ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3154/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 19 tháng 10 năm 2016 |
BAN HÀNH ĐỀ ÁN SỐ HÓA TRUYỀN DẪN, PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH MẶT ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23/11/2009;
Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23/11/2009;
Căn cứ Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình;
Căn cứ Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 07/2013/TT-BTTTT ngày 18/3/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc quy định thời điểm tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất đối với máy thu hình sản xuất và nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 08/2016/TT-BTTTT ngày 30/3/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định 891/QĐ-BTTTT ngày 22/7/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt Đề án thông tin và tuyên truyền về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất;
Căn cứ Quyết định số 3677/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc thành lập Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Quyết định số 859/QĐ-UBND ngày 04/4/2016 kiện toàn Ban chỉ đạo Đề án truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 1288/TTr-STTTT ngày 22/9/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (đính kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
SỐ HÓA TRUYỀN DẪN, PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH MẶT ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CÁC KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ, VIẾT TẮT
I. Từ viết tắt
II. Thuật ngữ, khái niệm
Phần I CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. Sơ lược về lộ trình số hóa truyền hình Việt Nam của quốc gia
II. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án
III. Cơ sở pháp lý
Phần II MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
I. Mục tiêu chung
II. Mục tiêu cụ thể
Phần III HIỆN TRẠNG VỀ THIẾT BỊ, PHỦ SÓNG VÀ NHÂN LỰC DẪN PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH
I. Thiết bị
II. Hiện trạng phủ sóng truyền hình
III. Nguồn nhân lực
IV. Hiện trạng hạ tầng cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất
V. Đánh giá ảnh hưởng đến người dân khi thực hiện Đề án
Phần IV NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. Về lộ trình số hóa truyền hình Việt Nam của tỉnh Khánh Hòa
II. Thực hiện thông tin, tuyên truyền
III. Hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất
IV. Chuyển đổi thu, phát sóng sang truyền hình số mặt đất
V. Phát sóng thử nghiệm và khảo sát vung lõm truyền hình số mặt đất
VI. Bảo đảm khả năng thu, phát tín hiệu và nội dung chương trình
Phần V GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền
II. Giải pháp về thị trường và dịch vụ
III. Giải pháp về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực
IV. Giải pháp về công nghệ và tiêu chuẩn
V. Giải pháp về tài chính
Phần VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
II. Sở Thông tin và Truyền thông
III. Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa
IV. Sở Kế hoạch và Đầu tư
V. Sở Tài chính
VI. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
VII. Sở Công Thương
VIII. Sở Khoa học và Công nghệ
IX. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố
X. Báo Khánh Hòa
XI. Các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng truyền dẫn, phát sóng
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
II. Kiến nghị
PHỤ LỤC 1 CÁC ĐỊA ĐIỂM ĐỀ XUẤT KHẢO SÁT VÙNG LÕM
PHỤ LỤC 2 NỘI DUNG THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
PHỤ LỤC 3 TỔNG HỢP SỐ LIỆU HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO ĐỦ ĐIỀU KIỆN NHẬN HỖ TRỢ ĐẦU TƯ TRUYỀN HÌNH SỐ
LỜI NÓI ĐẦU
Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của khoa học và công nghệ thế giới đã đặt ra các yêu cầu mới đối với công nghiệp phát thanh và truyền hình. Với những lợi thế vốn có, tín hiệu số được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, nhất là truyền thông đa phương tiện. Sự xuất hiện của truyền hình số (digital) đã khắc phục được những nhược điểm của truyền hình tương tự (analog): chất lượng chương trình truyền hình được nâng cao, âm thanh, hình ảnh trung thực, sắc nét hơn, không có hiện tượng bóng ma, tránh được nhiễu không mong muốn. Ưu điểm nổi bật của truyền hình số là tăng số lượng kênh chương trình, nâng cao hiệu quả sử dụng tần số truyền hình, đồng thời giải phóng một phần tài nguyên vô tuyến để phát triển các dịch vụ thông tin di động hay một số dịch vụ thông tin vô tuyên khác, cả vô tuyến băng rộng.
Việc chuyển đổi từ truyền hình tương tự sang truyền hình số mặt đất là xu thế tất yếu và đã được triển khai thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Với việc phê duyệt “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020” Chính phủ Việt Nam đã định hướng và xác lập lộ trình cho việc số hóa toàn diện truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất ngay trong những năm đến.
Trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng phát thanh - truyền hình vùng phủ sóng vô tuyến và vấn đề phân bổ tần số tại địa phương, Khánh Hòa là một trong nhóm tỉnh được chọn triển khai giai đoạn 2 của Đề án, có nghĩa là đến tháng 12/2016, phát thanh và truyền hình của Khánh Hòa sẽ chuyển sang phát sóng truyền hình số mặt đất và chấm dứt phát sóng truyền hình tương tự. Để cụ thể hóa “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 và tổ chức triển khai thực hiện số hóa toàn diện truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa xây dựng “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”.
Đề án được kết cấu thành các phần chính như sau:
Phần 1: Cơ sở xây dựng Đề án
Phần 2: Mục tiêu của Đề án
Phần 3: Hiện trạng về thiết bị, phủ sóng và nhân lực truyền dẫn phát sóng truyền hình
Phần 4: Nội dung Đề án
Phần 5: Giải pháp thực hiện
Phần 6: Tổ chức thực hiện
CÁC KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ, VIẾT TẮT
STT | Từ viết tắt | Nghĩa đầy đủ |
1 | SD | Kỹ thuật hiển thị độ nét tiêu chuẩn |
2 | HD | Kỹ thuật hiển thị độ nét cao |
3 | TT-TH | Truyền thanh Truyền hình |
4 | PT-TH | Phát thanh Truyền hình |
5 | TT&TT | Thông tin và Truyền thông |
6 | TW | Trung ương |
7 | DVB-T | Tiêu chuẩn truyền hình quảng bá mặt đất sử dụng kỹ thuật số |
8 | DVB-T2 | Tiêu chuẩn truyền hình quảng bá mặt đất sử dụng kỹ thuật số thế hệ thứ hai |
9 | STB | Thiết bị thu tín hiệu truyền hình số mặt đất, có khả năng hoạt động và sử dụng nguồn điện độc lập với máy thu hình (Set-Top-Box) |
10 | MPEG | Chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh (Moving Pictures Expert Group) |
- Số hóa truyền hình mặt đất: Quá trình chuyển đổi công nghệ phát sóng và thu, xem từ truyền hình tương tự mặt đất sang truyền hình số mặt đất, áp dụng tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T2 và chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh MPEG-4 (Theo Đề án Số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011).
- DVB-T là tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất chính thức được tổ chức ETSI công nhận (European Telecommunications Standards Institute) vào tháng 2/1997. DVB-T sử dụng kỹ thuật COFDM - là kỹ thuật phù hợp với các chương trình có độ nét cao HDTV.
- Tín hiệu số (digital signal): Tín hiệu rời rạc theo thời gian, trong đó thông tin được biểu diễn bằng một số hữu hạn các giá trị rời rạc xác định.
- Truyền hình số (digital television): Truyền hình mà tín hiệu mang thông tin là tín hiệu số. Công nghệ truyền hình số có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với công nghệ truyền hình tương tự như: khả năng sử dụng hiệu quả phổ tần, truyền dẫn phát sóng được nhiều chương trình trên một kênh, có khả năng phát hiện và sửa lỗi, khắc phục được những ưu điểm thường thấy trong truyền hình tương tự, có khả năng tương thích với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau cũng như khả năng phát sóng các chương trình truyền hình độ phân giải cao HDTV… việc truyền dẫn tín hiệu truyền hình số được thực hiện thông qua cáp đồng trục, cáp quang, vệ tinh hay truyền hình số mặt đất.
I. Sơ lược về lộ trình số hóa truyền hình Việt Nam của quốc gia:
Lộ trình số hóa ở Việt Nam được chia làm 4 giai đoạn, cụ thể:
a) Giai đoạn I
Từ năm 2012 đến năm 2015, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc và khu vực có trách nhiệm triển khai và hoàn thành việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các thành phố thuộc nhóm I để chuyển tải các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của các đài truyền hình trung ương và địa phương trên địa bàn;
Căn cứ vào tình hình triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình, các đài truyền hình trung ương và địa phương thực hiện việc phát sóng song song các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tự mặt đất tại các thành phố thuộc nhóm I;
Trước ngày 31 tháng 12 năm 2015, các đài truyền hình trung ương và địa phương kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các thành phố thuộc nhóm I;
Các đài truyền hình trung ương có giải pháp phù hợp để tiếp tục phủ sóng các kênh chương trình truyền hình tương tự, phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu tại các tỉnh, thành phố lân cận với các thành phố thuộc nhóm I bị ảnh hưởng bởi việc ngừng phát sóng truyền hình tương tự tại các thành phố này.
b) Giai đoạn II
Từ năm 2013 đến năm 2016, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc và khu vực có trách nhiệm triển khai và hoàn thành việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh, thành phố thuộc nhóm II để chuyển tải các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của các đài truyền hình trung ương và địa phương trên địa bàn;
Căn cứ vào tình hình triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình, các đài truyền hình trung ương và địa phương thực hiện việc phát sóng song song các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tự mặt đất tại các tỉnh, thành phố thuộc nhóm II;
Trước ngày 31 tháng 12 năm 2016, các đài truyền hình trung ương và địa phương kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh, thành phố thuộc nhóm II;
Các đài truyền hình trung ương có giải pháp phù hợp để tiếp tục phủ sóng các kênh chương trình truyền hình tương tự, phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu tại các tỉnh lân cận với các tỉnh thuộc nhóm II bị ảnh hưởng bởi việc ngừng phát sóng truyền hình tương tự tại các tỉnh này.
c) Giai đoạn III
Từ năm 2015 đến năm 2018, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc và khu vực có trách nhiệm triển khai và hoàn thành việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm III để chuyển tải các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của các đài truyền hình trung ương và địa phương trên địa bàn;
Căn cứ vào tình hình triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình, các đài truyền hình trung ương và địa phương thực hiện việc phát sóng song song các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tự mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm III;
Trước ngày 31 tháng 12 năm 2018, các đài truyền hình trung ương và địa phương kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm III;
Các đài truyền hình trung ương có giải pháp phù hợp để tiếp tục phủ sóng các kênh chương trình truyền hình tương tự, phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu tại các tỉnh lân cận với các tỉnh thuộc nhóm III bị ảnh hưởng bởi việc ngừng phát sóng truyền hình tương tự tại các tỉnh này.
d) Giai đoạn IV
Từ năm 2017 đến 2020, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc và khu vực có trách nhiệm triển khai và hoàn thành việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm IV để chuyển tải các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của các đài truyền hình trung ương và địa phương trên địa bàn;
Căn cứ vào tình hình triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình, các đài truyền hình trung ương và địa phương thực hiện việc phát sóng song song các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tự mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm IV;
- Trước ngày 31 tháng 12 năm 2020, các đài truyền hình trung ương và địa phương kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm IV.
Trong đó các nhóm địa phương thực hiện kế hoạch số hóa, được chia cụ thể như sau:
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân chia thành bốn (04) nhóm sau đây, để thực hiện kế hoạch số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện truyền sóng vô tuyến điện và khả năng phân bổ tần số tại địa phương:
a) Nhóm I: Hà Nội (cũ), thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ;
b) Nhóm II: Hà Nội (mở rộng), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang;
c) Nhóm III: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang;
d) Nhóm IV: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông.
II. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án
Việc chuyển đổi truyền hình mặt đất tương tự sang truyền hình số mặt đất là xu hướng tất yếu, đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới; Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 với mục tiêu:
- Chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình từ công nghệ tương tự sang công nghệ số; từng bước mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước, đảm bảo cung cấp các dịch vụ truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và thu nhập của mọi người dân.
- Hình thành và phát triển hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đồng bộ, hiện đại, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ.
- Tạo điều kiện để tổ chức và sắp xếp lại hệ thống các Đài Truyền thanh, Truyền hình trên phạm vi cả nước theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, hoạt động hiệu quả và phân định rõ hoạt động về nội dung thông tin với hoạt động về truyền dẫn phát sóng.
- Đến năm 2020, đảm bảo 100% các hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau. Trong đó, truyền hình số mặt đất chiếm 45% các phương thức truyền hình.
Những lợi ích thu được khi triển khai truyền hình số mặt đất:
- Lợi ích đối với quốc gia: Tiết kiệm được kênh tần số - một tài nguyên của quốc gia. Giảm được chi phí đầu tư máy phát chương trình (do 1 máy phát có thể phát nhiều chương trình).
- Lợi ích đối với người dân: Xem được nhiều kênh chương trình với hình ảnh rõ nét, độ phân giải cao, không bị nhiễu, chập chờn và âm thanh tốt, rõ ràng hơn.
Theo lộ trình, Khánh Hòa nằm trong nhóm 2, dự kiến ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển đổi hoàn toàn sang truyền hình số mặt đất trước ngày 31/12/2016. Khi ngừng phát sóng tương tự, chuyển sang phát sóng số sẽ ảnh hưởng lớn đến việc xem truyền hình của người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo sẽ không có khả năng kinh tế để mua sắm thiết bị đầu cuối thu xem chương trình truyền hình đã số hóa.
Do đó, để kịp thời triển khai lộ trình số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất của quốc gia trên địa bàn tỉnh, cần thiết phải xây dựng: “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ”.
- Luật Viễn thông ngày 23/11/2009;
- Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23/11/2009;
- Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình;
- Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020;
- Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020;
- Thông báo số 198/TB-VPCP ngày 23 tháng 5 năm 2013 của Văn phòng Chính phủ về việc Thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về việc triển khai Đề án Số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020;
- Thông tư số 07/2013/TT-BTTTT ngày 18/3/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc quy định thời điểm tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất đối với máy thu hình sản xuất và nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam;
- Thông tư số 08/2016/TT-BTTTT ngày 30/3/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020;
- Quyết định 891/QĐ-BTTTT ngày 22/7/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt Đề án thông tin và tuyên truyền về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất;
- Thông báo số 238/TB-BTTTT ngày 26/10/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông Kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam tại Phiên họp lần thứ 9 của Ban Chỉ đạo (29/9/2015).
- Quyết định số 3677/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc thành lập Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
- Quyết định số 859/QĐ-UBND ngày 04/4/2016 kiện toàn Ban chỉ đạo Đề án truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
- Chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự (analog) sang công nghệ số (digital) theo hướng hiện đại, hiệu quả.
- Từng bước mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất, cung cấp các dịch vụ truyền hình đa dạng, có khả năng tương tác hai chiều.
- Sắp xếp lại hệ thống bộ máy nhân sự, thiết bị của Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa, phân định rõ hoạt động về nội dung thông tin với hoạt động truyền dẫn, phát sóng.
- Đến 31 tháng 12 năm 2018:
+ 100% hộ gia đình có máy thu hình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa xem được các chương trình truyền hình số bằng các phương tiện khác nhau.
+ Kết thúc việc phát sóng các kênh chương trình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất và chuyển sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng số mặt đất.
+ Áp dụng thống nhất tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T2 tiêu chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm thanh MPEG-4 và các phiên bản kế tiếp của tiêu chuẩn trên theo quy định của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Đối với phần phát sóng tín hiệu truyền hình số mặt đất:
+ Đài Truyền hình Khánh Hòa tập trung hoạt động sản xuất, biên tập nội dung chương trình, sắp xếp lại bộ máy nhân sự và trang thiết bị của Đài để phù hợp với nhiệm vụ mới khi triển khai hoàn tất số hóa truyền hình trên địa bàn tỉnh.
+ Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất triển khai cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh, hoàn thành việc phát sóng thử nghiệm và khảo sát vùng lõm truyền hình số mặt đất trước ngày 31/12/2017.
- Đối với phần thu, xem tín hiệu truyền hình số mặt đất:
+ Thực hiện hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất đối với các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện nhận hỗ trợ đầu thu.
+ Đối với các hộ gia đình bị ảnh hưởng khi triển khai số hóa truyền hình: Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền đến các cơ quan, đơn vị, hộ gia đình để mọi người chủ động thực hiện chuyển đổi sang phương thức thu, xem truyền hình số mặt đất.
HIỆN TRẠNG VỀ THIẾT BỊ, PHỦ SÓNG VÀ NHÂN LỰC TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH
1. Máy phát hình
- Đài Phát thanh - Truyền hình sử dụng phương thức truyền dẫn phát sóng tương tự mặt đất.
- Máy phát đặt tại Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa: 01 máy phát hình analog hiệu TQT công suất 5KW kênh 9 VHF đầu tư năm 2008, dùng phát sóng chương trình KTV đến nay. Tình trạng máy đang hoạt động tốt.
2. Các trạm tiếp phát lại kênh KTV
- Trạm Bánh Ít, thị xã Ninh Hòa: Đầu tư năm 2006, gồm 01 máy tiếp phát chương trình KTV, công suất 2 kW, analog, kênh 11 VHF tiếp phát chương trình KTV. Tình trạng hiện tại: đang hoạt động bình thường.
- Trạm Cây Xoài - Suối Tân, huyện Cam Lâm: Đầu tư năm 1998, gồm 01 máy tiếp phát chương trình KTV công suất 1kW, analog, kênh 7 VHF. Tình trạng hiện tại: đã xuống cấp.
- Trạm đỉnh đèo Khánh Sơn, huyện Khánh Sơn: Đầu tư năm 1998 gồm 01 máy tiếp phát chương trình KTV công suất 1kW, analog, kênh 11 VHF. Tình trạng hiện tại đã xuống cấp; 01 máy phát hình VHF kênh 9, công suất 500W, được đầu tư năm 2000, tiếp phát kênh VTV3. Tình trạng hiện tại: hoạt động bình thường.
3. Thiết bị truyền dẫn
Để phát sóng truyền hình, năm 1996 Đài đã xây dựng 01 trụ anten tự đứng 4 chân cao 64m. Cột anten này được dùng để treo anten phát sóng của Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa (truyền hình và phát thanh) và VTV1, VTV2, VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam. Ngoài ra, tại Trụ sở Đài còn có nhà đặt máy phát, nhà đặt máy phát điện, nhà đặt thiết bị tổng khống chế,…
Để phủ sóng truyền hình KTV trên địa bàn tỉnh, Đài sử dụng các trạm trung chuyển giữa Đài với các Trạm tiếp phát (đầu tư năm 2004). Từ năm 2013, Đài dùng vệ tinh và cáp quang để phát sóng truyền hình.
- Trạm Cây Xoài - Suối Tân: Chuyển tín hiệu KTV phát tại chỗ 1kW, analog, kênh 7.
- Trạm Cam Hải Tây: Thu tín hiệu từ trạm Cây Xoài và chuyển tín hiệu KTV đi Cam Ranh dùng viba số DVB-T kênh 45 công suất 50W.
II. Hiện trạng phủ sóng truyền hình
- Nhờ các trạm tiếp phát nên chương trình truyền hình của KTV đã phủ sóng được 95% địa bàn dân cư với chất lượng tốt, phần còn lại do bị che chắn và công suất các máy phát nhỏ nên thu được sóng với chất lượng kém.
- Toàn tỉnh có 21 điểm thu sóng truyền hình không tốt, sóng yếu, bị bóng nhiều hoặc không thu được do ở vùng lõm bị núi che khuất, đặc biệt huyện Khánh Vĩnh có đến 7/14 xã không thu được (cụ thể gồm các xã: Vĩnh Trường, Lương Sơn - Nha Trang; Khải Lương, Vạn Thạnh - huyện Vạn Ninh; Ninh Phước, Ninh Phú, Ninh Vân, Ninh Phụng - Thị xã Ninh Hòa; Cam Hải Tây - Huyện Cam Lâm; Khánh Bình, Khánh Hiệp, Khánh Phú, Khánh Thành, Khánh Thượng, Giang Ly, Sơn Thái - Huyện Khánh Vĩnh; Sơn Hiệp, Ba Cụm Nam - Huyện Khánh Sơn; Cam Thịnh Tây, Bắc Cam Lập và đảo Bình Ba - thành phố Cam Ranh). Ngoài ra, tòa nhà StarCity ngay cạnh Đài đã xây lên đến độ cao 72m nên phía Đông Nam của Đài đã bị che chắn, không thu được tín hiệu truyền hình.
- Cuối năm 2012, Đài đưa kênh truyền hình KTV lên hệ thống truyền hình AVG.
- Tháng 06/2013, Đài đã truyền tín hiệu KTV lên Vệ tinh Vinasat-2.
- Hiện nay, có 05 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, sử dụng nhiều phương thức truyền hình khác nhau như cáp, truyền hình vệ tinh, mạng Internet để đưa tín hiệu truyền hình đến người tiêu dùng:
+ Chi nhánh Khánh Hòa - Tổng Công ty Truyền hình cáp Việt Nam: truyền hình cáp;
+ Viễn thông Khánh Hòa: truyền hình Internet MyTV;
+ Viettel Khánh Hòa: truyền hình Internet NextTV;
+ Công ty Cổ phần Viễn thông FPT Khánh Hòa: truyền hình Internet FPTPlay.
+ Tổng Công ty Viễn thông MobiFone: truyền hình kỹ thuật số AVG (truyền hình An Viên);
- Tổng số nhân lực làm công tác truyền dẫn phát sóng tính đến năm 2015 của Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa là 23 người, trong đó:
Theo hình thức hợp đồng:
+ Biên chế chính thức: 04 người.
+ Hợp đồng: 19 người.
Theo trình độ:
+ Kỹ sư: 07 người.
+ Trung cấp, cao đẳng: 03 người.
+ 04 kỹ thuật viên trung cấp.
+ 09 nhân viên kỹ thuật.
- Nhìn chung nguồn nhân lực hiện nay đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ truyền dẫn phát sóng. Tuy nhiên, công việc đào tạo phải được tiến hành liên tục nhằm tạo được nguồn nhân lực có chuyên môn, kỹ thuật tốt, có khả năng đáp ứng xu hướng phát triển của ngành phát thanh - truyền hình trong tương lai.
IV. Hiện trạng hạ tầng cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất
Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất cho các doanh nghiệp sau:
- Trên toàn quốc:
+ Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).
+ Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện Việt Nam (VTC).
+ Đài Truyền hình An Viên (AVG).
- Tại các khu vực:
+ Khu vực đồng bằng Nam bộ: Công ty TNHH Truyền hình kỹ thuật số miền Nam (SDTV).
+ Khu vực đồng bằng Bắc bộ: Công ty Cổ phần Truyền dẫn phát sóng truyền hình đồng bằng Sông Hồng (RTB).
Hiện nay, VTV và AVG mới chỉ đầu tư hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tập trung trên địa bàn thành phố Nha Trang, chưa đầu tư đến các huyện, thị xã và thành phố còn lại.
Tỉnh Khánh Hòa nằm trong khu vực Trung Bộ, vì vậy để triển khai được số hóa truyền hình mặt đất trên địa bàn toàn tỉnh thì cần phải có doanh nghiệp triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất và hình thành gói kênh tại khu vực Trung Bộ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào đăng ký, đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép triển khai hạ tầng trên địa bàn các tỉnh Trung Bộ. Đây là một khó khăn đối với tỉnh Khánh Hòa khi phải thực hiện theo lộ trình số hóa của nhóm II là ngưng hoàn toàn việc phát sóng các kênh chương trình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển sang phát sóng truyền hình số mặt đất vào ngày 31/12/2016.
V. Đánh giá ảnh hưởng đến người dân khi thực hiện Đề án
Khi thực hiện chuyển đổi sang truyền hình số mặt đất, đối tượng bị ảnh hưởng là những hộ gia đình đang sử dụng máy thu hình tương tự, không có chức năng thu số chuẩn DVB-T2, đồng thời không sử dụng các dịch vụ truyền hình trả tiền như truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình Internet (IPTV).
Để thu được truyền hình số mặt đất người dân cần phải mua đầu thu truyền hình số chuẩn DVB-T2 để kết nối với tivi hiện có hoặc mua tivi mới đã tích hợp sẵn đầu thu truyền hình số chuẩn DVB-T2.
Hiện trạng sử dụng các dịch vụ truyền hình (đến tháng 6/2016) và đánh giá ảnh hưởng đến người dân khi thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh:
TT | Nội dung | Ký hiệu | Đơn vị | Số lượng | Tỷ lệ so với số hộ gia đình có máy thu hình | Căn cứ/ Cách tính |
1 | Tổng số hộ dân | (1) | Hộ | 282.986 |
| Quyết định số 653/QĐ-UBND ngày 17/3/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa |
2 | Số hộ gia đình có máy thu hình | (2) | Hộ | 243.576 | 100% | Kết quả Điều tra nghe nhìn |
3 | Số hộ dùng anten chảo để thu tín hiệu truyền hình vệ tinh | (3) | Hộ | 82.384 | 33,8% | Kết quả Điều tra nghe nhìn |
4 | Số hộ gia đình sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền (truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình Internet) | (4) | Hộ | 103.197 | 42,4% | Báo cáo số liệu Quý II/2016 của các Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền |
5 | Số hộ gia đình có máy thu hình sẽ bị ảnh hưởng khi thực hiện chuyển đổi sang truyền hình số mặt đất | (5) | Hộ | 57.995 | 23,8% | (5) = (2)-(3)-(4) |
6 | Số hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số | (6) | Hộ | 29.165 | 12% | Số liệu khảo sát tháng 7/2016 của UBND các huyện, thị xã, thành phố |
7 | Tổng số hộ gia đình dự kiến tự thực hiện chuyển đổi phương thức thu truyền hình | (7) | Hộ | 28.830 | 11,8% | (7) = (5)-(6) |
Theo khảo sát, sẽ có khoảng gần 29.000 hộ gia đình bị ảnh hưởng khi triển khai số hóa truyền hình trên địa bàn tỉnh và phải tự thực hiện chuyển đổi phương thức thu, xem truyền hình số. Vì vậy, cần đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền về lợi ích, cách thức chuyển đổi tới từng hộ gia đình, để người dân tự chủ động chuyển đổi (bằng cách mua đầu thu truyền hình số mặt đất hoặc vệ tinh, ti vi có tích hợp chức năng thu tín hiệu truyền hình số mặt đất) trước khi ngưng hoàn toàn việc phát sóng các kênh chương trình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển sang phát sóng truyền hình số mặt đất.
I. Về lộ trình số hóa truyền hình Việt Nam của tỉnh Khánh Hòa
Theo lộ trình, Khánh Hòa nằm trong nhóm 2, dự kiến ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển đổi hoàn toàn sang truyền hình số mặt đất trước ngày 31/12/2016.
Tuy nhiên, căn cứ theo tình hình thực tế triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhận thấy tỉnh Khánh Hòa chưa đủ cơ sở hạ tầng truyền dẫn, phát sóng để chuyển sang truyền hình số mặt đất trước ngày 31/12/2016.
II. Thực hiện thông tin, tuyên truyền
Thông tin, tuyên truyền về sự cần thiết, lợi ích và lộ trình “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất tỉnh Khánh Hòa”, “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011, gồm các nhiệm vụ sau:
- Sản xuất, biên tập nội dung thông tin, tuyên truyền.
- Tổ chức đưa nội dung thông tin, tuyên truyền đến các đối tượng theo các phương thức truyền thông khác nhau.
- Thiết lập các hệ thống thông tin hỗ trợ số hóa truyền hình (nhắn tin, tổng đài đường dây nóng, giải đáp thắc mắc, hỗ trợ,…).
III. Hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất
- Theo khảo sát của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố (7/2016), trên địa bàn tỉnh có 29.165 hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện hưởng hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất (kèm theo Tổng hợp số liệu hộ nghèo đủ điều kiện nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất tại Phụ lục 3).
- Căn cứ Thông tư số 08/2016/TT-BTTTT ngày 30/3/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thực hiện hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất cho tất cả các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện nhận hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
IV. Chuyển đổi thu, phát sóng sang truyền hình số mặt đất
Thực hiện chương trình xây dựng và chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất sang công nghệ số, với lộ trình như sau:
- Theo quy định tại Thông tư số 07/2013/TT-BTTTT ngày 18/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định thời điểm tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất đối với máy thu hình sản xuất và nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam: Từ ngày 01/4/2015, các chủng loại máy thu hình sử dụng công nghệ màn hình LCD, PDP, LED, OLED và các công nghệ màn hình tiếp theo được kinh doanh, buôn bán bắt buộc phải tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất tiêu chuẩn DVB-T2, tiêu chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm thanh MPEG-4 phù hợp với Quy chuẩn quốc gia QCVN 63:2012/BTTTT.
- Đến ngày 31/12/2018, Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa phải sử dụng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất để cung cấp dịch vụ truyền hình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất.
V. Phát sóng thử nghiệm và khảo sát vùng lõm truyền hình số mặt đất
- Nghiên cứu, lựa chọn, đề xuất doanh nghiệp phát sóng thử nghiệm truyền hình số mặt đất trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện khảo sát vùng lõm của truyền hình số mặt đất sau khi phát sóng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh, từ đó, đề xuất giải pháp để khắc phục tình trạng không thể thu tín hiệu hoặc tín hiệu không ổn định tại các vùng lõm.
VI. Bảo đảm khả năng thu, phát tín hiệu và nội dung chương trình
- Các doanh nghiệp làm dịch vụ truyền dẫn phát sóng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kiểm tra và bảo đảm khả năng thu tín hiệu truyền hình số mặt đất tại những vị trí như: vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, các vùng lõm không thể thu tín hiệu hoặc tín hiệu không ổn định,… và hàng tháng báo cáo về Ban chỉ đạo triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình tỉnh Khánh Hòa trong thời gian phát thử nghiệm.
- Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa có giải pháp phù hợp để tiếp tục phủ sóng các kênh chương trình, phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu tại các khu vực vùng lõm, chưa thể thu tín hiệu hoặc tín hiệu truyền hình số mặt đất không ổn định.
I. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền
Triển khai Kế hoạch số 4488/KH-UBND ngày 27/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về thông tin tuyên truyền về số hóa truyền hình năm 2016.
Tổ chức thông tin, tuyên truyền về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất bằng nhiều hình thức:
- Thực hiện nhắn tin thông tin tuyên truyền về số hóa truyền hình đến các thuê bao di động trên địa bàn tỉnh.
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, truyền hình: thực hiện các chương trình, bài viết, phóng sự trên báo, đài, phát các audio, video clip quảng bá về số hóa truyền dẫn phát sóng, truyền hình mặt đất do Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp.
- Tổ chức tuyên truyền qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở, tuyên truyền lưu động: phát các audio clip trên hệ thống tuyên truyền lưu động và trên đài truyền thanh xã, phường và thị trấn.
- Dán công khai các thông tin về Đề án số hóa tại các cơ quan; sao gửi tài liệu tuyên truyền đến từng hộ gia đình; thực hiện lồng ghép tuyên truyền về Đề án số hóa trong buổi sinh hoạt của các cơ quan, đơn vị, Mặt trận, đoàn thể trên địa bàn (Kèm theo nội dung Thông tin tuyên truyền tại Phụ lục 2).
- Phát sóng thường xuyên vào thời gian thích hợp trên Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa và các Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện thuộc tỉnh về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất và thông báo chính thức về thời điểm, lộ trình kết thúc truyền hình tương tự để chuyển sang truyền hình số trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
II. Giải pháp về thị trường và dịch vụ
- Thúc đẩy các phương thức truyền dẫn, phát sóng truyền hình khác để đẩy nhanh lộ trình số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất, qua đó tạo điều kiện cho việc triển khai các hệ thống truyền hình cáp, truyền hình Internet trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Về dịch vụ kinh doanh trên hạ tầng số mặt đất: cần phải có các dịch vụ kinh doanh tiên tiến nhằm khai thác tối đa năng lực hệ thống phát số và cạnh tranh với các dịch vụ truyền hình cáp, truyền hình Internet và truyền hình vệ tinh.
- Các doanh nghiệp có giấy phép cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình cáp, truyền hình số mặt đất trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm:
+ Dành dung lượng để truyền tải các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu, bảo đảm trên địa bàn có ít nhất một mạng truyền dẫn, phát sóng số chuyển tải các kênh chương trình này.
+ Không khóa mã hóa các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu để đảm bảo tất cả các thiết bị thu hình số (máy thu hình số, đầu thu truyền hình số) đều thu được các kênh chương trình này của các mạng truyền dẫn, phát sóng truyền hình khác nhau.
III. Giải pháp về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực
Sắp xếp tổ chức lại bộ phận truyền dẫn, phát sóng của Đài Phát thanh - truyền hình Khánh Hòa theo lộ trình số hóa với các nội dung:
- Về cơ sở hạ tầng truyền dẫn, phát sóng: không đầu tư mới các hệ thống tương tự, chỉ bảo dưỡng, sửa chữa để duy trì hoạt động trong giai đoạn chuyển tiếp đối với các máy phát hình tương tự hiện có.
- Về nhân lực: từng bước thực hiện sắp xếp, tinh giản biên chế và đào tạo lại cán bộ để có thể đáp ứng yêu cầu tổ chức bộ máy của đài theo hướng tập trung vào nhiệm vụ sản xuất chương trình, ngay sau khi kết thúc truyền hình tương tự. Nên tư vấn, khuyến khích và tạo điều kiện để đội ngũ này chuyển đến làm việc cho các đơn vị quản lý, khai thác hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số.
- Các đơn vị thực hiện sản xuất nội dung chương trình có phương án chọn lựa để thuê hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất của các đơn vị cung cấp hạ tầng truyền dẫn đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép (VTV, VTC, AVG).
IV. Giải pháp về công nghệ và tiêu chuẩn
- Áp dụng thống nhất tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T2, tiêu chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm thanh MPEG-4 và các phiên bản tiếp theo đối với các máy phát, máy thu truyền hình số, đầu thu truyền hình số.
- Các đầu thu để chuyển đổi tín hiệu “số - tương tự” tại thị trường Khánh Hòa phải được kiểm soát chất lượng, có thương hiệu rõ ràng và được hỗ trợ tiếng Việt, nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
- Các đầu thu phải bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng theo quy định và phải đáp ứng được yêu cầu của mô hình kinh doanh dịch vụ mới trên DVB-T2.
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng, công bố hợp quy đối với các thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T2 và máy thu hình có tích hợp chức năng thu tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T2 theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BTTTT ngày 19/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông. Công khai, giới thiệu các sản phẩm đạt chuẩn chất lượng để người dân dễ lựa chọn.
- Tạo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh máy thu hoặc đầu thu có tính năng tiên tiến, chất lượng tốt, đồng thời tạo ra rào cản kỹ thuật để hạn chế sản phẩm kém chất lượng tồn tại trên thị trường sẽ giúp cho chính sách hỗ trợ của Chính phủ và tỉnh Khánh Hòa đạt kết quả tốt, kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm chất lượng và phục vụ người dân tốt nhất.
Huy động nguồn vốn ngân sách trung ương, địa phương và vốn doanh nghiệp để thực hiện thành công Đề án trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa:
- Nguồn kinh phí của Trung ương (Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích): Hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất cho 29.165 hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện hưởng hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
- Nguồn kinh phí của tỉnh: Đảm bảo thực hiện công tác tuyên truyền về số hóa truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh; kinh phí thực hiện điều tra danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện nhận đầu thu truyền hình số; kinh phí thực hiện khảo sát vùng lõm truyền hình số mặt đất, cụ thể như sau:
+ Kinh phí thực hiện tuyên truyền về số hóa truyền hình (đã được Sở Tài chính thẩm định tại Công văn số 2868/STC-HCSN ngày 12/7/2016 về Kinh phí triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa): 139.960.000 đồng.
+ Kinh phí thực hiện điều tra, khảo sát các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số (đã được Sở Tài chính thẩm định tại Công văn số 2868/STC-HCSN ngày 12/7/2016 về Kinh phí triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa): 170.851.000 đồng
+ Kinh phí thực hiện khảo sát vùng lõm truyền hình số mặt đất (dự kiến 2.500 km, đơn giá 18.000đ/1l xăng, 100km/20l): 9.000.000 đồng.
- Nguồn kinh phí của Doanh nghiệp: Thực hiện đầu tư hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đảm bảo thực hiện đúng lộ trình số hóa.
- Thống nhất chỉ đạo việc thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Chỉ đạo các Sở, ban ngành và các đơn vị liên quan và địa phương phối hợp tổ chức thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất: Kiểm soát và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia truyền dẫn, phát sóng truyền hình số theo đúng Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ) và Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 2451/2011/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Quyết định thời điểm kết thúc truyền hình tương tự mặt đất để chuyển sang truyền hình số mặt đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Chỉ đạo việc lựa chọn đơn vị phát sóng nhằm đảm bảo tổ chức phát sóng các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của trung ương và địa phương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Tổng kết, đánh giá và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất theo từng giai đoạn để điều chỉnh, bổ sung lộ trình số hóa cho phù hợp với điều kiện thực tế.
- Khuyến khích các đài thử nghiệm các kênh chương trình trên hệ thống truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất.
II. Sở Thông tin và Truyền thông
- Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo tổ chức triển khai và theo dõi việc thực hiện Đề án.
- Chủ trì triển khai kế hoạch thông tin tuyên truyền về số hóa truyền hình để nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị và người dân được biết.
- Thẩm định, góp ý kế hoạch thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa của các cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình số mặt đất.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch và dự toán kinh phí hỗ trợ đầu thu truyền hình số gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Xây dựng kế hoạch triển khai hỗ trợ đầu thu truyền hình số trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
III. Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa
- Thẩm định, góp ý kế hoạch thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa của các cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình số mặt đất.
- Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện khảo sát vùng lõm truyền hình số mặt đất trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc đánh giá, lựa chọn nhà thầu cung cấp hạ tầng truyền dẫn, phát sóng có độ phủ rộng, chất lượng tốt, chi phí phù hợp, đảm bảo chất lượng tín hiệu đến người dùng đạt tiêu chuẩn quy định.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức, sắp xếp lại bộ phận truyền dẫn, phát sóng (cả hạ tầng và nhân lực) theo lộ trình số hóa và báo cáo Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa để trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định các dự án, chương trình liên quan đến triển khai Đề án.
- Tham mưu bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh, các nguồn kinh phí khác để triển khai thực hiện Đề án.
Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp để triển khai thực hiện Đề án.
VI. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp kiểm tra, giám sát khi triển khai hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất đến các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện nhận hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan kiểm tra, kiểm soát và xử lý các cơ sở kinh doanh, lưu hành trên thị trường các máy phát, máy thu truyền hình số, đầu thu truyền hình số không có nguồn gốc hợp pháp, không đúng theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn do Nhà nước quy định.
VIII. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thiết bị thu, phát và chuyển đổi sử dụng truyền hình số mặt đất theo Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ trì tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo hướng sẵn sàng làm chủ công nghệ về sản xuất các thiết bị thu, phát chuyển đổi sử dụng trong truyền hình số mặt đất.
IX. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Triển khai các đợt tuyên truyền lưu động đến các địa bàn người dân khó tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng.
- Chỉ đạo các xã, phường và thị trấn đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đến thôn và hộ gia đình để người dân thấy được lợi ích từ chủ trương này và quyền, nghĩa vụ của mỗi người dân đối với quá trình số hóa truyền hình.
- Căn cứ danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện hưởng hỗ trợ đầu thu truyền hình số trên địa bàn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường và thị trấn thực hiện:
+ Xác nhận danh sách các đối tượng đã được hỗ trợ đầu thu số hóa truyền hình mặt đất do doanh nghiệp cung cấp.
+ Phối hợp tổ chức kiểm tra giám sát việc hỗ trợ, lắp đặt đầu thu truyền hình số mặt đất.
- Chỉ đạo các Đài Truyền thanh cơ sở:
+ Bố trí thời lượng phát các audio clip về số hóa truyền hình vào thời điểm đông người nghe trong ngày. Tần suất phát không ít hơn 1 ngày trong tuần. Ưu tiên bố trí thời lượng phát sóng tuyên truyền vào các ngày thứ Bảy và Chủ nhật.
+ Tăng thời lượng phổ biến về số hóa truyền hình bằng các bản tin về số hóa truyền hình tại địa phương.
- Mở thêm chuyên trang, chuyên mục phù hợp để tuyên truyền về số hóa truyền hình.
- Sắp xếp tin bài ở vị trí ưu tiên, tăng số lượng và chất lượng tin bài về số hóa truyền hình.
XI. Các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng truyền dẫn, phát sóng
- Triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng với công nghệ hiện đại, đúng Quy hoạch của tỉnh Khánh Hòa, phù hợp với lộ trình số hóa; vừa đảm bảo mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu thuê hạ tầng của các đài truyền hình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cũng như các địa phương khác.
- Đẩy mạnh việc hợp tác giữa các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng truyền dẫn, phát sóng để dùng chung cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng, độ phủ sóng; vừa đảm bảo mỹ quan đô thị, đồng thời tiết kiệm chi phí xã hội.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Số hóa truyền hình mặt đất vừa là yêu cầu vừa là xu thế công nghệ của thế giới. Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đến năm 2020 của Chính phủ đã xác lập định hướng và lộ trình cho việc số hóa toàn diện truyền hình số mặt đất của Việt Nam. Là một trong nhóm các tỉnh triển khai giai đoạn 2, Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là kế hoạch tổng thể với những giải pháp cụ thể huy động nguồn lực toàn tỉnh triển khai nhằm mục tiêu tỉnh Khánh Hòa sẽ hoàn thành việc số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất trước ngày 31 tháng 12 năm 2018.
II. Kiến nghị
Để tỉnh Khánh Hòa có thể thực hiện tốt định hướng và lộ trình của Chính phủ, Ban Chỉ đạo số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tỉnh Khánh Hòa kính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông:
- Gia hạn thời gian triển khai truyền hình số mặt đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa theo nhóm III của lộ trình triển khai, có nghĩa là đến ngày 31/12/2018 sẽ ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển đổi hoàn toàn sang truyền hình số mặt đất.
- Tham gia góp ý đối với việc lựa chọn doanh nghiệp cung cấp hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đầu tư triển khai các máy phát số phủ kín toàn bộ vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo của tỉnh Khánh Hòa.
- Yêu cầu các nhà mạng thực hiện nhắn tin thông tin tuyên truyền về số hóa truyền hình đến các thuê bao di động trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất cho 29.165 hộ nghèo và hộ cận nghèo đủ điều kiện được hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
CÁC ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT VÙNG LÕM
1. Huyện Khánh Vĩnh: Thời gian dự kiến khảo sát 2 ngày (mỗi điểm khảo sát đo đạc khoảng 2 giờ, bao gồm cả thời gian di chuyển).
- Xã Liên Sang (UBND xã).
- Xã Khánh Thượng (UBND xã).
- Xã Khánh Phú.
- Xã Khánh Thành (UBND xã).
- Xã Sơn Thái (Thôn Bố Lan, đường Khánh Lê - Lâm Đồng).
2. Huyện Khánh Sơn: Thời gian dự kiến khảo sát 2 ngày (mỗi điểm khảo sát đo đạc khoảng 2 giờ, bao gồm cả thời gian di chuyển).
- Xã Ba Cụm Nam (UBND xã)
- Xã Thành Sơn (gần đài phát vùng lõm của VTV3)
- Xã Sơn Lâm
+ Điểm 1: thôn 2 Nic
+ Điểm 2: thôn 2 Khánh.
3. Huyện Vạn Ninh: Thời gian dự kiến khảo sát 3 ngày (mỗi điểm khảo sát đo đạc khoảng 2 giờ, bao gồm cả thời gian di chuyển).
- Ga Đại Lãnh.
- Đồn Biên phòng 358 Đầm Môn.
- Nhà hàng Cổ Mã (đèo Cổ Mã).
- Bưu điện Tu Bông.
- UBND xã Vạn Bình.
- Khu dân cư Tu Bông.
- Thôn Đầm Môn.
- Khu dân cư chợ Tu Bông - Vạn Long.
4. Thị xã Ninh Hòa: Thời gian dự kiến khảo sát 2 ngày (mỗi điểm khảo sát đo đạc khoảng 2 giờ, bao gồm cả thời gian di chuyển).
- Xã Ninh Phụng.
- Xã Ninh Phước.
- Xã Ninh Sơn.
- Xã Ninh Diêm.
- Thôn Ninh Tịnh, xã Ninh Phước.
- Xã Ninh Vân.
5. Huyện Cam Lâm: Thời gian dự kiến khảo sát 1/2 ngày (mỗi điểm khảo sát đo đạc khoảng 2 giờ, bao gồm cả thời gian di chuyển)
- Xã Cam Hòa (tại UBND xã).
- Xã Cam An Nam (Thôn Vĩnh Trung)
6. Thành phố Cam Ranh: Thời gian dự kiến khảo sát 3 ngày (mỗi điểm khảo sát đo đạc khoảng 2 giờ, bao gồm cả thời gian di chuyển, riêng 2 điểm xã đảo Bình Hưng và xã đảo Bình Ba, mỗi điểm khảo sát mất 1 ngày và di chuyển bằng thuyền)
- Xã Cam Thịnh Tây: không xem được KTV.
+ Điểm 1: Thôn Suối Rua.
+ Điểm 2: Thôn Sông Cạn.
- Xã Cam Thành Nam (UBND xã).
- Xã đảo Bình Ba.
- Xã đảo Bình Hưng.
7. Huyện Diên Khánh: Thời gian dự kiến khảo sát 2 ngày (mỗi điểm khảo sát đo đạc khoảng 2 giờ, bao gồm cả thời gian di chuyển)
- Xã Diên An (UBND xã).
- Xã Suối Hiệp (thôn Cư Trạch, QL 1A, nhà máy Yến sào Khánh Hòa).
- Xã Diên Toàn.
- Xã Diên Lâm.
- Xã Diên Điền.
- Xã Diên Phú.
- Xã Diên Sơn.
- Xã Diên Lạc.
- Xã Diên Hòa.
I. Triển khai truyền hình số mặt đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
1. Số hóa truyền hình mặt đất | Là chuyển từ việc phát/thu sóng truyền hình tương tự mặt đất (như hầu hết hiện nay) sang truyền hình số mặt đất. |
2. Thời gian chuyển đổi | Dự kiến ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất vào lúc 24 giờ 00 ngày 31/12/2018. Sau thời điểm này, các tivi đang thu tín hiệu truyền hình tương tự mặt đất (anten cắm trực tiếp vào tivi) sẽ không còn thu được các chương trình truyền hình như trước đây. |
3. Lợi ích cho người dân | - Xem được nhiều kênh chương trình hơn. - Hình ảnh rõ nét, có độ phân giải cao, không bị nhiễu, chập chờn. - Âm thanh tốt và rõ ràng hơn. |
4. Lợi ích cho quốc gia | - Tiết kiệm kênh tần số - một tài nguyên của quốc gia. - Giảm chi phí đầu tư (01 máy phát có thể phát nhiều chương trình). |
5. Đối tượng bị ảnh hưởng | - Người đang sử dụng tivi tương tự, không có chức năng thu số chuẩn DVB-T2. - Hoặc không sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền như: Truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình Internet (IPTV). |
6. Để thu được truyền hình số mặt đất | - Tivi có chức năng thu số chuẩn DVB-T2. - Hoặc nếu dùng tivi tương tự phải có đầu thu truyền hình số (set-topbox) chuẩn DVB-T2. |
7. Người dân cần phải làm gì | - Nếu gia đình bạn đang sử dụng truyền hình tương tự mặt đất (sử dụng ăng ten trong nhà/ngoài trời cắm trực tiếp vào tivi) và nằm trong vùng phủ sóng của truyền hình số mặt đất: + Bạn có thể mua tivi mới đã tích hợp sẵn đầu thu truyền hình số chuẩn DVB-T2 tại các siêu thị, cửa hàng điện máy để thu các kênh truyền hình số mặt đất miễn phí. + Hoặc bạn có thể mua đầu thu truyền hình số DVB-T2 đã có chứng nhận đủ tiêu chuẩn, sau đó kết nối với tivi cũ để xem được các kênh truyền hình số miễn phí. * Chú ý: Lựa chọn sản phẩm đạt tiêu chuẩn: có dán logo biểu trưng số hóa truyền hình trên tivi số và đầu thu truyền hình số mặt đất chuẩn DVB-T2. - Nếu gia đình bạn đang sử dụng dịch vụ truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, hoặc truyền hình Internet, các bạn không cần làm gì cả. Việc chấm dứt phát sóng truyền hình tương tự mặt đất không ảnh hưởng đến các phương thức thu xem truyền hình khác. |
8. Đối tượng được hưởng hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất | Đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ được Nhà nước hỗ trợ 01 đầu thu truyền hình số mặt đất chuẩn DVB-T2, nếu đủ các điều kiện sau: + Đang sử dụng máy thu hình công nghệ tương tự chưa tích hợp tính năng thu truyền hình số theo chuẩn DVB-T2. + Chưa có đầu thu truyền hình số DVB-T2. + Chưa sử dụng bất kỳ một trong các phương thức truyền hình trả tiền như: Truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình Internet trong thời gian triển khai hỗ trợ tại địa phương. * Các thủ tục nhận hỗ trợ sẽ được Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn hướng dẫn tới từng hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh. |
II. Cách nhận dạng tivi, đầu thu thu tín hiệu truyền hình số mặt đất
Theo quy định, từ 01/5/2014 các dòng sản phẩm tivi và đầu thu đã tích hợp chức năng thu truyền hình số chuẩn DVB-T2 phải được dán nhãn hàng hóa, dấu hợp quy và biểu trưng số hóa truyền hình để nhân dân dễ dàng nhận biết khi mua các sản phẩm này trên thị trường:
1. Logo biểu trưng số hóa truyền hình | 2. Nhãn hợp quy | 3. Nhãn hàng hóa |
TỔNG HỢP SỐ LIỆU HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO ĐỦ KIỆN NHẬN HỖ TRỢ ĐẦU THU TRUYỀN HÌNH SỐ
STT | Huyện/thị xã/thành phố | Số lượng | ||
Hộ nghèo | Hộ cận nghèo | Tổng | ||
(A) | (B) | (1) | (2) | (3) |
I | Thành phố Nha Trang | 1.042 | 1.726 | 2.768 |
1 | Phường Vạn Thạnh | 25 | 24 | 49 |
2 | Phường Vạn Thắng | 25 | 57 | 82 |
3 | Phường Xương Huân | 21 | 7 | 28 |
4 | Phường Lộc Thọ | 2 | 12 | 14 |
5 | Phường Tân Lập | 2 | 3 | 5 |
6 | Phường Phước Tiến | 10 | 13 | 23 |
7 | Phường Phước Tân | 16 | 42 | 58 |
8 | Phường Phước Hải | 73 | 59 | 132 |
9 | Phường Phước Hòa | 6 | 28 | 34 |
10 | Phường Phước Long | 43 | 54 | 97 |
11 | Phường Vĩnh Nguyên | 109 | 178 | 287 |
12 | Phường Vĩnh Trường | 62 | 95 | 157 |
13 | Phường Vĩnh Thọ | 19 | 51 | 70 |
14 | Phường Vĩnh Phước | 42 | 82 | 124 |
15 | Phường Vĩnh Hải | 20 | 88 | 108 |
16 | Phường Vĩnh Hòa | 21 | 65 | 86 |
17 | Phường Phương Sài | 17 | 72 | 89 |
18 | Phường Phương Sơn | 14 | 22 | 36 |
19 | Phường Ngọc Hiệp | 16 | 85 | 101 |
20 | Xã Vĩnh Hiệp | 25 | 39 | 64 |
21 | Xã Vĩnh Thái | 52 | 37 | 89 |
22 | Xã Vĩnh Thạnh | 14 | 53 | 67 |
23 | Xã Vĩnh Trung | 10 | 13 | 23 |
24 | Xã Vĩnh Phương | 69 | 34 | 103 |
25 | Xã Vĩnh Ngọc | 10 | 18 | 28 |
26 | Xã Vĩnh Lương | 122 | 95 | 217 |
27 | Xã Phước Đồng | 197 | 400 | 597 |
II | Thị xã Ninh Hòa | 3.939 | 3.230 | 7.169 |
1 | Phường Ninh Đa | 187 | 209 | 396 |
2 | Phường Ninh Diêm | 166 | 186 | 352 |
3 | Phường Ninh Giang | 67 | 154 | 221 |
4 | Phường Ninh Hà | 136 | 113 | 249 |
5 | Phường Ninh Hải | 81 | 235 | 316 |
6 | Phường Ninh Hiệp | 134 | 315 | 449 |
7 | Phường Ninh Thủy | 160 | 184 | 344 |
8 | Xã Ninh An | 357 | 242 | 599 |
9 | Xã Ninh Bình | 121 | 170 | 291 |
10 | Xã Ninh Đông | 109 | 8 | 117 |
11 | Xã Ninh Hưng | 79 | 52 | 131 |
12 | Xã Ninh Lộc | 231 | 74 | 305 |
13 | Xã Ninh Phú | 81 | 131 | 212 |
14 | Xã Ninh Phụng | 124 | 141 | 265 |
15 | Xã Ninh Phước | 94 | 20 | 114 |
16 | Xã Ninh Quang | 177 | 59 | 236 |
17 | Xã Ninh Sim | 132 | 91 | 223 |
18 | Xã Ninh Sơn | 186 | 122 | 308 |
19 | Xã Ninh Tân | 108 | 22 | 130 |
20 | Xã Ninh Thân | 162 | 64 | 226 |
21 | Xã Ninh Thọ | 59 | 111 | 170 |
22 | Xã Ninh Thượng | 227 | 136 | 363 |
23 | Xã Ninh Trung | 97 | 23 | 120 |
24 | Xã Ninh Vân | 22 | 21 | 43 |
25 | Xã Ninh Xuân | 133 | 183 | 316 |
26 | Xã Ninh Tây | 432 | 83 | 515 |
27 | Xã Ninh Ích | 77 | 81 | 158 |
III | Huyện Cam Lâm | 2.412 | 2.109 | 4.521 |
1 | Thị trấn Cam Đức | 159 | 99 | 258 |
2 | Xã Cam Thành Bắc | 136 | 240 | 376 |
3 | Xã Cam Hải Tây | 48 | 104 | 152 |
4 | Xã Cam Hải Đông | 44 | 38 | 82 |
5 | Xã Cam Phước Tây | 190 | 113 | 303 |
6 | Xã Cam An Bắc | 312 | 417 | 729 |
7 | Xã Cam An Nam | 381 | 297 | 678 |
8 | Xã Cam Hiệp Nam | 47 | 123 | 170 |
9 | Xã Cam Hiệp Bắc | 60 | 114 | 174 |
10 | Xã Cam Hòa | 143 | 130 | 273 |
11 | Xã Cam Tân | 217 | 31 | 248 |
12 | Xã Sơn Tân | 29 | 3 | 32 |
13 | Xã Suối Tân | 123 | 103 | 226 |
14 | Xã Suối Cát | 523 | 297 | 820 |
IV | Huyện Khánh Sơn | 2.519 | 290 | 2.809 |
1 | Xã Ba Cụm Bắc | 665 | 113 | 778 |
2 | Xã Sơn Trung | 82 | 52 | 134 |
3 | Xã Sơn Lâm | 378 | 29 | 407 |
4 | Thị trấn Tô Hạp | 383 | 25 | 408 |
5 | Xã Thành Sơn | 124 | 0 | 124 |
6 | Xã Ba Cụm Nam | 218 | 19 | 237 |
7 | Xã Sơn Hiệp | 296 | 17 | 313 |
8 | Xã Sơn Bình | 373 | 35 | 408 |
V | Huyện Khánh Vĩnh | 2.314 | 221 | 2.535 |
1 | Thị trấn Khánh Vĩnh | 179 | 37 | 216 |
2 | Xã Khánh Thành | 304 | 9 | 313 |
3 | Xã Khánh Phú | 291 | 8 | 299 |
4 | Xã Sông Cầu | 15 | 28 | 43 |
5 | Xã Cầu Bà | 107 | 5 | 112 |
6 | Xã Liên Sang | 43 | 2 | 45 |
7 | Xã Giang Ly | 133 | 9 | 142 |
8 | Xã Sơn Thái | 159 | 0 | 159 |
9 | Xã Khánh Thượng | 229 | 8 | 237 |
10 | Xã Khánh Nam | 89 | 8 | 97 |
11 | Xã Khánh Trung | 274 | 64 | 338 |
12 | Xã Khánh Bình | 446 | 42 | 488 |
13 | Xã Khánh Hiệp | 45 | 1 | 46 |
14 | Xã Khánh Đông | 0 | 0 | 0 |
VI | Huyện Vạn Ninh | 3.292 | 1.357 | 4.649 |
1 | Xã Vạn Thạnh | 349 | 42 | 391 |
2 | Xã Đại Lãnh | 365 | 107 | 472 |
3 | Xã Vạn Thọ | 143 | 49 | 192 |
4 | Xã Vạn Phước | 283 | 53 | 336 |
5 | Xã Vạn Long | 188 | 203 | 391 |
6 | Xã Vạn Khánh | 262 | 70 | 332 |
7 | Xã Vạn Thắng | 68 | 10 | 78 |
8 | Xã Vạn Bình | 269 | 52 | 321 |
9 | Xã Vạn Phú | 261 | 266 | 527 |
10 | Thị trấn Vạn Giã | 559 | 0 | 559 |
11 | Xã Vạn Lương | 317 | 204 | 521 |
12 | Xã Vạn Hưng | 80 | 224 | 304 |
13 | Xã Xuân Sơn | 148 | 77 | 225 |
VII | Huyện Diên Khánh | 1.342 | 1.128 | 2.470 |
1 | Thị trấn Diên Khánh | 165 | 121 | 286 |
2 | Xã Diên An | 24 | 20 | 44 |
3 | Xã Diên Bình | 25 | 17 | 42 |
4 | Xã Diên Điền | 64 | 29 | 93 |
5 | Xã Diên Đồng | 116 | 47 | 163 |
6 | Xã Diên Hòa | 68 | 104 | 172 |
7 | Xã Diên Lạc | 63 | 100 | 163 |
8 | Xã Diên Lộc | 34 | 76 | 110 |
9 | Xã Diên Lâm | 67 | 53 | 120 |
10 | Xã Diên Phước | 70 | 62 | 132 |
11 | Xã Diên Phú | 60 | 151 | 211 |
12 | Xã Diên Sơn | 21 | 33 | 54 |
13 | Xã Diên Thạnh | 23 | 9 | 32 |
14 | Xã Diên Thọ | 30 | 16 | 46 |
15 | Xã Diên Toàn | 37 | 25 | 62 |
16 | Xã Diên Tân | 96 | 22 | 118 |
17 | Xã Diên Xuân | 221 | 109 | 330 |
18 | Xã Suối Hiệp | 64 | 23 | 87 |
19 | Xã Suối Tiên | 77 | 89 | 166 |
VIII | Thành phố Cam Ranh | 1.241 | 1.003 | 2.244 |
1 | Phường Ba Ngòi | 55 | 67 | 122 |
2 | Phường Cam Phú | 67 | 142 | 209 |
3 | Phường Cam Phúc Nam | 217 | 190 | 407 |
4 | Xã Cam Thành Nam | 115 | 16 | 131 |
5 | Phường Cam Thuận | 80 | 226 | 306 |
6 | Xã Cam Lập | 7 | 3 | 10 |
7 | Phường Cam Lộc | 35 | 35 | 70 |
8 | Xã Cam Phước Đông | 431 | 68 | 499 |
9 | Xã Cam Thịnh Đông | 90 | 82 | 172 |
10 | Xã Cam Thịnh Tây | 135 | 167 | 302 |
11 | Phường Cam Linh | 9 | 7 | 16 |
12 | Xã Cam Bình | 0 | 0 | 0 |
13 | Phường Cam Phúc Bắc | 0 | 0 | 0 |
14 | Phường Cam Lợi | 0 | 0 | 0 |
15 | Phường Cam Nghĩa | 0 | 0 | 0 |
Cộng (137 xã/phường/thị trấn) | 18.101 | 11.064 | 29.165 |
- 1 Kế hoạch 2247/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 2 Kế hoạch 3465/KH-UBND năm 2018 thực hiện “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3 Kế hoạch 37/KH-UBND về thực hiện đề án số hóa truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018
- 4 Kế hoạch 48/KH-UBND tuyên truyền về số hóa truyền hình mặt đất năm 2017 do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 5 Kế hoạch 4940/KH-UBND năm 2016 thực hiện “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 6 Kế hoạch 88/KH-UBND năm 2016 triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 7 Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2016 tổ chức thông tin, tuyên truyền Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 8 Quyết định 859/QĐ-UBND năm 2016 kiện toàn Ban chỉ đạo Đề án truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 9 Thông tư 08/2016/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 10 Quyết định 653/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 11 Kế hoạch 11/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 12 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 13 Quyết định 1481/QĐ-CTUBND năm 2015 về thay thế thành viên Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 14 Quyết định 3677/QĐ-UBND năm 2014 về thành lập Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 15 Thông tư 05/2014/TT-BTTTT về Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 16 Quyết định 891/QĐ-BTTTT năm 2013 phê duyệt Đề án thông tin, tuyên truyền về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 17 Thông báo 198/TB-VPCP ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 18 Thông tư 07/2013/TT-BTTTT quy định thời điếm tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất đổi với máy thu hình sản xuất và nhập khẩu đế sử dụng tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 19 Quyết định 1671/QĐ-TTg năm 2012 sửa đổi Quyết định 2451/QĐ-TTg phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20 Quyết định 2451/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21 Quyết định 49/2010/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 22 Luật viễn thông năm 2009
- 23 Luật tần số vô tuyến điện năm 2009
- 24 Quyết định 22/2009/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Kế hoạch 11/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 2 Kế hoạch 88/KH-UBND năm 2016 triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 3 Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2016 tổ chức thông tin, tuyên truyền Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 4 Kế hoạch 4940/KH-UBND năm 2016 thực hiện “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 5 Kế hoạch 48/KH-UBND tuyên truyền về số hóa truyền hình mặt đất năm 2017 do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 6 Quyết định 1481/QĐ-CTUBND năm 2015 về thay thế thành viên Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 7 Kế hoạch 37/KH-UBND về thực hiện đề án số hóa truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018
- 8 Kế hoạch 3465/KH-UBND năm 2018 thực hiện “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 9 Kế hoạch 2247/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên