Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/2014/QĐ-UBND

Bình Dương, ngày 25 tháng 07 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;

Căn cứ Pháp lệnh số 07/2013/UBTVQH13 ngày 12 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;

Căn cứ Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;

Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 45/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công thương quy định Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam;

Căn cứ Thông tư số 33/2010/TT-BCA ngày 05 tháng 10 năm 2010 của Bộ Công an quy định cụ thể điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;

Căn cứ Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày 11 tháng 10 năm 2010 của Bộ Công an quy định về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm;

Căn cứ Thông tư số 04/2014/TT-BCA ngày 21 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công an về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày 11 tháng 10 năm 2010 của Bộ Công an quy định về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm;

Căn cứ Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Công thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình số 698/TTr-SCT ngày 17 tháng 7 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 74/2009/QĐ-UBND ngày 20/11/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quy định về quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Quyết định số 19/2011/QĐ-UBND ngày 09/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 12 của Quy định về quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 74/2009/QĐ-UBND ngày 20/11/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Công thương, Lao động, Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy; Giám đốc Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công Thương;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (BTP);
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT và các PCT;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- TT Công báo tỉnh, Website tỉnh;
- Như Điều 3;
- LĐVP, Tr, V, TH; HCTC;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thanh Liêm

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp và trách nhiệm quản lý Nhà nước về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp (sau đây viết tắt là VLNCN) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động VLNCN và các cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về VLNCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Quy định này không áp dụng đối với các hoạt động VLNCN phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng và trong các trường hợp khẩn cấp theo quy định pháp luật.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Thuốc nổ” là hóa chất hoặc hỗn hợp hóa chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện.

2. “Phụ kiện nổ” là các loại kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, các vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc các loại thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.

3. “VLNCN” là thuốc nổ và các phụ kiện nổ sử dụng cho mục đích dân dụng.

4. “Danh mục VLNCN Việt Nam” là bản liệt kê các loại VLNCN được phép lưu thông, sử dụng ở Việt Nam.

5. “Bảo quản VLNCN” là hoạt động cất giữ VLNCN trong kho, trong quá trình vận chuyển đến nơi sử dụng hoặc tại nơi sử dụng.

6. “Vận chuyển VLNCN” là hoạt động vận chuyển VLNCN từ địa điểm này đến địa điểm khác. Vận chuyển VLNCN nội bộ là vận chuyển bên trong ranh giới mỏ, công trường, cơ sở sản xuất, nơi bảo quản VLNCN có đường vận chuyển không giao cắt với đường thủy, đường bộ công cộng.

7. “Sử dụng VLNCN” là quá trình làm nổ VLNCN theo quy trình công nghệ đã được xác định.

8. “Tiêu hủy VLNCN” là quá trình phá bỏ hoặc làm mất khả năng tạo ra phản ứng nổ của VLNCN theo quy trình công nghệ đã được xác định.

9. “Kinh doanh VLNCN” là việc thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, vận chuyển quá cảnh VLNCN.

10. “Hoạt động VLNCN” là việc thực hiện một trong số hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy, giám sát ảnh hưởng nổ mìn.

11. “Khoảng cách an toàn” là khoảng cách cần thiết nhỏ nhất, theo mọi hướng tính từ vị trí nổ mìn hoặc từ nhà xưởng, kho, phương tiện chứa VLNCN đến các đối tượng cần bảo vệ (người, nhà ở, công trình hoặc kho, đường giao thông công cộng, phương tiện chứa VLNCN khác...), sao cho các đối tượng đó không bị ảnh hưởng quá mức cho phép về chấn động, sóng không khí, đá văng theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành khi nổ mìn hoặc khi có sự cố cháy, nổ phương tiện, kho chứa VLNCN.

12. “Chỉ huy nổ mìn” là người đủ điều kiện về trình độ và kinh nghiệm, chịu trách nhiệm hướng dẫn, điều hành, giám sát toàn bộ hoạt động liên quan đến sử dụng VLNCN tại khu vực nổ mìn.

13. “Giám sát ảnh hưởng nổ mìn” là việc sử dụng các phương tiện, thiết bị để đo, phân tích và đánh giá mức độ chấn động, mức độ tác động sóng không khí do nổ mìn gây ra.

14. “QCVN 02:2008/BCT” là tên viết tắt của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy VLNCN, ban hành theo Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Công thương.

15. “Ranh giới nổ mìn” là vị trí giới hạn để phân định giữa khu vực được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiến hành nổ mìn với khu vực không được phép tiến hành nổ mìn.

16. “Góc dốc khai trường” là góc dốc được tạo ra trong quá trình khoan nổ mìn từng lớp từ trên xuống dưới theo dạng bậc thang, về mặt hình học được xác định bởi đường xiên nối từ mép trên cùng của khai trường tới chân của lớp đáy khai trường và đường thẳng nằm ngang trên mặt phẳng thẳng đứng ở phía đáy của khai trường.

17. “Nổ mìn vi sai điện” là phương pháp nổ mìn dùng kíp vi sai điện, có tác động nổ chậm sau thời gian định trước để khởi nổ các lỗ mìn, kíp nổ được kích nổ bằng dòng điện.

18. “Nổ mìn vi sai phi điện” là phương pháp nổ mìn dùng kíp vi sai phi điện, có tác động nổ chậm sau thời gian định trước để khởi nổ các lỗ mìn, kíp nổ được kích nổ bằng sóng nổ.

19. “Nổ mìn tạo biên” là phương pháp tổ chức thi công nổ mìn nhằm mục đích tạo ra sự ổn định của đất đá tại ranh giới nổ mìn, tránh các hiện tượng sạt lở, sụp đổ sau khi kết thúc các hoạt động nổ mìn tại khu vực được phép nổ mìn.

Điều 4. Nguyên tắc quản lý hoạt động VLNCN

1. Quản lý Nhà nước về hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về VLNCN.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý Nhà nước về hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh.

Điều 5. Yêu cầu chung đối với hoạt động VLNCN

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động VLNCN phải thiết lập hệ thống tổ chức quản lý kỹ thuật an toàn; đảm bảo an ninh, trật tự, phòng cháy chữa cháy (PCCC); thiết lập và bảo quản hồ sơ hoạt động VLNCN; thực hiện công tác huấn luyện; đăng ký địa điểm bốc dỡ, tổ chức tiêu hủy VLNCN và các hoạt động khác theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

2. Giấy phép, Giấy chứng nhận của các tổ chức, cá nhân hoạt động VLNCN không có giá trị chuyển nhượng; bản chính phải được lưu giữ tại trụ sở chính theo đăng ký của tổ chức được cấp; lưu giữ bản chính hoặc bản sao các Giấy phép, Giấy chứng nhận và các hồ sơ có liên quan tại trụ sở nơi diễn ra các hoạt động VLNCN.

3. Chỉ huy nổ mìn, thợ mìn hoặc người lao động làm công việc có liên quan trực tiếp đến VLNCN phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sức khỏe; được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ và sát hạch định kỳ theo quy định.

Điều 6. Yêu cầu về thực hiện công tác báo cáo trong hoạt động VLNCN

1. Báo cáo trong các trường hợp bất thường:

a) Báo cáo ngay lập tức cho cơ quan công an nơi tiến hành hoạt động VLNCN khi xảy ra xâm nhập trái phép khu vực chứa VLNCN hoặc có mất cắp, thất thoát không rõ lý do hoặc nghi ngờ có thất thoát VLNCN;

b) Trong vòng 24 giờ, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Công thương về việc dừng hoặc kết thúc hoạt động VLNCN hoặc các tai nạn, sự cố xảy ra trong hoạt động VLNCN. Báo cáo bằng văn bản trong vòng 48 giờ, kể từ khi dừng hoặc kết thúc hoạt động vật liệu nổ công nghiệp hoặc xảy ra tai nạn, sự cố.

2. Báo cáo định kỳ hoạt động VLNCN:

a) Báo cáo định kỳ tình hình hoạt động VLNCN cho Công an tỉnh trước ngày 25 hàng tháng;

b) Báo cáo định kỳ cho Sở Công thương trước ngày 25 tháng 6 đối với báo cáo 06 (sáu) tháng và trước ngày 25 tháng 12 đối với báo cáo năm về số lượng, chủng loại VLNCN bảo quản, vận chuyển, sử dụng và những vấn đề có liên quan.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Điều 7. Quy định về kinh doanh VLNCN

1. Tổ chức kinh doanh VLNCN phải căn cứ theo đúng quy định trong Giấy phép sử dụng VLNCN của các tổ chức được phép sử dụng VLNCN để có kế hoạch cung cấp đảm bảo về số lượng, ổn định về chủng loại và chất lượng.

2. Việc mua, bán VLNCN phải ký kết và thanh lý hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành; tổ chức kinh doanh VLNCN phải cung cấp bản sao hợp đồng mua, bán hoặc thanh lý hợp đồng cho Sở Công thương và Công an tỉnh để kiểm tra, giám sát.

3. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 6 Quy định này và theo mẫu tại Phụ lục I Quyết định này.

Điều 8. Quy định về bảo quản VLNCN

1. Hệ thống thông tin liên lạc của kho bảo quản VLNCN phải đảm bảo liên lạc được 24/24 giờ với lãnh đạo đơn vị, Sở Công thương, cơ quan Công an tỉnh, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và chính quyền địa phương; giữa các trạm gác trang bị bộ đàm và camera quan sát được ngày, đêm.

2. Kho bảo quản VLNCN phải được bảo vệ nghiêm ngặt của lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp, có vũ trang, được cấp giấy chứng nhận qua tập huấn an toàn trong bảo quản VLNCN.

3. Tại nơi tiến hành nổ mìn, VLNCN phải được canh gác, bảo vệ cho đến khi nạp mìn xong. Người bảo vệ phải là thợ mìn hoặc công nhân đã được cấp giấy chứng nhận qua tập huấn về công tác an toàn trong bảo quản VLNCN.

4. Khi nạp xong thuốc nổ vào bãi mìn nhưng chưa đến giờ nổ mìn theo quy định, cần phải thực hiện các biện pháp an toàn:

a) Đối với nổ mìn vi sai điện: Không được phép đấu nối dây dẫn điện khởi nổ với mạng nổ của bãi mìn; đấu chập hai đầu dây kíp của mạng nổ;

b) Đối với nổ mìn vi sai phi điện: Không được đấu kíp khởi nổ với mạng nổ của bãi mìn;

c) Phải bố trí người canh gác bãi mìn cho đến khi tiến hành khởi nổ.

5. Tổ chức sử dụng VLNCN không được lưu giữ VLNCN dư thừa tại công trường qua đêm sau khi đã kết thúc nổ mìn.

6. Kết thúc công việc nạp mìn nếu không sử dụng hết VLNCN, tổ chức sử dụng VLNCN phải chủ động phối hợp với đơn vị kinh doanh cung ứng để làm thủ tục vận chuyển VLNCN về kho để bảo quản; thủ tục vận chuyển VLNCN về kho do phòng cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự xã hội - Công an tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn.

Điều 9. Quy định về vận chuyển VLNCN

1. Tổ chức vận chuyển VLNCN phải có giấy phép vận chuyển VLNCN do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp vận chuyển nội bộ.

2. Khi vận chuyển VLNCN phải đem theo đầy đủ các hồ sơ pháp lý có liên quan đến việc vận chuyển và lý lịch lô hàng; phương tiện vận chuyển phải tuân thủ lộ trình ghi trong giấy phép vận chuyển.

3. Các tuyến đường được phép vận chuyển VLNCN trên địa bàn tỉnh được quy định tại Phụ lục II Quyết định này.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Điều 10. Quy định về quản lý sử dụng VLNCN

1. Tổ chức sử dụng VLNCN vào mục đích sản xuất, dịch vụ nổ mìn, đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học và thử nghiệm phải có Giấy phép sử dụng VLNCN do cơ quan có thẩm quyền cấp. Hồ sơ xin cấp Giấy phép sử dụng VLNCN thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp, Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21/9/2012 của Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp, Điều 37 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp và Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp.

2. Tổ chức sử dụng VLNCN phải bổ nhiệm Chỉ huy nổ mìn theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công thương.

3. Trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng VLNCN, Sở Công thương thẩm tra kiến thức về kỹ thuật sử dụng VLNCN của Chỉ huy nổ mìn theo các tiêu chí tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

4. Người chỉ huy nổ mìn của tổ chức sử dụng VLNCN không thuê dịch vụ nổ mìn chỉ được giữ chức vụ chỉ huy nổ mìn tại một địa điểm tiến hành nổ mìn.

5. Người chỉ huy nổ mìn của đơn vị thực hiện dịch vụ nổ mìn không được chỉ huy nổ mìn ở nhiều địa điểm khác nhau trong cùng một thời gian.

6. Tổ chức sử dụng VLNCN phải thành lập đội nổ mìn chuyên nghiệp (trừ trường hợp thuê dịch vụ nổ mìn); những người tham gia đội nổ mìn hoặc làm công việc có liên quan trực tiếp đến VLNCN phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí, chức trách đảm nhiệm.

7. Tổ chức sử dụng VLNCN chỉ được sử dụng VLNCN theo đúng số lượng và thời hạn ghi trong giấy phép sử dụng VLNCN; việc sử dụng VLNCN vượt quá số lượng ghi trong giấy phép sử dụng VLNCN sẽ bị xử lý tạm đình chỉ hoạt động nổ mìn, thời gian tạm đình chỉ được tính toán trên cơ sở số lượng VLNCN tổ chức sử dụng vượt giấy phép và số lượng VLNCN tổ chức được phép sử dụng hàng năm.

8. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 6 Quy định này và theo mẫu tại Phụ lục III Quyết định này.

Điều 11. Quy định trong thi công khoan nổ mìn

1. Trong quá trình thi công khoan nổ mìn, tổ chức sử dụng VLNCN phải tuân thủ các thông số kỹ thuật của phương án nổ mìn hoặc thiết kế nổ mìn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận.

2. Tổ chức sử dụng VLNCN phải lập Hộ chiếu khoan theo mẫu quy định tại Phụ lục IV và nghiệm thu Hộ chiếu khoan theo mẫu quy định tại Phụ lục V Quyết định này trước khi lập Hộ chiếu nổ mìn.

3. Trong quá trình thi công nổ mìn: nạp thuốc, đấu nối hệ thống, canh gác, khởi nổ, xử lý các sự cố ... phải tuân thủ các yêu cầu an toàn nghiêm ngặt về vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ.

4. Máy nổ mìn phải được tiến hành kiểm định định kỳ; trước khi nổ mìn phải kiểm tra khả năng phóng điện của máy; việc quản lý máy nổ mìn do Chỉ huy nổ mìn chịu trách nhiệm.

5. Sau khi khởi nổ nhưng bãi mìn không nổ hoặc nổ không hoàn toàn, tổ chức sử dụng VLNCN phải lập biên bản trong đó ghi rõ nguyên nhân, có chữ ký của Giám đốc điều hành mỏ, Chỉ huy nổ mìn và thực hiện đầy đủ các yêu cầu an toàn như quy định về xử lý mìn câm. Trường hợp xác định có thể sử dụng thêm phương tiện nổ để tiếp tục khởi nổ bãi mìn, tổ chức sử dụng VLNCN phải liên hệ với đơn vị kinh doanh cung ứng và Phòng cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự xã hội - Công an tỉnh để phối hợp xử lý.

6. Tổ chức sử dụng VLNCN phải có các giải pháp nổ mìn phù hợp để đảm bảo độ ổn định của góc dốc khai trường tại ranh giới nổ mìn và không được nổ mìn ngoài ranh giới được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

7. Hộ chiếu nổ mìn lập cho bãi mìn tại ranh giới nổ mìn phải ghi rõ hộ chiếu nổ mìn tạo biên để phân biệt với hộ chiếu nổ mìn tại các vị trí khác trên khai trường; mẫu hộ chiếu nổ mìn tạo biên tại Phụ lục VI Quyết định này.

8. Hộ chiếu nổ mìn tạo biên phải tính toán chi tiết khối lượng vật liệu nổ công nghiệp sử dụng cho từng lỗ mìn; khối lượng thuốc nổ tối đa cho một bãi mìn tạo biên không quá 1.000 kg và không quá 03 hàng lô khoan có đường kính từ 76 cm trở lên.

9. Tổ chức sử dụng VLNCN để khai thác khoáng sản được tiến hành nổ hai hay nhiều bãi mìn cùng ngày, trong diện tích đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản khi đáp ứng các điều kiện: khoảng cách giữa các bãi mìn từ 80 mét trở lên (đối với nổ mìn vi sai phi điện), từ 100 mét trở lên (đối với nổ mìn vi sai điện) và thời gian khởi nổ các bãi mìn cách nhau từ 01 phút đến 03 phút.

10. Khu vực có nhiều tổ chức cùng hoạt động nổ mìn, các tổ chức sử dụng VLNCN trong khu vực phải có biên bản thỏa thuận, thống nhất trong cách tiến hành khởi nổ và cảnh giới.

11. Trước khi bắt đầu công tác nổ mìn, phải quy định ngay giới hạn của vùng nguy hiểm. Ở trên mặt đất phải cắm cờ đỏ để phân định giới hạn này. Phải đặt các trạm gác hoặc biển báo nguy hiểm “Đang nổ mìn - cấm vào” ở giới hạn vùng nguy hiểm sao cho các ngả đường đi đến bãi mìn (bao gồm đường ô tô, đường mòn ...) đều phải được quan sát thường xuyên của người gác mìn.

12. Tổ chức sử dụng VLNCN phải trang bị phương tiện đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt trong quá trình thi công nổ mìn; trường hợp khu vực nổ mìn có nhiều mỏ cùng hoạt động nổ mìn phải trang bị hệ thống máy bộ đàm có cùng tần số.

Điều 12. Quy định về hiệu lệnh nổ mìn

1. Tổ chức sử dụng VLNCN phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành nổ mìn về các quy định cảnh báo nổ mìn, hiệu lệnh và thời gian tiến hành nổ mìn của đơn vị. Trong một khu vực có nhiều mỏ cùng hoạt động nổ mìn thì các quy định, hiệu lệnh phải được quy ước giống nhau.

2. Những quy định về biển cảnh báo nổ mìn, hiệu lệnh nổ mìn và thời gian nổ mìn của tổ chức phải được thông báo rộng rãi cho toàn thể cán bộ nhân viên trong mỏ, các đơn vị lân cận và dân cư sống xung quanh mỏ được biết.

3. Tín hiệu báo hiệu nổ mìn được thực hiện bằng còi hoặc gõ kẻng; âm thanh của còi báo hiệu hoặc kẻng báo hiệu phải đảm bảo mọi người trong bán kính nguy hiểm nghe rõ.

4. Các tổ chức không được tự ý thay đổi quy định, quy ước về hiệu lệnh nổ mìn.

Điều 13. Quy định về thời gian nổ mìn

1. Thời gian được phép tiến hành nổ mìn trên địa bàn thị xã Dĩ An vào các ngày trong tuần (trừ ngày thứ 7, chủ nhật và những ngày nghỉ theo quy định tại Điều 14 Quy định này); thời gian được phép tiến hành khởi nổ trong ngày từ lúc 11 giờ 30 phút đến 13 giờ 00 phút.

2. Thời gian được phép tiến hành nổ mìn trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên và huyện Phú Giáo vào các ngày trong tuần (trừ ngày chủ nhật và những ngày nghỉ được quy định tại Điều 14 Quy định này); thời gian được phép tiến hành khởi nổ trong ngày từ 11 giờ 00 phút đến 13 giờ 00 phút.

3. Trường hợp tổ chức sử dụng VLNCN không thể tiến hành khởi nổ vào thời gian theo quy định tại khoản 1, 2, Điều này, được tiến hành khởi nổ từ 16 giờ 30 đến 17 giờ 30 cùng ngày; việc khởi nổ vào thời điểm này chỉ được thực hiện khi đơn vị đã báo cáo cho Sở Công thương và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành nổ mìn biết, đồng thời lập biên bản trong đó ghi rõ nguyên nhân, có chữ ký của Giám đốc điều hành mỏ, Chỉ huy nổ mìn và thực hiện đầy đủ các yêu cầu an toàn trong thực hiện tiến hành khởi nổ.

Điều 14. Quy định về thời gian không được tiến hành nổ mìn

1. Trước ngày được nghỉ Tết âm lịch 07 ngày và sau ngày được nghỉ Tết âm lịch 05 ngày.

2. Trước ngày nghỉ Lễ theo quy định tại Bộ luật Lao động (trừ Tết âm lịch) 02 ngày và sau ngày nghỉ Lễ 01 ngày.

3. Những trường hợp khác, Sở Công thương hoặc Công an tỉnh có thông báo bằng văn bản.

Điều 15. Quy định về sử dụng VLNCN trên địa bàn thị xã Dĩ An

1. Thuốc nổ công nghiệp được sử dụng gồm: Nhũ tương, Anfo, Sofanit, TFD - 15 WR.

2. Phụ kiện nổ được sử dụng những chủng loại sau:

a) Kíp nổ vi sai phi điện để nổ mìn phá đá nguyên khối;

b) Kíp nổ vi sai điện nhiều số để phá đá quá cỡ hoặc dùng để khởi nổ bãi mìn dùng kíp vi sai phi điện;

c) Sử dụng các chủng loại mồi nổ được phép sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.

d) Kíp vi sai điện và dây nổ chịu nước có thể sử dụng phối hợp trong nổ mìn tạo biên.

3. Công tác phá đá quá cỡ phải tiến hành bằng máy đập hoặc nổ mìn; trường hợp sử dụng phương pháp nổ mìn để phá đá quá cỡ phải sử dụng kíp điện vi sai nhiều số, lượng thuốc nổ tối đa cho một lỗ khoan không quá 0,2 kg, khối lượng thuốc nổ tối đa cho một bãi mìn không quá 05 kg.

Điều 16. Quy định về sử dụng VLNCN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên và huyện Phú Giáo

1. Thuốc nổ công nghiệp được sử dụng là những chủng loại nằm trong Danh mục VLNCN Việt Nam được Bộ Công thương ban hành.

2. Phụ kiện nổ được sử dụng những chủng loại sau:

a) Kíp nổ vi sai điện nhiều số và kíp nổ vi sai phi điện để phá đá nguyên khối;

b) Dây nổ chịu nước, mồi nổ được phép sản xuất trong nước và được phép nhập khẩu.

3. Công tác phá đá quá cỡ phải tiến hành bằng máy đập hoặc nổ mìn; trường hợp sử dụng phương pháp nổ mìn để phá đá quá cỡ phải sử dụng kíp điện tức thời hoặc kíp điện vi sai nhiều số, lượng thuốc nổ tối đa cho một lỗ khoan không quá 0,2 kg, khối lượng thuốc nổ tối đa cho một bãi mìn không quá 08 kg.

Điều 17. Quy định sử dụng VLNCN trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố khác trong tỉnh

Tổ chức có nhu cầu sử dụng VLNCN vào mục đích sản xuất, dịch vụ nổ mìn, đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học và thử nghiệm phải lập thủ tục xin phép sử dụng VLNCN theo quy định hiện hành. Hồ sơ được gửi về Sở Công thương để xem xét và trình Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết.

Sở Công thương nghiên cứu từng trường hợp cụ thể để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh nếu có phát sinh.

Điều 18. Giám sát ảnh hưởng nổ mìn

1. Tổ chức sử dụng VLNCN phải lập phương án và tổ chức thực hiện việc giám sát các ảnh hưởng do nổ mìn đối với công trình, đối tượng cần bảo vệ nằm trong phạm vi ảnh hưởng của nổ mìn theo quy định tại Điều 24, 25, 26, 27, 28 - QCVN 02: 2008/BCT

2. Chậm nhất 15 ngày trước khi nổ mìn, tổ chức sử dụng VLNCN phải gửi phương án giám sát ảnh hưởng do nổ mìn về Sở Công thương, để tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

3. Hoạt động giám sát các ảnh hưởng do nổ mìn phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có chức năng và đủ năng lực thực hiện theo quy định hiện hành.

4. Tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để khai thác khoáng sản hàng năm phải tiến hành giám sát chấn động do nổ mìn tối thiểu 01 lần; kết quả giám sát được lập thành một báo cáo gửi cho Sở Công thương để theo dõi, tổng hợp và các ngành chức năng có liên quan nếu có yêu cầu.

5. Bãi mìn tiến hành giám sát chấn động là bãi mìn có khối lượng thuốc nổ sử dụng lớn nhất đã được xây dựng trong phương án nổ mìn.

6. Để đảm bảo tính khách quan, việc giám sát chấn động nổ mìn định kỳ hàng năm được thực hiện khi có sự chứng kiến của đại diện Sở Công thương; trường hợp giám sát chấn động nổ mìn do phát sinh khiếu kiện, mời thêm đại diện của các sở, ngành chức năng có liên quan, chính quyền địa phương và người khiếu kiện tham gia chứng kiến.

7. Việc chứng kiến của đại diện các sở, ngành chức năng có liên quan, chính quyền địa phương và người khiếu kiện phải đảm bảo đúng quy định về an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG

Điều 19. Trách nhiệm chung của các sở, ngành và địa phương

1. Các sở, ngành thực hiện nhiệm vụ tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về VLNCN trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã theo chức năng quản lý địa phương có trách nhiệm quản lý VLNCN theo thẩm quyền.

Điều 20. Trách nhiệm của Sở Công thương

Sở Công thương là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý về VLNCN trên địa bàn tỉnh, có nhiệm vụ:

1. Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng có liên quan thực hiện:

a) Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định về hoạt động sử dụng VLNCN tại các khu vực, cụm xây dựng, khai thác tùy theo điều kiện đặc thù cụ thể của từng khu, cụm; xây dựng quy hoạch các đầu mối dịch vụ nổ mìn, các đầu mối bảo quản, tuyến đường vận chuyển VLNCN, định mức kinh tế kỹ thuật trong sử dụng VLNCN theo điều kiện đặc thù cụ thể trên địa bàn tỉnh;

b) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về quản lý tiền chất thuốc nổ và hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc cấp mới, cấp lại, điều chỉnh hoặc thu hồi giấy phép sử dụng VLNCN của tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

3. Thực hiện việc đăng ký sử dụng VLNCN đối với các tổ chức có Giấy phép sử dụng VLNCN do cơ quan có thẩm quyền cấp.

4. Chủ trì việc tổ chức thực hiện phương án giám sát ảnh hưởng chấn động do nổ mìn của tổ chức sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh.

5. Tổ chức thực hiện việc đóng góp ý kiến thẩm định về hồ sơ thiết kế cơ sở công trình kho chứa VLNCN trên địa bàn tỉnh.

6. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, kiểm tra sát hạch và cấp Giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn trong hoạt động VLNCN theo quy định tại QCVN 02:2008/BCT cho chỉ huy nổ mìn, thợ nổ mìn và các đối tượng liên quan đến hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.

7. Tổng hợp báo cáo định kỳ 06 (sáu) tháng, hàng năm về tình hình quản lý kinh doanh và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh cho Bộ Công thương và Ủy ban nhân dân tỉnh, trước ngày 30 tháng 6 đối với báo cáo sáu tháng và trước ngày 31 tháng 12 đối với báo cáo năm.

Điều 21. Trách nhiệm của Công an tỉnh

1. Tiếp nhận hồ sơ và xem xét cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự cho tổ chức sử dụng VLNCN, làm cơ sở cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp giấy phép sử dụng VLNCN.

2. Tiếp nhận hồ sơ, xem xét cấp giấy phép vận chuyển VLNCN (M) và kiểm tra giấy phép vận chuyển VLNCN của tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh.

3. Tham gia đóng góp ý kiến về lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội cho hồ sơ thiết kế cơ sở công trình kho chứa VLNCN.

4. Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương trong công tác kiểm tra việc đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự của tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của ngành.

5. Tham gia thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh do Sở Công thương chủ trì.

6. Xử lý vi phạm về VLNCN theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Điều 22. Trách nhiệm của Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy

1. Chủ trì công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy của tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh.

2. Tham gia đóng góp ý kiến về lĩnh vực an toàn phòng cháy chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế cơ sở, thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công kho chứa VLNCN.

3. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ của tổ chức hoạt động VLNCN về việc thực hiện cam kết đủ các điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy.

4. Tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh do Sở Công thương hoặc Công an tỉnh chủ trì.

Điều 23. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường

1. Tham gia thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các hoạt động VLNCN để khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh khi được yêu cầu.

2. Tham gia kiểm tra, giám sát những ảnh hưởng do nổ mìn của các tổ chức sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh khi được yêu cầu.

Điều 24. Trách nhiệm của Sở Lao động Thương binh và Xã hội

1. Quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh.

2. Phối hợp với Sở Công thương thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động của các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

3. Xử lý vi phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động của các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.

Điều 25. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

1. Chỉ đạo các ngành chức năng liên quan ở địa phương và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn theo thẩm quyền.

2. Tham gia thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn do Sở Công thương hoặc Công an tỉnh chủ trì.

3. Tham gia xử lý sự cố và các vấn đề khác xảy ra có liên quan đến các hoạt động VLNCN địa bàn.

4. Xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Điều 26. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn theo thẩm quyền.

2. Tham gia thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các hoạt động của tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn do Sở Công thương hoặc Công an tỉnh chủ trì khi được yêu cầu.

3. Tham gia xử lý sự cố và các vấn đề khác xảy ra có liên quan đến hoạt động VLNCN trên địa bàn.

4. Tiếp nhận thông báo về các quy định cảnh báo nổ mìn, hiệu lệnh và thời gian tiến hành nổ mìn của tổ chức sử dụng VLNCN trên địa bàn và có trách nhiệm thông báo rộng rãi cho nhân dân địa phương được biết.

5. Xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Tổ chức thực hiện

Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương, để tổ chức thực hiện Quy định này.

Trong quá trình thực hiện, Sở Công thương có trách nhiệm tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, đề xuất các biện pháp xử lý trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh./.

 

PHỤ LỤC I

MẪU BÁO CÁO KINH DOANH VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

(Tên cơ quan chủ quản, trực tiếp)
Tên đơn vị kinh doanh
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ

Kinh doanh cung ứng Vật liệu nổ công nghiệp kỳ ... năm ....

(Từ ngày .../20... đến ngày …………….)

1. Khối lượng VLNCN Nhập - Xuất - Tồn trong kỳ:

TT

Tháng

Thuốc nổ (kg)

Kíp nổ các loại (cái)

Lập bảng tương tự với: Dây nổ (m), Mồi nổ (quả) và các chủng loại VLNCN khác

Số lượng tồn đầu kỳ

Số lượng nhập mới

Số lượng xuất trong kỳ

Số lượng tồn cuối kỳ

Số lượng tồn đầu kỳ

Số lượng nhập mới

Số lượng xuất trong kỳ

Số lượng tồn cuối kỳ

Số lượng tồn đầu kỳ

Số lượng nhập mới

Số lượng xuất trong kỳ

Số lượng tồn cuối kỳ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Toàn kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Toàn năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Khối lượng VLNCN đã cung cấp cho các đơn vị sử dụng trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong kỳ:

TT

Tên đơn Vị sử dụng

Thuốc nổ (kg)

Kíp nổ (cái)

Dây nổ (m)

Mồi nổ (quả)

Ghi chú

AD1

Nhũ tương

Anfo

Kíp phi điện

Kíp vi sai điện

Kíp nổ tức thời

Dây nổ chịu nước

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng hợp

 

 

 

 

 

3. Nhận xét của đơn vị: Về công tác an toàn trong hoạt động kinh doanh cung ứng VLNCN; chất lượng VLNCN và các vấn đề khác có liên quan.

4. Kiến nghị (nếu có):

 


NGƯỜI LẬP BIỂU
(ký, ghi rõ họ tên)

Bình Dương, ngày... tháng... năm....
LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
(ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC II

CÁC TUYẾN ĐƯỜNG ĐƯỢC PHÉP VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN

ĐƯỜNG

Từ

Đến

1

ĐT 743C

Quốc lộ 1 (Cầu Đồng Nai)

Quốc lộ 13 (Ngã tư cầu Ông Bố)

2

Quốc lộ 13

Ngã tư Cầu Ông Bố

Cầu Vĩnh Bình

3

Quốc lộ 1K

Ranh tỉnh Đồng Nai

Ranh Tp HCM

4

Đường Lê Hồng Phong, đường Bùi Thị Xuân

ĐT 743 (Ngã sáu An Phú)

ĐT 743C (Ngã ba Cây Điệp)

5

Đường Nguyễn Thị Minh Khai

Đường Lê Hồng Phong (Ngã tư Đông Chiêu)

Tân Bình, Tân Hạnh (Đi tỉnh Đồng Nai)

6

Đường Bình Thung

ĐT 743C, Quốc lộ 1K

Mỏ đá Núi Nhỏ

7

ĐT 743

Cầu Ông Tiếp

Ngã tư Miễu Ông Cù - Ngã Tư 550

8

Đường liên Huyện

Ngã sáu An Phú

ĐT 743 (Tân Ba)

9

ĐT 747

ĐT 743 (Ngã ba Tân Ba)

Ngã ba Cổng Xanh

10

ĐT 747B

ĐT 743 (Ngã tư Miễu Ông Cù)

ĐT 747

11

ĐH 406

Ngã ba Khánh Vân

ĐT 747

12

ĐT 746

ĐH 407

ĐT 747B (Vòng xoay cây xăng Kim Hằng)

13

ĐT 746

Ngã ba Huyện đội

ĐT 747 (Ngã ba Tân Lập)

14

ĐH 407

ĐT 746

ĐT 742

15

ĐT 742

ĐH 407

Ngã ba Cổng Xanh

16

ĐH 409

ĐT 747B (KCN Nam Tân Uyên)

ĐH 410

17

ĐH 410

ĐT 742

ĐT 747

18

ĐH 411

Ngã ba Huyện Đội

Ngã ba Tân Thành

19

ĐH 412

ĐH 411

ĐT 747

20

ĐH 413

ĐT 746 (Cầu Rạch Rớ)

Sở Chuối - Ngã ba Lạc An

21

ĐH 414

ĐH 411

ĐT 746 (Cầu Thủ Biên)

22

ĐH415

Ngã ba đập Đá Bàn

ĐT 746 (Tân Định)

23

ĐH416

Ngã ba Tân Định

Trùng Cày Sông Bé (Phú Giáo)

24

ĐT 741

Ngã ba Cổng Xanh

Ranh giáp Bình Phước

25

ĐT 750

ĐT 741

Dầu Tiếng

26

ĐH 501, ĐH 502

Ngã ba Nước Vàng

Kho VLNCN Công ty CP Khoáng sản Becamex

27

Quốc lộ 13

Ngã ba Bến Cát

Đi tỉnh Bình Phước

28

ĐH 612

Quốc lộ 13

ĐT 741 (Ngã ba Bố Lá)

29

ĐT 749

Cầu Quan

Xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng

30

ĐT 749B

Xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng

Đi tỉnh Bình Phước, đi tỉnh Tây Ninh

31

ĐT 744

ĐT 750

ĐT 749 B

32

Đường Mỹ Phước - Tân Vạn (khi tuyến đường này hoàn thành và đưa vào sử dụng)

 

PHỤ LỤC III

MẪU BÁO CÁO SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

(Tên cơ quan chủ quản, trực tiếp)
Tên đơn vị sử dụng
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ

Sử dụng Vật liệu nổ công nghiệp kỳ ... năm ....

(Từ ngày .../.../20... đến ngày ………….)

Tên dự án: ..............................................................................................................

Địa điểm nổ mìn: ...................................................................................................

1. Khối lượng VLNCN Nhập - Sử dụng - Tồn trong kỳ:

STT

Tháng

Thuốc nổ (kg)

Kíp nổ các loại (cái)

Lập bảng tương tự với: Dây nổ (m), Mồi nổ (quả) và các chủng loại VLNCN khác

KL đất, đá bóc (m3)

Số lượng tồn đầu kỳ

Số lượng nhập mới

Số lượng xuất trong kỳ

Số lượng tồn cuối kỳ

Số lượng tồn đầu kỳ

Số lượng nhập mới

Số lượng xuất trong kỳ

Số lượng tồn cuối kỳ

Số lượng tồn đầu kỳ

Số lượng nhập mới

Số lượng xuất trong kỳ

Số lượng tồn cuối kỳ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Toàn kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Toàn năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Khối lượng VLNCN sử dụng theo từng chủng loại:

STT

Tháng

Thuốc nổ (kg)

Kíp nổ (cái)

Dây nổ (m)

Mồi nổ (quả)

Ghi chú

AD1

Nhũ tương

Anfo

Kíp phi điện

Kíp vi sai điện

Kíp nổ tức thời

Dây nổ chịu nước

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Toàn kỳ

 

 

 

 

 

 

Toàn năm

 

 

 

 

 

3. Nhận xét của đơn vị: Về công tác an toàn trong thi công khoan nổ mìn; chất lượng VLNCN; chỉ tiêu thuốc nổ sử dụng...

4. Kiến nghị (nếu có):

 

 


NGƯỜI LẬP BIỂU
(ký, ghi rõ họ tên)


CHỈ HUY NỔ MÌN
(ký, ghi rõ họ tên)

Bình Dương, ngày... tháng... năm....
LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
(ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC IV

MẪU HỘ CHIẾU KHOAN
(Kèm theo Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

(Tên cơ quan chủ quản, trực tiếp)
(Tên đơn vị thực hiện)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

HỘ CHIẾU KHOAN

Số: ………./...(tháng)/20... (năm)/HCK

I. ĐỊA ĐIỂM:

1. Địa điểm khai trường: ...........................................................................................

2. Vị trí bãi khoan: ....................................................................................................

II. LOẠI ĐẤT ĐÁ: Đất đá loại: .................................................................................

1. Độ cứng: f = ........................................................................................................

2. Xác nhận của phụ trách địa chất: Ký tên ...........................................  Họ và tên:

..................................................................................................................................

THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Thời gian bàn giao nhiệm vụ khoan: vào lúc ... giờ ... phút, ngày …/…../20...

2. Thời gian dự kiến hoàn thành: ngày …../…../20...

IV. THÔNG SỐ BÃI KHOAN:

STT

Lỗ khoan

H

(mét)

DLK

(mm)

LK

(mét)

Khoảng cách (mét)

a

b

W

1

LK1

 

 

 

 

 

 

2

LK2

 

 

 

 

 

 

3

LK3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng hợp

Tổng số lỗ khoan

H

DLK

Tổng số mét

atb

(Trung bình)

btb

(Trung bình)

Wtb

(Trung bình)

V. SƠ ĐỒ BÃI KHOAN:

 

Sơ đồ bãi khoan

Mặt cắt lỗ khoan

 

 

PHỤ TRÁCH KHOAN
(ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP
(ký, ghi rõ họ tên)

CHỈ HUY NỔ MÌN
(ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC V

MẪU BIÊN BẢN NGHIỆM THU HỘ CHIẾU KHOAN
(Kèm theo Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

(Tên cơ quan chủ quản, trực tiếp)
(Tên đơn vị thực hiện)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BIÊN BẢN NGHIỆM THU HỘ CHIẾU KHOAN

Số: ………../...(tháng)/20 ….. (năm)/HCK

I. THỜI GIAN: vào lúc ngày ... tháng ... năm 20...

II. ĐỊA ĐIỂM: ………………………………………………………………………………

III. THÀNH PHẦN THAM DỰ:

1. Ông ……………………………, Chức vụ: Chỉ huy nổ mìn

2. Ông ……………………………, Cán bộ kỹ thuật lập Hộ chiếu khoan

3. Ông …………………………… ,Phụ trách công tác thi công khoan

Cùng tiến hành nghiệm thu Hộ chiếu khoan số: …../.../ 20..../(Viết tắt địa điểm khai trường)/HCK.

IV. KẾT QUẢ:

1. Thời điểm bàn giao hộ chiếu khoan:

2. Ngày hoàn thành theo kế hoạch:

3. Ngày bắt đầu khoan:

4. Ngày hoàn thành thực tế:                                           ; Sớm (Trễ): ……….. ngày.

5. Đường kính khoan (DLK): .... m; Chiều cao tầng (H): ……………… m;

6. So sánh giữa các thông số giữa thực tế khoan và hộ chiếu khoan:

STT

Lỗ khoan

LK(T. tế)/ LK(K. hoạch) (m)

Khoảng cách theo Thực tế /Kế hoạch (m)

Ghi chú

a

b

W

1

LK1

 

 

 

 

 

2

LK2

 

 

 

 

 

3

LK3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng hợp

 

 

 

 

 

 

7. Tổng số lỗ khoan (Thực tế/Kế hoạch):

8. Tổng số mét khoan (Thực tế/Kế hoạch):

9. Lý do thay đổi về số lỗ khoan thực tế:

10. Lý do thay đổi về số mét khoan thực tế:

11. Những thay đổi về điều kiện địa chất phát hiện khi khoan:

12. Những lỗ khoan cần lưu ý khi thi công nổ mìn:

13. Những vấn đề khác (nếu có):

 

Sơ đồ bãi khoan

Mặt cắt lỗ khoan

 

 

PHỤ TRÁCH KHOAN
(ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP
(ký, ghi rõ họ tên)

CHỈ HUY NỔ MÌN
(ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC VI

MẪU HỘ CHIẾU NỔ MÌN TẠO BIÊN
(Kèm theo Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

(Tên cơ quan chủ quản, trực tiếp)
(Tên đơn vị thực hiện)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

HỘ CHIẾU NỔ MÌN
(Tạo Biên)

Số: ………../... (tháng)/20... (năm)/HCNM

I. ĐỊA ĐIỂM NỔ MÌN: ......................................................................................................

II. THỜI ĐIỂM LẬP HỘ CHIẾU: Ngày ….. tháng .... năm 20...

III. THỜI ĐIỂM NỔ MÌN: Nổ mìn vào hồi: ...h ……… phút ngày.... tháng.... năm 20...

IV. LOẠI ĐẤT ĐÁ: Đất đá loại: .........................................................................................

Độ cứng: f =................................................................................................................... .

Xác nhận của phụ trách địa chất: Ký tên ………….. Họ và tên .............................................

V. THÔNG SỐ BÃI NỔ:

Từ lỗ số đến lỗ số

H

(mét)

DLK

(mm)

LK

(mét)

Khoảng cách (mét)

Tổng số lỗ

LBua

(mét)

Tổng số mét khoan của lỗ có đường kính (mét)

a

b

W

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VI. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT:

- Chỉ tiêu thuốc nổ kỳ trước (qtt;kg/m3) ..............................................................................

- Chỉ tiêu thuốc nổ tính toán (qTT; kg/m3) với đường kính lỗ khoan: ......................................

- Suất phá đá (N; m3/m khoan sâu) với đường kính lỗ khoan: ..............................................

- Vật liệu nổ yêu cầu của bãi nổ:

THUỐC NỔ (Kg)

KÍP NỔ (Cái)

MỒI NỔ (Quả)

DÂY NỔ (Mét)

PHỤ KIỆN NỔ KHÁC

Anfo

Nhũ tương

Thuốc nổ khác

Kíp nổ vi sai điện

Số 1

Số 2

Số 3

Số 4

Số 5

Số 6

Số 7

Số 8

Số 9

Số 10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số kíp vi sai điện (Nổ mìn vi sai điện)

(Hoặc Kíp vi sai phi điện)

Kíp nổ khác (Cái)

Kíp trên mặt 6m

Kíp xuống lỗ 400ms

17ms

25ms

42ms

6m

8m

10m

12m

15m

18m

22 m

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng kíp trên mặt...

Tổng kíp xuống lỗ ...

Tổng số kíp phi điện (Nổ min vi sai phi điện)

 

...

VII. PHẦN TÍNH TOÁN VÀ LƯỢNG VLNCN SỬ DỤNG THỰC TẾ: (Tính toán chi tiết cho từng lỗ mìn)

Stt

H(m)

L(m)

Thực tế

Khoảng cách (m)

Thể tích lỗ V(m3)

Chỉ tiêu q(kg/m³)

Qkg

VLNCN thực tế

LBua (m)

a

b

W

Thuốc nổ

Mồi

Kíp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng lượng đá phá ra: (V = .......................................................................  (m3)

- Tổng lượng thuốc nổ các loại: (Q = ...........................................................  (kg)

- Tính toán dòng điện qua kíp đảm bảo I ³ 1,3A với dòng 1 chiều, I ³ 2,5A (Nếu nổ mìn điện) .

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

VIII. SƠ ĐỒ KHỞI ĐỘNG BÃI NỔ (SƠ ĐỒ ĐẤU) VÀ MẶT CẮT QUA CÁC LỖ KHOAN NẠP THUỐC:

 

Sơ đồ nổ mìn tạo biên

Mặt cắt lỗ khoan

IX. QUY ĐỊNH HIỆU LỆNH NỔ MÌN:

- Tín hiệu bắt đầu nạp mìn ........................................................................................

- Tín hiệu chuẩn bị nổ mìn ........................................................................................

- Tín hiệu nổ mìn .......................................................................................................

- Tín hiệu báo yên .....................................................................................................

X. KHOẢNG CÁCH AN TOÀN:

- Khoảng cách từ công trình hiện hữu gần nhất đến bãi nổ ............................  (mét)

- Khoảng cách từ thiết bị không thể di chuyển được đến bãi nổ .....................  (mét)

- Chọn khoảng cách an toàn cho người: R(Người) .......................................... (mét)

- Chọn khoảng cách an toàn cho công trình và thiết bị: R(TB) ......................... (mét)

XI. THUỐC NỔ VÀ PHỤ KIỆN:

Thực tế tiêu thụ

Thừa trả về kho

Thuốc nổ: …………………………………….

…………………………………………………

…………………………………………………

Phụ kiện nổ: …………………………………

…………………………………………………

………………………………………………….

Thuốc nổ: …………………………………….

…………………………………………………

…………………………………………………

Phụ kiện nổ: ………………………………….

………………………………………………….

………………………………………………….

XIII. PHÂN CÔNG NHÂN SỰ THI CÔNG BÃI NỔ:

STT

Họ và tên

Chức vụ

Tổ, Đội

Nạp từ lỗ số

Lb (m)

Ký nhận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XIII. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ GÁC, NƠI ẨN NẤP, DI CHUYỂN MÁY:

(Phải thể hiện các khoảng cách từ trạm gác, các công trình, nằm trong vùng nguy hiểm và vị trí điểm hỏa tới bãi nổ, các thiết bị phải di chuyển ra khỏi vùng bán kính nguy hiểm. Đảm bảo người, thiết bị di chuyển khỏi bán kính nguy hiểm và cắt điện trước giờ nổ 20 phút).

XIV. PHÂN CÔNG GÁC MÌN:

STT

Họ và tên

Chức vụ

Tổ, Đội

Trạm gác số

Ký nhận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XV. KẾT QUẢ NỔ MÌN: (Chỉ huy nổ mìn kiểm tra bãi nổ và ghi lại kết quả nổ mìn)

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Vụ nổ kết thúc vào lúc …… ngày ….. tháng ….. năm 20 …

 

NGƯỜI LẬP HỘ CHIẾU
(ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ TRÁCH AN TOÀN
(ký, ghi rõ họ tên)

CHỈ HUY NỔ MÌN
(ký, ghi rõ họ tên)

LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP DUYỆT
(ký tên, đóng dấu)