ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2014/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 22 tháng 12 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Thông tư số 60/2010/TT-BNN ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn;
Căn cứ Thông tư số 61/2010/TT-BNN ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết số 27/2014/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định Khóa XI, Kỳ họp thứ 10 về việc thông qua Quy định về chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2015 - 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2015 - 2020.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện chính sách kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Xây dựng, Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH, GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh )
Chính sách này quy định một số ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước đối với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung và quy định hỗ trợ của Nhà nước cho các cá nhân đưa gia súc, gia cầm vào giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Định.
1. Nhà đầu tư là doanh nghiệp được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có dự án đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung bằng hình thức cơ giới tại địa bàn nông thôn được nhận ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ và quy định tại Chính sách này.
2. Nhà đầu tư là tổ chức kinh tế, doanh nghiệp được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có dự án đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung bằng hình thức cơ giới tại địa bàn các phường của thị xã và thành phố hoặc bằng hình thức bán cơ giới, thủ công tại các địa bàn còn lại được nhận ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước theo quy định tại Chính sách này.
3. Cá nhân đưa gia súc, gia cầm vào giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được nhận hỗ trợ của Nhà nước theo quy định tại Chính sách này.
Điều 3. Điều kiện ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
Nhà đầu tư có dự án đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung phải bảo đảm đủ các điều kiện sau:
1. Nằm trong khu quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chấp thuận cho phép đầu tư của Ủy ban nhân dân tỉnh nếu chưa có quy hoạch được duyệt.
2. Bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo các quy định của pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
3. Thực hiện một trong các hình thức và công suất giết mổ như sau:
a. Hình thức cơ giới: Là cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo hệ thống dây chuyền công nghiệp; công suất giết mổ tối thiểu 400 con gia súc hoặc 4.000 con gia cầm hoặc 200 con gia súc và 2.000 con gia cầm/ngày đêm/cơ sở.
b. Hình thức bán cơ giới: Là cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm có 01 phần hệ thống dây chuyền công nghiệp trong quá trình giết mổ; công suất giết mổ tối thiểu 100 con gia súc hoặc 1.000 con gia cầm/ngày đêm/cơ sở.
c. Hình thức thủ công: Là cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giết mổ thủ công nhưng phải đảm bảo mổ treo; công suất giết mổ tối thiểu 30 con gia súc hoặc 500 con gia cầm/ngày đêm/cơ sở.
4. Sử dụng tối thiểu 30% lao động có đăng ký thường trú tại tỉnh Bình Định.
Điều 4. Nguyên tắc áp dụng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
1. Trong cùng một thời gian, nếu nhà đầu tư có dự án đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được hưởng nhiều mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư khác nhau thì nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư có lợi nhất.
2. Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung nếu đã sử dụng vốn tín dụng ưu đãi, vốn bảo lãnh tín dụng của Nhà nước thì không thuộc đối tượng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách theo quy định tại Chính sách này.
VỀ MIỄN, GIẢM TIỀN THUÊ ĐẤT, XỬ LÝ TIỀN BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
Điều 5. Nguyên tắc thực hiện miễn, giảm tiền thuê đất
Nguyên tắc thực hiện miễn, giảm tiền thuê đất cho nhà đầu tư (người thuê đất) để xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; cụ thể như sau:
1. Việc miễn, giảm tiền thuê đất được thực hiện theo từng dự án đầu tư gắn với việc cho thuê đất mới.
2. Trường hợp người thuê đất vừa thuộc đối tượng được miễn tiền thuê đất, vừa thuộc đối tượng được giảm tiền thuê đất, sau khi được hưởng ưu đãi miễn tiền thuê đất thì tiếp tục được giảm tiền thuê đất theo quy định cho thời gian thuê đất tiếp theo (nếu có); trường hợp được hưởng nhiều mức giảm tiền thuê đất khác nhau thì được hưởng mức giảm cao nhất.
3. Miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định tại Chính sách này chỉ được thực hiện trực tiếp với đối tượng được Nhà nước cho thuê đất và tính trên số tiền thuê đất phải nộp.
4. Dự án đang hoạt động mà được ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất cao hơn quy định của Chính sách này thì tiếp tục được hưởng mức ưu đãi cho thời gian còn lại; trường hợp mức ưu đãi thấp hơn quy định tại Chính sách này thì được hưởng theo quy định tại Chính sách này của thời hạn ưu đãi còn lại kể từ ngày Chính sách này có hiệu lực thi hành.
5. Người thuê đất chỉ được hưởng ưu đãi miễn, giảm tiền thuê đất sau khi làm các thủ tục để được miễn, giảm theo quy định.
6. Trường hợp người thuê đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định tại Chính sách này nhưng trong quá trình quản lý, sử dụng đất không đáp ứng các điều kiện để được miễn, giảm tiền thuê đất có nguyên nhân từ phía người thuê đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích đã được ghi tại quyết định cho thuê đất, hợp đồng thuê đất nhưng không thuộc trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật đất đai thì phải thực hiện hoàn trả ngân sách nhà nước số tiền thuê đất đã được miễn, giảm và tiền chậm nộp tính trên số tiền thuê đất được miễn, giảm theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Điều 6. Miễn, giảm tiền thuê đất
Việc miễn, giảm tiền thuê đất cho nhà đầu tư (người thuê đất) để xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Khoản 2, Khoản 8, Điều 19 và Khoản 3, Điều 20 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Điều 3 và Điều 6 Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; cụ thể như sau:
2. Miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 03 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất.
a. Mười lăm (15) năm đối với dự án đầu tư xây dựng tại huyện Hoài Ân và Phù Mỹ.
b. Mười một (11) năm đối với dự án đầu tư xây dựng tại các huyện Hoài Nhơn, Tuy Phước và các xã thuộc địa bàn thị xã An Nhơn, thành phố Quy Nhơn.
4. Giảm tiền thuê đất đối với các dự án sau khi hết thời hạn được miễn tiền thuê đất theo quy định tại Khoản 3 Điều này thì thực hiện theo Điều 20 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ.
Điều 7. Về xử lý tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng
Thực hiện theo quy định tại Điều 13, Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, cụ thể như sau:
1. Trường hợp được miễn toàn bộ tiền thuê đất trong thời gian thuê đất thì người được nhà nước cho thuê đất phải hoàn trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt vào ngân sách nhà nước và được tính vào vốn đầu tư của dự án;
2. Trường hợp được miễn, giảm một phần tiền thuê đất thì người được nhà nước cho thuê đất phải hoàn trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt vào ngân sách nhà nước và được trừ vào số tiền thuê đất phải nộp. Số tiền còn lại nếu có được tính vào vốn đầu tư của dự án;
3. Trường hợp người được nhà nước cho thuê đất tự nguyện ứng trước tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được trừ số tiền đã ứng trước vào tiền thuê đất phải nộp theo phương án được duyệt; mức trừ không vượt quá số tiền thuê đất phải nộp. Đối với số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng còn lại chưa được trừ vào tiền thuê đất phải nộp (nếu có) thì được tính vào vốn đầu tư của dự án.
Điều 8. Về hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung
1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung bằng hình thức cơ giới tại địa bàn nông thôn nếu đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 10 của Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ thì được nhận hỗ trợ theo chính sách của Trung ương quy định.
2. Ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này, nhà đầu tư có dự án đầu tư trong giai đoạn 2015 - 2017 nếu đủ điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Chính sách này thì được nhận hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước (tỉnh, huyện, thị xã, thành phố) theo các mức sau:
a. Nhà đầu tư có dự án đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung bằng hình thức cơ giới tại địa bàn của phường thuộc thị xã, thành phố được hỗ trợ 70% tổng mức đầu tư trong hàng rào dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 02 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị.
Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì được hỗ trợ thêm 70% chi phí để đầu tư xây dựng các hạng mục trên, nhưng không quá 03 tỷ đồng/dự án.
b. Nhà đầu tư có dự án đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung bằng hình thức bán cơ giới được hỗ trợ 70% tổng mức đầu tư trong hàng rào dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 01 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị.
Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì được hỗ trợ thêm 70% chi phí để đầu tư xây dựng các hạng mục trên, nhưng không quá 02 tỷ đồng/dự án.
c. Nhà đầu tư có dự án đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung bằng hình thức thủ công được hỗ trợ 70% tổng mức đầu tư trong hàng rào dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 0,5 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị.
Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì được hỗ trợ thêm 70% chi phí để đầu tư xây dựng các hạng mục trên, nhưng không quá 01 tỷ đồng/dự án.
3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2018 - 2020 không được hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Khoản 2 của Điều này, nhưng được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước theo quy định hiện hành.
Điều 9. Về hỗ trợ phí dịch vụ giết mổ và phí kiểm soát giết mổ
Nhà nước hỗ trợ 100% năm thứ nhất và 50% cho năm thứ hai kể từ khi dự án đi vào hoạt động đối với phí dịch vụ giết mổ và phí kiểm soát giết mổ cho cá nhân đưa gia súc, gia cầm vào giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trong giai đoạn 2015 - 2017.
Điều 10. Nguồn vốn, cơ chế và quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện ưu đãi, hỗ trợ đầu tư
1. Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Chính sách này bao gồm ngân sách Trung ương; ngân sách tỉnh và vốn lồng ghép từ các chương trình dự án; ngân sách huyện, thị xã, thành phố.
a. Đối tượng theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 của Chính sách này nhận hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ.
b. Đối tượng theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 của Chính sách này nhận hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh, huyện, thị xã, thành phố theo nguyên tắc sau:
- Đối với dự án được đầu tư xây dựng tại các huyện An Lão, Vân Canh và Vĩnh Thạnh: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí được hỗ trợ.
- Đối với dự án được đầu tư xây dựng tại huyện Hoài Ân, Tây Sơn, Phù Cát và Phù Mỹ: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 60%, ngân sách địa phương hỗ trợ 40% kinh phí được hỗ trợ.
- Đối với dự án được đầu tư xây dựng tại các huyện Hoài Nhơn, Tuy Phước và thị xã An Nhơn: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%, ngân sách địa phương hỗ trợ 50% kinh phí được hỗ trợ.
- Riêng thành phố Quy Nhơn tự cân đối ngân sách để thực hiện hỗ trợ đầu tư.
c. Ngân sách tỉnh hỗ trợ phí dịch vụ giết mổ và phí kiểm soát giết mổ.
2. Cơ chế hỗ trợ đầu tư: Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ sau đầu tư; khi hạng mục đầu tư, gói thầu của dự án hoàn thành thì được giải ngân 70% mức vốn hỗ trợ theo hạng mục, gói thầu; sau khi dự án hoàn thành đầu tư và được các cơ quan chức năng của tỉnh nghiệm thu thì được giải ngân 30% mức vốn hỗ trợ còn lại.
3. Quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện ưu đãi, hỗ trợ đầu tư: Nhà đầu tư nếu đủ điều kiện được hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Chính sách này phải lập hồ sơ và thực hiện trình tự, thủ tục ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ và hướng dẫn của liên Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 11. Trách nhiệm của các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020; làm đầu mối tổng hợp, đôn đốc và kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh những khó khăn, vướng mắc để chỉ đạo kịp thời.
b. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính hướng dẫn cho nhà đầu tư về điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Chính sách này.
c. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức hội đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền về Chính sách này và các quy định có liên quan đến giết mổ, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm đã qua giết mổ; quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, để người dân hiểu, đồng thuận và tự giác thực hiện.
d. Chủ trì, phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra hoạt động giết mổ, mua bán động vật, sản phẩm động vật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
đ. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chính sách hàng năm, kể cả kinh phí hoạt động cho Đoàn kiểm tra liên ngành và phí dịch vụ giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
e. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố vận động và thuyết phục các hộ giết mổ nhỏ lẻ đưa gia súc, gia cầm vào giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
2. Sở Tài chính
a. Chủ trì hướng dẫn thanh toán, quyết toán và giải ngân các khoản hỗ trợ cho nhà đầu tư; theo dõi, kiểm tra việc hỗ trợ theo Chính sách này.
b. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ đảm bảo đủ để thực hiện chính sách (đối với chi thường xuyên).
c. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chính sách hàng năm, kể cả kinh phí hoạt động cho Đoàn kiểm tra liên ngành; xác định mức phí dịch vụ giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cho nhà đầu tư về điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Chính sách này.
b. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, cân đối nguồn vốn chi đầu tư từ ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu và ngân sách tỉnh để thực hiện chính sách.
c. Tiếp nhận hồ sơ và chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thẩm tra hồ sơ hỗ trợ đối với các dự án được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
d. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh tăng hoặc giảm mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ quy định tại Chính sách này phù hợp với tình hình thực tế.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
a. Hướng dẫn các địa phương bổ sung các địa điểm xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch đã được phê duyệt vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, làm cơ sở để các địa phương tổ chức triển khai thực hiện.
b. Hướng dẫn các địa phương thực hiện quản lý nhà nước về môi trường, phối hợp kiểm tra quy trình xử lý chất thải trong quá trình giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đảm bảo đạt tiêu chuẩn về môi trường theo quy định.
c. Hướng dẫn các nhà đầu tư thực hiện trình tự, thủ tục về giao địa điểm, cho thuê đất và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, giám sát môi trường theo quy định hiện hành.
5. Sở Xây dựng
Phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp thực hiện các trình tự, thủ tục đầu tư; kiểm tra, giám sát công tác đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đảm bảo chất lượng theo quy định.
6. Sở Công thương
a. Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra các sản phẩm gia súc, gia cầm tươi sống lưu thông trên thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng với quy định của pháp luật.
b. Đề xuất xây dựng chợ đầu mối, các quầy kinh doanh sản phẩm động vật an toàn thực phẩm tại các chợ.
7. Công an tỉnh
Chỉ đạo lực lượng công an các cấp hỗ trợ, hướng dẫn đảm bảo công tác an ninh, trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh.
8. Các sở, ngành có liên quan khác
Theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố giải quyết những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền.
9. Các tổ chức, hội đoàn thể
Chỉ đạo các cấp hội đoàn thể trực thuộc phối hợp với các cấp chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về Chính sách này và các quy định có liên quan giết mổ, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm đã qua giết mổ, các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, để người dân hiểu và thực hiện.
10. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a. Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chính sách này trên địa bàn, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh những vướng mắc, phát sinh (nếu có).
b. Chủ động và phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường kiểm tra hoạt động giết mổ, mua bán động vật, sản phẩm động vật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
c. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm phân tán, nhỏ lẻ trên địa bàn đưa gia súc, gia cầm vào giết mổ tập trung theo quy định.
d. Hàng năm cân đối ngân sách địa phương để thực hiện Chính sách này trên địa bàn quản lý.
e. Chịu trách nhiệm chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan; phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh thực hiện giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư để triển khai dự án.
Điều 12. Trách nhiệm nhà đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung
Nhà đầu tư có trách nhiệm tổ chức, triển khai xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai đúng mục đích, theo quy hoạch; sử dụng nguồn ngân sách hỗ trợ và vốn vay đúng mục đích, hiệu quả; giữ gìn an ninh trật tự và đảm bảo vệ sinh, môi trường tại cơ sở giết mổ theo quy định hiện hành.
1. Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quy định tại chính sách này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phản ánh thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung chính sách kịp thời, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn và quy định của pháp luật./.
- 1 Quyết định 71/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 33/2014/QĐ-UBND Quy định về chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2015-2020
- 2 Quyết định 39/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 33/2014/QĐ-UBND quy định về chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2015-2020
- 3 Quyết định 39/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 33/2014/QĐ-UBND quy định về chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2015-2020
- 1 Quyết định 2898/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 định hướng đến năm 2025
- 2 Nghị quyết 42/2016/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 27/2014/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2015-2020
- 3 Quyết định 24/2015/QĐ-UBND quy định tạm thời giá dịch vụ giết mổ gia súc tập trung do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 4 Quyết định 72/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 5 Quyết định 72/QĐ-UBND năm 2015 về phê duyệt Quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 6 Nghị quyết 148/2014/NQ-HĐND về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 đến năm 2020
- 7 Nghị quyết 18/2014/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2015 - 2020
- 8 Nghị quyết 27/2014/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2015 - 2020
- 9 Quyết định 37/2014/QĐ-UBND về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang
- 10 Thông tư 05/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Nghị định 210/2013/NĐ-CP về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 11 Quyết định 18/2014/QĐ-UBND về chính sách khuyến khích đầu tư lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn đến năm 2020
- 12 Nghị định 46/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
- 13 Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 14 Luật đất đai 2013
- 15 Thông tư 60/2010/TT-BNNPTNT quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 16 Thông tư 61/2010/TT-BNNPTNT quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 17 Luật an toàn thực phẩm 2010
- 18 Nghị quyết 199/2009/NQ-HĐND Về hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giai đoạn 2010 - 2015 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 19 Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư
- 20 Luật Đầu tư 2005
- 21 Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 22 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 23 Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 24 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Nghị quyết 199/2009/NQ-HĐND Về hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giai đoạn 2010 - 2015 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 2 Quyết định 18/2014/QĐ-UBND về chính sách khuyến khích đầu tư lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn đến năm 2020
- 3 Quyết định 37/2014/QĐ-UBND về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4 Nghị quyết 18/2014/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2015 - 2020
- 5 Nghị quyết 148/2014/NQ-HĐND về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 đến năm 2020
- 6 Quyết định 24/2015/QĐ-UBND quy định tạm thời giá dịch vụ giết mổ gia súc tập trung do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 7 Quyết định 72/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 8 Quyết định 72/QĐ-UBND năm 2015 về phê duyệt Quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 9 Nghị quyết 42/2016/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 27/2014/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2015-2020
- 10 Quyết định 2898/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 định hướng đến năm 2025
- 11 Quyết định 51/2020/QĐ-UBND quy định về chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2025
- 12 Quyết định 298/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần năm 2020