Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3136/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 9 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CÁC ĐIỂM DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 3327/QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương Quy hoạch các điểm du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Xét đề nghị của Sở Công thương tại Tờ trình số 1008/TTr-SCT ngày 06 tháng 9 năm 2014 về việc phê duyệt Quy hoạch các điểm du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch các điểm du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển các điểm du lịch làng nghề kết hợp hài hòa nhiều quy mô, nhiều loại hình tổ chức và hình thức sở hữu.

- Phát triển du lịch làng nghề gắn với hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển những di sản văn hóa truyền thống của địa phương.

- Ưu tiên phát triển và xây dựng hình ảnh của làng nghề, của sản phẩm làng nghề gắn liền với bản sắc văn hóa của xứ Thanh trong mối quan hệ bền vững với phát triển du lịch.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát

- Xây dựng, hình thành các khu, điểm du lịch làng nghề; từng bước khai thác các sản phẩm đặc trưng của du lịch làng nghề nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của tỉnh; kết hợp quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử gắn với các thương hiệu, sản phẩm truyền thống của địa phương, đưa du lịch làng nghề trở thành điểm nhấn, là sản phẩm du lịch đặc sắc của du lịch tỉnh Thanh Hóa.

- Phát triển du lịch làng nghề nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người lao động vùng nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới của các địa phương và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

b) Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2020, toàn tỉnh có 15 làng nghề trở thành điểm du lịch; thu hút 57.000 lượt khách du lịch quốc tế, chiếm khoảng 20 - 25% tổng lượt khách du lịch quốc tế và 1,3 - 1,5 triệu lượt khách nội địa, chiếm khoảng 15 - 17% tổng số khách du lịch nội địa. Tổng số cơ sở sản xuất của 15 làng nghề là 3.274 cơ sở, trong đó có từ 65 - 70 là doanh nghiệp, hợp tác xã; tạo việc làm cho 12.400 lao động; Tổng doanh thu đạt 670 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt trên 5 triệu USD.

Toàn tỉnh có 04 Khu trưng bày - Giới thiệu sản phẩm các làng nghề, trong đó 02 Khu trưng bày tại thành phố Thanh Hóa và 02 Khu trưng bày tại thị xã Sầm Sơn.

3. Nội dung quy hoạch

3.1. Quy hoạch các làng nghề thành điểm du lịch

a) Lựa chọn 15 làng nghề để đầu tư phát triển trở thành điểm du lịch làng nghề trong năm 2015, từng bước hoàn chỉnh các làng nghề du lịch giai đoạn 2016 - 2020, gồm:

1 - Làng nghề Bánh gai Tứ Trụ - xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân.

2 - Làng nghề Sản xuất chiếu cói Cụm công nghiệp liên xã - thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn.

3 - Làng nghề Đúc đồng - xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa.

4 - Làng nghề Dệt thổ cẩm - xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy.

5 - Làng nghề Nước mắm Ba Làng - xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia.

6 - Làng nghề Nem chua - thị trấn Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa.

7 - Làng nghề Đá mỹ nghệ - xã Đông Hưng, thành phố Thanh Hóa.

8 - Cơ sở Tranh thêu Thanh Xuân - phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa.

9 - Làng nghề Dệt nhiễu Hồng Đô - xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa.

10- Làng nghề Nón lá thủ công - xã Trường Giang, huyện Nông Cống.

11- Làng nghề đồ lưu niệm từ sản phẩm biển (vỏ trai, vỏ sò, ốc...) - phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn.

12- Làng nghề Mộc - xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa.

13- Làng nghề hàng Thủ công mỹ nghệ (mây tre đan) - xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa.

14- Làng nghề nấu rượu Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc.

15- Làng nghề Chè lam Phủ Quảng - huyện Vĩnh Lộc.

b) Quy hoạch xây dựng 04 Khu trưng bày - Giới thiệu sản phẩm các làng nghề, cụ thể:

- Đến năm 2015, hình thành 02 Khu trưng bày:

+ Khu trưng bày - giới thiệu sản phẩm các làng nghề tỉnh Thanh Hóa tại Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo tỉnh.

+ Khu trưng bày - giới thiệu sản phẩm các làng nghề tỉnh Thanh Hóa tại Công viên Trung tâm thị xã Sầm Sơn, đường Nguyễn Du, phường Bắc Sơn, thị xã Sầm Sơn.

- Giai đoạn 2016 - 2020, đầu tư hình thành thêm 02 Khu trưng bày:

+ Khu trưng bày - giới thiệu sản phẩm các làng nghề tỉnh Thanh Hóa tại Khu Du lịch sinh thái Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa.

+ Khu trưng bày - giới thiệu sản phẩm các làng nghề tỉnh Thanh Hóa tại Khu nghỉ dưỡng quốc tế FLC Samson Golf Links.

3.2. Định hướng gắn kết các điểm du lịch làng nghề với các tuyến du lịch của tỉnh

- Tuyến du lịch 1: Đền Nhà Lê - Nhà tưởng niệm Hồ Chủ Tịch - Đền thờ các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ - Thiền viện Trúc Lâm - Động Tiên Sơn - Hồ Kim Quy (Khu Du lịch - Văn hóa Hàm Rồng) - Đồi C4, đồi Quyết Thắng.

Các điểm du lịch làng nghề gắn tuyến du lịch này, gồm có: Khu trưng bày - Giới thiệu sản phẩm làng nghề của tỉnh tại thành phố Thanh Hóa; Cơ sở Thêu Thanh Xuân; Cụm nghề làm nem chua thị trấn Tào Xuyên; Làng nghề đá Đông Hưng (tại thành phố Thanh Hóa).

- Tuyến du lịch 2: Đền Độc Cước - Hòn Trống Mái - Chùa Cô Tiên - làng chài Vinh Sơn - làng cá Quảng Tiến - biển Sầm Sơn.

Các điểm du lịch làng nghề gắn tuyến du lịch này, gồm có: Khu trưng bày - Giới thiệu sản phẩm làng nghề tại thị xã Sầm Sơn; Làng nghề Sản xuất đồ lưu niệm từ sản phẩm biển (vỏ trai, vỏ sò, ốc...) - phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn.

- Tuyến du lịch 3: Khu di tích Lam Kinh - Suối cá Cẩm Lương - Thành nhà Hồ - Đền Đồng cổ - Làng nghề đúc đồng Thiệu Trung, tơ Hồng Đô.

Các điểm du lịch làng nghề gắn tuyến du lịch này, gồm có: Làng nghề bánh gai Tứ Trụ (huyện Thọ Xuân), Làng nghề dệt thổ cẩm Cẩm Lương (huyện Cẩm Thủy), Làng nghề Chè lam Phủ Quảng (huyện Vĩnh Lộc), Làng nghề đúc đồng xã Thiệu Trung (huyện Thiệu Hóa), Làng nghề dệt nhiễu Hồng Đô (huyện Thiệu Hóa).

- Tuyến du lịch 4: Hang Lò cao kháng chiến Hải Vân - Vườn Quốc gia Bến En. Điểm du lịch làng nghề gắn tuyến du lịch: Làng nghề sản xuất nón lá (xã Trường Giang, huyện Nông Cống).

- Tuyến du lịch 5: Chùa Mèo - thác Ma Hao - làng Năng Cát.

Các điểm du lịch làng nghề gắn tuyến du lịch này, gồm có: Làng nghề bánh gai Tứ Trụ (huyện Thọ Xuân); Làng nghề đá Đông Hưng (thành phố Thanh Hoá).

- Tuyến du lịch 6: Bán đảo Nghi Sơn - động Trường Lâm - cụm thắng tích làng nghề Ba Làng. Điểm du lịch làng nghề gắn tuyến du lịch: Làng nghề sản xuất nước mắm Ba Làng (huyện Tĩnh Gia).

- Tuyến du lịch 7: Biển Hải Tiến - Lạch Trường - Hòn Nẹ.

Các điểm du lịch làng nghề gắn tuyến du lịch này, gồm có: Làng nghề mộc (xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa), Làng nghề hàng thủ công mỹ nghệ xã Hoằng Thịnh (huyện Hoằng Hóa), Cụm nghề sản xuất chiếu cói thị trấn Nga Sơn (huyện Nga Sơn), Làng nghề nấu rượu Cầu Lộc (huyện Hậu Lộc).

- Tuyến du lịch 8: Du lịch Sông Mã từ Cảng Hới - ngã ba Bông.

Các điểm du lịch làng nghề gắn tuyến du lịch này, gồm có: Khu trưng bày - Giới thiệu sản phẩm làng nghề của tỉnh tại thành phố Thanh Hóa, Cơ sở Thêu Thanh Xuân (thành phố Thanh Hoá); Cụm nghề làm nem chua thị trấn Tào Xuyên (thành phố Thanh Hóa); làng nghề đá Đông Hưng (thành phố Thanh Hóa).

- Tuyến du lịch 9: Biển Hải Hòa - Đảo Mê - Nghi Sơn. Điểm du lịch làng nghề gắn tuyến du lịch: Làng nghề sản xuất nước mắm Ba Làng (huyện Tĩnh Gia).

- Tuyến du lịch 10: Đền Cửa Đặt - Phủ Na - Am Tiêm - làng nghề đá mỹ nghệ Nhồi. Điểm du lịch làng nghề gắn tuyến du lịch: Làng nghề đá Đông Hưng.

- Tuyến du lịch 11: Đền Bà Triệu - Đền Sòng - Đền Chín Giếng - đèo Ba Dội - động Từ Thức - chợ Hói Đào - làng nghề dệt chiếu Nga Sơn.

.Các điểm du lịch làng nghề gắn tuyến du lịch: Khu trưng bày - Giới thiệu sản phẩm làng nghề tại thành phố Thanh Hóa, Làng nghề mộc xã (huyện Hoằng Hóa), Làng nghề hàng thủ công mỹ nghệ xã Hoằng Thịnh (huyện Hoằng Hóa), Cụm nghề sản xuất chiếu cói thị trấn Nga Sơn (huyện Nga Sơn), Làng nghề nấu rượu Cầu Lộc (huyện Hậu Lộc).

4. Danh mục các dự án đầu tư

4.1. Các hạng mục đầu tư: Gồm xây dựng khu đón tiếp khách, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, xây dựng khu sản xuất tập trung; cải tạo, sắp xếp sản xuất của các cơ sở làm nghề. Trong đó:

- Giai đoạn đến 2015: Tập trung lập các dự án đầu tư: Khu trưng bày, cải tạo hệ thống điện, hệ thống thoát nước, xử lý môi trường… tại các làng nghề du lịch; đào tạo nghề, đào tạo năng lực quản trị doanh nghiệp, kỹ năng phục vụ du lịch; xúc tiến thương mại; thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp; đào tạo năng lực quản trị doanh nghiệp, kỹ năng phục vụ du lịch.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Đầu tư xây dựng các công trình đã lập dự án, tiếp tục công tác đào tạo, xúc tiến, trình diễn kỹ thuật.

4.2. Tổng nhu cầu vốn đầu tư, thực hiện quy hoạch

- Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện quy hoạch là 201 tỷ đồng; trong đó:

+ Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 44,8 tỷ đồng (chiếm 22,3%);

+ Nguồn vốn xã hội hóa 156,2 tỷ đồng (chiếm 77,7%).

- Phân kỳ đầu tư:

+ Đến năm 2015: 38,2 tỷ đồng, gồm: ngân sách Nhà nước hỗ trợ 25,3 tỷ đồng, nguồn vốn xã hội hóa 12,9 tỷ đồng.

+ Giai đoạn 2016 - 2020: 162,8 tỷ đồng, gồm: ngân sách Nhà nước hỗ trợ 19,5 tỷ đồng, nguồn vốn xã hội hóa 145,8 tỷ đồng.

(Có Phụ lục chi tiết kèm theo)

5. Các giải pháp thực hiện Quy hoạch

5.1. Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch làng nghề

- Tổ chức công bố công khai thông tin về Quy hoạch nhằm huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện Quy hoạch.

- Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch làng nghề gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch giao thông, quy hoạch vùng nguyên liệu, quy hoạch thương mại, dịch vụ… của tỉnh và huyện.

5.2. Giải pháp về nguồn lực đầu vào

a) Về đào tạo nguồn nhân lực

- Xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên theo hướng kết hợp thợ nghề kiêm hướng dẫn viên du lịch; Xây dựng giáo trình và tổ chức các lớp truyền nghề, đào tạo nghề, nhân cấy nghề, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động, nâng cao trình độ quản lý cho chủ cơ sở sản xuất; khuyến khích, hỗ trợ các nghệ nhân tham gia chương trình truyền nghề, đào tạo nghề.

- Hình thành đội ngũ quản lý và điều hành hoạt động du lịch tại làng nghề; huy động cộng đồng dân cư tại làng nghề tham gia vào quá trình hoạt động du lịch. Trong đó, ưu tiên vinh danh những nghệ nhân và khuyến khích những nghệ nhân này trực tiếp hướng dẫn khách du lịch sản xuất sản phẩm.

b) Về vốn đầu tư

- Ngân sách nhà nước tập trung hỗ trợ kinh phí lập các dự án đầu tư, đào tạo nghề, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu… theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 22/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn; Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 về Khuyến công.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư thực hiện các dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch; thực hiện lồng ghép với các chương trình, dự án khác để đầu tư phát triển du lịch làng nghề. Triển khai rộng rãi các hình thức tín dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các làng nghề; tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ một phần lãi suất vốn vay đối với các doanh nghiệp, hộ dân, cá nhân đầu tư sản xuất tại các làng nghề gắn với du lịch.

- Tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch làng nghề.

c) Về khoa học công nghệ

- Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật và ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm làng nghề; khuyến khích, hỗ trợ Làng nghề xây dựng và áp dụng quản lý sản phẩm theo ISO, tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế (HACCP).

d) Về nguyên liệu: Quy hoạch và xây dựng vùng nguyên liệu cho nghề thủ công mỹ nghệ cói, mây tre đan; có kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn nguyên liệu khai thác từ cây trồng tự nhiên như giang, cói; tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề tiếp nhận sản phẩm thô, nguyên liệu thu gom của từ các địa phương khác như gỗ, song mây, gạo, lá nón…

e) Về đất đai: Các địa phương bổ sung quy hoạch sử dụng đất, bố trí đủ đất cho nhu cầu phát triển làng nghề, Áp dụng các chính sách ưu đãi về đất đai, hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật, chính sách ưu đãi về thuế, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật cho các tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong làng nghề du lịch.

5.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất

- Phát triển sản xuất hộ gia đình trở thành các cơ sở vệ tinh, gia công cho các doanh nghiệp; khuyến khích các hộ sản xuất chuyển đổi thành các loại hình doanh nghiệp.

- Khuyến khích thành lập các hợp tác xã ở các làng nghề thực hiện các dịch vụ cung ứng đầu vào và đầu ra của sản xuất, dịch vụ du lịch.

- Hình thành các doanh nghiệp có vai trò là nhân lõi, điểm tựa, đi đầu trong tìm kiếm thị trường, đổi mới công nghệ, đa dạng mẫu mã sản phẩm, thực hiện phân công hợp tác, chuyên môn hóa trong sản xuất, từ đó kích thích, phát triển mở rộng sản xuất cho cả khu vực (làng, xã…).

- Khuyến khích thành lập các hội, hiệp hội tại các làng nghề.

5.4. Giải pháp mở rộng tiêu thụ sản phẩm

- Tăng cường công tác xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm du lịch làng nghề, thông qua các hình thức: phát hành tài liệu quảng bá, thông tin trên các phương tiện thông tin, trên các sàn giao dịch điện tử, Website các sở, ngành…

- Đẩy mạnh hỗ trợ du lịch làng nghề qua các chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh, chương trình khuyến công: Hỗ trợ các làng nghề tham gia các hội chợ triển lãm, hội chợ du lịch trong nước và quốc tế; hỗ trợ xây dựng hệ thống thông tin giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề; xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ, đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm; đa dạng hóa kênh tiêu thụ sản phẩm…

- Ðẩy mạnh việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm làng nghề ở các trung tâm đô thị, khu du lịch nơi tập trung nhiều du khách.

5.5. Giải pháp về bảo vệ môi trường làng nghề

- Tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường.

- Thực hiện lồng ghép chương trình bảo vệ môi trường làng nghề vào các chương trình, đề án, quy hoạch như: chương trình xây dựng nông thôn mới; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình về giảm nghèo bền vững để hỗ trợ xây dựng, cải tạo hệ thống tiêu thoát nước, các điểm thu gom, xử lý chất thải của các làng nghề…

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình tuân thủ các quy định của pháp luật và xử lý vi phạm về bảo vệ môi tại làng nghề theo Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề. Thực hiện đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật đối với các dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề.

- Khuyến khích, hỗ trợ kinh phí cho các làng nghề thực hiện công tác bảo vệ môi trường, khắc phục, xử lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.

5.6. Giải pháp trong quản lý nhà nước

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các cấp, các địa phương trong tổ chức thực hiện Quy hoạch, đảm bảo không chồng chéo trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh các làng nghề du lịch...

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Công thương

- Tổ chức công bố, phổ biến rộng rãi nội dung của Quy hoạch.

- Chủ trì đề xuất xây dựng chương trình, kế hoạch, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển các làng nghề theo Quy hoạch.

- Thực hiện các chương trình khuyến công để hỗ trợ đào tạo nghề, trình diễn kỹ thuật; tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và khởi sự doanh nghiệp cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề.

- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện việc in tờ rơi tuyên truyền, giới thiệu các điểm du lịch làng nghề của tỉnh; cung cấp thông tin du lịch làng nghề trên website của Sở, của tỉnh và các sở, ngành, địa phương có liên quan.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Xây dựng kế hoạch khai thác hiệu quả các điểm du lịch làng nghề được quy hoạch theo tuyến, tour.

- Phối hợp với các địa phương phục hồi, tôn tạo, tu bổ, nâng cấp các di tích lịch sử, các công trình văn hóa có giá trị của làng nghề kết hợp với du lịch.

- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ du lịch cho người dân làng nghề, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì cân đối nguồn vốn và phân bổ vốn cho các dự án phát triển làng nghề kết hợp du lịch.

4. Sở Tài chính: Tham mưu việc khai thác huy động vốn từ nguồn Ngân sách các cấp hỗ trợ và nguồn vốn từ xã hội hóa để phát triển du lịch làng nghề. Chủ trì hướng dẫn cơ chế tài chính đối với những chính sách hỗ trợ phát triển du lịch làng nghề.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì đề xuất chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các làng nghề và du lịch làng nghề. Xây dựng và thực hiện các kế hoạch, đề án đào tạo nghề cho lao động tại làng nghề du lịch.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì thực hiện việc bảo vệ, xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề. Đề xuất các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, làng nghề về đất đai, mặt bằng sản xuất.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp lồng ghép nội dung phát triển du lịch làng nghề với việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Chủ trì công tác tham mưu công nhận các nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống.

8. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh về cơ chế chính sách hỗ trợ về khoa học, công nghệ cho các làng nghề du lịch (các đề tài, đề án KHCN, xây dựng thương hiệu, ứng dụng công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, vật liệu mới trong sản xuất,…).

9. Sở Giao thông Vận tải: Chủ trì tham mưu UBND tỉnh đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, cải tạo, xây dựng các tuyến giao thông khu vực du lịch làng nghề.

10. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch: Chủ trì tham mưu thực hiện công tác xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch cho các làng nghề.

11. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Báo Thanh Hóa: Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các điểm du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh.

12. Ủy ban nhân dân các cấp:

- Thực hiện công tác quản lý nhà nước về Quy hoạch trên địa bàn.

- Phối hợp với Sở Công thương và các sở, ngành xây dựng Dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch, trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện.

- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất dành riêng cho làng nghề để đề xuất, bổ sung vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phương, sớm cắm mốc giới để triển khai xây dựng các khu chức năng phục vụ du lịch làng nghề.

- Lồng ghép việc triển khai thực hiện Quy hoạch với Chương trình xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, tự giác thực hiện tốt các nội dung của quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động, Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Giao thông Vận tải; Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các ngành và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Hồi

 


PHỤ LỤC 1

TỔNG HỢP DỮ LIỆU 15 LÀNG NGHỀ QUY HOẠCH
(Kèm theo Quyết định số: 3136/QĐ-UBND ngày 25/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh)

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Hiện trạng

 

Dự báo

2009

2010

2011

2012

2013

2015

2020

 

Tổng cộng:

1

Tổng số cơ sở làm nghề

Cơ sở

2.933

2.951

2.952

2.970

2.978

3.102

3.269

2

 + Pháp nhân (Có con dấu, tài khoản giao dịch: DN, HTX,...)

 

43

46

45

45

45

47

62

3

 + Thể nhân (hộ kinh doanh cá thể)

Hộ

2.890

2.905

2.907

2.925

2.933

3.055

3.206

4

Số lao động làm nghề

Người

10.013

10.087

10.136

10.210

10.259

10.914

12.330

5

Tổng doanh thu

Tr.đồng

385.120

393.700

471.100

473.197

545.565

499.295

608.495

6

Giá trị xuất khẩu của làng nghề

USD

385.120

393.700

2.500.000

2.730.000

200.000

3.000.000

5.050.000

I

Làng nghề sản xuất bánh gai Tứ Trụ - Thọ Diên, Thọ Xuân

1

Tổng số cơ sở làm nghề

Cơ sở

82

85

87

87

87

90

101

 

 + Pháp nhân (Có con dấu, tài khoản giao dịch: DN, HTX,...)

 

 -

 -

 -

 -

 -

 -

1

 

 + Thể nhân (hộ kinh doanh cá thể)

Hộ

82

85

87

87

87

90

100

2

Số lao động làm nghề

Người

650

665

672

696

710

720

800

3

Sản lượng tiêu thụ hàng năm

tỷ cái

2

2

3

3

3

3

3

4

Tổng doanh thu

Triệu đồng

11.700

12.200

12.500

13.000

13.200

14.500

20.000

5

Giá trị xuất khẩu của làng nghề

USD

 

 

 

 

 

 

 

6

Thu nhập bình quân hộ làm nghề

Triệu đồng

395

410

425

432

435

450

500

7

Thu nhập bình quân lao động làm nghề

Ngàn đồng

45.500

47.500

48.000

54.000

55.000

60.000

65.000

II

Làng nghề sản xuất chiếu cói tại CCN liên xã - thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn

1

Tổng số cơ sở làm nghề

Cơ sở

5

5

5

5

5

5

5

 

 + Pháp nhân (Có con dấu, tài khoản giao dịch: DN, HTX,...)

 

5

5

5

5

5

5

5

 

 + Thể nhân (hộ kinh doanh cá thể)

Hộ

-

-

-

 -

-

-

 -

2

Số lao động làm nghề

Người

220

230

250

250

243

300

500

3

Sản lượng tiêu thụ hàng năm

 

-

-

-

 -

-

-

 -

4

Tổng doanh thu

Triệu đồng

-

-

71.000

71.036

72.500

75.000

75.000

5

Giá trị xuất khẩu của làng nghề

USD

-

-

2.500.000

2.730.000

200.000

3.000.000

5.000.000

6

Thu nhập bình quân hộ làm nghề

Triệu đồng

-

-

-

 -

-

-

 -

7

Thu nhập bình quân lao động làm nghề

Ngàn đồng

-

-

25.000

27.000

27.000

30.000

45.000

8

Tổng vốn lưu động

Triệu đồng

-

-

38.500

39.054

35.000

40.000

45.000

III

Làng nghề đúc đồng - xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa

1

Tổng số cơ sở làm nghề

Cơ sở

22

22

24

24

24

24

30

 

 + Pháp nhân (Có con dấu, tài khoản giao dịch: DN, HTX,...)

 

2

2

2

2

2

2

2

 

 + Thể nhân (hộ kinh doanh cá thể)

Hộ

20

20

22

22

22

22

28

2

Số lao động làm nghề

Người

350

385

445

450

437

500

600

3

Sản lượng tiêu thụ hàng năm

Chiếc

-

-

-

60.000

60.000

-

 -

4

Tổng doanh thu

Triệu đồng

21.000

22.000

24.000

24.500

25.000

28.000

35.000

5

Giá trị xuất khẩu của làng nghề

USD

-

-

-

 -

-

-

 -

6

Thu nhập bình quân hộ làm nghề

Triệu đồng

290

310

345

350

355

400

500

7

Thu nhập bình quân lao động làm nghề

Ngàn đồng

42.000

44.500

47.000

48.000

48.000

54.000

62.000

8

Tổng vốn lưu động

Triệu đồng

-

-

-

10.000

10.000

-

 -

IV

Làng nghề dệt thổ cẩm - xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy

1

Tổng số cơ sở làm nghề

Cơ sở

20

28

36

42

42

55

72

 

 + Pháp nhân (Có con dấu, tài khoản giao dịch: DN, HTX,...)

 

-

-

 -

 -

-

 -

 -

 

 + Thể nhân (hộ kinh doanh cá thể)

Hộ

20

28

36

42

42

55

72

2

Số lao động làm nghề

Người

40

56

72

84

84

110

180

3

Sản lượng tiêu thụ hàng năm

Chiếc

-

-

 -

 -

-

 -

 -

4

Tổng doanh thu

Triệu đồng

7.200

10.800

12.960

15.120

18440

19.800

25.920

5

Giá trị xuất khẩu của làng nghề

USD

-

-

 -

 -

-

 -

 -

6

Thu nhập bình quân hộ làm nghề

Triệu đồng

360

365

370

376

380

420

600

7

Thu nhập bình quân lao động làm nghề

Ngàn đồng

27.000

30.000

38.000

40.000

45700

50.000

70.000

8

Tổng vốn lưu động

Triệu đồng

200

560

720

840

845

1.140

1.180

V

Làng nghề sản xuất nước mắm Ba Làng - Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia

1

Tổng số cơ sở làm nghề

Cơ sở

276

272

265

265

265

265

260

 

 + Pháp nhân (Có con dấu, tài khoản giao dịch: DN, HTX,...)

 

7

8

8

8

8

8

10

 

 + Thể nhân (hộ kinh doanh cá thể)

Hộ

269

264

257

257

257

257

250

2

Số lao động làm nghề

Người

1.483

1.435

1.410

1.400

1421

1.450

1.600

3

Sản lượng tiêu thụ hàng năm

tấn

11.300

11.500

10.000

10.000

10500

12.000

15.000

4

Tổng doanh thu

Triệu đồng

53.000

53.000

56.000

55.000

56200

60.000

75.000

5

Giá trị xuất khẩu của làng nghề

USD

-

-

-

-

-

 -

 -

6

Thu nhập bình quân hộ làm nghề

Triệu đồng

192

195

210

200

207

230

300

7

Thu nhập bình quân lao động làm nghề

Ngàn đồng

46.800

47.400

49800 ~51600

49.200

49000

50400 ~51600

60.000

8

Tổng vốn lưu động

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

VI

Làng nghề sản xuất nem chua - thị trấn Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa

1

Tổng số cơ sở làm nghề

Cơ sở

45

42

40

40

40

40

50

 

 + Pháp nhân (Có con dấu, tài khoản giao dịch: DN, HTX,...)

 

-

-

 -

 -

 -

 -

1

 

 + Thể nhân (hộ kinh doanh cá thể)

Hộ

45

42

40

40

40

40

49

2

Số lao động làm nghề

Người

280

315

320

300

300

350

400

3

Sản lượng tiêu thụ hàng năm

Triệu cái

26

26

28

29

30

30

40

4

Tổng doanh thu

Triệu đồng

3.900

4.400

4.200

4.500

4700

5.000

10.000

5

Giá trị xuất khẩu của làng nghề

USD

-

-

 -

 -

 -

 -

 -

6

Thu nhập bình quân hộ làm nghề

Triệu đồng

108

112

115

110

111

120

150

7

Thu nhập bình quân lao động làm nghề

Ngàn đồng

22.000

26.000

24.000

28.000

3000

30.000

42.000

8

Tổng vốn lưu động

Triệu đồng

-

-

-

530

550

700

 -

VII

Làng nghề sản xuất đá mỹ nghệ - Đông Hưng, thành phố Thanh Hóa

1

Tổng số cơ sở làm nghề

Cơ sở

63

65

60

60

60

60

60

 

 + Pháp nhân (Có con dấu, tài khoản giao dịch: DN, HTX,...)

 

18

20

20

20

20

22

25

 

 + Thể nhân (hộ kinh doanh cá thể)

Hộ

45

45

40

40

40

38

35

2

Số lao động làm nghề

Người

320

315

295

300

305

320

350

3

Sản lượng tiêu thụ hàng năm

tấn

-

-

 -

 -

-

 -

 -

4

Tổng doanh thu

Triệu đồng

120000

122000

121000

120000

120000

120.000

150.000

5

Giá trị xuất khẩu của làng nghề

USD

-

-

 -

 -

-

 -

 -

6

Thu nhập bình quân hộ làm nghề

Triệu đồng

50

52

52

50

48,5

55

80

7

Thu nhập bình quân lao động làm nghề

Ngàn đồng

26.500

33.000

30.000

32.000

31000

36.000

54.000

8

Tổng vốn lưu động

Triệu đồng

31.000

35.000

33.000

30.000

30000

-

 -

VIII

Cơ sở sản xuất tranh thêu Thanh Xuân – thành phố Thanh Hóa

1

Tổng số cơ sở làm nghề

Cơ sở

1

1

1

1

1

1

1

 

 + Pháp nhân (Có con dấu, tài khoản giao dịch: DN, HTX,...)

 

1

1

1

1

1

1

1

 

 + Thể nhân (hộ kinh doanh cá thể)

Hộ

-

-

 -

 -

 -

 -

 -

2

Số lao động làm nghề

Người

320

315

295

300

307

320

350

3

Sản lượng tiêu thụ hàng năm

SP

1.000

1.000

1.000

1.100

1050

1.800

2.500

4

Tổng doanh thu

Triệu đồng

1.650

1.700

1.750

1.800

1850

2.000

3.000

5

Giá trị xuất khẩu của làng nghề

USD

-

-

 -

 -

 -

 -

 -

6

Thu nhập bình quân hộ làm nghề

Triệu đồng

-

-

 -

 -

 -

 -

 -

7

Thu nhập bình quân lao động làm nghề

Ngàn đồng

1.500

1.500

1.650

1.850

1850

2.250

4.000

8

Tổng vốn lưu động

Triệu đồng

-

-

 -

 -

 -

 -

 -

IX

Làng dệt Nhiễu Hồng Đô - Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa

1

Tổng số cơ sở làm nghề

Cơ sở

200

200

202

206

206

220

249

 

 + Pháp nhân (Có con dấu, tài khoản giao dịch: DN, HTX,...)

 

1

1

1

1

1

1

1

 

 + Thể nhân (hộ kinh doanh cá thể)

Hộ

199

199

201

205

205

219

248

2

Số lao động làm nghề

Người

665

665

680

700

685

800

1.000

3

Sản lượng tiêu thụ hàng năm

m vải

32.000

32.000

35.000

36.000

36000

40.000

60.000

4

Tổng doanh thu

Triệu đồng

6.800

6.800

7.000

7.200

71000

7.500

10.000

5

Giá trị xuất khẩu của làng nghề

USD

-

-

-

 -

 -

-

50.000

6

Thu nhập bình quân hộ làm nghề

Triệu đồng

25

25

27

27

27

28

36

7

Thu nhập bình quân lao động làm nghề

Ngàn đồng

10.000

10.000

10.500

11.000

11000

12.000

24.000

8

Tổng vốn lưu động

Triệu đồng

-

-

-

-

-

-

 -

X

Làng nghề sản xuất nón lá Trường Giang, huyện Nông Cống

1

Tổng số cơ sở làm nghề

Cơ sở

890

905

917

925

930

1.000

1.000

 

 + Pháp nhân (Có con dấu, tài khoản giao dịch: DN, HTX,...)

 

 -

 -

 -

 -

 -

 -

 -

 

 + Thể nhân (hộ kinh doanh cá thể)

Hộ

890

905

917

925

930

1.000

1.000

2

Số lao động làm nghề

Người

1.780

1.810

1.834

1.850

1862

2.000

2.000

3

Sản lượng tiêu thụ hàng năm

triệu chiếc

1,6

1,47

1,49

1,5

1,55

1,6

1,8

4

Tổng doanh thu

Triệu đồng

45.500

45.000

45.000

45.000

45.000

45.100

63.000

5

Giá trị xuất khẩu của làng nghề

USD

-

-

 -

 -

 -

 -

 -

6

Thu nhập bình quân hộ làm nghề

Triệu đồng

22

23

26

27

28

32

40

7

Thu nhập bình quân lao động làm nghề

Ngàn đồng

12.000

13.200

15.000

15.600

16000

19.200

25.000

8

Tổng vốn lưu động

Triệu đồng

-

-

 -

 -

 -

 -

 -

XI

Làng nghề sản xuất đồ lưu niệm từ hải sản - phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn

1

Tổng số cơ sở làm nghề

Cơ sở

4

4

4

4

5

10

20

 

 + Pháp nhân (Có con dấu, tài khoản giao dịch: DN, HTX,...)

 

1

1

1

1

1

1

1

 

 + Thể nhân (hộ kinh doanh cá thể)

Hộ

3

3

3

3

4

9

19

2

Số lao động làm nghề

Người

25

28

32

35

42

50

200

3

Sản lượng tiêu thụ hàng năm

 

0

 

 

 

 

 

 

4

Tổng doanh thu

Triệu đồng

1.400

1.500

1.700

1.800

2000

2.000

3.000

5

Giá trị xuất khẩu của làng nghề

USD

-

-

-

 -

-

-

 -

6

Thu nhập bình quân hộ làm nghề

Triệu đồng

100

130

135

160

1700

180

250

7

Thu nhập bình quân lao động làm nghề

ngàn đồng

1.900

2.100

2.750

2.750

2800

3.500

4.000

8

Tổng vốn lưu động

Triệu đồng

-

-

-

 -

-

-

 -

XII

Làng nghề mộc - xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa

1

Tổng số cơ sở làm nghề

Cơ sở

175

172

170

170

170

170

200

 

 + Pháp nhân (Có con dấu, tài khoản giao dịch: DN, HTX,...)

 

3

3

2

2

2

2

5

 

 + Thể nhân (hộ kinh doanh cá thể)

Hộ

172

169

168

168

168

168

195

2

Số lao động làm nghề

Người

810

780

750

750

763

800

900

3

Sản lượng tiêu thụ hàng năm

 

-

-

-

-

 -

-

-

4

Tổng doanh thu

Triệu đồng

65.700

66.250

65.000

65.135

65270

68.000

75.000

5

Giá trị xuất khẩu của làng nghề

USD

-

-

-

 -

 -

-

 -

6

Thu nhập bình quân hộ làm nghề

Triệu đồng

75

80

71

70

71,5

75

100

7

Thu nhập bình quân lao động làm nghề

ngàn đồng

42.000

42.500

44.000

45.000

45000

48.000

60.000

8

Tổng vốn lưu động

Triệu đồng

-

-

-

50.000

50000

50.000

-

XIII

Làng nghề mây tre đan - xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa

1

Tổng số cơ sở làm nghề

Cơ sở

623

623

614

614

616

640

708

 

 + Pháp nhân (Có con dấu, tài khoản giao dịch: DN, HTX,...)

 

4

4

4

4

4

4

8

 

 + Thể nhân (hộ kinh doanh cá thể)

Hộ

619

619

610

610

612

636

700

2

Số lao động làm nghề

Người

2.532

2.550

2.543

2.557

2562

2.600

2.750

3

Sản lượng tiêu thụ hàng năm

triệu sp

-

-

-

 -

-

-

 -

4

Tổng doanh thu

Triệu đồng

46.500

47.200

48.000

48.000

48500

50.000

60.000

5

Giá trị xuất khẩu của làng nghề

USD

-

-

-

 -

-

-

 -

6

Thu nhập bình quân hộ làm nghề

Triệu đồng

46

46

48

48

47,5

55

60

7

Thu nhập bình quân lao động làm nghề

ngàn đồng

1.825

1.850

1.925

2.000

1900

2.350

3.150

8

Tổng vốn lưu động

Triệu đồng

47.000

48.500

48.000

50.000

50000

50.500

 -

XIV

Làng nghề nấu rượu - xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc

1

Tổng số cơ sở làm nghề

Cơ sở

521

521

521

521

521

516

502

 

 + Pháp nhân (Có con dấu, tài khoản giao dịch: DN, HTX,...)

 

1

1

1

1

1

1

1

 

 + Thể nhân (hộ kinh doanh cá thể)

Hộ

520

520

520

520

520

515

500

2

Số lao động làm nghề

Người

520

520

520

520

520

572

670

3

Sản lượng tiêu thụ hàng năm

1000lit

100

100

100

100

100

120

150

4

GTSX/Tổng doanh thu

Triệu đồng

350

350

350

350

350

400

650

5

Giá trị xuất khẩu của làng nghề

USD

 -

 -

 -

 -

 -

 -

 -

6

Thu nhập bình quân hộ làm nghề

Triệu đồng

10

11

13

15

17

18

22

7

Thu nhập bình quân lao động làm nghề

Triệu đồng

10

11

13

15

17

18

22

8

Tổng vốn lưu động

Triệu đồng

 -

 -

 -

 -

 -

 -

 -

XV

Làng nghề Chè Lam Phủ Quảng - thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc

1

Tổng số cơ sở làm nghề

Cơ sở

6

6

6

6

6

6

11

 

 + Pháp nhân (Có con dấu, tài khoản giao dịch: DN, HTX,…)

 

 -

 -

 -

 -

 -

 -

1

 

 + Thể nhân (Hộ kinh doanh cá thể)

Hộ

6

6

6

6

6

6

10

2

Số lao động làm nghề

Người

18

18

18

18

18

22

30

3

Sản lượng tiêu thụ hàng năm

tỷ cái

21

25

32

36

43,5

57

65

4

GTSX/Tổng doanh thu

Triệu đồng

420

500

640

756

1555

1995

2925

5

Giá trị xuất khẩu của làng nghề

USD

 -

 -

 -

 -

 -

 -

 -

6

Thu nhập bình quân hộ làng nghề

Triệu đồng

35

41,67

53,33

63

129,6

16,3

243,8

7

Thu nhập bình quân lao động làm

Ngàn đồng

1,9

2,3

3

3,5

7,2

7,6

8,1

8

Tổng vốn lưu động

Triệu đồng

300

300

360

480

750

900

1500

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ LÀNG NGHỀ
(Kèm theo Quyết định số: 3136/QĐ-UBND ngày 25/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh)

ĐVT: Tr.đồng

TT

Nội dung thực hiện

Tổng vốn đầu tư đến 2020

Giai đoạn đến 2015

Giai đoạn 2016-2020

Tổng

Ngân sách

Xã hội hóa

Tổng

Ngân sách

Xã hội hóa

Tổng

Ngân sách

Xã hội hóa

1

2

3=4+5

4=7+10

5=8+11

6=7+8

7

8

9=10+11

10

11

 

Tổng cộng

201.000

44.800

156.200

38.200

25.300

12.900

162.800

19.500

145.800

A

Các làng nghề du lịch

161.000

33.800

127.200

31.200

22.300

8.900

129.800

11.500

120.800

I

Làng nghề bánh gai Tứ Trụ, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân

14.800

3.050

11.750

3.000

2.040

960

11.800

1.010

10.790

1

Đầu tư Khu trưng bày, giới thiệu làng nghề. Địa điểm giới thiệu: Mặt bằng đất tại làng Thịnh Mỹ giáp đường tỉnh lộ 516, diện tích khoảng 500 m2

7.500

800

6.700

1.200

500

700

6.300

300

6.000

 

Xây dựng khu đón tiếp khách, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh.

5.000

500

4.500

500

500

 

4.500

 

4.500

 

Xây dựng khu sản xuất tập trung; cải tạo, sắp xếp sản xuất của các cơ sở làm nghề, máy móc thiết bị

2.500

300

2.200

700

 

700

1.800

300

1.500

2

Đầu tư xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng làng nghề

5.300

900

4.400

900

900

 

4.400

 

4.400

 

Xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường.

2.000

300

1.700

300

300

 

1.700

 

1.700

 

Xây dựng, cải tạo hệ thống điện.

800

100

700

100

100

 

700

 

700

 

Tu bổ, tôn tạo các công trình văn hóa công cộng, cảnh quan, đường nội bộ...

2.500

500

2.000

500

500

 

2.000

 

2.000

3

Đào tạo nghề, truyền nghề; tập huấn công tác vệ sinh ATTP; trình diễn kỹ thuật

1.000

500

500

400

200

200

600

300

300

4

Xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, XD thương hiệu

500

350

150

200

140

60

300

210

90

5

Thành lập DN, HTX, đào tạo nâng cao năng lực quản lý SX KD; tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch cho các cơ sở làng nghề

500

500

 

300

300

 

200

200

 

II

Làng nghề SX Chiếu Cói, cụm CN liên xã thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn

13.000

2.850

10.150

2.500

1.940

560

10.500

910

9.590

1

Đầu tư Khu trưng bày, giới thiệu làng nghề. Địa điểm giới thiệu: CCN liên xã thị trấn Nga Sơn

5.000

500

4.500

500

500

 

4.500

 

4.500

 

Xây dựng khu đón tiếp khách, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh.

5.000

500

4.500

500

500

 

4.500

 

4.500

2

Đầu tư xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng làng nghề

5.000

500

4.500

500

500

 

4.500

 

4.500

 

Xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường.

5.000

500

4.500

500

500

 

4.500

 

4.500

3

 Trình diễn mô hình sản xuất, đào tạo nghề, truyền nghề, máy móc thiết bị

2.000

1.000

1.000

1.000

500

500

1.000

500

500

4

Xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, XD thương hiệu

500

350

150

200

140

60

300

210

90

5

Đào tạo nâng cao năng lực quản lý SX - KD; tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch cho các cơ sở làng nghề

500

500

 

300

300

 

200

200

 

III

Làng nghề Đúc đồng, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa.

9.300

2.350

6.950

2.700

1.740

960

6.600

610

5.990

1

Đầu tư Khu trưng bày, giới thiệu làng nghề. Địa điểm giới thiệu: Lồng ghép trong mặt bằng đất tại 02 doanh nghiệp sản xuất trong cụm nghề xã

5.000

600

4.400

1.000

600

400

4.000

 

4.000

 

Xây dựng khu đón tiếp khách, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh.

3.000

300

2.700

500

300

200

2.500

 

2.500

 

Cải tạo, sắp xếp sản xuất của các cơ sở làm nghề.

2.000

300

1.700

500

300

200

1.500

 

1.500

2

Đầu tư xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng làng nghề

2.300

400

1.900

600

400

200

1.700

 

1.700

 

Xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường.

800

100

700

200

100

100

600

 

600

 

Tu bổ, tôn tạo các công trình văn hóa công cộng, cảnh quan, đường nội bộ...

1.500

300

1.200

400

300

100

1.100

 

1.100

3

Trình diễn mô hình sản xuất, đào tạo nghề, truyền nghề

1.000

500

500

600

300

300

400

200

200

4

Xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, XD thương hiệu

500

350

150

200

140

60

300

210

90

5

Đào tạo nâng cao năng lực quản lý SXKD; tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch cho các cơ sở, hộ làng nghề

500

500

 

300

300

 

200

200

 

IV

Làng nghề Dệt thổ cẩm, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy

14.200

2.450

11.750

2.000

1.840

160

12.200

610

11.590

1

Đầu tư Khu trưng bày, giới thiệu làng nghề. Địa điểm giới thiệu: Khu dịch vụ và giới thiệu đặc sản, văn hóa truyền thống bản địa trong không gian KDL đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 KDL suối cá Cẩm Lương tại 2160/QĐUBND ngày 09/7/2014.

5.500

550

4.950

550

550

 

4.950

 

4.950

 

Nâng cấp, cải tạo khu đón tiếp khách, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh.

3.000

300

2.700

300

300

 

2.700

 

2.700

 

Xây dựng khu sản xuất tập trung; cải tạo, sắp xếp sản xuất của các cơ sở, hộ gia đình.

2.500

250

2.250

250

250

 

2.250

 

2.250

2

Đầu tư xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng làng nghề

7.300

850

6.450

850

850

 

6.450

 

6.450

 

Cải tạo, mở rộng đường giao thông vào làng nghề (1km)

2.000

250

1.750

250

250

 

1.750

 

1.750

 

Xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường.

3.000

300

2.700

300

300

 

2.700

 

2.700

 

Xây dựng, cải tạo hệ thống điện.

800

100

700

100

100

 

700

 

700

 

Tu bổ, tôn tạo các công trình văn hóa công cộng, cảnh quan, đường nội bộ...

1.500

200

1.300

200

200

 

1.300

 

1.300

3

Đào tạo nghề, truyền nghề

400

200

200

200

100

100

200

100

100

4

Xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm

500

350

150

200

140

60

300

210

90

5

Thành lập DN, HTX, đào tạo nâng cao năng lực QL SX - KD; tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch cho các hộ làm nghề

500

500

 

200

200

 

300

300

 

V

Làng nghề sản xuất Nước mắm Ba Làng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia

17.000

3.050

13.950

3.350

1.940

1.410

13.650

1.110

12.540

1

Đầu tư Khu trưng bày, giới thiệu làng nghề. Địa điểm giới thiệu: Nhà văn hóa thôn (làng) Quang Minh có diện tích đất khoảng 500m2

7.500

750

6.750

1.250

750

500

6.250

 

6.250

 

Xây dựng khu đón tiếp khách, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh.

5.000

500

4.500

800

500

300

4.200

 

4.200

 

Xây dựng khu sản xuất tập trung; cải tạo, sắp xếp sản xuất của các cơ sở, hộ gia đình.

2.500

250

2.250

450

250

200

2.050

 

2.050

2

Đầu tư xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng làng nghề

7.500

950

6.550

1.400

750

650

6.100

200

5.900

 

Cải tạo, mở rộng đường giao thông vào làng nghề 1,2 km

2.000

200

1.800

500

200

300

1.500

 

1.500

 

Xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường.

3.000

300

2.700

400

300

100

2.600

 

2.600

 

Xây dựng, cải tạo hệ thống điện.

1.000

100

900

200

100

100

800

 

800

 

Tu bổ, tôn tạo các công trình văn hóa công cộng, cảnh quan, đường nội bộ...

1.500

350

1.150

300

150

150

1.200

200

1.000

3

Đào tạo nghề, truyền nghề, tập huấn công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.

1.000

500

500

400

200

200

600

300

300

4

Xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, XD thương hiệu

500

350

150

200

140

60

300

210

90

5

Nâng cao năng lực quản lý SX KD; tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch

500

500

 

100

100

 

400

400

 

VI

Làng nghề SX Nem chua, thị trấn Tào Xuyên, TP Thanh Hóa.

11.000

2.050

8.950

2.500

1.290

1.210

8.500

760

7.740

1

Đầu tư Khu trưng bày, giới thiệu làng nghề. Địa điểm giới thiệu: Nhà văn hóa Khu phố Nghĩa Sơn

7.500

750

6.750

1.300

750

550

6.200

 

6.200

 

Xây dựng khu đón tiếp khách, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh.

5.000

500

4.500

800

500

300

4.200

 

4.200

 

Xây dựng khu sản xuất tập trung; cải tạo, sắp xếp sản xuất của các cơ sở, hộ gia đình.

2.500

250

2.250

500

250

250

2.000

 

2.000

2

Đầu tư xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng làng nghề

2.000

200

1.800

700

200

500

1.300

 

1.300

 

Xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường.

2.000

200

1.800

700

200

500

1.300

 

1.300

3

Đào tạo nghề, truyền nghề, tập huấn công tác vệ sinh ATTP

500

250

250

200

100

100

300

150

150

4

Xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, XD thương hiệu

500

350

150

200

140

60

300

210

90

5

Thành lập DN, HTX; đào tạo nâng cao năng lực quản lý SX KD; tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch

500

500

 

100

100

 

400

400

 

VII

Làng nghề SX Đá, xã Đông Hưng, TP. Thanh Hóa.

7.500

2.350

5.150

1.900

1.540

360

5.600

810

7.290

1

Đầu tư Khu trưng bày, giới thiệu làng nghề: Địa điểm giới thiệu cụm công nghiệp xã Đông Hưng

2.500

500

2.000

500

500

 

2.000

 

4.500

 

Xây dựng khu đón tiếp khách, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh.

5.000

500

4.500

500

500

 

4.500

 

4.500

2

Đầu tư xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng làng nghề

3.000

500

2.500

500

500

 

2.500

 

2.500

 

Xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường.

3.000

500

2.500

500

500

 

2.500

 

2.500

3

 Trình diễn mô hình sản xuất, đào tạo nghề, truyền nghề, máy móc thiết bị

1.000

500

500

600

300

300

400

200

200

4

 Xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm

500

350

150

200

140

60

300

210

90

5

 Nâng cao năng lực quản lý SX - KD; tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch

500

500

 

100

100

 

400

400

 

VIII

Cơ sở làm Tranh thêu Thanh Xuân, phường Nam Ngạn, TP. Thanh Hóa.

1.900

750

1.150

650

390

260

1.250

360

890

1

Đầu tư Khu trưng bày, giới thiệu làng nghề. Địa điểm giới thiệu: DNTN thêu Thanh Xuân, 198 Trần Hưng Đạo, P.Nam Ngạn, Tp. Thanh Hóa

1.000

150

850

300

150

150

700

 

700

 

Xây dựng khu đón tiếp khách; nâng cấp, cải tạo khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh.

1.000

150

850

300

150

150

700

 

700

2

Trình mô hình sản xuất, đào tạo nghề, truyền nghề

300

150

150

100

50

50

200

100

100

3

Xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, XD thương hiệu

500

350

150

200

140

60

300

210

90

4

Đào tạo nâng cao năng lực quản lý SX - KD; tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch cho doanh nghiệp

100

100

 

50

50

 

50

50

 

IX

Làng nghề Dệt nhiễu Hồng Đô, xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa.

13.500

2.600

10.900

2.000

1.840

160

11.500

760

10.740

1

Đầu tư Khu trưng bày, giới thiệu làng nghề. Địa điểm giới thiệu: Bố trí trong khu đất được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư hạ tầng làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô với diện tích 4,3ha tại Quyết định số 2842/QĐ-UBND ngày 12/8/2013

7.500

750

6.750

750

750

 

6.750

 

6.750

 

Xây dựng khu đón tiếp khách, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh.

5.000

500

4.500

500

500

 

4.500

 

4.500

 

Xây dựng khu sản xuất tập trung; Cải tạo, sắp xếp sản xuất của các cơ sở làm nghề.

2.500

250

2.250

250

250

 

2.250

 

2.250

2

Đầu tư xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng làng nghề

4.500

750

3.750

750

750

 

3.750

 

3.750

 

Xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường.

3.000

500

2.500

500

500

 

2.500

 

2.500

 

Xây dựng, cải tạo hệ thống điện.

1.500

250

1.250

250

250

 

1.250

 

1.250

3

Trình diễn mô hình sản xuất, đào tạo nghề, truyền nghề

500

250

250

200

100

100

300

150

150

4

Xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, XD thương hiệu

500

350

150

200

140

60

300

210

90

5

Đào tạo nâng cao năng lực quản lý SX - KD; tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch cho các hộ làng nghề

500

500

 

100

100

 

400

400

 

X

Làng nghề sản xuất Nón lá xã Trường Giang, huyện Nông Cống

14.800

2.750

12.050

2.150

1.990

160

12.650

760

11.890

1

Đầu tư Khu trưng bày, giới thiệu làng nghề. Địa điểm giới thiệu:Nhà văn hóa làng Tuy Hòa, với diện tích đất sử dụng khoảng 1.200m2

7.500

750

6.750

750

750

 

6.750

 

6.750

 

Xây dựng khu đón tiếp khách, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh.

5.000

500

4.500

500

500

 

4.500

 

4.500

 

Xây dựng khu sản xuất tập trung; Cải tạo, sắp xếp sản xuất của các cơ sở làm nghề.

2.500

250

2.250

250

250

 

2.250

 

2.250

2

Đầu tư xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng làng nghề

5.800

900

4.900

900

900

 

4.900

 

4.900

 

Cải tạo, mở rộng đường giao thông trong làng nghề.

3.000

500

2.500

500

500

 

2.500

 

2.500

 

Xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường.

2.000

300

1.700

300

300

 

1.700

 

1.700

 

Xây dựng, cải tạo hệ thống điện.

800

100

700

100

100

 

700

 

700

3

Trình diễn mô hình sản xuất, đào tạo nghề, truyền nghề

500

250

250

200

100

100

300

150

150

5

Xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, XD thương hiệu

500

350

150

200

140

60

300

210

90

6

Thành lập DN, HTX, nâng cao năng lực quản lý SX - KD; tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch cho các hộ làng nghề

500

500

 

100

100

 

400

400

 

XI

Làng nghề SX đồ lưu niệm từ sản phẩm biển (vỏ trai, vỏ sò, ốc...), phường Trường Sơn, TX Sầm Sơn

5.000

1.050

3.950

1.150

690

460

3.850

360

3.490

1

Đầu tư Khu trưng bày, giới thiệu làng nghề. Địa điểm giới thiệu: HTX tiểu thủ công nghiệp Đắc Thủy, P. Trường Sơn, Thị xã Sầm Sơn

1.500

100

1.400

300

100

200

1.200

 

1.200

 

Xây dựng khu đón tiếp khách, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh.

1.500

100

1.400

300

100

200

1.200

 

1.200

2

Đầu tư xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng làng nghề

2.500

300

2.200

400

300

100

2.100

 

2.100

 

Xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường.

1.000

100

900

200

100

100

800

 

800

 

Tu bổ, tôn tạo các công trình văn hóa công cộng, cảnh quan, đường nội bộ...

1.500

200

1.300

200

200

 

1.300

 

1.300

3

Trình diễn mô hình sản xuất, đào tạo nghề, truyền nghề

400

200

200

200

100

100

200

100

100

4

Xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, XD thương hiệu

500

350

150

200

140

60

300

210

90

5

Đào tạo nâng cao năng lực quản lý SX - KD; tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch cho cơ sở làm nghề

100

100

 

50

50

 

50

50

 

XII

Làng nghề Mộc xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa

11.500

2.450

9.050

2.400

1.640

760

9.100

810

8.290

1

Đầu tư Khu trưng bày, giới thiệu làng nghề. Địa điểm giới thiệu: Điểm sản xuất tập trung làng Đạt Tài

5.000

500

4.500

500

500

 

4.500

 

4.500

 

Xây dựng khu đón tiếp khách, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh.

5.000

500

4.500

500

500

 

4.500

 

4.500

2

Đầu tư xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng làng nghề

4.500

600

3.900

1.000

600

400

3.500

 

3.500

 

Cải tạo, mở rộng đường giao thông trong vào nghề.

2.000

200

1.800

500

200

300

1.500

 

1.500

 

Xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường.

1.000

100

900

200

100

100

800

 

800

 

Xây dựng, cải tạo hệ thống điện.

1.000

100

900

100

100

 

900

 

900

 

Tu bổ, tôn tạo các công trình văn hóa công cộng, cảnh quan, đường nội bộ...

500

200

300

200

200

 

300

 

300

3

Trình diễn mô hình sản xuất, đào tạo nghề, truyền nghề, máy móc thiết bị

1.000

500

500

600

300

300

400

200

200

4

Xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm; XD thương hiệu

500

350

150

200

140

60

300

210

90

5

Nâng cao năng lực quản lý SX - KD; tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch cho cơ sở làm nghề

500

500

 

100

100

 

400

400

 

XIII

Làng nghề sản xuất hàng Thủ công mỹ nghệ (mây tre đan), xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa

9.000

2.150

6.850

1.700

1.340

360

7.300

810

6.490

1

Đầu tư Khu trưng bày, giới thiệu làng nghề. Địa điểm giới thiệu: Điểm làng nghề của xã khoảng 2ha

5.000

500

4.500

500

500

 

4.500

 

4.500

 

Xây dựng khu đón tiếp khách, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh.

5.000

500

4.500

500

500

 

4.500

 

4.500

2

Đầu tư xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng làng nghề

2.000

300

1.700

300

300

 

1.700

 

1.700

 

Xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường.

2.000

300

1.700

300

300

 

1.700

 

1.700

3

Trình diễn mô hình sản xuất, đào tạo nghề, truyền nghề

1.000

500

500

600

300

300

400

200

200

4

Xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm; XD thương hiệu

500

350

150

200

140

60

300

210

90

5

Đào tạo nâng cao năng lực quản lý SX - KD; tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch cho các hộ làng nghề

500

500

 

100

100

 

400

400

 

XIV

Làng nấu Rượu xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc

8.500

1.900

6.600

1.300

1.140

160

7.200

760

6.440

1

Đầu tư Khu trưng bày, giới thiệu làng nghề. Địa điểm giới thiệu: HTX rượu Cầu Lộc

5.000

500

4.500

500

500

 

4.500

 

4.500

 

Xây dựng khu đón tiếp khách, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh.

5.000

500

4.500

500

500

 

4.500

 

4.500

2

Đầu tư xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng làng nghề

2.000

300

1.700

300

300

 

1.700

 

1.700

 

Xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường.

2.000

300

1.700

300

300

 

1.700

 

1.700

3

Đào tạo nghề, truyền nghề, tập huấn công tác vệ sinh ATTP

500

250

250

200

100

100

300

150

150

4

Xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm; XD thương hiệu

500

350

150

200

140

60

300

210

90

5

Đào tạo nâng cao năng lực quản lý SX - KD; tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch cho các hộ làng nghề

500

500

 

100

100

 

400

400

 

XV

Làng nghề sản xuất Chè Lam Phủ Quảng, TT Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc

10.000

2.000

8.000

1.900

940

960

8.100

1.060

7.040

1

Đầu tư Khu trưng bày, giới thiệu làng nghề. Địa điểm giới thiệu: Nhà văn hóa khu phố 1, thị trấn Vĩnh Lộc

7.500

800

6.700

1.200

500

700

6.300

300

6.000

 

Xây dựng khu đón tiếp khách, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh.

5.000

500

4.500

500

500

 

4.500

 

4.500

 

Xây dựng khu sản xuất tập trung cải tạo, sắp xếp sản xuất của các cơ sở làm nghề.

2.500

300

2.200

700

 

700

1.800

300

1.500

2

Đầu tư xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng làng nghề

1.000

100

900

200

100

100

800

 

800

 

Xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường.

1.000

100

900

200

100

100

800

 

800

3

Đào tạo nghề, truyền nghề, tập huấn công tác vệ sinh ATTP

500

250

250

200

100

100

300

150

150

4

Xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm; XD thương hiệu

500

350

150

200

140

60

300

210

90

5

Thành lập DN, HTX, đào tạo nâng cao năng lực quản lý SX - KD; tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch cho các hộ làng nghề

500

500

 

100

100

 

400

400

 

B

Khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm

40.000

11.000

29.000

7.000

3.000

4.000

33.000

8.000

25.000

1

Thành phố Thanh Hóa. Địa điểm giới thiệu: Trung tâm Triển lãm, hội chợ, quảng cáo tỉnh và Khu du lịch Hàm Rồng

20.000

6.000

14.000

6.000

2.000

4.000

14.000

4.000

10.000

 

Xây dựng khu đón tiếp khách, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh.

20.000

6.000

14.000

6.000

2.000

4.000

14.000

4.000

10.000

2

Thị xã Sầm Sơn. Địa điểm giới thiệu: Công viên trung tâm thị xã Sầm Sơn và Khu nghỉ dưỡng quốc tế FLC SamSon Gold Links

20.000

5.000

15.000

1.000

1.000

 

19.000

4.000

15.000

 

Xây dựng khu đón tiếp khách, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh.

20.000

5.000

15.000

1.000

1.000

 

19.000

4.000

15.000