- 1 Quyết định 5486/QĐ-UBND năm 2013 công bố bổ sung Định mức dự toán chăn nuôi Linh Dương vào Định mức dự toán duy trì chăn nuôi động vật tại vườn thú Thành phố Hà Nội
- 2 Quyết định 732/QĐ-UBND năm 2019 quy định về mức hỗ trợ người chăn nuôi có lợn bị thiệt hại do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, lở mồm long móng, tai xanh; người tham gia công tác phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 3 Quyết định 34/2020/QĐ-UBND về quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật duy trì công viên, cây xanh và chăn nuôi động vật trưng bày trên địa bàn thành phố Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2022/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY TRÌNH, ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT TRONG NUÔI DƯỠNG, CỨU HỘ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 286/TTr-SNN ngày 18/8/2022 về việc ban hành quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật trong nuôi dưỡng, cứu hộ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hà Nội; Báo cáo thẩm định số 313/BC-STP ngày 06/10/2021 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật trong nuôi dưỡng, cứu hộ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hà Nội, gồm:
- Quy trình nuôi dưỡng, cứu hộ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hà Nội (Phụ lục 01).
- Định mức kinh tế kỹ thuật trong nuôi dưỡng, cứu hộ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hà Nội (Phụ lục 02).
Điều 2. Trong quá trình thực hiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức rà soát các nội dung còn chưa hợp lý (nếu có), tổng hợp, tham mưu, báo cáo UBND Thành phố xem xét, điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 9 năm 2022.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp; Giám đốc Kho bạc nhà nước Hà Nội; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC 01:
QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG, CỨU HỘ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 31/2022/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Căn cứ Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/05/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;
Căn cứ Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên cạn;
Căn cứ Thông tư số 29/2019/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định xử lý động vật rừng là tang vật, vật chứng; động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 4018/QĐ-UBND ngày 28/6/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc tổ chức lại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã và Kỹ thuật bảo vệ rừng Sóc Sơn thuộc Chi cục Kiểm lâm, thành Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 2865/QĐ-UBND ngày 19/5/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (sự nghiệp kinh tế) của thành phố Hà Nội.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Công tác cứu hộ động vật hoang dã
- Là trình tự các bước công việc diễn ra liên tục trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ: Sơ cứu, phân loại, giao nhận, chữa trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi, thả về tự nhiên, chuyển giao, tiêu hủy.
- Điều kiện động vật hoang dã đưa vào cứu hộ là những động vật bị thương, ốm yếu cần cứu hộ, khi có văn bản đề nghị cứu hộ của cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn tự nguyện giao nộp, hiến tặng của các tổ chức, cá nhân có động vật.
2. Người làm công tác cứu hộ động vật hoang dã
2.1. NgườI làm công tác chuyên môn kỹ thuật, cán bộ thú y
- Trình độ chuyên môn, bằng cấp: Phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
- Có đủ sức khỏe theo quy định của cơ quan chuyên ngành.
- Chấp hành tốt Nội quy, quy chế cơ quan và những quy định về chuyên ngành được đào tạo.
- Hàng năm được khám sức khỏe định kỳ theo quy định và được tiêm phòng một số bệnh cần thiết.
2.2. Người làm công tác cứu hộ, chăm sóc, nuôi dưỡng
- Có trình độ tốt nghiệp lớp 12 trở lên.
- Có đủ sức khỏe theo quy định của cơ quan chuyên ngành.
- Chấp hành tốt Nội quy, quy chế cơ quan và quy định về vệ sinh an toàn lao động.
- Được đào tạo chuyên môn về chăm sóc, nuôi dưỡng động vật tại cơ sở cứu hộ động vật hoang dã.
- Hàng năm được khám sức khỏe định kỳ theo quy định và được tiêm phòng một số bệnh cần thiết.
3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, chuồng nuôi
3.1. Tiêu chuẩn chung về chuồng nuôi
- Loại công trình dân dụng cấp 4 (có tổng diện tích sàn dưới 1.000 m2 hay có chiều cao nhỏ hơn hay bằng 03 tầng).
- Xây dựng chuồng nuôi phải phù hợp với các loại hình như: Chuồng nuôi nhốt cứu hộ và chuồng nuôi nhốt bán hoang dã. Chuồng nuôi phải đủ rộng, ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Công trình chuồng trại được xây dựng, thiết kế phù hợp với đặc điểm sinh lý và tập tính sinh học của loài, của cá thể.
- Đảm bảo an toàn cho động vật nuôi và người chăm sóc, thuận lợi cho việc khám chữa bệnh khi cần thiết.
- Có sân chơi và hệ thống cấp thoát nước tốt, bảo đảm vệ sinh môi trường.
- Có mái che phù hợp để bảo vệ động vật hoang dã khi thời tiết xấu.
- Có khu cách ly động vật hoang dã mới nhận và động vật hoang dã bị thương, bị ốm.
- Trong chuồng nuôi có bảng ghi chép một số thông tin cần thiết như: Tên khoa học, ngày nhận, tập tính sinh học, loại thức ăn...
- Có khu nuôi nhốt bán hoang dã để phục hồi tập tính sinh học cho các loài động vật hoang dã.
3.5. Trang thiết bị
- Phương tiện vận chuyển đảm bảo vệ sinh, có lồng cũi để nhốt động vật hoang dã khi giao nhận cũng như khi điều trị.
- Nhà chế biến thức ăn, nhà kho... phù hợp đảm bảo vệ sinh.
- Dụng cụ thú y, thuốc phòng và chữa trị bệnh đầy đủ.
- Bảo hộ lao động phù hợp, có đủ điện nước.
- Có kho lạnh, tủ bảo quản, lò thiêu xác động vật hoang dã và một số trang thiết bị cần thiết khác.
- Có hệ thống xử lý chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường.
4. Quản lý hồ sơ động vật hoang dã
- Từng cá thể hoặc nhóm động vật hoang dã phải có lý lịch được mã hoá như: Đánh số, vòng, gắn thẻ vi mạch (microchip)... ghi rõ nguồn gốc, giới tính (trong trường hợp có thể), đặc điểm riêng, trọng lượng, vùng phân bố, ngày nhận.
- Hệ thống quản lý hồ sơ động vật hoang dã bao gồm các biên bản phân loại, giao nhận, giám định, thả, chuyển giao, chết... đồng thời quản lý trên máy vi tính và trên bản ghi giấy.
- Việc giao, nhận động vật hoang dã phải có hồ sơ kèm theo.
5. Giao, nhận động vật hoang dã
- Giao, nhận động vật phải tuân thủ theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Trước khi giao, nhận phải tiến hành phân loại.
- Động vật hoang dã mới nhận phải nhốt riêng để theo dõi sức khỏe, sau 02 tuần đảm bảo an toàn mới được đưa vào khu cứu hộ chung.
- Động vật khi thả về môi trường tự nhiên, hoặc chuyển giao đều phải thực hiện việc kiểm dịch động vật theo quy định.
6. Xử lý động vật hoang dã bị chết
- Đối với động vật hoang dã bị chết đều phải lập biên bản.
- Tiến hành mổ khám, xác định nguyên nhân chết, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm (nếu thấy cần thiết).
- Kiến nghị biện pháp xử lý xác động vật hoang dã bị chết, đảm bảo đúng các quy định hiện hành như: Làm tiêu bản đối với xác động vật còn giá trị sử dụng hoặc tổ chức tiêu hủy.
- Khi có dịch bệnh phải thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
7. Kỹ thuật cứu hộ, chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã
7.1. Thức ăn, nước uống
- Phương thức cho ăn tương tự với điều kiện trong môi trường tự nhiên của từng loài.
- Bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng, được chế biến phù hợp.
- Bảo đảm số lượng, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (không bị ôi thiu, thối, mốc...).
- Được điều chỉnh kịp thời, phối hợp tất cả các loại thức ăn theo nhu cầu và đặc tính sinh lý của từng loài.
- Nước uống phải đầy đủ, hợp vệ sinh.
7.2. Chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã bình thường
- Hàng ngày quan sát ngoại hình, hoạt động, ăn uống, chất thải của động vật trong chuồng để phát hiện các dấu hiệu không bình thường; báo cáo cán bộ kỹ thuật kiểm tra sức khỏe.
- Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, bể nước uống, quét dọn phân rác.
- Cho động vật ăn đúng khẩu phần, lưu ý động vật bị thương, động vật non, yếu.
- Cho ăn theo giờ quy định phù hợp với tập tính từng loài.
- Che chắn chuồng trại khi thời tiết thay đổi.
- Nước trong bể tắm cho các loài có nhu cầu phải đủ và sạch.
- Đảm bảo chế độ vận động theo nhu cầu của từng loài động vật.
7.5. Chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã bị thương, bị bệnh
- Động vật bị thương mới tiếp nhận phải được nhốt riêng vào khu vực yên tĩnh, thuận tiện cho việc theo dõi, chữa trị, điều dưỡng ở khu cách ly.
- Có cán bộ chăm sóc chuyên trách và ghi chép theo dõi việc ăn uống, vận động, tiến triển vết thương (xấu, tốt) có các biện pháp can thiệp kịp thời, hợp lý.
- Chế biến phối hợp khẩu phần ăn để con vật ăn hết tiêu chuẩn (chú ý dùng các loại thức ăn đảm bảo dinh dưỡng để tăng sức kháng bệnh của động vật).
- Khi con vật đã hoàn toàn khoẻ mạnh, hoạt động bình thường mới ghép với đàn.
7.4. Chăm sóc, nuôi dưỡng động vật non mới nhận
- Động vật non mới tiếp nhận phải được nhốt riêng vào khu cách ly; đảm bảo được các điều kiện chăm sóc đặc biệt.
- Cử cán bộ chăm sóc 24/24 giờ; hàng ngày ghi chép, theo dõi sự ăn uống, vận động của con vật.
- Chế biến và sử dụng loại thức ăn phù hợp để con vật ăn hết khẩu phần (lưu ý các thành phần thức ăn có nhiều dinh dưỡng).
- Khi con vật qua thời kỳ chăm sóc đặc biệt, đủ sức khỏe, thích nghi với môi trường sống thì ghép đàn.
7.5. Chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã sinh sản
- Động vật đến tuổi trưởng thành về tính dục vào thời kỳ động dục phải tiến hành ghép đôi giao phối kịp thời.
- Việc ghép đôi giao phối phải tuân thủ theo tập tính sinh sản của từng loài động vật. Có kiểm tra, theo dõi, ghi chép đầy đủ.
- Có chế độ bồi dưỡng cho con đực, con cái trước, trong và sau khi phối giống, sau khi sinh sản và trong thời gian nuôi con.
- Gần đến ngày sinh sản phải tách động vật mang thai sang chuồng nuôi riêng để tiện việc theo dõi, chăm sóc, nuôi dưỡng.
- Khi con non đủ điều kiện về sức khỏe, khả năng sử dụng thức ăn bên ngoài và thích nghi với môi trường sống độc lập thì tách để nuôi riêng.
8. Quy định về bảo vệ sức khỏe động vật
- Chuồng trại, sân bãi phải được vệ sinh hàng ngày. Phân, phần thức ăn thừa thu gom vào nơi quy định để xử lý.
- Tiến hành tẩy uế, tiêu độc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi, sân bãi theo định kỳ. Sử dụng hóa chất sát trùng không gây độc hại cho động vật, con người và môi trường.
- Cửa vào khu vực cứu hộ phải bố trí bể thuốc sát trùng hoặc vôi bột.
- Nước uống và thức ăn phải đảm bảo vệ sinh.
- Động vật bị thương, bị ốm phải được cách ly và điều trị tích cực.
- Thực hiện chế độ tiêm phòng và tẩy giun sán định kỳ.
- Khi can thiệp thú y hay di chuyển động vật phải tuân thủ theo các quy định, đảm bảo an toàn lao động cho người và tránh gây thương tích cho động vật.
- Để phòng tránh lây lan dịch bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt các nội dung sau:
Tuyệt đối không cho người lạ, người không có nhiệm vụ vào khu vực nuôi nhốt, cứu hộ (trong trường hợp đặc biệt, phải tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn trước khi vào chuồng).
Nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã bị bệnh không được tiếp xúc với động vật khác.
Khi có dịch bệnh phải thực hiện đúng các quy định của cơ quan chuyên ngành.
III. QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHÂN LOẠI VÀ GIAO NHẬN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
1. Quy trình kỹ thuật phân loại
1.1. Phân loại theo loài
- Căn cứ vào hồ sơ, văn bản ban đầu của cơ quan chức năng và Biên bản giám định của cơ quan có thẩm quyền.
- Căn cứ vào đặc điểm, màu sắc, kích thước được mô tả trong các tài liệu, sách hướng dẫn đã được xuất bản như: Sách đỏ Việt Nam và Sách nhận dạng động vật hoang dã về chim, thú, bò sát....
- So sánh đặc điểm, màu sắc con vật và các hình ảnh mô tả để xác định (với trường hợp khó xác định, nếu thấy cần thiết mời cơ quan khoa học chuyên ngành phối hợp để xác định).
- Lập Biên bản giao nhận động vật rừng theo đúng quy định.
1.2. Phân loại theo nhóm
- Căn cứ quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, để phân loại động vật hoang dã thành nhóm theo đúng quy định.
- Khi phân loại theo nhóm được ghi vào cột nhóm trong Biên bản phân loại.
1.3. Phân loại theo số lượng, khối lượng
- Các loại động vật được, tính theo cá thể phải được kiểm đếm (đơn vị tính là con).
- Nếu các cá thể động vật trong một lồng phải được chia nhỏ để dễ kiểm đếm, đảm bảo tính chính xác cao.
- Sau khi kiểm đếm, tiến hành cân kiểm tra trọng lượng. Đối với một số loài thú dữ, thú lớn, có thể dùng phương pháp đo kết hợp ước tính trọng lượng.
- Các loại động vật không xác định theo cá thể tiến hành xác định theo khối lượng, trọng lượng.
- Các số liệu được ghi vào Biên bản phân loại theo mẫu.
1.4. Phân loại theo nhóm bệnh
1.4.1. Bệnh ngoại khoa
- Quan sát kỹ từng cá thể, từng vị trí, bộ phận xem mức độ thương tật và ghi chép đầy đủ.
- Xác định thương tật nguy hiểm đến tính mạng như (chảy máu, nhiều vết thương, nhiễm trùng...) phải can thiệp kịp thời bằng các biện pháp thú y cần thiết.
- Đánh giá tiên lượng để có biện pháp can thiệp tương ứng.
1.4.2. Bệnh nội khoa
- Quan sát kỹ các vùng nội tạng, nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ, chất tiết... để chẩn đoán con vật có bị bệnh nội khoa hay không.
- Nếu thấy nguy hiểm tới tính mạng phải sơ cứu kịp thời.
1.4.3. Bệnh truyền nhiễm
- Trong lô động vật hoang dã thấy nhiều con có cùng triệu chứng của những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Newcastle, H5N1, phó thương hàn, tụ huyết trùng, nhiệt thán... có thể lây lan thành dịch; phải có biện pháp cấp cứu và hướng xử lý theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành.
- Nếu cần tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm, chẩn đoán.
- Đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch bệnh để có biện pháp phòng, chống dịch và can thiệp kịp thời.
1.4.4. Bệnh ký sinh trùng
- Quan sát toàn bộ cơ thể phát hiện ve, ghẻ, bọ chét, rận và các loại ký sinh trùng khác.
- Quan sát phân, chất tiết... để phát hiện nội ký sinh trùng.
- Đánh giá tiên lượng để có biện pháp can thiệp tương ứng, kịp thời.
1.4.5. Ngộ độc và các bệnh khác
- Quan sát chất tiết, triệu chứng thần kinh, thân nhiệt... đánh giá động vật hoang dã có bị ngộ độc không.
- Quan sát kỹ triệu chứng điển hình phát hiện những động vật hoang dã đang bị các bệnh khác.
- Đánh giá tiên lượng để có biện pháp can thiệp tương ứng, kịp thời.
- Tổng hợp kết quả đánh giá sức khỏe động vật hoang dã, lập Biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng theo mẫu quy định.
1.5. Phân loại theo giới tính
- Với lớp thú: Quan sát bộ phận sinh dục ngoài phân biệt đực, cái.
- Với lớp bò sát, chim đã trưởng thành: Căn cứ những đặc điểm, màu sắc, kích thước, trọng lượng, mai, sừng, vẩy và tài liệu hướng dẫn, kinh nghiệm nghề nghiệp để phân biệt giới tính (trong điều kiện có thể).
* Tổng hợp, ghi Biên bản phân loại trước khi giao nhận.
2. Quy trình giao, nhận động vật hoang dã
2.1. Giao, nhận tại cơ sở cứu hộ động vật hoang dã
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý động vật rừng; có văn bản đề nghị cứu hộ động vật hoang dã.
- Các cơ quan chức năng chuyển động vật hoang dã tới cơ sở cứu hộ động vật hoang dã.
- Cơ sở cứu hộ động vật hoang dã tiến hành lập Biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe và Biên bản giao nhận động vật rừng theo quy định.
- Thành phần tham gia giao nhận gồm:
Đại diện bên giao động vật rừng.
Đại diện bên nhận động vật rừng.
Người chứng kiến (nếu có).
2.2. Giao, nhận tại các cơ quan chức năng bắt giữ, tịch thu động vật hoang dã
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý động vật rừng; có văn bản đề nghị cứu hộ động vật hoang dã.
- Cơ sở cứu hộ động vật hoang dã tiến hành lập Biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe và Biên bản giao nhận động vật rừng theo quy định.
- Thành phần tham gia giao nhận bao gồm:
Đại diện bên giao động vật rừng.
Đại diện bên nhận động vật rừng.
Người chứng kiến (nếu có).
- Phương tiện, vật tư, thiết bị đảm bảo cho việc giao nhận, vận chuyển động vật hoang dã.
Có lồng cũi chắc chắn để nhốt động vật.
Có phương tiện vận chuyển an toàn.
Có các trang thiết bị khác như: Bảo hộ lao động, thuốc thú y, các trang thiết bị phòng dịch...
Trong trường hợp cần thiết thì tiến hành làm các thủ tục khác theo quy định như: Kiểm dịch thú y, giấy phép vận chuyển đặc biệt, áp tải trong vận chuyển...
IV. QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHÒNG VÀ CHỮA TRỊ BỆNH CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
1. Quy trình kỹ thuật phòng bệnh tổng hợp
1.1. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh
- Hàng ngày chuồng trại phải được quét dọn sạch, phân và thức ăn thừa thu gom đổ vào nơi quy định để xử lý.
- Chuồng nuôi phải được cọ rửa bằng nước sạch.
- Cống rãnh và các hố ga thường xuyên được khơi thông.
- Thức ăn, nước uống bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
1.2. Phòng bệnh bằng hoá chất
- Định kỳ phun tiêu độc, khử trùng toàn bộ khu nuôi động vật hoang dã.
- Cổng ra vào khu nuôi động vật phải có khay hoặc hố sát trùng bằng vôi bột hoặc hoá chất khử trùng.
- Định kỳ phải phun thuốc diệt côn trùng.
1.3. Phòng bệnh bằng thuốc
- Thực hiện chế độ tiêm phòng cho động vật hoang dã bằng vắc xin.
- Định kỳ dùng thuốc diệt nội, ngoại ký sinh trùng.
- Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, tạo môi trường tốt để nâng cao khả năng kháng bệnh của động vật.
- Tăng cường các biện pháp cách ly, kiểm soát ra vào; nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh từ ngoài vào.
- Các loại thuốc, vắc xin sử dụng phải nằm trong danh mục được phép lưu hành do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Kỹ thuật điều trị bệnh
2.1. Kỹ thuật điều trị bệnh viêm
2.1.1. Nguyên tắc điều trị
- Chuẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời, đúng phương pháp.
2.1.2. Phương pháp điều trị
- Điều trị viêm bằng hoá chất: Dùng các hoá chất phù hợp để điều trị có hiệu quả nhất.
- Điều trị bằng thuốc đặc hiệu và trợ tim, trợ lực...
- Điều trị bằng liệu pháp tổng hợp.
2.2. Kỹ thuật điều trị vết thương
2.2.1. Kỹ thuật điều trị
- Sơ cứu cầm máu kịp thời và triệt để.
- Loại bỏ hết những vật lạ và những tổ chức không còn khả năng tái sinh, những cục máu đông ra khỏi vết thương.
- Rửa sạch vết thương để tạo điều kiện cho tế bào tổ chức phát triển.
2.2.2. Phương pháp điều trị
- Dùng các loại thuốc sát trùng phù hợp để rửa làm sạch vết thương.
- Dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc trợ sức, trợ lực, điều trị liên tục 05 - 07 ngày hoặc tới khi vết thương khỏi hoàn toàn.
2.3. Kỹ thuật điều trị bệnh nội khoa
2.3.1. Kỹ thuật điều trị
- Điều trị theo nguyên nhân bệnh.
- Điều trị theo cơ chế sinh bệnh.
- Điều trị theo triệu chứng.
- Điều trị mang tính bổ sung.
2.3.2. Phương pháp điều trị
- Chuồng trại phải làm sạch sẽ, thoáng mát, động vật hoang dã ở nơi yên tĩnh, có chế độ ăn, uống hợp lý với từng loại bệnh.
- Dùng thuốc điều trị nguyên nhân, triệu chứng, trợ sức, trợ lực, nâng cao sức đề kháng cho con vật.
2.4. Kỹ thuật phòng trị bệnh ký sinh trùng
2.4.1. Kỹ thuật điều trị
- Vệ sinh chuồng trại, phun hóa chất tiêu độc, khử trùng theo quy định.
- Vệ sinh thân thể con vật.
- Diệt ký sinh trùng ở môi trường xung quanh, ủ phân, chất thải đúng kỹ thuật.
2.4.2. Phương pháp điều trị
- Định kỳ dùng thuốc đặc hiệu đối với từng loại ký sinh trùng.
- Tăng cường sức đề kháng cho động vật.
2.5. Kỹ thuật phòng trị bệnh truyền nhiễm
2.5.1. Kỹ thuật điều trị
- Xác định nguyên nhân gây bệnh đưa ra biện pháp phòng, trị thích hợp.
- Vệ sinh chuồng trại, khử trùng, tiêu độc theo quy định.
- Sử dụng vắc xin theo quy định.
2.5.2. Phương pháp điều trị
- Cách ly các cá thể mắc bệnh.
- Sử dụng các loại kháng huyết thanh, kháng sinh...
- Bổ sung thuốc trợ sức, trợ lực.
2.6. Kỹ thuật phòng trị ngộ độc
2.6.1. Phòng ngộ độc
- Thức ăn, nước uống cho động vật phải được kiểm tra bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi cho động vật ăn.
- Khi sử dụng thuốc phải chú ý liều lượng, hạn sử dụng và chỉ định của nhà sản xuất.
2.6.2. Điều trị ngộ độc
- Nhanh chóng giải trừ các chất độc để hạn chế sự tác động trực tiếp của chất độc đối với cơ thể (gây nôn, thụt rửa).
- Giải độc bằng phương pháp lý hoá học trung hoà độc tố.
- Tăng cường cơ năng bảo vệ và giải độc của cơ thể: Chăm sóc tốt, cho ở nơi kín gió.
V. QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
1. Quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng chung
1.1. Kỹ thuật chuồng nuôi
- Căn cứ tập tính của loài, nhóm cá thể để xây dựng chuồng trại có diện tích thích hợp. Diện tích sân chơi phù hợp theo nhu cầu của loài, bố trí sinh cảnh, bể tắm... cho động vật vận động.
- Chuồng và sân chơi phải có hệ thống cấp thoát nước tốt trong mọi điều kiện khi thời tiết thay đổi.
- Chuồng phải có hàng rào bao quanh bằng vật liệu thích hợp cho từng loài, bảo đảm an toàn cho động vật và người chăm sóc, nuôi dưỡng. Có một phần mái che để bảo vệ động vật khi thời tiết xấu.
- Có hệ thống cửa chắc chắn ít nhất 02 lần. Phân ô thuận tiện cho chăm sóc, nuôi dưỡng, dồn ép để bắt động vật hoang dã khi điều trị.
- Khu chuồng nuôi các cá thể động vật đực trưởng thành, phải cách ly riêng (cuối hướng gió).
1.2. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
1.2.1. Vệ sinh chuồng nuôi
- Vệ sinh nền chuồng, máng ăn, bể nước...
- Vệ sinh sân bãi, đường đi, cống rãnh ngày.
- Tổng tẩy uế theo định kỳ.
- Chống nóng, rét cho động vật hoang dã theo thời tiết và theo tập tính từng loài.
1.2.2. Chăm sóc, nuôi dưỡng
- Lên khẩu phần ăn hàng ngày theo cá thể, nhóm, loài, khối lượng, sức khỏe, giới tính...
- Chế biến thức ăn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tương tự với ngoài tự nhiên theo tập tính ăn của loài, của cá thể.
- Phương thức cho ăn: Cho ăn theo ngày 01 đến 02 lần tùy theo từng loài và ngày nghỉ ăn trong tuần tùy theo loài, nhóm, cá thể để áp dụng.
- Khi tiếp xúc với động vật hoang dã phải nhẹ nhàng, bình tĩnh, thận trọng, không thô bạo gây hoảng sợ cho động vật hoang dã bằng.
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi sức khỏe, số lượng, chuồng cũi, sân chơi... tình hình ăn uống, chất thải và thay đổi khác thường của động vật hoang dã.
- Cho động vật hoang dã ăn uống, tắm, vận động, che, chắn chống nắng nóng, mưa rét hàng ngày.
- Làm đồ chơi, huấn luyện động vật.
- Bắt, nhốt, phục vụ việc chuyển chuồng, phân loại, giám định, phòng trị bệnh, giao, thả động vật hoang dã về tự nhiên.
- Cuối ngày ghi chép sổ sách theo dõi các diễn biến của động vật hoang dã theo quy định.
* Các bước công việc trong buổi sáng:
Nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã sử dụng bảo hộ lao động theo quy định.
Kiểm tra bên ngoài chuồng như: Tường, rào, khoá lưới, song sắt... và nhận bàn giao của bảo vệ. Mở khoá kiểm tra động vật hoang dã trong chuồng (số lượng, sống, chết, bệnh...).
Cho động vật hoang dã vận động tắm nắng (loài có nhu cầu).
Bắt, nhốt động vật hoang dã phục vụ việc phòng trị bệnh, ghép đàn hoặc chuyển chuồng... (nếu có).
Nhận, chế biến và cho động vật hoang dã ăn uống.
Làm đồ chơi, huấn luyện động vật.
Thu dọn vệ sinh dụng cụ, khóa cửa. Ghi ký sổ sách.
Vệ sinh cá nhân, thay bảo hộ lao động.
* Các bước công việc trong buổi chiều
Nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã sử dụng bảo hộ lao động đã được trang bị theo quy định.
Kiểm tra chuồng, lồng cũi động vật hoang dã, vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn, uống, bổ sung nước uống.
Che chắn chuồng, lồng cũi chống nắng, mưa, nóng, rét cho động vật.
Nhận, chế biến thức ăn, cho động vật hoang dã ăn uống.
Làm đồ chơi, huấn luyện động vật.
Thu dọn vệ sinh dụng cụ, khóa cửa, niêm phong bàn giao cho bảo vệ. Ghi ký sổ sách và hội ý rút kinh nghiệm trong ngày.
Vệ sinh cá nhân, thay bảo hộ lao động.
1.3. Quản lý và bảo vệ động vật hoang dã
1.3.1. Quản lý động vật hoang dã
- Đối với động vật hoang dã cứu hộ, bảo tồn gây nuôi sinh sản: Phải được ghi chép vào sổ sách hàng ngày (những động vật hoang dã quý hiếm phải có sổ theo dõi riêng). Lập lý lịch động vật hoang dã theo cá thể, nhóm loài, tên khoa học, tên Việt Nam.
- Đối với động vật hoang dã bị thương không có khả năng tự kiếm ăn, bảo vệ sinh tồn, cơ sở cứu hộ động vật hoang dã báo cáo cấp trên có thẩm quyền quyết định xử lý.
- Đối với động vật hoang dã bị dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người hoặc động vật: Cơ sở cứu hộ động vật hoang dã báo cáo, đề xuất cấp trên có thẩm quyền cho tiêu hủy để tránh lây lan dịch bệnh.
- Đối với động vật hoang dã chết trong cứu hộ phải được lập biên bản theo quy định. Nếu cần thiết phải mổ khám bệnh tích, lấy bệnh phẩm gửi xét nghiệm tìm nguyên nhân và làm kháng sinh đồ (gửi cơ quan chẩn đoán chuyên ngành) để xác định.
- Đối với động vật hoang dã chết, tùy theo loài cơ sở cứu hộ động vật hoang dã báo cáo cấp trên có thẩm quyền để chuyển giao hoặc tiêu hủy. Đối với động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm do cấp trên trực tiếp của cơ sở cứu hộ quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy. Đối với động vật hoang dã thuộc nhóm thông thường do cơ sở cứu hộ quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy. Kết thúc việc tiêu hủy phải lập biên bản và báo cáo theo quy định.
- Mọi động vật hoang dã nhập, xuất (giao, thả, hủy, chết...) đều phải có chứng từ xuất, nhập kho.
1.3.2. Bảo vệ động vật hoang dã
- Việc nuôi nhốt động vật hoang dã phải phù hợp với tập tính của từng loài.
- Không nhốt nhiều cá thể cùng loài hung dữ hay đánh nhau và tranh nhau thức ăn, chênh lệch về trọng lượng.
- Chuồng cũi có vách ngăn, cửa khoá thuận tiện an toàn cho người và động vật hoang dã.
- Có hệ thống chiếu sáng tốt và bảo vệ 24/24 giờ.
2. Quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lớp thú (Mammalia)
2.1. Bộ thú ăn thịt (Carnivora)
2.1.1. Họ Mèo (Felidae):
Bao gồm các loài chuyên ăn thịt như: Hổ Đông Dương (Panthera tigris corbetti), Hổ Amua (Panthera tigris altaica), Sư tử (Panthera leo), Báo hoa mai (Panthra pardus), Báo gấm (Neo felis nebulosa), Beo lửa (Felis temmincki), Mèo rừng (Fells bengalensis)....
a. Đặc điểm sinh học
Sống ở mặt đất, rừng nhiều bụi rậm, thích nằm trên thân cây, phiến đá lớn, chủ yếu săn mồi ban đêm. Sống độc thân, rất ham mồi, khi đói rất hung dữ; sợ nóng, thích tắm; tai mắt mũi rất tinh, rình vồ mồi giỏi. Trên 18 tháng đã trưởng thành (tùy loài). Sinh sản không theo mùa rõ rệt, thành thục về tính từ 24 đến 36 tháng tuổi trở lên.
b. Yêu cầu chuồng nuôi
- Diện tích chuồng và sân chơi cho cá thể.
Hổ, Báo >= 50 m2.
Báo gấm, Beo lửa >= 30 m2.
Mèo rừng >= 07 m2.
- Nền chuồng lát gạch, bê tông.
- Máng ăn, uống, bể tắm bằng gạch trát xi ốp gạch men hoặc inox.
- Sân chơi được trồng cỏ, cây bụi và có phiến đá nằm, khúc gỗ, gốc cây để thú mài móng vuốt, có bể tắm.
- Hàng rào, lưới sắt chắc chắn bao quanh cao 05 đến 06 m hoặc lưới đậy.
- Có chuồng nhốt riêng con đực trưởng thành.
c. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
- Vệ sinh chuồng nuôi:
Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.
Vệ sinh nền chuồng, cống rãnh, sân bãi: 02 lần/ngày.
- Thành phần thức ăn của nhóm thú họ Mèo: Thịt bò, sườn lợn, tim, gan, muối và động vật sống khác.
- Khẩu phần ăn: Con/ngày.
- Phương thức cho ăn:
Thức ăn cho ăn sống 01 đến 02 bữa/ngày vào buổi sáng và buổi chiều.
Mỗi tuần cho thú ăn từ một đến hai bữa thức ăn là động vật sống (như gà, vịt, thỏ, dê, lợn con...).
Mỗi tuần cho thú nghỉ ăn 01 ngày.
* Ghi chú:
Số ngày ăn: 06 ngày/tuần.
Thú non nuôi bộ dưới 03 tháng cho ăn sữa bột từ 0,1 - 0,2 kg/con/ngày tùy loài; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
Thú non từ 03 tháng đến 06 tháng có khẩu phần bằng 1/4 định mức.
Thú non từ 06 tháng đến 12 tháng có khẩu phần bằng 1/2 định mức.
Theo thể trạng sức khỏe: Thứ mang thai, thú đẻ có thể tăng, giảm khẩu phần từ 10 - 20%.
Thức ăn thay thế thịt bò loại 1: Thịt gà, thỏ, dê, cừu, bê, lợn con...
- Chăm sóc thú mới sinh:
Con non đẻ ra khoảng 10 đến 14 ngày sau mới mở mắt. Sau 40 ngày cho con non tập ăn bằng thịt tươi băm nhỏ. Từ 06 tháng tuổi trở lên tùy theo tập tính từng loài, thú non có thể tách mẹ.
Tiêm phòng vắc xin theo quy định.
Trong trường hợp cần thiết thành lập Tiểu ban chăm sóc đặc biệt để theo dõi, chăm sóc.
d. Bảo vệ sức khỏe
- Hàng ngày theo dõi, phát hiện mọi biểu hiện bất thường của động vật để có biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời.
- Che, chắn chống nắng, nóng, mưa, rét kịp thời.
- Tẩy giun sán theo định kỳ.
- Định kỳ tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn.
- Nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã khi thấy động vật có biểu hiện khác thường, phải báo cho người có thẩm quyền để can thiệp kịp thời.
2.1.2. Họ Cầy (Veverriadae).
Bao gồm các loài: cầy mực (Arctictis binturong), Cầy vòi mốc (Paguma larvata), Cầy vòi đốm (paradoxurus hermapharoditus), Cầy vằn (Chrotogale owstoni), Cầy giông (Viverra megaspila).
a. Đặc điểm sinh học
Hoạt động kiếm ăn vào ban đêm trên mặt đất là chủ yếu, ngày trú ẩn ở hang, hốc cây. Ghép đôi trong thời kỳ động dục, sinh sản không theo mùa rõ rệt.
b. Yêu cầu chuồng nuôi
- Diện tích >= 07 m2/01 con.
- Chuồng thoáng mát, nền đất nện cứng, khô ráo, có hốc cây, cành cây.
- Có máng ăn uống chắc chắn, đảm bảo vệ sinh.
- Đến thời kỳ sinh sản làm tổ cho cầy.
c. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
- Vệ sinh chuồng nuôi:
Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.
Vệ sinh nền chuồng, cống rãnh, sân bãi: 02 lần/ngày.
- Khẩu phần ăn: Con/ngày.
- Thành phần thức ăn chủ yếu của thú họ cầy: Thịt bò, giun đất, củ, quả, muối và động vật sống khác.
- Phương thức cho ăn: Thịt thái miếng, quả bóc vỏ thái nhỏ cho ăn 02 bữa/ngày vào buổi sáng và buổi chiều.
* Ghi chú:
Số ngày ăn: 07 ngày/tuần.
Thú non nuôi bộ dưới 03 tháng ăn sữa bột 0,04 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
Thú non từ 03 tháng đến 06 tháng có khẩu phần bằng 1/4 định mức.
Thú non từ 06 tháng đến 12 tháng có khẩu phần bằng 1/2 định mức.
Quả các loại: Chuối, dưa hấu, dưa lê, táo, đu đủ, hồng xiêm (tùy theo mùa).
Thức ăn thay thế thịt bò: Thịt gà, thỏ, dê, cừu, lợn (đảm bảo đủ chất, lượng theo quy định).
d. Bảo vệ sức khỏe
- Hàng ngày theo dõi, phát hiện mọi biểu hiện bất thường của động vật để có biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời.
- Che, chắn chống nắng, nóng, mưa, rét kịp thời.
- Tẩy giun sán theo định kỳ.
- Định kỳ vệ sinh tiêu độc, khử trùng bằng hóa chất theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Tiêm phòng bệnh dại và một số bệnh khác cho con non 02 tháng tuổi, nhắc lại sau 01 tháng.
- Nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã khi thấy động vật có biểu hiện khác thường, phải báo cho người có thẩm quyền biết để can thiệp kịp thời.
2.1.3. Họ Gấu (Ursidae)
Bao gồm các loài: Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Gấu chó (Ursus malayanus).
a. Đặc điểm sinh học
- Gấu rất hiếu động, hoạt động cả ngày lẫn đêm, kiếm ăn cả ở mặt đất và trên cây, leo trèo giỏi, thích tắm. Sống đơn độc hoặc nhóm gia đình.
- Nghỉ ngơi thường trong hang, gốc cây hoặc cành to.
- Sinh sản không theo mùa rõ rệt. Tuổi thành thục 36 tháng, thời gian mang thai 07 tháng. Thay lông vào mùa xuân.
b. Yêu cầu chuồng nuôi
- Diện tích chuồng 15 - 20 m2/con, nền lát bằng gạch, bê tông.
- Diện tích sân chơi 30-40 m2/con, nền gạch, bê tông, cát.
- Rào quanh chuồng bằng gạch, sắt phi 14 - 16 (thanh cách thanh từ 06 - 08 cm) cao 2,5 -03 m.
- Chuồng có mái che mưa, nắng, sân chơi có khung lưới sắt đậy kín, có bể tắm.
c. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
- Vệ sinh chuồng nuôi:
Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.
Vệ sinh nền chuồng, cống rãnh, sân bãi: 02 lần/ngày.
- Khẩu phần ăn: Con/ngày.
- Thành phần thức ăn chủ yếu của thú họ Gấu: Thịt bò, đường mật, gạo tẻ, bí ngô, củ, quả và một số loại thức ăn khác.
- Phương thức cho ăn: Đường mật, củ quả ăn sống; gạo, thịt nấu chín (có thể thêm củ quả) cho ăn 02 bữa/ ngày vào buổi sáng và buổi chiều.
* Ghi chú:
Số ngày ăn: 07 ngày/tuần.
Thú non nuôi bộ dưới 03 tháng ăn khẩu phần sữa bột 0,2 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
Thú non từ 03 tháng đến dưới 06 tháng có khẩu phần bằng 1/4 định mức.
Thú non từ 06 tháng đến 12 tháng có khẩu phần bằng 1/2 định mức.
Thức ăn thay thế thịt bò: Thịt gà, thỏ, dê, lợn (đảm bảo đủ chất lượng theo quy định).
Củ các loại: Khoai lang, bí đỏ, cà rốt, củ đậu.
Quả các loại: Chuỗi, táo, lê, dưa, bí đỏ (tùy theo mùa).
d. Bảo vệ sức khỏe
- Hàng ngày theo dõi, phát hiện mọi biểu hiện bất thường của động vật để có biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời.
- Che, chắn chống nắng, nóng, mưa rét kịp thời.
- Tẩy giun sán theo định kỳ.
- Định kỳ tiêu độc, khử trùng theo hướng dẫn.
- Tiêm phòng một số bệnh cần thiết.
- Nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã khi phát hiện động vật có biểu hiện khác thường, phải báo cho người có thẩm quyền biết để can thiệp kịp thời.
2.1.4. Họ Chồn (Mustelidae)
* Chồn (Mustelidae)
Bao gồm các loài: Chồn bạc má Bắc (Melogale moschata), Chồn bạc má Nam (Melogale personata).
a. Đặc điểm sinh học
Hoạt động kiếm ăn vào ban đêm trên mặt đất là chủ yếu, ngày trú ẩn ở hang, hốc cây. Ghép đôi trong thời kỳ động dục, sinh sản không theo mùa rõ rệt.
b. Yêu cầu chuồng nuôi
- Diện tích >= 07 m2/01 con.
- Chuồng thoáng mát, nền đất nện cứng, khô ráo, có hốc cây, cành cây.
- Có máng ăn uống chắc chắn, đảm bảo vệ sinh.
- Đến thời kỳ sinh sản làm tổ cho chồn.
c. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
- Vệ sinh chuồng nuôi:
Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.
Vệ sinh nền chuồng, cống rãnh, sân bãi: 02 lần/ngày.
- Khẩu phần ăn: Con/ngày.
- Thành phần thức ăn chủ yếu của thú họ Chồn: Thịt bò, giun đất, củ, quả, muối và động vật sống khác.
- Phương thức cho ăn: Thịt thái miếng, quả bóc vỏ thái nhỏ cho ăn 02 bữa/ngày vào buổi sáng và buổi chiều.
* Ghi chú:
Số ngày ăn: 07 ngày/tuần.
Thú non nuôi bộ dưới 03 tháng ăn sữa bột 0,04 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
Thú non dưới 06 tháng có khẩu phần bằng 1/4 định mức.
Thú non từ 06 tháng đến 12 tháng có khẩu phần bằng 1/2 định mức.
Quả các loại: Chuối, dưa hấu, dưa lê, táo, đu đủ, hồng xiêm (tùy theo mùa).
Thức ăn thay thế thịt bò: Thịt gà, thỏ, dê, cừu, lợn (đảm bảo đủ chất, lượng theo quy định).
d. Bảo vệ sức khỏe
- Hàng ngày theo dõi, phát hiện mọi biểu hiện bất thường của động vật để có biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời.
- Che, chắn chống nắng, nóng, mưa, rét kịp thời.
- Tẩy giun sán theo định kỳ.
- Định kỳ vệ sinh tiêu độc, khử trùng bằng hóa chất theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Tiêm phòng bệnh dại và một số bệnh khác cho con non 02 tháng tuổi, nhắc lại sau 01 tháng.
- Nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã khi thấy động vật có biểu hiện khác thường, phải báo cho người có thẩm quyền biết để can thiệp kịp thời.
* Lửng lợn (Arctonyx collaris)
a. Đặc điểm sinh học
- Phân bố rộng từ trung du miền núi tới đồng bằng, kiếm ăn một mình vào ban đêm, ngày ngủ ở hang tự đào, khứu giác phát triển, thân có mùi hôi rất nặng. Có khả năng điều chỉnh thích nghi với nhiều môi trường khác nhau từ rừng sâu trũng, đến rừng sâu có độ cao tới 3.500 m so với mặt biển.
- Dùng mũi đẩy hoặc bới đất giống lợn rừng, có thể dùng móng chân trước bới đất tìm côn trùng, củ.
b. Yêu cầu chuồng nuôi
- Sân chơi có diện tích tối thiểu 15 m2/01 con. Một nửa sân chơi là nền đất để Lửng lợn đào bới. Một nửa làm bằng xi măng có độ dốc 05 - 10° để tránh ngập nước vào mùa mưa.
- Nhà trú có diện tích 15 m2/01 con.
- Có hệ thống thoát nước tốt. Đảm bảo nguồn cấp nước sạch để làm vệ sinh và cho thú uống.
- Chuồng nuôi thiết kế móng sao cho Lửng lợn đào đất, nhưng không thể trốn thoát ra ngoài.
c. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
- Vệ sinh chuồng nuôi:
Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.
Vệ sinh nền chuồng, cống rãnh, sân bãi: 02 lần/ngày.
- Khẩu phần ăn: Con/ngày.
- Thành phần thức ăn chủ yếu của Lửng lợn: Thịt bò, giun đất, muối và một số loại thức ăn khác.
- Phương thức cho ăn: Thịt sống thái miếng cho ăn 01 bữa/ngày vào buổi sáng.
- Có chế độ bồi dưỡng cho thú giai đoạn phối giống, mang thai và sinh con.
* Ghi chú:
- Số ngày ăn: 07 ngày/tuần.
- Thú non nuôi bộ dưới 03 tháng ăn sữa bột 0,1 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì
- Thú non từ 03 đến 06 tháng tuổi có khẩu phần ăn bằng 1/4 định mức.
- Thú non từ 06 đến 12 tháng tuổi có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
- Có thể thay thịt bò bằng thịt khác như: Thịt gà, thỏ, dê, cừu...
d. Bảo vệ sức khỏe
- Hàng ngày theo dõi, phát hiện mọi biểu hiện bất thường của động vật để có biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời.
- Che chắn chống nắng nóng, mưa rét kịp thời.
- Tẩy giun sán theo định kỳ.
- Định kỳ tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn
- Tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm theo quy định.
- Nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã khi thấy động vật có biểu hiện khác thường, phải báo cho người có thẩm quyền biết để can thiệp kịp thời.
* Các loài Rái cá thường (Lutra lutra), Rái cá lông mượt (Lutrogale perspicillata), Rái cá vuốt bé (Aonyx cinerea)
a. Đặc điểm sinh học
Rái cá là loài thú ăn thịt. Thức ăn chủ yếu là cá, sau đến các loài khác như của, ốc, ếch, nhái, lưỡng cư... Rái cá chuyển hoá thức ăn nhanh nhờ tốc độ tiêu hoá nhanh, chỉ khoảng từ 01 đến 02 giờ để chuyển hoá thức ăn từ khi thức ăn vào miệng đến khi chuyển hóa thành phân. Tỷ lệ trao đổi chất và nhu cầu năng lượng cao, đòi hỏi chúng phải tiêu thụ một lượng thức ăn bằng khoảng 20% trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Vùng sống và hoạt động gắn liền với các thủy vực: Bờ biển, sông ngòi, khe suối, có thể chỉ ở các vùng nước trong và chảy. Rái cá lông mượt đào hang làm tổ ở các hốc cây, hốc đá. Chúng hoạt động cả đêm và ngày, sống theo đàn, mỗi tổ 03 - 05 con; lúc kiếm ăn có thể quy tụ thành đàn lớn 07-10 con. Khi bơi chân áp sát thân, dùng đuôi để bơi như mái chèo. Nghiên cứu về sinh sản còn ít, thời gian mang thai khoảng 63 ngày, mỗi lứa đẻ 02 - 03 con. Con sơ sinh yếu và chưa mở mắt.
b. Tiêu chuẩn chuồng nuôi
- Kích thước chuồng tối thiểu cho một đôi rái cá là 60 m2 và nếu nhốt thêm một con động vật thì cần mở rộng thêm 05 m2 chuồng nuôi.
- Tỷ lệ môi trường nước và đất đề xuất là 20% nước với 80% đất; 30% nước với 70% đất, nước coi là tỷ lệ tối thiểu.
- Có hệ thống thoát nước tốt. Đảm bảo nguồn cấp nước sạch để làm vệ sinh và cho thú uống.
c. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
- Vệ sinh chuồng nuôi:
Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.
Vệ sinh nền chuồng, cống rãnh, sân bãi: 02 lần/ngày.
- Khẩu phần ăn: Con/ngày.
- Thành phần thức ăn chủ yếu của Rái cá: Cá tạp, sau đến các loài khác như của, ốc, ếch, nhái, lưỡng cư, muối.
- Phương thức cho ăn: 02 bữa/ngày vào buổi sáng và buổi chiều.
- Có chế độ bồi dưỡng cho thú giai đoạn phối giống, mang thai và sinh con.
- Thức ăn thay thế cá: Tôm, cua (đảm bảo đủ chất, lượng theo quy định).
* Ghi chú:
- Số ngày ăn: 07 ngày/tuần.
- Thú non nuôi bộ dưới 03 tháng ăn sữa bột 0,04 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Thú từ 03 đến 12 tháng tuổi có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
d. Công tác bảo vệ sức khỏe
- Hàng ngày theo dõi, phát hiện mọi biểu hiện bất thường của động vật để có biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời.
- Che chắn chống nắng nóng, mưa rét kịp thời.
- Tẩy giun sán theo định kỳ.
- Định kỳ tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn.
- Tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm theo quy định.
- Nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã khi thấy động vật có biểu hiện khác thường, phải báo cho người có thẩm quyền biết để can thiệp kịp thời.
2.2. Bộ thú Linh trưởng (Primates)
2.2.1. Họ Culi (Loricidae)
Gồm loài Culi lớn (Nycticebus coucang) và Culi nhỏ (Nycticebus pygmaeus)
a. Đặc điểm sinh học
- Thích nghi nhiều loại rừng.
- Sống kiếm ăn đơn độc vào ban đêm, chuyền trên các ngọn cây, ngày nằm nấp ở nơi có bóng tối, cây bụi rậm.
- Giao phối trên cây.
b. Yêu cầu chuồng nuôi
- Diện tích chuồng 05 m2/con, có không gian vừa phải, bố trí cành cây để thú leo trèo.
- Bố trí hộp gỗ ngủ có kích thước 30 x 10 x 15 cm, cành cây để Culi giao phối.
c. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
- Vệ sinh chuồng nuôi:
Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.
Vệ sinh nền chuồng, cống rãnh, sân bãi: 01 lần/ngày.
- Khẩu phần ăn: Con/ngày.
- Thành phần thức ăn chủ yếu của thú họ Culi: Củ, quả, gạo, trứng, lạc nhân, châu chấu và các thức ăn khác.
- Phương thức cho ăn: Cơm, trứng luộc, các thức ăn khác cho ăn sống 01 lần/ngày vào buổi chiều, cho thức ăn ra đĩa để trên cây.
* Ghi chú:
- Số ngày ăn: 07 ngày/tuần.
- Thú non dưới 06 tháng không có khẩu phần ăn (trong thời kỳ bú mẹ).
- Thú non nuôi bộ dưới 06 tháng ăn sữa bột 0,04 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Thú từ 06 đến 12 tháng tuổi có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
- Rau, quả tùy theo mùa.
- Thức ăn thay thế châu chấu: Sâu quy.
d. Bảo vệ sức khỏe
- Hàng ngày theo dõi, phát hiện mọi biểu hiện bất thường của động vật để có biện pháp phòng, trị bệnh kịp thải.
- Che, chắn chống nắng, nóng, mưa, rét kịp thời.
- Tẩy giun sán theo định kỳ.
- Định kỳ tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn.
- Nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã khi thấy động vật có biểu hiện khác thường, phải báo cho người có thẩm quyền biết để can thiệp kịp thời.
2.2.2. Họ Khỉ (Cercopithecidae)
Bao gồm các loài: Khỉ cộc (Macaca arctoides), Khỉ đuôi lợn (Macaca nemestrina), Khỉ vàng (Macaca mulatta), Voọc vá chân đen (Pygathrix nemaeus nigripes), Voọc vá chân nâu (pygathrix nemaeus nemaeus), Voọc bạc (Trachypithecus cristatus).
a. Đặc điểm sinh học
- Họ Khỉ (Cercopithecidae) gồm 14 loài và phân loài.
- Tùy theo loài, nói chung đời sống của khỉ gắn liền với đời sống leo trèo, hái lượm trên cây, hầu hết khỉ không sợ nước, bơi lội giỏi.
- Khỉ thích sống ở những nơi có cây to, núi đá có cây mọc thưa ở độ cao 3.500 - 5.000 m so với mặt biển.
- Khỉ là loài đa thê sống theo đàn lớn gồm vài gia đình, do một con khỉ đực già làm đầu đàn.
- Sinh sản quanh năm, sống thường tập trung từ tháng 02 đến tháng 07. Khi động dục, con cái có biểu hiện riêng, hay đi lại gần con đực và đánh lại các con khác. Khỉ đực hoạt động mạnh, hung hăng, hay chạy nhảy, kêu la, đi sát con cái. Thời gian mang thai khoảng 07 tháng, cho con bú từ 01 đến 06 tháng, trưởng thành 03 đến 04 năm tuổi.
- Ngoài thiên nhiên, khỉ ăn quả, hạt, lá non, côn trùng và chim.
b. Yêu cầu chuồng nuôi
- Diện tích tối thiểu cho từng nhóm gia đình từ 40 - 50 m2.
- Chuồng quây lưới sắt cao 05 - 10 m, trong bố trí nhiều cây cột, dàn cây hay căng dây để leo trèo.
- Tạo bể nước để khỉ uống và đùa chơi.
- Một phần chuồng có mái che để khỉ trú mưa, nắng và sinh sản.
c. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
Vệ sinh chuồng nuôi:
Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.
Vệ sinh nền chuồng, cống rãnh, sân bãi: 02 lần/ngày.
- Khẩu phần ăn: Con/ngày.
- Thành phần thức ăn chủ yếu của thú họ Khỉ: Củ, quả, rau, gạo, trứng, lạc nhân, châu chấu và thức ăn khác.
- Phương thức cho ăn: Cơm, trứng luộc, các loại thức ăn khác cho ăn sống 02 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều.
* Ghi chú:
- Số ngày ăn: 07 ngày/tuần.
- Thú non dưới 06 tháng không có khẩu phần ăn (trong thời kỳ bú mẹ).
- Thú non nuôi bộ dưới 06 tháng ăn sữa bột 0,04 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Thú non từ 06 tháng đến 12 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
- Thời gian nuôi sinh sản đến 06 tháng.
- Rau, quả tùy theo mùa.
- Thức ăn thay thế châu chấu: Sâu quy.
d. Bảo vệ sức khỏe
- Hàng ngày theo dõi, phát hiện mọi biểu hiện bất thường của động vật để có biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời.
- Che, chắn chống nắng, nóng, mưa, rét kịp thời.
- Tẩy giun sán theo định kỳ.
- Định kỳ tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn.
- Nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã khi thấy động vật có biểu hiện khác thường, phải báo cho người có thẩm quyền biết để can thiệp kịp thời.
2.2.3. Họ Vượn (Hylobatidae)
Bao gồm các loài: Vượn má vàng (Hylobates gabriellae), Vượn đen (Hylobates concolor), Vượn tay trắng (Hylobates lar).
a. Đặc điểm sinh học
- Họ Vượn ở Việt Nam gồm có 03 loài: Vượn đen, Vượn tay trắng và Vượn má vàng. Riêng loài Vượn đen có 03 loài phụ là: Vượn đen tuyền (Hylobates concolor concolor), Vượn đen Hải Nam (Hylobates concolor hainanus) và Vượn đen Siki (Hylobates concolor siki).
- Vượn đen và Vượn má vàng thích sống ở rừng nguyên sinh rậm rạp, nhiều cây cao, có đường kính khoảng 30 cm trở lên và có nhiều cành.
- Vượn tay trắng thích sống ở những nơi gần nước và cây cao, vùng đảo.
- Đời sống của vượn chủ yếu trên cây, có khả năng di chuyển bằng hai chân trên mặt đất, rất sợ nước.
- Vượn là động vật sống theo chế độ một vợ, một chồng, sống thành từng gia đình gồm cha mẹ và con.
- Vượn trưởng thành khi đạt 06 đến 08 năm tuổi. Khoảng 02 đến 03 năm đẻ 01 lứa, mỗi lứa 01 con. Thời gian mang thai khoảng 07 tháng.
- Trong vòng 07 tháng đầu vượn con được mẹ chăm sóc rất cẩn thận.
- Tuyệt đối không nhốt 02 con đực lạ ở tuổi trưởng thành vào một chuồng.
b. Yêu cầu chuồng nuôi
- Diện tích tối thiểu cho từng nhóm gia đình từ 40 - 50 m2. Chiều cao tối thiểu là 05 m.
- Trong điều kiện nuôi nhốt, chuồng nuôi nên thiết kế như sau:
Dùng lưới thép quây, khoảng 08 x 06 x 05 m.
Trong chuồng để nhiều cành, nhánh cây để vượn hoạt động chuyền cành, di chuyển.
Có mái che để vượn trú mưa, nắng.
Vượn múc nước bằng tay để uống nên bể không cần lớn.
- Dùng đảo đất, trồng cây và có hào nước rộng bao quanh làm nơi nuôi vượn là kiểu chuồng lý tưởng.
c. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
- Vệ sinh chuồng nuôi:
Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.
Vệ sinh nền chuồng, cống rãnh, sân bãi: 02 lần/ngày.
- Khẩu phần ăn: Con/ngày.
- Thành phần thức ăn chủ yếu của thú họ Vượn: Củ, quả, gạo, trứng, thịt lợn, lá cây và thức ăn khác.
- Phương thức cho ăn: Cơm, trứng luộc, cho ăn 02 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều (về mùa mưa lạnh cần cho ăn tăng 10% khẩu phần ăn bình thường và đảm bảo chất lượng, nhất là hoa quả tươi).
* Ghi chú:
- Số ngày ăn: 07 ngày/tuần.
- Rau, quả tùy theo mùa.
- Thú non dưới 06 tháng không có khẩu phần ăn (trong thời kỳ bú mẹ).
- Thú non nuôi bộ dưới 06 tháng ăn sữa bột 0,04 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Thú non từ 06 tháng đến 12 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
d. Bảo vệ sức khỏe
- Hàng ngày theo dõi, phát hiện mọi biểu hiện bất thường của động vật để có biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời.
- Che, chắn chống nắng, nóng, mưa, rét kịp thời.
- Tẩy giun sán theo định kỳ.
- Định kỳ tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn.
- Nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã khi phát hiện động vật có biểu hiện khác thường, phải báo cho người có thẩm quyền biết để can thiệp kịp thời.
2.3. Bộ thú gặm nhấm (Rodentia)
2.3.1. Họ Nhím (Hystricidae).
Gồm các loài: Nhím (Hystrix brachhyurus), Don (Atherurus macrourus).
a. Đặc điểm sinh học
- Sống trên mặt đất và ở hang, sống độc thân, sống đôi hoặc nhóm gia đình, đào hang sườn đồi, núi, hang sâu 0,5 - 01 m.
- Kiếm ăn trên mặt đất từ chiều tối tới quá nửa đêm, gần sáng quay về tổ.
- Sinh sản từ tháng 9 tới tháng 12. Động dục kéo dài 03 - 04 ngày. Đẻ 01 - 03 con/lứa. Nhím cái u con và cho con bú, nhím đực kiếm mồi về tổ, khoảng 01 - 02 tháng tuổi nhím con theo mẹ đi kiếm mồi.
b. Yêu cầu chuồng nuôi
- Diện tích chuồng khoảng 10 m2 cho một con.
- Tạo ụ đất cao để nhím đào hang, trồng tre, trúc, rong, riềng, mía, sậy...
- Bố trí máng uống nước cho nhím.
c. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
- Vệ sinh chuồng nuôi:
Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.
Vệ sinh nền chuồng, cống rãnh, sân bãi: 02 lần/ngày.
- Khẩu phần ăn: Con/ngày.
- Thành phần thức ăn chủ yếu của thú họ Nhím: Củ, quả, gạo, rau, hạt dẻ, hạt hướng dương, muối và thức ăn khác.
- Phương thức cho ăn: Cơm nắm nhỏ, rau củ quả các loại rửa sạch, ngâm nước muối, thái miếng nhỏ, cho ăn 02 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều.
* Chú ý:
- Số ngày ăn: 07 ngày/tuần.
- Thú non nuôi bộ dưới 03 tháng ăn sữa bột 0,02 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Thú từ 03 tháng đến 06 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
- Mùa đông bổ sung vitamin A, C để tránh rụng lông.
d. Bảo vệ sức khỏe
- Hàng ngày theo dõi, phát hiện mọi biểu hiện bất thường của động vật để có biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời.
- Che chắn chống nắng, nóng, mưa, rét kịp thời.
- Tẩy giun sán theo định kỳ.
- Định kỳ tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn.
- Nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã khi phát hiện động vật có biểu hiện khác thường, phải báo cho người có thẩm quyền biết để can thiệp kịp thời.
2.3.2. Họ Sóc cây (Sciuridae) và họ Sóc bay (Pteromyidae)
Gồm các loài: Sóc bụng đỏ (Callosciurus erythraeus), Sóc bụng xám (Callosciurus inomatus), Sóc bay lớn (Petaurista petaurista).
a. Đặc điểm sinh học
- Nhóm sóc có tới 23 loài gồm: Sóc đất, Sóc cây, Sóc bay; phân chia theo chiều cao của tán rừng:
Nhóm Sóc bay sống ở tán rừng cao từ 10 - 50 m.
Nhóm Sóc cây sống ở tán rừng giữa cao từ 20 - 30 m.
Nhóm Sóc đất sống chủ yếu trên mặt đất hay tầng gốc.
- Vùng hoạt động sống rộng tới 100 - 200 m2, thành từng đàn nhỏ từ 20 - 30 cá thể hay đơn độc.
- Sóc ít chịu khô nóng, ưa khí hậu mát mẻ, nhu cầu nước ít.
- Sóc là loài đơn thể, chỉ ghép đôi trong mùa động dục.
- Sóc thường đẻ 02 lứa/năm vào mùa xuân - hè (tháng 5) vào mùa thu (tháng 8 - tháng 9) hoặc 03 - 04 lứa/ năm như Sóc đất.
- Số con mỗi lứa từ 02 - 04 hoặc 06 con.
b. Yêu cầu về chuồng nuôi
- Trong điều kiện nuôi nhốt có thể dùng lưới nhỏ quây vùng 05 - 06 cây sấu, cây đa to có tán lá xum xuê trên diện tích 30 - 50 m2. Nuôi thả nhiều loài kết hợp.
- Đóng tổ nhân tạo bằng gỗ kích thước 20 x 30 x 25 cm dạng chóp, có cửa ra vào ở góc tổ 10 x 10 cm, trong lót ít lá khô. Đáy tổ không để nhiều lá cây quá mục nát.
- Treo tổ ở trạc sát thân cây cao cho tổ hướng ra cành ngang để sóc tiện ra vào. Vin cành lá che kín tổ cho mát.
- Với Sóc đất nên dùng các khúc gỗ rỗng giữa đặt ở sát thân cây hoặc bụi cây. Có thể dùng đá tạo hang giả.
c. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
- Vệ sinh chuồng nuôi:
Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.
Vệ sinh nền chuồng, cống rãnh, sân bãi: 02 lần/ngày.
- Khẩu phần ăn: Con/ngày.
- Thành phần thức ăn chủ yếu của Sóc: Củ, quả, hạt hướng dương và thức ăn khác.
- Chế biến thức ăn: Củ, quả rửa sạch, thái miếng.
- Phương thức cho ăn: 02 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều.
* Ghi chú:
- Số ngày ăn: 07 ngày/tuần.
- Thú non nuôi bộ dưới 06 tháng ăn sữa bột 0,02 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Thú non từ 06 tháng đến 12 tháng có khẩu phần bằng 1/2 định mức.
- Mùa đông phải bổ sung Vitamin A, C phòng rụng lông, khô da.
d. Công tác bảo vệ sức khỏe
- Hàng ngày theo dõi, phát hiện mọi biểu hiện bất thường của động vật để có biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời.
- Che chắn chống nắng, nóng, mưa, rét kịp thời.
- Tẩy giun sán theo định kỳ.
- Định kỳ tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn.
- Nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã khi thấy động vật có biểu hiện khác thường, phải báo cho người có thẩm quyền biết để can thiệp kịp thời.
2.4. Bộ Tê tê (pholidota)
Bao gồm các loài: Tê tê java (Manis javanica), Tê tê vàng (Manis pentadactyla).
a. Đặc điểm sinh học
- Tê tê vàng có đặc điểm cỡ nhỏ hơn Tê tê ja va. Thân dài 0,2 tới 0,5 m. Trọng lượng 05 - 07 kg. Không có răng, lưỡi dài nhiều chất dính. Toàn thân (trừ bụng) phủ lớp vảy sừng, vảy sừng xếp chồng lên nhau giống như lợp ngói. Mùa sinh sản từ tháng 01 đến tháng 03. Thời gian mang thai khoảng 120- 150 ngày. Mỗi lứa đẻ 01 - 02 con. Sống trong rừng ẩm nhiệt đới, rừng già, rừng thứ sinh, rừng hỗn giao tre nứa gỗ, ưa thích là rừng trên đồi núi thấp có nhiều cỏ cây mục nát. Hoạt động kiếm ăn ban đêm, ban ngày ẩn nấp trong hang. Hang sâu 02 - 04 m, rộng 20 - 30 cm, đoạn cửa hang hướng theo chiều sườn dốc, đoạn sau bằng xiên vào lòng đất.
- Các loài tê tê sống chủ yếu trên mặt đất Tê tê di chuyển bằng cách có hai chân trước lại và giẫm lên mu bàn chân. Thức ăn chủ yếu là kiến và mối. Chúng dùng lưỡi dài (đến 40 cm dài hơn cả chính cơ thể tê tê) với nước dãi rất dính để bắt mồi. Cuống lưỡi nằm sâu trong lồng bụng. Phần đuôi tê tê có khả năng cầm nắm, để giúp vin vào cành cây khi leo trèo.
- Tê tê con có cân nặng từ 80 - 450 g. Chúng bám vào đuôi mẹ, khi gặp nguy hiểm tê tê mẹ giấu con dưới bụng và cuộn tròn người lại, nhưng cũng có loài tê tê ẩn trong hang đến 02 - 04 tuần thì mới ra ngoài.
b. Yêu cầu chuồng nuôi
- Diện tích >= 07 m2/01 con.
- Chuồng thoáng mát, nền đất cứng, khô ráo, có hang hốc ẩn nấp, cành cây để thú leo trèo.
- Có máng ăn uống chắc chắn, sạch sẽ.
c. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
- Vệ sinh chuồng nuôi:
Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.
Vệ sinh nền chuồng, cống rãnh, sân bãi: 02 lần/ngày.
- Khẩu phần ăn: Con/ngày.
- Thành phần thức ăn chủ yếu của Tê tê: Kiến và trứng kiến.
- Phương thức cho ăn: Thức ăn cho ra đĩa cho ăn 01 bữa/ngày vào buổi chiều.
* Ghi chú:
- Số ngày ăn: 07 ngày/tuần.
- Thú non nuôi bộ dưới 06 tháng ăn sữa bột 0,02 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Có chế độ bồi dưỡng cho thú bị bệnh, bị thương, thú phối giống, mang thai, nuôi con.
d. Bảo vệ sức khỏe
- Hàng ngày theo dõi, phát hiện mọi biểu hiện bất thường của động vật để có biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời.
- Che chắn chống nắng, nóng, mưa, rét kịp thời.
- Tẩy giun sán theo định kỳ.
- Định kỳ tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn.
- Nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã khi phát hiện động vật có biểu hiện khác thường, phải báo cho người có thẩm quyền biết để can thiệp kịp thời.
3. Quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lớp Chim (Aves)
3.1. Bộ Gà (Galliformes) chim ăn hạt
* Họ Trĩ (phasianidae)
Gồm các loài: Trĩ sao (Rkeinartia ocellata), Công (Pavo multicus), Gà lôi lam đuôi trắng (Lphura hatinhensis), Gà lôi lam màu trắng (Lophura edwardsi), Gà lôi trắng (Lophura nycthemera), Gà lôi hồng tía (Lophura diardi), Trĩ đỏ (Phasianus colchicus), Gà tiền mặt vàng (Polyplectron bicalcaratun), Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini), Gà rừng (Gallus gallus), Gà so (Bambusicola fytchii), Gà gô (Francolinus pintadeanus)...
a. Đặc điểm sinh học
- Các loài chim họ Trĩ thường sống trong các loại rừng nguyên sinh, ít bị khai phá hoặc các sa - van cây bụi ở các độ cao từ 2.000 đến 3.000 m.
- Kiếm ăn trên mặt đất cào bới bằng chân, mổ rỉa bằng mỏ, hoạt động ban ngày từ sáng sớm đến chiều tối. Trưa nghỉ ở nơi yên tĩnh, thoáng mát kín đáo.
- Chim kiếm ăn riêng lẻ hoặc theo đàn, mùa sinh sản từ tháng 01 đến tháng 07, hầu hết các loài chim họ Trĩ thuộc hệ đa thê (01 đực/3-5 cái).
- Làm tổ trên ngọn cây, hốc cây, mặt đất bằng cỏ mềm, đẻ mỗi lứa 02-15 quả trứng, thời gian ấp nở trứng 18 - 28 ngày. Sau khi nở hơn 10 ngày con non tập ăn và theo mẹ.
b. Yêu cầu chuồng nuôi
- Diện tích cho mỗi cặp 05 - 30 m2.
- Chuồng có bãi đất hoặc cát, cây bụi và cây to bóng mát, có nơi kín đáo cho chim làm tổ, có lưới bảo vệ thích hợp.
- Cửa chuồng có 02 lớp (cửa lùa); đảm bảo an toàn trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng.
c. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
- Vệ sinh chuồng nuôi:
Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.
Vệ sinh nền chuồng, cống rãnh, sân bãi: 02 lần/ngày.
- Khẩu phần ăn: Con/ngày.
- Thành phần thức ăn chủ yếu của chim họ Trĩ: Giun đất, châu chấu, thóc, ngô, cám tổng hợp, đậu hạt, chuối quả, bột trứng, hạt kê và thức ăn khác.
- Phương thức cho ăn: Chuối bóc vỏ, thóc, ngô, đậu, cám tổng hợp để nguyên hạt, châu chấu trần qua nước sôi, cho ăn 02 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều.
* Ghi chú:
- Số ngày ăn: 07 ngày/tuần.
d. Bảo vệ sức khỏe.
- Hàng ngày theo dõi, phát hiện mọi biểu hiện bất thường của động vật để có biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời.
- Che chắn chống nắng nóng, mưa rét kịp thời.
- Định kỳ tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn.
- Tiêm các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định.
- Nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã khi phát hiện động vật có biểu hiện khác thường, phải báo cho người có thẩm quyền biết để can thiệp kịp thời.
5.2. Bộ cắt (Falconiformes) chim ăn thịt
* Họ Ưng (Accipitridae)
Gồm các loài: Đại bàng đầu trọc (Aegypius monachus), Đại bàng đen (Aquila clanga), Kền kền (Gyps bengalensis), Diều hoa Miến điện (Spilornis cheela)...
a. Đặc điểm sinh học
- Các loài chim họ Ưng sống trong rừng nguyên sinh, núi đá có nhiều cây to hoặc cửa sông ven biển.
- Phân bố rộng, là loài đơn thê, sinh sản từ tháng 02 tới tháng 8 hàng năm. Làm tổ cầu kỳ chắc chắn bằng cành cây khô, nhỏ cao 30-40 cm. Đẻ từ 02 đến 03 quả trứng một lứa, ấp từ 21 - 60 ngày.
- Chim dùng móng bắt mồi, tha mồi tới chỗ yên tĩnh, xé mồi bằng mỏ. Thức ăn của chim là thịt hoặc xác động vật chết.
b. Yêu cầu chuồng nuôi
- Diện tích 15 - 50 m2 cho một con.
- Bố trí cành cây to, bể nước tắm, không gian lớn tạo hốc cao chênh vênh làm tổ nhân tạo, có mái che để tránh mưa, rét.
c. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
- Vệ sinh chuồng nuôi:
Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.
Vệ sinh nền chuồng, cống rãnh, sân bãi: 02 lần/ngày.
- Khẩu phần ăn: Con/ngày.
- Thành phần thức ăn chủ yếu của chim họ Ưng: Thịt bò, thịt lợn, gà con và thức ăn khác.
- Phương thức cho ăn: Thịt để sống, gà sống cho ăn 01 lần/ngày vào buổi sáng.
* Ghi chú:
- Số ngày ăn: 07 ngày/tuần.
- Thức ăn thay thế thịt lợn: Thịt bò, chim cút, chuột.
d. Bảo vệ sức khỏe
- Hàng ngày theo dõi, phát hiện mọi biểu hiện bất thường của động vật để có biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời.
- Che chắn chống nắng nóng, mưa rét kịp thời.
- Định kỳ tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn.
- Tiêm các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định.
- Nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã khi phát hiện động vật có biểu hiện khác thường, phải báo cho người có thẩm quyền biết để can thiệp kịp thời.
3.3. Bộ Hạc (ciconiiformes) chim nước
* Họ diệc (Ardeidae), họ Hạc (Ciconiidae)
Bao gồm các loài: Sếu đầu đỏ (Grus antigone), Sếu vương miện (Balaearica regulorum), Diệc xám (Ardea cinerea), Già đẫy nhỏ (Leptoptilos javanicus), Già đẫy lớn (Leptoptilos dubius), Le nâu (Dendrocygna javanica), Ngỗng trời (Anser anser), Cò ngàng lớn (Egretta alba), Cò ruồi (bubulcus ibis), Cò quăm đầu đen (Threskiornis melanocephala), Cò trắng (Egretia garzetta), Xít xanh (Porphyrio Porphyrio)...
a. Đặc điểm sinh học
- Họ Diệc gồm nhiều loài khác nhau, nhưng có tập tính sinh sống gắn liền với môi trường tự nhiên các vùng ngập nước.
- Trọng lượng từ 100 đến 200 g hoặc từ 01 đến 10 kg như (sếu, Già đẫy...). Di cư theo mùa, kiếm ăn ở vùng ngập.
- Các loại chim sống đơn thê, thời gian đẻ thay đổi trong năm, làm tổ trên cây thẳng đứng hoặc cây bụi nơi mặt nước. Số trứng đẻ 02 - 10 quả/lứa, thời gian ấp nở trứng 21 - 30 ngày.
b. Yêu cầu chuồng nuôi
- Diện tích cho một con 10 - 15 m2 hoặc lớn hơn tùy theo loài.
- Chuồng phải có cây bụi, cây đứng, có đất ngập nước trồng cây thủy sinh.
- Chất liệu làm tổ bằng cành nhỏ hoặc mây, tre đặt chỗ thích hợp.
c. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
- Vệ sinh chuồng nuôi:
Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.
Vệ sinh nền chuồng, cống rãnh, sân bãi: 02 lần/ngày.
- Khẩu phần ăn: Con/ngày.
- Thành phần thức ăn chủ yếu của chim họ Diệc: Cá tạp và thức ăn khác.
- Phương thức cho ăn: Cá sống thái miếng nhỏ cho ăn 01 lần/ngày vào buổi sáng.
* Ghi chú:
- Số ngày ăn: 07 ngày/tuần.
- Thức ăn thay thế cá tạp: Cua, ốc, tôm.
d. Bảo vệ sức khỏe
- Hàng ngày theo dõi, phát hiện mọi biểu hiện bất thường của động vật để có biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời.
- Che chắn chống nắng, nóng, mưa, rét kịp thời.
- Định kỳ tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn.
- Tiêm các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định.
- Nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã khi phát hiện động vật có biểu hiện khác thường, phải báo cho người có thẩm quyền biết để can thiệp kịp thời.
3.4. Bộ Sả (Coraciiformes)
* Họ Hồng hoàng (Bucerotidae)
Gồm các loài: Hồng hoàng (Buceros bicornis), Niệc mỏ vằn (Aceros undulatus), Cao cát (Anthracoceros albirostris).
a. Đặc điểm sinh học
- Họ Hồng hoàng gồm những loài chim có kích thước lớn, cổ dài, lông đuôi dài, mỏ to có phần mũ sừng nhô lên, chân ngắn.
- Thường sống ở rừng rậm có nhiều cây cao. Làm tổ trong hốc cây, mỗi lứa đẻ 02 - 05 trứng. Thời gian ấp nở trứng từ 27 đến 30 ngày.
b. Yêu cầu chuồng nuôi
- Diện tích chuồng 15 m2/con, độ cao 05 - 07 m, rào lưới B40.
- Nền chuồng trồng cỏ, có máng ăn bằng xi măng hoặc gạch men.
- Bố trí cây bụi và cành ngang để chim đậu.
- Đặt thân cây đường kính lớn để chim làm tổ.
c. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
- Vệ sinh chuồng nuôi:
Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.
Vệ sinh nền chuồng, cống rãnh, sân bãi: 02 lần/ngày.
- Khẩu phần ăn: Con/ngày.
- Thành phần thức ăn chủ yếu của chim họ Hồng hoàng: Trứng, rau, thịt bò, chuối quả, đu đủ, bánh mì và thức ăn khác.
- Phương thức cho ăn: Chuối bóc vỏ, các loại quả rửa sạch thái miếng, rau thái nhỏ, thịt bò thái nhỏ, cho ăn 02 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều.
* Ghi chú:
- Số ngày ăn: 07 ngày/tuần.
- Bổ sung bột dinh dưỡng dành cho chim non, khối lượng 0,04 kg/con/ngày; nhân công chăm sóc chim non nuôi bộ (dưới 03 tháng) bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Có thể thay thế một phần chuối bằng các loại quả khác.
d. Bảo vệ sức khỏe
- Hàng ngày theo dõi, phát hiện mọi biểu hiện bất thường của động vật để có biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời.
- Che, chắn chống nắng, nóng, mưa, rét kịp thời.
- Định kỳ tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn.
- Tiêm các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định.
- Nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã khi phát hiện động vật có biểu hiện khác thường, phải báo cho người có thẩm quyền biết để can thiệp kịp thời.
3.5. Bộ Vẹt (Psittacifrmes)
*Họ Vẹt (Psittacidae)
Gồm một số loài như: Vẹt đầu hồng (Psittacula roseata), Vẹt đầu xám (Psittacula himalayana), Vẹt ngực đỏ (Psittacula alexandri), Vẹt má vàng (Psittacula eupatria), Vẹt lùn (Loriculus vernalis)... của Việt Nam hay nhập từ nước ngoài như: Vẹt vàng xanh Nam Mỹ (Ara ararauna), Vẹt Amazon (Amazona ochrocephala)...
a. Đặc điểm sinh học
- Họ Vẹt sống trên cây, móng chân, mỏ sắc khoẻ, thích nghi leo trèo, hay mài mỏ.
- Làm tổ trong khe đá, hốc cây.
- Trọng lượng theo loài nặng vài chục tới 1.000 gam.
- Đẻ 02 - 05 trứng/lứa; thời gian ấp 21 - 28 ngày.
b. Yêu cầu chuồng nuôi
- Diện tích tối thiểu 20 m2 được chắn lưới sắt chắc để vẹt bay và vận động.
- Có cành ngang để vẹt đậu, mài mỏ.
- Làm tổ bằng hốc cây hay hộp gỗ cho vẹt đẻ.
c. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
- Vệ sinh chuồng nuôi:
Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.
Vệ sinh nền chuồng, cống rãnh, sân bãi: 02 lần/ngày.
- Khẩu phần ăn: Con/ngày.
- Thành phần thức ăn chủ yếu của chim họ Vẹt: Trứng, gạo tẻ, thóc, hạt kê, thịt bò, chuối quả, ngô, cà rốt, mía và thức ăn khác...
- Phương thức cho ăn: Trứng luộc, rau hoa quả rửa sạch, cắt miếng, cho ăn 02 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều, để thức ăn vào máng treo cao.
* Ghi chú:
- Số ngày ăn: 07 ngày/tuần.
- Bổ sung bột dinh dưỡng dành cho chim non, khối lượng 0,04 kg/con/ngày; nhân công chăm sóc chim non nuôi bộ (dưới 03 tháng) bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Có thể thay thế một phần chuối bằng các loại quả khác.
d. Bảo vệ sức khỏe
- Hàng ngày theo dõi, phát hiện mọi biểu hiện bất thường của động vật để có biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời.
- Che, chắn chống nắng, nóng, mưa, rét kịp thời.
- Định kỳ tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn.
- Tiêm các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định.
- Bổ sung khoáng, vitamin vào thức ăn hàng tuần.
- Nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã khi phát hiện động vật có biểu hiện khác thường, phải báo cho người có thẩm quyền biết để can thiệp kịp thời.
4. Quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lớp Bò sát
4.1. Bộ Cá sấu (Crocodylia )
* Họ Cá sấu (Crocodylidae)
Bao gồm những loài: Cá sấu xiêm (Crocodylus siamensis) hay Cá sấu nước ngọt, Cá sấu hoa cà (Crocodylus polosus) hay Cá sấu nước lợ (Crocodylus porosus).
a. Đặc điểm sinh học
- Sống ở ao hồ, đầm lầy hay cửa sông, vùng duyên hải.
- Nhiệt độ thích hợp 28 - 30°C.
- Hoạt động cả ngày, buổi trưa lên bờ phơi nắng.
- Tuổi trưởng thành của cá sấu khoảng 04 đến 05 năm. Giao phối dưới nước sau 30 ngày thì đẻ, mỗi lứa đẻ từ 24 - 37 trứng/lứa/năm, vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 6. Thời gian ấp nở trứng 78 - 85 ngày, khi nở cá sấu mẹ bới đất để con bò lên.
- Cá sấu con sau khi nở 05 ngày thì tập ăn, thức ăn gồm cá tạp, tôm, côn trùng, thịt bò, gan.
b. Yêu cầu chuồng nuôi
- Diện tích từ 05 đến 10 m2 mặt nước, từ 05 đến 10 m2 sân bãi.
- Sân bãi đủ nắng và bóng mát cần thiết.
- Mực nước sâu > 0,6 m và lưu thông, mùa rét cho nước cao hơn bình thường.
- Có ổ đẻ bằng đất mùn và lá khô.
c. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
- Vệ sinh chuồng nuôi:
Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.
Vệ sinh nền chuồng, cống rãnh, sân bãi: 01 lần/ngày.
- Khẩu phần ăn: Con/ngày.
- Thành phần thức ăn chủ yếu của Cá sấu: Cá, thịt các loại.
- Phương thức cho ăn: Cá sống cả con, thịt băm miếng, ngày cho ăn 01 lần.
- Có thể thay thế một phần cá hoặc thịt bằng phổi lợn, gà, vịt, gia cầm khác (đảm bảo đủ lượng, chất theo quy định).
* Ghi chú:
Cá sấu trọng lượng = 10kg có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
Cá sấu trọng lượng < 10 kg có khẩu phần ăn bằng 1/4 định mức.
d. Bảo vệ sức khỏe
- Nơi nuôi nhốt phải có hệ thống cấp nước tốt, khoảng 03 tháng thay nước bùn 01 lần.
- Nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã khi phát hiện động vật có biểu hiện khác thường, phải báo cho người có thẩm quyền biết để can thiệp kịp thời.
4.2. Bộ có vẩy (Squamata)
4.2.1. Họ Trăn (Boidae)
Việt Nam có 3 loài: Trăn cộc (Python curtus), Trăn đất (Python molurus) và Trăn gấm (Python reticulatus).
a. Đặc điểm sinh học
- Vùng phân bố rộng, hoạt động mạnh từ chiều tối tới nửa đêm.
- Mùa hè thích tắm ngâm mình dưới nước, hoạt động nhiều, ăn khoẻ.
- Gặp mưa lạnh ít hoạt động, ăn kém. Nhiệt độ dưới 18°C, trăn ở hang hốc (trăn là động vật hoang dã ngủ đông).
- Trăn giao phối vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 9 ở miền Bắc và khoảng tháng 10 đến tháng 12 ở miền Nam, thời gian mang thai 2,5 - 03 tháng, mỗi lứa đẻ 15 - 60 trứng, ấp khoảng 60 ngày trứng nở. Ở nơi khô, kín đáo, yên tĩnh.
- Sau khi nở 04 ngày trăn con tập ăn.
b. Yêu cầu chuồng nuôi
- Diện tích tối thiểu 10 m2, nền đất.
- Trong chuồng bố trí hang, hốc đá, gốc cây. Trồng cây bóng mát hoặc phần mái che mưa, nắng.
- Có bể nước tắm.
c. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
- Vệ sinh chuồng nuôi:
Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.
Vệ sinh nền chuồng, cống rãnh, sân bãi: 01 lần/ngày.
- Khẩu phần ăn: Con/ngày.
- Thành phần thức ăn chủ yếu của họ Trăn: Gà, chuột, trứng và thức ăn khác.
- Phương thức cho ăn: Gà sống để nguyên con, chuột sống hoặc chết, trứng cả quả, 03 ngày cho ăn một lần.
* Ghi chú:
- Thức ăn thay thế gà con: Chuột.
- Con non có khẩu phần hằng 1/2 định mức.
d. Bảo vệ sức khỏe
- Hàng ngày theo dõi, phát hiện mọi biểu hiện bất thường của động vật để có biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời.
- Định kỳ tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn.
- Định kỳ tẩy giun sán hàng năm.
- Chú ý trăn hay bị viêm loét niêm mạc miệng vào mùa đông xuân, dễ bị viêm phổi khi mùa đông rét buốt.
- Nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã khi phát hiện động vật có biểu hiện khác thường, phải báo cho người có thẩm quyền biết để can thiệp kịp thời.
4.2.2. Họ Kỳ đà (Varanidae)
Bao gồm: Kỳ đà vân (Varanus bengalensis), Kỳ đà hoa (Varanus salvator).
a. Đặc điểm sinh học
- Phân bố rất rộng ở đồi thấp, cây bụi ven khe suối. Kiếm mồi ban đêm, bơi lội giỏi.
- Hoạt động mạnh ở nhiệt độ 25 - 30°C, dưới 15°C không hoạt động và không ăn.
- Ngoài tự nhiên thích ăn xác đang phân hủy, sâu bọ, ếch, nhái, chim...
- Đẻ từ 15 đến 24 trứng/lứa ở hố đất hay hốc cây gần nước.
b. Yêu cầu chuồng nuôi
- Chuồng nuôi mỗi nhóm 04 đến 05 cá thể: có diện tích từ 10 m2 trở lên.
- Nền chuồng đất cứng hoặc thảm cỏ, cây bụi, bố trí hốc cây ụ đá ẩn nấp.
- Bố trí bể nước lớn để tắm khi nắng nóng. Có bệ cao để tránh ẩm.
c. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
- Vệ sinh chuồng nuôi:
Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.
Vệ sinh nền chuồng, cống rãnh, sân bãi: 01 lần/ngày.
- Khẩu phần ăn: Con/ngày.
- Thành phần thức ăn chủ yếu của họ kỳ đà: Thịt bò, cá và thức ăn khác.
- Phương thức cho ăn: Thịt bò thái miếng nhỏ, cho ăn 01 lần/ngày vào buổi chiều.
* Ghi chú: Số ngày ăn: 07 ngày/tuần.
d. Bảo vệ sức khỏe
- Hàng ngày theo dõi, phát hiện mọi biểu hiện bất thường của động vật để có biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời.
- Định kỳ tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn.
- Định kỳ tẩy giun sán hàng năm.
- Nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã khi phát hiện động vật có biểu hiện khác thường, phải báo cho người có thẩm quyền để can thiệp kịp thời.
4.2.3. Họ Rắn nước (Colubridea), họ Rắn hổ (Elapidae)
Bao gồm các loài: Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah), Rắn hổ mang (Naja naja), Rắn sọc dưa (Elphe radiata), Rắn ráo (Ptyas korros), Rắn hổ trâu (Ptyas mucosus), Rắn xe điếu xám (Achalinus spinalis), Rắn sọc khoanh (Elaphe moellendorffii)...
a. Đặc điểm sinh học
- Rắn thuộc bộ có vảy gồm nhiều loài phân bố rộng khắp trên cạn, dưới nước...
- Sống đơn độc hay đàn trong một vùng. Là động vật săn mồi giỏi, lột xác bỏ ăn theo chu kỳ.
- Thân nhiệt phụ thuộc vào môi trường, nhiệt độ thích hợp 25 - 30°C.
- Một số loài có độc tố mạnh có thể giết chết con mồi trong vài chục giây. Có khả năng bơi lội, leo trèo giỏi.
- Rắn đẻ nhiều vào tháng 5 đến tháng 8. Đa số đẻ trứng vào hang, hốc cây. Mỗi lứa đẻ từ 9 đến 14 trứng.
b. Yêu cầu chuồng nuôi
- Diện tích tối thiểu 0,5 x 0,5 x 0,5 m2 cho 01 con.
- Nền chuồng bằng đất nện hoặc bằng gạch non.
- Xây tường bao quanh trát xi măng nhẵn hoặc lưới mắt nhỏ phù hợp, có mái che, sân chơi có nắng chiếu vào.
- Nền chuồng rải đất bột mịn khoảng 03 - 06 tháng thay một lần tùy theo diện tích.
c. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
- Vệ sinh chuồng nuôi:
Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.
Vệ sinh nền chuồng, cống rãnh, sân bãi: 01 lần/ngày.
- Thành phần thức ăn chủ yếu của họ rắn: Cóc, nhái, chuột, rắn mồi và thức ăn khác.
* Ghi chú:
- Ba ngày cho ăn một lần.
- Con non có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
- Phương thức cho ăn: Các loại thức ăn để sống cả con hoặc thái nhỏ.
d. Bảo vệ sức khỏe
- Theo dõi hàng ngày, phát hiện mọi biểu hiện bất thường của động vật có các biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời.
- Định kỳ tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn.
- Nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã khi phát hiện động vật có biểu hiện khác thường, phải báo cho người có thẩm quyền để can thiệp kịp thời.
4.3. Bộ Rùa (Testudinata)
Bao gồm một số loài thuộc các họ Rùa đầm (Emididae): Rùa hộp lưng đen (Cuora amboinensis), Rùa dứa (Cyclemys dentata), Rùa ba gờ (Damonia subtrijuga), Rùa đất lớn (Geoemyda grandis)...; hay họ Rùa núi (Testudinudae): Rùa núi viền (Manouria impressa); họ Ba ba (Trionychidae) ...
a. Đặc điểm sinh học
- Rùa phân bổ rộng ở rừng núi, sông, hồ, biển...
- Mùa hè hoạt động mạnh từ chiều tối tới 24 giờ.
- Hay ở gốc cây hoặc bãi cát.
- Đẻ trứng 02 - 05 quả/lứa đối với Rùa cạn, Rùa đầm; 40 quả/lứa đối với Ba ba; 160-1.000 quả/lứa đối với Rùa biển. Trứng được vùi trong cát gặp nhiệt độ thích hợp trứng nở thành rùa con. Thời gian đẻ trứng vào khoảng tháng 4 đến tháng 7.
b. Yêu cầu chuồng nuôi
- Diện tích cho nhóm 04 - 10 m2 (có thể nhiều loài) với vài chục cá thể.
- Trong chuồng bố trí bể nước, nền đất, thảm cỏ, cây, hố cát không gian râm mát.
c. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
- Vệ sinh chuồng nuôi:
Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.
Vệ sinh nền chuồng, cống rãnh, sân bãi: 01 lần/ngày.
- Khẩu phần ăn: Con/ngày.
- Thành phần thức ăn chủ yếu của bộ Rùa; Tôm, cua, cá, rau, chuối và thức ăn khác.
- Phương thức cho ăn: Tôm, cua, cá cả con; rau, chuối cả vỏ thái miếng, cho ăn 01 lần/ngày vào buổi chiều.
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 07 ngày.
- Thức ăn thay thế chuối: Các loại quả, rau; thức ăn thay thế giun đất: Sâu quy, dế...
- Rùa non có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
d. Bảo vệ sức khỏe
- Theo dõi hàng ngày, phát hiện mọi biểu hiện bất thường của động vật có các biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời.
- Định kỳ tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn.
- Nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã khi phát hiện động vật có biểu hiện khác thường, phải báo cho người có thẩm quyền để can thiệp kịp thời.
* Ghi chú: Mùa đông có chỗ ấm cho rùa tránh rét.
VI. QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHỤC HỒI TẬP TÍNH SINH HỌC CỦA ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
1. Tạo môi trường nuôi động vật hoang dã
- Xây dựng chuồng trại bán hoang dã phải căn cứ theo đặc điểm sinh thái, sinh học của từng loài động vật để xây dựng cho phù hợp; đảm bảo khu nuôi bán hoang dã có diện tích đủ rộng để động vật vận động.
- Tạo môi trường nuôi tương tự với tự nhiên, phù hợp với từng loài (như rừng cây, khe suối, thảm cỏ, hồ nước...).
- Tạo các hang, hốc cho động vật ẩn nấp, kiếm mồi, tự vệ, tạo mái che cho động vật trú mưa, rét.
2. Khôi phục tập tính tự nhiên nhóm, bầy đàn
- Cho động vật hoang dã cùng loài tiếp cận làm quen nhau, cùng tương đồng thể chất, khối lượng để chúng phân biệt ngôi thứ.
- Trong đàn cái không cho từ 02 con đực trở lên cùng thể trạng vào chung khu chuồng nuôi.
- Loại các cá thể nhỏ bé, gầy, yếu ra khỏi đàn.
- Có thể ghép đàn đối với nhóm động vật hoang dã không phải là thiên địch của nhau để khôi phục bản năng phân vùng lãnh thổ, khả năng tự vệ, tấn công và tự vệ kiếm mồi.
3. Khôi phục tập tính ăn
- Cho ăn các thức ăn bảo đảm an toàn vệ sinh, tương tự với tự nhiên.
- Tùy theo từng loài động vật cụ thể mà cho ăn thức ăn là những con vật sống, những hoa quả trên cây, những củ quả dưới đất, dưới nước. Để khôi phục phản xạ săn mồi, leo trèo hái lượm, đào bới, lặn ngụp kiếm mồi như ngoài tự nhiên của động vật.
- Hạn chế tối thiểu tiến tới thay thế hoàn toàn thức ăn chín, thức ăn chế biến sẵn bằng các thức ăn sống sẵn có ở nơi hoang dã.
4. Khôi phục tập tính sinh sản đối với một số loài
- Chăm sóc con, xây ổ, nuôi con mới đẻ và ấp trứng là sự thể hiện tập tính làm mẹ mang tính bản năng của động vật hoang dã. Bản năng làm mẹ thể hiện rất rõ không thể mất đi, ngay cả trong môi trường nuôi nhốt, có điều kiện sống khác xa tự nhiên.
- Tập tính làm mẹ được hình thành từ rất sớm trước khi sinh con như: Khi mang thai con cái không để con đực tới gần và không cho giao phối lần thứ hai.
- Con cái mang thai trở nên ôn hoà, cẩn trọng hơn tránh những bất lợi ảnh hưởng tới bào thai, phản ứng linh hoạt hơn trước.
- Thời gian mang thai, chu kỳ động dục chịu ảnh hưởng quyết định bởi tính di truyền. Những sự thay đổi của điều kiện sống trong điều kiện nuôi nhốt chật hẹp, thức ăn không đầy đủ (đơn điệu về chủng loại), thiếu vi chất cần thiết làm động vật hoang dã chậm thành thục về tính.
- Khôi phục tập tính sinh sản trong cứu hộ động vật hoang dã là biện pháp kỹ thuật tổng hợp, phức tạp cần thực hiện tốt một số nội dung sau đây:
Cho ăn đầy đủ các loại thức ăn động vật hoang dã ưa thích có nguồn gốc tương tự với tự nhiên. Bổ sung đủ vitamin và các chất khoáng đa vi lượng.
Có sân chơi rộng phù hợp với tập tính từng loài và có khu nuôi bán hoang dã.
Cho ghép đôi theo mùa động dục và tỷ lệ đực cái thích hợp theo từng loài.
Tách riêng con đực khi con cái đã mang thai.
Con cái sắp tới ngày sinh sản phải nhốt riêng; có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đặc biệt.
Con cái khi sinh đẻ và nuôi con cần theo dõi bản năng làm mẹ, để kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.
VII. QUY TRÌNH KỸ THUẬT THẢ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VỀ TỰ NHIÊN VÀ CHUYỂN GIAO ĐỘNG VẬT HOANG DÃ SAU CỨU HỘ
1. Quy trình kỹ thuật khi thả động vật hoang dã
- Hội đồng giám định của cơ sở cứu hộ động vật hoang dã lập Biên bản giám định kết luận động vật hoang dã đã phục hồi hoàn toàn về sức khỏe, tập tính sinh học... đủ điều kiện sống và phát triển trong môi trường tự nhiên.
- Xác định vùng phân bố của loài động vật hoang dã tổ chức thả.
- Cơ sở cứu hộ động vật hoang dã có văn bản đề nghị và được sự đồng ý của chủ rừng.
- Cơ sở cứu hộ động vật hoang dã có tờ trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
- Sau khi được cấp có thể thẩm quyền xem xét phê duyệt thả động vật hoang dã về môi trường tự nhiên, cơ sở cứu hộ động vật hoang dã tiến hành các thủ tục tiếp theo như sau:
Mời cơ quan Kiểm lâm sở tại kiểm tra lập biên bản về số lượng, chủng loại, loài động vật hoang dã được thả theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật của ngành thú y.
Giấy phép vận chuyển động vật hoang dã của cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền.
Phiếu xuất kho.
- Tổ chức thả động vật hoang dã về môi trường tự nhiên.
Cơ sở cứu hộ động vật hoang dã thành lập Tiểu ban thực hiện quyết định thả động vật hoang dã của cấp có thẩm quyền ban hành.
Liên hệ với chủ rừng nơi thả động vật hoang dã thống nhất kế hoạch, thời gian, địa điểm tổ chức thả động vật.
Mời đại diện các cơ quan chức năng tham gia, chứng kiến, giám sát, bảo vệ quá trình thả động vật hoang dã về môi trường tự nhiên.
Dụng cụ, phương tiện vận chuyển, lồng cũi... bảo đảm an toàn vệ sinh thú y và thích hợp với từng loài động vật hoang dã.
Đến địa điểm thả phải kiểm tra tình trạng sức khỏe và cho động vật hoang dã nghỉ khoảng 20 - 30 phút mới tổ chức thả, khi thả tiến hành thả từng cá thể.
Kết thúc quá trình thả động vật hoang dã tiến hành lập biên bản và báo cáo theo quy định.
Chú ý: Khi lùa, bắt ép động vật hoang dã vào lồng cũi, vận chuyển, thả phải bảo đảm các quy định vệ sinh an toàn lao động; đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và động vật hoang dã.
2. Quy trình kỹ thuật chuyển giao động vật hoang dã
- Cơ quan, đơn vị, tổ chức khoa học có nhu cầu tiếp nhận động vật tại cơ sở cứu hộ động vật hoang dã: Có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền chuyển giao động vật hoang dã.
- Căn cứ vào văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị và tình hình thực tế động vật hoang dã hiện có, cơ sở cứu hộ động vật hoang dã trình cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao.
- Các thủ tục sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
Biên bản kiểm tra của cơ quan Kiểm lâm sở tại.
Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y sở tại.
Phiếu xuất kho.
Biên bản giao nhận động vật hoang dã giữa cơ sở cứu hộ động vật hoang dã với cơ quan nhận chuyển giao động vật hoang dã.
Giấy phép vận chuyển động vật hoang dã của cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền.
Chuyển giao xong cơ sở cứu hộ động vật hoang dã báo cáo theo quy định.
Chú ý: Khi lùa, bắt động vật hoang dã vào lồng cũi để chuyển giao phải bảo đảm các quy định vệ sinh an toàn lao động; bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người và động vật hoang dã.
VIII. QUY TRÌNH KỸ THUẬT TIÊU HUỶ ĐỘNG VẬT VÀ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
1. Điều kiện tiêu hủy động vật hoặc sản phẩm của động vật hoang dã
- Đối với động vật hoang dã:
Những động vật hoang dã chết không còn khả năng sử dụng.
Những động vật hoang dã bị bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Những động vật hoang dã nhập lậu, không rõ xuất xứ trong đàn bị chết hàng loạt.
Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Đối với sản phẩm của động vật hoang dã:
Bị nhiễm độc hoặc ngâm tẩy bằng các hoá chất độc hại.
Đang bị phân hủy, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sản phẩm từ những động vật hoang dã bị bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trình tự thủ tục tiêu hủy
- Căn cứ vào nhóm động vật để cơ sở cứu hộ động vật hoang dã và cơ quan chức năng có thẩm quyền thành lập Hội đồng tiêu hủy.
- Cơ sở cứu hộ động vật hoang dã có báo cáo số lượng, khối lượng số động vật hoang dã bị chết, bị nhiễm bệnh và sản phẩm của động vật hoang dã cần phải tiêu hủy để Hội đồng tiêu hủy xem xét quyết định.
3. Thời gian và phương pháp tiêu hủy
- Thời gian tiêu hủy: Sau khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền, Hội đồng sẽ tổ chức tiêu hủy.
- Phương pháp tiêu hủy: Bằng biện pháp cơ học, thiêu đốt, chôn, sử dụng hóa chất hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật để hủy động vật rừng, bảo đảm động vật rừng đó không còn tồn tại hoặc không còn giá trị sử dụng và không ảnh hưởng đến môi trường.
- Cơ sở cứu hộ động vật hoang dã có phiếu xuất kho động vật hoang dã và sản phẩm của động vật cần tiêu hủy theo quyết định.
- Khi kết thúc tiêu hủy lập biên bản và báo cáo theo quy định.
IX. QUY TRÌNH KỸ THUẬT GÂY NUÔI SINH SẢN VÀ BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
1. Quy trình kỹ thuật chọn giống
Chọn giống là khâu rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thế hệ kế tiếp cũng như chăm sóc nuôi dưỡng, bảo tồn về sau.
1.1. Chọn giống đực
- Chọn con đực hậu bị được sinh ra từ các cặp bố mẹ không bị bệnh; có đặc điểm ngoại hình (màu sắc lông, da, sừng, móng...) đặc trưng cho loài. Có khối lượng cơ thể cao hơn khối lượng bình quân con đực cùng lứa, không bị khuyết tật và không cận huyết.
- Bộ phận sinh dục đực phát triển bình thường, thân hình cân đối phù hợp với đặc điểm của loài. Thể trạng tốt, thần kinh linh hoạt.
1.2. Chọn giống cái
- Những con cái hậu bị được sinh sản từ các cặp bố mẹ khoẻ mạnh có đặc điểm ngoại hình (màu sắc lông, da, sừng, móng...) đặc trưng của loài. Có khối lượng, các chỉ số cao hơn con cái cùng loài, ở cùng lứa tuổi, không khuyết tật, không cận huyết.
- Có thể trạng tốt, thần kinh linh hoạt. Có bộ phận sinh dục phát triển, thân hình cân đối, phù hợp với đặc điểm của loài. Có núm vú cân đối, số lượng vú đặc trưng theo loài.
2. Quy trình ghép đôi giao phối
- Những cá thể chọn ghép đôi giao phối không được cận huyết, có nơi cư trú theo vùng phân bố càng xa nhau càng tốt.
- Đực - cái phải đủ tuổi trưởng thành theo từng loài.
- Con cái phải sau 03 lần động dục và được theo dõi chu kỳ động dục mới cho giao phối.
- Một số loài động dục theo mùa hoặc không theo mùa rõ rệt ghép 01 đực với 07 đến 10 con cái.
2.1. Ghép đôi giao phối đối với thú ăn thịt
- Động vật trưởng thành vào mùa động dục phải tiến hành ghép đôi giao phối từng cặp (01 đực - 01 cái; 01 đực - 02 cái; hoặc hơn nữa tùy theo tập tính loài).
- Theo dõi quá trình giao phối, số lần, thời gian giao phối (ghi chép đầy đủ).
- Có chế độ bồi dưỡng trong thời gian giao phối.
2.2. Ghép đôi giao phối đối với thú linh trưởng
- Cá thể đực, cái trưởng thành; thành thục về tính, vào mùa động dục được ghép đôi (có thể 01 đực với 01 cái hoặc 01 đực với nhiều cái tùy theo từng loài cụ thể).
- Theo dõi thời gian, quá trình giao phối, ghi chép đầy đủ.
- Có chế độ bồi dưỡng cho động vật hoang dã trong thời gian giao phối.
2.3. Ghép đôi giao phối đối với loài chim
- Chim thường chung thủy từng đôi, vào mùa sinh dục ghép một đực một cái (loài cá biệt có thể ghép 01 đực với 02 cái hoặc hơn).
- Theo dõi quá trình giao phối của chim đực với chim cái (các con cái) ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi, ăn uống đủ chất.
2.4. Ghép đôi giao phối đối với thú móng guốc
- Con cái động dục không theo mùa, khi có biểu hiện động dục và chịu đực thì cho con đực vào.
- Theo dõi quá trình và thời gian giao phối, ghi rõ vào sổ ghi chép phối giống.
2.5. Ghép đôi giao phối đối với bò sát
Có loài động dục theo mùa hoặc quanh năm tùy theo, thường ghép 01 con đực với 07 đến 10 con cái.
3. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã mang thai
- Tách con đực ra khỏi những con cái đã mang thai.
- Tăng dần khẩu phần và dinh dưỡng thích hợp cho con cái mang thai để thai phát triển tốt.
- Tránh gây kích động để động vật hoang dã có chửa hoảng loạn dẫn tới sảy thai.
- Mọi trường hợp dùng thuốc phòng, trị bệnh cho động vật hoang dã phải thật cẩn trọng.
- Gần đến ngày thú đẻ phải tách khỏi đàn và chuẩn bị ổ đẻ, trước 05 đến 07 ngày cho ăn các thức ăn dễ tiêu và lượng giảm 1/3 khẩu phần ăn hàng ngày.
3.1. Chăm sóc động vật hoang dã thời kỳ mang thai đối với thú ăn thịt
- Thời gian mang thai của các loài thú ăn thịt từ 02 đến 04 tháng.
- Có nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã chuyên trách, có sổ ghi chép hàng ngày.
- Khẩu phần ăn tăng theo tuổi của thai, chú ý bảo đảm đủ dinh dưỡng, khoáng, vitamin để thai phát triển tốt.
- Gần ngày sinh phải nhốt riêng và làm ổ để động vật hoang dã đẻ.
3.2. Chăm sóc động vật hoang dã thời kỳ mang thai đối với thú linh trưởng
- Thời gian mang thai của thú linh trưởng từ 05 đến 06 tháng.
- Phân công chuyên trách hoặc bàn giao cụ thể trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng.
- Khẩu phần bồi dưỡng con mẹ theo tuổi thai, bảo đảm đủ dinh dưỡng, khoáng, vitamin.
- Gần ngày sinh có thể nhốt riêng và làm ổ cho động vật hoang dã đẻ.
3.3. Chăm sóc thời kỳ mang thai đối với loài chim
- Bổ sung đủ dinh dưỡng, khoáng, vitamin.
- Làm tổ khô ráo để chim đẻ trứng.
- Chim có thể đẻ từ một đến nhiều trứng một lứa.
- Nếu chim không ấp trong điều kiện nuôi nhốt thì phải nhờ loài khác ấp hoặc máy ấp.
3.4. Chăm sóc động vật hoang dã thời kỳ mang thai đối với thú móng guốc
- Con cái mang thai từ 09 đến 15 tháng tùy theo từng loài.
- Bồi dưỡng thức ăn tinh giàu chất dinh dưỡng, khoáng, vitamin để mẹ và thai phát triển tốt.
- Phân công cán bộ chuyên trách chăm sóc, nuôi dưỡng.
3.5. Chăm sóc động vật hoang dã thời kỳ mang thai đối với bò sát
- Cho ăn thêm thức ăn bổ sung giàu chất dinh dưỡng, khoáng vitamin.
- Làm ổ cho động vật đẻ trứng và ấp trứng.
4. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã đẻ
4.1. Chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã đẻ đối với thú ăn thịt
- Có cán bộ kỹ thuật trực đẻ sẵn sàng can thiệp nếu có sự cố.
- Ổ đẻ bố trí ở nơi khô ráo, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh.
- Động vật sơ sinh phải được bú sữa đầu ngay sau khi sinh.
- Theo dõi mẹ cho con bú, nếu có khác thường cần can thiệp kịp thời.
4.2. Chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã đẻ đối với thú linh trưởng
- Có cán bộ trực theo dõi quá trình đẻ nếu cần can thiệp kịp thời.
- Theo dõi phát hiện kịp thời sau đẻ như: Sát nhau, sa dạ con...
- Chuồng ổ đẻ khô, thoáng mát, sạch sẽ; bảo đảm vệ sinh.
- Theo dõi mẹ cho con bú nếu khác thường phải can thiệp kịp thời.
4.3. Chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã đẻ đối với thú móng guốc
- Dự kiến thời gian đẻ để phân công cán bộ kỹ thuật trực, theo dõi quá trình thú đẻ nếu cần can thiệp kịp thời.
- Theo dõi phát hiện các bệnh sau đẻ.
- Theo dõi quá trình cho con bú và khả năng cho sữa của mẹ. Nếu mẹ không cho con bú hoặc mất sữa phải có biện pháp kịp thời.
4.4. Chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã đẻ đối với bò sát
- Cho ăn bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng, vitamin...
- Ổ đẻ khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, bảo đảm nhiệt độ thích hợp.
- Tách riêng con đực tránh có loài con đực ăn trứng.
5. Quy trình chăm sóc con non
- Tùy theo loài động vật hoang dã mà cho tập ăn sớm sau 30 ngày tuổi.
- Cho động vật hoang dã non ăn các thức ăn dễ tiêu phù hợp từng loài.
- Cho ăn làm nhiều lần/ngày, lượng ít để động vật hoang dã thích nghi, nếu thấy hiện tượng tiêu chảy phải dừng lại và điều chỉnh kịp thời.
- Sau khoảng từ 02 - 06 tháng tuổi tùy loài động vật hoang dã, con non tự ăn uống tốt thì cai sữa bằng cách tách ra chuồng khác để mẹ cạn sữa động dục trở lại, bước vào chu kỳ sinh sản mới.
5.1. Chăm sóc con non đối với thú ăn thịt
- Cho con non tập ăn sau 40 ngày tuổi bằng thịt bò loại 1 băm hoặc xay. Cần cho ăn số bữa và lượng tăng dần trong ngày đêm.
- Sáu tháng tuổi tách mẹ, nguồn dinh dưỡng của con hoàn toàn phụ thuộc thức ăn, chú ý bổ sung chất khoáng đa vi lượng và các loại vitamin.
5.2. Chăm sóc con non đối với thú linh trưởng
- Sau 30 ngày con non có thể tập ăn bằng các loại hoa quả chín dễ tiêu hóa.
- Con dần dần tách khỏi bụng mẹ xuống chuồng kiếm ăn, cần bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin đầy đủ trong khẩu phần ăn.
- Từ 04 - 06 tháng tách con sang khu nuôi dưỡng riêng.
5.3. Chăm sóc chim non
- Điều kiện nuôi nhốt sau nở chim non có thể được cho ăn thức ăn tổng hợp đậm đặc dinh dưỡng cao.
- Những ngày đầu (07 đến 10 ngày) cần đảm bảo nhiệt độ ấm cho chim non (30-35°C).
- Nhỏ vắc xin Lasota, Gumboro, tiêm phòng các loại vắc xin cúm H5N1, tụ huyết trùng, Newcastle...
- Theo dõi những cá thể bị tiêu chảy, hô hấp... để dùng thuốc phòng, trị kịp thời.
5.4. Chăm sóc con non đối với thú móng guốc
- Chuồng nuôi khô ráo sạch sẽ thoáng mát.
- Tẩy giun sán cho con non vào lúc 02 tháng tuổi và 06 tháng sau tẩy lại.
- Khoảng 05 đến 06 tháng cho con non tập ăn, thức ăn xanh non và thức ăn tinh (cám, ngô, gạo...).
5.5. Chăm sóc con non đối với bò sát
- Bảo đảm nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm thích hợp ở khu chuồng nuôi theo từng loài.
- Mỗi tuần cho ăn thức ăn dễ tiêu hóa, đủ dinh dưỡng phù hợp với đặc điểm sinh học của từng loài.
- Chú ý phòng các bệnh đường tiêu hoá, hô hấp.
MỤC LỤC
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ |
|
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG |
|
1. Công tác cứu hộ động vật hoang dã |
|
2. Người làm công tác cứu hộ động vật hoang dã |
|
2.1. Người làm công tác chuyên môn kỹ thuật, cán bộ thú y |
|
2.2. Người làm công tác cứu hộ, chăm sóc, nuôi dưỡng |
|
3. Quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chuồng nuôi |
|
3.1. Tiêu chuẩn chung về chuồng nuôi |
|
3.2. Trang thiết bị |
|
4. Quản lý hồ sơ động vật hoang dã |
|
5. Giao, nhận động vật hoang dã |
|
6. Xử lý động vật hoang dã bị chết |
|
7. Quy định về kỹ thuật cứu hộ, chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã |
|
7.1. Thức ăn, nước uống |
|
7.2. Chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã bình thường |
|
7.3. Chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã bị thương, bị bệnh |
|
7.4. Chăm sóc, nuôi dưỡng động vật non mới nhận |
|
7.5. Chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã sinh sản |
|
8. Quy định về bảo vệ sức khỏe động vật |
|
III. QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHÂN LOẠI VÀ GIAO NHẬN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ |
|
1. Quy trình kỹ thuật phân loại |
|
1.1. Phân loại theo loài |
|
1.2. Phân loại theo nhóm |
|
1.3. Phân loại theo số lượng, khối lượng |
|
1.4. Phân loại theo nhóm bệnh |
|
1.4.1. Bệnh ngoại khoa |
|
1.4.2. Bệnh nội khoa |
|
1.4.3. Bệnh truyền nhiễm |
|
1.4.4. Bệnh ký sinh trùng |
|
1.4.5. Ngộ độc và các bệnh khác |
|
1.5. Phân loại theo giới tính |
|
2. Quy trình giao, nhận động vật hoang dã |
|
2.1. Giao, nhận tại cơ sở cứu hộ động vật hoang dã |
|
2.2. Giao, nhận tại các cơ quan chức năng bắt giữ tịch thu động vật hoang dã |
|
IV. QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHÒNG VÀ CHỮA TRỊ BỆNH CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ |
|
1. Quy trình kỹ thuật phòng bệnh tổng hợp |
|
1.1. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh |
|
1.2. Phòng bệnh bằng hoá chất |
|
1.3. Phòng bệnh bằng thuốc |
|
2. Kỹ thuật điều trị bệnh |
|
2.1. Kỹ thuật điều trị bệnh viêm |
|
2.1.1. Nguyên tắc điều trị |
|
2.1.2. Phương pháp điều trị |
|
2.2. Kỹ thuật điều trị vết thương |
|
2.2.1. Kỹ thuật điều trị |
|
2.2.2. Phương pháp điều trị |
|
2.3. Kỹ thuật điều trị bệnh nội khoa |
|
2.3.1. Kỹ thuật điều trị |
|
2.3.2. Phương pháp điều trị |
|
2.4. Kỹ thuật phòng trị bệnh ký sinh trùng |
|
2.4.1. Kỹ thuật điều trị |
|
2.4.2. Phương pháp điều trị |
|
2.5. Kỹ thuật phòng trị bệnh truyền nhiễm |
|
2.5.1. Kỹ thuật điều trị |
|
2.5.2. Phương pháp điều trị |
|
2.6. Kỹ thuật phòng trị ngộ độc |
|
2.6.1. Phòng ngộ độc |
|
2.6.2. Điều trị ngộ độc |
|
V. QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG ĐỘNG VẬT HOANG DÃ |
|
1. Quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng chung |
|
1.1. Kỹ thuật chuồng nuôi |
|
1.2. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng |
|
1.2.1. Vệ sinh chuồng nuôi |
|
1.2.2. Chăm sóc, nuôi dưỡng |
|
1.3. Quản lý và bảo vệ động vật hoang dã |
|
1.3.1. Quản lý động vật hoang dã |
|
1.3.2. Bảo vệ động vật hoang dã |
|
2. Quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lớp thú (Mammalia) |
|
2.1. Bộ thú ăn thịt (Carnivora) |
|
2.1.1. Họ Mèo (Felidae) |
|
2.1.2. Họ Cầy (Veverriadae) |
|
2.1.3. Họ Gấu (Ursidae) |
|
2.1.4. Họ Chồn (Mustelidae) |
|
2.2. Bộ thú Linh trưởng (Primates) |
|
2.2.1. Họ Culi (Loricidae) |
|
2.2.2. Họ Khỉ (Cercopithecidae) |
|
2.2.3. Họ Vượn (Hylobatidae) |
|
2.3. Bộ thú gặm nhấm (Rodentia) |
|
2.3.1. Họ Nhím (Hystricidae) |
|
2.3.2. Họ Sóc cây (Sciuridae) và họ Sóc bay (Pteromyidae) |
|
2.4. Bộ Tê tê (pholidota) |
|
3. Quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lớp chim (Aves) |
|
3.1. Bộ Gà (Galliformes) chim ăn hạt |
|
3.2. Bộ Cắt (Falconiformes) chim ăn thịt |
|
3.3. Bộ Hạc (ciconiiformes) chim nước |
|
3.4. Bộ Sả (Coraciiformes) |
|
3.5. Bộ Vẹt (Psittaciiformes) |
|
4. Quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lớp bò sát |
|
4.1. Bộ Cá sấu (Crocodylia) |
|
4.2. Bộ có vẩy (Squamata) |
|
4.2.1. Họ Trăn (Boidae) |
|
4.2.2. Họ Kỳ đà (Varanidae) |
|
4.2.3. Họ Rắn nước (Colubridea), họ Rắn hổ (Elapidae) |
|
4.3. Bộ Rùa (Testudinata) |
|
VI. QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHỤC HỒI TẬP TÍNH SINH HỌC CỦA ĐỘNG VẬT HOANG DÃ |
|
1. Tạo môi trường nuôi động vật hoang dã |
|
2. Khôi phục tập tính tự nhiên nhóm, bầy đàn |
|
3. Khôi phục tập tính ăn |
|
4. Khôi phục tập tính sinh sản đối với một số loài |
|
VII. QUY TRÌNH KỸ THUẬT THẢ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VỀ TỰ NHIÊN VÀ CHUYỂN GIAO ĐỘNG VẬT HOANG DÃ SAU CỨU HỘ |
|
1. Quy trình kỹ thuật khi thả nuôi động vật hoang dã |
|
2. Quy trình kỹ thuật chuyển giao nuôi động vật hoang dã |
|
VIII. QUY TRÌNH KỸ THUẬT TIÊU HUỶ ĐỘNG VẬT VÀ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT HOANG DÃ |
|
1. Điều kiện tiêu hủy động vật hoặc sản phẩm của nuôi động vật hoang dã |
|
2. Trình tự thủ tục tiêu hủy |
|
3. Thời gian và phương pháp tiêu hủy |
|
IX. QUY TRÌNH KỸ THUẬT GÂY NUÔI SINH SẢN VÀ BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ |
|
1. Quy trình kỹ thuật chọn giống |
|
1.1. Chọn giống đực |
|
1.2. Chọn giống cái |
|
2. Quy trình ghép đôi giao phối |
|
2.1. Ghép đôi giao phối đối với thú ăn thịt |
|
2.2. Ghép đôi giao phối đối với thú linh trưởng |
|
2.3. Ghép đôi giao phối đối với loài chim |
|
2.4. Ghép đôi giao phối đối với thú móng guốc |
|
2.5. Ghép đôi giao phối đối với bò sát |
|
3. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng nuôi động vật hoang dã mang thai |
|
3.1. Chăm sóc, nuôi động vật hoang dã thời kỳ mang thai đối với thú ăn thịt |
|
3.2. Chăm sóc, nuôi động vật hoang dã thời kỳ mang thai đối với thú linh trưởng |
|
3.3. Chăm sóc thời kỳ mang thai đối với loài chim |
|
3.4. Chăm sóc nuôi động vật hoang dã thời kỳ mang thai đối với thú móng guốc |
|
3.5. Chăm sóc nuôi động vật hoang dã thời kỳ mang thai đối với bò sát |
|
4. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng nuôi động vật hoang dã đẻ |
|
4.1. Chăm sóc, nuôi dưỡng nuôi động vật hoang dã đẻ đối với thú ăn thịt |
|
4.2. Chăm sóc, nuôi dưỡng nuôi động vật hoang dã đẻ đối với thú linh trưởng |
|
4.3. Chăm sóc, nuôi dưỡng nuôi động vật hoang dã đẻ đối với thú móng guốc |
|
4.4. Chăm sóc, nuôi dưỡng nuôi động vật hoang dã đẻ đối với bò sát |
|
5. Quy trình chăm sóc con non |
|
5.1. Chăm sóc con non đối với thú ăn thịt |
|
5.2. Chăm sóc con non đối với thú linh trưởng |
|
5.3. Chăm sóc chim non |
|
5.4. Chăm sóc con nón đối với thú móng guốc |
|
5.5. Chăm sóc con non đối với bò sát |
|
PHỤ LỤC 02
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG, CỨU HỘ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 31/2022/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
THUYẾT MINH VÀ QUY ĐỊNH ÁP DỤNG
1. Nội dung định mức
- Định mức kinh tế kỹ thuật trong nuôi dưỡng, cứu hộ động vật hoang dã là những quy định mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc trong quá trình nuôi dưỡng, cứu hộ, bảo tồn, gây nuôi sinh sản động vật hoang dã.
- Nội dung công tác cứu hộ, bảo tồn, gây nuôi sinh sản động vật hoang dã bao gồm: Phân loại, giao nhận, phòng, chữa bệnh, chăm sóc nuôi dưỡng, phục hồi, thả động vật về môi trường tự nhiên, chuyển giao sau cứu hộ, tổ chức tiêu hủy và gây nuôi sinh sản đối với một số loài động vật hoang dã.
a) Mức hao phí vật liệu
Là số lượng vật liệu chính bao gồm: Thức ăn, thuốc thú y, thuốc sát trùng, dụng cụ vệ sinh chuồng trại, nguyên nhiên liệu phù hợp để hoàn thành công tác cứu hộ, bảo tồn, gây nuôi sinh sản các loài động vật hoang dã.
b) Mức hao phí nhân công
Là số lượng ngày công kỹ thuật, công lao động trực tiếp ứng với trình độ, cấp bậc để hoàn thành khối lượng công việc trong cứu hộ, bảo tồn, gây nuôi sinh sản các loài động vật hoang dã.
c) Giai đoạn cứu hộ
Là giai đoạn đầu tiên động vật được đưa về cứu hộ, sức khỏe rất yếu, đa phần đều bị ốm, bị thương trong quá trình buôn bán, vận chuyển dẫn đến tâm lý bị hoảng sợ. Trong giai đoạn này động vật hoang dã ăn ít hơn bình thường nhưng lại đòi hỏi chế độ dinh dưỡng cao, chế độ chăm sóc đặc biệt nên nhu cầu nhân công và thuốc thú y tăng so với giai đoạn nuôi duy trì.
đ) Giai đoạn nuôi duy trì
Trong giai đoạn này động vật hoang dã đã trở nên khoẻ mạnh, tâm lý ổn định nên nhu cầu thức ăn cao để bù đắp lại quá trình bị ốm, bị thương; do vậy tăng khẩu phần ăn, đồng thời giảm thuốc thú y và nhân công chăm sóc so với giai đoạn cứu hộ.
e) Giai đoạn nuôi động vật hoang dã sinh sản
Sau thời gian cứu hộ, nuôi duy trì những loại động vật hoang dã quý, hiếm, khoẻ mạnh được tuyển chọn chuyển sang quá trình gây nuôi sinh sản, bảo tồn. Trong giai đoạn này động vật cần được chăm sóc, bổ sung đủ dinh dưỡng; tăng khẩu phần ăn, thuốc thú y so với giai đoạn nuôi duy trì.
2. Cơ sở để xây dựng Định mức kinh tế kỹ thuật trong nuôi dưỡng, cứu hộ động vật hoang dã
Căn cứ Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;
Căn cứ Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên cạn;
Căn cứ Thông tư số 29/2019/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định xử lý động vật rừng là tang vật, vật chứng; động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 4018/QĐ-UBND ngày 28/6/2013 của Ủy ban nhân, dân thành phố Hà Nội về việc tổ chức lại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã và Kỹ thuật bảo vệ rừng Sóc Sơn thuộc Chi cục Kiểm lâm, thành Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 2865/QĐ-UBND ngày 19/5/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (sự nghiệp kinh tế) của thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 5821/QĐ-UBND ngày 18/10/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án vị trí việc làm của 5 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Kết cấu định mức
- Định mức dự toán kinh tế kỹ thuật trong cứu hộ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hà Nội, được trình bày theo loại công việc được chia thành 05 chương bao gồm:
Chương I: Định mức kinh tế kỹ thuật phân loại, giao nhận động vật hoang dã.
Chương II: Định mức kinh tế kỹ thuật trong nuôi dưỡng, cứu hộ động vật hoang dã.
Chương III: Định mức kinh tế kỹ thuật vệ sinh chuồng nuôi, sân bãi.
Chương IV: Định mức kinh tế kỹ thuật chuyển giao động vật hoang dã.
Chương V: Định mức kinh tế kỹ thuật tiêu hủy động vật hoang dã.
4. Hướng dẫn áp dụng
Định mức kinh tế kỹ thuật trong nuôi dưỡng, cứu hộ động vật hoang dã là căn cứ lập kế hoạch, xây dựng đơn giá, dự toán cho các khối lượng công việc trong nuôi dưỡng, cứu hộ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Riêng đối với trị số hao phí thuốc thú y trong định mức tính bằng % giá trị thức ăn động vật hoang dã, làm căn cứ để lập dự toán và xây dựng đơn giá. Việc nghiệm thu thanh toán được xác định theo thực tế thực hiện. Trong trường hợp thuốc thú y thực tế sử dụng phát sinh tăng so với dự toán được duyệt, thì lập dự toán điều chỉnh trình cấp thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở thanh quyết toán theo quy định.
Diện tích chuồng nuôi của mỗi cá thể động vật phải đáp ứng, đảm bảo cho động vật có thể vận động, phát triển bình thường.
Chương I
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHÂN LOẠI, GIAO NHẬN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
1. Định mức nhân công phân loại, giao nhận loài thú lớn: Hổ, Báo, Gấu
Đơn vị tính: 01 vụ
Mã hiệu | Thành phần công việc | Đơn vị tính | Thành phần tham gia | Tổng | |
Nhân công | Cán bộ chuyên môn kỹ thuật | ||||
TTCH CI.I | - Phân loại theo loài | Công | 4 | 2 | 6 |
- Phân loại theo nhóm | |||||
- Phân loại về sức khỏe | |||||
- Phân loại theo giới tính | |||||
- Phân loại về số lượng, trọng lượng | |||||
- Giao nhận | |||||
Nhân công (Bậc thợ bình quân 6/12) |
* Ghi chú:
- Định mức trên áp dụng cho việc phân loại, giao nhận đối với vụ có tổng số cá thể ≤ 02 cá thể trưởng thành.
- Số lượng từ 03 đến 04 cá thể áp dụng hệ số nhân công =1,5 lần so với định mức.
- Số lượng ≥ 05 cá thể áp dụng hệ số nhân công = 02 lần so với định mức.
- Đối với thú non <12 tháng tuổi định mức nhân công bằng 1/2 thú trưởng thành.
- Định mức trên chỉ bao gồm nhân công phân loại, giao nhận, chưa bao gồm chi phí vận chuyển động vật hoang dã, công tác phí và các chi phí khác phát sinh trong quá trình phân loại, giao nhận.
2. Định mức nhân công phân loại, giao nhận loài động vật hoang dã trung bình: Beo lửa, Mèo rừng, Cầy các loại, Khỉ, Vượn, Voọc, Culi, Cá sấu, Trăn, Kỳ đà, Sóc, chim Đại bàng, Diều, Ó, Công, Hồng hoàng, Rắn các loại
Đơn vị tính: 01 vụ
Mã hiệu | Thành phần công việc | Đơn vị tính | Thành phần tham gia | Tổng | |
Nhân công | Cán bộ chuyên môn kỹ thuật | ||||
TTCH CI.2 | - Phân loại theo loài | Công | 2 | 1 | 3 |
- Phân loại theo nhóm | |||||
- Phân loại về sức khỏe | |||||
- Phân loại theo giới tính | |||||
- Phân loại về số lượng, trọng lượng | |||||
- Giao nhận | |||||
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) |
* Ghi chú:
- Định mức trên áp dụng cho việc phân loại, giao nhận đối với vụ có tổng số cá thể ≤10 cá thể.
- Số lượng từ 11 đến 19 cá thể áp dụng hệ số nhân công =1,5 lần so với định mức.
- Số lượng ≥ 20 cá thể áp dụng hệ số nhân công = 02 lần so với định mức.
- Định mức trên chỉ bao gồm nhân công phân loại, giao nhận; chưa bao gồm chi phí vận chuyển động vật hoang dã, công tác phí và các chi phí khác phát sinh trong quá trình phân loại và giao nhận.
3. Định mức nhân công phân loại, giao nhận các loài thú nhỏ, thú tạp còn lại
Đơn vị tính: 01 vụ
Mã hiệu | Thành phần công việc | Đơn vị tính | Thành phần tham gia | Tổng | |
Nhân công | Cán bộ chuyên môn kỹ thuật | ||||
TTCH CI.3 | - Phân loại theo loài | Công | 2 | 1 | 3 |
- Phân loại theo nhóm | |||||
- Phân loại về sức khỏe | |||||
- Phân loại theo giới tính | |||||
- Phân loại về số lượng, trọng lượng | |||||
- Giao nhận | |||||
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) |
* Ghi chú:
- Định mức trên áp dụng cho việc phân loại và giao nhận đối với vụ có tổng số cá thể ≤ 30 cá thể.
- Số lượng từ 31 đến 49 cá thể áp dụng hệ số nhân công = 1,5 lần so với định mức trên.
- Số lượng ≥ 50 cá thể áp dụng hệ số nhân công = 02 lần so với định mức trên.
- Định mức trên chỉ bao gồm nhân công phân loại và giao nhận, chưa bao gồm chi phí vận chuyển động vật hoang dã, công tác phí và các chi phí khác phát sinh trong quá trình phân loại và giao nhận.
Chương II
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT TRONG NUÔI DƯỠNG, CỨU HỘ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
* Thành phần công việc:
Nhận và chế biến thức ăn, lấy thức ăn cho động vật (dồn động vật, cho ăn, theo dõi), làm đồ chơi, theo dõi tập tính sinh hoạt, huấn luyện động vật; quản lý chăm sóc thú ốm, thú đẻ, thú non (trực đêm, trực chăm sóc đặc biệt, bác sỹ điều trị). Thuốc thú y dùng trong điều trị thú ốm bằng 2% thức ăn (TĂ).
* Yêu cầu kỹ thuật:
Động vật nhanh nhẹn, ngoại hình cân đối, thể hiện được các dấu hiệu, tập tính đặc trưng của loài.
I. Định mức kinh tế kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng loài thú ăn thịt
1. Hổ
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.I.1 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Thịt bò loại 1 | Kg | 4,20 | 5,00 | 5,80 | |
- Sườn lợn | Kg | 0,90 | 1,00 | 1,20 | |
- Tim gan | Kg | 0,40 | 0,50 | 0,60 | |
- Muối | Kg | 0,02 | 0,02 | 0,02 | |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ | 2% TĂ | |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 6/12) | Công | 0,334 | 0,290 | 0,334 |
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 06 ngày.
- Thú non dưới 03 tháng không có khẩu phần ăn (trong thời kỳ bú mẹ).
- Thú non nuôi bộ dưới 03 tháng ăn khẩu phần sữa bột 0,2 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Thú non từ 03 tháng đến dưới 06 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/4 định mức.
- Thú non từ 06 tháng đến 12 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
- Thức ăn thay thế thịt bò loại 1: Thịt gà, thỏ, dê, lợn, bê (đảm bảo đủ chất, lượng theo quy định).
- Thời gian nuôi sinh sản ≤ 03 tháng.
2. Báo hoa mai, Báo đen
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.I.2 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Thịt bò loại 1 | Kg | 3,00 | 3,50 | 4,00 | |
- Sườn lợn | Kg | 0,90 | 1,00 | 1,20 | |
- Tim gan | Kg | 0,40 | 0,50 | 0,60 | |
- Muối | Kg | 0,02 | 0,02 | 0,02 | |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2%TĂ | 2% TĂ | |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 6/12) | Công | 0,334 | 0,290 | 0,334 |
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 06 ngày.
- Thú non dưới 03 tháng không có khẩu phần ăn (trong thời kỳ bú mẹ).
- Thú non nuôi bộ dưới 03 tháng ăn khẩu phần sữa bột 0,1 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Thú non từ 03 tháng đến dưới 06 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/4 định mức.
- Thú non từ 06 tháng đến 12 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
- Thức ăn thay thế thịt bò loại 1: Thịt gà, thỏ, dê, lợn, bê (đảm bảo đủ chất, lượng theo quy định).
- Thời gian nuôi sinh sản ≤ 03 tháng.
3. Báo gấm
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.I.3 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Thịt bò loại 1 | Kg | 2,10 | 2,50 | 2,90 | |
- Sườn lợn | Kg | 0,15 | 0,20 | 0,25 | |
- Tim gan | Kg | 0,10 | 0,10 | 0,10 | |
- Muối | Kg | 0,02 | 0,02 | 0,02 | |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ | 2% TĂ | |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 6/12) | Công | 0,334 | 0,290 | 0,334 |
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 06 ngày.
- Thú non dưới 03 tháng tuổi không có khẩu phần ăn (trong thời kỳ bú mẹ).
- Thú non nuôi bộ dưới 03 tháng ăn khẩu phần sữa bột 0,1 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Thú non từ 03 tháng đến dưới 06 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/4 định mức.
- Thú non từ 06 tháng đến 12 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
- Thức ăn thay thế thịt bò loại 1: Thịt gà, thỏ, dê, lợn, bê (đảm bảo đủ chất, lượng theo quy định).
- Thời gian nuôi sinh sản ≤ 03 tháng.
4. Gấu ngựa
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.I.4 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Thịt bò loại 1 | Kg | 0,40 | 0,50 | 0,60 | |
- Gạo | Kg | 0,40 | 0,50 | 0,60 | |
- Củ các loại | Kg | 1,70 | 2,00 | 2,30 | |
- Quả các loại | Kg | 1,70 | 2,00 | 2,30 | |
- Đường mật | Kg | 0,20 | 0,20 | 0,20 | |
- Muối | Kg | 0,01 | 0,02 | 0,02 | |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ | 2% TĂ | |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 6/12) | Công | 0,334 | 0,290 | 0,334 |
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 07 ngày.
- Thú non nuôi bộ dưới 03 tháng ăn khẩu phần sữa bột 0,2 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Thú non từ 03 tháng đến dưới 06 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/4 định mức.
- Thú non từ 06 tháng đến 12 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
- Thức ăn thay thế thịt bò loại 1: Thịt gà, thỏ, dê, lợn, bê (đảm bảo đủ chất, lượng theo quy định).
- Củ các loại: Khoai lang, cà rốt, củ đậu.
- Quả các loại: Chuối, táo, lê, dưa, bí đỏ (tùy theo mùa).
- Thời gian nuôi sinh sản ≤ 03 tháng.
5. Gấu chó
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.I.5 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Thịt bò loại 1 | Kg | 0,40 | 0,50 | 0,60 | |
- Gạo | Kg | 0,30 | 0,40 | 0,50 | |
- Củ các loại | Kg | 1,30 | 1,50 | 1,70 | |
- Quả các loại | Kg | 1,30 | 1,50 | 1,70 | |
- Đường mật | Kg | 0,20 | 0,20 | 0,20 | |
- Muối | Kg | 0,02 | 0,02 | 0,02 | |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ | 2% TĂ | |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 6/12) | Công | 0,334 | 0,290 | 0,334 |
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 07 ngày.
- Thú non nuôi bộ dưới 03 tháng ăn khẩu phần sữa bột 0,2 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Thú non từ 03 tháng đến dưới 06 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/4 định mức.
- Thú non từ 06 tháng đến 12 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
- Thức ăn thay thế thịt bò loại 1: Thịt gà, thỏ, dê, lợn, bê (đảm bảo đủ chất, lượng theo qui định).
- Củ các loại: Khoai lang, cà rốt, củ đậu.
- Quả các loại: Chuối, táo, lê, dưa, bí đỏ (tuỳ theo mùa).
- Thời gian nuôi sinh sản ≤ 03 tháng.
6. Beo lửa
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.I.6 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Thịt bò loại 1 | Kg | 2,10 | 2,50 |
| |
- Sườn lợn | Kg | 0,15 | 0,20 |
| |
- Tim gan | Kg | 0,10 | 0,10 |
| |
- Muối | Kg | 0,01 | 0,01 |
| |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2%TĂ |
| |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 6/12) | Công | 0,334 | 0,290 |
|
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 06 ngày.
- Thú non nuôi bộ dưới 03 tháng ăn khẩu phần sữa bột 0,1 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Thú non từ 03 tháng đến dưới 06 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/4 định mức.
- Thú non từ 06 tháng đến 12 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
- Thức ăn thay thế thịt bò loại 1: Thịt gà, thỏ, dê, lợn, bê (đảm bảo đủ chất, lượng theo quy định).
- Thời gian nuôi sinh sản ≤ 03 tháng.
7. Mèo rừng
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.I.7 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Thịt bò loại 1 | Kg | 0,15 | 0,20 |
| |
- Muối | Kg | 0,01 | 0,01 |
| |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ |
| |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,062 | 0,054 |
|
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 07 ngày.
- Thú non nuôi bộ dưới 03 tháng ăn khẩu phần sữa bột 0,04 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Thú non từ 03 đến dưới 06 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/4 định mức.
- Thú non từ 06 tháng đến 12 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
- Thức ăn thay thế thịt bò loại 1: Thịt gà, thỏ, dê, lợn, bê, gà con (đảm bảo đủ chất, lượng theo quy định).
- Thời gian nuôi sinh sản ≤ 03 tháng.
8. Cầy (Hương, Vằn, Đốm, Mốc, Mực, Giông)
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.I.8 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Thịt lợn | Kg | 0,05 | 0,10 |
| |
- Giun đất | Kg | 0,10 | 0,10 |
| |
- Quả các loại | Kg | 0,4 | 0,5 |
| |
- Muối | Kg | 0,01 | 0,01 |
| |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ |
| |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,062 | 0,054 |
|
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 07 ngày.
- Thú non nuôi bộ dưới 02 tháng ăn khẩu phần sữa bột 0,04 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Thú non từ 02 tháng đến 12 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
- Quả các loại: Chuối, dưa hấu, dưa lê, táo, đu đủ, hồng xiêm (tùy theo mùa).
- Thức ăn thay thế thịt lợn: Thịt bò loại 1, thịt gà, thỏ, dê, bê, gà con (đảm bảo đủ chất, lượng theo quy định).
- Thời gian nuôi sinh sản ≤ 02 tháng.
9. Chồn
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.I.9 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Thịt lợn | Kg | 0,10 | 0,20 |
| |
- Giun đất | Kg | 0,10 | 0,10 |
| |
- Quả các loại | Kg | 0,60 | 1,00 |
| |
- Muối | Kg | 0,01 | 0,01 |
| |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ |
| |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,062 | 0,054 |
|
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 07 ngày.
- Thú non nuôi bộ dưới 02 tháng ăn khẩu phần sữa bột 0,04 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Thú non từ 02 tháng đến 12 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
- Quả các loại: Chuối, dưa hấu, dưa lê, táo, đu đủ, hồng xiêm (tùy theo mùa).
- Thức ăn thay thế thịt lợn: Thịt bò loại 1, thịt gà, thỏ, dê, bê, gà con (đảm bảo đủ chất, lượng theo quy định).
- Thời gian nuôi sinh sản ≤ 02 tháng.
10. Lửng lợn
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.I.10 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Thịt lợn | Kg | 0,10 | 0,20 |
| |
- Giun đất | Kg | 0,10 | 0,10 |
| |
- Muối | Kg | 0,01 | 0,01 |
| |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ |
| |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,062 | 0,054 |
|
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 07 ngày.
- Thú non nuôi bộ dưới 03 tháng ăn khẩu phần sữa bột 0,1 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì
- Thú non từ 03 tháng đến 06 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/4 định mức.
- Thú non từ 06 tháng đến 12 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
- Thức ăn thay thế thịt lợn: Thịt bò loại 1, thịt gà, thỏ, dê, bê (đảm bảo đủ chất, lượng theo quy định).
- Thời gian nuôi sinh sản ≤ 03 tháng.
11. Rái cá
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.I.11 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Cá tạp | Kg | 0,20 | 0,40 |
| |
- Muối | Kg | 0,01 | 0,01 |
| |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ |
| |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,062 | 0,054 |
|
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 07 ngày.
- Thú non nuôi bộ dưới 03 tháng ăn khẩu phần sữa bột 0,04 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Thú non từ 03 tháng đến 12 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
- Thức ăn thay thế cá: Tôm, cua (đảm bảo đủ chất, lượng theo quy định).
- Thời gian nuôi sinh sản ≤ 03 tháng.
12. Tê tê
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.I.12 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Kiến, trứng kiến | Kg | 0,2 | 0,2 |
| |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ |
| |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,062 | 0,054 |
|
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 07 ngày.
- Thú nuôi bộ dưới 06 tháng ăn khẩu phần sữa bột 0,02 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
II. Định mức kinh tế kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng loài Linh trưởng
1. Khỉ, Culi
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.II.1 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Củ (khoai, cà rốt) | Kg | 0,15 | 0,20 | 0,25 | |
- Gạo | Kg | 0,10 | 0,10 | 0,10 | |
- Quả | Kg | 0,50 | 0,50 | 0,60 | |
- Rau | Kg | 0,10 | 0,10 | 0,10 | |
- Trứng (gà, vịt) | Quả | 0,50 | 0,50 | 0,50 | |
- Lạc nhân | Kg | 0,005 | 0,005 | 0,005 | |
- Châu chấu | Kg | 0,005 | 0,005 | 0,005 | |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ | 2% TĂ | |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,062 | 0,054 | 0,054 |
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 07 ngày.
- Rau, quả tuỳ theo mùa. Thức ăn thay thế châu chấu: Sâu quy.
- Thú non nuôi bộ dưới 06 tháng bổ sung sữa bột 0,04 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Thú non từ 06 tháng đến 12 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
2. Vượn, Voọc
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.II.2 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Củ (khoai, cà rốt) | Kg | 0,15 | 0,20 | 0,25 | |
- Gạo | Kg | 0,10 | 0,10 | 0,10 | |
- Quả | Kg | 0,40 | 0,50 | 0,60 | |
- Rau | Kg | 0,10 | 0,10 | 0,10 | |
- Trứng (gà, vịt) | Quả | 0,50 | 0,50 | 0,50 | |
- Thịt lợn | Kg | 0,01 | 0,01 | 0,01 | |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2%TĂ | 2%TĂ | |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,062 | 0,054 | 0,062 |
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 07 ngày.
- Rau, quả tùy theo mùa.
- Thức ăn thay thế châu chấu: Sâu quy. Thức ăn thay thế rau của Voọc: Lá cây.
- Thú non nuôi bộ dưới 06 tháng bổ sung sữa bột 0,04 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì
- Thú non từ 06 đến 12 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
- Thời gian nuôi sinh sản ≤ 06 tháng.
III. Định mức kinh tế kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng loài gặm nhấm
1. Nhím, Don
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.III.1 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Củ | Kg | 0,50 | 0,50 |
| |
- Quả | Kg | 0,50 | 0,50 |
| |
- Gạo | Kg | 0,15 | 0,20 |
| |
- Rau | Kg | 0,15 | 0,20 |
| |
- Muối | Kg | 0,02 | 0,02 |
| |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ |
| |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,062 | 0,054 |
|
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 07 ngày.
- Thú non nuôi bộ dưới 03 tháng bổ sung sữa bột 0,02 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Thú non từ 03 tháng đến 06 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
- Rau, quả tùy theo mùa.
2. Cầy bay
Đơn vị tính : con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.III.2 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Quả | Kg | 0,50 | 0,50 |
| |
- Hạt dẻ, hướng dương | Kg | 0,10 | 0,10 |
| |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ |
| |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,062 | 0,054 |
|
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 07 ngày.
- Thú non nuôi bộ dưới 06 tháng bổ sung sữa bột 0,02 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Thú non từ 06 tháng đến 12 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
- Quả tùy theo mùa.
3. Sóc
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.III.3 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Củ | Kg | 0,10 | 0,10 |
| |
- Quả | Kg | 0,15 | 0,20 |
| |
- Hạt dẻ, hướng dương | Kg | 0,10 | 0,10 |
| |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ |
| |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,062 | 0,054 |
|
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 07 ngày.
- Thú non nuôi bộ dưới 06 tháng bổ sung sữa bột 0,02 kg/con/ngày; nhân công bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Thú non từ 06 tháng đến 12 tháng có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
- Củ, quả tuỳ theo mùa.
IV. Định mức kinh tế kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng loài chim
1. Đại bàng
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.IV.1 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Thịt lợn | Kg | 0,40 | 0,50 |
| |
- Gà con | Kg | 0,40 | 0,50 |
| |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ |
| |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,069 | 0,06 |
|
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 07 ngày.
- Thức ăn thay thế thịt lợn: Thịt bò loại 1, chuột, chim cút, gà con.
2. Diều, Ó
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.IV.2 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Thịt lợn | Kg | 0,15 | 0,2 |
| |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ |
| |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,069 | 0,06 |
|
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 07 ngày.
- Thức ăn thay thế thịt lợn: Thịt bò loại 1, chuột, chim cút, gà con.
3. Dù dì, Quạ
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.IV.3 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Thịt lợn | Kg | 0,10 | 0,10 |
| |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ |
| |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,069 | 0,06 |
|
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 07 ngày.
- Thức ăn thay thế thịt lợn: Thịt bò loại 1.
4. Sếu, Hạc, Già đẫy
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.IV.4 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Cá tạp | Kg | 0,40 | 0,50 |
| |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ |
| |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,069 | 0,06 |
|
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 07 ngày.
- Thức ăn thay thế cá tạp: Cua, ốc, tôm.
5. Diệc, Cò, Xít
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.IV.5 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Cá tạp | Kg | 0,15 | 0,20 |
| |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ |
| |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,069 | 0,06 |
|
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 07 ngày.
- Thức ăn thay thế cá tạp: Cua, ốc, tôm.
6. Chim ăn hạt lớn (Công, Trĩ, các loại Gà)
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.IV.6 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Giun đất | Kg | 0,02 | 0,02 |
| |
- Châu chấu | Kg | 0,02 | 0,02 |
| |
- Thóc, ngô | Kg | 0,10 | 0,10 |
| |
- Đậu hạt | Kg | 0,05 | 0,05 |
| |
- Chuối | Kg | 0,10 | 0,11 |
| |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ |
| |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,0254 | 0,0221 |
|
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 07 ngày.
- Bổ sung bột dinh dưỡng dành cho chim non, khối lượng 0,04 kg/con/ngày; nhân công chăm sóc chim non nuôi bộ (dưới 03 tháng) bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Thức ăn thay thế giun đất: Thịt lợn.
- Bổ sung ốc vặn cho chim vào mùa sinh sản.
7. Chim ăn hạt nhỏ (Khướu, Cu gáy, Cu ngói, Chim Ri đá, Bồ chao,...)
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.IV.7 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Kê hạt | Kg | 0,05 | 0,05 |
| |
- Bột trứng | Kg | 0,01 | 0,01 |
| |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ |
| |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,0254 | 0,0221 |
|
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 07 ngày.
- Bổ sung bột dinh dưỡng dành cho chim non, khối lượng 0,02 kg/con/ngày; nhân công chăm sóc chim non nuôi bộ (dưới 03 tháng) bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Thức ăn thay thế kê hạt: Vừng.
8. Chim họ Hồng hoàng (Hồng hoàng, Niệc mỏ vằn, Cao cát)
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.IV.8 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Trứng (gà, vịt) | Quả | 1,00 | 1,00 |
| |
- Rau | Kg | 0,10 | 0,10 |
| |
- Thịt bò loại 1 | Kg | 0,03 | 0,043 |
| |
- Chuối | Kg | 0,30 | 0,30 |
| |
- Đu đủ | Kg | 0,10 | 0,10 |
| |
- Bánh mỳ | Kg | 0,05 | 0,07 |
| |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ |
| |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,0254 | 0,0221 |
|
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 07 ngày.
- Bổ sung bột dinh dưỡng dành cho chim non, khối lượng 0,04 kg/con/ngày; nhân công chăm sóc chim non nuôi bộ (dưới 03 tháng) bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Có thể thay thế một phần chuối bằng các loại quả khác.
9. Chim họ Vẹt
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.IV.9 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Gạo | Kg | 0,03 | 0,03 |
| |
- Rau | Kg | 0,02 | 0,02 |
| |
- Thóc | Kg | 0,03 | 0,03 |
| |
- Kê | Kg | 0,04 | 0,05 |
| |
- Mía | Kg | 0,30 | 0,30 |
| |
- Ngô hạt | Kg | 0,03 | 0,05 |
| |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ |
| |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,0254 | 0,0221 |
|
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 07 ngày,
- Bổ sung bột dinh dưỡng dành cho chim non, khối lượng 0,04 kg/con/ngày; nhân công chăm sóc chim non nuôi bộ (dưới 03 tháng tuổi) bằng 3,0 lần định mức nhân công nuôi duy trì.
- Thức ăn thay thế kê: Vừng.
V. Định mức kinh tế kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng loài bò sát
1. Cá sấu
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.V.1 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Cá hoặc thịt | Kg | 1,70 | 2,00 |
| |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ |
| |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,062 | 0,054 |
|
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 03 ngày.
- Định mức trên áp dụng cho cá sấu có trọng lượng >10kg.
- Cá sấu trọng lượng = 10 kg có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
- Cá sấu trọng lượng < 10 kg có khẩu phần ăn bằng 1/4 định mức.
- Có thể thay thế một phần cả hoặc thịt bằng phổi lợn, gà, vịt; gia cầm khác (đảm bảo đủ chất, lượng theo quy định).
2. Các loài Rùa cạn
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.V.2 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Giun đất | Kg | 0,01 | 0,01 |
| |
- Chuối | Kg | 0,20 | 0,20 |
| |
- Mộc nhĩ, nấm | Kg | 0,01 | 0,02 |
| |
- Cám trứng | Kg | 0,01 | 0,01 |
| |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ |
| |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,062 | 0,054 |
|
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 07 ngày.
- Thức ăn thay thế chuối: Các loại quả, rau; thức ăn thay thế giun đất: Sâu quy, dế...
- Thú non có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
3. Các loại Rùa nước
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.V.3 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Tôm hoặc cua, cá tép, ốc | Kg | 0,01 | 0,01 |
| |
- Chuối | Kg | 0,20 | 0,22 |
| |
- Giun đất | Kg | 0,01 | 0,01 |
| |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ |
| |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,062 | 0,054 |
|
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 07 ngày.
- Thức ăn thay thế chuối: Các loại quả, rau.
- Thú non có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
4. Kỳ đà
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.V.4 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Cá hoặc thịt | Kg | 0,10 | 0,10 |
| |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ |
| |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,062 | 0,054 |
|
* Ghi chú:
- Số ngày ăn trong tuần: 07 ngày.
5. Trăn
Đơn vị tính: con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.V.5 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Gà con 0,5 kg | Con | 1,5 | 2,0 |
| |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ |
| |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,062 | 0,054 |
|
* Ghi chú:
- Ba ngày cho ăn một lần.
- Thức ăn thay thế gà con: Chuột.
- Thú non có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
6. Rắn hổ chúa
Đơn vị tính: Con/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.V.6 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Rắn mồi | Kg | 0,50 | 0,60 |
| |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ |
| |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,062 | 0,054 |
|
* Ghi chú:
- Ba ngày cho ăn một lần.
- Con non có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
7. Rắn khác
Đơn vị tính: Kg/ngày
Mã hiệu | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức | ||
Nuôi Cứu hộ | Nuôi Duy trì | Nuôi Sinh sản | |||
TTCH CII.V.7 | Thức ăn: |
|
|
|
|
- Cóc, nhái, chuột | Kg | 0,10 | 0,10 |
| |
Thuốc thú y |
| 3% TĂ | 2% TĂ |
| |
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) | Công | 0,062 | 0,062 |
|
* Ghi chú:
- Ba ngày cho ăn một lần.
- Con non có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.
Chương III
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT VỆ SINH CHUỒNG NUÔI, SÂN BÃI
1. Vệ sinh chuồng nuôi, sân bãi nhóm thú dữ
Nhóm thú dữ gồm: Hổ, Báo, Gấu, Beo lửa.
* Thành phần công việc:
Chuẩn bị, vệ sinh nền chuồng 02 lần/ngày, vệ sinh khay ăn, máng nước, bể tắm, sân bãi; tẩy uế 01 lần/tuần bằng hóa chất sát trùng Chloramin B hoặc các loại hóa chất khác có tính chất tương tự, vệ sinh cống rãnh, nạo vét các hố ga, thu gom bùn rác vào nơi quy định.
Đơn vị tính: 100 m2/ngày
TT | Thành phần hao phí | Đơn vị | Định mức |
1 | Vệ sinh nền chuồng |
|
|
| - Thuốc sát trùng | kg | 0,014 |
| - Nước | m3 | 1,56 |
| - Nhân công vệ sinh nền chuồng (Bậc thợ bình quân 5/12) | công | 0,786 |
2 | Vệ sinh sân bãi |
|
|
| - Thuốc sát trùng | kg | 0,014 |
| - Nhân công vệ sinh sân bãi (Bậc thợ bình quân 5/12) | công | 0,071 |
* Ghi chú:
- Số ngày vệ sinh nền chuồng trong tuần: 07 ngày.
- Số ngày tẩy uế bằng thuốc sát trùng, vệ sinh cống rãnh: 07 ngày/lần.
2. Vệ sinh chuồng nuôi nhóm thú trung bình, thú nhỏ, thú tạp
* Nhóm thú trung bình, thú nhỏ, thú tạp gồm: Mèo rừng, Cầy các loại, Khỉ, Vượn, Voọc, Culi, Cá sấu, Trăn, Kỳ đà, Sóc, Rắn các loại,...
* Thành phần công việc:
Chuẩn bị, vệ sinh nền chuồng 02 lần/ngày, vệ sinh khay ăn, máng nước, sân bãi; tẩy uế 01 lần/tuần bằng hóa chất sát trùng Chloramin B hoặc các loại hóa chất khác có tính chất tương tự, vệ sinh cống rãnh, nạo vét các hố ga, thu gom bùn rác vào nơi quy định.
Đơn vị tính: 100 m2/ngày
TT | Thành phần hao phí | Đơn vị | Định mức |
1 | Vệ sinh nền chuồng |
|
|
| - Thuốc sát trùng | kg | 0,014 |
| - Nước | m3 | 1,56 |
| - Nhân công vệ sinh nền chuồng (Bậc thợ bình quân 5/12) | công | 0,35 |
2 | Vệ sinh sân bãi |
|
|
| - Thuốc sát trùng | kg | 0,014 |
| - Nhân công vệ sinh sân bãi (Bậc thợ bình quân 5/12) | công | 0,095 |
* Ghi chú:
- Số ngày vệ sinh trong tuần: 07 ngày.
- Số ngày tẩy uế bằng thuốc sát trùng, vệ sinh cống rãnh: 07 ngày/lần.
3. Vệ sinh chuồng nuôi nhóm: Chim ăn hạt lớn, chim ăn hạt nhỏ, chim họ Vẹt, chim họ Hồng Hoàng, Niệc mỏ vằn, Cao cát...
* Thành phần công việc:
Chuẩn bị, vệ sinh nền chuồng 02 lần/ngày, vệ sinh khay ăn, máng nước, sân bãi; tẩy uế 01 lần/tuần bằng hóa chất sát trùng Chloramin B hoặc các loại hóa chất khác có tính chất tương tự, vệ sinh cống rãnh, nạo vét các hố ga, thu gom bùn rác vào nơi quy định.
Đơn vị tính: 100 m2/ngày
TT | Thành phần hao phí | Đơn vị | Định mức |
1 | Vệ sinh nền chuồng |
|
|
| - Thuốc sát trùng | kg | 0,014 |
| - Nước | m3 | 1,56 |
| - Nhân công vệ sinh nền chuồng (Bậc thợ bình quân 5/12) | công | 0,54 |
2 | Vệ sinh sân bãi |
|
|
| - Thuốc sát trùng | kg | 0,014 |
| - Nhân công vệ sinh sân bãi (Bậc thợ bình quân 5/12) | công | 0,058 |
* Ghi chú:
- Số ngày vệ sinh trong tuần: 07 ngày.
- Số ngày tẩy uế bằng thuốc sát trùng, vệ sinh cống rãnh: 07 ngày/lần.
4. Vệ sinh chuồng nuôi nhóm: Đại bàng, Diều, Ó, Dù dì, Quạ, Sếu, Hạc, Già đẫy, Diệc, Cò xít,...
* Thành phần công việc:
Chuẩn bị vệ sinh nền chuồng 02 lần/ngày, vệ sinh khay ăn, máng nước, sân bãi; tẩy uế 01 lần/tuần bằng hóa chất sát trùng Chloramin B hoặc các loại hóa chất khác có tính chất tương tự; vệ sinh cống rãnh, nạo vét các hố ga, thu gom bùn rác vào nơi quy định.
Đơn vị tính: 100 m2/ngày
TT | Thành phần hao phí | Đơn vị | Định mức |
1 | Vệ sinh nền chuồng |
|
|
| - Thuốc sát trùng | kg | 0,014 |
| - Nước (vệ sinh nền chuồng) | m3 | 1,56 |
| - Nước (thay bể nuôi) | m3 | 1,65 |
| - Nhân công vệ sinh nền chuồng (Bậc thợ bình quân 5/12) | công | 0,45 |
* Ghi chú:
- Số ngày vệ sinh trong tuần: 07 ngày.
- Số ngày tẩy uế bằng thuốc sát trùng, vệ sinh cống rãnh: 07 ngày/lần.
Chương IV
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT CHUYỂN GIAO ĐVHD
1. Chuyển giao động vật hoang dã là loài thú lớn: Hổ, Báo, Gấu
Đơn vị tính: 01 đợt
TT | Thành phần công việc | Đơn vị tính | Thành phần tham gia | Tổng | |
Nhân công | Cán bộ chuyên môn kỹ thuật | ||||
1 | - Kiểm tra sức khỏe, tập tính | Công | 4 | 2 | 6 |
- Bắt nhốt vận chuyển động vật | |||||
- Kiểm tra số lượng, trọng lượng | |||||
- Tổ chức chuyển giao động vật | |||||
Nhân công (Bậc thợ bình quân 6/12) |
* Ghi chú:
- Định mức trên áp dụng cho việc chuyển giao động vật hoang dã đối với vụ có tổng số cá thể ≤ 02 cá thể trưởng thành.
- Số lượng từ 03 đến 04 cá thể áp dụng hệ số nhân công = 1,5 lần so với định mức.
- Số lượng ≥ 05 cá thể áp dụng hệ số nhân công = 02 lần so với định mức.
- Đối với chuyển giao thú non <12 tháng tuổi, định mức nhân công bằng 1/2 nhân công chuyển giao thú trưởng thành
- Định mức trên gồm: Nhân công chuyển giao tại cơ sở cứu hộ động vật hoang dã; chưa bao gồm: Chi phí vận chuyển động vật hoang dã, công tác phí và các chi phí khác phát sinh trong quá trình chuyển giao (nếu có).
2. Chuyển giao động vật hoang dã là loài thú trung bình: Beo lửa, Mèo rừng, Cầy các loại, Khỉ, Vượn, Voọc, Culi, Cá sấu, Trăn, Kỳ đà, Sóc, chim Đại bàng, Diều, Ó, Công, Hồng hoàng, Rắn các loại
Đơn vị tính: 01 đợt
TT | Thành phần công việc | Đơn vị tính | Thành phần tham gia | Tổng | |
Nhân công | Cán bộ chuyên môn kỹ thuật | ||||
1 | - Kiểm tra sức khỏe, tập tính | Công | 2 | 1 | 3 |
- Bắt nhốt vận chuyển động vật | |||||
- Kiểm tra số lượng, trọng lượng | |||||
- Tổ chức chuyển giao động vật | |||||
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) |
* Ghi chú:
- Định mức trên áp dụng cho việc chuyển giao động vật hoang dã đối với vụ có tổng số cá thể ≤ 10 cá thể.
- Số lượng từ 11 đến 19 cá thể áp dụng hệ số nhân công - 1,5 lần so với định mức.
- Số lượng ≥ 20 cá thể áp dụng hệ số nhân công = 02 lần so với định mức.
- Định mức trên bao gồm: Nhân công chuyển giao tại cơ sở cứu hộ động vật hoang dã; chưa bao gồm: Chi phí vận chuyển động vật hoang dã, công tác phí và các chi phí khác phát sinh trong quá trình chuyển giao (nếu có).
3. Chuyển giao động vật hoang dã là các loài thứ nhỏ, thú tạp còn lại
Đơn vị tính: 01 đợt
TT | Thành phần công việc | Đơn vị tính | Thành phần tham gia | Tổng | |
Nhân công | Cán bộ chuyên môn kỹ thuật | ||||
1 | - Kiểm tra sức khỏe, tập tính | Công | 1 | 1 | 2 |
- Bắt nhốt vận chuyển động vật | |||||
- Kiểm tra số lượng, trọng lượng | |||||
- Tổ chức chuyển giao động vật | |||||
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) |
* Ghi chú:
- Định mức trên áp dụng cho việc chuyển giao động vật hoang dã đối với vụ có tổng số cá thể ≤ 30 cá thể.
- Số lượng từ 31 đến 49 cá thể áp dụng hệ số nhân công = 1,5 lần so với định mức.
- Số lượng ≥ 50 cá thể áp dụng hệ số nhân công = 02 lần so với định mức.
- Định mức trên bao gồm: Nhân công chuyển giao tại cơ sở cứu hộ động vật hoang dã; chưa bao gồm: Chi phí vận chuyển động vật hoang dã, công tác phí và các chi phí khác phát sinh trong quá trình chuyển giao (nếu có).
Chương V
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT TIÊU HUỶ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
1. Định mức nhân công tiêu hủy động vật hoang dã
Đơn vị tính: 01 lần
TT | Thành phần công việc | Đơn vị tính | Thành phần tham gia | Tổng | ||
Nhân công tiêu huỷ | Nhân công vận hành lò thiêu | Cán bộ chuyên môn kỹ thuật | ||||
1 | - Vận chuyển động vật, sản phẩm động vật hoang dã đến nơi tiêu hủy | Công | 2 | 1 | 1 | 4 |
- Kiểm tra số lượng, trọng lượng | ||||||
- Tổ chức tiêu hủy | ||||||
Nhân công (Bậc thợ bình quân 5/12) |
2. Định mức nhiên liệu tiêu hủy động vật hoang dã
Đơn vị tính: 01 lần
TT | Thành phần hao phí | Đơn vị tính | Định mức |
1 | Nhiên liệu: |
|
|
- Điện | KW | 24 | |
- Dầu diezel | Lít | 30 |
* Ghi chú:
- Định mức trên áp dụng cho việc tiêu hủy 80 kg động vật hoang dã 01 giờ bằng lò thiêu có công suất thùng chứa (buồng đốt) 400 kg (0,75 m3); năng suất đốt 80 kg/h.
- Định mức trên chưa bao gồm: Chi phí Hội đồng tiêu hủy và các chi phí khác phát sinh trong quá trình tiêu hủy (nếu có).
MỤC LỤC
THUYẾT MINH VÀ QUY ĐỊNH ÁP DỤNG |
|
1. Nội dung định mức |
|
2. Cơ sở để xây dựng Định mức kinh tế kỹ thuật trong nuôi dưỡng, cứu hộ động vật hoang dã |
|
3. Kết cấu định mức |
|
4. Hướng dẫn áp dụng |
|
Chương I: ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHÂN LOẠI, GIAO NHẬN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ |
|
1. Định mức nhân công phân loại, giao nhận loài thú lớn: Hổ, Báo, Gấu |
|
2. Định mức nhân công phân loại, giao nhận loài động vật hoang dã trung bình: Beo lửa, Mèo rừng, cày các loại, Khỉ, Vượn, Voọc, Culi, Cá sấu, Trăn, Kỳ đà, Sóc, chim Đại bàng, Diều, Ó, Công, Hồng hoàng, Rắn các loại |
|
3. Định mức nhân công phân loại, giao nhận các loài thú nhỏ, thú tạp còn lại |
|
Chương II: ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT TRONG NUÔI DƯỠNG, CỨU HỘ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ |
|
I. Định mức kinh tế kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng loài thú ăn thịt |
|
1. Hổ |
|
2. Báo hoa mai, Báo đen |
|
3. Báo gấm |
|
4. Gấu ngựa |
|
5. Gấu chó |
|
6. Beo lửa |
|
7. Mèo rừng |
|
8. Cầy (Hương, Vằn, Đốm, Mốc, Mực, Giông) |
|
9. Chồn |
|
10. Lửng lợn |
|
11. Rái cá |
|
12. Tê tê |
|
II. Định mức kinh tế kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng loài Linh trưởng |
|
1. Khỉ, Culi |
|
2. Vượn, Voọc |
|
III. Định mức kinh tế kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng loài gặm nhấm |
|
1. Nhím, Don |
|
2. Cầy bay |
|
3. Sóc |
|
IV. Định mức kinh tế kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng loài chim |
|
1. Đại bàng |
|
2. Diều, Ó |
|
3. Dù dì, Quạ |
|
4. Sếu, Hạc, Già đẫy |
|
5. Diệc, Cò, Xít |
|
6. Chim ăn hạt lớn (Công, Trĩ, các loại Gà) |
|
7. Chim ăn hạt nhỏ (Khướu, Cu gáy, Cu ngói,...) |
|
8. Chim họ Hồng hoàng (Hồng hoàng, Niệc mỏ vằn, Cao cát) |
|
9. Chim họ Vẹt |
|
V. Định mức kinh tế kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng loài Bò sát |
|
1. Cá sấu |
|
2. Các loài Rùa cạn |
|
3. Các loại Rùa nước |
|
4. Kỳ đà |
|
5. Trăn |
|
6. Rắn hổ chúa |
|
7. Rắn khác |
|
Chương III: ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT VỆ SINH CHUỒNG NUÔI, SÂN BÃI |
|
1. Vệ sinh chuồng nuôi, sân bãi nhóm thú dữ |
|
2. Vệ sinh chuồng nuôi nhóm thú trung bình, thú nhỏ, thú tạp |
|
3. Vệ sinh chuồng nuôi nhóm: Chim ăn hạt lớn, chim ăn hạt nhỏ, chim họ Vẹt, chim họ Hồng Hoàng, Niệc mỏ vằn, Cao cát... |
|
4. Vệ sinh chuồng nuôi nhóm: Đại bàng, Diều, Ó, Dù dì, Quạ, sếu, Hạc, Già đẫy, Diệc, Cò xít,... |
|
Chương IV: ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT CHUYỂN GIAO ĐỘNG VẬT HOANG DÃ |
|
1. Chuyển giao động vật hoang dã là loài thú lớn: Hổ, Báo, Gấu |
|
2. Chuyển giao động vật hoang dã là loài thú trung bình: Beo lửa, Mèo rừng, Cầy các loại, Khỉ, Vượn, Voọc, Culi, Cá sấu, Trăn, Kỳ đà, Sóc, chim Đại bàng, Diều, Ó, Công, Hồng hoàng, Rắn các loại |
|
3. Chuyển giao động vật hoang dã là các loài thú nhỏ, thú tạp còn lại |
|
Chương V: ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT TIÊU HUỶ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ |
|
1. Định mức nhân công thiêu hủy động vật hoang dã |
|
2. Định mức nhiêu liệu tiêu hủy động vật hoang dã |
|
- 1 Quyết định 5486/QĐ-UBND năm 2013 công bố bổ sung Định mức dự toán chăn nuôi Linh Dương vào Định mức dự toán duy trì chăn nuôi động vật tại vườn thú Thành phố Hà Nội
- 2 Quyết định 732/QĐ-UBND năm 2019 quy định về mức hỗ trợ người chăn nuôi có lợn bị thiệt hại do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, lở mồm long móng, tai xanh; người tham gia công tác phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 3 Quyết định 34/2020/QĐ-UBND về quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật duy trì công viên, cây xanh và chăn nuôi động vật trưng bày trên địa bàn thành phố Hà Nội