ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3086/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 27 tháng 12 năm 2013 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM AN TOÀN TẬP TRUNG TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác xã;
Căn cứ Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 30/11/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND, ngày 31/10/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Quy định về trình tự lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch các sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;
Căn cứ Quyết định số 1032/QĐ-UBND ngày 02/8/2012; Quyết định số 267/QĐ-UBND ngày 11/3/2013 của Chủ tịch tỉnh về việc phê duyệt đề cương và dự toán dự án Quy hoạch phát triển sản xuất Cam an toàn tập trung tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, Duyệt bổ sung nội dung dự toán chi tiết kinh phí thực hiện vào Dự án Quy hoạch phát triển sản xuất Cam an toàn tập trung tỉnh Hòa Bình đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 693/TTr-SNN ngày 18/12/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất Cam an toàn tập trung tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, với những nội dung sau:
I. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường, đặc biệt là thị trường nông sản an toàn thì việc định hướng mở rộng và phát triển sản xuất cây có múi nói chung và cây cam nói riêng cho có hiệu quả và bền vững là rất cần thiết. Để thực hiện được yêu cầu trên xây dựng dự án “Quy hoạch vùng sản xuất cam an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020”, để nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trong việc định hướng, sản xuất cam của tỉnh. Việc triển khai công tác quy hoạch, là điều kiện cần để xây dựng các vùng sản phẩm an toàn, tập trung để từ đó từng bước đưa ngành sản xuất cam của tỉnh tiến tới hội nhập và phát triển, đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn chất lượng của thị trường trong nước và quốc tế.
II. CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
1. Cơ sở pháp lý thực hiện quy hoạch
2. Cơ sở thực tiễn thực hiện quy hoạch
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM CỦA TỈNH HÒA BÌNH
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ -XÃ HỘI
1. Điều kiện tự nhiên
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế và ngành nông nghiệp của tỉnh
2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp
2.3. Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất
2.4. Dân số và lao động của tỉnh:
2.5. Tình hình việc làm và mức sống dân cư nông thôn
II. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ CAM VÀ CÂY CÓ MÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
1. Diện tích, năng suất, sản lượng cam và cây có múi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng sản xuất cam và cây có múi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong 3 năm gần đây (2010-2012).
1.2. Phân bố diện tích sản xuất cam và cây có múi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
1.3. Cơ cấu chủng loại giống cam và cây có múi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2012
2. Tình hình ứng dụng tiến bộ, khoa học kỹ thuật vào sản xuất cam và cây có múi tỉnh Hòa Bình.
2.1. Về sử dụng phân bón
2.2. Về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)
2.3. Về sử dụng các tiến bộ kỹ thuật khác
3. Tình hình hệ thống cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất cam của tỉnh
3.1. Hệ thống thủy lợi:
3.2. Hệ thống giao thông trục chính nội vùng
3.3. Hệ thống điện và các công trình phụ trợ khác
4. Tình hình sơ chế, bảo quản, chế biến
5. Tình hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6. Tình hình đầu tư và các chính sách cho sản xuất cam
7. Hiệu quả kinh tế sản xuất một số loại cây trồng chính trên địa bàn quy hoạch cam
III. ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM VÀ CÂY CÓ MÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
NỘI DUNG QUY HOẠCH SẢN XUẤT CAM TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020
I. CƠ SỞ VÀ LUẬN CỨ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH VÙNG CAM AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH.
1. Nhu cầu thị trường tiêu thụ cam an toàn
2. Kết quả nghiên cứu, đánh giá điều kiện vùng sản xuất cam và cây có múi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
2.1. Kết quả nghiên cứu xác định địa bàn khảo sát
2.1.1. Xác định các tiêu chí lựa chọn đất đai có khả năng quy hoạch phát triển sản xuất cam và cây có múi
2.1.2. Kết quả xác định địa điểm, quy mô vùng nghiên cứu quy hoạch
2.2. Kết quả đánh giá mức độ an toàn của đất và nước vùng nghiên cứu quy hoạch
2.2.1. Về phương pháp lấy mẫu đất và nước tại vùng quy hoạch
2.2.2. Kết quả phân tích đất và nước tại vùng điều tra, quy hoạch
2.3. Xây dựng bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ phân hạng mức độ thích nghi vùng nghiên cứu quy hoạch phát triển sản xuất cam và cây có múi
2.3.1. Xây dựng bản đồ thổ nhưỡng
2.3.2. Xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi vùng sản xuất cam
II. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Các quan điểm quy hoạch phát triển cam an toàn
1.1. Quy hoạch phát triển theo hướng ổn định, lâu dài với quy mô lớn, tập trung, chuyên canh trên cơ sở khai thác các lợi thế về: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thị trường. Các vùng quy hoạch phải phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sản xuất nông nghiệp và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan của tỉnh.
1.2. Quy hoạch phải gắn với đầu tư cho khoa học – công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu về VSATTP khi tiêu thụ trên thị trường. Từ đó làm cơ sở cho việc hình thành và mở rộng các vùng sản xuất cam trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
1.3. Quy hoạch phải gắn với việc nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ, phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cam an toàn theo nhiều hình thức khác nhau (liên doanh, liên kết, hợp đồng bao tiêu sản phẩm…) để gắn kết giữa sản xuất và thị trường.
2. Mục tiêu quy hoạch phát triển
2.1. Mục tiêu chung
- Hình thành được các vùng sản xuất cam an toàn với quy mô ngày càng lớn nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh, từng bước nâng cao chất lượng và sản lượng để mở rộng thị trường tiêu thụ và hướng tới xuất khẩu.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước đưa nghề sản xuất cam tại các vùng quy hoạch trở thành một nghề có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình.
- Từng bước xây dựng được vùng cam phát triển ổn định, lâu dài, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường sinh thái.
2.2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2015:
- Tổng diện tích quy hoạch đạt 3.094 ha, sản lượng đạt khoảng 60- 70 nghìn tấn/năm. Từng bước tăng hiệu quả kinh tế từ sản xuất cam theo hướng:
+ Chuyển dịch cơ cấu diện tích sản xuất cam theo hướng dải vụ thu hoạch: 20% diện tích cam chín sớm,45% diện tích cam chín chính vụ và 35% diện tích cam chín muộn.
+ Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trong công tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu 10% sản lượng cam được phân phối theo chuỗi khép kín từ quản lý sản xuất đến tiêu thụ, từng bước tạo đầu ra ổn định trên thị trường.
- Trên 60% diện tích và sản lượng cam của vùng quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và một phần diện tích được sản xuất, chứng nhận đáp ứng theo VietGAP.
b) Đến năm 2020
- Tổng diện tích quy hoạch đạt 5.084 ha, sản lượng đạt khoảng 90 – 100 nghìn tấn/năm. Trong đó:
+ Cơ cấu diện tích cam duy trì ổn định theo hướng 30% diện tích chín sớm,35% diện tích chín chính vụ và 35% diện tích cam chín muộn.
+ Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu 40% sản lượng cam được quản lý theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, từng bước tạo dựng thương hiệu cam an toàn và tiến tới xuất khẩu.
- 100% diện tích sản xuất cam của vùng quy hoạch đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, có thương hiệu và một phần lớn diện tích được sản xuất, chứng nhận đáp ứng theo VietGAP.
III. NỘI DUNG QUY HOẠCH VÙNG CAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
1. Quy hoạch vùng sản xuất cam an toàn tập trung tỉnh Hòa Bình
1.1 Phương án quy hoạch về diện tích cam an toàn cho tỉnh Hòa Bình
a) Phương án quy hoạch diện tích cam an toàn theo mức độ thích nghi
Tổng diện tích quy hoạch sản xuất cam an toàn tập trung tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 đạt 5.084 ha, trong đó quỹ đất quy hoạch theo mức độ thích nghi cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1 (đến năm 2015): ưu tiên khai thác quỹ đất có độ thích nghi cao là S1 và S2 trước, tổng diện tích quy hoạch đạt 3.094 ha.
- Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020: tập trung khai thác quỹ đất có mức độ thích nghi thấp hơn là S3, tổng diện tích là 1.990 ha.
b) Phương án quy hoạch diện tích cam an toàn theo hình thức thực hiện
Trên cơ sở địa điểm, quy mô diện tích lựa chọn quy hoạch dự án chia ra các hình thức thực hiện quy hoạch theo các giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1 (đến năm 2015):
+ Diện tích hiện trạng cam an toàn tập trung trên địa bàn quy hoạch là 912 ha chiếm 29,5% cơ cấu diện tích quy hoạch trong giai đoạn này. Đây là diện tích cần thực hiện duy trì để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
+ Diện tích cam quy hoạch trồng mới là 2.182 ha chiếm 70,5% cơ cấu diện tích quy hoạch. Đây là diện tích cần thực hiện mở rộng, trồng mới trên địa bàn vùng quy hoạch trong giai đoạn này.
- Giai đoạn 2 (đến năm 2020):
+ Diện tích cam hiện trạng cần duy trì, nâng cao năng suất và chất lượng được tính đến thời điểm thực hiện hết năm 2015 là 3.094 ha, chiếm 60,9% diện tích quy hoạch.
+ Diện tích quy hoạch trồng mới là 1.990 ha chiếm 39,1% cơ cấu diện tích quy hoạch. Đây là diện tích cần thực hiện mở rộng, trồng mới trên địa bàn vùng quy hoạch trong giai đoạn này.
c) Đánh giá mức độ khai thác và sử dụng quỹ đất có khả năng phát triển sản xuất cam an toàn, tập trung.
Mức độ khai thác và sử dụng quỹ đất có cho phát triển sản xuất cam an toàn, tập trung chiếm khoảng 52,8% tổng quỹ đất có khả năng quy hoạch, trong đó tập trung chủ yếu tại 34 xã của 9 huyện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
1.2 Phương án quy hoạch về cơ cấu giống cam trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
a) Cơ cấu chủng loại giống cam trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020
Hiện tại giống cam Xã Đoài, Vân Du đang có diện tích lớn nhất trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Các giống cam này đều cho thời gian thu hoạch cùng nhau nên đến giữa thời điểm thu hoạch việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, giá bán sản phẩm giảm nhiều so với thời điểm đầu vụ và cuối vụ. Chính vì vậy việc xác định cơ cấu chủng loại giống cam cần quy hoạch là rất cần thiết để vừa nâng cao năng suất, chất lượng cam của tỉnh, vừa có khả năng giải vụ thu hoạch, nâng cao hiệu quả kinh tế cho vùng sản xuất, có vậy mục tiêu quy hoạch và phát triển sản xuất mới ổn định và bền vững. Cụ thể các chủng loại giống cam dự kiến phát triển như sau:
- Mở rộng diện tích giống cam chín muộn, phấn đấu đến năm 2015 và năm 2020 chiếm 35% cơ cấu diện tích cam của toàn vùng quy hoạch. Trong số các loại cam chín muộn tập trung phát triển giống cam V2, đây là giống cam có thời gian thu hoạch muộn hơn so với các giống cam khác, về năng suất, chất lượng và mẫu mã quả tốt đáp ứng được yêu cầu thị trường;
- Giống cam Xã Đoài và Vân Du vốn đã khẳng định được tính thích nghi cao trên địa bàn quy hoạch, cây cho năng suất và chất lượng tốt vì vậy định hướng trong thời gian tới vẫn duy trì và mở rộng diện tích. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích cần tập trung vào những chủng loại giống được tuyển chọn có khả năng chin sớm so với giống đại trà từ 15 – 20 ngày để giải vụ vùng quy hoạch. Cụ thể giống cam CS1 (là giống đột biến của cam Xã Đoài) sẽ mở rộng từ 20 -30% cơ cấu diện tích vùng quy hoạch. Giống cam chính vụ sẽ có cơ cấu diện tích giảm dần từ 45% cơ cấu diện tích vào giai đoạn năm 2015 và 35% cơ cấu diện tích vùng quy hoạch vào năm 2020;
- Giống cam đường canh: đây được coi là giống cam khó tính nhất trong số các loại giống cam dự kiến phát triển trên địa bàn vùng quy hoạch. Cây trồng rất mẫn cảm với điều kiện chăm sóc (nước tưới, kỹ thuật bón phân, tạo tán…) và điều kiện sâu bệnh hại, chính vì vậy dự án đề xuất quy hoạch chỉ khoảng 10 – 13% cơ cấu diện tích vùng quy hoạch;
- Các giống cam, quýt khác: dự kiến đề xuất khoảng 2 - 5% diện tích vùng quy hoạch, đây là những giống mới, giống bản địa của các địa phương khác hoặc trên địa bàn vùng quy hoạch dự kiến khảo nghiệm trên đại bàn tỉnh để làm căn cứ mở rộng diện tích sản xuất. Trong các chủng loại giống khác dự kiến đầu tư mở rộng sản xuất cần định hướng những giống ít hạt, năng suất và chất lượng tốt, thời gian thu hoạch không trùng vào những giống có quy mô diện tích lớn như Xã Đoài và Vân Du để dải vụ thu hoạch và tăng hiệu quả kinh tế cho vùng sản xuất.
b) Phân bố chủng loại cam trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Trên cơ sở cơ cấu chủng loại cam trên địa bàn vùng quy hoạch, phân vùng chủng loại cam dự kiến quy hoạch như sau:
- Vùng đất đồi: tập trung phát triển các giống cam Xã Đoài, Vân Du, V2
- Vùng đất ven sông (phù sa được bồi và phù sa cổ): có khả năng phát triển tất cả các loại cam dự kiến quy hoạch, tuy nhiên tại vùng này chú ý phát triển thêm giống cam đường canh vì giống này yêu cầu chế độ nước tưới tương đối khắt khe, đất vừa thoát nước tốt vừa phải giữ nước tốt để cây sinh trưởng và cho trái ngon, mọng nước. Do vậy đất phù sa dọc Sông Bôi được coi là khu vực thích hợp cho phát triển giống cam này.
2. Quy hoạch mạng lưới tiêu thụ cam trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
2.1. Xác định quy mô sản lượng cam vùng quy hoạch cho tỉnh Hòa Bình
Theo dự kiến, vùng quy hoạch nhờ được ứng dụng các giống mới sạch bệnh và áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, đồng bộ nên năng suất bình quân chung toàn vùng dự kiến sẽ tăng lên theo từng giai đoạn quy hoạch.
- Giai đoạn 1 (đến năm 2015): năng suất bình quân trên vùng quy hoạch đạt 22 tấn/ha, sản lượng đạt 68.100 tấn sản phẩm.
- Giai đoạn 2 (đến năm 2020): năng suất bình quân trên vùng quy hoạch đạt 19,6 tấn/ha, sản lượng đạt 99.703 tấn sản phẩm.
2.2. Phương án tiêu thụ cam an toàn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
a) Xác định thị trường tiêu thụ chính cam an toàn của vùng quy hoạch
Theo như dự báo nhu cầu thị trường tiêu thụ cam an toàn của tỉnh tập trung chính vẫn là thị trường trong tỉnh và các tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Hồng. Trong đó thị trường thành phố Hà Nội chiếm tỷ trọng rất lớn. Đây là những thị trường tiêu thụ lớn trong hiện tại và tương lai của vùng quy hoạch cam của tỉnh. Cụ thể phương án tiêu thụ cam an toàn của tỉnh dự kiến như sau:
- Giai đoạn 1 (từ nay đến năm 2015): Thị trường tiêu thụ cam chủ yếu vẫn là khu vực Đồng Bằng Sông Hồng với 85,3% cơ cấu sản lượng của vùng, tương đương khoảng 58,1 nghìn tấn sản phẩm. Trong đó thị trường khu vực Hà Nội sẽ chiếm 20 nghìn tấn sản phẩm, chiếm 29,4% sản lượng vùng quy hoạch.
- Giai đoạn 2 (đến năm 2020): Trong giai đoạn này dự kiến cam an toàn của vùng quy hoạch sẽ được tiêu thụ theo 2 hình thức là ăn tươi và chế biến. Trong đó:
+ Hình thức ăn tươi vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản lượng tiêu thụ cam của tỉnh, khoảng 78 nghìn tấn tương đương 78,2% cơ cấu sản lượng cam của vùng quy hoạch. Trong giai đoạn này cần tiếp tục mở rộng và khai thác thị trường tiềm năng là các tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Hồng với sản lượng tiêu thụ ước đạt 63 nghìn tấn, chiếm 80,8% cơ cấu sản lượng ăn tươi của vùng, trong đó Hà Nội vẫn là thị trường tiêu thụ chính khoảng 36 nghìn tấn, chiếm 46,2% cơ cấu sản lượng ăn tươi của vùng quy hoạch. Trong giai đoạn này, khi sản phẩm đã đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn và đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu thì dự kiến sẽ bắt đầu khai thác và mở rộng thị trường tiêu thụ ngoài nước với sản lượng xuất khẩu đạt khoảng 3 nghìn tấn, chiếm 3,8% sản lượng ăn tươi của vùng quy hoạch.
+ Hình thức chế biến: Sản phẩm chế biến từ cam là nguồn nước ép bổ dưỡng được thị trường tiêu thụ ưa chuộng. Dự kiến đến giai đoạn 2 của vùng quy hoạch sẽ có 1 – 2 nhà máy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hoặc các nhà máy chế biến tại các vùng lân cận thu mua sản phẩm để chế biến các sản phẩm từ cam của vùng quy hoạch. Tiêu thụ sản phẩm cam theo hình thức chế biến dự kiến đạt khoảng 21,7 nghìn tấn, chiếm 21,8% cơ cấu sản lượng cam của vùng quy hoạch.
b) Xác định các hình thức tiêu thụ cam an toàn chính trên địa bàn vùng quy hoạch
Việc định hướng phương án tiêu thụ sản phẩm trong các giai đoạn thực hiện quy hoạch giúp cho việc xây dựng vùng quy hoạch cam an toàn được hiệu quả hơn. Để việc tiêu thụ sản phẩm cam an toàn được hiệu quả, dự án đề xuất các hình thức tiêu thụ sản phẩm như sau:
- Hình thức tiêu thụ sản phẩm qua kênh: Các tổ chức kinh tế; các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Công ty thương mại… với việc hợp đồng, bao tiêu sản phẩm đây được coi là hình thức đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho vùng quy hoạch. Hình thức này giúp cho vùng quy hoạch được chuyên môn hóa trong từng khâu, từng lĩnh vực sản xuất, từ đó giúp cho thị trường sản xuất và tiêu thụ phát triển ổn định và bền vững. Đây cũng là hình thức tiêu thụ giúp cho vùng sản xuất cam dần đi vào chuẩn hóa để quản lý được chất lượng sản phẩm đầu ra khi tiêu thụ trên thị trường. Dự kiến phương án tiêu thụ sản phẩm theo hình thức này cụ thể như sau:
+ Giai đoạn 1 (đến năm 2015): Có khoảng 6,8 nghìn tấn sản phẩm, tương đương khoảng 10% sản lượng cam vùng quy hoạch được tiêu thụ theo hình thức này.
+ Giai đoạn 2 (đến năm 2020): Có khoảng 39,9 nghìn tấn sản phẩm, tương đương khoảng 40% sản lượng cam vùng quy hoạch được tiêu thụ theo hình thức này.
- Thị trường tự do (qua các tiểu thương bán buôn, bán lẻ): Đây là hình thức tiêu thụ cam chủ yếu hiện nay, hình thức này được hình thành chủ yếu tự phát do các cá nhân, tiểu thương tự thu mua và cung ứng ra thị trường. Hình thức này sẽ khó quản lý về chất lượng sản phẩm khi tiêu thụ, tuy nhiên đây là hình thức phát huy rất tốt nguồn lực của xã hội. Chính vì vậy, trong tương lai hình thức này dự kiến vẫn là chủ yếu trong vùng sản xuất cam của tỉnh. Dự kiến phương án tiêu thụ sản phẩm theo hình thức này cụ thể như sau:
+ Giai đoạn 1 (đến năm 2015): sẽ có khoảng 61,3 nghìn tấn sản phẩm, tương đương khoảng 90% sản lượng cam vùng quy hoạch được tiêu thụ theo hình thức này.
+ Giai đoạn 2 (đến năm 2020): sẽ có khoảng 58,9 nghìn tấn sản phẩm, tương đương khoảng 60% sản lượng cam vùng quy hoạch được tiêu thụ theo hình thức này.
2.3. Quy hoạch nguồn cung ứng đầu vào cho sản xuất cam trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Dự án đề xuất phương án quản lý nguồn cung ứng đầu vào cho sản xuất cam an toàn vùng quy hoạch như sau:
- Quản lý nguồn cung ứng giống cam sạch bệnh trên địa bàn vùng quy hoạch:
+ Đến năm 2015: ước tính nhu cầu giống cam sạch bệnh cần cung cấp cho địa bàn vùng quy hoạch khoảng 2 triệu cây (bao gồm cả phục hồi vườn cam bị bệnh và trồng mới). Dự kiến nguồn giống cung cấp qua hệ thống quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh (trung tâm giống cây trồng, các đơn vị quản lý chất lượng giống…) chiếm khoảng 60% nhu cầu, còn lại là lượng giống do người dân tự mua tại những thị trường tự do (do người dân tự sản xuất).
+ Đến năm 2020: Nhu cầu giống cam trên địa bàn vùng quy hoạch được quản lý, giám sát qua hệ thống giám sát, kiểm định chất lượng đạt 80%, còn lại là lượng giống do người dân tự mua tại thị trường tự do không rõ nguồn gốc.
- Quản lý các vật tư đầu vào cho sản xuất:
+ Phân hữu cơ vi sinh: dự kiến 100% nguồn phân này được quản lý bằng hình thức khuyến cáo hoặc cung cấp phương pháp ngâm ủ phân chuồng và các chất thải hữu cơ để làm phân bón cho cây.
+ Phân hóa học (N, P, K); phân sinh học và thuốc BVTV: 100% được nhà nước quản lý thông qua hệ thống các cửa hàng, công ty cung cấp vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Nguồn lao động: Đây là yếu tố quyết định đến sự thành công của quá trình thực hiện quy hoạch, dự kiến đến năm 2015 sẽ có 30% lực lượng lao động được nhà nước quản lý thông qua hình thức đào tạo, tập huấn về sản xuất cam an toàn và xây dựng vùng đủ điều kiện theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến năm 2020 lực lượng lao động tham gia sản xuất cam an toàn được qua đào tạo, cấp chứng nhận đạt khoảng 80%.
CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
I. GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CẦN THIẾT CHO VÙNG QUY HOẠCH
1. Cải tạo và xây dựng hệ thống thủy lợi cho toàn vùng quy hoạch
2. Nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống giao thông trục chính và nội đồng cho toàn vùng quy hoạch
3. Cải tạo và xây dựng hệ thống truyền tải điện cho toàn vùng quy hoạch
4. Xây dựng bể chứa vỏ bao bì thuốc BVTV cho vùng quy hoạch.
5. Xây dựng nhà sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm.
II. GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ CHO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ KHUYẾN NÔNG
1. Đầu tư xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, Khuyến nông khuyến lâm vào sản xuất cam an toàn
2. Đầu tư đào tạo, tập huấn về sản xuất cam an toàn
3. Đầu tư cho công tác chỉ đạo, giám sát sản xuất cam an toàn
III. GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu thụ sản phẩm, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh cam an toàn phát triển.
2. Xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại về cam an toàn cho các vùng quy hoạch.
IV. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CAM 1. Nội dung đầu tư thực hiện
1.1. Ban hành các văn bản quản lý sản xuất, sơ chế, chế biến và kinh doanh cam an toàn trên địa bàn tỉnh
1.2. Đầu tư cho kiểm tra, giám sát, cấp giấy chứng nhận sản phẩm rau, quả, chè an toàn.
1.2. Hình thức đầu tư và tổ chức thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm cam trên địa bàn tỉnh.
V. GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH
1. Căn cứ đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, sơ chế và kinh doanh cam
2. Đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cam an toàn trong vùng quy hoạch
2.1. Chính sách hỗ trợ sản xuất, sơ chế và kinh doanh cam an toàn.
2.2. Chính sách về đất đai và chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang sản xuất cam an toàn.
2.3. Chính sách về tín dụng
VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ QUY HOẠCH
I. VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Nhu cầu vốn đầu tư
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện dự án là 1.133,754 tỷ đồng, trong đó:
+ Nguồn vốn ngân sách là 262,303 tỷ đồng, chiếm 23,1% cơ cấu vốn đầu tư của toàn dự án.
+ Nguồn vốn huy động từ người dân, các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất cam: 871,451 tỷ đồng, chiếm 76,9% cơ cấu vốn đầu tư toàn dự án.
- Cơ cấu vốn đầu tư:
+ Vốn đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thông, thủy lợi, điện và các hạng mục công trình nhằm nâng cao chất lượng cam và đảm bảo môi trường như bể chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, khu nhà sơ chế bảo quản kho lạnh), chiếm 20,7% cơ cấu vốn đầu tư toàn dự án.
+ Vốn đầu tư cho khoa học công nghệ, khuyến nông đào tạo và các chi phí trực tiếp cho sản xuất cam an toàn, chiếm 77,5% cơ cấu vốn đầu tư toàn dự án.
+ Ngoài các nguồn vốn trên, còn có nguồn vốn đầu tư cho xúc tiến thương mại, quản lý chất lượng vùng cam…, nguồn vốn này chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ từ 0,7 -1,4% cơ cấu vốn đầu tư toàn dự án.
2. Phân kỳ vốn đầu tư thực hiện
a) Giai đoạn 1 (đến năm 2015): Để đảm bảo sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, hợp lý với khả năng huy động nguồn lực của tỉnh thì trong giai đoạn này cần ưu tiên đầu tư thực hiện những nội dung sau:
- Về xây dựng cơ sở hạ tầng: trong giai đoạn này chỉ đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi, giao thông, đường điện ở những vùng hiện trạng đã có sản xuất cam để đảm bảo duy trì vùng cam hiện trạng và mở rộng phát triển sản xuất cam an toàn mục tiêu đề ra;
- Những công trình ứng dụng khoa học công nghệ (khu sản xuất cây giống cam sạch bệnh, nhà điều hành…) chỉ đầu tư mô hình điểm tại những vùng hiện trạng đang phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu ngay trong hiện tại và trong thời gian tới;
- Tập trung đầu tư cho xây dựng mô hình khuyến nông với những tiến bộ kỹ thuật mới, công tác đào tạo tập huấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để phát triển sản xuất cam an toàn tại những vùng quy hoạch;
- Tăng cường công tác giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm;
- Tổng nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn này 575,953 tỷ đồng, chiếm 50,8% cơ cấu vốn đầu tư của cả thời kỳ quy hoạch;
b) Giai đoạn 2 (2016 -2020): Giai đoạn này nhu cầu vốn đầu tư thực hiện quy hoạch 557,801 tỷ đồng chiếm 49,2% cơ cấu vốn đầu tư thực hiện;
- Đầu tư cho cơ sở hạ tầng sẽ được tăng cường để hoàn thiện các hạng mục công trình cần thiết tại các vùng quy hoạch;
- Nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất, đặc biệt cho thị trường và quản lý, giám sát chất lượng cũng được quan tâm, chú trọng hơn giai đoạn 1.
II. BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG VỐN THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước
2. Nguồn vốn huy động khác:
III. HIỆU QUẢ CỦA QUY HOẠCH
1. Hiệu quả kinh tế
2. Hiệu quả xã hội và môi trường
(Có báo cáo Quy hoạch phát triển sản xuất Cam an toàn tập trung tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 đăng trên Cổng thông tin điện tử Hòa Bình: http://www.hoabinh.gov.vn).
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Lao động-Thương binh và Xã hội, Văn hóa, thể thao và Du lịch, Y tế, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 644/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản và muối tỉnh Nam Định giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 2 Quyết định 853/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất, chế biến muối tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015, có tính đến 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 3 Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 23/2011/QĐ-UBND về Quy định trình tự lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành
- 5 Nghị định 88/2005/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã
- 6 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 853/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất, chế biến muối tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015, có tính đến 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 2 Quyết định 644/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản và muối tỉnh Nam Định giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn đến năm 2030