Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2954/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 13 tháng 11 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;

Căn cứ Nghị định 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 513/TTr-STNMT ngày 13/10/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các Giám đốc sở: Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các cơ quan: Cục Thuế tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Báo Thái Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Tổng cục ĐC&KS Việt Nam;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NNTNMT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hồng Diên

 

PHƯƠNG ÁN

BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2954/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình)

Nhằm đảm bảo quản lý, bảo vệ có hiệu quả tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; ngăn chặn, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, bảo vệ môi trường, sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản; cụ thể hóa công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; thực hiện quy định tại Điều 16, Điều 18 Luật Khoáng sản năm 2010, Điều 13 Nghị định 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ; Điều 17, Điều 18 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Thái Bình, như sau:

I. TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN, THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH; NHỮNG TỒN TẠI HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Tiềm năng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình phát hiện được 38 điểm khoáng sản. Tiềm năng khoáng sản tỉnh Thái Bình được tổng hợp theo bảng như sau:

Nhóm khoáng sản

Khoáng sản

Tiềm năng Dự báo

Cộng

Nhiên liệu

Khí đốt

Mỏ khoáng sản

1

Than nâu

Điểm khoáng sản

1

Kim loại

Titan (ilmelit- zircon)

Điểm khoáng sản

1

Khoáng chất công nghiệp

Sét gốm

Điểm khoáng sản

1

Vật liệu xây dựng

Sét gạch ngói

Mỏ khoáng sản

6

Cát san lấp

Mỏ khoáng sản

23

Nước khoáng - nóng

Nước Khoáng - nóng

Điểm khoáng sản

4

Nước khoáng

Mỏ khoáng sản

1

 

Cộng

 

38

2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình

2.1. Công tác ban hành văn bản

- Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 08/7/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, chấn chỉnh các hoạt động khai thác, kinh doanh vận chuyển, tiêu thụ cát lòng sông, bãi biển trên địa bàn tỉnh;

- Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 19/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa và phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ cát trái phép trên các tuyến sông;

- Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND ngày 30/11/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành “Quy định về quản lý hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản, đấu giá quyền khai thác khoáng sản, sử dụng bến bãi để chứa và trung chuyển khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình”;

- Quy chế phối hợp kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác cát trên các tuyến sông giáp ranh các tỉnh, thành phố: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Phòng ký ngày 10/5/2013; Quy chế phối hợp quản lý hành chính và hoạt động khai thác khoáng sản trên các tuyến sông giáp ranh giữa 3 tỉnh Hà Nam, Hưng Yên và Thái Bình ký ngày 20/3/2014;

- Quyết định: Số 2485/QĐ-UBND ngày 18/10/2012 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng cát lòng sông, ven biển trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2020, số 2252/QĐ-UBND ngày 03/10/2014 về việc bổ sung nội dung Điều 1 Quyết định số 2485/QĐ-UBND ngày 18/10/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng cát lòng sông, ven biển trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2020, số 1594/QĐ-UBND ngày 17/7/2015 về việc bổ sung mỏ cát ven biển xã Thụy Trường huyện Thái Thụy vào Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng cát lòng sông, ven biển trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2020;

- Quyết định số 2015/QĐ-UBND ngày 04/9/2015 về việc bổ sung 3 mỏ cát ven biển xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy vào khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình;

- Công văn: Số 3976/UBND-NNTNMT ngày 19/10/2016, số 1056/UBND-NNTNMT ngày 27/3/2017 về việc ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 560/QĐ-UBND ngày 07/3/2017 về việc điều chỉnh quy hoạch bến bãi trung chuyển, kinh doanh cát và vật liệu xây dựng ven sông trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020;

- Công văn số 788/UBND-NNTNMT ngày 10/3/2017 về việc kiểm tra, xử lý việc khai thác cát trái phép;

- Công điện khẩn số 03/CĐ-UBND ngày 11/4/2017 và Văn bản số 1610/UBND-NNTNMT ngày 28/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý khai thác cát;

- Quyết định số 854/QĐ-UBND ngày 18/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt kết quả Khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015 - 2025;

- Công văn số 1681/UBND-NNTNMT ngày 8/5/2017 về việc thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tại Công văn số 4341/VPCP-NC ngày 27 tháng 4 năm 2017;

- Quyết định số 1549/QĐ-UBND ngày 16/6/2017 về việc ban hành quy chế phối hợp trao đổi thông tin, phát hiện và xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Thái Bình;

- Quyết định số 1870/QĐ-UBND ngày 13/7/2017 về việc phê duyệt giá tính thuế tài nguyên theo quy định tại Thông tư 44/2017/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài Chính;

- Công văn số 3044/UBND-NNTNMT ngày 10/8/2017 và Công văn số 3748/UBND-NNTNMT ngày 29/9/2017 của UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát, sỏi;

2.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản

Hàng năm, giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về Luật Khoáng sản cho Ủy ban nhân dân cấp huyện (lãnh đạo các phòng ban trực thuộc đơn vị, lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã và cán bộ phụ trách về lĩnh vực khoáng sản) và các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

2.3. Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản

Đến thời điểm 01/7/2017, tình hình cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình, cụ thể như sau:

a. Cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản

Tổng số Giấy phép thăm dò khoáng sản: Ủy ban nhân dân tỉnh đã cấp 21 Giấy phép; Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp 02 Giấy phép (Chi tiết tại Phụ lục 1).

b. Cấp Giấy phép khai thác khoáng sản

Ủy ban nhân dân tỉnh đã cấp 14 Giấy phép khai thác khoáng sản, trong đó: 10 Giấy phép khai thác, 01 Giấy phép chuyển nhượng, 03 Giấy phép gia hạn; Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp 02 Giấy phép (Chi tiết tại Phụ lục số 3).

2.4. Công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn địa phương tại thời điểm lập Phương án

Nhằm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành: Công văn số 3976/UBND-NNTNMT ngày 19/10/2016, số 1056/UBND-NNTNMT ngày 27/3/2017 về việc ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn tỉnh; Công văn số 788/UBND-NNTNMT ngày 10/3/2017 về việc kiểm tra, xử lý việc khai thác cát trái phép; Công điện khẩn số 03/CĐ-UBND ngày 11/4/2017 và Văn bản số 1610/UBND-NNTNMT ngày 28/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý khai thác cát; Quyết định số 1549/QĐ-UBND ngày 16/6/2017 về việc ban hành quy chế phối hợp trao đổi thông tin, phát hiện và xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Công văn số 3044/UBND-NNTNMT ngày 10/8/2017 và Công văn số 3748/UBND-NNTNMT ngày 29/9/2017 của UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát, sỏi.

Các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện các văn bản nêu trên làm cho hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh dần đi vào nề nếp, hạn chế các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; quy định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản.

2.5. Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân

a. Những tồn tại, hạn chế

Thời gian gần đây, còn một số trường hợp khai thác khoáng sản cát trái phép trên sông Trà Lý và trên tuyến sông Hồng do nhu cầu san lấp, phát triển mở rộng cơ sở hạ tầng, khu dân cư đô thị...

b. Nguyên nhân

Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về khoáng sản: Lực lượng cán bộ tại cấp huyện và cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cả về số lượng và chuyên môn, do kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực (đất đai, môi trường và khoáng sản).

Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi (chủ yếu thực hiện sau giờ nghỉ hành chính, tập trung vào ban đêm, vào các ngày nghỉ, ngày lễ).

Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác cát gặp nhiều khó khăn, các cá nhân hoạt động khai thác chủ yếu vào ban đêm, sáng sớm. Để phát hiện xử lý kịp thời vi phạm cần tổ chức kiểm tra thường xuyên, có phương tiện tàu hoặc xuồng cao tốc, kinh phí lớn, việc tạm giữ phương tiện tang vật để xử lý khó khăn vì không có bến bãi neo đậu; mức xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực khoáng sản còn thấp chưa đủ sức răn đe các đối tượng khai thác cát trái phép; việc kiểm tra hoạt động khai thác cát trái phép cần có sự tham gia tích cực của các sở, ngành và chính quyền địa phương các cấp phối hợp xử lý; nhiều Phương tiện khai thác cát có công suất lớn ở tỉnh ngoài hoạt động lén lút để khai thác cát trái phép ở các khu vực giáp ranh khi có kiểm tra gắt gao thì di chuyển tạm thời sang tỉnh khác.

II. THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG, DIỆN TÍCH CÁC KHU VỰC THĂM DÒ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN VÀ KHU VỰC KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC

I. Các khu vực thăm dò khoáng sản

1.1. Các khu vực khoáng sản do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép đã hoàn thành thăm dò: 21 khu vực (Chi tiết tại Phụ lục 1).

1.2. Các khu vực khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép đã hoàn thành công tác thăm dò: 2 khu vực (Chi tiết tại Phụ lục 1).

- Khu vực đất quốc phòng: 496 khu vực với tổng diện tích 903.670 m2 ( 90,367 ha);

- Khu vực đất an ninh: 30 khu vực với tổng diện tích 141.580 m2 (14,158 ha);

- Đất công trình giao thông và hành lang an toàn giao thông: 26 khu vực với tổng diện tích 13.976.000 m2 (1.397,6 ha);

- Đất thủy lợi, đê điều: 6 khu vực với tổng diện tích 17.641.000 m2 (1.764,1 ha);

- Đất thuộc đường dẫn điện, kho xăng dầu, nhà máy nhiệt điện: 19 khu vực với tổng diện tích 5.014.020 m2 (501,4 ha);

5.2. Khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản:

Khu vực bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đang được nhà nước xem xét công nhận, yêu cầu về quốc phòng:

- Khu bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đang được nhà nước xem xét công nhận: 617 khu vực với tổng diện tích 1.170.306,3 m2 (117 ha).

- Khu vực yêu cầu về quốc phòng: 40 khu vực với tổng diện tích 26.280.000 m2 (2.628 ha).

III. CẬP NHẬT THÔNG TIN QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN CỦA TỈNH THÁI BÌNH ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT TÍNH ĐẾN THỜI ĐIỂM LẬP PHƯƠNG ÁN

Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2020 (Quy hoạch khoáng sản của tỉnh Thái Bình) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 70/2006/QĐ-UBND ngày 27/11/2006. Đến nay, Quy hoạch khoáng sản của tỉnh Thái Bình đã qua 03 lần điều chỉnh, bổ sung, gồm:

- Quyết định số 2485/QĐ-UBND ngày 18/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng cát lòng sông, ven biển trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2020;

- Quyết định số 2252/QĐ-UBND ngày 03/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc bổ sung nội dung Điều 1 Quyết định số 2485/QĐ-UBND ngày 18/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng cát lòng sông, ven biển trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2020;

- Quyết định số 1594/QĐ-UBND ngày 17/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc bổ sung mỏ cát ven biển xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy vào Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng cát lòng sông, ven biển trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2020.

IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ BAN NGÀNH TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh

2. Các khu vực đã được UBND tỉnh phê duyệt trữ lượng khoáng sản:

Trên địa bàn tỉnh có 21 khu vực đã được UBND tỉnh phê duyệt trữ lượng khoáng sản (Chi tiết tại Phụ lục 2).

3. Các khu vực khai thác khoáng sản

3.1. Các khu vực khoáng sản do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép đang còn hiệu lực: 14 khu vực (Chi tiết tại Phụ lục 3).

3.2. Các khu vực khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép đang còn hiệu lực: 01 khu vực (Chi tiết tại Phụ lục 3).

4. Khu vực khoáng sản chưa khai thác

Các khu vực khoáng sản chưa khai thác bao gồm:

- Các bãi bồi ven sông (gồm cát và đất sét);

- Khu vực mỏ cát chìm ven biển, cửa sông;

- Khu vực mỏ cát gần các công trình đê, kè cống, rừng ngập mặn... đã được xác định cắm biển cấm khai thác cát;

- Khu vực mỏ nước khoáng đã được phát hiện nhưng chưa được cấp phép thăm dò, khai thác.

5. Khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đã phê duyệt (tại 854/QĐ-UBND ngày 18/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Khoanh định 1.759 khu vực, tổng diện tích 106.472.824,4 m2 (10.647,3 ha) (trong đó: 1.102 khu vực cấm hoạt động khoáng sản, diện tích 79.022.518,1 m2 (7.902,3 ha); 657 khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, diện tích 27.450.306,3 m2 (2.745 ha), cụ thể:

5.1  Khu vực cấm hoạt động khoáng sản gồm:

Khu vực hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, đất có di tích lịch sử - Văn hóa, đất do cơ sở tôn giáo sử dụng, khu du lịch, khu vực bảo vệ rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn, khu vực đất quốc phòng, khu vực đất an ninh, đất công trình giao thông và hành lang an toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, dẫn điện, xăng dầu:

- Xử lý chất thải: 33 khu vực với tổng diện tích 224.612,1 m2 (22,5 ha);

- Nhà máy nước: 37 khu vực với tổng diện tích 141.017,3 m2 (14,1 ha);

- Di tích lịch sử - Văn hóa: 179 khu vực với tổng diện tích 529.616,8 m2 (53 ha);

- Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng: 263 khu vực với tổng diện tích 676.861,9 m2 (67,7 ha)

- Khu du lịch: 01 khu vực với tổng diện tích 21.540 m2 (2,2 ha);

- Khu vực bảo vệ rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn: 12 khu vực với tổng diện tích 39.752.600 m2 (3.975,26 ha);

Các sở ban ngành, đoàn thể thuộc tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao:

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản và các văn bản: Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản; Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 19/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa và phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ cát trái phép trên các tuyến sông; Quy hoạch thăm dò, khai thác cát lòng sông, ven biển trên địa bàn tỉnh; Quy hoạch bến bãi trung chuyển, kinh doanh vật liệu xây dựng ven sông trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện “Quy chế phối hợp kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác cát trên các tuyến sông giáp ranh các tỉnh, thành phố: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Phòng” ký ngày 10/5/2013; ‘‘Quy chế phối hợp quản lý hành chính và hoạt động khai thác khoáng sản trên các tuyến sông giáp ranh giữa 3 tỉnh Hà Nam, Hưng Yên và Thái Bình” ký ngày 20/3/2014 trong hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản tại địa phương; kiểm tra các bến bãi tập kết, kinh doanh cát và vật liệu xây dựng ven các tuyến sông, bãi biển trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường quản lý thu thuế, Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, ký Quỹ phục hồi môi trường, phí, lệ phí về hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản theo quy định. Kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác các mỏ cát đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khoáng sản; tiếp tục thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công điện số 03/CĐ-UBND ngày 11/4/2017 và Văn bản số 1610/UBND-NNTNMT ngày 28/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý khai thác cát; Công văn số 3044/UBND-NNTNMT ngày 10/8/2017 và Công văn số 3748/UBND-NNTNMT ngày 29/9/2017 của UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát, sỏi; thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, xây dựng Kế hoạch kiểm tra khai thác khoáng sản cát trên các tuyến sông, ven biển và tuyến sông giáp ranh giữa các tỉnh; phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, công bố các Quy hoạch thăm dò, khai thác cát lòng sông, ven biển, Quy hoạch bến bãi trung chuyển, kinh doanh vật liệu xây dựng ven sông trên địa bàn tỉnh. Thiết lập đường dây điện thoại nóng tại Sở để cập nhật thông tin và phối hợp với các cơ quan chức năng trong tỉnh để kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật khoáng sản và thực hiện theo Quy chế phối hợp đã ký với các tỉnh giáp ranh.

3. Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh

Phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã trong tỉnh và các tỉnh, thành phố giáp ranh theo các Quy chế đã ký kết: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản; tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra để phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp khai thác cát trái phép, khai thác cát vượt ra ngoài phạm vi được cấp phép và mua, bán, vận chuyển, tiêu thụ cát không có nguồn gốc hợp pháp; tham gia các đợt thanh tra liên ngành trên toàn tỉnh để xử lý theo quy định của pháp luật về khoáng sản. Thường xuyên kiểm tra các khu vực khoáng sản chưa khai thác, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

4. Sở Giao thông Vận tải

Phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra các hoạt động nạo vét, khơi thông luồng lạch và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đình chỉ các đơn vị lợi dụng việc nạo vét để khai thác cát, không thực hiện đúng chuẩn tắc thiết kế, thời gian nạo vét trên các tuyến đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng đối với đường thủy nội địa địa phương.

5. Sở Xây dựng

Phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố rà soát Quy hoạch thăm dò, khai thác cát lòng sông, ven biển trên địa bàn tỉnh; Quy hoạch bến bãi trung chuyển, kinh doanh vật liệu xây dựng ven sông trên địa bàn tỉnh; không quy hoạch thăm dò, khai thác cát lòng sông, ven biển thuộc diện tích nạo vét, khơi thông luồng hàng hải, luồng đường thủy nội địa quốc gia đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hướng dẫn và chỉ đạo các địa phương thực hiện quy hoạch các điểm trung chuyển, kinh doanh cát và vật liệu xây dựng ven sông, ven biển; quản lý việc xây dựng cơ bản các công trình của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Thường xuyên kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm đê điều, kè, cống; phối hợp chặt chẽ với ngành Tài nguyên và môi trường và các sở, ngành tham mưu thực hiện việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cát lòng sông, ven biển nhằm bảo đảm an toàn đê điều, rừng ngập mặn và khu vực nuôi trồng thủy hải sản và đất sản xuất nông nghiệp.

7. Sở Nội vụ

Phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xác định cắm mốc giới, gắn với việc thực hiện Quyết định số 513/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

8. Cục Thuế tỉnh

Tăng cường các biện pháp kiểm tra, quản lý thuế, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường, lệ phí về hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển tài nguyên khoáng sản của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm hành chính về thuế đối với các hoạt động tiêu thụ, khai thác trái phép dẫn đến thiếu nghĩa vụ thuế, trốn thuế, gian lận thuế.

9. Sở Công thương

Chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế mỏ các dự án khai thác khoáng sản theo thẩm quyền.

10. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

Thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại các khu vực thuộc di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.

V. TRÁCH NHIỆM CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, XÃ; HÌNH THỨC XỬ LÝ TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐỂ XẢY RA TÌNH TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÁI PHÉP

Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn quản lý.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Chỉ đạo các phòng, đơn vị chức năng, Ủy ban nhân dân cấp xã, nhất là các xã ven sông, ven biển thực hiện đúng thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định tại các Điều 18, 81 Luật Khoáng sản; phối hợp với các sở, ngành liên quan thường xuyên thực hiện bảo vệ khu vực khoáng sản chưa khai thác. Tổ chức kiểm tra rà soát các điểm cho thuê, mượn đất làm bến bãi kinh doanh cát, việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính...; tổ chức kiểm tra, xử lý kiên quyết, triệt để các trường hợp khai thác cát trái phép, mua, bán, vận chuyển, tiêu thụ cát không có nguồn gốc hợp pháp, cho thuê bến bãi chứa cát không đúng thẩm quyền; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về khoáng sản. Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền tại địa phương trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.

Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nếu để hoạt động khoáng sản trái phép kéo dài trên địa bàn quản lý, gây bức xúc trong dư luận, tác động xấu đến cảnh quan môi trường, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương phải nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với cán bộ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Trường hợp phát hiện cán bộ, công chức bao che, tiếp tay cho hoạt động khoáng sản trái phép; thỏa thuận, cho phép các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trái pháp luật phải xử lý, kỷ luật. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý.

VI. QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CẤP PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

Các Tổ chức hoạt động khai thác khoáng sản: Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật khoáng sản; phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; chấp hành nghiêm công tác kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng. Chỉ được phép khai thác khoáng sản trong khu vực mỏ đã được cấp phép; thực hiện việc báo cáo đúng sản lượng khai thác khoáng sản theo quy định; đăng ký số lượng phương tiện, số hiệu phương tiện, số giờ khai thác trong ngày, vị trí khai thác, công suất khai thác theo từng ngày, tháng và số điện thoại liên lạc của thuyền trưởng, máy trưởng với cơ quan quản lý (Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã); thực hiện đầy đủ việc cắm phao tiêu, biển báo ranh giới mỏ đã được cấp phép; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật khoáng sản; thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công điện số 03/CĐ-UBND ngày 11/4/2017 và Văn bản số 1610/UBND-NNTNMT ngày 28/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý khai thác cát.

VII. QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP GIỮA CÁC SỞ, NGÀNH CÓ LIÊN QUAN TRONG VIỆC CUNG CẤP, XỬ LÝ THÔNG TIN VÀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TRÁI PHÉP

Các cơ quan, đơn vị đã nêu tại mục IV, trong phạm vi chức năng quản lý, kịp thời phát hiện, cung cấp thông tin và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, Sở Tài nguyên và Môi trường bảo vệ các khu vực khoáng sản chưa được cấp phép khai thác.

VIII. KẾ HOẠCH, CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN; KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kế hoạch và các giải pháp thực hiện

1.1. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, UBND xã, phường, thị trấn:

- Chủ động phát hiện, lập kế hoạch bảo vệ khoáng sản chưa khai thác hàng năm và tổ chức thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm về khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh các trường hợp vượt thẩm quyền, khai thác khoáng sản trái phép liên quan đến các địa bàn, địa phương lân cận.

- Khi phát hiện hoạt động khoáng sản trái phép phải chủ động tổ chức, huy động lực lượng để giải tỏa, ngăn chặn; lập Biên bản hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân; xử lý theo thẩm quyền, trường hợp, vượt quá thẩm quyền, phải báo cáo cơ quan cấp trên để xử lý theo quy định.

- Đối với các trường hợp phức tạp, nằm ngoài tầm kiểm soát, đã tổ chức lực lượng và có các biện pháp xử lý nhưng vẫn không thể giải quyết phải kịp thời báo cáo cơ quan cấp trên. Các trường hợp khẩn cấp có thể thông báo qua điện thoại, nhưng sau đó phải có văn bản báo cáo cụ thể.

- Thực hiện báo cáo định kỳ tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn địa phương theo quy định tại điểm d Khoản 2, điểm c Khoản 3 Điều 17 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ. Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.

1.2. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương kiểm tra, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo Phương án đã được phê duyệt.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về tổng kết, đánh giá công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh và Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản hàng năm cho Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại điểm b Khoản 4 Điều 7, điểm c Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ.

2. Kinh phí thực hiện

Hàng năm (cùng với thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước), các cơ quan, gồm:

2.1. Sở Tài nguyên và Môi trường

Lập dự toán chi nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

2.2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã

Cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện có trách nhiệm lập dự toán kinh phí chi cho nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định, hình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; đồng thời gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp. Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách và nguồn thu từ cấp quyền khai thác khoáng sản năm kế hoạch được hưởng theo phân cấp, cơ quan Tài chính trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.

IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Yêu cầu thủ trưởng các cơ quan liên quan (các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Tài chính; Cục Thuế tỉnh, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh); Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Báo Thái Bình, Đài truyền hình tỉnh Thái Bình; các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò, Giấy phép khai thác khoáng sản thực hiện nghiêm túc Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Thông báo cho các doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản thực hiện nghiêm túc Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Thái Bình;

- Theo dõi, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Thái Bình; kịp thời tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp tình hình thực tế./.

 

PHỤ LỤC 1

CÁC KHU VỰC ĐÃ ĐƯỢC CẤP PHÉP THĂM DÒ KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định 2954/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2017 của UBND tỉnh Thái Bình)

A-Giấy phép thăm dò khoáng sản do UBND tỉnh cấp

TT

Vị trí khu vực thăm dò

Diện tích (ha)

Loại khoáng sản

Tên đơn vị được cấp phép

Số giấy phép

Ngày cấp

Thời hạn thăm dò, kể từ ngày ký GP (tháng)

Ghi chú

1

Xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư, xã Hoa Nam và Đồng Phú, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

13,3

Cát

Sở Tài nguyên và Môi trường

01/GP-UBND

04/11/2005

02

 

2

Xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

90

Cát

Chi nhánh Công ty Cổ phần Vạn Phúc

2448/QĐ-UBND

03/9/2008

05

 

3

Mỏ cát bãi biển khu vực xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

80

Cát

Công ty TNHH Hải Vương

3697/QĐ-UBND

31/12/ 2008

05

 

4

Mỏ cát số I tại cửa Trà Lý (khu vực ngoài Cồn Mờ) huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

90

Cát

Công ty Cổ phần xây lắp Dầu Khí 1

1869/QĐ-UBND

18/8/2009

05

 

5

Mỏ cát số II tại cửa Trà Lý (khu vực ngoài Cồn Mờ) huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

86

Cát

Công ty Cổ phần xây lắp Dầu Khí 1

1868/QĐ-UBND

18/8/2009

05

 

6

Khu vực 1 tại xã Hồng Thái, huyện kiến Xương và khu II tại xã Thái Thọ, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

10

Cát

Công ty TNHH Hải Vương

2534/QĐ-UBND

21/10/2009

05

 

7

Xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

13

Cát

Công ty Cổ phần Cát Đại Lợi

2573/QĐ-UBND

28/10/2009

05

 

8

Xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

19

Cát

Công ty Cổ phần Cát Đại Lợi

2569/QĐ-UBND

28/10/2009

05

 

9

Xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

21

Cát

Công ty Cổ phần Cát Đại Lợi

2574/QĐ-UBND

28/10/2009

05

 

10

Xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

33,31

Cát

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hà Thành - UDIC

634/QĐ-UBND

16/4/2010

06

 

11

Xã Bách Thuận, Tự Tân, Hoà Bình và Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

41,7

Cát

Công ty cổ phần Cát Đại Lợi

1711/QĐ-UBND

11/9/2010

06

 

12

Xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

8,5

Cát

Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Thương mại Phương Anh

19B/GP-UBND

01/04/2013

03

 

13

Xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

12,95

Cát

Công ty TNHH Hải Vương

19/GP-UBND

01/04/2013

04

 

14

Xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

19,8

Cát

Công ty đầu tư XNK Thăng Long

04/GP-UBND

04/03/2013

05

 

15

Xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

90

Cát

Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Hà Thành - UDIC

01/GP-UBND

16/01/2015

06

 

16

Xã Việt Thuận và xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

24

Cát

Công ty Cổ phần SHC

02 /GP-UBND

30/01/2015

05

 

17

Xã Hồng An, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

18,7

Cát

Công ty Cổ phần Cát Đại Lợi

06/GP-UBND

11/5/2015

03

 

18

Thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

18,19

Cát

Công ty Cổ phần Cát Đại Lợi

08/GP-UBND

13/5/2015

06

 

19

Xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

96

Cát

Công ty Cổ phần SHC

26/GP-UBND

5/10/2015

09

 

20

Xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

96

Cát

Công ty TNHH MTV Kinh doanh khai thác VLXD Sao Đỏ

23/GP-UBND

10/9/2015

06

 

21

Xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

96

Cát

Công ty Cổ phần Xây lắp Sao Việt

22/GP-UBND

10/9/2015

06

 

B-Giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ TN&MT cấp

TT

Vị trí khu vực thăm dò

Diện tích

Loại khoáng sản

Tên đơn vị được cấp phép

Số giấy phép

Ngày cấp

Thời hạn thăm dò, kể từ ngày ký GP (tháng)

Ghi chú

1

LK 78, Xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

01LK thuộc tờ bản đồ F-48-94-A

Nước khoáng

Công ty TNHH Một thành viên nước khoáng Men

987/GP-BTNMT

27/5/2014

30

 

2

Xã Nam Thịnh và Xã Nam Hưng, huyện Tiền Hải

5,29 km2

Than

Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam

1924/GP-BTNMT

30/7/2015

48

 

 

PHỤ LỤC 2

CÁC KHU VỰC ĐÃ ĐƯỢC UBND TỈNH THÁI BÌNH PHÊ DUYỆT TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2954/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2017 của UBND tỉnh Thái Bình)

TT

Vị trí khu vực đã phê duyệt trữ lượng

Loại khoáng sản

Tên đơn vị chủ đầu tư

QĐ phê duyệt trữ lượng

Ngày phê duyệt

Thăm dò theo GP

Trữ lượng địa chất đã được phê duyệt

Cấp 121

Cấp 122

(m3)

(m3)

1

Xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư, xã Hoa Nam và Đồng Phú huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

Cát

Sở Tài nguyên và Môi trường

3990/QĐ-UBND

30/12/2005

01/GP-UBND

0

307.234

2

Xã Đông Minh, Đông Hoàng, Đông Long, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Cát

Chi nhánh Công ty cổ phần Vạn Phúc

1867/QĐ-UBND

18/10/2009

2448/QĐ-UBND

0

2.051.000

3

Xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Cát

Công ty TNHH Hải Vương

774/QĐ-UBND

04/5/2010

3697/QĐ-UBND

0

2.432.000

4

Mỏ cát số I tại cửa Trà Lý (khu vực ngoài Cồn Mờ) huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Cát

Công ty Cổ phần xây lắp Dầu Khí 1

2341/QĐ-UBND

30/9/2009

1869/QĐ-UBND

0

2.579.634

5

Mỏ cát số II tại cửa Trà Lý (khu vực ngoài Cồn Mờ) huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Cát

Công ty Cổ phần xây lắp Dầu Khí 1

2342/QĐ-UBND

30/9/2009

1868/QĐ-UBND

0

2.439.063

6

Khu vực I tại xã Hồng Thái huyện kiến Xương và khu II tại xã Thái Thọ, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Cát

Công ty TNHH Hải Vương

901/QĐ-UBND

27/5/2010

2534/QĐ-UBND

0

187.000

7

Xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

Cát

Công ty Cổ phần Cát Đại Lợi

697/QĐ-UBND

27/4/2010

2573/QĐ-UBND

0

439.000

8

Xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

Cát

Công ty Cổ phần Cát Đại Lợi

614/QĐ-UBND

13/4/2010

2569/QĐ-UBND

0

842.000

9

Xã Nam Phú, huyện Tiền Hải

Cát

Công ty Cổ phần Cát Đại Lợi

613/QĐ-UBND

13/4/2010

2574/QĐ-UBND

0

811.000

10

Xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Cát

Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Hà Thành - UDIC

1506/QĐ-UBND

11/8/2010

634/QĐ-UBND

0

1.569.404

11

Xã Bách Thuận, Tự Tân, Hòa Bình và Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Cát

Công ty Cổ phần Cát Đại Lợi

209/QĐ-UBND

14/02/2011

1711/QĐ-UBND

0

1.349.948

12

Xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Cát

Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Thương mại Phương Anh

1918/QĐ-UBND

30/8/2013

19B/GP-UBND

0

419.183

13

Xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Cát

Công ty TNHH Hải Vương

2039/QĐ-UBND

19/9/2013

19/GP-UBND

53.018

524.222

14

Xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Cát

Công ty đầu tư XNK Thăng Long

1322/QĐ-UBND

25/6/2013

04/GP-UBND

0

547.106

15

Xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Cát

Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Hà Thành - UDIC

595/QĐ-UBND

27/3/2015

01/GP-UBND

0

1.068.464

16

Xã Việt Thuận và xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Cát

Công ty Cổ phần SHC

178/QĐ-UBND

08/6/2015

02/GP-UBND

0

1.180.681

17

Xã Hồng An, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Cát

Công ty Cổ phần Cát Đại Lợi

1887/QĐ-UBND

19/8/2015

06/GP-UBND

134.843

665.450

18

Thị trấn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Cát

Công ty Cổ phần Cát Đại Lợi

2115/QĐ-UBND

16/9/2015

08/GP-UBND

0

934.839

19

Xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Cát

Công ty Cổ phần SHC

96/QĐ-UBND

13/01/2016

26/GP-UBND

1.734.075

8.127.687

20

Xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Cát

Công ty TNHH MTV Kinh doanh khai thác VLXD Sao Đỏ

2802/QĐ-UBND

17/11/2015

23/GP-UBND

1.256.390

8.169.148

21

Xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Cát

Công ty Cổ phần Xây lắp Sao Việt

2781/QĐ-UBND

16/11/2015

22/GP-UBND

2.231.611

8.153.418

 

PHỤ LỤC 3

CÁC KHU VỰC ĐÃ ĐƯỢC CẤP PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định 2954/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2017 của UBND tỉnh Thái Bình)

A-Giấy phép khai thác khoáng sản do UBND tỉnh cấp

TT

Vị trí khu mỏ

Diện tích (ha)

Loại khoáng sản

Tên đơn vị được cấp phép

Số giấy phép, ngày cấp

Thời hạn khai thác, kể từ ngày ký GP

Trữ lượng địa chất huy động vào khai thác

Công suất khai thác

Ghi chú

(m3)

(m3/năm)

 

1

Mỏ cát Cọc Sáu xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

20,269 ha

Cát

Công ty Cổ phần Cát Đại Lợi

04/GP- STNMT, 29/08/2011

08 năm, 02 tháng

785.415

95.000

 

2

Mỏ cát Hà Lão xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. (phần diện tích bãi bồi)

15,5 ha

Cát

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hà Thành - UDIC

03/GP- UBND, 23/02/2017

04 năm

702.104

52.800

Gia hạn

3

Mỏ cát Bách Thuận xã Bách Thuận, mỏ cát Tự Tân xã Tự Tân và mỏ cát Gò Non xã Hòa Bình và Nguyên Xá, huyện Vũ Thư

37,36 ha

Cát

Công ty Cổ phần Cát Đại Lợi

28/GP- UBND, 10/05/2012

- Mỏ cát Bách Thuận: 8 năm 7 tháng;

- Mỏ cát Tự Tân: 5 năm 7 tháng;

- Mỏ cát Gò Non: 8 năm 4 tháng.

1.200.690

48.000

 

4

Mỏ cát xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

19,8 ha

Cát

Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Thăng Long

01/GP-UBND, 17/01/2014

11 năm 04 tháng

547.106

48.000

 

5

Mỏ cát xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

7,5 ha

Cát

Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Thương mại Phương Anh

11/GP- UBND, 04/04/2014

05 năm

367.500

23.100

 

6

Mỏ cát xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư

12,95 ha

Cát

Công ty Cổ phần Cát Đại Lợi

03/GP-UBND, 18/3/2015

05 năm

577.240

48.000

Chuyển nhượng

7

Mỏ cát số 04 xã Hồng An, huyện Hưng Hà

18,04 ha

Cát

Công ty Cổ phần Cát Đại Lợi

13/GP-UBND, 07/6/2016

12 năm 9 tháng

800.293

62.400

 

8

Mỏ cát Dốc Văn, thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà

18,19 ha

Cát

Công ty Cổ phần Cát Đại Lợi

14/GP-UBND, 07/6/2016

10 năm 11 tháng

934.839 m3

81.120

 

9

Mỏ cát ven biển xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

90 ha

Cát

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hà Thành UDIC

27/GP-UBND, 12/10/2015

09 năm 05 tháng

1.068.464

91.000

 

10

Mỏ cát biển Thụy Trường 03, xã Thụy Trường, Thái Thụy

96 ha

Cát

Công ty Cổ phần xây lắp Sao Việt

25/GP-UBND, 11/10/2016

08 năm (từ 09/5/2016)

10.385.029

1.248.000

 

11

Mỏ cát biển Thụy Trường 02, xã Thụy Trường, Thái Thụy

96 ha

Cát

Công ty TNHH MTV KD VLXD Sao Đỏ

26/GP-UBND, 11/10/2016

07 năm (từ 09/5/2016)

10.425.538

1.497.600

 

12

Mỏ cát xã Việt Thuận và Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, Thái Bình

18,23 ha

Cát

Công ty Cổ phần SHC

27/GP-UBND, 17/10/2016

06 năm 02 tháng

780.255

123.200

 

13

Mỏ cát Bình Thanh xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

11,1 ha

Cát

Công ty cổ phần Cát Đại Lợi

30/GP-UBND, ngày 30/12/2016

02 năm

487.199

250.000

Gia hạn

14

Mỏ cát xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

8,35 ha

Cát

Công ty Cổ phần Cát Đại Lợi

20/GP-UBND, ngày 19/8/2015

05 năm

284.360

48.000

Gia hạn

B-Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ TNMT cấp

TT

Số giấy phép, ngày cấp

Tên đơn vị được cấp phép

Loại khoáng sản

Vị trí khu vực mỏ

Thời hạn Khai thác, kể từ ngày ký GP

Công suất

Ghi chú

1

1579/GP-ĐCKS, 10/7/2001

Công ty CP Dịch vụ Dầu khí Thái Bình

Nước khoáng

Thôn Lạc Thành Nam, xã Tây Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

10 năm

134 m3/ngày đêm

 

2

2018/2003/GP- BTNM, 31/10/2013

Công ty Cổ phần Vital

Nước khoáng

Xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

20 năm

200 m3/ngày đêm