ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3074/QĐ-UBND | Nha Trang, ngày 29 tháng 11 năm 2010 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020 TỈNH KHÁNH HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11, ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 2006-2010;
Căn cứ Quyết định số 251/2006/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Khánh Hòa tại Tờ trình số 135/TTr-LĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020 TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3063/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
MỞ ĐẦU
Khánh Hòa là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, diện tích tự nhiên 5.197km2, dân số 1.118.379 người. Đơn vị hành chính tỉnh gồm 01 thành phố, 02 thị xã, 06 huyện, có thành phố Nha Trang là một trong những trung tâm văn hóa - du lịch của cả nước, là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới.
Khánh Hòa có vị trí địa lý thuận lợi trong trục giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không; có nhiều tiềm năng du lịch, dịch vụ, xây dựng các cảng biển, cảng hàng không và phát triển công nghiệp đóng tàu.
Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển, những năm tới tình hình kinh tế xã hội của Khánh Hòa tiếp tục tăng trưởng.
Tiếp tục thực hiện chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng cho 3 vùng kinh tế trọng điểm gồm: Vùng kinh tế Nha Trang và phụ cận; Vùng kinh tế Cam Ranh và phụ cận; Vùng kinh tế Vạn Ninh và Ninh Hòa, vì vậy song song với việc phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi nguồn nhân lực cũng phải nâng cao về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu về lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ tình hình thực tiễn nêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020”.
- Luật Dạy nghề ngày số 76/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
- Quyết định số 251/2006/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020;
- Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 2006-2010;
- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức;
- Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;
- Các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.
II. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM - ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ XÃ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và lao động việc làm
1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, mặc dù có sự tác động không nhỏ về suy giảm kinh tế thế giới nhưng tình hình kinh tế tỉnh Khánh Hòa tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng được giữ vững, tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 12%, GDP đầu người, dự kiến đạt trên 1.200 USD, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - du lịch và giảm tương đối tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản:
Cơ cấu kinh tế | Năm 2006 | Năm 2010 |
Công nghiệp - Xây dựng | 41,54% | 43,50% |
Dịch vụ - Du lịch | 40,05% | 43,50% |
Nông - Lâm - Thủy sản | 18,41% | 13% |
- Giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm tăng bình quân trên 12,4%;
- Giá trị sản xuất dịch vụ - du lịch hàng năm tăng bình quân trên 16,3%;
- Giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm tăng bình quân trên 5,5%;
- Tổng giá trị xuất khẩu đạt trên 900 triệu USD; xuất khẩu địa phương tăng bình quân 15%/năm;
- Tỷ lệ huy động vào ngân sách đạt trên 22% GDP; năm 2010 thu ngân sách gấp 2 lần so với năm 2005;
- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 39,5% GDP; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt 38.000 - 40.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 30%;
1.2. Tình hình lao động việc làm
- Năm 2006, tổng số người trong độ tuổi lao động khoảng 726.385 nghìn người, chiếm 63,84% tổng dân số và tăng lên 780.645 ngàn người năm 2010 (bình quân mỗi năm tăng 13,5 nghìn người), trong đó:
+ Lao động ở khu vực thành thị: 454.363 nghìn người (bằng 58,20%);
+ Lao động ở khu vực nông thôn: 326.282 nghìn người (bằng 41,80%).
Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp xây dựng và giảm tương đối trong khu vực nông nghiệp. Giai đoạn 2006 - 2010 cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế như sau:
Lực lượng lao động | Năm 2006 | Năm 2010 |
Nông – lâm – thuỷ sản | 44,30% | 35% |
Công nghiệp – xây dựng | 23,70% | 29% |
Dịch vụ – du lịch | 32% | 36% |
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 35% so với lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên.
- Chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn, Chương trình phát triển thuỷ sản cùng với các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh được thực hiện đã tạo động lực mới cho sản xuất nông - lâm, ngư nghiệp phát triển toàn diện. Cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch tích cực. Ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản đã góp phần tạo ra 180 nghìn chỗ làm việc ổn định, bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho khoảng 3 nghìn lao động.
- Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề được chú trọng đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân (DNTN), công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần (CTCP) phát triển nhanh chóng. Sau khi đầu tư và đi vào sản xuất đã thu hút và tạo việc làm cho 140 nghìn lao động. Bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho 12 nghìn lao động.
- Chương trình phát triển thương mại - du lịch để hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh trong giai đoạn này cũng được triển khai đồng bộ và có hiệu quả, hoạt động thương mại - du lịch có sự chuyển biến và tăng trưởng khá. trong thời gian qua đã giải quyết việc làm cho 200 nghìn lao động. Bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho 10 nghìn lao động.
- Công tác xuất khẩu lao động trong những năm qua đã đóng góp không nhỏ trong việc giải quyết việc làm; đã xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là 1.400 lao động. Bình quân mỗi năm xuất khẩu 280 lao động đi làm việc ở các nước như Hàn quốc, Malaysia, Nhật bản, Đài loan…
Tóm lại: Từ năm 2006 đến năm 2010 toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 125 nghìn lao động. Bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho 25 nghìn lao động.
2. Thực trạng công tác đào tạo nghề
2.1. Thực trạng về cơ sở dạy nghề tỉnh Khánh Hòa
2.1.1. Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề
- Năm 2006, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 43 cơ sở dạy nghề. Đến năm 2010 có 52 cơ sở dạy nghề (tăng 9 cơ sở dạy nghề so với năm 2006), trong đó:
+ Các Bộ, ngành Trung ương quản lý 5 cơ sở (gồm 01 trường đại học, 02 trường cao đẳng, 01 trường trung cấp chuyên nghiệp, 01 trường thuộc Bộ Quốc phòng (Trường Kỹ thuật Miền Trung);
+ Tỉnh quản lý 47 cơ sở nghề, gồm: 02 trường cao đẳng nghề, 07 trường trung cấp nghề, 07 trung tâm dạy nghề, 02 trường trung cấp chuyên nghiệp, 03 trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, 01 trung tâm giới thiệu việc làm, 01 trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân và 24 cơ sở dạy nghề khác.
Ngoài các cơ sở dạy nghề nói trên, trên địa bàn tỉnh còn có sự tham gia dạy nghề của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, các Sở, ngành, các Hội Đoàn thể, các trung tâm học tập cộng đồng, nhằm đáp ứng theo yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp và nhu cầu xã hội.
2.1.2. Quy mô, cơ cấu, số lượng, trình độ các nghề đào tạo
- Quy mô đào tạo nghề:
Hàng năm, 52 cơ sở dạy nghề trên địa bàn đào tạo được 23.950 người, trong đó:
+ Cao đẳng nghề : 1.250 người
+ Trung cấp nghề : 4.250 người
+ Sơ cấp nghề : 14.275 người
+ Dạy nghề thường xuyên : 3.505 người
- Cơ cấu nghề đào tạo:
+ Nhóm ngành công nghiệp - xây dựng : 6.706 người/năm, chiếm 28%
+ Nhóm ngành nông - lâm - thủy sản : 8.383 người/năm, chiếm 35%
+ Nhóm ngành dịch vụ - du lịch : 8.861 người/năm, chiếm 37%
- Ngành nghề đào tạo:
+ Trình độ cao đẳng nghề mỗi năm đào tạo được 1.250 người đạt 5,21% gồm các nghề: dịch vụ nhà hàng, quản trị khách sạn, công nghệ thông tin, công nghệ ô tô, cắt gọt kim loại, điện tử công nghiệp, kỹ thuật máy lạnh - điều hòa không khí, may thiết kế thời trang, kế toán doanh nghiệp, cơ điện tử, điện tử công nghiệp…
+ Trình độ trung cấp nghề mỗi năm đào tạo được 4.920 người đạt 20,54% gồm các nghề: dịch vụ nhà hàng, quản trị khách sạn, điều hành du lịch, công nghệ thông tin, công nghệ ô tô, cắt gọt kim loại, điện tử công nghiệp, kỹ thuật máy lạnh - điều hòa không khí, may thiết kế thời trang, kế toán doanh ngghiệp, cơ điện tử, điện tử công nghiệp, sửa chữa lắp ráp máy tính, tin học ứng dụng, hàn, chế biến thực phẩm, kỹ thuật xây dựng, thiết kế đồ họa, vận hành nhà máy điện…
+ Trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên mỗi năm đào tạo được 17.780 người chiếm 74,23% gồm 10 nhóm nghề chính với 52 nghề, chi tiết như sau: Cơ khí, điện, điện tử, điện lạnh, sửa chữa máy nổ, may, công nghệ thông tin, lái xe, lái tàu thủy, du lịch, nữ công gia chánh, cơ khí nông thôn, trồng trọt, chăn nuôi, thú y, nghiệp vụ kinh tế, kế toán, thư ký văn phòng, điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe, y tá, dược tá, xoa bóp day ấn huyệt…
2.2. Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề
2.2.1. Chương trình, giáo trình dạy nghề
Đối với dạy nghề trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề:
- Chương trình, giáo trình các môn học chung (chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất, quốc phòng an ninh, tin học, ngoại ngữ) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành các cơ sở dạy nghề đã áp dụng thực hiện thống nhất.
- Chương trình dạy nghề, các cơ sở dạy nghề căn cứ vào chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành để biên soạn chương trình dạy nghề phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Giáo trình dạy nghề, các cơ sở dạy nghề đã chủ động biên soạn, chỉnh sửa, bổ sung theo nguyên tắc xây dựng chương trình dạy nghề của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2.2.2. Đội ngũ giáo viên dạy nghề
- Tổng số cán bộ quản lý và giáo viên của 52 cơ sở dạy nghề hiện nay có 781 người (gồm 540 giáo viên và 241 cán bộ quản lý), trong đó có 470 giáo viên cơ hữu và 70 giáo viên hợp đồng thỉnh giảng.
- Chất lượng giáo viên: có 15% giáo viên có trình độ trên đại học, 70% giáo viên có trình độ đại học và cao đẳng; 85% giáo viên có nghiệp vụ sư phạm nghề và nghiệp vụ sư phạm bậc I, II; 80% giáo viên có trình độ tin học B và 70% giáo viên có trình độ ngoại ngữ A trở lên.
Như vậy, theo Quyết định số 71/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tỉ lệ 20 học sinh/giáo viên thì hiện nay giáo viên dạy nghề của tỉnh Khánh Hòa còn thiếu khoảng 220 người.
2.2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề:
- Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật:
Thực hiện quy hoạch hệ thống đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2006 - 2010 tỉnh Khánh Hòa đã tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật.
- Đã đầu tư xây dựng Trường trung cấp nghề Ninh Hòa, quy mô đào tạo 1.000 học sinh/năm theo quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Đầu tư xây dựng Trường Trung cấp nghề Cam Ranh với quy mô đào tạo 1.000 học viên/năm theo quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Trong năm 2010, đầu tư xây dựng các trường trung cấp nghề: Cam Lâm, Vạn Ninh, Diên Khánh với qui mô mỗi trường 700 học viên/năm. Đầu tư xây dựng khu nội trú của trung tâm dạy nghề của 2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.
- Đầu tư xây dựng Trung tâm Giới thiệu việc làm Khánh Hòa, triển khai xây dựng trang thông tin giới thiệu việc làm.
- Về trang thiết bị:
Trong giai đoạn 2006 - 2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa vào danh mục các trường; trung tâm dạy nghề được hỗ trợ đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia tăng cường năng lực đào tạo nghề như sau:
+ Số trường được hỗ trợ : 03 trường
+ Số trung tâm dạy nghề được hỗ trợ : 05 trung tâm dạy nghề
+ Số kinh phí : 47.722,40 triệu đồng
2.3. Kết quả đào tạo nghề:
- Tổng số người được đào tạo nghề từ năm 2006 đến năm 2010 là 119.166 người, trong đó:
+ Cao đẳng nghề : 3.466 người, chiếm 2,9%
+ Trung cấp nghề : 15.702 người, chiếm 13,2%
+ Sơ cấp nghề : 82.728 người, chiếm 69,4%
+ Dạy nghề thường xuyên : 17.220 người, chiếm 14,4%
- Đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%, trong đó đào tạo nghề đạt 35%.
3. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã
Tổng số cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo từ năm 2005 - 2009 là 10.920 lượt người.
Trong đó:
- Đào tạo, bồi dưỡng chính trị: 1.803 người
- Đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước: 1.257 người
- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho 6.319 cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã, trong đó bao gồm: Đại biểu Hội đồng nhân dân, nghiệp vụ công tác Đảng, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thể, Quân sự, Công an, Tư pháp, Địa chính - Xây dựng, Thống kê, Văn hóa - Xã hội…
- Bồi dưỡng tin học: 721 người
- Bồi dưỡng kiến thức, phương pháp và kỹ năng quản lý, điều hành cho chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: 657 người.
- Kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế và kỹ năng làm việc: 1.163 người.
- Nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về dạy nghề đã có bước chuyển biến tích cực;
- Phụ huynh, học sinh ngày càng quan tâm hơn trong việc học nghề, kết quả số lượng tuyển mới học nghề hàng năm ngày càng tăng;
- Hệ thống chính sách về dạy nghề đã được Bộ khẩn trương hoàn thiện và ban hành, tạo hành lang pháp lý cho dạy nghề phát triển, được triển khai đến tận các cơ sở dạy nghề;
- Dạy nghề đã từng bước chuyển đổi theo hướng cầu lao động, tiếp cận với doanh nghiệp và thị trường lao động; gắn kết với các chương trình giải quyết việc làm, giảm nghèo, xuất khẩu lao động;
- Học sinh học nghề ra trường đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, đã có khoảng 65% học viên hệ ngắn hạn và trên 85% học sinh hệ dài hạn tốt nghiệp có việc làm và tự tạo việc làm;
- Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển theo quy hoạch, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo;
- Quy mô dạy nghề tăng nhanh, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế;
- Các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng dạy nghề đã được tăng cường, chất lượng học sinh ra trường được cải thiện đáng kể.
- Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc triển khai đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp còn chậm, trang thiết bị dạy nghề đã được tăng cường đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng với nhu cầu đào tạo nghề ngày càng cao trong tình hình mới;
- Quy mô đào tạo dài hạn (cao đẳng nghề, trung cấp nghề) còn thấp, tỷ lệ tuyển sinh đào tạo dài hạn chỉ chiếm 16% trong tổng số chỉ tiêu tuyển mới;
- Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề mặc dù được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế hội nhập quốc tế;
- Công tác xã hội hóa dạy nghề còn chậm, chưa huy động tốt khả năng tham gia của các thành phần kinh tế trong sự nghiệp dạy nghề, sự phối hợp giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề chưa đạt được hiệu quả cao.
- Công tác tuyên truyền, tư vấn về học nghề - việc làm đến từng gia đình, cá nhân người lao động nông thôn chưa cao;
- Sự phối hợp giữa cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân các địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề thiếu chặt chẽ;
- Các cơ sở dạy nghề chưa tạo ra uy tín và thương hiệu để thu hút học sinh học nghề;
- Kinh phí hỗ trợ cho công tác đào tạo nghề còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015 - 2020
1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân:
Giai đoạn 2011 - 2015; 2016 - 2020:
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 12 - 13%;
- GDP bình quân đầu người: năm 2015 tăng gấp 2 lần so với năm 2010;
- Giá trị sản xuất dịch vụ - du lịch tăng bình quân trên 14%;
- Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân trên 15,5%;
- Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng bình quân trên 4%;
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2015 theo hướng giảm tỷ trọng nông lâm thủy sản; nâng tỷ trọng dịch vụ du lịch và công nghiệp xây dựng. Tỷ trọng nông - lâm - thủy sản 9%; công nghiệp - xây dựng 45,5% và dịch vụ - du lịch 45,5%.
- Tổng giá trị xuất khẩu năm 2015 đạt trên 1.250 triệu USD, xuất khẩu địa phương tăng bình quân trên 15%/năm;
- Tỷ lệ huy động vào ngân sách đạt bình quân 22 - 23% GDP. Năm 2015 thu ngân sách gấp 2,5 lần so với năm 2010.
- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội năm 2015 đạt trên 45% GDP. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm 2011 - 2015 khoảng 170 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư nước ngoài khoảng 20 - 25%.
- Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2015 đạt 60%. Toàn tỉnh đạt tiêu chí nông thôn mới.
1.2. Cơ cấu kinh tế
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng; dịch vụ - du lịch; giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản. Dự báo tỷ lệ đóng góp cho GDP theo cơ cấu sau:
Cơ cấu kinh tế | Năm 2010 | Năm 2015 | Năm 2020 |
Nông - lâm - thủy sản | 13% | 9% | 6% |
Công nghiệp - xây dựng | 43,50% | 45,50% | 47% |
Dịch vụ - du lịch | 43,50% | 45,50% | 47% |
(Nguồn số liệu từ Dự thảo báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa tại Đại hội Đại biểu lần thứ XVI nhiệm kỳ 2010-2015)
2. Dự báo dân số, lao động, việc làm
2.1. Dự báo dân số
Tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 2006-2010 là 1,1%/năm; dự báo thời kỳ 2011 - 2020 tăng bình quân dưới 1,1%/năm. Dự kiến dân số tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 là 1.418.600 người.
2.2. Dự báo việc làm
- Số lao động được tạo việc làm hàng năm trên 26.000 người.
Dự báo số lao động tham gia các thành phần kinh tế:
Đơn vị: nghìn người
Chỉ tiêu | Năm 2010 | Đến năm 2020 |
Dân số | 1.222.400 | 1.418,600 |
Dân số trong độ tuổi lao động | 796,038 | 808,600 |
Tỷ lệ lao động so với dân số (%) | 65,12 | 56,99 |
Lao động trong độ tuổi chia theo khu vực: |
|
|
+ Lao động khu vực thành thị | 492,429 | 566,020 |
Tỷ lệ (%) | 61,86 | 70,00 |
+ Lao động khu vực nông thôn | 303,609 | 242,580 |
Tỷ lệ (%) | 38,14 | 30,00 |
Tỷ lệ lao động chia theo ngành kinh tế (%) |
|
|
+ Nông - Lâm - Thủy sản | 36,35 | 29 |
+ Công nghiệp - Xây dựng | 30,17 | 31 |
+ Dịch vụ - Du lịch | 33,48 | 40 |
2.3. Dự báo nhu cầu học nghề
- Số lao động nông thôn có nhu cầu học nghề hàng năm tại thời điểm điều tra (tháng 8/2010) là 31.085 người.
2.3.1. Nhu cầu học nghề chia theo các cấp trình độ nghề như sau:
+ Cao đẳng nghề : 920 người
+ Trung cấp nghề : 3.562 người
+ Sơ cấp nghề : 10.388 người
+ Dạy nghề thường xuyên : 16.215 người
2.3.2. Nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn Giai đoạn 2011- 2015: 75.750 người, trong đó:
+ Cao đẳng nghề : 3.939 người
+ Trung cấp nghề : 15.528 người
+ Sơ cấp nghề : 45.222 người
+ Dạy nghề thường xuyên : 11.061 người
Trong đó tỉ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề là 70%.
2.3.2. Nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn Giai đoạn 2016-2020: 101.128 người, trong đó
+ Cao đẳng nghề : 5.259 người
+ Trung cấp ngh : 20.731 người
+ Sơ cấp nghề : 60.373 người
+ Dạy nghề thường xuyên : 14.765 người
Trong đó tỉ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề là 80%.
2.4. Dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ công chức (CBCC) cấp xã
- Nhu cầu đào tạo trình độ cao đẳng, cử nhân cho CBCC, những người hoạt động chuyên trách ở cấp xã sẽ tăng do quy định mới về chức danh, số lượng, mức phụ cấp thay đổi khi thực hiện Luật Cán bộ công chức năm 2008 và Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
- Nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các chức danh là những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố tăng cao vì lượng đông, những năm qua chưa có điều kiện tổ chức bồi dưỡng;
- Từ năm 2010 đến 2020, Hội đồng nhân dân cấp xã được bầu 2 lần, do đó nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ cho các đại biểu Hội đồng nhân dân cần được tiến hành, nhất là sau khi tổ chức xong mỗi kỳ bầu cử;
- Trong điều kiện tình hình kinh tế của tỉnh phát triển, nhu cầu học tập các khóa bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tăng cao trong giai đoạn cuối của thực hiện Đề án.
2.4.1. Giai đoạn 2011 - 2015
2.4.1.1. Đào tạo
Số CBCC cấp xã đào tạo trình độ Cao đẳng, Cử nhân Luật, Hành chính, Kinh tế nông nghiệp (hệ vừa học,vừa làm): 550 người; trong đó số CBCC xã (ở nông thôn): 450 người.
2.4.1.2. Bồi dưỡng
- Nghiệp vụ cho Đại biểu Hội đồng nhân dân: 4.000 người; trong đó số đại biểu Hội đồng nhân dân ở xã là: 3.100 người.
- Nghiệp vụ chuyên môn cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã: 6.000 người; trong đó số người người hoạt động không chuyên trách ở xã là: 3950 người (ở xã là 2.200, ở thôn là: 1.750 người).
- Lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kỷ năng nghiệp vụ, văn bản, chính sách mới cho CBCC cấp xã: 3.000 người; trong đó số CBCC ở xã là: 2.500 người.
2.4.2. Giai đoạn 2016 - 2020
2.4.2.1. Đào tạo
- Số CBCC cấp xã đào tạo trình độ cử nhân, cao đẳng (trên chuẩn): 560 người; trong đó số CBCC xã là: 500 người;
- Số CBCC cấp xã đào tạo trình độ trung cấp: Tập trung cho đào tạo trung cấp chính trị đối với 6 chức danh chủ chốt ở xã: 230 người; trung cấp quân sự và công an: 150 người (trong đó có Phó Chỉ huy trưởng Quân sự xã).
2.4.2.2. Bồi dưỡng
- Nghiệp vụ cho Đại biểu Hội đồng nhân dân: 4.000 người; trong đó số đại biểu Hội đồng nhân dân ở xã là: 3100 người;
- Nghiệp vụ chuyên môn cho những người hoạt động không chuyên trách: 6.000 người; trong đó số ở xã là 4.000 người;
- Lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kỷ năng nghiệp vụ, văn bản, chính sách mới cho CBCC cấp xã; trong đó số ở xã là: 5.700 người;
- Bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế: 3.000 người; trong đó số ở xã là: 2.500 người.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề, nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế; xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế;
- Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng trên 24.420 lao động, (trong đó khoảng 15.750 người là lao động nông thôn);
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng tham mưu, báo cáo, giải quyết chế độ chính sách... cho các chức danh: văn hóa - xã hội; tư pháp - hộ tịch; địa chính - xây dựng; văn phòng - thống kê; văn thư - lưu trữ và các chức danh khác...bình quân hàng năm bồi dưỡng đủ chuẩn cho trên 1.500 lượt cán bộ, công chức xã;
- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lũy kế đến năm 2015 đạt 47,5% và đến năm 2020 đạt 60%;
- Đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề có việc làm khoảng 70% và đến năm 2020 khoảng 80%.
2. Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn
2.1. Năm 2010
2.1.1. Đào tạo nghề
- Đào tạo nghề cho 23.950 người, trong đó đào tạo nghề cho 14.250 lao động nông thôn (ở các cấp trình độ nghề).
- Số lao động nông thôn được hỗ trợ chi phí học nghề là 8.475 người từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia Dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề”; “Chương trình mục tiêu giảm nghèo” và các “Chương trình khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư”....
2.1.2. Đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho 991 người thuộc các chức danh: Văn hóa - Xã hội, Tư pháp - Hộ tịch, Địa chính - Xây dựng, Văn phòng - Thống kê, Cán bộ Văn thư lưu trữ.
2.2. Giai đoạn 2011 - 2015
2.2.1. Đào tạo nghề
2.2.1.1. Đào tạo nghề cho 122.097 người. Bình quân mỗi năm đào tạo khoảng 24.420 người, trong đó số người được đào tạo trong khu vực nông thôn là 15.750 người/năm.
2.2.1.2. Số lao động nông thôn được hỗ trợ chi phí học nghề từ nguồn kinh phí của Đề án là 8.505 người/năm, chiếm 54% so với số người học nghề ở khu vực nông thôn, số người còn lại: 7.245 người/năm từ nguồn xã hội hóa và các nguồn khác.
2.2.1.3. Trình độ đào tạo nghề
+ Cao đẳng nghề : 5,2%
+ Trung cấp nghề : 20,5%
+ Sơ cấp nghề : 59,7%
+ Dạy nghề thường xuyên : 14,6%
Trong đó tỉ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề là 70%
2.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã
2.2.2.1. Liên kết đào tạo trình độ Cao đẳng, Cử nhân Luật, Hành chính, Kinh tế nông nghiệp (hệ vừa học,vừa làm): Đạt 70% (385 người, chủ yếu tập trung cho đối tượng CBCC cấp xã thuộc 3 chức danh chủ chốt của Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân); trong đó số ở xã là: 315 người.
2.2.2.2. Bồi dưỡng
- Nghiệp vụ cho Đại biểu Hội đồng nhân dân: đạt 100% (4.000 người); trong đó số ở xã là 3.100 người.
- Nghiệp vụ chuyên môn cho những người hoạt động không chuyên trách: Đạt 100% (6.000 người); trong đó số ở xã, thôn và tổ dân phố (TDP) thuộc thị trấn là 4.000 người.
- Lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kỷ năng nghiệp vụ, văn bản, chính sách mới cho CBCC cấp xã: Đạt 100% (3.000 người), trong đó số ở xã là 2.500 người.
2.3. Giai đoạn 2016 - 2020
2.3.1. Đào tạo nghề
2.3.1.1. Đào tạo nghề cho 132.000 người. Bình quân mỗi năm đào tạo khoảng 26.400 người, trong đó số người được đào tạo trong khu vực nông thôn là 15.950 người/năm.
2.3.1.2. Số lao động nông thôn được hỗ trợ chi phí học nghề là 8.773 người/năm, chiếm 55% so với số người học nghề ở khu vực nông thôn số còn lại là 7.177 người (chiếm 45%) từ nguồn xã hội hóa và các nguồn khác.
2.3.1.3. Trình độ đào tạo nghề:
+ Cao đẳng nghề : 8,00%
+ Trung cấp nghề : 26,00%
+ Sơ cấp nghề : 55,00%
+ Dạy nghề thường xuyên : 11,00%
Trong đó tỉ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề là 80%.
2.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã
2.3.2.1. Đào tạo
- Số CBCC cấp xã đào tạo trình độ cử nhân, cao đẳng (trên chuẩn): Đạt 70% (390 người, chủ yếu tập trung vào đối tượng CBCC cấp xã thuộc 3 chức danh chủ chốt của Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân); trong đó số ở xã là: 350 người.
- Số CBCC cấp xã đào tạo trình độ trung cấp: Đạt 100% (trung cấp lý luận chính trị 230 người; trung cấp quân sự và công an cho trưởng công an, Chỉ huy trưởng (CHT) quân sự và Phó CHT quân sự: 150 người).
2.3.2.2. Bồi dưỡng:
- Nghiệp vụ cho Đại biểu Hội đồng nhân dân: đạt 100% (4.000 người); trong đó số đại biểu Hội đồng nhân dân ở xã là: 3100 người;
- Nghiệp vụ chuyên môn cho những người hoạt động không chuyên trách: đạt 100% (6.000 người); trong đó số ở xã, thôn và tổ dân phố thuộc thị trấn là 4.000 người;
- Lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kỷ năng nghiệp vụ, văn bản, chính sách mới cho CBCC cấp xã: đạt 100% (3.000 người); trong đó số ở xã là: 2.500 người;
- Bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế: đạt 100% (3.000 người); trong đó số ở xã là: 2.500 người.
1. Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó, ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số; người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; hộ cận nghèo; người khuyết tật; người bị thu hồi đất canh tác.
2. Cán bộ chuyên trách Đảng, chính quyền, Đoàn thể chính trị - xã hội, công chức chuyên môn xã; cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ, công chức xã đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và đến năm 2020.
1. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.1. Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn
- Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều phương pháp và hình thức phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất, làm thay đổi cơ bản nhận thức của các cấp, các ngành, của toàn xã hội về tầm quan trọng của học nghề, đặc biệt học nghề của lao động nông thôn để tạo việc làm, giảm nghèo, bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới;
- Thường xuyên quán triệt, phổ biến, tư vấn về công tác dạy nghề, tổ chức cho người học nghề tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, trên cơ sở đó định hướng cho người học nghề giải quyết việc làm và tự tổ chức việc làm ổn định; phát hành bản tin, tờ rơi, các chuyên trang, chuyên mục; tổ chức hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm, biểu dương các điển hình nông dân sản xuất giỏi;
- Tham mưu đề xuất Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh có Nghị quyết chuyên đề về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đưa nội dung kế hoạch triển khai Đề án 1956 của tỉnh vào Nghị quyết tỉnh Đảng bộ Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2015;
- Hàng năm, xây dựng các chuyên đề về tư vấn học nghề, tổ chức các phiên giao dịch việc làm đối với lao động nông thôn và ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của tỉnh theo Quyết định số 1092/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh Khánh Hòa.
1.2. Xây dựng các mô hình đào tạo nghề
- Năm 2010, chỉ đạo hai huyện điểm là huyện Vạn Ninh và huyện Diên Khánh, mỗi huyện xây dựng 2 mô hình dạy nghề, 01 mô hình dạy nghề nông nghiệp và 01 mô hình dạy nghề phi nông nghiệp;
- Các năm tiếp theo, trên cơ sở tổng kết rút kinh nghiệm ở hai huyện điểm đã tổ chức mô hình dạy nghề thí điểm cho lao động nông thôn để có kế hoạch và phương án triển khai nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh;
- Các mô hình dạy nghề thí điểm thực hiện với sự tham gia của nhiều đơn vị như: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, các doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề.
1.3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề
1.3.1. Đối với các cơ sở dạy nghề công lập
1.3.1.1. Đầu tư xây dựng trường, lớp
- Năm 2010 hoàn thành việc đầu tư xây dựng trường Trung cấp nghề Ninh Hòa (giai đoạn 2008 - 2010); ký túc xá của 2 trung tâm dạy nghề Khánh Sơn và Khánh Vĩnh; trường Trung cấp nghề Cam Ranh; khởi công xây dựng trường Trung cấp nghề Vạn Ninh, trường Trung cấp nghề Cam Lâm và Trung tâm Giới thiệu Việc làm Khánh Hòa.
- Giai đoạn 2011 - 2012, tiếp tục hoàn thành xây dựng trường Trung cấp nghề Vạn Ninh; trường Trung cấp nghề Cam Lâm và Trung tâm Giới thiệu Việc làm Khánh Hòa.
- Giai đoạn 2012 - 2013 đầu tư xây dựng hoàn chỉnh trường Trung cấp nghề Diên Khánh.
1.3.1.2. Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề
- Từ năm 2011, tập trung đầu tư có trọng điểm việc mua sắm trang thiết bị dạy nghề cho các trường, các trung tâm dạy nghề. Mỗi cơ sở dạy nghề được trang bị cho từ 1 đến 3 nghề chủ lực, nhằm phát triển nghề trọng điểm tại các cơ sở dạy nghề từ nguồn kinh phí Dự án Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo, tăng cường năng lực dạy nghề, như sau:
+ Năm 2010: Đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề theo kế hoạch được phân bổ năm 2010 với kinh phí 13.070 tỷ đồng, trong đó các trường Cao đẳng nghề Nha Trang, Trung cấp nghề Ninh Hòa, Trung cấp nghề Cam Ranh, mỗi trường 3 tỷ đồng; trường Trung cấp nghề Cam Lâm 0,9 tỷ đồng, Trung tâm dạy nghề Khánh Sơn, Trung tâm dạy nghề Khánh Vĩnh, mỗi trung tâm 0,8 tỷ đồng;
+ Giai đoạn 2011 - 2020, tiếp tục bổ sung nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề có trọng điểm cho các cơ sở dạy nghề với kinh phí 3 tỷ đồng/trường/năm và 1 tỷ đồng/trung tâm/năm.
1.3.2. Đối với các cơ sở dạy nghề ngoài công lập
- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1722/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt Đề án xã hội hóa dạy nghề giai đoạn 2007 - 2010 tỉnh Khánh Hòa; phát triển xã hội hóa dạy nghề theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ và Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính quan tâm tạo điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, các hợp tác xã, các tổ chức Hội, đoàn thể, các cá nhân… tham gia đầu tư xây dựng cơ sở dạy nghề;
- Khuyến khích các cơ sở dạy nghề ngoài công lập mở rộng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề và đội ngũ cán bộ - giáo viên, nâng cấp thành trung tâm dạy nghề; trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề;
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các cơ quan chức năng, bố trí quỹ đất để các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở dạy nghề ngoài công lập theo hình thức xã hội hóa;
- Ưu đãi về đất đai, hỗ trợ đầu tư, khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 61/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhằm tích cực công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới;
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục khác, các trung tâm Giới thiệu việc làm, trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm hỗ trợ nông dân, trung tâm khuyến công, khuyến nông, trung tâm học tập cộng đồng có đủ điều kiện tham gia dạy nghề và dạy nghề cho lao động nông thôn.
1.4. Phát triển chương trình, giáo trình; trang thiết bị dạy nghề
1.4.1. Phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề
Căn cứ vào kết quả điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn năm 2010 với nhu cầu học trên 75 nghề, trên cơ sở tiếp tục thực hiện danh mục 40 nghề ngắn hạn đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, giao Sở Lao động - Thương binh xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các Sở, ngành liên quan xây dựng các chương trình dạy nghề mới phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo đúng quy định để đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chỉ đạo các cơ sở dạy nghề chủ động biên soạn, chỉnh sửa chương trình, giáo trình hiện có, tham khảo, học tập, bổ sung cập nhật các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới; nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và thị trường lao động; xây dựng chương trình, giáo trình mới với những nghề chưa có chương trình.
1.4.2. Về trang thiết bị dạy nghề
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở dạy nghề sử dụng, phát huy có hiệu quả các trang thiết bị dạy nghề từ Chương trình mục tiêu quốc gia và tự làm thiết bị dạy nghề phục vụ công tác dạy nghề; vận dụng khai thác cơ sở vật chất, máy móc của các doanh nghiệp và thực tế của địa phương, gắn dạy nghề với doanh nghiệp và giải quyết việc làm, tự tạo việc làm.
1.5. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề
1.5.1. Phát triển đội ngũ giáo viên
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định 712/QĐ-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành Kế hoạch đẩy mạnh thực hiện các nội dung về lĩnh vực dạy nghề theo Chương trình dạy nghề - Giải quyết việc làm - Giảm nghèo giai đoạn từ nay đến 2010, bố trí đủ giáo viên cơ hữu cho các trường trung cấp nghề, các trường cao đẳng nghề công lập (20 học sinh/1 giáo viên), theo quy định tại Quyết định số 71/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; mỗi nghề tại trung tâm dạy nghề phải có 01 giáo viên cơ hữu (theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ);
1.5.2. Xây dựng cán bộ quản lý dạy nghề
- Bố trí 01 biên chế chuyên trách công tác dạy nghề tại các phòng Lao động- Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố (theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ);
- Tăng cường biên chế cho phòng Đào tạo - Dạy nghề Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong điều kiện Khánh Hòa là một trong 11 tỉnh điểm được Trung ương chỉ đạo đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
1.6. Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề
1.6.1. Hỗ trợ chi phí học nghề cho lao động nông thôn
- Theo chính sách được quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg thực hiện trên địa bàn tỉnh;
- Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và điều chỉnh mức hỗ trợ học phí cho từng nghề cụ thể phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu phát sinh ngành nghề mới.
1.6.2. Hỗ trợ về tín dụng cho lao động nông thôn học nghề
- Lao động nông thôn học nghề (kể cả học sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên), nếu có nhu cầu, được vay vốn để học nghề theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên (theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ). Lao động nông thôn làm việc ổn định ở khu vực nông thôn sau khi học nghề được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất đối với vốn vay để học nghề.
- Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.
2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã
Thực hiện Kế hoạch triển khai Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Bộ Nội vụ với các nội dung cụ thể:
- Tổ chức điều tra khảo sát, xác định nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu đào tạo cán bộ công chức xã giai đoạn 2010 - 2015 đến năm 2020;
- Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên phù hợp cho từng đối tượng cán bộ, công chức xã theo vùng, miền và từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
3. Giám sát đánh giá tình hình thực hiện Đề án
3.1 Xây dựng hệ thống tiêu chí giám sát, đánh giá về hiệu quả hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn để các sở, ban, ngành, các hội, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp cùng kiểm tra, giám sát.
3.2. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án, định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Chính phủ và Bộ Lao động - Thương binh Xã hội.
3.3. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức hội, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở chủ động phối hợp với các ngành liên quan tham gia giám sát quá trình triển khai các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các địa phương.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN
1.1. Năm 2010: Tổng kinh phí thực hiện 69.360 triệu đồng. Trong đó:
- Ngân sách Trung ương : 52.320 triệu đồng
- Ngân sách địa phương : 17.040 triệu đồng
(Theo Phụ lục số I đính kèm)
1.2. Giai đoạn 2011-2015: Tổng kinh phí thực hiện: 546.873,9 triệu đồng. Trong đó:
- Ngân sách Trung ương : 132.400 triệu đồng
- Ngân sách địa phương : 414.473,9 triệu đồng
(Theo Phụ lục số II đính kèm)
1.3. Giai đoạn 2016 - 2020: Tổng kinh phí: 193.426,94 triệu đồng.
Trong đó:
- Ngân sách Trung ương : 103.400 triệu đồng
- Ngân sách địa phương : 90.026,94 triệu đồng
(Theo Phụ lục số III đính kèm)
Tổng kinh phí thực hiện đề án: (I+II+III) = 809.660,84 triệu đồng
(Bằng chữ: Tám trăm lẻ chín tỷ sáu trăm sáu mươi phẩy tám mươi bốn triệu đồng). Trong đó:
- Ngân sách trung ương hỗ trợ : 288.120 triệu đồng
- Ngân sách địa phương : 521.540,84 triệu đồng
- Cơ chế quản lý tài chính, đầu tư đối với các chính sách, hoạt động về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và các văn bản của các Bộ, Ngành trung ương hướng dẫn thực hiện;
- Huy động thêm nguồn lực của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức theo quy định.
Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh Khánh Hòa do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban Chỉ đạo; các thành viên gồm đại diện lãnh đạo các Sở, ngành: Lao động - Thương binh Xã hội là Phó Trưởng ban Chỉ đạo (cơ quan thường trực Đề án), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Công thương, Giáo dục - Đào tạo, Thông tin truyền thông, Hội Nông dân tỉnh và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo; chỉ đạo các Sở, ngành hữu quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện Đề án.
I. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, HỘI ĐOÀN THỂ
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan thường trực Đề án, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;
- Hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai Quyết định số 1956/QĐ-TTg, Kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn hàng năm, 5 năm, chủ trì phối hợp điều tra khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn;
- Tham mưu Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh các vấn đề về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; kế hoạch triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 và đến 2020;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan đề xuất cơ chế, chính sách; hướng dẫn các địa phương thực hiện; định kỳ báo cáo việc tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn. Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất danh mục nghề, chương trình dạy nghề các nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thí điểm cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ sở dạy nghề lựa chọn điểm để xây dựng 01 mô hình dạy nghề nông nghiệp và 01 mô hình dạy nghề phi nông nghiệp có tính khả thi, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và có khả năng nhân rộng trên địa bàn.
- Xây dựng kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã, chủ trì tổ chức thực hiện, chỉ đạo việc đánh giá, tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã theo mục tiêu đã định;
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các huyện bố trí biên chế chuyên trách theo dõi công tác dạy nghề; biên chế giáo viên cơ hữu cho mỗi ngành nghề đào tạo tại các trung tâm dạy nghề công lập theo quy định;
- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã;
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiến hành xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã; xây dựng quy hoạch đào tạo cán bộ công chức xã đến năm 2015 và đến năm 2020.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo: chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, tổ chức tốt hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường phổ thông cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có thái độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình nghề sau phổ thông, chủ động tổ chức phân luồng học nghề cho học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: huy động vốn đầu tư, chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề cho các trường trung cấp nghề, các trung tâm dạy nghề theo đề án được duyệt.
6. Sở Tài chính: chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan cân đối nguồn tài chính đảm bảo kinh phí để triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ theo quy định, tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh mức học phí cho từng nghề đào tạo trên địa bàn tỉnh, bố trí kinh phí điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, bố trí kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ Chuyên viên liên ngành theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ xúc tiến thương mại, giới thiệu tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp cho lao động nông thôn đến cấp xã.
- Nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển công nghiệp, thương mại gắn với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
8. Sở Thông tin và Truyền thông: chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
9. Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục cho vay đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện chính sách tín dụng học nghề với lao động nông thôn; chính sách hỗ trợ lãi suất vay tín dụng đối với lao động nông thôn học nghề làm việc ổn định tại nông thôn; chính sách cho vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn.
10. Các Sở, Ngành khác: có trách nhiệm chỉ đạo các cơ sở dạy đào tạo nghề thuộc phạm vi quản lý chủ động tham gia các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo theo kế hoạch thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh,
II. TRÁCH NHIỆM CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng trong phạm vi địa bàn về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề.
2. Tổ chức Hội nghị cấp huyện để quán triệt, phổ biến Quyết định 1956/QĐ-TTg tới cán bộ chủ chốt cấp xã và các Ban, ngành, Hội, đoàn thể liên quan.
3. Phối hợp điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu và xây dựng mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn, làm cơ sở cho việc xây dựng Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của địa phương.
4. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện, thị xã, thành phố.
5. Xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của tỉnh và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
6. Cấp huyện được Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp quản lý nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn; trực tiếp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về kinh phí, tổ chức và quản lý đào tạo nghề của địa phương theo Quyết định 1956/QĐ-TTg hàng năm.
7. Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm, trong đó xác định cụ thể các nội dung:
- Xây dựng danh mục nghề đào tạo, kế hoạch dạy nghề trên cơ sở nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và của thị trường lao động trong và ngoài nước;
- Xây dựng mô hình dạy nghề nông nghiệp và mô hình dạy nghề phi nông nghiệp trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố;
- Huy động các cơ sở đào tạo (gồm trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, các cơ sở dạy nghề, các trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp) của các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương và của doanh nghiệp; các viện nghiên cứu, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm khuyến công, nông, lâm, ngư, trang trại, nông trường, lâm trường, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ... có đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn theo chính sách của Đề án này;
- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hàng năm;
- Sử dụng có hiệu quả kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã;
- Chỉ đạo các Đài truyền thanh - Tiếp hình huyện, Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn có chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
- Bố trí mỗi huyện có 01 cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý dạy nghề ở Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg trên địa bàn, định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg về Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa và Ban chỉ đạo cấp tỉnh.
1. Hội Nông dân các cấp chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động hội viên và nông dân tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về dạy nghề, việc làm, thành lập doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất, kinh doanh; tham gia dạy nghề và giám sát tình hình thực hiện Đề án ở địa phương.
2. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn trong Đề án này và các nội dung phù hợp của Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015”.
3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh tỉnh; các tổ chức chính trị - xã hội khác và các hội nghề nghiệp khác tham gia vào các hoạt động phù hợp của Đề án.
KẾT LUẬN
Khánh Hòa là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa với nhịp độ cao. Phát triển kinh tế phải đi liền với việc nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng đến khu vực nông thôn.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lao động nông thôn, tăng hiệu quả sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững trong xu thế hội nhập.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ thẩm quyền triển khai, thực hiện các nội dung của Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh Khánh Hòa./.
DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2010
(Kèm theo Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT | Nội dung chi | Cộng | Trong đó | |
Ngân sách TW | Ngân sách ĐP | |||
1 | Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn | 2.310 | 1.500 | 810 |
2 | Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã | 600 |
| 600 |
3 | Mua sắm trang thiết bị dạy nghề | 11.300 | 11.300 |
|
4 | Xây dựng chương trình, giáo trình | 50 | 50 |
|
5 | Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề | 150 | 150 |
|
6 | Đầu tư sửa chữa, xây dựng cơ bản | 52.300 | 38.000 | 14.300 |
7 | Tuyên truyền, tư vấn, điều tra, khảo sát dự báo nhu cầu đào tạo nghề, | 1.780 | 450 | 1.330 |
8 | Xây dựng mô hình dạy nghề | 800 | 800 |
|
9 | Giám sát, đánh giá | 70 | 70 |
|
Tổng cộng I | 69.360 | 52.320 | 17.040 |
DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Kèm theo Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT | Nội dung chi | Cộng | Trong đó | Ghi chú | |
Ngân sách TW | Ngân sách ĐP | ||||
1 | Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn * | 74.673,9 |
| 74.673,9 | Bình quân 14.934,78/năm |
2 | Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã | 3.000 |
| 3.000 | Bình quân 600/năm |
3 | Mua sắm trang thiết bị dạy nghề ** | 95.000 | 95.000 |
| Theo phụ lục số IV |
4 | Xây dựng chương trình, giáo trình | 250 | 250 |
| Bình quân 50/năm |
5 | Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề | 750 | 750 |
| Bình quân 150/năm |
6 | Đầu tư sửa chữa, xây dựng cơ bản ** | 370.800 | 34.000 | 336.800 | Theo phụ lục số IV |
7 | Tuyên truyền, tư vấn, học nghề, việc làm | 1.000 | 1.000 |
| Bình quân 200/năm |
8 | Xây dựng mô hình dạy nghề | 900 | 900 |
| Bình quân 180/năm |
9 | Giám sát, đánh giá | 500 | 500 |
| Bình quân 100/năm |
Tổng cộng II | 546.873,9 | 132.400 | 414.473,9 |
|
* Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 74.673,9 triệu đồng (giai đoạn 2011-2015 số lao động nông thôn được hỗ trợ chi phí học nghề là 8.505 người/năm, tổng số người được hỗ trợ trong 5 năm là 42.525 người. Dự kiến bình quân hỗ trợ học nghề 1,756 triệu đồng/người/khóa học).
** Theo phụ lục số IV đính kèm.
DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT | Nội dung chi | Cộng | Trong đó | Ghi chú | |
Ngân sách TW | Ngân sách ĐP | ||||
1 | Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn * | 77.026,94 |
| 77.026,94 | Bình quân 15.405,388/năm |
2 | Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã | 3.000 |
| 3.000 | Bình quân 600/năm |
3 | Mua sắm trang thiết bị dạy nghề ** | 95.000 | 95.000 |
| Theo phụ lục số IV |
4 | Xây dựng chương trình, giáo trình | 250 | 250 |
| Bình quân 50/năm |
5 | Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề | 750 | 750 |
| Bình quân 150/năm |
6 | Đầu tư sửa chữa các cơ sở dạy nghề ** | 15.000 | 5.000 | 10.000 | Theo phụ lục số IV |
7 | Tuyên truyền, tư vấn, khảo sát, tập huấn cán bộ | 1.000 | 1.000 |
| Bình quân 200/năm |
8 | Xây dựng mô hình dạy nghề | 900 | 900 |
| Bình quân 180/năm |
9 | Giám sát, đánh giá | 500 | 500 |
| Bình quân 100/năm |
Tổng cộng III | 193.426,94 | 103.400 | 90.026,94 |
|
* Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 77.026,94 triệu đồng (giai đoạn 2016-2020 số lao động nông thôn được hỗ trợ chi phí học nghề là 8.773 người/năm, tổng số người được hỗ trợ trong 5 năm là 43.865 người. Dự kiến bình quân hỗ trợ học nghề 1,756 triệu đồng/người/khóa học).
** Theo phụ lục số IV đính kèm.
TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN, MUA SẮM THIẾT BỊ GIAI ĐOẠN 2011 – 2015;
TT | Tên dự án | Thời gian khởi công - hoàn thành | Tổng mức đầu tư | Đã giải | |
Cộng | |||||
ĐP | TW | ||||
1 | Trường Cao Đẳng nghề Nha Trang | 2011-2015 | 200,000 | 0 | 6,950 |
2 | Trường Trung cấp nghề Ninh Hòa | 2008-2010 | 51,780 | 38,000 | 0 |
3 | Trường Trung cấp nghề Cam Ranh | 2009-2012 | 61,615 | 2,100 | 15,000 |
4 | Trường trung cấp nghề Vạn Ninh | 2010-2013 | 44,189 | 46 | 15,000 |
5 | Trường trung cấp nghề Cam Lâm | 2010-2013 | 52,855 | 0 | 8,000 |
6 | Trường trung cấp nghề Diên Khánh | 2010-2013 | 61,859 | 300 | 0 |
7 | Ký túc xá và Nhà ăn TTDN Khánh Sơn | 2,010 | 3,305 | 3,000 | 0 |
8 | Ký túc xá và Nhà ăn TTDN Khánh Vĩnh | 2,010 | 3,090 | 3,000 | 0 |
| Cộng |
| 478,693 | 46,446 | 44,950 |
DẠY NGHỀ CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ CÔNG LẬP NĂM 2010 GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
ngân | Dự kiến KH vốn năm 2011 - 2015 | Dự kiến mua sắm thiết bị dạy nghề 2011-2015 | Dự kiến mua sắm thiết bị dạy nghề 2016-2020 | Ghi chú | ||||
Từ khởi công đến hết năm 2009 | Năm 2010 | |||||||
ĐP | TW | ĐP | TW | ĐP | TW | TW | TW |
|
0 | 3,950 | 0 | 3,000 | 200,000 |
| 15,000 | 15,000 | Trường trọng điểm |
30,000 | 0 | 8,000 | 0 | 3,400 |
| 15,000 | 15,000 | Trường khó khăn |
2,100 | 0 | 0 | 15,000 | 33,000 |
| 15,000 | 15,000 | |
46 | 0 | 0 | 15,000 | 15,000 | 14,000 | 15,000 | 15,000 | |
0 | 0 | 0 | 8,000 | 24,000 | 20,000 | 15,000 | 15,000 | |
0 | 0 | 300 | 0 | 61,000 |
| 15,000 | 15,000 | |
0 | 0 | 3,000 | 0 | 300 |
| 2,500 | 2,500 |
|
0 | 0 | 3,000 | 0 | 100 |
| 2,500 | 2,500 |
|
32,146 | 3,950 | 14,300 | 41,000 | 336,800 | 34,000 | 95,000 | 95,000 |
|
- 1 Quyết định 04/2011/QĐ-UBND về Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020” do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành
- 2 Quyết định 3906/QĐ-UBND năm 2010 về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 3 Quyết định 2577/QĐ-UBND năm 2010 về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4 Quyết định 26/2010/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn và người nghèo giai đoạn 2010 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 5 Thông tư liên tịch 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 ban hành theo Quyết định 1956/QĐ-TTg do Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6 Quyết định 1220/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định đến năm 2020"
- 7 Nghị định 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 8 Quyết định 1092/QĐ-UBND năm 2010 thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh Khánh Hòa
- 9 Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức
- 10 Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
- 12 Thông tư 135/2008/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường do Bộ Tài chính ban hành
- 13 Quyết định 71/2008/QĐ-BLĐTBXH về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 14 Luật cán bộ, công chức 2008
- 15 Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
- 16 Quyết định 1722/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Đề án xã hội hóa Dạy nghề giai đoạn 2007 - 2010 tỉnh Khánh Hòa
- 17 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18 Luật Dạy nghề 2006
- 19 Quyết định 251/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20 Quyết định 40/2006/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 26/2010/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn và người nghèo giai đoạn 2010 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 2 Quyết định 04/2011/QĐ-UBND về Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020” do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành
- 3 Quyết định 2577/QĐ-UBND năm 2010 về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4 Quyết định 1220/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định đến năm 2020"
- 5 Quyết định 3906/QĐ-UBND năm 2010 về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020