ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2903/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 20 tháng 08 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 2518/TTr-SNN ngày 07/8/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt Đề án Phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trong nông hộ tỉnh Bình Định với các nội dung chủ yếu như sau:
1.1. Mục tiêu tổng quát:
- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò thịt có năng suất, chất lượng cao, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành hàng bò thịt của tỉnh; xây dựng vùng chăn nuôi bò thịt chất lượng cao làm cơ sở xây dựng thương hiệu bò thịt và thịt bò tỉnh Bình Định;
- Phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, tăng thu nhập cho nông dân.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Quy mô đàn bò: Tổng đàn bò năm 2015 đạt 260.000 con; năm 2020 đạt 520.000 con, trong đó: Đàn bò nuôi trong nông hộ: 320.000 con, đàn bò nuôi trong các doanh nghiệp: 200.000 con.
- Chất lượng đàn bò:
+ Năm 2015, tỷ lệ bò lai chiếm 78,5 % tổng đàn; tỷ lệ bò thịt chất lượng cao năm 2016 chiếm 5,9% tổng đàn bò lai.
+ Năm 2020: Tỷ lệ bò lai và bò ngoại thuần 93,8% tổng đàn; tỷ lệ bò lai/tổng đàn bò nuôi trong nông hộ chiếm 90% và tỷ lệ bò thịt chất lượng cao chiếm 16,3% tổng đàn bò lai.
- Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng năm 2015 đạt 31.849 tấn; sản lượng thịt bò chất lượng cao năm 2016 đạt 2.160 tấn chiếm 6,78%; năm 2020 đạt 48.405 tấn; trong đó, sản lượng thịt bò chất lượng cao đạt 7.520 tấn chiếm 15,53%.
2.1. Lai tạo giống bò thịt chất lượng cao:
Sử dụng tinh đông lạnh (nhập ngoại) các giống bò thịt chất lượng cao: Red Angus, Blanc Bleu Belge (BBB) phối giống nhân tạo với bò cái lai Zebu (tỷ lệ máu lai ≥ 75%), tạo bê lai hướng thịt chất lượng cao để nuôi thịt (sử dụng tinh bò nhập ngoại).
- Tổng số bò cái phối giống có chửa bằng tinh bò thịt chất lượng cao từ năm 2015 - 2020: 110.500 con
Trong đó: + Phối giống bằng tinh bò Red Angus: 54.050 con
+ Phối giống bằng tinh bò BBB: 56.450 con.
(Có Phụ lục 1: Kế hoạch phối giống bò thịt chất lượng cao giai đoạn 2015 - 2020 kèm theo).
- Địa điểm triển khai:
+ Vùng phối giống tập trung: 17 xã, gồm: Phước Hưng, Phước Quang, Phước Hòa, Phước Hiệp (huyện Tuy Phước); xã Nhơn Khánh, Nhơn Mỹ, Nhơn Hậu, Nhơn An, Nhơn Lộc, Nhơn Phúc, phường Bình Định, Nhơn Hưng (thị xã An Nhơn); xã Tây An, Tây Vinh, Tây Bình, Bình Hòa, Bình Thành (huyện Tây Sơn).
+ Vùng phối giống bổ sung: Gồm các xã: Cát Trình, Cát Hanh, Cát Tài (huyện Phù Cát); xã Mỹ Châu, Mỹ Lộc, Mỹ Lợi (huyện Phù Mỹ); xã Hoài Xuân, Hoài Tân, Hoài Hương (huyện Hoài Nhơn); xã Ân Thạnh, Ân Đức, Ân Phong (huyện Hoài Ân); An Hòa (huyện An Lão); xã Canh Vinh (huyện Vân Canh); phường Bùi Thị Xuân (Tp. Quy Nhơn).
2.2. Lai tạo bò Zebu và bò Drought master:
Sử dụng tinh đông lạnh bò Zebu lai cải tạo đàn bò địa phương (bò nội), lai cấp tiến bò lai Zebu, để nâng cao tỷ lệ máu lai, tạo đàn cái lai làm nền cho lai tạo bò thịt chất lượng cao. Sử dụng tinh đông lạnh bò Drought Master phối giống nhân tạo với bò cái nền lai có máu Zebu ≥ 75%, để sản xuất bò lai F1 Drought master nuôi thịt và chọn con cái tốt làm giống (Sử dụng tinh đông lạnh sản xuất trong nước).
- Tổng số bò cái phối giống có chửa bằng tinh bò Zebu và bò Drought master giai đoạn từ 2015 - 2020 là 192.500 con.
- Địa điểm triển khai: 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
(Có phụ lục 2: Kế hoạch phối giống bò Zebu và bò Drought master giai đoạn từ 2015 - 2020 kèm theo).
2.3. Đầu tư, nâng cấp hệ thống thụ tinh nhân tạo bò:
- Đầu tư trang bị bình chứa ni tơ bảo quản tinh (Dung tích 30-35 lít, xuất xứ Châu Âu).
Số lượng bình trang bị: 29 cái (năm 2005: 4 cái; từ năm 2016 - 2020 mỗi năm trang bị 5 cái).
- Đầu tư trang bị bình công tác (Dung tích 3-3,7 lít, xuất xứ Châu Âu).
Số lượng bình trang bị: 56 cái (năm 2015: 6 cái, từ năm 2016 - 2020 mỗi năm trang bị 10 cái).
2.4. Đào tạo, tập huấn:
- Đào tạo mới dẫn tinh viên thụ tinh nhân tạo bò cho các địa phương: Tổng số 40 người (Tổ chức 02 lớp, mỗi lớp 20 người, thời gian đào tạo: 30 ngày/lớp).
- Thời gian thực hiện: Năm 2015 và 2017 (mỗi năm tổ chức 01 lớp)
2.5. Xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao gắn với trồng cỏ và chế biến, bảo quản phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò
- Tổng số mô hình trình diễn: 70 mô hình với 560 con bò thịt, 28 ha cỏ trồng và 70 hố ủ thức ăn thô xanh.
- Quy mô của 01 mô hình (01 hộ): Nuôi từ 5 - 10 con bò (từ 6 đến 18 tháng tuổi), trồng 4.000 m2 (0,4 ha) cỏ, và 01 hố ủ thức ăn thô xanh.
- Thời gian triển khai: 3 năm, từ 2016 - 2018.
- Địa điểm triển khai: Tại các xã triển khai lai tạo giống bò thịt chất lượng cao.
2.6. Xây dựng thương hiệu bò thịt và thịt bò chất lượng cao Bình Định
- Xây dựng thương hiệu bò thịt và thịt bò chất lượng cao trên 2 giống bò: Red Angus và BBB.
- Phạm vi:
+ Bước 1: Xây dựng thương hiệu bò thịt và thịt bò chất lượng cao tại vùng chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tập trung của 17 xã, phường thuộc các huyện Tuy Phước, Tây Sơn và thị xã An Nhơn.
+ Bước 2: Xây dựng thương hiệu bò thịt và thịt bò chất lượng cao trên phạm vi toàn tỉnh Bình Định.
2.7. Xây dựng chợ bò
- Quy mô: 02 chợ bò có diện tích 5.000 - 10.000 m2/chợ
- Thời gian và địa điểm xây dựng chợ bò: Năm 2017 xây dựng 01 chợ bò tại xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn. Khảo sát địa điểm và xây dựng chợ bò thứ 2 vào năm 2018.
3.1. Giải pháp về quy hoạch:
Triển khai thực hiện theo Quy hoạch phát triển chăn nuôi Bình Định đến năm 2020.
3.2. Giải pháp về khoa học và công nghệ
a. Giống và công tác giống:
- Sử dụng tinh các giống bò thịt chất lượng cao: Red Angus, BBB phối giống nhân tạo trên nền bò cái lai từ F2 Zebu trở lên tạo bê lai hướng thịt chất lượng cao để nuôi thịt. Đây là giải pháp lai kinh tế bò thịt nằm nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò thịt, nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi bò thịt tại Bình Định.
- Tiếp tục thực hiện việc cải tạo nâng cao tầm vóc giống bò địa phương bằng việc sử dụng tinh bò Zebu phối giống nhân tạo cho đàn bò cái nội; đồng thời thực hiện lai cấp tiến bò Zebu để tạo đàn bò lai Zebu có tỷ lệ máu lai từ 75 % trở lên. Đây cũng là giải pháp tạo đàn bò cái nền cho việc lai tạo bò thịt chất lượng cao.
- Sử dụng tinh bò Droughtmaster phối giống nhân tạo cho bò cái nền lai Zebu (≥75 % máu Zebu) tại địa phương tạo bò lai F2 Droughtmaster dùng nuôi thịt và chọn bò cái tốt để làm giống sinh sản.
b. Giải pháp thức ăn và nuôi dưỡng:
- Chủ động tạo ra nguồn thức ăn thô xanh cho đàn bò đủ về số lượng và chất lượng bằng việc phát triển trồng các giống cỏ mới năng suất, chất lượng cao; đồng thời tận thu nguồn phụ phẩm nông nghiệp như: Rơm rạ, thân cây ngô sau khi thu hoạch bắp, ngọn lá mía, thân lá mì, dây đậu phụng…dự trữ làm thức ăn cho bò.
- Áp dụng công nghệ chế biến, bảo quản thức ăn thô xanh (cỏ, cây ngô thu hoạch non và phụ phẩm nông nghiệp) để nâng cao giá trị dinh dưỡng, khả năng tiêu hóa và hấp thu; đồng thời bảo quản, dự trữ đảm bảo đủ thức ăn thô xanh cho bò trong mùa khô hạn, mưa lũ.
- Bổ sung đạm phi protein cho bò dưới dạng chế biến tảng liếm, ủ rơm với urê …
- Hướng dẫn, chuyển giao cho nông dân quy trình kỹ thuật chăn nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao; kỹ thuật vỗ béo bò thịt trước khi xuất chuồng bằng thức ăn sẵn có tại địa phương.
c. Giải pháp vệ sinh phòng bệnh và thú y:
- Tiêm phòng vaccin LMLM và Tụ huyết trùng cho đàn bò 2 lần/năm. Tẩy sán lá gan 6 tháng/lần.
- Tăng cường công tác kiểm dịch bò nhập tỉnh để phòng ngừa dịch bệnh lây lan từ bên ngoài vào tỉnh.
- Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh tại các vùng giống bò lai, vùng chăn nuôi bò thịt chất lượng cao.
d. Chuồng trại:
Xây dựng chuồng trại đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, tránh được gió lùa và đảm bảo diện tích.
3.3. Giải pháp về môi trường:
Xây dựng hệ thống thu gom phân, xử lý nước thải, xây dựng hầm Biogas. Nguồn phân hữu cơ, chất thải sau xử lý được bón cho cây trồng để nâng năng suất và độ phì nhiêu của đất.
3.4. Giải pháp xây dựng thương hiệu bò thịt và thịt bò chất lượng cao Bình Định
- Thực hiện các công việc để đạt được các các sản phẩm mục tiêu đầu ra của hoạt động xây dựng thương hiệu bò thịt và thịt bò chất lượng cao Bình Định: Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể sản phẩm bò thịt và thịt bò chất lượng cao Bình Định trong toàn quốc; Bộ định dạng thương hiệu (logo nhãn hiệu, sologan, tem nhãn, bao bì, tờ rơi…); Chiến lược kết nối kênh tiêu thụ thị trường và xây dựng, quảng bá thương hiệu bò thịt và thịt bò chất lượng cao Bình Định; Bộ công cụ tiêu chí đánh giá cải tiến thương hiệu hàng năm.
- Chuẩn bị đầy đủ các yếu tố đầu vào của hoạt động cần có để đạt sản phẩm đầu ra: Xây dựng đề cương, kế hoạch khảo sát và biểu mẫu sử dụng; Báo cáo đánh giá hiện trạng sản xuất kinh doanh bò thịt và thịt bò chất lượng cao Bình Định theo chuỗi giá trị; Lập thủ tục, hồ sơ nộp Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ nhãn hiệu tập thể bò thịt và thịt bò chất lượng cao Bình Định.
3.5. Giải pháp xây dựng chợ bò
- Khảo sát, tìm vị trí thích hợp ở các vùng có truyền thống mua bán bò, có quỹ đất để xây dựng chợ bò.
- Thi công xây dựng cá hạng mục cần thiết của một chợ bò như: Các lô ngăn cách có mái che mưa, nắng cho bò; tường rào, cổng ngõ, hệ thống sát trùng, hệ thống cung cấp nước uống cho bò, hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải.
- Xây dựng quy chế quản lý vận hành chợ bò.
3.6. Xây dựng chuỗi giá trị bò thịt
- Xây dựng hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ, nhóm cùng sở thích chăn nuôi bò thịt trên cơ sở các hộ tự nguyện tham gia, cùng nhau liên kết, hợp tác trong sản xuất kinh doanh bò thịt.
- Xây dựng và phát triển mô hình liên kết sản xuất giữa nông dân (thông qua tổ chức đại diện là hợp tác xã, tổ hợp tác…) với các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bò giống, bò thịt.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh, là đầu mối tiêu thụ bò giống, bò thịt, cỏ và các loại cây thức ăn cho chăn nuôi bò; kết nối với các thị trường lớn trong nước và hướng đế xuất khẩu bò thịt và thịt bò.
3.7. Giải pháp về chính sách
- Thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg, ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020.
- Thực hiện Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Bình Định về Quy định chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020.
- Hỗ trợ vắc xin Lở mồm long móng để tiêm phòng cho đàn bò.
- Nguồn vốn tín dụng hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư theo quy định tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013; Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ.
- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân huy động nguồn vốn tự có hoặc vốn liên doanh, liên kết đầu tư phát triển chăn nuôi bò thịt theo chuỗi (Sản xuất giống - Nuôi thịt - Giết mổ, chế biến - Tiêu thụ.
4.1. Tổng vốn đầu tư: 6.254.740.778.000 đồng
Trong đó:
- Trang thiết bị, vật tư kỹ thuật TTNT bò: 34.847.800.000 đồng
- Bò giống, công phối giống, nuôi dưỡng bò: 6.204.351.450.000 đồng
- Hội nghị, đào tạo, tập huấn: 372.000.000 đồng
- Xây dựng mô hình trình diễn: 8.646.400.000 đồng
- Xây dựng thương hiệu bò thịt và thịt bò Bình Định: 2.100.000.000 đồng
- Xây dựng chợ bò: 2.900.000.000 đồng
- Chi phí quản lý đề án: 1.343.128.000 đồng
4.2. Nguồn vốn đầu tư:
Tổng vốn đầu tư: 6.254.740.778.000 đồng (100%)
Trong đó:
- Vốn ngân sách Trung ương: 22.181.421.000 đồng (0,36 %)
- Vốn ngân sách địa phương: 23.932.627.000 đồng (0,38 %)
- Vốn đầu tư của dân: 6.208.626.730.000 đồng (99,26 %)
(Có phụ lục 3;4: Nhu cầu vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư kèm theo)
5.1. Hiệu quả kinh tế
- Trong 6 năm triển khai thực hiện đề án sẽ phối giống nhân tạo được 303 nghìn con bò có chửa, sinh ra khoảng 290 nghìn con bê lai, trong đó có khoảng 105 nghìn con bê lai chất lượng cao, đàn bò tỉnh Bình Định được nâng cao. Đến năm 2020 đàn bò lai nuôi trong nông hộ trên địa bàn tỉnh dự tính có trên 288 nghìn con, chiếm 90% tổng đàn. Trong đó, bò lai hướng thịt chất lượng cao khoảng 47 nghìn con, chiếm 16,3% tổng đàn bò lai.
- Hiệu quả kinh tế do đề án mang lại trong giai đoạn 2015 - 2020 đạt khoảng 3.823 tỷ đồng (trong đó: bò thịt chất lượng cao đạt 1.714 tỷ đồng, bò lai Zebu và Drought master đạt 2.109 tỉ đồng). Hiệu quả chăn nuôi 01 con bò thịt chất lượng cao cao hơn so với chăn nuôi 01 con bò lai Zebu là 68,5 %.
5.2. Hiệu quả xã hội.
- Tạo việc làm cho khoảng 11.000 lao động, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, giảm dần sự cách biệt về thu nhập giữa nông thôn và thành thị.
- Khai thác hiệu quả mọi tiềm năng sẵn có của địa phương, tăng giá trị hàng hóa ngành chăn nuôi.
- Nâng cao trình độ, kỹ thuật chăn nuôi thâm canh cho nông dân.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện đề án;
- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện đề án, đảm bảo đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao.
- Hàng năm tổng kết đánh giá kết quả thực hiện đề án, trên cơ sở đó có giải pháp điều chỉnh kịp thời những vấn đề chưa phù hợp thực tiễn sản xuất để đề án đạt hiệu quả cao.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo đài, Đài phát thanh và Truyền hình, các tổ chức hội đoàn thể, tăng cường công tác tuyên tuyền để người dân hiểu đầy đủ, đồng thuận và tích cực tham gia.
- Thực hiện cấp phát kinh phí theo quy định.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện đề án.
Hàng năm tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư và lồng ghép các chương trình dự án để thực hiện đề án.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt công tác giao đất, cho thuê đất, tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu được thuê đất để đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi bò thịt.
- Hướng dẫn các địa phương thực hiện quản lý nhà nước về môi trường, phối hợp kiểm tra quy trình xử lý chất phát thải trong chăn nuôi đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường theo quy định.
Phối hợp với Sở nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ về bò thịt; chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất.
6. UBND các huyện, thị, thành phố:
Xây dựng và triển khai thực hiện đề án phát triển chăn nuôi bò thịt của địa phương giai đoạn 2015 - 2020 phù hợp với định hướng phát triển chăn nuôi của địa phương và phù hợp với đề án chung của tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH PHỐI GIỐNG BÒ THỊT CHẤT LƯỢNG CAO GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 2903/QĐ-UBND ngày 20/8/2015 của UBND tỉnh)
ĐVT: con
Năm | Tổng số bò cái phối giống có chửa bằng tinh bò thịt chất lượng cao | Trong đó: | |
Bò cái được phối giống bằng tinh Bò Red Angus | Bò cái được phối giống bằng tinh Bò BBB | ||
2015 | 12.000 | 10.800 | 1.200 |
2016 | 16.000 | 11.200 | 4.800 |
2017 | 18.000 | 10.800 | 7.200 |
2018 | 20.500 | 10.250 | 10.250 |
2019 | 22.000 | 6.600 | 15.400 |
2020 | 22.000 | 4.400 | 17.600 |
Tổng | 110.500 | 54.050 | 56.450 |
KẾ HOẠCH PHỐI GIỐNG NHÂN TẠO BẰNG TINH BÒ ZEBU VÀ DROUGHT MASTER GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 2903/QĐ-UBND ngày 20/8/2015 của UBND tỉnh)
ĐVT: con
Năm | Tổng số bò cái phối giống có chửa | Trong đó: | |
Bò cái được phối giống bằng tinh bò Zebu và bò Drought master | Bò cái được phối giống bằng tinh bò thịt chất lượng cao | ||
2015 | 46.000 | 34.000 | 12.000 |
2016 | 47.000 | 31.000 | 16.000 |
2017 | 49.000 | 31.000 | 18.000 |
2018 | 52.000 | 31.500 | 20.500 |
2019 | 54.000 | 32.000 | 22.000 |
2020 | 55.000 | 33.000 | 22.000 |
Tổng | 303.000 | 192.500 | 110.500 |
PHỤ LỤC 3
TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐẦU TƯ CÁC HẠNG MỤC ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT CHẤT LƯỢNG CAO TRONG NÔNG HỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 2903/QĐ-UBND ngày 20/8/2015 của UBND tỉnh)
ĐVT: 1.000 đồng
TT | Danh mục đầu tư | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Vốn đầu tư | |||
Vốn Ngân sách TW | Vốn ngân sách địa phương | Vốn đầu tư của dân | |||||||
I | Vật tư, trang thiết bị kỹ thuật TTNT |
|
|
| 34.847.800 | 21.409.360 | 13.438.440 | 0 | |
1 | Bình chứa Nitơ bảo quản tinh bò thịt 30-35 lít | Cái | 29 | 40.000 | 1.160.000 | 700.000 | 460.000 |
| |
2 | Bình công tác 3-3,7 lít | Cái | 56 | 5.000 | 280.000 | 175.000 | 105.000 |
| |
3 | Tinh đông lạnh bò thịt | Liều | 454.500 |
| 25.831.500 | 15.874.950 | 9.956.550 |
| |
| - Tinh Zebu và Droughtmaster (nội) | Liều | 288.750 | 29 | 8.373.750 | 4.826.325 | 3.547.425 |
| |
| - Tinh bò red Angus (ngoại) | Liều | 81.075 | 90 | 7.296.750 | 4.087.125 | 3.209.625 |
| |
| - Tinh bò BBB (ngoại) | Liều | 84.675 | 120 | 10.161.000 | 6.961.500 | 3.199.500 |
| |
4 | Dụng cụ TTNT bò thịt | Bộ | 454.500 | 5 | 2.272.500 | 1.349.250 | 923.250 |
| |
5 | Nitơ lỏng bảo quản tinh | Lít | 230.600 | 23 | 5.303.800 | 3.310.160 | 1.993.640 |
| |
II | Con giống, công phối giống, nuôi dưỡng |
|
|
| 6.204.531.450 | 0 | 0 | 6.204.531.450 | |
1 | Bò Zêbu và Droughmaster |
| 170.500 | 22.631,1 | 3.858.602.550 |
|
| 3.858.602.550 | |
2 | Bò chất lượng cao |
| 101.500 | 23.112,6 | 2.345.928.900 |
|
| 2.345.928.900 | |
III | Hội nghị, đào tạo tập huấn |
|
|
| 372.000 | 126.000 | 246.000 | 0 | |
1 | Hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết ( 2 lần/năm x 6 năm) | Lần | 12 | 16.000 | 192.000 |
| 192.000 |
| |
2 | Đào tạo mới dẫn tinh viên 2 lớp x 20 người/lớp x 150.000đ/người/ngày x 30 ngày | Lượt Người | 1.200 | 150 | 180.000 | 126.000 | 54.000 |
| |
IV | Xây dựng mô hình trình diễn | mô hình | 70 | 123.520 | 8.646.400 |
| 4.551.120 | 4.095.280 | |
V | Xây dựng thương hiệu bò thịt và thịt bò chất lượng cao Bình Định | Bộ thương hiệu | 1 | 2.100.000 | 2.100.000 |
| 2.100.000 |
| |
VI | Xây dựng chợ bò | cái | 2 | 1.450.000 | 2.900.000 |
| 2.900.000 |
| |
Cộng: (I+II+III+IV+V+VI) |
|
|
| 6.253.397.650 | 21.535.360 | 23.235.560 | 6.208.626.730 | ||
VII | Quản lý phí (3%) |
|
|
| 1.343.128 | 646.061 | 697.067 | 0 | |
| Tổng cộng |
|
|
| 6.254.740.778 | 22.181.421 | 23.932.627 | 6.208.626.730 | |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 4
PHÂN KỲ ĐẦU TƯ CỦA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT CHẤT LƯỢNG CAO TRONG NÔNG HỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2015 - 2020.
(Kèm theo Quyết định số 2903/QĐ-UBND ngày 20/8/2015 của UBND tỉnh)
ĐVT: 1.000 đồng
TT | Năm | Cộng | Trong đó | ||
Vốn ngân sách TW | Vốn ngân sách địa phương | Vốn đầu tư của dân | |||
1 | 2015 | 948.782.150 | 0 | 4.295.000 | 944.487.150 |
2 | 2016 | 966.192.900 | 3.697.260 | 3.596.860 | 958.898.780 |
3 | 2017 | 1.002.809.200 | 3.998.120 | 4.950.880 | 993.860.200 |
4 | 2018 | 1.083.706.000 | 4.337.060 | 5.096.140 | 1.074.272.800 |
5 | 2019 | 1.114.803.950 | 4.692.520 | 2.873.080 | 1.107.238.350 |
6 | 2020 | 1.137.103.450 | 4.810.400 | 2.423.600 | 1.129.869.450 |
Cộng | 6.253.397.650 | 21.535.360 | 23.235.560 | 6.208.626.730 | |
Quản lý phí (3%) | 1.343.128 | 646.061 | 697.067 | 0 | |
Tổng cộng | 6.254.740.778 | 22.181.421 | 23.932.627 | 6.208.626.730 |
Ghi chú:
Dự toán kinh phí đề án với phương án năm 2015 không có nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương. Từ 2016 đến năm 2020 có nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ.
Trung ương hỗ trợ 70% kinh phí hỗ trợ vật tư thụ tinh nhân tạo bò (Tinh đông lạnh, dụng cụ thụ tinh nhân tạo, bình chứa ni tơ bảo quản tinh, bình công tác), đào tạo dẫn tinh viên.
- 1 Quyết định 879/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2018
- 2 Quyết định 681/QĐ-UBND về phân bổ kinh phí thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản và Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Lâm Đồng năm 2017
- 3 Quyết định 1005/QĐ-UBND năm 2016 về Phân bổ kinh phí thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản tỉnh Lâm Đồng
- 4 Quyết định 772/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển bò thịt cao sản tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020
- 5 Quyết định 33/2014/QĐ-UBND Quy định về chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2015 - 2020
- 6 Quyết định 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 1846/QĐ-UBND bổ sung kinh phí xây dựng đề án “Phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tỉnh Bình Định giai đoạn 2014 - 2020”
- 8 Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 9 Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 10 Quyết định 1124/QÐ-UBND năm 2007 bổ sung Quyết định 1325/QĐ-UBND phê duyệt đề án phát triển chăn nuôi bò thịt giai đoạn 2006-2010 do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 11 Quyết định 3668/2006/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao vùng trọng điểm tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2007 - 2010
- 12 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 3668/2006/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao vùng trọng điểm tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2007 - 2010
- 2 Quyết định 1846/QĐ-UBND bổ sung kinh phí xây dựng đề án “Phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tỉnh Bình Định giai đoạn 2014 - 2020”
- 3 Quyết định 1124/QÐ-UBND năm 2007 bổ sung Quyết định 1325/QĐ-UBND phê duyệt đề án phát triển chăn nuôi bò thịt giai đoạn 2006-2010 do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 4 Quyết định 772/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển bò thịt cao sản tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020
- 5 Quyết định 1005/QĐ-UBND năm 2016 về Phân bổ kinh phí thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản tỉnh Lâm Đồng
- 6 Quyết định 681/QĐ-UBND về phân bổ kinh phí thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản và Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Lâm Đồng năm 2017
- 7 Quyết định 879/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2018