm/tháng.
Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, sử dụng máy móc thiết bị, khai thác thông tin cho cán bộ của trạm.
Bảo trì hệ thống máy móc, trang thiết bị.
b) Đối với Trung tâm Thông tin Nông nghiệp & PTNT
Trả lương cho cán bộ hợp đồng theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;
Xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm hoặc thuê máy móc, trang thiết bị, phương tiện, vật tư;
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ hàng năm;
Trả thù lao cung cấp, thu thập, biên tập, cập nhật thông tin lên Website của ngành theo quy định hiện hành của Nhà nước;
Bảo trì, nâng cấp hệ thống mạng LAN nội bộ, website của ngành;
Xây dựng cơ sở dữ liệu về nông, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi trên nền hệ thông tin địa lý (GIS);
Xây dựng nhà làm việc của Trung tâm tích hợp dữ liệu Nông nghiệp, nông thôn;
Xây dựng các trạm cung cấp thông tin cấp xã.
Điều 3. Trình tự, thủ tục
1) Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức
Hàng năm, UBND các xã tổng hợp, đăng ký nhu cầu mở lớp với UBND cấp huyện. UBND cấp huyện tổng hợp, gửi Sở Nông nghiệp & PTNT. Trên cơ sở tổng hợp của UBND cấp huyện, Sở Nông nghiệp & PTNT chỉ đạo Ban Quản lý đề án bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho nông dân tổng hợp, xây dựng kế hoạch, báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Tài chính thẩm định, thống nhất trình UBND tỉnh phê duyệt. Căn cứ kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Tài chính cấp kinh phí cho Ban Quản lý đề án bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho nông dân để tổ chức thực hiện.
2) Huấn luyện nghề ngắn hạn
Hàng năm, trên cơ sở thông báo danh mục nghề ngắn hạn của Trường Trung học KT-KT, UBND cấp xã tổng hợp nhu cầu học nghề ngắn hạn của các đối tượng, đăng ký với UBND cấp huyện. UBND cấp huyện tổng hợp, gửi Trường Trung học KT-KT. Trên cơ sở tổng hợp của UBND cấp huyện, Trường Trung học KT-KT tổng hợp, xây dựng kế hoạch, báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Tài chính thẩm định, thống nhất trình UBND tỉnh phê duyệt. Căn cứ kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Tài chính cấp kinh phí cho trường Trung học KT-KT tổ chức thực hiện.
3) Cung cấp thông tin
Hàng năm, các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin cho nông dân xây dựng kế hoạch, báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định, thống nhất trình UBND tỉnh phê duyệt. Căn cứ kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Tài chính cấp kinh phí để các đơn vị tổ chức thực hiện.
Điều 4. Trách nhiệm của các cấp, các ngành
1) Sở Nông nghiệp & PTNT:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho các địa phương, nông dân, tổ chức, cá nhân trong tỉnh;
b) Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch hàng năm; triển khai thực hiện phù hợp yêu cầu thực tế; thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành của Nhà nước;
c) Phối hợp với sở Nội vụ trình UBND tỉnh bố trí đủ lực lượng cán bộ, lao động để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao;
d) Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch & Đầu tư trình UBND tỉnh bố trí vốn hàng năm để thực hiện kế hoạch.
e) Phối hợp với UBND cấp huyện tổng hợp, đánh giá, kịp thời đề xuất UBND tỉnh các biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
2) Sở Tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT thẩm định dự toán kinh phí kế hoạch hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt;
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư cân đối, bố trí nguồn kinh phí theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh;
c) Hướng dẫn việc thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3) Sở Kế hoạch & Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT thẩm định các dự án (báo cáo kinh tế-kỹ thuật) thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí vốn để các đơn vị thực hiện theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh;
4) Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT đề xuất UBND tỉnh bố trí đủ lực lượng cán bộ, lao động để các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao
5) Các sở, ban, ngành có liên quan:
a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND cấp huyện trong quá trình tổ chức thực hiện;
b) Các tổ chức Đoàn thể phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT và các cấp, các ngành liên quan tuyên truyền, vận động nông dân tham gia;
c) Các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tham gia bồi dưỡng nâng cao kiến thức, huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân.
6) Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Hàng năm chỉ đạo việc đăng ký và tổng hợp nhu cầu bồi dưỡng nâng cao kiến thức và huấn luyện nghề ngắn hạn cho nông dân trên địa bàn;
b) Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, đoàn thể cấp huyện phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý đề án bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho nông dân, Trường Trung học KT-KT, Trung tâm Thông tin Nông nghiệp & PTNT trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.
7) Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân trên địa bàn tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức, huấn luyện nghề ngắn hạn;
b) Tổng hợp, đăng ký nhu cầu mở lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức, huấn luyện nghề ngắn hạn cho nông dân hàng năm;
c) Chỉ đạo cán bộ chuyên môn, đoàn thể, Trung tâm Học tập cộng đồng phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý đề án bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho nông dân, Trường Trung học KT-KT, Trung tâm Thông tin Nông nghiệp & PTNT trong việc tổ chức thực hiện;
d) Tham gia giám sát, xác nhận việc triển khai thực hiện các nội dung bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân trên địa bàn quản lý;
e) Bố trí địa điểm đủ điều kiện để xây dựng, lắp đặt, vận hành trạm cung cấp thông tin.
f) Bố trí cán bộ quản lý, vận hành, khai thác trạm cung cấp thông tin;
g) Xây dựng và ban hành quy định quản lý, khai thác thông tin của các trạm cung cấp thông tin cấp xã.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký;
Trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cấp, các ngành kiến nghị, đề xuất báo cáo UBND tỉnh qua Sở Nông nghiệp & PTNT để tổng hợp, trình sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; Trưởng Ban quản lý đề án Bồi dưỡng và nâng cao kiến thức cho nông dân, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng KT-KT, Giám đốc Trung tâm Thông tin Nông nghiệp & PTNT; Chủ tịch UBND cấp huyện, UBND cấp xã và người đứng đầu các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 241/QĐ-UBND năm 2015 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần do Tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 2 Quyết định 2422/QĐ-UBND năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành từ ngày 01/01/1997 đến hết ngày 31/12/2013
- 3 Quyết định 2422/QĐ-UBND năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành từ ngày 01/01/1997 đến hết ngày 31/12/2013
- 1 Quyết định 54/2014/QĐ-UBND Quy định về quản lý, tổ chức thực hiện việc dạy nghề ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề nhóm nghề nông nghiệp, truyền nghề theo Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 2 Quyết định 55/2014/QĐ-UBND về quản lý, tổ chức thực hiện việc dạy nghề sơ cấp; ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nhóm nghề phi nông nghiệp theo Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 3 Quyết định 1453/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt danh mục nghề và mức hỗ trợ học nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2020
- 4 Nghị quyết 03/2007/NQ-HĐND về bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân giai đoạn 2007 - 2010 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 5 Luật Công nghệ thông tin 2006
- 6 Thông tư liên tịch 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư do Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và phát triễn nông thôn - Bộ Thủy sản ban hành
- 7 Nghị định 56/2005/NĐ-CP về khuyến nông, khuyến ngư
- 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Quyết định 55/2014/QĐ-UBND về quản lý, tổ chức thực hiện việc dạy nghề sơ cấp; ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nhóm nghề phi nông nghiệp theo Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 2 Quyết định 54/2014/QĐ-UBND Quy định về quản lý, tổ chức thực hiện việc dạy nghề ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề nhóm nghề nông nghiệp, truyền nghề theo Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 3 Quyết định 1453/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt danh mục nghề và mức hỗ trợ học nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2020