ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2902/QĐ-UBND | Hà Tĩnh, ngày 03 tháng 9 năm 2020 |
V/V PHÊ DUYỆT NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH HÀ TĨNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Thông tư số 32/BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Công văn số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24/1/2019 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông; Công văn số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 về việc biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tổ chức thực hiện từ năm học 2020-2021; Công văn số 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/3/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Kế hoạch số 462/KH-UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện tài liệu Giáo dục địa phương;
Căn cứ Thông báo số 79/HĐTĐ ngày 12/8/2020 về việc thông báo kết quả thẩm định nội dung Tài liệu GDĐP tỉnh Hà Tĩnh của Hội đồng thẩm định Tài liệu giáo dục địa phương Hà Tĩnh;
Theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1515/SGDĐT ngày 14/8/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Hà Tĩnh trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Điều 2. Giao Ban biên soạn căn cứ Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Hà Tĩnh trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 tổ chức biên soạn tài liệu cho từng lớp theo lộ trình đã đề ra, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành;
Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban biên soạn TL GDĐP tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG HÀ TĨNH THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2902/QĐ-UBND, ngày 03/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
I. CƠ SỞ PHÁP LÍ, KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.1. Văn bản pháp quy và điều hành của Chính phủ
- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/06/2019.
- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/06/2013.
- Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12, ban hành ngày 18/06/2009.
- Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
- Quyết định số 522/2018/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh giai đoạn 2015-2020.
- Quyết định số 622/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia vì sự phát triển bền vững năm 2017 của Chính phủ (thúc đẩy các hoạt động giáo dục vì phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai)..
1.2. Văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT)
- Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Quyết định số 5523/QĐ-BGDĐT ngày 21/11/2014 về việc Phê duyệt Khung kiến thức, kỹ năng và thái độ về giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.
- Công văn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 về việc hướng dẫn sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên của Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
- Công văn 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24/1/2019 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông.
- Công văn 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/3/2019 của Bộ GD&ĐT về việc Biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Công văn số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 của Bộ GD&ĐT về việc Biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và tổ chức thực hiện từ năm học 2020 - 2021.
1.3. Văn bản của tỉnh Hà Tĩnh
- Chương trình số 1103-CTr/TU ngày 16/01/2014 về Chương trình hành động của ban chấp hành đảng bộ tỉnh Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Chương trình số 1011-CTr/TU ngày 03/05/2018 về Chương trình hành động Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25 tháng 10 năm 2017 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Nghị quyết số 96/2018/NQ-HĐND ngày 18/07/2018 về Phát triển giáo dục mầm non và phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
- Kế hoạch số 462/KH-UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Kế hoạch biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện tài liệu Giáo dục địa phương.
- Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh giai đoạn 2019-2030 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
Ngoài ra, trong quá trình xây dựng nội dung giáo dục địa phương đã có tham khảo các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các văn bản về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,... để có căn cứ lựa chọn các nội dung phù hợp.
2. Cơ sở khoa học và thực tiễn
Nội dung, giáo dục địa phương phải được xây dựng trên cơ sở thực tiễn cuộc sống xã hội và đảm bảo các yêu cầu cơ bản:
- Nội dung giáo dục địa phương phải có tính hệ thống, có sự liên hệ, hỗ trợ, bổ sung cho nhau và cho các môn học, hoạt động giáo dục khác trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Nội dung giáo dục địa phương đảm bảo tính kế thừa các nội dung sẵn có, hợp lí của nội dung giáo dục địa phương hiện hành về văn hóa, lịch sử, địa lí,... trên cơ sở đó có sự phát triển gắn liền với yêu cầu thực của học sinh, thực tiễn cuộc sống, thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội.
Nội dung giáo dục địa phương được xây dựng theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, nhằm tạo cơ hội lớn nhất cho học sinh phát triển năng lực, vì vậy cần đảm bảo:
- Yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018;
- Cập nhật, hiện đại về nội dung chương trình;
- Đáp ứng mong muốn của học sinh và địa phương, đáp ứng yêu cầu của xã hội và thị trường lao động.
- Duy trì được động cơ học tập tích cực của học sinh, học sinh chủ động thực hiện chuỗi hoạt động học tập để hoàn thành yêu cầu cần đạt và hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất.
Căn cứ điều kiện nhân lực, vật lực, đặc điểm quá trình vận hành hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường phổ thông, nội dung giáo dục địa phương cần đảm hảo:
- Được xây dựng căn cứ trên điều kiện nhân lực, vật lực của thực tế địa phương để dễ phát triển, mở rộng, thay đổi cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục địa phương là một thành phần của Kế hoạch tổng thể thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường để hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông, vì vậy cần mang tính thống nhất và không gây sức ép lên Chương trình này.
- Kế hoạch giáo dục địa phương cần dễ dàng sắp xếp vào thời khóa biểu của nhà trường mà không ảnh hưởng đến kế hoạch của các môn học và hoạt động giáo dục khác.
- Việc phân công giáo viên thực hiện nội dung giáo dục địa phương không gây sức ép cho một cá nhân hay tổ chuyên môn nào mà cần được san sẻ trong tập thể giáo viên nhà trường và đảm bảo mọi cá nhân, tổ chuyên môn khi được phân công đều có khả năng thực hiện tốt. Điều này thể hiện rõ trong các mạch nội dung của chương trình.
II. ĐẶC ĐIỂM GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo dục địa phương là một trong số các nội dung mới được ban hành và như là một bộ phận “cấu thành” của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó, ở cấp Tiểu học, nội dung giáo dục địa phương được tích hợp chủ yếu trong Hoạt động trải nghiệm và một số môn học khác như: Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt, Lịch sử và Địa lí,... Ở cấp Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT), nội dung giáo dục địa phương được quy định với thời lượng 35 tiết/năm học.
Nội dung giáo dục địa phương nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... của địa phương, bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước. Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư các dân tộc địa phương, xây dựng văn hóa, kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển.
Nội dung giáo dục địa phương sẽ góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất học sinh được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Bên cạnh đó, phát triển cho học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội; Vận dụng kiến thức (tự nhiên, văn hóa, xã hội) vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường của đất nước và ở địa phương.
Về bản chất, giáo dục địa phương cũng là một hình thức hoạt động trải nghiệm của học sinh, bởi nội dung giáo dục địa phương được tích hợp với hoạt động trải nghiệm ở cấp Tiểu học, còn ở cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, giáo dục địa phương có vị trí tương đương với các môn học.
Nội dung giáo dục địa phương gồm các mạch kiến thức cơ bản được quy định tại Công văn số 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/3/2019 về việc biên soạn và tổ chức nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông; Công văn số 3536-GDTH ngày 19/8/2019 về việc biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tổ chức thực hiện từ năm học 2020-2021. Trong đó, ở cấp Tiểu học, THCS, THPT có 3 mạch kiến thức cơ bản là: Các vấn đề về văn hóa, lịch sử truyền thống; các vấn đề về địa lí, kinh tế, hướng nghiệp; các vấn đề chính trị - xã hội, môi trường.
Căn cứ vào Nội dung giáo dục địa phương của tỉnh, thành phố do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt để xây dựng sách giáo khoa giáo dục địa phương cho từng lớp (từ lớp 1 đến lớp 12), đồng thời có tài liệu hướng dẫn dạy học cho giáo viên.
III. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Hà Tĩnh tuân thủ các quy định nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nội dung được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại về thực tế địa phương và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu của nhà trường, địa phương và xã hội.
Nội dung bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán và phát triển liên tục qua các lớp, các cấp học. Nội dung được xây dựng theo hướng vừa đồng tâm, vừa tuyến tính, xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 với các mạch, tiểu mạch nội dung được thể hiện qua các chủ đề gắn với giáo dục địa phương tỉnh Hà Tĩnh.
Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Hà Tĩnh tuân thủ chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về biên soạn tài liệu giáo dục địa phương tại các công văn: Công văn số 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/3/2019 về việc biên soạn và tổ chức nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông; Công văn số 3536-GDTH ngày 19/8/2019 về việc biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tổ chức thực hiện từ năm học 2020-2021.
Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Hà Tĩnh được xây dựng trên cơ sở kế thừa, kết nối với các môn học và hoạt động giáo dục khác như: Tiếng Việt, Ngữ văn, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, Lịch sử, Địa lí, Công nghệ, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hóa học, Âm nhạc, Mĩ thuật,... từ đó giúp học sinh vận dụng tích hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Hà Tĩnh được xây dựng trên cơ sở tích hợp các vấn đề cơ bản của tự nhiên, địa lí, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, an sinh xã hội, kinh tế - chính trị,... của địa phương.
Nội dung đảm bảo tính khoa học, đồng thời phải đảm bảo tính sư phạm, vừa sức, phù hợp với các đặc điểm tâm, sinh lý, trình độ phát triển nhận thức của học sinh, không gây quá tải, tránh trùng lặp với các môn học và các hoạt động giáo dục khác trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Nội dung giáo dục địa phương tích hợp nội dung bảo vệ môi trường, giáo dục giá trị nhân văn, gắn lý thuyết với thực hành, gắn nội dung giáo dục với thực tiễn.
Nội dung giáo dục địa phương lựa chọn những nội dung, chủ đề thiết thực đối với việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua phương pháp tổ chức các hoạt động học tập, hoạt động trải nghiệm, dự án học tập tích cực. Nội dung giáo dục gắn với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, lao động - sản xuất, văn hóa địa phương để đáp ứng mục tiêu xây dựng, phát triển của tỉnh trong tình hình mới.
Trong chương trình giáo dục hiện hành, nội dung giáo dục địa phương chủ yếu tập trung cung cấp các kiến thức cơ bản về văn học, lịch sử, địa lí, văn hóa, nghệ thuật địa phương. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế, nội dung giáo dục địa phương tỉnh Hà Tĩnh sẽ bổ sung các vấn đề về các ngành nghề, hoạt động lao động sản xuất, chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị của địa phương, chú trọng hình thành phẩm chất, năng lực cần thiết cho học sinh đáp ứng yêu cầu các ngành nghề lao động, nhu cầu của xã hội.
5. Tính mở, linh hoạt, dễ điều chỉnh
Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Hà Tĩnh được thiết kế thành các chủ đề, theo hướng mở, linh hoạt để có thể điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của các vùng khác nhau trong tỉnh; phù hợp với khả năng của giáo viên, trình độ của các nhóm đối tượng học sinh và thực tiễn dạy học ở nhà trường, song vẫn bảo đảm trình độ chung của giáo dục phổ thông trên cả nước.
Các cơ sở giáo dục và giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương thức, không gian, thời gian hoạt động phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình trên nguyên tắc bảo đảm mục tiêu giáo dục và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với mỗi lớp học, cấp học.
IV. MỤC TIÊU NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
Nội dung giáo dục địa phương được xây dựng nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... của tỉnh Hà Tĩnh. Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức bảo tồn những giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư các dân tộc, xây dựng văn hóa, kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển.
Đối với cấp Tiểu học, Nội dung giáo dục địa phương giúp học sinh bước đầu hình thành những kiến thức cơ bản về lịch sử của địa phương; truyền thống quê hương; lễ hội; nghệ thuật truyền thống; di tích lịch sử; danh nhân văn hóa; phong tục, tập quán; địa lí, dân cư; cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên; ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa phương. Cùng với đó hình thành những hiểu biết cơ bản về kinh tế, xã hội, chính sách an sinh xã hội; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng pháp luật, kỷ cương; bảo vệ môi trường tự nhiên, an toàn giao thông tại địa phương.
Đối với cấp THCS và THPT, nội dung giáo dục địa phương giúp học sinh tiếp tục phát triển, nâng cao kiến thức về các vấn đề sau:
- Văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương: Các loại hình nghệ thuật truyền thống; truyền thống quê hương; phong tục, tập quán địa phương; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng pháp luật, kỷ cương; danh nhân văn hóa; di tích lịch sử; lịch sử của địa phương.
- Về địa lí, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương: Địa lí tự nhiên; địa lí dân cư; địa lí kinh tế - xã hội; địa lí du lịch; thị trường lao động; các ngành nghề, làng nghề truyền thống; các ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
- Về chính trị - xã hội, môi trường của địa phương: Chính sách an sinh xã hội; các vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống; bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu.
2.1. Cấp Tiểu học
Mạch kiến thức | Tiểu mạch | Lớp 1 | Lớp 2 | Lớp 3 | Lớp 4 | Lớp 5 |
Văn hóa, lịch sử truyền thống | Lịch sử | Danh nhân văn hóa, lịch sử ở Hà Tĩnh | Nhân vật anh hùng trên quê hương Hà Tĩnh | Di tích lịch sử ở Hà Tĩnh | Dòng họ tiêu biểu ở Hà Tĩnh | Một số sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thế kỉ XX ở Hà Tĩnh |
Văn hóa | Hát ru ở Hà Tĩnh | Hò, vè lao động ở Hà Tĩnh | Giới thiệu về Ví, Giặm Nghệ Tĩnh | Nghệ thuật ca trù ở Hà Tĩnh | Đặc điểm tiếng nói của người Hà Tĩnh | |
Trò chơi dân gian ở Hà Tĩnh | Gia đình truyền thống ở Hà Tĩnh | Lễ hội truyền thống ở Hà Tĩnh | Thư viện trường học Phúc Giang ở làng Trường Lưu | Làng văn hóa tiêu biểu ở Hà Tĩnh | ||
Phong tục đón Tết cổ truyền ở Hà Tĩnh | Món ngon Hà Tĩnh | Nhà văn, nhà thơ tiêu biểu ở Hà Tĩnh | Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh và bức tranh “Chơi ô ăn quan” | Nghệ nhân dân gian ở Hà Tĩnh | ||
Địa lí, kinh tế, hướng nghiệp | Địa lí | Cảnh quan, (thiên nhiên) quê hương em | Danh lam thắng cảnh quê hương em | Thiên nhiên quê hương em | Dân cư ở Hà Tĩnh | Con người quê hương em |
Kinh tế, hướng nghiệp | Một số đặc sản ở Hà Tĩnh | Ngành nghề ở quê hương em | Một số ngành nghề tiêu biểu ở Hà Tĩnh | Làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh | Hoạt động kinh tế ở Hà Tĩnh | |
Chính trị - xã hội, môi trường | Chính trị - xã hội | Tham gia giúp đỡ các bạn vượt khó | Tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trật tự - an toàn xã hội | Tết yêu thương | Em tham gia hoạt động nhân đạo nơi em sống | Hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở Hà Tĩnh |
Môi trường | Môi trường xung quanh em | Bảo vệ môi trường xung quanh em và nơi công cộng | Phân loại rác thải sinh hoạt | Môi trường khu dân cư ở Hà Tĩnh | Ô nhiễm môi trường trong sản xuất ở Hà Tĩnh |
2.2. Cấp Trung học cơ sở
Mạch kiến thức | Tiểu mạch | Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 |
Lịch sử, văn hóa truyền thống | Lịch sử | Hà Tĩnh trong quá trình đấu tranh chống sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc | Sự hình thành và phát triển của Hà Tĩnh | Hà Tĩnh trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 - 1945 | Hà Tĩnh trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 - 1975) |
Văn hóa | Các bài hát hay về Hà Tĩnh | Ví, Giặm Nghệ Tĩnh | Họa sĩ Hà Tĩnh với mĩ thuật hiện đại Việt Nam | Âm nhạc dân gian ở Hà Tĩnh | |
Truyện kể địa danh Hà Tĩnh | Văn hóa ẩm thực Hà Tĩnh | Văn hóa các vùng miền Hà Tĩnh | Những công trình kiến trúc tiêu biểu ở Hà Tĩnh | ||
Phong tục truyền thống ở Hà Tĩnh | Các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu ở Hà Tĩnh | Âm nhạc trong nghi lễ và lễ hội truyền thống ở Hà Tĩnh | Nghệ thuật cổ truyền với đời sống đương đại ở Hà Tĩnh | ||
Địa lí, kinh tế, hướng nghiệp |
| Tự nhiên của Hà Tĩnh | Tài nguyên thiên nhiên ở Hà Tĩnh | Những vấn đề về dân số Hà Tĩnh | Kinh tế tỉnh Hà Tĩnh |
Phân hóa tự nhiên ở Hà Tĩnh | Phát triển kinh tế biển Hà Tĩnh | Đô thị hóa ở Hà Tĩnh | Phát triển kinh tế ở làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh | ||
Chính trị - xã hội, môi trường | Chính trị - xã hội | Mạng lưới giao thông ở Hà Tĩnh và những vấn đề về an toàn khi tham gia giao thông | Hoạt động Hội chữ thập đỏ ở Hà Tĩnh | Công tác an sinh xã hội ở Hà Tĩnh | Tuyên truyền truyền thống cách mạng của người Hà Tĩnh |
Môi trường | Bảo vệ môi trường tự nhiên ở Hà Tĩnh | Phòng chống thiên tai và cứu nạn ở Hà Tĩnh | Ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư và biện pháp giảm thiểu | Ô nhiễm môi trường trong các hoạt động kinh tế ở Hà Tĩnh và biện pháp giảm thiểu |
2.3. Cấp Trung học phổ thông
Mạch kiến thức | Tiểu mạch | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 |
Lịch sử, văn hóa truyền thống | Lịch sử | Cộng đồng các dân tộc ở Hà Tĩnh | Khảo cổ học ở Hà Tĩnh | Hà Tĩnh trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc |
Văn hóa | Giáo dục, khoa bảng ở Hà Tĩnh | Giáo dục Hà Tĩnh từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay | Truyền thống văn hóa, con người và quá trình hội nhập của Hà Tĩnh | |
Nghệ thuật nói lối ở Hà Tĩnh | Các tác phẩm tiêu biểu thời kỳ trung đại/hiện đại của Hà Tĩnh | Thành tựu văn học Hà Tĩnh | ||
Tín ngưỡng dân gian và các tôn giáo ở Hà Tĩnh | Các nhà văn hóa, chính trị của Hà Tĩnh/Danh nhân Hà Tĩnh. | Hà Tĩnh trong vùng văn hóa xứ Nghệ | ||
Địa lí, kinh tế, hướng nghiệp |
| Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở Hà Tĩnh | Lao động và việc làm ở Hà Tĩnh | Các ngành kinh tế mũi nhọn ở Hà Tĩnh |
Những thành tựu xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh | Đô thị hóa và chất lượng cuộc sống người dân Hà Tĩnh | Hội nhập và phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh | ||
Chính trị - xã hội, môi trường | Chính trị - xã hội | Chăm sóc gia đình người có công với cách mạng ở Hà Tĩnh | Dạy chữ cho trẻ em vùng khó khăn ở Hà Tĩnh | Tuyên truyền, phổ biến, Giáo dục pháp luật ở Hà Tĩnh |
Môi trường | Phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hận ở Hà Tĩnh | Ô nhiễm môi trường ở Hà Tĩnh và biện pháp giảm thiểu | Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở Hà Tĩnh |
3. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp
3.1. Lớp 1
STT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Danh nhân văn hóa, lịch sử ở Hà Tĩnh | - Kể được tên một số danh nhân văn hóa, lịch sử ở Hà Tĩnh; - Giới thiệu được với bạn bè, thầy cô về một danh nhân văn hóa, lịch sử ở Hà Tĩnh. - Nêu được đóng góp của một số danh nhân văn hóa, lịch sử ở Hà Tĩnh một cách đơn giản. |
2 | Hát ru ở Hà Tĩnh | - Kể được tên ít nhất một bài hát ru ở Hà Tĩnh; - Hát/đọc được ít nhất một bài hát ru ở Hà Tĩnh. - Chia sẻ được cảm nhận sau khi hát/đọc bài hát ru đó ở Hà Tĩnh. |
3 | Trò chơi dân gian ở Hà Tĩnh | - Kể được tên một số trò chơi dân gian ở Hà Tĩnh; - Nêu được cách chơi của ít nhất một trò chơi dân gian phổ biến ở Hà Tĩnh; - Tham gia được ít nhất một trò chơi dân gian ở Hà Tĩnh; - Chia sẻ được cảm nhận sau khi tham gia trò chơi. |
4 | Phong tục đón Tết cổ truyền ở Hà Tĩnh | - Kể được tên một số phong tục đón Tết cổ truyền của người dân Hà Tĩnh; - Giới thiệu được một phong tục đón Tết cổ truyền của Hà Tĩnh một cách đơn giản; - Chia sẻ được cảm xúc của cá nhân khi tham gia trải nghiệm một phong tục đón Tết cổ truyền ở Hà Tĩnh. |
5 | Cảnh quan quê hương em | - Giới thiệu được một số cảnh quan ở nơi sinh sống; - Mô tả được cảnh quan nông thôn và thành thị thông qua một số cảnh quan ở Hà Tĩnh; - Bày tỏ được sự yêu quý cảnh quan ở nơi sinh sống. |
6 | Một số đặc sản ở Hà Tĩnh | - Kể được tên một số đặc sản của Hà Tĩnh; - Giới thiệu được một cách đơn giản về một số hoạt động sản xuất hoặc tiêu thụ của một trong những đặc sản trên; - Quảng bá một đặc sản của Hà Tĩnh qua hình thức vẽ tranh/viết hoặc đọc một số câu ca dao,... |
7 | Tham gia giúp đỡ các bạn vượt khó | - Xác định được bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trường; - Lập được kế hoạch cá nhân thực hiện việc gây quỹ để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn; - Tham gia được một số hoạt động gây quỹ ủng hộ bạn có hoàn cảnh khó khăn. |
8 | Môi trường xung quanh em | - Giới thiệu được môi trường xung quanh em. - Nhận biết được môi trường sạch đẹp và chưa sạch đẹp. - Tuyên truyền và tham gia một số việc làm để bảo vệ môi trường nơi em sống. |
3.2. Lớp 2
STT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Nhân vật anh hùng trên quê hương Hà Tĩnh | - Kể được tên ít nhất một nhân vật anh hùng ở Hà Tĩnh; - Nêu được tóm tắt về chiến công của một nhân vật anh hùng đối với quê hương Hà Tĩnh; - Giới thiệu được với bạn bè, thầy cô về một số nhân vật anh hùng trên quê hương Hà Tĩnh. |
2 | Hò, vè lao động ở Hà Tĩnh | - Sưu tầm được một số bài hò, vè lao động ở Hà Tĩnh; - Gọi tên được các hoạt động lao động được thể hiện trong bài hò/vè lao động ở Hà Tĩnh; - Hò được ít nhất một câu trong bài hò/vè lao động ở Hà Tĩnh với các bạn cùng lớp. |
3 | Gia đình truyền thống ở Hà Tĩnh | - Nêu được các thành viên trong gia đình, quan hệ giữa các thành viên và cách xưng hô giữa các thành viên trong gia đình truyền thống ở Hà Tĩnh; - Kể được tên một số sinh hoạt trong gia đình truyền thống ở Hà Tĩnh; - Nêu được một số việc làm của bản thân thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ đối với các thành viên trong gia đình truyền thống ở Hà Tĩnh. |
4 | Món ngon Hà Tĩnh | - Kể được tên ít nhất một món ngon của Hà Tĩnh; - Nêu được nguyên liệu chính của một món ngon của Hà Tĩnh; - Chia sẻ được cảm nhận về món ngon của Hà Tĩnh; - Thực hành làm một món ngon của Hà Tĩnh; - Giới thiệu được về một món ngon ở địa phương. |
5 | Danh lam thắng cảnh quê hương em | - Kể tên và chỉ ra được (trên bản đồ/lược đồ) địa điểm cửa một số danh lam thắng cảnh ở Hà Tĩnh; - Giới thiệu được với bạn bè, người thân về một danh lam thắng cảnh của địa phương (cấp huyện hoặc xã); - Thực hiện được một số việc làm bảo vệ danh lam thắng cảnh ở địa phương. |
6 | Ngành nghề ở quê hương em | - Giới thiệu được một số ngành, nghề ở nơi sinh sống; - Kể được tên một số nghề truyền thống ở Hà Tĩnh; - Giới thiệu được một nghề truyền thống ở Hà Tĩnh. |
7 | Tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trật tự - an toàn xã hội | - Kể được tên một số hoạt động bảo vệ an ninh trật tự - an toàn xã hội ở địa phương; - Làm được một sản phẩm tuyên truyền cho hoạt động bảo vệ an ninh trật tự - an toàn xã hội ở địa phương. |
8 | Bảo vệ môi trường xung quanh em và nơi công cộng | - Nêu được hiện trạng môi trường xung quanh em và một số nơi công cộng (trường học, chợ, khu vui chơi,...); - Thực hiện được một số việc làm để bảo vệ môi trường xung quanh em và nơi công cộng; - Nhắc nhở được bạn bè, người thân bảo vệ môi trường xung quanh em và nơi công cộng. |
3.3. Lớp 3
STT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Di tích lịch sử ở Hà Tĩnh | - Kể được tên một số di tích lịch sử tiêu biểu ở Hà Tĩnh; - Mô tả được những nét cơ bản của một số di tích lịch sử tiêu biểu ở Hà Tĩnh; - Kể được ít nhất một câu chuyện liên quan đến một di tích lịch sử tiêu biểu ở Hà Tĩnh; - Làm được sản phẩm (tranh vẽ, poster) giới thiệu, quảng bá về di tích lịch sử ở Hà Tĩnh. |
2 | Giới thiệu về Ví, Giặm Nghệ Tĩnh | - Hát được một làn điệu dân ca Ví và Giặm đơn giản; - Mô tả được một số đặc điểm hát Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ở mức độ đơn giản: địa điểm, thời gian, người tham gia, nội dung; - Chia sẻ được cảm nhận cá nhân về giá trị của Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. |
3 | Lễ hội truyền thống ở Hà Tĩnh | - Kể được tên ít nhất một lễ hội truyền thống ở Hà Tĩnh; - Nêu được các hành động, việc làm thể hiện ứng xử văn hóa khi tham gia lễ hội; - Mô tả được một số hoạt động của một lễ hội ở địa phương. - Làm được một sản phẩm tuyên truyền, quảng bá cho lễ hội ở Hà Tĩnh. |
4 | Nhà văn, nhà thơ tiêu biểu ở Hà Tĩnh | - Kể được tên một số nhà văn, nhà thơ tiêu biểu ở Hà Tĩnh; - Giới thiệu được tác phẩm văn học đặc sắc của một nhà văn/nhà thơ tiêu biểu ở Hà Tĩnh; - Chia sẻ được cảm nhận của bản thân về một tác phẩm của nhà văn/nhà thơ tiêu biểu ở Hà Tĩnh. |
5 | Thiên nhiên quê hương em | - Chỉ ra được vị trí của địa phương trên bản đồ/lược đồ Việt Nam; - Mô tả được một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên ở huyện/thị trấn nơi em sống; - Thực hiện được một số việc làm bảo vệ thiên nhiên, môi trường ở huyện/xã (thị trấn) nơi em ở. |
6 | Một số ngành nghề tiêu biểu ở Hà Tĩnh | - Kể được tên một số ngành nghề tiêu biểu hiện nay ở Hà Tĩnh; - Kể được tên một số sản phẩm chính của các ngành nghề đó; - Giới thiệu được một ngành nghề em thích hoặc em biết; - Thể hiện được sự tôn trọng đối với các ngành nghề của quê hương em. |
7 | Tết yêu thương | - Kể được tên một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở nơi em sống; - Đề xuất được một số việc làm để giúp đỡ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn vào ngày Tết tại địa phương; - Lập được kế hoạch đơn giản để thực hiện việc làm để giúp đỡ cho các gia đinh có hoàn cảnh khó khăn vào ngày Tết tại địa phương; - Tham gia được một số hoạt động để giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn vào ngày Tết ở quê em phù hợp với bản thân. |
8 | Phân loại rác thải sinh hoạt | - Nêu được hiện trạng rác thải sinh hoạt ở địa phương thông qua hình ảnh, tranh vẽ,…; - Nêu được cách nhận biết và phân loại rác thải sinh hoạt; - Thực hiện được việc thu gom, phân loại và xử lí rác thải sinh hoạt ở gia đình; - Nhắc nhở được bạn bè có ý thức phân loại rác thải sinh hoạt ở trường và ở nhà. |
3.4. Lớp 4
STT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Dòng họ tiêu biểu ở Hà Tĩnh. | - Kể được tên của một số dòng họ tiêu biểu ở Hà Tĩnh (dòng họ hiếu học, võ tướng,...); - Nêu được những nét chính của một số dòng họ tiêu biểu ở Hà Tĩnh; - Giới thiệu được về một dòng họ tiêu biểu ở Hà Tĩnh. |
2 | Nghệ thuật ca trù ở Hà Tĩnh | - Kể được tên một số bài ca trù ở Hà Tĩnh; - Mô tả được đặc điểm, giá trị của nghệ thuật ca trù của Hà Tĩnh; - Nêu được vẻ đẹp của ca trù trong sinh hoạt văn hóa ở địa phương. |
3 | Thư viện trường học Phúc Giang ở làng Trường Lưu | - Giới thiệu được về lịch sử thư viện trường học Phúc Giang ở làng Trường Lưu; - Nêu được giá trị của mộc bản Phúc Giang; - Đề xuất được một số biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị của mộc bản Phúc Giang và phát huy truyền thống văn hóa của địa phương. |
4 | Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh và bức tranh lụa “Chơi ô ăn quan” | - Tìm hiểu được về họa sĩ Nguyễn Phan Chánh và tác phẩm “Chơi ô ăn quan” ở mức độ đơn giản; - Mô phỏng được một số hình ảnh trang phục, kết cấu của tác phẩm “Chơi ô ăn quan”; - Chia sẻ được cảm nhận về họa sĩ Nguyễn Phan Chánh. |
5 | Dân cư ở Hà Tĩnh | - Trình bày được một số đặc điểm dân số ở Hà Tĩnh; - Nhận xét được sự phân bố dân cư ở Hà Tĩnh theo các miền địa hình (miền núi, trung du, đồng bằng ven biển); - Giới thiệu được một số hình thức cư trú của người dân theo các miền địa hình ở Hà Tĩnh. |
6 | Làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh | - Xác định được vị trí của một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Hà Tĩnh; - Giới thiệu được về một số hoạt động sản xuất của một làng nghề truyền thống mà em biết một cách đơn giản; - Trình bày được vai trò của làng nghề truyền thống đối với địa phương; - Giới thiệu được một số việc làm để bảo vệ môi trường ở các làng nghề. |
7 | Em tham gia hoạt động nhân đạo nơi em sống (gia đình có người nhiễm chất độc màu da cam, người khuyết tật) | - Kể được tên một số hộ gia đình cần hỗ trợ nhân đạo ở địa phương; - Đề xuất được một số việc làm để giúp đỡ cho các gia đình cần hỗ trợ nhân đạo tại địa phương - Lập được kế hoạch thực hiện theo đề xuất; - Tham gia được một số hoạt động để giúp đỡ các gia đình cần hỗ trợ nhân đạo ở địa phương phù hợp với bản thân. |
8 | Môi trường khu dân cư ở Hà Tĩnh | - Giới thiệu được hiện trạng môi trường khu dân cư ở địa phương; - Nêu được một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường các khu dân cư ở địa phương; - Nêu được một số giải pháp bảo vệ môi trường ở các khu dân cư của địa phương; - Thực hiện được hành động giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường khu dân cư ở địa phương. |
3.5. Lớp 5
STT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Một số sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thế kỉ XX ở Hà Tĩnh | - Kể được tên một số sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thế kỉ XX ở Hà Tĩnh; - Nêu được ý nghĩa của sự kiện đó đối với lịch sử của Hà Tĩnh; - Sưu tầm được thông tin (tranh, ảnh, bài báo, câu chuyện) về những hoạt động liên quan đến một số sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thế kỉ XX ở Hà Tĩnh. |
2 | Đặc điểm tiếng nói của người Hà Tĩnh | - Nhận diện được một số đặc điểm tiếng nói của người Hà Tĩnh; - Phân biệt được cách sử dụng từ ngữ địa phương Hà Tĩnh và từ phổ thông; - Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp tiếng nói của người Hà Tĩnh trong hoàn cảnh giao tiếp/ trong tác phẩm văn chương; - Có ý thức gìn giữ, phát huy vẻ đẹp tiếng nói của người Hà Tĩnh. |
3 | Làng văn hóa tiêu biểu ở Hà Tĩnh | - Kể được tên một số làng văn hóa tiêu biểu ở Hà Tĩnh; - Nêu được đặc điểm của làng văn hóa tiêu biểu ở Hà Tĩnh; - Giới thiệu được một làng văn hóa tiêu biểu ở Hà Tĩnh. |
4 | Nghệ nhân dân gian ở Hà Tĩnh | - Kể được tên một số nghệ nhân dân gian ở Hà Tĩnh; - Nêu được một số tác phẩm của các nghệ nhân dân gian ở Hà Tĩnh; - Hát hoặc mô phỏng được một tiết mục biểu diễn của nghệ nhân dân gian ở Hà Tĩnh một cách đơn giản. |
5 | Con người quê hương em | - Nêu được những đức tính tốt đẹp của người Hà Tĩnh; - Thực hiện được hành động thể hiện sự tôn trọng và phát huy đức tính tốt đẹp của người Hà Tĩnh. |
6 | Hoạt động kinh tế ở Hà Tĩnh | - Kể được tên một số hoạt động kinh tế chính hoặc phổ biến ở Hà Tĩnh; - Nêu và mô tả được một số hoạt động kinh tế thông qua hình ảnh, tranh vẽ,...; - Nêu được một nghề cụ thể mà em muốn trải nghiệm và các công cụ phù hợp với nghề đó; - Thực hành trải nghiệm một nghề ở địa phương. |
7 | Hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở Hà Tĩnh | - Kể được tên một gia đình có công với cách mạng ở địa phương; - Đề xuất được một số việc làm để giúp đỡ cho các gia đình có công với cách mạng ở quê hương em; - Lập được kế hoạch thực hiện theo đề xuất; - Tham gia được một số hoạt động để giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng ở quê em phù hợp với bản thân. |
8 | Ô nhiễm môi trường trong sản xuất ở Hà Tĩnh | - Sưu tầm và giới thiệu được hiện trạng ô nhiễm môi trường trong một số hoạt động sản xuất ở Hà Tĩnh; - Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất ở Hà Tĩnh; - Nêu được một số biện pháp giải quyết ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất ở địa phương. |
3.6. Lớp 6
STT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Hà Tĩnh trong quá trình đấu tranh chống sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc | - Kể được tên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong quá trình đấu tranh chống sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc có sự tham gia của nhân dân Hà Tĩnh; - Trình bày được những đóng góp của nhân dân Hà Tĩnh trong quá trình đấu tranh chống sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc; - Nêu được ý nghĩa của phong trào đấu tranh chống sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc của nhân dân Hà Tĩnh. |
2 | Các bài hát hay về Hà Tĩnh | - Kể được tên một số bài hát hay về Hà Tĩnh; - Giới thiệu được một số bài hát hay về Hà Tĩnh; - Thực hành hát một bài hát hay về Hà Tĩnh; - Nêu được suy nghĩ và cảm xúc của bản thân về các bài hát hay viết về quê hương Hà Tĩnh. |
3 | Truyện kể địa danh Hà Tĩnh | - Kể lại được một truyện cổ liên quan đến địa danh ở Hà Tĩnh; - Thuyết minh được về vẻ đẹp, ý nghĩa của địa danh ở Hà Tĩnh; - Làm được sản phẩm giới thiệu về vẻ đẹp của địa danh Hà Tĩnh qua truyện cổ Hà Tĩnh (video ngắn/poster/ bản đồ địa danh Hà Tĩnh,...). |
4 | Phong tục truyền thống ở Hà Tĩnh | - Liệt kê được ít nhất hai phong tục truyền thống ở Hà Tĩnh; - Tìm hiểu được về một phong tục truyền thống tiêu biểu ở Hà Tĩnh; - Tham gia được các hoạt động bảo tồn, phát triển phong tục truyền thống tốt đẹp ở Hà Tĩnh. |
5 | Tự nhiên của Hà Tĩnh | - Xác định được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tỉnh Hà Tĩnh; - Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí đến tự nhiên, kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng của tỉnh; - Trình bày được đặc điểm cơ bản của địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai, sinh vật của tỉnh Hà Tĩnh; - Nhận xét được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu của tỉnh; - Nêu được ý nghĩa của đặc điểm tự nhiên đối với sản xuất và đời sống người dân ở Hà Tĩnh. |
6 | Phân hóa tự nhiên ở Hà Tĩnh | - Trình bày được sự phân hóa tự nhiên ở địa phương; - Mô tả được một số nét tiêu biểu về tự nhiên của hai vùng trung du miền núi và đồng bằng ven biển; - Nhận xét được những thuận lợi, khó khăn của từng miền địa hình đối với sản xuất và đời sống người dân địa phương. |
7 | Mạng lưới giao thông ở Hà Tĩnh và những vấn đề về an toàn khi tham gia giao thông | - Tìm hiểu được về mạng lưới giao thông ở Hà Tĩnh; - Nêu được một số quy định về an toàn giao thông phù hợp với thực tế giao thông tại địa phương; - Nêu được thực trạng tham gia giao thông của người dân tại địa phương; - Tham gia được trải nghiệm điều hành an toàn giao thông tại địa phương; - Nhắc nhở người thân, bạn bè có ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông. |
8 | Bảo vệ môi trường tự nhiên ở Hà Tĩnh | - Mô tả được hiện trạng môi trường nước, đất, không khí,... ở địa phương; - Đề xuất được một số giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa phương; - Tuyên truyền, vận động được người thân, bạn bè thực hiện các việc làm bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa phương. |
3.7. Lớp 7
STT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Sự hình thành và phát triển của Hà Tĩnh | - Nêu được sự hình thành của Hà Tĩnh; - Trình bày được quá trình phát triển của Hà Tĩnh qua các thời kì lịch sử; - Nêu được một số đóng góp, vai trò của Hà Tĩnh trong quá trình phát triển đất nước. |
2 | Ví, Giặm Nghệ Tĩnh | - Kể được tên một số làn điệu dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; - Nêu được cảm nhận của bản thân về lời ca, âm nhạc của một làn điệu dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh phổ biến; - Hát được ít nhất một làn điệu trong hệ thống làn điệu gốc của dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; - Đề xuất được ít nhất một biện pháp để bảo tồn, giữ gìn và phát triển dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ở Hà Tĩnh. |
3 | Văn hóa ẩm thực Hà Tĩnh | - Nêu được những nét đặc trưng tiêu biểu trong văn hóa ẩm thực của Hà Tĩnh; - Thuyết minh được về giá trị của văn hóa ẩm thực Hà Tĩnh; - Làm được sản phẩm để giới thiệu, tôn vinh những giá trị văn hóa ẩm thực đặc sắc của Hà Tĩnh: video/sổ tay ẩm thực /nhật kí ẩm thực,... |
4 | Nhà văn, nhà thơ tiêu biểu ở Hà Tĩnh | - Giới thiệu được những sáng tác nổi bật của các nhà thơ và nhà văn tiêu biểu ở Hà Tĩnh; - Nêu được giá trị trong tác phẩm của một số nhà thơ, nhà văn tiêu biểu ở Hà Tĩnh; - Làm được poster hoặc video giới thiệu thành tựu của một nhà thơ, nhà văn tiêu biểu ở Hà Tĩnh. |
5 | Tài nguyên thiên nhiên ở Hà Tĩnh | - Nêu được một số thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế ở địa phương; - Trình bày được hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Hà Tĩnh; - Đề xuất được một số giải pháp khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở địa phương. |
6 | Phát triển kinh tế biển Hà Tĩnh | - Kể được tên một số ngành kinh tế biển chủ yếu của Hà Tĩnh; - Nêu được vai trò của kinh tế biển đối với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; - Mô tả được hoạt động sản xuất của một số ngành kinh tế biển chủ yếu ở địa phương; - Đề xuất được một số giải pháp phát triển kinh tế biển ở địa phương. |
7 | Hoạt động của Hội chữ thập đỏ ở Hà Tĩnh | - Nêu được một số hoạt động của Hội chữ thập đỏ tại địa phương; - Tham gia được một số hoạt động của Hội chữ thập đỏ tại địa phương phù hợp với lứa tuổi; - Làm được một số sản phẩm để tuyên truyền về hoạt động của Hội chữ thập đỏ tại địa phương. |
8 | Phòng, chống thiên tai và cứu nạn ở Hà Tĩnh | - Nêu được một số thiên tai thường diễn ra ở địa phương; - Trình bày được một số tác động của thiên tai đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân ở địa phương; - Nêu được một số biện pháp phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở địa phương. |
3.8. Lớp 8
STT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Hà Tĩnh trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thời kì 1930 - 1945 | - Trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của Hà Tĩnh trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thời kì 1930 - 1945: Thành lập Đảng bộ Hà Tĩnh, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, Cách mạng tháng Tám ở Hà Tĩnh,... - Nêu và phân tích được vai trò của Hà Tĩnh trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thời kì 1930 - 1945. |
2 | Họa sĩ Hà Tĩnh với mĩ thuật hiện đại Việt Nam | - Nêu được tên của một số họa sĩ nổi tiếng người Hà Tĩnh và một số tác phẩm mĩ thuật của họ (như: Nguyễn Phan Chánh, Lê Huy Hòa, Trần Hữu Chất, Trần Khánh Chương, Lê Huy Quang, Phạm Sinh, Võ Tá Hùng, Nguyễn Thọ Tường); - Thực hành mô phỏng được một tác phẩm của một họa sĩ nổi tiếng người Hà Tĩnh; - Phân tích và đánh giá được về một tác phẩm của một họa sĩ người Hà Tĩnh trong bối cảnh mĩ thuật Việt Nam (như: Nguyễn Phan Chánh, Trần Khánh Chương, Lê Huy Quang, Phạm Sinh,...). |
3 | Văn hóa các vùng miền Hà Tĩnh | - Nhận diện được đặc điểm văn hóa các vùng miền ở Hà Tĩnh; - Phân tích được các yếu tố nổi trội trong văn hóa các vùng miền ở Hà Tĩnh; - Đề xuất được một số giải pháp giữ gìn và phát huy sự đa dạng trong văn hóa các vùng miền ở Hà Tĩnh. |
4 | Âm nhạc trong nghi lễ và lễ hội truyền thống ở Hà Tĩnh | - Trình bày được những đặc trưng tiêu biểu, môi trường thực hành, mục đích thực hành của các loại hình âm nhạc trong ít nhất hai nghi lễ, lễ hội ở Hà Tĩnh; - Phân biệt được đặc điểm, cơ cấu tổ chức của các loại dàn nhạc tham gia trong các loại hình âm nhạc nghi lễ, lễ hội ở Hà Tĩnh; - Nêu được cảm nhận về nét đặc sắc của ít nhất hai loại hình âm nhạc nghi lễ và lễ hội ở Hà Tĩnh; - Nhận xét được yếu tố tích cực và tiêu cực trong việc sử dụng âm nhạc phục vụ cho các nghi lễ, lễ hội hiện nay ở Hà Tĩnh. |
5 | Những vấn đề về dân số Hà Tĩnh | - Nêu được quy mô dân số của Hà Tĩnh; - Trình bày được cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính, theo lao động, trình độ văn hóa, theo các ngành kinh tế và các dân tộc; - Nêu được một số tác động của gia tăng dân số, cơ cấu dân số đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; - Nêu được một số đặc tính cơ bản của người dân Hà Tĩnh và khả năng đáp ứng thị trường lao động của người Hà Tĩnh. |
6 | Đô thị hóa ở Hà Tĩnh | - Trình bày được một số nét chính về quá trình đô thị hóa của Hà Tĩnh; - Nêu và nhận xét được đặc điểm đô thị hóa của tỉnh và so sánh với các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ và cả nước; - Xác định các đô thị chính của tỉnh trên bản đồ/lược đồ; - Phân tích được tác động của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của tỉnh; - Đề xuất được một số giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa ở Hà Tĩnh. |
7 | Công tác an sinh xã hội ở Hà Tĩnh | - Tìm hiểu được một số vấn đề cơ bản về bảo hiểm xã hội; - Tìm hiểu được một số nhu cầu chăm sóc y tế cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương; - Vận động được mọi người cùng tham gia đóng góp để chăm sóc y tế cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương (trợ cấp ốm đau, mua thuốc chữa bệnh,...); - Tham gia tuyên truyền để duy trì hoạt động chăm sóc y tế cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương. |
8 | Ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư và biện pháp giảm thiểu | - Trình bày được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư theo từng vùng miền của Hà Tĩnh; - Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư của địa phương; - Đề xuất được một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất ở địa phương; - Tuyên truyền, vận động được người thân, bạn bè thực hiện các việc làm để phòng chống ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư ở Hà Tĩnh. |
3.9. Lớp 9
STT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Hà Tĩnh trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 - 1975) | - Trình bày được một số nét chính về chính trị, kinh tế, xã hội của Hà Tĩnh trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 - 1975); - Trình bày được một số chiến công tiêu biểu của nhân dân Hà Tĩnh thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 - 1975); - Nêu và phân tích được vai trò của Hà Tĩnh trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975). |
2 | Âm nhạc dân gian ở Hà Tĩnh | - Trình bày được đặc điểm cơ bản của âm nhạc dân gian ở Hà Tĩnh; - Chia sẻ được cảm nhận về âm nhạc dân gian ở Hà Tĩnh; - Nêu được một số biện pháp để giữ gìn và phát huy giá trị của âm nhạc dân gian ở Hà Tĩnh. |
3 | Những công trình kiến trúc tiêu biểu ở Hà Tĩnh | - Nêu được tên một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở Hà Tĩnh; - Nhận xét được nét đặc trưng của một công trình kiến trúc tiêu biểu ở Hà Tĩnh về kiến trúc, vật liệu xây dựng, hoa văn trang trí,...; - Chia sẻ được về giá trị của công trình kiến trúc tiêu biểu ở Hà Tĩnh; - Đề xuất được phương án bảo tồn và phát huy giá trị của các công trình kiến trúc tiêu biểu ở Hà Tĩnh. |
4 | Nghệ thuật cổ truyền với đời sống đương đại ở Hà Tĩnh | - Đánh giá được vị trí, giá trị của một loại hình nghệ thuật cổ truyền (dân ca, múa, kiến trúc,...) trong đời sống ngày nay ở Hà Tĩnh; - Nêu được vai trò của các loại hình nghệ thuật cổ truyền trong việc khẳng định bản sắc văn hóa của Hà Tĩnh; - Phân tích được vai trò của bản sắc văn hóa trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở Hà Tĩnh, từ đó xác định được sự cần thiết phải bảo vệ, khai thác, phát huy các di sản âm nhạc cổ truyền của Hà Tĩnh; - Phân tích và đánh giá được những thuận lợi và khó khăn đối với việc bảo vệ và gìn giữ các di sản nghệ thuật cổ truyền ở Hà Tĩnh hiện nay. |
5 | Kinh tế tỉnh Hà Tĩnh | - Nêu được một số đặc điểm phát triển và phân bố kinh tế ở Hà Tĩnh; - Giới thiệu được một số mô hình kinh tế có hiệu quả ở địa phương; - Xác định được các Khu kinh tế; Khu công nghiệp; Cụm công nghiệp; Cửa khẩu quốc tế; Khu, điểm du lịch;... của địa phương trên bản đồ, lược đồ tỉnh Hà Tĩnh; - Nêu được một số thông tin về các ngành nghề chủ lực, xu hướng phát triển ngành nghề ở địa phương; - Xác định được một số nghề nghiệp phù hợp với sở thích, năng lực bản thân; lựa chọn được hướng phát triển phù hợp sau trung học cơ sở; - Lập kế hoạch và tổ chức được buổi trải nghiệm một nghề nghiệp ở địa phương. |
6 | Phát triển kinh tế làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh | - Xác định được vị trí của một số làng nghề truyền thống trên bản đồ/lược đồ tỉnh Hà Tĩnh; - Nêu được vai trò của làng nghề truyền thống trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; - Mô tả được hoạt động của một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở tỉnh; - Nhận xét được sự tiêu thụ sản phẩm và một số vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển của làng nghề truyền thống; - Đề xuất được một số giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo hướng bền vững. |
7 | Tuyên truyền truyền thống cách mạng của người Hà Tĩnh | - Nêu được truyền thống cách mạng của người Hà Tĩnh; - Lập và thực hiện được kế hoạch tuyên truyền về truyền thống cách mạng của người Hà Tĩnh; - Làm được một số sản phẩm tuyên truyền về truyền thống cách mạng của người Hà Tĩnh; - Nhắc nhở được mọi người tự hào về truyền thống cách mạng của người Hà Tĩnh. |
8 | Ô nhiễm môi trường trong các hoạt động kinh tế ở Hà Tĩnh và biện pháp giảm thiểu | - Giới thiệu được hiện trạng ô nhiễm môi trường trong các hoạt động kinh tế ở Hà Tĩnh; - Trình bày được một số nguồn gây ô nhiễm môi trường trong các hoạt động kinh tế ở Hà Tĩnh; - Đề xuất được một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động kinh tế ở địa phương. |
3.10. Lớp 10
STT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Cộng đồng các dân tộc ở Hà Tĩnh | - Kể được tên một số dân tộc trong cộng đồng người Hà Tĩnh; - Mô tả được một số nét về lịch sử và truyền thống văn hóa của một số dân tộc trong cộng đồng các dân tộc ở Hà Tĩnh; - Làm được sản phẩm (tranh vẽ, poster, sổ tay) giới thiệu, quảng bá về một dân tộc ở Hà Tĩnh. |
2 | Giáo dục, khoa bảng ở Hà Tĩnh | - Trình bày được những nét chính về giáo dục, khoa bảng ở Hà Tĩnh trong lịch sử; - Kể được tên những làng khoa bảng, dòng họ khoa bảng và nhà khoa bảng tiêu biểu ở Hà Tĩnh trong lịch sử; - Nêu được đóng góp của những làng khoa bảng, dòng họ khoa bảng và những nhà khoa bảng tiêu biểu đối với Hà Tĩnh và đối với tiến trình lịch sử của dân tộc; - Đánh giá được vị trí của Hà Tĩnh trong nền khoa bảng dân tộc thông qua việc so sánh thành tựu khoa bảng của Hà Tĩnh với một số địa phương khác. |
3 | Nghệ thuật nói lối ở Hà Tĩnh | - Giới thiệu được nghệ thuật nói lối của người Hà Tĩnh; - Phân tích được giá trị ngôn ngữ, văn học trong nghệ thuật nói lối của người Hà Tĩnh. |
4 | Tín ngưỡng dân gian và các tôn giáo ở Hà Tĩnh | - Miêu tả được diện mạo tín ngưỡng dân gian ở Hà Tĩnh; - Giới thiệu được giá trị tiêu biểu trong tín ngưỡng dân gian Hà Tĩnh; - Nêu được tên của các tôn giáo chủ yếu ở Hà Tĩnh; - Giới thiệu được một công trình kiến trúc tôn giáo ở Hà Tĩnh; - Làm được một sản phẩm (video, poster,...) để giới thiệu về tín ngưỡng dân gian ở Hà Tĩnh. |
5 | Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở Hà Tĩnh | - Phân tích được hiện trạng khai thác và sử dụng một số tài nguyên thiên nhiên ở tỉnh (tài nguyên đất, nước, sinh vật, khoáng sản, biển,...); - Trình bày và giải thích được sự suy giảm các loại tài nguyên thiên nhiên ở địa phương; - Đề xuất được một số giải pháp khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở địa phương. |
6 | Những thành tựu xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh | - Nêu được một số thành tựu xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh; - Phân tích được một thành tựu nổi bật trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh; - Tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới ở địa phương. |
7 | Chăm sóc gia đình người có công với cách mạng ở Hà Tĩnh | - Lập được danh sách gia đình người có công với cách mạng tại địa phương; - Vận động được mọi người cùng tham gia đóng góp để chăm sóc cho các gia đình người có công với cách mạng tại địa phương; - Tham gia tuyên truyền để duy trì hoạt động chăm sóc cho các gia đình người có công với cách mạng tại địa phương. |
8 | Phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Hà Tĩnh | - Nêu được một số thiên tai thường xảy ra ở Hà Tĩnh; - Mô tả được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu ở địa phương; - Trình bày được một số hậu quả của thiên tai đến đời sống và sản xuất ở Hà Tĩnh; - Đề xuất được một số giải pháp phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Hà Tĩnh; - Thiết kế được một sản phẩm tuyên truyền mọi người trong cộng đồng tham gia vào việc phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Hà Tĩnh. |
3.11. Lớp 11
STT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Khảo cổ học ở Hà Tĩnh | - Kể được tên một số di chỉ khảo cổ học tiêu biểu của Hà Tĩnh; - Trình bày được những nét chính của một số di chỉ khảo cổ học ở Hà Tĩnh; - Đề xuất được biện pháp bảo tồn và phát triển các di chỉ khảo cổ học ở Hà Tĩnh; - Làm được sản phẩm để giới thiệu về di chỉ khảo cổ học ở Hà Tĩnh. |
2 | Giáo dục Hà Tĩnh từ sau cách mạng tháng Tám đến nay | - Trình bày được những nét chính về giáo dục ở Hà Tĩnh từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay; - Nêu được những thành tựu của giáo dục Hà Tĩnh từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay; - Kể được tên những nhân vật tiêu biểu trong lĩnh vực giáo dục ở Hà Tĩnh từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay; - Phân tích được những đóng góp của giáo dục Hà Tĩnh từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay đối với quê hương Hà Tĩnh và đất nước. |
3 | Các tác phẩm văn học tiêu biểu thời kỳ trung đại/hiện đại của Hà Tĩnh | - Giới thiệu được các tác phẩm văn học tiêu biểu thời kỳ trung đại/hiện đại của Hà Tĩnh; - Mô tả được các thành tựu cơ bản của văn học Hà Tĩnh thời kỳ trung đại/hiện đại; - Phân tích được một tác phẩm văn học tiêu biểu thời kỳ trung đại/hiện đại của Hà Tĩnh; - Tìm hiểu được nét đẹp quê hương và con người Hà Tĩnh qua tác phẩm văn học thời kỳ trung đại/hiện đại. |
4 | Các nhà văn hóa, chính trị của Hà Tĩnh hoặc Danh nhân Hà Tĩnh | Các nhà văn hóa, chính trị của Hà Tĩnh - Kể được tên ít nhất 3 nhà văn hóa, chính trị của Hà Tĩnh; - Tìm hiểu được về một nhà văn hóa chính trị tiêu biểu của Hà Tĩnh; - Chia sẻ được cảm nhận của bản thân về một nhân vật, Danh nhân Hà Tĩnh - Nêu được tên một số nhân vật tiêu biểu của Hà Tĩnh trong các lĩnh vực: chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, văn học, giáo dục,... - Trình bày được những đóng góp và vai trò của những nhân vật tiêu biểu của Hà Tĩnh đối với quê hương Hà Tĩnh và đối với lịch sử dân tộc; - Giải thích được lí do có thể coi Hà Tĩnh là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”; - Liên hệ được tên tuổi của các nhân vật gắn với tên đường phố/trường học/bệnh viện/thư viện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung. |
5 | Lao động và việc làm ở Hà Tĩnh | - Phân tích được một số đặc điểm về nguồn lao động của tỉnh Hà Tĩnh (quy mô, cơ cấu, trình độ chuyên môn,...); - Trình bày được thực trạng lao động và việc làm của tỉnh. - Đề xuất được một số giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động ở Hà Tĩnh; - Nêu được thị trường lao động, yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất và năng lực của người lao động và khả năng đáp ứng của lao động ở Hà Tĩnh; - Lập được kế hoạch chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai dựa trên các yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người lao động và sở thích, năng lực của cá nhân. |
6 | Đô thị hóa và chất lượng cuộc sống người dân Hà Tĩnh | - Phân tích được đặc điểm đô thị hóa ở Hà Tĩnh và tác động của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh; - Nhận xét được chất lượng cuộc sống người dân qua một số chỉ tiêu: thu nhập bình quân đầu người, nhà ở, y tế, giáo dục, nước sạch và vệ sinh,... của tỉnh Hà Tĩnh, và phân theo vùng miền; - Trình bày được thực trạng nghèo và phân tích được một số nguyên nhân nghèo ở Hà Tĩnh; - Đề xuất được một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Hà Tĩnh. |
7 | Dạy chữ cho trẻ em vùng khó khăn ở Hà Tĩnh | - Tìm hiểu được về thực trạng dạy chữ cho trẻ em vùng khó khăn tại Hà Tĩnh; - Xác định được một số em gặp khó khăn trong việc học tập cần được giúp đỡ tại địa phương; - Lập và thực hiện được kế hoạch dạy chữ cho trẻ em gặp khó khăn trong việc học tập cần được giúp đỡ tại địa phương; - Vận động được mọi người cùng tham gia giúp đỡ các em gặp khó khăn trong việc học tập. |
8 | Ô nhiễm môi trường ở Hà Tĩnh và biện pháp giảm thiểu | - Nêu được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở Hà Tĩnh; - Giải thích được một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở Hà Tĩnh; - Phân tích được một số hậu quả của ô nhiễm môi trường đến đời sống và sản xuất của người dân ở Hà Tĩnh; - Đề xuất được một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường ở Hà Tĩnh; - Xây dựng và thực hiện được kế hoạch tuyên truyền, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường ở Hà Tĩnh. |
3.12. Lớp 12
STT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Hà Tĩnh trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc | - Nêu được một số cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Hà Tĩnh trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc; - Giải thích được nguyên nhân thất bại/thắng lợi và một số bài học kinh nghiệm chủ yếu từ thực tiễn đấu tranh chống ngoại xâm ở địa phương; - Đánh giá được vị trí, vai trò của Hà Tĩnh trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc; - Giới thiệu được truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của người Hà Tĩnh qua các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong lịch sử dân tộc. |
2 | Truyền thống văn hóa, con người và quá trình hội nhập của Hà Tĩnh | - Trình bày được những truyền thống tốt đẹp của Hà Tĩnh trong lịch sử: truyền thống hiếu học, truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, tinh thần anh dũng, bất khuất,...; - Trình bày được những thuận lợi và khó khăn của Hà Tĩnh trong trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; - Nêu được một số thành tựu của Hà Tĩnh trong tiến trình đổi mới, hội nhập với kinh tế đất nước và quốc tế; - Đề xuất được một số giải pháp phù hợp với Hà Tĩnh nhằm thúc đẩy sự hợp tác bền vững với các nhà đầu tư; - Thực hiện được hành động đúng để phát huy các truyền thống tốt đẹp của Hà Tĩnh trong lịch sử. |
3 | Thành tựu văn học Hà Tĩnh | - Hệ thống hóa được các tác phẩm, thể loại, giai đoạn văn học ở Hà Tĩnh; - Đánh giá được thành tựu, giá trị của văn học Hà Tĩnh; - Đề xuất được các biện pháp giới thiệu, bảo tồn văn học Hà Tĩnh; - Tham gia được vào phong trào sáng tác văn học tại Hà Tĩnh. |
4 | Hà Tĩnh trong vùng văn hóa xứ Nghệ | - Nhận diện được các giá trị, đặc điểm văn hóa Hà Tĩnh trong vùng văn hóa xứ Nghệ: giá trị văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất,...; - Thuyết trình, giới thiệu được về bản sắc văn hóa, con người Hà Tĩnh trong bối cảnh văn hóa xứ Nghệ (bằng poster, video, fanpage...); - Làm từ điển đơn giản giới thiệu về văn hóa Hà Tĩnh. |
5 | Các ngành kinh tế mũi nhọn ở Hà Tĩnh | - Phân tích được một số lợi thế trong phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của Hà Tĩnh; - Phân tích được đặc điểm phát triển và phân bố của một số ngành kinh tế mũi nhọn ở Hà Tĩnh (trồng cây ăn quả, thủy sản; công nghiệp thép, điện; du lịch, kinh tế biển;...); - Nêu được một số định hướng và giải pháp phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phương; - Viết được một báo cáo ngắn về một ngành kinh tế của tỉnh. |
6 | Hội nhập và phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh | - Trình bày được thực trạng hội nhập kinh tế của Hà Tĩnh (xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, phát triển các khu kinh tế,...); - Phân tích được cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh; - Trình bày được một số định hướng phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn tới; - Lựa chọn được ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân và nhu cầu của địa phương; - Lập được dự án và tổ chức thực hành 01 nghề nghiệp ở địa phương. |
7 | Tuyên truyền, phổ biến Giáo dục pháp luật ở Hà Tĩnh | - Khảo sát được thực trạng hiểu biết pháp luật của công dân tại địa phương (Luật Trẻ em, Luật giao thông, Luật lao động); - Lập được kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Giáo dục pháp luật tại địa phương; - Tham gia được vào hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật tại địa phương bằng một số việc làm cụ thể. |
8 | Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở Hà Tĩnh | - Trình bày được sự cần thiết về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở địa phương; - Phân tích được một số vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh ở Hà Tĩnh; - Giới thiệu được một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở địa phương. |
Nội dung giáo dục địa phương vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học tích cực nhằm phát huy tối đa tính tự giác, tích cực, sáng tạo của học sinh.
Tăng cường hoạt động thực hành, ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống địa phương.
Được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học tối thiểu, đồ dùng học tập và công cụ máy móc lao động sản xuất tại địa phương. Đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hóa của kỹ thuật số.
Được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường, đặc biệt gắn với môi trường, cuộc sống, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,... ở địa phương.
Kết hợp hài hòa hoạt động cá nhân, nhóm, lớp, trường. Tuy nhiên, dù làm việc độc lập, theo nhóm hay theo đơn vị lớp, mỗi học sinh đều phải được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.
Một số phương pháp và hình thức tổ chức chủ yếu:
- Tổ chức chủ đề trải nghiệm
- Tổ chức chủ đề theo dự án học tập
- Tổ chức chủ đề theo mô hình STEM
Mục đích đánh giá: Nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và sự tiến bộ của học sinh, để nhà giáo dục làm căn cứ điều chỉnh các hoạt động giáo dục, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục theo yêu cầu của địa phương và Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Nội dung đánh giá: Là các biểu hiện của phẩm chất và năng lực chung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và các năng lực được xác định của nội dung giáo dục địa phương: năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực thích ứng với cuộc sống và môi trường, năng lực hướng nghiệp, năng lực giải quyết các vấn đề (của địa phương) được cụ thể hóa trong yêu cầu cần đạt của chương trình.
Căn cứ đánh giá: Đánh giá dựa trên quá trình tham gia các hoạt động, dự án... của học sinh và các sản phẩm (số lượng, chất lượng sản phẩm) học sinh cần làm được theo quy định của chương trình.
Hình thức đánh giá: Sử dụng các hình thức: Tự đánh giá, Đánh giá đồng đẳng (HS - HS), đánh giá của giáo viên, đánh giá của gia đình, cộng đồng.
Tổng hợp và sử dụng kết quả đánh giá: Tổng hợp kết quả đánh giá là sự ghi nhận cả quá trình và đánh giá định kì về sự phát triển phẩm chất và năng lực. Kết quả đánh giá được ghi trong hồ sơ học tập của học sinh.
VII. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Hà Tĩnh ở mỗi lớp được coi như sách giáo khoa về giáo dục địa phương dành cho học sinh và sách giáo khoa này sẽ tuân thủ theo những quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
Nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm (trong sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động theo chủ đề và câu lạc bộ) và có thể sử dụng trong dạy học các môn học khác.
Trong tài liệu có gợi ý học sinh liên hệ với: một số nội dung của địa phương cấp tỉnh, thành phố; một số nội dung của đơn vị cấp huyện; một số nội dung đơn vị cấp xã. Nội dung giáo dục địa phương được tích hợp vào Hoạt động trải nghiệm và trong dạy học các môn học khác được hiểu là với các nhà trường thuộc một đơn vị cấp xã nào đó sẽ lựa chọn một số nội dung của tỉnh, một số nội dung của huyện và nội dung của xã để tích hợp vào tổ chức Hoạt động trải nghiệm và dạy học các môn học khác góp phần phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi cho học sinh.
Nội dung giáo dục địa phương cấp tiểu học tích hợp trong dạy học các môn học
Môn Tiếng Việt: Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn miêu tả những sự vật, hiện tượng quen thuộc; giới thiệu về những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống của học sinh, nêu ý kiến về một vấn đề đơn giản trong đời sống hằng ngày ở địa phương.
Môn Đạo đức: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hiện tượng và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội,.... ở địa phương.
Môn Tự nhiên và Xã hội: Hướng dẫn học sinh có thể tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, cộng đồng,... ở địa phương.
Môn Toán: Hướng dẫn học sinh thực hành đếm, nhận biết số, tính toán, đo lường, thu thập, phân loại, sắp xếp số liệu thống kê, giải quyết vấn đề trong một số tình huống thực tiễn hằng ngày tại địa phương.
Môn Giáo dục thể chất: Hướng dẫn học sinh tập luyện môn thể thao và chơi các trò chơi vận động truyền thống của địa phương.
Môn Nghệ thuật: Hướng dẫn học sinh sưu tầm và hát các bài, câu hát, khúc hát đồng dao hoặc cổ truyền của địa phương. Sưu tầm các tranh dân gian, cổ truyền ở địa phương.
Đối với các môn Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ cùng các môn học khác: Hướng dẫn học sinh biết liên hệ được khi học đến các chủ đề, chủ điểm hoặc các vấn đề trong môn học có liên quan đến địa phương.
Ở cấp THCS và THPT, nội dung giáo dục địa phương tỉnh Hà Tĩnh là một môn học độc lập, được tổ chức dưới hình thức chuyên đề với tổng thời lượng là 35 tiết/năm học./.
- 1 Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2020 về biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện nội dung Giáo dục địa phương do tỉnh Thái Bình ban hành
- 2 Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2020 về điều chỉnh Kế hoạch 92/KH-UBND về tổ chức biên soạn và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3 Quyết định 610/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Chương trình giáo dục địa phương tỉnh Quảng Bình trong Chương trình giáo dục phổ thông mới
- 4 Kế hoạch 274/KH-UBND năm 2019 về tổ chức biên soạn và thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 5 Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2019 về biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện nội dung tài liệu giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 6 Công văn 3536/BGDĐT-GDTH năm 2019 về biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tổ chức thực hiện từ năm học 2020-2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7 Luật giáo dục 2019
- 8 Công văn 344/BGDĐT-GDTrH năm 2019 hướng dẫn triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10 Nghị quyết 96/2018/NQ-HĐND về phát triển giáo dục mầm non và phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo
- 11 Quyết định 522/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Quyết định 622/QĐ-TTg năm 2017 Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Luật trẻ em 2016
- 14 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 15 Quyết định 404/QĐ-TTg năm 2015 về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16 Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Quốc hội ban hành
- 17 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 18 Hướng dẫn 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 19 Bộ Luật lao động 2012
- 20 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 1 Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2020 về biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện nội dung Giáo dục địa phương do tỉnh Thái Bình ban hành
- 2 Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2020 về điều chỉnh Kế hoạch 92/KH-UBND về tổ chức biên soạn và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3 Quyết định 610/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Chương trình giáo dục địa phương tỉnh Quảng Bình trong Chương trình giáo dục phổ thông mới
- 4 Kế hoạch 274/KH-UBND năm 2019 về tổ chức biên soạn và thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 5 Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2019 về biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện nội dung tài liệu giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông do tỉnh Tuyên Quang ban hành