ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 303/2010/QĐ-UBND | Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 31 tháng 3 năm 2010 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
Căn cứ Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
Căn cứ Quyết định số 135/2003/QĐ ngày 09 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc củng cố và phát triển Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 87/2008/TT-BTC ngày 08 tháng 10 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 198/TTr-SLĐTBXH ngày 12 tháng 3 năm 2010; Báo cáo kết quả thẩm định văn bản số 1238/BC-STP ngày 29 tháng 12 năm 2009 của Sở Tư pháp và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 672/TTr-SNV ngày 29 tháng 3 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA Q BẢO TRỢ TRẺ EM TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 303/2010/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
- Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Ninh Thuận (sau đây gọi tắt là Quỹ) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận;
- Quỹ được thành lập nhằm mục đích vận động sự đóng góp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài tỉnh, tổ chức quốc tế cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của tỉnh Ninh Thuận;
- Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước. Văn phòng làm việc của Quỹ nằm trong trụ sở của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận;
- Tên giao dịch quốc tế của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Ninh Thuận: The Provincial Fund for Ninh Thuan Children.
1. Khai thác mọi nguồn lực bằng hình thức huy động sự đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, tổ chức quốc tế hỗ trợ thực hiện một số mục tiêu của Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Ninh Thuận. Trong đó, đặc biệt ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật, nạn nhân chất độc hoá học, trẻ em miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng và vùng bị thiên tai, dịch bệnh.
2. Bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Quỹ.
3. Quỹ hoạt động không vì mục đích thu lợi nhuận, không được lợi dụng chức năng của Quỹ để hoạt động bất hợp pháp.
4. Quỹ Bảo trợ trẻ em là tổ chức sự nghiệp đặc thù, được tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định của pháp luật.
5. Đối tượng được Quỹ Bảo trợ trẻ em hỗ trợ
- Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gồm: trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật;
- Trẻ em mắc các bệnh nặng, hiểm nghèo, chi phí điều trị cao; bị tai nạn thương tích;
- Trẻ em miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng bị thiên tai, dịch bệnh;
- Trẻ em thuộc gia đình nghèo vượt khó học giỏi;
- Trẻ em được tài trợ theo địa chỉ cụ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ;
- Hỗ trợ cho các đối tượng trẻ em khác phù hợp với tôn chỉ và mục đích của Quỹ.
Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ
1. Xây dựng phương hướng, kế hoạch hoạt động dài hạn và hằng năm của Quỹ, báo cáo Hội đồng bảo trợ Quỹ và trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh phê duyệt.
2. Khai thác, thu nhận các nguồn đóng góp trong và ngoài tỉnh; của tổ chức quốc tế; tạo nguồn vốn cho Quỹ và phát triển nguồn vốn thông qua những hoạt động kinh tế, văn hoá xã hội theo quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với các phòng, đơn vị trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố; các sở, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh triển khai thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch hoạt động đã được phê duyệt.
4. Tổ chức tuyên truyền các hoạt động của Quỹ và kết quả đóng góp của các nhà tài trợ.
5. Quản lý sử dụng tài chính, tài sản được giao và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
6. Xét duyệt các chương trình, dự án vận động đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
7. Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án theo quy định của pháp luật.
8. Định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Hội đồng bảo trợ Quỹ về tình hình thu, chi, tích lũy, quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các hoạt động của Quỹ.
1. Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Ninh Thuận có Giám đốc và 1 Phó Giám đốc. Giám đốc Quỹ là người đứng đầu Quỹ và chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo trợ Quỹ về toàn bộ hoạt động của Quỹ. Giám đốc, Phó Giám đốc Quỹ do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cử kiêm nhiệm.
2. Bộ máy giúp việc: tùy thuộc vào yêu cầu thực tế, nguồn kinh phí quản lý được trích và sự phát triển của Quỹ; số lượng viên chức cần thiết (kế toán, thủ quỹ, …) để bảo đảm hoạt động do Giám đốc Quỹ tuyển dụng, ký hợp đồng lao động hoặc sử dụng công chức của sở kiêm nhiệm sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của bộ máy giúp việc của Quỹ do Giám đốc Quỹ quy định trên cơ sở quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc Quỹ
1. Giám đốc Quỹ:
a) Định kỳ báo cáo kế hoạch và kết quả hoạt động của Quỹ với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Hội đồng bảo trợ Quỹ;
b) Quản lý vốn và tài sản của Quỹ (bao gồm bảo toàn và phát triển) theo quy định của Quy chế này và các quy định của pháp luật về quản lý vốn và tài sản;
c) Chuẩn bị nội dung các cuộc họp của Ban thường trực Hội đồng bảo trợ Quỹ và hội nghị toàn thể Hội đồng bảo trợ; chủ động đề xuất nội dung, biện pháp bảo tồn và phát triển của Quỹ;
d) Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội đồng bảo trợ Quỹ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Ninh Thuận;
đ) Căn cứ vào nhu cầu công việc và khả năng tài chính của Quỹ, Giám đốc Quỹ tuyển dụng cán bộ, viên chức và cộng tác viên theo đúng quy định của pháp luật;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến Quỹ.
2. Phó Giám đốc giúp Giám đốc Quỹ điều hành một số mặt công tác theo từng lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Quỹ về các nhiệm vụ được phân công. Phó Giám đốc Quỹ do Giám đốc Quỹ đề nghị, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đúng quy định pháp luật.
Điều 6. Nguồn thu của Quỹ Bảo trợ trẻ em
1. Thu từ đóng góp tự nguyện, tài trợ hợp pháp bằng tiền, hiện vật, giấy tờ có giá, các quyền tài sản và các loại tài sản khác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước dưới hình thức ủng hộ; hợp đồng tặng, cho tài sản; hiến, tặng di chúc của người để lại tài sản hoặc các hình thức khác vào Quỹ phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Tiếp nhận tài trợ có mục đích, có địa chỉ cụ thể để thực hiện theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ.
3. Kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp, bao gồm:
a) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước giao;
b) Kinh phí hỗ trợ chi thường xuyên theo định mức chi quản lý hành chính đối với số biên chế được cấp có thẩm quyền giao làm nhiệm vụ quản lý quỹ;
c) Kinh phí thực hiện các dịch vụ công, đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu của tỉnh, dự án, đề án (nếu có);
d) Kinh phí đối ứng cho các dự án viện trợ, tài trợ (nếu có).
4. Thu từ lãi tiền gửi (nếu có).
5. Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
Điều 7. Nội dung chi của Quỹ Bảo trợ trẻ em
1. Chi hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ nguồn huy động đóng góp, tài trợ bao gồm:
a) Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em bị khuyết tật như: phẫu thuật mắt, phẫu thuật vá môi hở hàm ếch, phẫu thuật dị tật vận động, phẫu thuật tim, …;
b) Hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh, đi lại và tiền ăn cho trẻ em bị mắc các bệnh nặng, hiểm nghèo, bị tai nạn thương tích chi phí điều trị cao;
c) Hỗ trợ kinh phí học nghề: học phí, tiền ăn, sách vở và đồ dùng học tập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có nhu cầu học nghề;
d) Hỗ trợ học bổng, sách vở và đồ dùng học tập cho học sinh thuộc gia đình nghèo, con thương binh, liệt sĩ, con gia đình có công với cách mạng vượt khó học giỏi;
đ) Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, cải tạo nâng cấp lớp mẫu giáo, trung tâm phục hồi chức năng, điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng căn cứ cách mạng;
e) Hỗ trợ tổ chức các ngày lễ, kỷ niệm cho trẻ em như: ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, Tết trung thu, gặp mặt trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vượt khó;
f) Hỗ trợ đột xuất cho trẻ em vùng bị thiên tai, dịch bệnh;
g) Hỗ trợ trẻ em nghèo học tại các lớp học tình thương do các tổ chức, cá nhân tổ chức;
h) Hỗ trợ trẻ em nghèo gặp các tai nạn rủi ro khác;
i) Hỗ trợ trẻ em có địa chỉ cụ thể theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ;
k) Hỗ trợ cho các đối tượng trẻ em khác phù hợp với tôn chỉ và mục đích của Quỹ;
Nội dung và mức chi cụ thể cho các hỗ trợ nêu trên do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định theo đề nghị của Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và khả năng của Quỹ. Đối với các khoản tài trợ đã được thoả thuận hoặc có văn bản ký kết giữa Quỹ Bảo trợ trẻ em với nhà tài trợ về nội dung và mức chi thì thực hiện theo thoả thuận hoặc văn bản đã ký kết.
2. Chi hoạt động quản lý Quỹ Bảo trợ trẻ em
a) Quỹ được trích tối đa 10% (mười phần trăm) trên tổng số thu hằng năm của Quỹ (trừ các khoản thu tài trợ có địa chỉ cụ thể, tài trợ bằng hiện vật và hỗ trợ của ngân sách Nhà nước) để chi cho công tác quản lý Quỹ. Căn cứ vào nguồn thu hằng năm, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định mức trích chi phí quản lý Quỹ phù hợp với tình hình hoạt động của Quỹ;
b) Nội dung và mức chi quản lý Quỹ
- Chi hoạt động thường xuyên và không thường xuyên được thực hiện theo quy định hiện hành về nội dung chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
- Chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù của quỹ bao gồm:
+ Chi công tác tuyên truyền, vận động để huy động nguồn tài trợ.
+ Chi cho các hoạt động liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền, hàng tài trợ đến đối tượng (tiền thuê kho, bến bãi; chi phí đóng thùng, vận chuyển hàng hoá; chi phí chuyển tiền; chi phí khác).
+ Chi cho việc khảo sát, lập dự án và kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ cho trẻ em.
+ Chi khen thưởng cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc vận động nguồn tài trợ và đóng góp cho hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em.
+ Chi đặc thù khác có liên quan đến hoạt động của Quỹ.
Mức chi thực hiện theo chế độ, định mức chi hiện hành của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Quy chế chi tiêu nội bộ của Quỹ Bảo trợ trẻ em;
c) Quỹ Bảo trợ trẻ em được thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với nguồn kinh phí quản lý Quỹ theo quy định hiện hành về chế độ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án, đề án do Nhà nước đặt hàng, vốn đối ứng cho các dự án viện trợ, tài trợ theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 8. Nội dung chi của các dự án được tài trợ
Đối với các dự án được tài trợ, nội dung chi thực hiện theo thoả thuận giữa Quỹ với nhà tài trợ phù hợp với quy định của pháp luật. Riêng dự án viện trợ của nước ngoài, nội dung chi được thực hiện theo văn bản ký kết.
Điều 9. Quyền yêu cầu chi theo mục đích của nhà tài trợ
Những tổ chức, cá nhân ủng hộ cho Quỹ có quyền yêu cầu sử dụng nguồn tài trợ của mình cho các mục tiêu và đối tượng cụ thể trong phạm vi hoạt động của Quỹ và phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Điều 10. Công tác lập dự toán, kế toán, quyết toán thu, chi và quản lý Quỹ
Việc lập, chấp hành dự toán, hạch toán kế toán và quyết toán thu, chi Quỹ Bảo trợ trẻ em thực hiện theo quy định Thông tư số 87/2008/TT-BTC ngày 08 tháng 10 năm 2008 của Bộ Tài chính cụ thể như sau:
a) Lập dự toán: hằng năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ của năm kế hoạch; chế độ chi tài chính hiện hành; tình hình thu, chi tài chính của năm trước liền kề, Quỹ Bảo trợ trẻ em lập dự toán thu, chi theo quy định hiện hành về chế độ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, tổng hợp gửi Sở Tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Hạch toán kế toán, quyết toán: Quỹ Bảo trợ trẻ em tổ chức và thực hiện công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; mở sổ sách ghi chép đầy đủ danh sách các cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ và danh sách, địa chỉ các đối tượng được Quỹ Bảo trợ trẻ em giúp đỡ.
- Việc hạch toán kế toán, quyết toán kinh phí của Quỹ Bảo trợ trẻ em thực hiện theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành. Nghiêm cấm để ngoài sổ sách kế toán bất kỳ khoản thu, chi, tài sản, tiền quỹ, công nợ hay khoản đóng góp nào của các đơn vị, tổ chức, cá nhân.
- Đối với các nguồn viện trợ: thực hiện theo dõi, hạch toán và quyết toán theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn viện trợ.
- Đối với một số hoạt động hỗ trợ của Quỹ Bảo trợ trẻ em giao cho các cơ quan, tổ chức khác thực hiện thông qua hình thức ký hợp đồng với Quỹ Bảo trợ trẻ em thì chứng từ làm căn cứ thanh, quyết toán được lưu tại Quỹ Bảo trợ trẻ em, gồm: hợp đồng thực hiện nhiệm vụ (kèm theo dự toán chi tiết được Quỹ Bảo trợ trẻ em phê duyệt), biên bản nghiệm thu công việc, biên bản thanh lý hợp đồng, ủy nhiệm chi hoặc phiếu chi và các tài liệu có liên quan khác. Các chứng từ chi tiêu cụ thể do cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện hoạt động hỗ trợ lưu giữ theo quy định hiện hành.
- Hằng quý, năm, Quỹ Bảo trợ trẻ em có trách nhiệm lập báo cáo tài chính và quyết toán thu, chi quỹ để báo cáo Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em và cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp;
c) Công tác quản lý Quỹ
- Quỹ Bảo trợ trẻ em phải thực hiện công khai mọi khoản thu, chi và chấp hành đúng chế độ tài chính, kế toán của Nhà nước nhằm cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo điều hành thu, chi của Quỹ.
- Định kỳ và đột xuất, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra việc quản lý và sử dụng nguồn tài chính của Quỹ. Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em về toàn bộ hoạt động thu, chi của Quỹ.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm xét duyệt quyết toán toàn bộ các nguồn kinh phí hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em theo quy định hiện hành của Nhà nước và tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội để quyết toán với cơ quan Tài chính cùng cấp.
- 1 Nghị quyết 14/NQ-HĐND năm 2012 bãi bỏ Nghị quyết 07/NQ-HĐND về lập Quỹ bảo trợ trẻ em do tỉnh Thái Bình ban hành
- 2 Quyết định 06/2009/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng bảo trợ Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh Nghệ An
- 3 Thông tư 87/2008/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng quỹ bảo trợ trẻ em do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Quyết định 308/QĐ-SLĐTBXH năm 2008 về Quy chế hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Long An ban hành
- 5 Quyết định 32/2008/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và họat động Quỹ Bảo trợ trẻ em do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 6 Quyết định 2587/QĐ-UBND năm 2008 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của quỹ bảo trợ trẻ em do tỉnh Nghệ An ban hành
- 7 Quyết định 44/2006/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Lai Châu
- 8 Nghị định 36/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
- 9 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 10 Quyết định 2664/QĐ-UB năm 2004 phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Hà Giang
- 11 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- 12 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 13 Quyết định 135/2003/QĐ-TTg về việc củng cố và phát triển Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 308/QĐ-SLĐTBXH năm 2008 về Quy chế hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Long An ban hành
- 2 Quyết định 06/2009/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng bảo trợ Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh Nghệ An
- 3 Quyết định 32/2008/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và họat động Quỹ Bảo trợ trẻ em do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 4 Quyết định 2587/QĐ-UBND năm 2008 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của quỹ bảo trợ trẻ em do tỉnh Nghệ An ban hành
- 5 Nghị quyết 14/NQ-HĐND năm 2012 bãi bỏ Nghị quyết 07/NQ-HĐND về lập Quỹ bảo trợ trẻ em do tỉnh Thái Bình ban hành
- 6 Quyết định 44/2006/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Lai Châu
- 7 Quyết định 2664/QĐ-UB năm 2004 phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Hà Giang
- 8 Quyết định 370/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Bắc Ninh