BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3536/BGDĐT-GDTH | Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2019 |
Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo
Để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (CTGDPT 2018), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học và tổ chức triển khai thực hiện nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học trong CTGDPT 2018 và tổ chức thực hiện từ năm học 2020 - 2021 như sau:
1. Định hướng về nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học
a) Theo CTGDPT 2018, nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học gồm một số vấn đề cơ bản về:
- Lịch sử hình thành và phát triển, truyền thống quê hương; lễ hội, nghệ thuật truyền thống, di tích lịch sử, danh nhân văn hóa; phong tục, tập quán địa phương.
- Địa lý, dân cư; cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên; ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa phương.
- Một số nội dung về kinh tế, xã hội, chính sách an sinh xã hội; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỉ cương, pháp luật; bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương.
b) Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm. Nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học còn được tích hợp hoặc sử dụng trong dạy học các môn học ở từng lớp gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước; các hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, từ thiện vì cộng đồng tại địa phương; các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh... góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học.
c) Nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Cụ thể hóa mục tiêu của CTGDPT 2018 đảm bảo yêu cầu cần đạt đối với nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm và trong dạy học các môn học (Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Toán, Lịch sử và Địa lý...) ở từng lớp cấp tiểu học.
- Giúp giáo viên tiểu học có tư liệu chính xác, phù hợp; vận dụng được các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng tích hợp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; giúp học sinh thêm cơ hội trải nghiệm và có thể vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn tại địa phương; phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học, tùy điều kiện từng địa phương, được sưu tầm, biên soạn đảm bảo phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học; đảm bảo chính xác và yêu cầu của xuất bản phẩm tham khảo; được sử dụng và quản lý theo quy định tại Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 07/7/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT Quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
2. Tổ chức biên soạn và triển khai thực hiện nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học
a) Để thực hiện biên soạn, thẩm định, phê duyệt tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học, sở GDĐT thực hiện một số nội dung sau:
- Xây dựng kế hoạch, tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, thẩm định, chỉnh sửa tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bố trí ngân sách của địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để biên soạn, thẩm định, chỉnh sửa, phê duyệt tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học theo quy định hiện hành.
- Nghiên cứu, sưu tầm, lựa chọn nội dung, tổ chức biên soạn tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học (có nội dung giáo dục của huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; của xã/phường/thị trấn gắn với cuộc sống hàng ngày của học sinh trên địa bàn) đảm bảo nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình Hoạt động trải nghiệm và được tích hợp trong dạy học các môn học trong CTGDPT 2018, phù hợp từng lứa tuổi học sinh tiểu học và đặc điểm vùng miền, điều kiện địa phương.
- Tổ chức thẩm định tài liệu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học và báo cáo Bộ GDĐT về tài liệu đã được phê duyệt.
b) Sở GDĐT tổ chức triển khai thực hiện nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học trong CTGDPT 2018 từ năm học 2020-2021 như sau:
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiểu học xây dựng kế hoạch triển khai (trong kế hoạch của nhà trường) và tổ chức thực hiện tích hợp nội dung giáo dục của địa phương trong Hoạt động trải nghiệm và dạy học các môn học theo hướng tăng cường rèn luyện cho học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn tại địa phương, góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tiểu học triển khai thực hiện tích hợp nội dung giáo dục của địa phương trong Hoạt động trải nghiệm và dạy học các môn học ở tiểu học.
- Hằng năm, tổ chức cập nhật, điều chỉnh nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học (nếu cần thiết) cho phù hợp.
Bộ GDĐT đề nghị các sở GDĐT triển khai nghiêm túc công tác biên soạn, thẩm định và tổ chức triển khai thực hiện nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học trong CTGDPT 2018, báo cáo những vướng mắc trong quá trình thực hiện, hàng năm báo cáo việc triển khai thực hiện nội dung giáo dục của địa phương (khi kết thúc năm học) về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Tiểu học) để theo dõi, chỉ đạo thực hiện và có biện pháp giải quyết kịp thời.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 1201/BGDĐT-GDTrH năm 2020 về bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Quyết định 4507/QĐ-BGDĐT năm 2019 về phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4 Thông tư 18/2019/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5 Công văn 3535/BGDĐT-GDTH năm 2019 về hướng dẫn thực hiện nội dung Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2020-2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7 Thông tư 21/2014/TT-BGDĐT về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1 Công văn 1106/BGDĐT-GDTrH năm 2019 về biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Thông tư 18/2019/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4 Quyết định 4507/QĐ-BGDĐT năm 2019 về phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5 Công văn 3535/BGDĐT-GDTH năm 2019 về hướng dẫn thực hiện nội dung Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2020-2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6 Công văn 1201/BGDĐT-GDTrH năm 2020 về bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7 Công văn 3977/BGDĐT-GDTH năm 2020 về tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8 Thông báo 1391/TB-BGDĐT năm 2020 về tổ chức thẩm định đợt 2 sách giáo khoa lớp 2 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành