Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 291 /QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 31 tháng 8 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN SẮP XẾP LẠI ĐIỂM TRƯỜNG, LỚP HỌC GẮN VỚI BỐ TRÍ SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2017-2021

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2009;

Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Căn cứ Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế;

Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 20/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường tiểu học; Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập; Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGDĐT ngày 13/2/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định ban hành Điều lệ trường mầm non;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;

Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 13/5/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (khóa XV) về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn lực tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020; Kết luận số 51-KL/TU ngày 17/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (khóa XVI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 13/5/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn lực tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Kế hoạch số 03-KH/TU ngày 29/12/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang khóa XVI về thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức;

Căn cứ Quyết định số 459/QĐ-UBND ngày 30/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của tỉnh Tuyên Quang; Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 19/9/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Đề án sắp xếp lại điểm trường, lớp học gắn với bố trí số lượng người làm việc đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2021".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các Giám đốc sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thường trực Tỉnh ủy; (Báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ban VHXH-HĐND tỉnh;
- Thường trực Huyện ủy, Thành ủy;
- Như Điều 3 (thi hành);
- Các Phó CVP UBND tỉnh;
- Phòng KGVX, NC, TH;
- Lưu: VT, VX (Hà).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hải Anh

 

ĐỀ ÁN

SẮP XẾP LẠI ĐIỂM TRƯỜNG, LỚP HỌC GẮN VỚI BỐ TRÍ SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2017-2021
(Kèm theo Quyết định số: 291/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 của UBND tỉnh)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”; Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch hành động của ngành giáo dục và đào tạo triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; việc sắp xếp lại các điểm trường, lớp học được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho con em các dân tộc trong tỉnh.

Tuy nhiên, quy mô điểm trường, lớp học trên địa bàn tỉnh còn những điểm không phù hợp như: Quy mô còn dàn trải; nhiều điểm trường lẻ có số lượng học sinh ít; bình quân học sinh trên lớp ở các cấp học còn thấp so với số lượng tối đa mà Điều lệ mỗi cấp học quy định[1]; bố trí giáo viên mất cân đối giữa các môn học; giữa một số trường trong cùng cấp học;...

Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương“sắp xếp lại mạng lưới các trường, lớp, đảm bảo bố trí đủ sỹ số học sinh trên lớp theo các cấp, bậc học”[2]; Văn bản số 1591-CV/TU ngày 31/7/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn; các văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng và phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh. Việc sắp xếp lại các điểm trường, lớp học gắn với bố trí số lượng người làm việc đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2021 là rất cần thiết, nhằm từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2009;

2. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

3. Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức;

4. Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

5. Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020;

6. Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế;

7. Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 20/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường tiểu học; Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGDĐT ngày 13/2/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định ban hành Điều lệ trường mầm non;

8. Thông tư số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập; Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;

9. Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 13/5/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (khóa XV) về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn lực tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020; Kết luận số 51-KL/TU ngày 17/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (khóa XVI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 13/5/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn lực tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020;

10. Kế hoạch số 03-KH/TU ngày 29/12/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang khóa XVI thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức;

11. Quyết định số 459/QĐ-UBND ngày 30/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của tỉnh Tuyên Quang; Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 19/9/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;

12. Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 31/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc rà soát, sắp xếp lại quy mô, hệ thống trường, lớp học;

13. Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về tinh giản biên chế sự nghiệp giai đoạn 2015-2021.

Phần II

THỰC TRẠNG QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP HỌC VÀ SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC CỦA GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2016-2017

I. QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP HỌC VÀ SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC

Toàn tỉnh hiện có 480 trường, cụ thể:

- Mầm non: 149 trường, trong đó 147 trường công lập, 02 trường tư thục.

- Tiểu học: 144 trường, trong đó 143 trường tiểu học công lập, 01 trường tư thục.

- Trung học cơ sở: 157 trường, trong đó có 21 trường liên cấp Tiểu học và Trung học cơ sở [3];

- Trung học phổ thông: 30 Trường (không bao gồm Trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp tỉnh), trong đó có 01 Trường liên cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông (Trường Phổ thông dân tộc Nội trú ATK Sơn Dương).

Quy mô của từng cấp học và số lượng người làm việc cụ thể như sau:

Cấp học

Số trường

Số điểm trường

Số học sinh (trẻ)

Lớp (nhóm trẻ)

Số lượng người làm việc

Ghi chú

Mầm non

149

737

59.934

2.175

2.552

02 trường tư thục

Tiểu học

144

440

69.222

3.093

4.660

01 trường tư thục

THCS

157

4

45.514

1.339

3.330

 

THPT

30

 

23.258

632

1.704

 

Tổng toàn tỉnh:

480

1.181

197.928

7.239

12.246

 

1. Mầm non

1.1. Quy mô

Huyện/TP

Số trường

Số điểm trường

Số nhóm, lớp

Số trẻ nhập học

Tỷ lệ trẻ nhập học (%)

Định mức số trẻ/nhóm, lớp

Ghi chú

(Số trẻ tại nhóm trẻ độc lập)

Nhà trẻ

Mẫu giáo

Nhà trẻ

Mẫu giáo

Nhà trẻ

Mẫu giáo

Nhà trẻ

Mẫu giáo

Lâm Bình

8

53

22

86

449

1.936

26,3

100

20

23

 

Na Hang

12

85

31

138

475

2.945

18,9

99,9

15

21

 

Chiêm Hóa

26

117

55

299

1.139

8.760

16,2

99,7

21

29

62

Hàm Yên

18

107

19

263

472

7.890

7,5

99,9

25

30

86

Yên Sơn

31

174

169

391

2.849

11.335

28,6

97,6

17

29

 

Sơn Dương

35

179

77

399

1.466

12.547

13,7

100

19

31

 

Thành phố

19

22

69

157

1.549

6.122

46,4

100

22

39

493

TỔNG:

149

737

442

1.733

8.399

51.535

20,3

99,3

19

30

641

1.2. Số lượng người làm việc


STT

Huyện

Số lượng người làm việc được giao

Công chức, viên chức có mặt đến tháng 5/2017 (Không tính hợp đồng theo NĐ 68 của Chính phủ)

Số lượng được giao chưa tuyển dụng

Hợp đồng lao động có đóng BHXH

Giáo viên mầm non hợp đồng hưởng chính sách theo QĐ 60

Hợp đồng theo NĐ 68/2000/NĐ-CP

Tổng số

Lãnh đạo

Giáo viên

Nhân viên

1

Lâm Bình

139

137

21

115

1

2

2

65

 

2

Na Hang

188

178

31

145

2

10

7

99

5

3

Chiêm Hóa

408

382

76

299

7

26

24

285

 

4

Hàm Yên

345

336

52

282

2

9

9

218

 

5

Yên Sơn

544

510

85

425

 

34

25

599

 

6

Sơn Dương

631

617

71

546

 

14

 

337

 

7

Thành phố Tuyên Quang

297

264

38

217

9

33

33

287

 

 

Tổng cộng:

2.552

2.424

374

2.029

21

128

100

1.890

5

2. Tiểu học

2.1. Quy mô

Số TT

Huyện

Số trường

Số điểm trường

Số lớp

Bình quân số học sinh/lớp

Ghi chú

Học 1 buổi

Học 2 buổi/ngày

Tổng

1

Lâm Bình

8

29

124

33

157

18

 

2

Na Hang

8

68

180

97

277

15

 

3

Chiêm Hóa

27

77

421

106

527

21

 

4

Hàm Yên

22

77

388

109

497

22

 

5

Yên Sơn

35

109

371

335

706

21

 

6

Sơn Dương

30

66

527

140

667

25

 

7

Thành phố

14

14

22

240

262

33

01 trường tư thục

TỔNG

144

440

2.033

1.060

3.093

22

 

2.2. Số lượng người làm việc


STT

Huyện

Số lượng người làm việc được giao

Công chức, viên chức có mặt đến tháng 5/2017(Không tính hợp đồng theo NĐ 68 của Chính phủ)

Số lượng được giao chưa tuyển dụng

Hợp đồng lao động có đóng BHXH

Hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP

Tổng số

Lãnh đạo

Giáo viên

Nhân viên

1

Lâm Bình

240

223

20

202

1

17

11

 

2

Na Hang

422

394

31

349

14

28

18

 

3

Chiêm Hóa

773

713

70

634

9

60

34

 

4

Hàm Yên

763

712

65

608

39

51

51

 

5

Yên Sơn

1.056

989

88

884

17

67

67

 

6

Sơn Dương

985

908

79

800

29

77

77

1

7

Thành phố Tuyên Quang

421

390

29

348

13

31

31

 

 

Tổng cộng:

4.660

4.329

382

3.825

122

331

289

1

3. Trung học cơ sở (bao gồm 21 trường liên cấp TH-THCS)

3.1. Quy mô

Số TT

Huyện

Số trường

Số điểm trường

Số lớp

Bình quân số học sinh/lớp

Ghi chú

Tổng số

Phổ thông

Bán trú

Dân tộc nội trú

1

Lâm Bình

8

 

63

51

4

8

27

 

2

Na Hang

12

 

84

51

25

8

31

 

3

Chiêm Hóa

28

 

226

179

39

8

33

 

4

Hàm Yên

23

3

199

160

31

8

34

 

5

Yên Sơn

31

 

275

247

20

8

34

 

6

Sơn Dương

37

 

338

338

 

 

31

 

7

Thành phố

13

1

146

146

 

 

38

 

8

Sở GD-ĐT

5

 

8

 

 

8

35

Đã chuyển giao các Trường PTDTNT THCS về các huyện từ tháng 7/2017

TỔNG

157

4

1.339

1.172

119

48

33

 

3.2. Số lượng người làm việc


STT

Huyện

Số lượng người làm việc được giao

Công chức, viên chức có mặt đến tháng 5/2017(Không tính hợp đồng theo NĐ 68 của Chính phủ)

Số lượng được giao chưa tuyển dụng

Hợp đồng lao động có đóng BHXH

Hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP

Tổng số

Lãnh đạo

Giáo viên

Nhân viên

1

Lâm Bình

150

113

16

96

1

37

29

1

2

Na Hang

218

162

26

122

14

56

49

2

3

Chiêm Hóa

553

484

58

390

36

69

64

1

4

Hàm Yên

493

434

51

354

29

59

49

 

5

Yên Sơn

640

573

59

497

17

67

67

 

6

Sơn Dương

800

735

71

610

54

65

62

1

7

Thành phố Tuyên Quang

330

310

26

269

15

20

12

 

8

Sở Giáo dục và Đào tạo

146

98

13

74

11

48

22

 

 

Tổng cộng

3.330

2.909

320

2.412

177

421

354

5

4. Trung học phổ thông (tính số trường đóng trên địa bàn huyện, thành phố; không tính Trung tâm GDTX-HN tỉnh)

4.1. Quy mô

Số TT

Huyện

Số trường

Số lớp

Bình quân số học sinh/lớp

Ghi chú

Không chuyên

Chuyên

Dân tộc NT

Tổng

1

Lâm Bình

2

22

 

 

22

33

 

2

Na Hang

2

32

 

 

32

34,2

 

3

Chiêm Hóa

6

111

 

 

111

34,9

 

4

Hàm Yên

3

75

 

 

75

37,6

 

5

Yên Sơn

4

77

 

 

77

35,5

 

6

Sơn Dương

7

152

 

6

158

36,01

01 Trường PTDTNT ATK Sơn Dương

7

Thành phố

6

114

27

16

157

35,8

Không tính 12 lớp bổ túc THPT của TT GDTX-HN tỉnh

TỔNG

30

574

27

22

632

36,3

 

4.2. Số lượng người làm việc

Số lượng người làm việc được giao

Công chức, viên chức có mặt đến tháng 5/2017

Số lượng được giao chưa tuyển dụng

Hợp đồng lao động có đóng BHXH

Tổng số

Lãnh đạo

Giáo viên

Nhân viên

1.704

1.539

95

1.358

86

165

57

II. CƠ SỞ VẬT CHẤT

1. Cấp học mầm non: Có 32/147 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, bằng 21,76%. Số lượng phòng học kiên cố 589/2.177 phòng, bằng 27%; bán kiên cố 1.272/2.177 phòng, bằng 57,4%; phòng học tạm 151/2.177 phòng, bằng 6,9%; còn lại 165/2.177 phòng học mượn, học ghép, bằng 8,7%.

2. Cấp tiểu học: Có 60/144 trường tiểu học đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (chưa có trường chuẩn quốc gia mức độ 2), bằng 41,66%. Số lượng phòng học đủ theo nhu cầu, tỷ lệ phòng học kiên cố 1.108/2.836 phòng, bằng 39,07%; bán kiên cố 1.282/2.836 phòng, bằng 45,20%; phòng học tạm 343/2.836 phòng, bằng 12,09%; phòng mượn 103/2.836 phòng, bằng 3,63%.

3. Cấp trung học cơ sỏ: Có 35/157 trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, bằng 34,1%. Số lượng phòng học kiên cố 932/1.233 phòng, bằng 75,59%; bán kiên cố 190/1.233 phòng, bằng 15,41%; phòng học tạm 111/1.233 phòng, bằng 9%.

4. Trường tiểu học và trung học cơ sở: Số lượng phòng học kiên cố 187/302 phòng, bằng 61,92%; bán kiên cố 89/302 phòng, bằng 29,47%; phòng học tạm 23/302 phòng, bằng 7,62%; phòng học mượn 03/302 phòng, bằng 0,99%.

5. Cấp trung học phổ thông: Có 02/29 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia (không tính Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp), bằng 6,89%. Số lượng phòng học kiên cố 624/689 phòng, bằng 90,56%; bán kiên cố 30/689 phòng, bằng 4,35%; phòng học tạm 35/689 phòng, bằng 5,09%.

(Có phụ lục số 01 kèm theo)

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm

1.1. Về quy mô

Quy mô trường, lớp học được bố trí, sắp xếp lại phù hợp hơn với quy hoạch và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tỷ lệ học sinh đi học trung học phổ thông chiếm trên 80% số lượng học sinh Trung học cơ sở tốt nghiệp của năm học trước liền kề; tỷ lệ huy động trẻ đến trường được duy trì ổn định; duy trì phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi.

Toàn tỉnh đã sắp xếp, giảm được 147 điểm trường (vượt 48 điểm trường so với kế hoạch Ủy ban nhân dân tỉnh giao) phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, bước đầu tinh gọn hệ thống trường, lớp học, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của từng địa phương nói riêng và của tỉnh nói chung. Cụ thể:

- Về cấp học mầm non: Tăng 01 trường tư thục (Trường Mầm non Bình Minh, thành phố Tuyên Quang); tăng 06 nhóm trẻ độc lập với 87 trẻ (thành phố Tuyên Quang: 01 nhóm 13 trẻ; Chiêm Hóa: 03 nhóm 36 trẻ; Hàm Yên: 02 nhóm 38 trẻ); giảm 77 điểm trường; tăng số trẻ/nhóm trẻ từ 16,4 trẻ lên 19 trẻ, tăng số trẻ/lớp mẫu giáo từ 28,5 trẻ lên 30 trẻ.

- Về cấp học tiểu học: Giảm 69 điểm trường; tăng 04 lớp, tăng số học sinh/lớp từ 21 học sinh lên 22 học sinh.

- Về cấp học trung học cơ sở: Tăng 01 trường, giảm 01 điểm trường, giảm 43 lớp, tăng số học sinh/lớp từ 32 học sinh lên 33 học sinh.

- Về cấp học trung học phổ thông: Giảm 27 lớp, tăng số học sinh/lớp từ 35,19 học sinh lên 36,3 học sinh.

1.2. Về số lượng người làm việc

Đội ngũ giáo viên các cấp học cơ bản được bố trí đáp ứng yêu cầu dạy học; có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, có tâm huyết, trách nhiệm đối với sự nghiệp giáo dục, cụ thể:

- Về số lượng: Năm học 2016-2017, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố đã tuyển dụng bổ sung 524 viên chức sự nghiệp giáo dục đối với cấp học mầm non và tiểu học để đáp ứng yêu cầu dạy học của các trường trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Tính đến thời điểm tháng 5/2017, toàn tỉnh có 11.201 công chức, viên chức giáo dục bậc học mầm non và bậc học phổ thông (số lượng người làm việc được giao là 12.246 người).

- Về chất lượng: Cấp học mầm non có 99,3% giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên, trong đó có 48,2% giáo viên có trình độ trên chuẩn. Cấp học tiểu học có 99,9% giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên, trong đó 67,2% đạt trên chuẩn. Cấp học trung học cơ sở và trung học phổ thông 99,6% trở lên đạt chuẩn theo quy định.

Đã thực hiện nghiêm túc chủ trương tinh giản biên chế, năm 2016-2017 là 288 người, trong đó thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ đối với 111 người (mầm non: 48 người; tiểu học: 28 người, trung học cơ sở: 27 người; trung học phổ thông 08 người).

1.3. Về cơ sở vật chất

Số lượng phòng học cơ bản đủ cho các nhóm, lớp; các lớp học tiếp tục được đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp để phục vụ yêu cầu dạy và học. Tỷ lệ lớp học kiên cố, bán kiên cố ở bậc học trung học cơ sở, Trung học phổ thông chiếm 90% trở lên. Các phòng học chức năng, phòng làm việc hiệu bộ, phòng để thiết bị, thư viện, nhà ở công vụ của giáo viên, công trình vệ sinh... đều được quan tâm cải tạo, sửa chữa đáp ứng yêu cầu dạy và học của nhà trường.

2. Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân

2.1. Về quy mô

- Quy mô về trường, lớp học của một số cơ sở giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện, chưa phù hợp với thực tiễn của địa phương. Nhiều cơ sở giáo dục có nhiều điểm trường lẻ nên việc bố trí phòng học, trang thiết bị phục vụ dạy học dàn trải; bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên tại các điểm trường và kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ của giáo viên ở các điểm trường gặp khó khăn; hiệu quả dạy và học ở các điểm trường không cao[4].

- Số học sinh/lớp còn thấp so với quy định Điều lệ trường của các cấp học: Năm học 2016-2017, cấp tiểu học mới đạt 22 học sinh/lớp (quy định là 35 học sinh/lớp); trung học cơ sở mới đạt 33 học sinh/lớp (quy định là 45 học sinh/lớp); trung học phổ thông mới đạt 36,3 học sinh/lớp (quy định là 45 học sinh/lớp). Tại các điểm trường lẻ, số học sinh/lớp thấp hơn nhiều so với quy định định mức tối đa số học sinh/lớp theo Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc bố trí nhiều điểm trường lẻ với số học sinh thấp hoặc bố trí số học sinh/lớp thấp so với quy định làm tăng thêm lớp, gây tốn kém về kinh phí đầu tư xây dựng điểm trường, phòng học, trang thiết bị phục vụ dạy và học, tăng thêm nhu cầu số lượng người làm việc của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

- Việc bố trí các điểm trường còn bất hợp lý, có những điểm trường gần điểm trường Trung tâm hoặc gần với điểm trường khác trong khi giao thông thuận lợi, đời sống của nhân dân đã được nâng cao, gia đình có đủ điều kiện để đưa đón con, em đến trường và về nhà; vì vậy bố trí trang thiết bị dạy học dàn trải, giảm hiệu quả dạy và học ở điểm trường trung tâm cũng như các điểm trường lẻ.[5]

- Tỷ lệ huy động trẻ từ 0-3 tuổi đến trường còn thấp, đạt 20,3%, trong đó huyện Hàm Yên chỉ đạt 8,6%; đặc biệt có xã như: xã Minh Dân, huyện Hàm Yên, Sinh Long huyện Na Hang, Hợp Hòa huyện Sơn Dương không có trẻ từ 0-3 tuổi đến trường.

2.2. Về bố trí người làm việc

Việc bố trí đội ngũ giáo viên ở một số cơ sở giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu về cả số lượng và chất lượng:

- Do biên chế ít, số lượng người làm việc được giao chưa đảm bảo được định mức tối đa theo quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BNV ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu so với quy mô trường, lớp học.

- Có sự mất cân đối trong việc bố trí giáo viên giữa các môn học, giữa các trường: Có môn học, có trường thừa giáo viên nhưng có môn học, có trường lại thiếu giáo viên[6]; dẫn đến tình trạng có đơn vị thừa giáo viên bộ môn này nhưng vẫn phải hợp đồng lao động để dạy các môn khác còn thiếu.

- Chất lượng đội ngũ giáo viên ở một số đơn vị còn hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu công việc.

2.3. Về cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học ở một số cơ sở giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu về cả số lượng và chất lượng:

- Diện tích đất bình quân trên 1 học sinh mầm non của các trường thuộc huyện Hàm Yên và 09 trường mầm non huyện Yên Sơn chưa đảm bảo diện tích 12m2/học sinh.

- Tỷ lệ phòng học kiên cố còn thấp đặc biệt là bậc học mầm non và tiểu học (huyện Sơn Dương chỉ có 9,9% phòng học mầm non kiên cố; huyện Yên Sơn có 19,12% phòng học tiểu học kiên cố); tỷ lệ bếp ăn bậc mầm non đúng quy cách thấp; cơ sở vật chất các phòng chức năng, phòng bộ môn chưa đảm bảo (Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở Na Hang, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú ATK Sơn Dương, chưa có trang thiết bị dạy học, đặc biệt 02 trường mới thành lập: Trường Trung học phổ thông Lâm Bình và Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở Lâm Bình chưa có thiết bị dạy học và thiếu phòng học cũng như phòng làm việc và phòng chức năng); diện tích phòng học của một số cơ sở giáo dục hẹp, không đủ để bố trí số lượng học sinh theo định mức quy định.

- Tỷ lệ phòng học tạm, phòng học mượn ở một số địa phương cao, có nơi cơ sở vật chất không đảm bảo ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả dạy và học của các cơ sở giáo dục[7].

- Một số nơi không có đủ lớp học để thực hiện việc sắp xếp các điểm trường về trung tâm hoặc các điểm trường khác.

- Một số trường của thành phố Tuyên Quang bố trí số lượng học sinh bình quân/lớp vượt quá quy định trường chuẩn quốc gia: Tiểu học Phan Thiết (44 học sinh/lớp), Tiểu học Bình Thuận (36 học sinh/lớp), Tiểu học Hồng Thái (39 học sinh/lớp); Trung học cơ sở Phan Thiết (46 học sinh/lớp).

2.4. Nguyên nhân

- Một số cấp ủy, chính quyền chưa thực sự chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo sắp xếp lại điểm trường, bố trí lại các lớp học cho phù hợp với yêu cầu dạy học và gắn với chủ trương tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chưa chủ động tham mưu thực hiện sắp xếp điểm trường, lớp học có hiệu quả, còn tâm lý muốn giữ ổn định để giữ biên chế được giao.

- Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nhất là xây dựng mới trường học còn hạn chế.

- Một số cơ sở giáo dục quỹ đất hẹp, không đủ điều kiện để mở rộng, đầu tư nâng cấp, cải tạo được các phòng học, phải bố trí học sinh quá số lượng tối đa theo quy định[8].

- Giao thông một số thôn, bản vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, do vậy sắp xếp các điểm trường để học sinh về học tại trường trung tâm gặp khó khăn, mặc dù số lượng học sinh/lớp thấp[9].

- Việc bố trí, sử dụng giáo viên ở một số trường chưa phù hợp với quy mô từng trường, từng lớp học.

Phần III

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đến năm 2021, Tuyên Quang có quy mô các điểm trường, lớp học phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, vừa đáp ứng tốt yêu cầu trước mắt, vừa đảm bảo ổn định và phát triển lâu dài; phát huy và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện có, đồng thời đầu tư xây dựng lớp học, đầu tư trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện; chú trọng phát triển giáo dục ở vùng dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Thực hiện tốt chính sách phát triển giáo dục gắn với xây dựng trường chuẩn quốc gia, xây dựng trường phổ thông dân tộc bán trú, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

2. Mục tiêu cụ thể

- Khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập về bố trí điểm trường, lớp học hiện tại: Sắp xếp lại, giảm 302 điểm trường lẻ (mầm non 204 điểm, tiểu học 97 điểm, trung học cơ sở 01 điểm) có quy mô nhỏ, khoảng cách gần nhau, giao thông đi lại thuận lợi, có số lượng học sinh/lớp ít để bố trí học tại trường trung tâm và các điểm trường gần trung tâm; bố trí phù hợp số học sinh/lớp nhằm từng bước đáp ứng được các yêu cầu theo quy định và phục vụ việc học tập tốt nhất cho người học; giảm 160 lớp, nhóm trẻ; tiết kiệm 257 giáo viên.

- Đến năm học 2020-2021, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ đạt 30%; tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đi mẫu giáo đạt 100%; tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi: Tiểu học 100%; trung học cơ sở: 99%; trung học phổ thông: 88%.

- Tăng số lượng học sinh/lớp tiến tới đảm bảo sĩ số học sinh/lớp theo quy định của Điều lệ các cấp học đối với những nơi có điều kiện thuận lợi[10].

- Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học; học sinh có điều kiện học tốt nhất, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đến năm 2021, xây dựng 253 phòng học kiên cố.

- Bố trí đội ngũ giáo viên phù hợp với quy mô, hệ thống trường, lớp học, đáp ứng yêu cầu dạy và học để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục ở các cấp học.

II. DỰ BÁO DÂN SỐ TRONG ĐỘ TUỔI ĐI HỌC VÀ QUY MÔ, TRƯỜNG, LỚP HỌC GẮN VỚI BỐ TRÍ SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC GIAI ĐOẠN 2017-2021

1. Dự báo dân số (Theo số liệu rà soát, điều tra của huyện, thành phố; số liệu dự báo đến năm 2025 do Cục Thống kê cung cấp)

Nhóm tuổi đi học

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Dự báo đến năm 2025

Từ 0 - dưới 3 tuổi

43.842

43.935

45.715

46.589

46.598

Từ 3 - dưới 6 tuổi

52.858

49.720

46.646

45.304

45.387

Từ 6-10 tuổi

72.932

78.889

82.824

84.245

72.235

Từ 11-14 tuổi

46.459

47.974

49.201

52.522

50.958

Từ 15-17 tuổi

28.201

27.387

28.283

27.311

37.301

2. Quy mô trường, lớp học, điểm trường và bố trí số lượng người làm việc giai đoạn 2017-2021

2.1. Năm học 2017-2018: Toàn tỉnh tăng 9.395 học sinh (mầm non tăng 2.398 học sinh, tiểu học tăng 3.565 học sinh, trung học cơ sở tăng 1.977 học sinh, trung học phổ thông tăng 1.455 học sinh); tăng 161 lớp (mầm non tăng 104 nhóm, lớp, tiểu học tăng 102 lớp, trung học cơ sở giảm 40 lớp, trung học phổ thông giảm 05 lớp); giảm 58 điểm trường so với năm học 2016-2017. Cụ thể:

Cấp học

Số trường

Số điểm trường

Số học sinh (trẻ)

Lớp (nhóm trẻ)

Số lượng người làm việc

Số lượng người làm việc còn thiếu

Ghi chú

Tổng số

Tăng, giảm (-) so với năm học 2016-2017

Tổng số

Tăng, giảm (-) so với năm học 2016-2017

Tổng số

Tăng, giảm (-) so với năm học 2016-2017

Tổng số

Tăng, giảm (-) so với năm học 2016-2017

Mầm non

149

 

706

-31

62.332

2.398

2.279

104

2.492

-250

Có 02 trường ngoài công lập

Tiểu học

144

 

413

-27

72.787

3.565

3.195

102

4.545

-122

Có 01 trường ngoài công lập

THCS

157

 

4

 

47.491

1.977

1.229

-40

3.240

 

 

THPT

30

 

 

 

24.713

1.455

627

-5

1.681

 

 

Tổng toàn tỉnh

480

 

1.123

-58

207.323

9.395

7.400

161

11.958

-372

Đã báo cáo Bộ Nội vụ không cắt giảm biên chế sự nghiệp của tỉnh để bổ sung số giáo viên còn thiếu

2.2. Năm học 2018-2019: Toàn tỉnh tăng 6.160 học sinh (tiểu học tăng 6.050, trung học cơ sở tăng 949, trung học phổ thông tăng 1.100 mầm non giảm 1.939); tăng 148 lớp (tiểu học tăng 173 lớp, trung học cơ sở tăng 21 lớp, mầm non giảm 41 nhóm, lớp, trung học phổ thông giảm 05 lớp); tăng 01 trường mầm non ngoài công lập; giảm 69 điểm trường so với năm học 2017-2018. Cụ thể:

Cấp học

Tổng số trường

Tổng số điểm trường

Số học sinh (trẻ)

Lớp (nhóm trẻ)

Số tinh giản biên chế

Số lượng người làm việc được giao

Số lượng người làm việc thừa, thiếu (-)

Ghi chú

Tổng số

Tăng, giảm (-) so với năm học 2017-2018

Tổng số

Tăng, giảm (-) so với năm học 2017-2018

Tổng số

Tăng, giảm (-) so với năm học 2017-2018

Tổng số

Tăng, giảm (-) so với năm học 2017-2018

Mầm non

150

1

656

-50

60.393

-1.939

2.239

-41

85

2.407

-13

Có 03 trường ngoài công lập

Tiểu học

144

 

394

-19

78.837

6.050

3.368

173

82

4.463

-290

Có 01 trường ngoài công lập

THCS

157

 

4

 

48.440

949

1.320

21

66

3.174

-106

 

THPT

30

 

 

 

25.813

1.100

622

-5

16

1.665

-5

 

Tổng

481

1

1.054

-69

213.483

6.160

7.549

148

249

11.709

-414

 

2.3. Năm học 2019-2020: Toàn tỉnh tăng 3.582 học sinh (tiểu học tăng 4.065 học sinh, trung học cơ sở tăng 902 học sinh, trung học phổ thông tăng 287 học sinh, mầm non giảm 1.672 trẻ); tăng 91 lớp (tiểu học tăng 116 lớp; trung học cơ sở tăng 20 lớp; mầm non giảm 40 nhóm, lớp; trung học phổ thông giảm 05 lớp); giảm 64 điểm trường so với năm học 2018-2019. Cụ thể:

Cấp học

Tổng số trường

Tổng số điểm trường

Số học sinh (trẻ)

Lớp (nhóm trẻ)

Số tinh giản biên chế

Số lượng người làm việc được giao

Số lượng người làm việc thừa, thiếu (-)

Ghi chú

Tổng số

Tăng, giảm (-) so với năm học 2018-2019

Tổng số

Tăng, giảm (-) so với năm học 2018-2019

Tổng số

Tăng, giảm (-) so với năm học 2018-2019

Tổng số

Tăng, giảm (-) so với năm học 2018-2019

Mầm non

150

 

614

-42

58.720

-1.672

2.199

-40

69

2.338

58

Có 03 trường ngoài công lập

Tiểu học

144

 

373

-21

82.902

4.065

3.484

116

158

4.305

-297

Có 01 trường ngoài công lập

THCS

157

 

3

-1

49.342

902

1.340

20

90

3.084

-128

 

THPT

30

 

 

 

26.100

287

617

-5

63

1.602

-52

 

Tổng

481

 

990

-64

217.064

3.582

7.640

91

380

11.329

-419

 

2.4. Năm học 2020-2021: Tăng 3.558 học sinh (tiểu học tăng 1.305 học sinh, trung học cơ sở tăng 3.180 học sinh, trung học phổ thông giảm 20 học sinh, mầm non giảm 907 trẻ); tăng 82 lớp (tiểu học tăng 37 lớp; trung học cơ sở tăng 71 lớp; mầm non giảm 21 nhóm,lớp; trung học phổ thông giảm 05 lớp); giảm 111 điểm trường so với năm học 2019-2020. Cụ thể:

Cấp học

Tổng số trường

Tổng số điểm trường

Số học sinh (trẻ)

Lớp (nhóm trẻ)

Số tinh giản biên chế

Số lượng người làm việc được giao

Số lượng người làm việc thừa, thiếu (-)

Ghi chú

Tổng số

Tăng, giảm (-) so với năm học 2019-2020

Tổng số

Tăng, giảm (-) so với năm học 2019-2020

Tổng số

Tăng, giảm (-) so với năm học 2019-2020

Tổng số

Tăng, giảm (-) so với năm học 2019-2020

Mầm non

151

1

533

-81

57.813

-907

2.178

-21

98

2.240

-62

Có 04 trường ngoài công lập

Tiểu học

144

 

343

-30

84.207

1.305

3.521

37

216

4.089

-260

 

THCS

157

 

3

 

52.522

3.180

1.411

71

123

2.961

-258

 

THPT

30

 

 

 

26.080

-20

612

-5

78

1.524

-67

 

Tổng

482

1

879

-111

220.622

3.558

7.722

82

515

10.814

-647

 

* Năm học 2017-2018: Ủy ban nhân dân tỉnh đã báo cáo Bộ Nội vụ không cắt giảm 330 người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp để cân đối cho sự nghiệp giáo dục.

*Đến năm học 2020-2021: Toàn tỉnh còn thiếu 1.522 người (thiếu 708 người do tăng nhóm, lớp; 814 người thực hiện tinh giản biên chế).

(Có các phụ lục số 02 đến phụ lục số 06 chi tiết từng năm học kèm theo)

III. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Năm học 2017 - 2018

Sắp xếp, giảm 58 điểm trường mầm non và tiểu học để chuyển học sinh về Trung tâm hoặc về các điểm trường khác, cụ thể:

Cấp học

Tổng số

Lâm Bình

Na Hang

Chiêm Hóa

Hàm Yên

Yên Sơn

Sơn Dương

TP. Tuyên Quang

Ghi chú

Mầm non

31

2

3

9

8

3

5

1

 

Tiểu học

27

0

5

4

8

8

2

0

UBND thành phố đề nghị sắp xếp điểm trường Dùm của Trường Tiểu học Nông Tiến về Trung tâm, nhưng do khoảng cách xa (7 km) nên giữ nguyên điểm trường Dùm,

Tổng số

58

2

8

13

16

11

7

1

 

2. Năm học 2018 - 2019

Sắp xếp, giảm 69 điểm trường mầm non và tiểu học để chuyển học sinh về Trung tâm hoặc về các điểm trường khác, cụ thể:

Cấp học

Tổng số

Lâm Bình

Na Hang

Chiêm Hóa

Hàm Yên

Yên Sơn

Sơn Dương

TP. Tuyên Quang

Mầm non

50

4

2

4

8

5

25

2

Tiểu học

19

0

4

3

2

4

5

1

Tổng số

69

4

6

7

10

9

30

3

3. Năm học 2019 - 2020:

Sắp xếp, giảm 64 điểm trường mầm non, tiểu học và Trung học cơ sở để chuyển học sinh về Trung tâm hoặc về các điểm trường khác, cụ thể:

Cấp học

Tổng số

Lâm Bình

Na Hang

Chiêm Hóa

Hàm Yên

Yên Sơn

Sơn Dương

TP. Tuyên Quang

Mầm non

42

2

3

4

6

6

17

4

Tiểu học

21

1

3

1

6

3

4

3

THCS

1

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số

64

3

6

5

12

9

21

8

4. Năm học 2020 - 2021:

Sắp xếp, giảm 111 điểm trường mầm non, tiểu học để chuyển học sinh về trung tâm hoặc về các điểm trường khác, cụ thể:

Cấp học

Tổng số

Lâm Bình

Na Hang

Chiêm Hóa

Hàm Yên

Yên Sơn

Sơn Dương

TP. Tuyên Quang

Mầm non

81

1

8

3

17

15

34

3

Tiểu học

30

2

5

1

6

7

7

2

Tổng số

111

3

13

4

23

22

41

5

(Có các phụ lục số 07, 08 kèm theo)

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án: 164.300 triệu đồng để xây dựng 253 phòng học mới, gồm:

- Cấp học mầm non: 155 phòng học.

- Cấp học tiểu học: 98 phòng học.

2. Dự kiến nguồn kinh phí thực hiện Đề án:

- Ngân sách Trung ương (Trái phiếu Chính phủ, Chương trình mục tiêu), ngân sách tỉnh: 115.307 triệu đồng.

- Ngân sách huyện, thành phố: 48.993 triệu đồng.

(Có phụ lục số 09 kèm theo)

V. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền

- Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo sự đồng thuận cao của hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc thực hiện sắp xếp lại điểm trường, lớp học. Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, vai trò nòng cốt của ngành giáo dục và đào tạo, trách nhiệm của các ngành chức năng với quyết tâm cao, quyết liệt, chỉ đạo đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài sự nghiệp giáo dục của tỉnh.

- Phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội; các tổ chức trong công tác tuyên truyền, vận động, trong tổ chức thực hiện các nội dung thiết thực và hiệu quả; nâng cao nhận thức của nhân dân, nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thông qua sắp xếp lại điểm trường, lớp học hợp lý; tạo sự đồng thuận, ủng hộ và tự giác thực hiện của phụ huynh, học sinh.

2. Nâng cao chất lượng dạy và học

- Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số; thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông gắn với năng lực tự học, ý thức tự quản của học sinh; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự học.

- Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục đạo đức trong và ngoài nhà trường cho học sinh. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên về các hình thức và đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh. Tăng cường các hoạt động xã hội của học sinh để bảo tồn truyền thống văn hóa các dân tộc, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hoạt động trong và ngoài nhà trường.

- Khai thác, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đặc biệt là những thành tựu công nghệ thông tin - truyền thông để cá biệt hóa quá trình dạy học, tạo điều kiện cho người học có cơ hội lựa chọn cách tiếp cận phù hợp với nhu cầu, năng lực và điều kiện của bản thân, thực hiện nguyên tắc tôn trọng sự phát triển cá nhân, khuyến khích và phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh.

- Đổi mới công tác phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo học sinh có năng khiếu. Nâng cao chất lượng giáo dục ngoài giờ chính khóa phù hợp với nội dung giáo dục đặc thù như phát huy bảo tồn văn hóa dân tộc; tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, giáo dục học sinh bán trú kỹ năng sống; đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở ở các trường phổ thông dân tộc bán trú.

- Quản lý chặt chẽ chất lượng giáo dục - đào tạo của các cơ sở giáo dục ngoài công lập, bảo đảm quyền lợi của người học.

- Thành lập các Trường phổ thông dân tộc bán trú theo Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 10/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020. Đối với những địa bàn không thành lập trường bán trú nhưng có điều kiện giao thông đi lại khó khăn, không thể đi về trong ngày, xem xét bố trí các lớp bán trú để đảm bảo học sinh được học tập trong điều kiện tập trung; thực hiện chính sách theo quy định hỗ trợ của Hội đồng nhân dân tỉnh tại Nghị quyết số 10/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 về quy định khoảng cách và địa bàn làm căn cứ xác định học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày; mức khoán kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

- Đối với những nơi tổ chức học 02 buổi/ngày, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo ngành giáo dục bố trí lịch học tập đối với từng khối lớp, đảm bảo hợp lý, ổn định, tạo điều kiện cho phụ huynh học sinh yên tâm công tác, lao động sản xuất; đồng thời đảm bảo chất lượng, hiệu quả dạy và học đặc biệt là đối với các trường chuẩn Quốc gia.

3. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

- Tập trung nguồn lực, tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục, trong đó trước mắt ưu tiên đầu tư các hạng mục trực tiếp đến việc điều chỉnh mạng lưới trường, lớp; huy động lồng ghép các chương trình, dự án, đề án, các nguồn vốn: Ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, huyện, xã, nguồn xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, các nguồn tài trợ, huy động xã hội hóa, lồng ghép các chương trình dự án khác... để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, điện nước, vệ sinh môi trường đối với các trường học một cách đồng bộ. Trong đó ưu tiên cho các trường học thực hiện sắp xếp điểm trường, các trường có nhiều học sinh bán trú.

- Tranh thủ tối đa nguồn lực xã hội hóa; tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư.

- Đầu tư xây dựng các hạng mục đảm bảo các hoạt động của nhà trường (phòng học, nhà vệ sinh, điện, nước, bếp ăn... còn thiếu do chuyển học sinh từ điểm trường lẻ về học tại trường chính hoặc thiếu do tăng quy mô học sinh).

- Ưu tiên, tập trung nguồn lực để thực hiện xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, trường chất lượng cao, chuẩn hóa giáo dục vùng cao; bố trí vốn đầu tư thực hiện Đề án theo lộ trình.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch bố trí, sử dụng cơ sở vật chất của các điểm trường được sắp xếp để chuyển học sinh về học tại trung tâm hoặc các điểm trường khác có hiệu quả, tránh lãnh phí.

4. Về đất đai

- Mở rộng quỹ đất, tận dụng quỹ đất hiện có; bố trí quỹ đất ở các khu đô thị mới, khu tái định cư, khu vực đông dân cư để xây dựng thêm các phòng học, mở rộng diện tích trường, lớp học, đảm bảo đủ quỹ đất cho phát triển quy mô lâu dài, sân chơi, bãi tập, công trình thể thao để đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện.

- Thực hiện giao đất đã được giải phóng mặt bằng để xây dựng trường, lớp học; khuyến khích và có hình thức ghi công các cá nhân, tổ chức tự nguyện hiến tặng đất để xây dựng trường học.

- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn, các chương trình dự án, xã hội hóa để thực hiện mở rộng quỹ đất cho các cơ sở giáo dục; tiếp tục tuyên truyền vận động hiến đất cho nhà trường.

5. Phát triển đội ngũ công chức, viên chức giáo dục

- Xây dựng đội ngũ giáo viên giai đoạn 2017-2021 và những năm tiếp theo ở từng cấp học theo hướng toàn diện, chuẩn hóa, đảm bảo số lượng phù hợp, đồng bộ về cơ cấu. Hằng năm, rà soát, bố trí số lượng người làm việc đảm bảo yêu cầu dạy và học. Bố trí số lượng giáo viên phù hợp để nâng cao tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến trường.

- Chú trọng giáo dục toàn diện đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp; chuyên môn, nghiệp vụ; hiểu biết xã hội; kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên giỏi, có tâm huyết, đủ năng lực hội nhập quốc tế, thông qua chính sách tuyển dụng đặc thù, phát hiện đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ, trong nước và ngoài nước.

- Sắp xếp lại, bố trí hợp lý đội ngũ giáo viên gắn với thực hiện nghiêm túc chủ trương tinh giản biên chế theo lộ trình. Quản lý chặt chẽ, khoa học trong công tác tuyển dụng, bố trí cân đối giáo viên giữa các môn học, giữa các bậc học, giữa các trường theo vị trí việc làm; bố trí hợp lý giáo viên nơi thừa sang nơi thiếu, môn thừa sang môn thiếu để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của việc dạy và học theo từng năm học.

- Triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện tự chủ đối với một số đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý để ưu tiên bố trí số lượng người làm việc cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh theo quy định.

- Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần, từng bước nâng cao chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trường học theo quy định.

6. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục

- Tăng cường và khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển các loại hình giáo dục ngoài công lập, đặc biệt là ở các địa bàn trung tâm, các khu công nghiệp, các phường, thị trấn và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển.

- Mở rộng tổ chức các quỹ khuyến học, bảo trợ giáo dục, khuyến khích các cá nhân và tổ chức đóng góp vào sự phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức.

- Tăng cường xúc tiến, vận động đầu tư và tạo môi trường thuận lợi để thu hút, tổ chức giới thiệu danh mục các chương trình, dự án phát triển mạng lưới giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông với các nhà đầu tư nước ngoài và hỗ trợ các dịch vụ cần thiết (về chính sách, chủ trương, thủ tục hành chính...) nhằm thu hút đầu tư.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nội vụ

- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo, của huyện, thành phố; tham mưu điều chỉnh số lượng người làm việc giữa các cấp học của từng huyện, thành phố để đảm bảo bố trí hợp lý số lượng người làm việc đáp ứng yêu cầu dạy và học từng năm học.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về đề xuất, kiến nghị của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố điều chỉnh, bổ sung nội dung của Đề án cho phù hợp với điều kiện thực tế.

- Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố triển khai thực hiện Đề án. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học.

- Phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án; thẩm định, tham mưu đề xuất của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố về điều chỉnh, bổ sung các nội dung trong quá trình thực hiện Đề án phù hợp với thực tiễn từng năm học (nếu có).

3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối ngân sách, bố trí kinh phí đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học để thực hiện Đề án; hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan xử lý tài sản, cơ sở vật chất do việc sắp xếp lại điểm trường theo phân cấp quản lý.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối nguồn vốn đầu tư tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp học để thực hiện Đề án.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, thành phố về kế hoạch sử dụng đất của các cơ sở giáo dục; tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh giải pháp đảm bảo đủ quỹ đất xây dựng trường, lớp học và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở giáo dục theo quy hoạch phát triển giáo dục.

6. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

- Căn cứ vào Đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh, hằng năm, rà soát chính xác số lượng học sinh từng cấp học để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện đảm bảo sát thực, hiệu quả. Cân đối ngân sách huyện, huy động các nguồn kinh phí để xây dựng phòng học, bố trí trang thiết bị dạy và học đáp ứng yêu cầu.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong ngành giáo dục và nhân dân về sự cần thiết trong thực hiện Đề án sắp xếp lại điểm trường, lớp học để nâng cao chất lượng giáo dục.

- Phê duyệt phương án bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên theo từng cấp học; xây dựng và thực hiện kế hoạch bố trí sử dụng cơ sở vật chất đối của các điểm trường được sắp xếp để chuyển học sinh về học tại trung tâm hoặc các điểm trường khác đảm bảo hiệu quả, tránh lãng phí. Hằng năm, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, tiếp nhận đảm bảo khoa học số lượng người làm việc từng cấp học; đảm bảo cân đối giáo viên, từng bước khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên giữa các môn học, các cấp học, giữa các trường trên địa bàn huyện cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục của từng năm học.

- Kịp thời phát hiện những nội dung chưa phù hợp của Đề án, đề xuất, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung bằng văn bản các nội dung của Đề án, gửi Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh

- Tuyên truyền về chủ trương sắp xếp lại điểm trường, lớp học gắn với bố trí số lượng người làm việc đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh; vận động các tổ chức, cá nhân, đoàn viên, hội viên và Nhân dân đồng thuận, tích cực tham gia thực hiện Đề án.

- Tham gia giám sát, phản ánh việc tổ chức thực hiện Đề án với Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

8. Đề nghị Huyện ủy, Thành ủy: Lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương sắp xếp lại điểm trường, lớp học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án trên địa bàn.

9. Các Sở, ban, ngành có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến việc thực hiện Đề án theo quy định./.

 



[1] Cấp học tiểu học mới đạt 22 học sinh/lớp (theo Điều lệ trường Tiểu học thì số lượng tối đa là 35 học sinh/ lớp). Trong đó một số huyện thấp hơn bình quân 22 học sinh/lớp: Lâm Bình 18 học sinh/ lớp; Na Hang 15 học sinh/lớp; Chiêm Hóa 21 học sinh/ lớp; Yên Sơn 21 học sinh/lớp.

Cấp THCS mới đạt 33 học sinh/ lớp (theo Điều lệ trường THCS thì số lượng tối đa là 45 học sinh/lớp), riêng huyện Lâm Bình mới đạt 27 học sinh/lớp.

Cấp THPT đạt 36,3 học sinh/lớp (theo Điều lệ Trường THPT thì số lượng tối đa là 45 học sinh/lớp).

[2]Tại điểm 3. Về rà soát chức năng, nhiệm vụ; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy

[3] Na Hang 04 trường; Chiêm Hóa: 04 trường; Hàm Yên: 05 trường; Yên Sơn: 02 trường; Sơn Dương: 06 trường

[4]- Cấp học Mầm non: Lâm Bình có 4 trường có từ 7 điểm trường đến 9 điểm trường; Na Hang có 05 trường có từ 8 điểm trường đến 15 điểm trường; Chiêm Hóa có 04 trường có từ 8 điểm trường đến 10 điểm trường; Hàm Yên có 10 trường có từ 7 đến 11 điểm trường; Yên Sơn có 11 trường có từ 7 điểm trường đến 14 điểm trường; Sơn Dương có 10 trường có từ 7 đến 14 điểm trường; thành phố Tuyên Quang có 1 trường có 8 điểm trường.

- Cấp học Tiểu học: Lâm Bình có 02 trường có 05 điểm trường; Na Hang có 11 trường có từ 5 đến 11 điểm trường; Chiêm Hóa có 02 trường có từ 5 đến 6 điểm trường; Hàm Yên có 5 trường có từ 5 đến 8 điểm trường; Yên Sơn có 7 trường có từ 5 đến 8 điểm trường; Sơn Dương có 1 trường có 5 điểm trường; thành phố Tuyên Quang có 1 trường có 06 điểm trường.

Trường tiểu học Đội Cấn, TP Tuyên Quang có 06 điểm trường (điểm Thôn 7 cách điểm chính 3km có 05 lớp/157 học sinh) trong đó có 35 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 ăn bán trú.

[5] Ví dụ: huyện Sơn Dương: Trường Mầm non Hợp Hòa (Điểm trường Thanh Bình cách điểm chính 200 m/cùng 1 thôn; điểm Đồng Chùa cách điểm trung tâm 800m) cơ sở vật chất thiếu phòng học và không đảm bảo cho dạy học nên xã không tuyển được nhóm trẻ  tử 0-3 tuổi.

[6] - Cấp tiểu học: Lâm Bình thừa 02 giáo viên văn hóa, các huyện khác thiếu giáo viên văn hóa; các huyện thừa giáo viên tiếng anh (Chiêm Hóa 02, Hàm Yên 04, Yên Sơn 08, Sơn Dương 02, TP. Tuyên Quang 06), các môn khác lại thiếu..

- Trung học cơ sở: Lâm Bình thừa 5, Chiêm Hóa thừa 6, Yên Sơn thừa 7, thành phố thừa 1 giáo viên văn sử, trong khi Na Hang thiếu 4, Hàm Yên thiếu 6, Sơn Dương thiếu 5 giáo viên văn sử. Thành phố thừa 10, Yên Sơn thừa 8 giáo viên toán lý, trong khi các huyện khác đều thiếu giáo viên toán lý. Yên Sơn thừa giáo viên toán lý và giáo viên ngoại ngữ, mỹ thuật nhưng lại thiếu giáo viên sinh hóa, công nghệ, sinh địa....

- Trung học phổ thông: Thừa giáo viên lý, thể dục, thiếu các môn còn lại.

[7] - Cấp học mầm non: Na Hang có 19,5%; Chiêm hóa có 16,6%, Yên Sơn có 21,8%  phòng học là phòng tạm, phòng mượn;

- Cấp học Tiểu học: Chiêm Hóa có 19,7%, Yên Sơn có 20,99% phòng học là phòng tạm, phòng mượn.

Nhiều điểm trường cơ sở vật chất không đảm bảo, ví dụ: Trường tiểu học Đội Cấn, TP Tuyên Quang: Điểm trường ở thôn 7 không có phòng chờ cho giáo viên, phòng học xuống cấp, không đảm bảo điều kiện về ánh sáng, không an toàn cho học sinh. Điểm Khe Xoan không có sơ sở vật chất phải nhờ địa điểm tại trường THCS Đội Cấn để dạy vào buổi chiều nên gặp khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

[8] Trường Tiểu học, Trung học Cơ sở Phan Thiết; trường Tiểu học Hồng Thái, An Tường, thành phố Tuyên Quang; Trường Tiểu học Đăng Châu, Sơn Dương; Trường TCHS thị trấn Na Hang; Trường THPT Xuân Vân....

[9] Điểm trường Ma Long, trường TH Phù Loan, Hàm Yên khoảng cách đến trung tâm 5km, đường đèo dốc; điểm trường thôn 700, trường MN Hùng Đức và Tiểu học Hùng Đức, Hàm Yên cách Trung tâm 12km, đường đèo dốc; điểm Khau Luông, MN và Tiểu học Kiến Thiết, Yên Sơn cách trung tâm 25km, đường đèo dốc; điểm Ngòi Trườn, trường TH 19-8, Sơn Dương cách trung tâm 12km, đường đèo dốc....

[10] Cấp học tiểu học: 35 học sinh/lớp; cấp học THCS: 45 học sinh/lớp; cấp học THPT: 45 học sinh/lớp.