ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2971/QĐ-UBND | Huế, ngày 28 tháng 12 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỜI KỲ 2006-2015.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết 3g/2006/NQBT-HĐND ngày 10/4/2006 của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010;
Căn cứ Quyết định số 4252/2004/QĐ-UB, ngày 15/12/2004 của UBND tỉnh về việc phân công phân cấp giải quyết một số vấn đề trong công tác đầu tư và xây dựng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 317/KHĐT-CNDL, ngày 25/12/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (công nghiệp - TTCN) trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2006-2015 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển:
- Quy hoạch các cụm công nghiệp - TTCN phải phù hợp với tiềm năng và lợi thế của từng vùng, đa dạng về cơ cấu; gắn với nhu cầu thị trường và công tác bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử... Phát huy tối đa nội lực và lợi thế so sánh của các địa phương; thực hiện phân bố lại lực lượng sản xuất trên địa bàn; phát triển các cụm công nghiệp - TTCN gắn liền với việc nâng cao tiềm lực quốc phòng và an ninh quốc gia.
- Phát huy lợi thế là một tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, thuộc hành lang Đông - Tây để xây dựng các cụm công nghiệp - TTCN phục vụ cho phát triển sản xuất công nghiệp – TTCN và các hoạt động du lịch, dịch vụ kho vận, bến bãi, trung chuyển hàng hóa; tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi để thu hút đầu tư trong và ngoài nước…
- Tăng cường liên kết, phối hợp, có sự phân công hợp lý trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Quan tâm phát triển công nghiệp nông thôn để tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nông thôn và thành thị; từng bước xoá bỏ chênh lệch giữa các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa với khu vực thành thị.
2. Mục tiêu phát triển:
a) Mục tiêu chung:
- Tạo bước chuyển biến căn bản trong thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - TTCN trên địa bàn; góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành một tỉnh phát triển mạnh của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước;
- Tập trung nguồn lực, khai thác tiềm năng sẵn có để phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế so sánh như chế biến nông - lâm - thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, khai thác và chế biến khoáng sản, điện tử - tin học, hàng thủ công mỹ nghệ... với trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại, đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hình thành những sản phẩm chủ lực có thương hiệu uy tín trong phạm vi cả nước và quốc tế.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp, tăng nhanh giá trị gia tăng trong từng đơn vị sản phẩm; thành lập một số ngành công nghiệp phụ trợ để tạo đà thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến sâu, đủ sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
b) Một số mục tiêu cụ thể:
- Tạo quỹ đất, tập trung nguồn lực để xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho các cụm công nghiệp – TTCN;
- Giai đoạn 2006 –2010 chú trọng phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp với khả năng về vốn đầu tư, trình độ quản lý nhằm phục vụ công nghiệp hoá nông thôn; tranh thủ xây dựng, phát triển một số cơ sở công nghiệp có quy mô lớn khi có điều kiện;
- Phấn đấu đến năm 2008 mỗi huyện có ít nhất một cụm công nghiệp -TTCN có điều kiện hạ tầng phù hợp, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp – TTCN;
- Đến năm 2008 hoàn thành cơ bản việc di dời, sắp xếp lại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nằm xen lẫn trong các khu dân cư vào sản xuất tập trung trong các cụm công nghiệp - TTCN; tạo điều kiện liên kết, hợp tác giữa các cơ sở với nhau để hình thành các nhóm ngành sản xuất theo hướng chuyên môn hóa nhằm khai thác, phát huy tối đa các nguồn lực (vốn, thị trường, lao động, công nghệ...), nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp - TTCN.
3. Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp - TTCN tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2015.
a) Định hướng phát triển một số ngành nghề, sản phẩm trong các cụm công nghiệp - TTCN:
- Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, thực phẩm;
- Sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác, chế biến khoáng sản;
- Công nghiệp dệt may - da giày, thêu đan;
- Sản xuất, gia công sửa chữa cơ khí phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp chế biến và giao thông vận tải...;
- Sản xuất TTCN, hàng thủ công mỹ nghệ và khôi phục phát triển nghề và ngành nghề truyền thống;
Khuyến khích hình thành thêm một số loại hình dịch vụ kinh doanh kho vận, trung chuyển hàng hoá… tại một số cụm công nghiệp - TTCN có vị trí thuận lợi dọc Quốc lộ 1A, QL49…
b) Định hướng quy hoạch tổng thể các cụm công nghiệp - TTCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2015:
STT | Tên cụm công nghiệp-TTCN | Dự kiến diện tích đến năm 2015 (ha) | Trong đó: |
| Ghi chú |
Giai đoạn 2006-2010 (ha) | Giai đoạn 2011-2015 (ha) | ||||
I | Thành phố Huế | 100 | 100 | 0 |
|
1 | Cụm CN-TTCN Hương Sơ | 100 | 100 | 0 |
|
II | Huyện Hương Trà | 30 | 10 | 20 | (*) |
2 | Cụm CN-TTCN Bình Điền | 30 | 10 | 20 |
|
III | Huyện Hương Thủy | 191 | 100 | 91 |
|
3 | Cụm CN-TTCN Thủy Phương | 100 | 50 | 50 |
|
4 | Cụm CN-TTCN Thủy Vân | 41 | 30 | 11 |
|
5 | Cụm CN-TTCN Thủy Châu | 50 | 20 | 30 |
|
IV | Huyện Phú Vang | 100 | 61 | 39 |
|
6 | Cụm CN-TTCN Phú Đa | 50 | 31 | 19 |
|
7 | Cụm CN-TTCN Thuận An | 20 | 10 | 10 |
|
8 | Cụm CN-TTCN Phú Mỹ | 30 | 20 | 10 |
|
V | Huyện Phong Điền | 180 | 60 | 120 | (*) |
9 | Cụm CN-TTCN Hòa Bình Chương | 150 | 50 | 100 |
|
10 | Cụm CN-TTCN Điền Lộc | 30 | 10 | 20 |
|
VI | Huyện Phú Lộc | 50 | 23 | 27 |
|
11 | Cụm CN-TTCN La Sơn | 30 | 15 | 15 |
|
12 | Cụm CN-TTCN Vinh Hưng | 20 | 8 | 12 |
|
VII | Huyện Quảng Điền | 70 | 35 | 35 |
|
13 | Cụm CN-TTCN Quảng Phú | 25 | 15 | 10 |
|
14 | Cụm CN-TTCN Quảng Lợi | 20 | 10 | 10 |
|
15 | Cụm CN-TTCN Bắc An Gia | 25 | 10 | 15 |
|
VIII | Huyện Nam Đông | 20 | 6 | 14 |
|
16 | Cụm CN-TTCN Hương Hòa | 20 | 6 | 14 |
|
IX | Huyện A Lưới | 80 | 45 | 35 |
|
17 | Cụm CN-TTCN A Co | 30 | 20 | 10 |
|
18 | Cụm CN-TTCN Hương Phong | 50 | 25 | 25 |
|
| Tổng cộng | 821 | 440 | 381 |
|
(*) Cụm công nghiệp - TTCN Tứ Hạ (huyện Hương Trà) và cụm công nghiệp - TTCN Phong Điền (huyện Phong Điền) thuộc danh mục các khu công nghiệp ưu tiên thành lập mới đến 2015 theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến 2020 nên không thuộc phạm vi nghiên cứu của Quy hoạch này.
4. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp - TTCN giai đoạn 2006-2015:
a) Tổng nhu cầu: 620 tỷ đồng.
Trong đó: + Giai đoạn 2006-2010: 322 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2011-2015: 298 tỷ đồng.
b) Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác;
- Ngân sách hỗ trợ xây dựng một số công trình hạ tầng thiết yếu trong các cụm công nghiệp -TTCN tùy theo điều kiện ngân sách của tỉnh và tính bức thiết của từng cụm công nghiệp - TTCN vào mỗi thời kỳ theo quy định.
5. Các giải pháp chủ yếu:
a) Giải pháp về vốn:
- Sử dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn vốn hiện có; xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích hợp lý nhằm huy động tối đa các nguồn vốn, công nghệ, quản lý...
- Quan tâm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng các cụm công nghiệp - TTCN trên địa bàn.
- Quan tâm hỗ trợ thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực: ứng dụng công nghệ sản xuất mới; nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm (thị trường, nhãn hiệu hàng hoá, xúc tiến thương mại, triển lãm, giới thiệu sản phẩm...); đào tạo nâng cao tay nghề, năng lực quản lý theo quy định.
b) Giải pháp về xúc tiến đầu tư và thị trường:
- Khuyến khích các cơ sở sản xuất tiếp cận thị trường, tìm kiếm, khai thác thị trường trong và ngoài nước; quan tâm giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm doanh nghiệp trên các Website của tỉnh.
- Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, thông tin thị trường; xây dựng các hiệp hội ngành nghề để hỗ trợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức tốt việc thu thập và cung cấp các thông tin cần thiết về thương mại và kinh tế cho các doanh nghiệp; điều tra nghiên cứu, giới thiệu thị trường và bạn hàng cho các cơ sở sản xuất trong các cụm công nghiệp.
- Tăng cường liên kết giữa các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và giữa các đơn vị sản xuất trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong và ngoài tỉnh để tìm kiếm mở rộng thị trường…
- Quan tâm tìm kiếm, mở rộng thị trường cho loại hình dịch vụ trung chuyển hàng hoá, dịch vụ kho vận... , mở rộng loại hình dịch vụ cung ứng nguyên liệu, bán thành phẩm... cho các doanh nghiệp, đặc biệt cho các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp để thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp - TTCN.
c) Đào tạo nguồn nhân lực:
- Khuyến khích UBND các huyện, thành phố có kế hoạch chủ động phối hợp với các Trung tâm đào tạo nghề, các doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn mở các lớp đào tạo nghề theo nhu cầu của các nhà đầu tư.
- Quan tâm hỗ trợ cho các doanh nghiệp tự đào tạo nghề cho lực lượng lao động ở địa phương theo quy định. Chú trọng đầu tư nâng cấp các Trung tâm đào tạo nghề hiện có ở các địa phương nhằm đảm bảo đào tạo nghề phù hợp cho các doanh nghiệp đến đầu tư ở các cụm công nghiệp – TTCN, tạo sự chủ động trong việc cung ứng lao động có chất lượng cho các doanh nghiệp.
d) Phát triển các vùng nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp - TTCN:
- Liên kết hợp tác chặt chẽ với những đơn vị cung ứng nguyên liệu thông qua cơ chế hợp tác kinh tế cùng có lợi theo hướng ổn định lâu dài.
- Khuyến khích hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp có chất lượng cao, năng suất cao làm nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến.
đ) Các giải pháp khác:
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, phân công phân cấp, nâng cao năng lực quản lý nhà nước; tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Nghiên cứu, ban hành quy chế về quản lý các cụm công nghiệp - TTCN trên địa bàn tỉnh. Hoàn thiện công tác quản lý, điều hành đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
6. Tổ chức thực hiện:
a) Sở Công nghiệp:
- Có trách nhiệm triển khai, theo dõi, đôn đốc thực hiện Quy hoạch; tổ chức đánh giá định kỳ việc thực hiện Quy hoạch và chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh quy hoạch trong trường hợp cần thiết.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương xây dựng Quy chế quản lý cụm công nghiệp - TTCN trên địa bàn tỉnh.
b) Các Sở, ngành liên quan:
Theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn có trách nhiệm phối hợp với Sở Công nghiệp chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện Quy hoạch.
c) UBND các huyện và thành phố Huế:
- Thực hiện chức năng quản lý các cụm công nghiệp - TTCN trên địa bàn; tổ chức công bố danh mục các cụm công nghiệp –TTCN trên địa bàn.
- Tổ chức xây dựng quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp - TTCN.
- Chịu trách nhiệm quản lý, giải quyết các vướng mắc theo thẩm quyền quy định đối với các cụm công nghiệp - TTCN trên địa bàn. Những vấn đề vượt quá thẩm quyền thì phối hợp với các Sở, ngành liên quan để xem xét trình UBND tỉnh giải quyết.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Bưu chính Viễn thông, Thương mại; Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Huế, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 960/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cụm công nghiệp tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2 Quyết định 1307/QĐ-UBND năm 2015 bổ sung Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 3 Quyết định 30/2012/QĐ-UBND điều chỉnh quy hoạch cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh kèm theo Quyết định 02/2008/QĐ-UBND
- 4 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 5 Quyết định 1107/QĐ-TTg năm 2006 phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Nghị quyết 3g/2006/NQBT-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010 do Hội đồng nhân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa V, kỳ họp bất thường lần thứ 3 ban hành
- 7 Luật Đầu tư 2005
- 8 Quyết định 4252/2004/QĐ-UB quy định tạm thời phân công, phân cấp giải quyết một số vấn đề trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 9 Quyết định 148/2004/QĐ-TTg về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 30/2012/QĐ-UBND điều chỉnh quy hoạch cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh kèm theo Quyết định 02/2008/QĐ-UBND
- 2 Quyết định 1307/QĐ-UBND năm 2015 bổ sung Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 3 Quyết định 960/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cụm công nghiệp tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030