ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3156/QĐ-UBND | Yên Bái, ngày 25 tháng 12 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
Căn cứ Thông tư số 03/2013/TT-BKHĐT ngày 07/8/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08/7/2011 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải về việc phê duyệt chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 3230/QĐ-BGTVT ngày 14/12/2012 của Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định tạm thời về thiết kế mặt đường bê tông xi măng thông thường có khe nối trong xây dựng công trình giao thông; Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ GTVT về việc Ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII;
Căn cứ Quyết định số 1243/QĐ-UBND ngày 04/8/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông nông thôn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 15/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XVII, kỳ họp thứ 15 thông qua Đề án phát triển Giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 189/TTr-SGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án phát triển Giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố việc triển khai thực hiện Đề án theo những nội dung được phê duyệt tại Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
(Kèm theo Quyết định số 3156/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh luôn quan tâm xây dựng, phát triển nông thôn, cải thiện, nâng cao mức sống của người nông dân, đặc biệt nông dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi khó khăn, trong đó tập trung ưu tiên nguồn vốn đầu tư xây dựng để bê tông hóa, cứng hóa mặt đường giao thông nông thôn (GTNT). Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", tạo điều kiện đi lại thuận tiện cho nhân dân, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của tỉnh. Tuy nhiên, do đặc thù là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, địa hình phức tạp, tổng chiều dài các tuyến đường GTNT khá lớn, hầu hết các tuyến đường đều chưa được đưa vào cấp hoặc chỉ đầu tư với quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, hệ thống công trình thoát nước chưa được đầu tư hoàn chỉnh, mức đóng góp của nhân dân còn hạn chế, các công trình thực hiện theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" mới chỉ cải thiện một phần điều kiện đi lại của nhân dân.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh đã ban hành Đề án phát triển Giao thông nông thôn trên địa tỉnh: Đến nay, mục tiêu của Đề án đã hoàn thành. Năm 2015, Đề án kết thúc; Có thể thấy, Đề án phát triển Giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 đã được triển khai rộng khắp, tạo được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân, đóng góp cho sự nghiệp phát triển giao thông nông thôn của tỉnh.
Để tiếp tục phát huy thành công đã đạt được của Đề án phát triển GTNT giai đoạn 2011 - 2015. Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, tạo động lực phát triển hơn nữa hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn của tỉnh, cần thiết phải nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, nhằm triển khai thực hiện các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên quy định về chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam. Đồng thời tạo điều kiện phát triển nông thôn, cải thiện nâng cao mức sống của người nông dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi khó khăn, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho nhân dân, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của tỉnh là rất cần thiết.
- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;
- Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 nám 2014;
- Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Căn cứ Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08/7/2011 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải về việc phê duyệt chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Căn cứ Quyết định số 3230/QĐ-BGTVT ngày 14/12/2012 của Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định tạm thời về thiết kế mặt đường bê tông xi măng thông thường có khe nối trong xây dựng công trình giao thông; Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ GTVT về việc Ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Thông tư số 03/2013/TT-BKHĐT ngày 07/8/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Căn cứ Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII;
- Căn cứ Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 15/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái thông qua Đề án phát triển Giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020;
- Căn cứ Quyết định số 1243/QĐ-UBND ngày 04/8/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt dự án quy hoạch phát triển giao thông nông thôn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2020;
III. MỤC ĐÍCH ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; các Chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với nhiệm vụ phát triển giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
Làm cơ sở cho các ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các xã, phường, thôn, bản, tổ dân phố chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển GTNT; huy động các nguồn lực đầu tư kiên cố hóa đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội an ninh quốc phòng của các địa phương trong tỉnh.
I. KHÁI QUÁT MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
Mang lưới đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài 6.878 km đường GTNT, trong đó đường bê tông nhựa có 228,29 km chiếm 3,31%; đường Bê tông xi măng có 835,61 km chiếm 12,14%; đường đá dăm, đá dăm láng nhựa có 725,71 km chiếm 10,55%; còn lại là đường cấp phối và đường đất có 5.090 km chiếm 74%.
Đánh giá theo cấp hạng kỹ thuật: Đường cấp III có 43 km; Đường cấp IV có 108 km; Đường cấp V có 60 km; Đường cấp VI có 58 km; Đường cấp A GTNT có 1216 km; Đường cấp B GTNT có 1.980 km; Đường chưa vào cấp có 3.413 km;
* Tổng hợp hiện trạng đường huyện, đường xã, đường thôn bản.
STT | Tên đường/Huyện | Chiều dài (Km) | Kết cấu mặt đường | Đảnh giá theo tỷ lệ% | ||||||
Bê tông Nhựa (Km) | Bê tông Xi măng (Km) | Đá dăm nhựa (Km) | Tổng nhựa hóa và BT hóa MĐ (Km) | Cấp phối (Km) | Đất (Km) | Tỷ lệ cứng hóa mặt đường | Đất + CP (Km) | |||
| TỔNG | 6878 | 228,29 | 835,61 | 725,71 | 1789,61 | 406,24 | 4682,48 | 32,11 | 67,89 |
I | Huyện Mù Cang Chải | 726,6 | 0 | 70,6 | 23,7 | 94,3 | 2 | 630,3 | 12,98% | 87,02% |
II | Huyện Trạm Tấu | 608,68 | 0 | 39,66 | 7,11 | 47,77 | 25,85 | 536,06 | 7,68% | 92,32% |
III | Huyện Văn Chấn | 829,08 | 0,58 | 151,49 | 47,62 | 199,69 | 289,27 | 340,12 | 24,09% | 75,91% |
IV | Thị xã Nghĩa Lộ | 148,96 | 5,5 | 80,7 | 11,9 | 98,1 | 5 | 45,86 | 65,86% | 34,14% |
V | Huyện Yên Bình | 969,58 | 0,6 | 111,26 | 74,2 | 186,06 | 36,2 | 747,32 | 19,19% | 80,81% |
VI | Huyện Lục Yên | 997,34 | 5,56 | 207,36 | 107,52 | 320,44 | 9,32 | 667,58 | 32,13% | 67,87% |
VII | Huyện Văn Yên | 964,96 | 2 | 51,12 | 64,55 | 117,67 | 3 | 844,29 | 12,19% | 87,81% |
VIII | Huyện Trấn Yên | 1077,49 | 2,9 | 86,4 | 92,84 | 182,14 | 24,4 | 870,95 | 16,90% | 83,10% |
IX | Thành phố Yên Bái | 555,64 | 211,15 | 37,02 | 296,27 | 544,44 | 11,2 | 0 | 97,98% | 2,02% |
1. Mục tiêu của Đề án
Đến hết năm 2015, phấn đấu kiên cố hóa tối thiểu 420 km mặt đường bê tông liên xã, đường từ xã xuống thôn, đường liên thôn bản và mở mới, mở rộng tối thiểu 825 km đường thôn bản.
2. Kết quả đạt được
Stt | Địa phương | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 (theo kế hoạch) | Tổng cộng | |||||
Kiên cố mặt đường BTXM | Mở mới mở rộng | Kiên cố mặt đường BTXM | Mở mới mở rộng | Kiên cố mặt đường BTXM | Mở mới mở rộng | Kiên cố mặt đường BTXM | Mở mới mở rộng | Kiên cố mặt đường BTXM | Mở mới mở rộng | ||
1 | Thành phố Yên Bái | 28,32 | 7,90 | 31,17 | 11,70 | 19,30 | 6,50 | 22,50 | 15,50 | 101,29 | 41,60 |
2 | Huyện Văn Yên | 17,21 | 40,00 | 21,16 | 48,00 | 30,97 |
| 19,50 |
| 88,84 | 88,00 |
3 | Huyện Yên Bình | 13,00 | 52,00 | 15,80 |
| 17,00 |
| 18,50 |
| 64,30 | 52,00 |
4 | Thị xã Nghĩa Lộ | 10,04 | 12,00 | 6,40 | 16,93 | 7,71 | 5,10 | 6,50 | 6,00 | 30,65 | 40,03 |
5 | Huyện Mù Cang Chải |
| 100,00 |
| 64,00 | 2,00 | 70,00 |
| 80,00 | 2,00 | 314,00 |
6 | Huyện Trấn Yên | 23,47 | 17,04 | 30.30 | 15,00 | 25,60 |
| 18,00 | 20,00 | 97,37 | 52,04 |
7 | Huyện Lục Yên | 22,70 | 20,00 | 44,74 | 65,79 | 33,73 | 33,20 | 19,00 | 12,00 | 120,17 | 130,99 |
8 | Huyện Văn Chấn | 12,49 | 26,63 | 17,62 | 46,96 | 20,90 | 35,32 | 13,00 | 20,00 | 64,01 | 128,91 |
9 | Huyện Trạm Tấu | 2,00 | 69,90 | 7,93 | 67,62 | 1,97 | 135,38 | 2,00 | 68,50 | 13,90 | 341,39 |
10 | Cộng | 129,23 | 345,47 | 175,12 | 336,00 | 159,18 | 285,50 | 119,00 | 222,00 | 582,53 | 1.188,96 |
3. Đánh giá kết quả đạt được:
Sau 4 năm thực hiện Đề án phát triển Giao thông nông thôn trên địa bàn, đến nay mục tiêu của Đề án đã được hoàn thành, đạt 138,7% so với kế hoạch giao đối với kiên cố mặt đường và đạt 144,1% so với kế hoạch giao đối với đường đất. Giá trị thực hiện đến hết năm 2015 ước đạt 1.021 tỷ đồng (Nhà nước: 448 tỷ đồng, Nhân dân: 573 tỷ đồng). Các địa phương đã huy động được một nguồn lực rất lớn từ nhân dân thông qua việc đóng góp về vật liệu, ngày công, tiền. Nhiều doanh nghiệp trong tỉnh cũng đã đóng góp bằng tiền, ca máy; nhiều gia đình tự nguyện tham gia ủng hộ tiền và tự nguyện hiến đất. Sự đóng góp thiết thực đó, đã và đang cùng với tỉnh đẩy mạnh phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn tạo điều kiện thuận lợi về đi lại cho nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần tích cực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Chính phủ.
Dự kiến đến hết năm 2015, Tổng số km dài đường giao thông nông thôn hoàn thành là 7.218 km. Trong đó đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa là 1.908 km chiếm 26,43%; đường đất và cấp phối là 5.310 km chiếm 73,56%.
IV. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC KIÊN CỐ HÓA ĐƯỜNG GTNT
1. Thuận lợi:
Được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo công tác phát triển giao thông nông thôn. Tỉnh đã ưu tiên nhiều nguồn vốn để thực hiện bê tông hóa đường giao thông nông thôn. Các huyện, thị xã đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, đồng thời thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận động tới nhân dân, được nhân dân đồng tình hưởng ứng thực hiện chủ trương của tỉnh.
2. Khó khăn:
- Đối với các tuyến đường đi qua khu vực ít hộ dân sẽ khó khăn trong việc huy động đóng góp của nhân dân nên cần chú ý làm tốt công tác thống kê, xác định mức đóng góp của nhân dân trong quá trình thực hiện để bê tông hóa được cả những tuyến này cho đồng bộ.
- Hiện nay các công trình ở gần trung tâm huyện, thị xã, thành phố đã được đầu tư, còn lại các công trình xa trung tâm, đường vận chuyển vật liệu gặp nhiều khó khăn, dân cư dải dác, suất đầu tư của công trình cao, do đó khó có khả năng triển khai thực hiện các dự án tại đây theo mô hình của Đề án.
- Trình độ của các cán bộ xã ở nhiều nơi còn hạn chế, do đó công tác lập hồ sơ thi công, dự toán của công trình theo mẫu hướng dẫn còn gặp nhiều khó khăn.
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN GTNT TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
- Quán triệt và vận dụng các chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Chính phủ, và sự chỉ đạo của các Bộ, Ngành trung ương trong công tác phát triển hạ tầng GTNT giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Phát triển GTNT phải gắn với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội toàn diện như: Xóa đói, giảm nghèo, các dịch vụ và kế hoạch xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống vật chất, đời sống tinh thần cho người dân, giảm bớt sự chênh lệch, cách biệt giữa nông thôn và thành thị.
- Phát triển GTNT phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của các huyện, thị xã, thành phố, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển GTNT đi trước một bước tạo tiền đề, động lực phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn miền núi, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho các xã vùng sâu, vùng xa và tăng cường củng cố an ninh - quốc phòng của địa phương và khu vực.
- Xây dựng hạ tầng giao thông là một trong những tiêu chí quan trọng, huy động nhiều nguồn lực trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Coi trọng công tác quản lý bảo trì và khai thác có hiệu quả kết cấu hạ tầng GTNT hiện có. Tập trung vốn đầu tư công trình thoát nước, kiên cố hóa mái ta luy và mặt đường đến Trung tâm xã và các thôn bản đông dân cư.
- Phát triển giao thông nông thôn phải phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nhằm tạo sự gắn kết, liên hoàn thông suốt từ mạng lưới giao thông quốc gia với đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường thôn bản, giữa các vùng kinh tế đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương.
- Phát huy nội lực, có cơ chế chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển GTNT với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhân dân làm là chính. Việc đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn phải phù hợp với Quy hoạch đã được phê duyệt, kết hợp lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và các tổ chức Quốc tế.
- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, vật liệu mới, công nghệ tiên tiến kết hợp với sử dụng vật liệu tại chỗ nhằm giảm chi phí xây dựng cho các công trình giao thông nông thôn.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư phát triển GTNT, tiếp tục phân cấp cho các địa phương theo đúng quy định của Luật ngân sách, và các quy định hiện hành.
1. Mục tiêu chung
- Phát triển GTNT phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, xóa đói giảm nghèo của địa phương.
- Phấn đấu thực hiện cơ bản các tuyến đường GTNT từ xã, phường, thị trấn xuống thôn, tổ dân phố, liên thôn bản được kiên cố hóa bằng bê tông xi măng.
2. Mục tiêu cụ thể
Đến hết năm 2020 phấn đấu kiên cố hóa ít nhất 435 km mặt đường giao thông liên xã, liên thôn và nội thôn (trong đó 285 km đường gồm mặt đường Bm = 4,5m, mặt đường Bm = 3,5m và 150 km loại đường có bề rộng mặt từ 2,0m đến dưới 3,0m) và mở mới, mở rộng ít nhất 600 km đường thôn bản loại 3,5m (trong đó mở mới nền đường 300 km loại bề rộng tối thiểu là 3,5m, mở rộng nền đường tới 3,5m là 300 km).
1. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật
(Riêng loại 1 và loại 2 tại các xã phải đảm bảo lề đường mỗi bên 0,5m, tại thành phố, thị xã tùy theo điều kiện thực tế có thể không làm lề, nhưng có rãnh thoát nước dọc).
1.3. Loại 3: Các tuyến đường đất mở mới bề rộng nền đường tối thiểu bằng 3,5m, có rãnh dọc một hoặc hai bên, cống thoát nước xây đá, gạch hoặc bê tông.
1.4. Loại 4: Các tuyến đường đất mở rộng nền đường lên tới 3,5m, có rãnh dọc một hoặc hai bên, cống thoát nước xây đá, gạch hoặc bê tông.
1.5. Công trình thoát nước: Xây dựng các công trình thoát nước tùy theo điều kiện thoát nước thực tế có thể lắp ghép tại chỗ bằng ống cống bê tông cốt thép hoặc có thể kiên cố bằng xây đá, gạch, bê tông.
1.6. Các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định áp dụng:
- Quyết định số 3230/QĐ-BGTVT ngày 14/12/2012 của Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định tạm thời về thiết kế mặt đường bê tông xi măng thông thường có khe nối trong xây dựng công trình giao thông;
- Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ GTVT về việc Ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Vật liệu xi măng: Xi măng PCB 40.
2. Nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng
2.1. Đối với các tuyến đường bê tông liên xã, liên thôn, nội thôn, xóm
Căn cứ vào điều kiện thực tế về nguồn vật liệu xây dựng xi măng, cát, sỏi hoặc đá tại địa phương, đơn giá của 1m3 bê tông sau khi tính toán và chia ra các khu vực sau:
- Tại các huyện Trấn Yên, Yên Bình và thành phố Yên Bái: Nhà nước hỗ trợ vật liệu chính (xi măng, cát, sỏi hoặc đá) tới chân công trình (có VAT). Đơn giá cho 1m3 bê tông mác 250 tính trung bình là 0,65 triệu đồng/m3.
- Tại các huyện Văn Yên, Lục Yên: Nhà nước hỗ trợ vật liệu chính (xi măng, cát, sỏi hoặc đá) tới chân công trình (có VAT). Đơn giá cho 1m3 bê tông mác 250 tính trung bình là 0,66 triệu đồng/m3.
- Tại các huyện Văn Chấn, Thị xã Nghĩa Lộ: Nhà nước hỗ trợ vật liệu chính (xi măng, cát, sỏi hoặc đá) tới chân công trình (có VAT). Đơn giá cho 1m3 bê tông mác 250 tính trung bình là 0,66 triệu đồng/m3.
- Tại các huyện Trạm Tấu: Nhà nước hỗ trợ vật liệu chính (xi măng, cát, sỏi hoặc đá) tới chân công trình (có VAT). Đơn giá cho 1m3 bê tông mác 250 tính trung bình là 0,85 triệu đồng/m3.
- Tại các huyện Mù Cang Chải: Nhà nước hỗ trợ vật liệu chính (xi măng, cát, sỏi hoặc đá) tới chân công trình (có VAT). Đơn giá cho 1m3 bê tông mác 250 tính trung bình là 1,00 triệu đồng/m3.
Một số lưu ý:
- Giá vật liệu chính (xi măng, cát, sỏi hoặc đá) bao gồm giá theo thông báo giá của liên sở Tài chính - Xây dựng công bố, cước vận chuyển tới chân công trình (chỉ tính cước vận chuyển trên các tuyến đường sử dụng được phương tiện là xe ô tô, không tính cước vận chuyển bằng các loại hình vận chuyển khác) và thuế VAT.
- Đơn giá 1m3 bê tông ở trên được tính trên cơ sở giá vật liệu tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố, thời điểm tháng 12 năm 2015.
2.2. Đối với các tuyến đường mở mới và mở rộng nền đường đất
- Đường mở mới: Nhà nước hỗ trợ mở mới nền đường loại bề rộng tối thiểu bằng 3,5m là 70 triệu đồng/1km.
- Đường mở rộng nền: Nhà nước hỗ trợ mở rộng nền đường lên tới 3,5m theo tỷ lệ tương ứng như sau:
(Nhà nước hỗ trợ = (70 triệu / 3,5m) x (3,5m - bề rộng mặt đường hiện tại)).
2.3. Công trình thoát nước:
- Các công trình cầu áp dụng cho cầu bản có khẩu độ Lo £ 6m, công trình thoát nước (cống bản có khẩu độ ³ 0,75m; cống tròn có đường kính ³ 0,75m; tràn liên hợp). Ngân sách nhà nước hỗ trợ vật liệu chính (cát, đá hoặc sỏi, xi măng, sắt thép) và thuế VAT; hỗ trợ 35% chi phí khảo sát, 35% chi phí thiết kế và 35% chi phí giám sát thi công xây dựng công trình thoát nước (tính theo quy định xây dựng cơ bản hiện hành). Địa phương huy động sức đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng phần còn lại;
- Các công trình thoát nước nhỏ cống tròn có đường kính £ 0,5m, kiên cố rãnh dọc tại các vị trí xung yếu: Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí ống cống định hình, vật liệu chính (xi măng, cát, sỏi hoặc đá) kiên cố rãnh dọc và thuế VAT. Hồ sơ cống, kiên cố rãnh dọc được áp dụng theo thiết kế mẫu và do UBND xã, phường, thị trấn tổ chức lập.
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí ống cống định hình F = 30 ¸ 50cm đến chân công trình và thuế VAT đối với các tuyến mở mới, mở rộng đường đất.
- Nhà nước hỗ trợ chi phí quyết toán theo quy định và 3 triệu đồng/1km cho các chi phí: quản lý thi công, lập hồ sơ công trình đối với kiên cố mặt đường và mở mới, mở rộng nền đường (công tác lập hồ sơ do chính quyền địa phương tổ chức lập theo phần IV của đề án).
- Đối với các tuyến mở mới, mở rộng đường đất có khối lượng địa chất là đá cần phải nổ mìn, Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí mở mới, mở rộng theo quy định, ngoài ra đối với các tuyến đường có khối lượng phá đá nổ mìn thì ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí vật liệu nổ (thuốc nổ, kíp nổ, dây điện), chi phí khoan, chi phí vận chuyển và công kỹ thuật được tính theo định mức của Bộ Xây dựng ban hành.
3. Đóng góp của nhân dân: Tự nguyện hiến đất, giải phóng mặt bằng và tổ chức thi công xây dựng công trình (thi công nền đường, đắp lề đường, rãnh thoát nước và đổ bê tông mặt đường, duy tu bảo dưỡng thường xuyên đường).
4. Công tác giám sát: Thực hiện giám sát cộng đồng (các địa phương cử cán bộ kỹ thuật phòng chuyên môn tham gia giám sát cùng cộng đồng).
5. Kế hoạch đầu tư, nguồn vốn đầu tư
Tổng vốn nhà nước đầu tư để thực hiện đề án: 270,65 tỷ đồng
(Hai trăm bảy mươi tỷ, sáu trăm năm mươi triệu đồng)
Trong đó:
- Kiên cố mặt đường: 205,59 tỷ đồng.
- Mở mới, mở rộng đường đất: 27,00 tỷ đồng.
- Công trình thoát nước: 33,75 tỷ đồng.
- Hỗ trợ lập hồ sơ và chi phí quyết toán: 4,31 tỷ đồng.
(Tổng nguồn vốn đầu tư được tính tại thời điểm tháng 12 năm 2015. Kế hoạch vốn được tính: loại 4,5m và loại 3,5m tính khối lượng trung bình với loại 3,5m và loại 2m đến dưới 3m tính trung bình với loại 2,5m).
- Nguồn vốn thực hiện Đề án: Nguồn vốn Trung ương, ngân sách địa phương, nguồn vốn đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp và các nguồn vốn vay, hỗ trợ giao thông nông thôn hợp pháp khác.
- Kế hoạch đầu tư hàng năm và vốn dự kiến: Như phụ biểu chi tiết kèm theo.
6. Thủ tục đầu tư và nghiệm thu, thanh, quyết toán vốn
6.1. Lập thủ tục đầu tư
- Trên cơ sở các tuyến đường giao thông nông thôn mà các tổ nhân dân, thôn, xóm, bản đề nghị được đầu tư bê tông hóa, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tiến hành kiểm tra, xác minh cụ thể và lập danh sách các tuyến đường cần đầu tư, tổ chức triển khai khảo sát, lập hồ sơ thi công, dự toán cho từng tuyến đường, chỉ đạo các tổ dân phố, thôn bản tổ chức họp dân và lập tờ trình nêu rõ khả năng huy động đóng góp của nhân dân trình Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định danh mục đầu tư. Trên cơ sở danh sách do UBND các xã, phường, thị trấn trình UBND các huyện, thị xã, thành phố thẩm tra và thực hiện các công việc tiếp theo theo quy định về phân cấp của tỉnh.
6.2. Nghiệm thu, thanh, quyết toán:
- Nghiệm thu hạng mục, hoàn thành công trình: Sở Xây dựng phối hợp với sở Giao thông vận tải và sở Tài chính có hướng dẫn cụ thể, chi tiết, để thực hiện nội dung này.
- Thanh, quyết toán đường giao thông nông thôn thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính về quy định quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn. Sở Tài chính hướng dẫn chi tiết, cụ thể nội dung này.
I. TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CỦA CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP:
Quán triệt việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII;
Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể huyện, thị xã, thành phố, xã, thôn, xóm, bản cần xây dựng Chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức chỉ đạo, thực hiện; tuyên truyền, vận động mọi thành phần kinh tế và nhân dân tham gia đóng góp để đầu tư phát triển GTNT.
Cơ quan quản lý Nhà nước các cấp (nhất là cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố, thị xã) cần nhận thức rõ ràng, đầy đủ vai trò, chức năng của mình để triển khai nhiệm vụ phát triển GTNT một cách chủ động, có chương trình, kế hoạch để thực hiện; cần làm tốt chức năng vận động, tuyên truyền, tổ chức, hướng dẫn, điều hành, tạo môi trường thuận lợi và có sự hỗ trợ cần thiết, kịp thời cho cơ sở, địa phương, người dân thực hiện xây dựng, đầu tư phát triển GTNT.
II. KẾT HỢP GIỮA ĐẦU TƯ MỚI VỚI TRIỂN KHAI ĐỒNG BỘ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC, BẢO TRÌ ĐƯỜNG GTNT
Công tác quản lý, khai thác, bảo trì đường GTNT là công tác bảo đảm cho các phương tiện giao thông hoạt động bình thường như khi mới được đầu tư, có tầm quan trọng ngang hàng với công tác xây dựng, cải tạo, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và tiết kiệm nguồn lực cho xã hội. Cần thiết phải nâng cao nhận thức và thiết lập thói quen bảo trì đường GTNT, trước hết là cho các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức xã hội và người dân. Trong đó giữ vai trò, trách nhiệm chính là các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương.
Việc quản lý, khai thác, bảo trì phải được thực hiện ngay sau khi con đường được hoàn thành đưa vào sử dụng. Chi phí bảo trì sẽ tăng dần từ thấp đến cao theo tuổi thọ và khối lượng khai thác của con đường; việc bảo trì được phân ra nhiều loại theo khối lượng công việc thực hiện để bảo trì các tuyến đường; việc xây dựng kế hoạch bảo trì được thực hiện theo năm, được xác định từ số liệu thống kê khối lượng bảo trì, số km cần bảo trì, tình trạng đường và định mức bảo trì tương ứng.
Nguồn vốn bảo trì do Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trích từ ngân sách của huyện, thị xã, thành phố và huy động sự đóng góp từ người dân; sử dụng ngân sách xã; hỗ trợ của ngân sách tỉnh; vận động đóng góp từ các tổ chức, doanh nghiệp.
III. GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ MỚI
Khuyến khích ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới vào lĩnh vực đầu tư phát triển giao thông nông thôn, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và khai thác.
Khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh áp dụng các tiến bộ khoa học, đầu tư mua sắm các thiết bị máy móc thi công thế hệ mới, kèm theo việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại. Ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp nhập và sử dụng công nghệ gây ô nhiễm môi trường.
IV. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Xây dựng bộ máy quản lý đủ mạnh: Đào tạo tập huấn cho các cán bộ quản lý về giao thông vận tải ở các phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện, phòng Quản lý đô thị của thành phố, thị xã và cán bộ chuyên trách giao thông xã. Nghiên cứu đề xuất phương án tổ chức lực lượng thực hiện đề án phát triển giao thông nông thôn cũng như phương thức quản lý duy tu đường huyện, đường xã.
Việc phát triển các tuyến đường giao thông sẽ có ảnh hưởng tới môi trường. Việc lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật cần phải được xem xét kỹ để giảm thiểu tác động tới môi trường tự nhiên, để hạn chế ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường do quá trình thi công gây ra. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn có các tác động có hại đến môi trường sinh thái do việc xây dựng mới và cải tạo các tuyến đường GTNT, cần phải có giải pháp để giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường, giảm thiểu tác động đến môi trường.
VI. NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GTNT
- Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh công tác quản lý chung về phát triển GTNT trên địa bàn tỉnh, trong việc triển khai xây dựng các công trình, thực hiện hiện đề án phù hợp với quy hoạch. Đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện chức năng đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho cấp huyện, thị xã, thành phố.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch thực hiện, cơ chế, phân bổ, quản lý các nguồn vốn đầu tư phát triển GTNT.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm trực tiếp quản lý việc xây dựng, bảo trì các tuyến đường GTNT, hỗ trợ kỹ thuật cho các xã; tổng hợp, báo cáo số liệu hệ thống đường GTNT hàng năm với Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở GTVT. Cấp huyện, thị xã, thành phố cần hình thành lực lượng cán bộ chuyên trách thuộc Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị giúp Ủy ban nhân dân huyện, thi xã, thành phố thực hiện công tác quản lý GTNT tại địa phương; lực lượng cán bộ được bố trí ít nhất một cán bộ có trình độ đại học và một số cán bộ khác có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành Giao thông vận tải.
- Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và tổ nhân dân, thôn, xóm, bản có trách nhiệm quản lý đường GTNT; tổ chức vận động sự đóng góp của người dân tham gia xây dựng, bảo trì đường xã và đường thôn bản. Mỗi xã cần bố trí cán bộ chuyên trách riêng để thực hiện nhiệm vụ quản lý GTNT.
VII. NGUYÊN TẮC PHÂN KỲ ĐẦU TƯ
Trên cơ sở nguồn vốn đầu tư của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lập danh mục các dự án, kế hoạch cần đầu tư theo nguyên tắc sau:
1. Danh mục các công trình đăng ký phải phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông nông thôn miền núi tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2020 đó được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1243/QĐ-UBND ngày 04/8/2010.
2. Ưu tiên các dự án không vướng mắc giải phóng mặt bằng.
3. Ưu tiên các xã có phương án tổ chức, quản lý thi công tốt.
4. Ưu tiên đầu tư gọn cả tuyến đường để nâng cao hiệu quả đầu tư.
5. Phù hợp với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 đối với các xã. Phấn đấu đạt 19 tiêu chí trong giai đoạn 2016 - 2020.
6. Ưu tiên đầu tư đối với các xã trọng điểm phát triển KTXH, lưu thông hàng hóa cao, địa điểm khu vực trọng yếu về an ninh quốc phòng.
Thiết kế mẫu bao gồm 9 mẫu
- Mẫu số 01. Bố trí mặt bằng tấm bê tông, khe co, dãn.
- Mẫu số 02. Chi tiết tấm bê tông xi măng
- Mẫu số 03. Mặt cắt ngang điển hình.
- Mẫu số 04. Chi tiết khe co, dãn.
- Mẫu số 05. Vật liệu của 01 m3 bê tông, đá hộc xây.
- Mẫu số 06. Chi tiết cống bê tông Æ = 30cm, rãnh dọc bê tông xi măng.
- Mẫu số 07. Cốt thép ống cống Æ = 50cm.
- Mẫu số 08. Chi tiết cống bê tông Æ = 50cm, mặt đường B = 2,0m.
- Mẫu số 09. Chi tiết cống bê tông Æ = 50cm, mặt đường B = 3,0 - 3,5m.
(Chi tiết có bản vẽ kèm theo)
I. THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Cấp tỉnh: Trưởng ban là đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực xây dựng cơ bản; Thành viên gồm Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Giao thông Vận tải; Xây dựng; Nông nghiệp và PTNT; Tài nguyên và Môi trường, Tỉnh đoàn Yên Bái, thường trực là Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ:
+ Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Đề án.
+ Hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra thực hiện Đề án trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.
+ Sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án từng năm trên địa bàn tỉnh.
2. Cấp huyện, thành phố, thị xã: Trưởng ban là đồng chí Chủ tịch UBND; Thành viên gồm lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn: Thường trực là phòng Kinh tế - Hạ tầng của Huyện, phòng Quản lý đô thị của thành phố, thị xã. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ:
+ Giúp UBND huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn.
+ Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án từng năm trên địa bàn.
3. Cấp xã, phường, thị trấn: Do đồng chí Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn hoặc Chủ tịch xã, phường, thị trấn (tùy theo từng địa phương) làm Trưởng ban, thành viên là đại diện các đoàn thể chính trị và các bộ phận chuyên môn (cơ cấu, số lượng thành viên do xã, phường, thị trấn quyết định). Ban chỉ đạo có nhiệm vụ: triển khai, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kiên cố hóa mặt đường GTNT trên địa bàn; phổ biến, tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Đề án.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÀNH, CÁC CẤP
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Trên cơ sở tờ trình danh mục các tuyến đường cần được kiên cố hóa mặt đường các tuyến đường thôn bản cần mở mới của từng huyện, thành phố, thị xã, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định danh mục, nguồn kinh phí đầu tư cho từng huyện, thành phố, thị xã.
- Hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố trong công tác chuẩn bị đầu tư, thẩm tra, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định.
2. Sở Tài chính:
- Chủ trì ban hành Văn bản hướng dẫn thực hiện công tác thanh, quyết toán đồng thời kiểm tra, giám sát, thanh, quyết toán kinh phí do tỉnh hỗ trợ, đảm bảo gọn nhẹ, dễ làm, dễ áp dụng và tuân thủ theo quy định hiện hành.
- Bố trí cán bộ tập huấn, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố về công tác thanh quyết toán xây dựng công trình.
3. Sở Xây dựng:
Chủ trì, bố trí cán bộ tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các huyện, thị xã, thành phố trong công tác nghiệm thu, quản lý chất lượng xây dựng công trình.
4. Sở Giao thông Vận tải:
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Đề án. Tổng hợp số liệu báo cáo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Có trách nhiệm phối hợp với sở Xây dựng bố trí cán bộ tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn thi công, lập hồ sơ thi công, hồ sơ nghiệm thu, cho cán bộ cấp huyện, thị xã, thành phố.
- Ban hành văn bản hướng dẫn công tác lập Hồ sơ dự toán thi công xây dựng công trình đảm bảo gọn nhẹ, dễ làm, dễ áp dụng và tuân thủ theo quy định hiện hành.
5. Các Sở, ban, ngành có liên quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kho bạc Nhà nước và các cơ quan có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình biên soạn tài liệu hướng dẫn chế độ chính sách có liên quan, kiểm tra, giám sát công tác thanh, quyết toán theo quy định.
6. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành có liên quan, có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nội dung về công tác rà phá, xử lý bom, mìn, vật nổ, phá đá nổ mìn các tuyến đường mở mới, mở rộng khi có đề nghị của các địa phương theo quy định của pháp luật.
7. Đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể nhân dân: Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, các ngành để tổ chức phổ biến, tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Đề án này; tham gia tích cực việc giám sát cộng đồng đối với các hoạt động xây dựng phát triển hạ tầng giao thông nông thôn.
8. Đề nghị Tỉnh đoàn Yên Bái: Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các Sở, các ngành để tổ chức phổ biến, tuyên truyền vận động đoàn viên, thanh niên tham gia triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Đề án này; tổ chức các đợt thanh niên tình nguyện tham gia tích cực xây dựng các công trình giao thông nông thôn.
9. Trách nhiệm của UBND huyện, thành phố, thị xã:
- Trên cơ sở báo cáo nhu cầu các tuyến đường giao thông từ xã xuống thôn, đường thôn bản của các xã, phường, thị trấn cần được kiên cố hóa mặt đường, các tuyến đường liên thôn bản cần mở mới, chỉ đạo các phòng nghiệp vụ của huyện, thành phố, thị xã lập danh mục các dự án cần đầu tư hàng năm.
- Khi có kế hoạch giao chỉ tiêu vốn của UBND tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư, thẩm định, phê duyệt báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật theo đúng quy định phân cấp của UBND tỉnh.
- Hướng dẫn, đôn đốc UBND các xã, phường, thị trấn trong việc lập hồ sơ thi công, hồ sơ dự toán, hồ sơ thanh, quyết toán công trình.
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quản lý kinh phí hỗ trợ và chất lượng công trình; nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành được đầu tư theo đứng quy định và kịp thời.
- Tổ chức quyết toán các nguồn kinh phí tỉnh hỗ trợ với cơ quan chức năng của tỉnh; định kỳ báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện về Sở Giao thông Vận tải để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
- Phối hợp với các Sở có liên quan tổ chức tập huấn, quản lý thi công, thanh quyết toán công trình.
10. Trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn:
- Tổ chức họp dân và lập văn bản đề nghị xây dựng các tuyến đường, lập danh sách các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp xây dựng công trình công khai minh bạch.
- Tổ chức lập hồ sơ thi công, hồ sơ dự toán theo thiết kế mẫu được UBND tỉnh ban hành và các hướng dẫn của các Sở chuyên môn.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển đường giao thông nông thôn; quản lý, bảo vệ và khai thác, sử dụng các tuyến đường và các công trình trên địa bàn được giao quản lý.
- Chủ trì triển khai, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và quản lý mọi mặt công tác phát triển đường giao thông nông thôn và mở mới các tuyến đường thôn bản trên địa bàn.
- Báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã về tình hình triển khai và kết quả thực hiện phát triển đường giao thông nông thôn và mở mới các tuyến đường thôn bản.
- Theo phân cấp, tổ chức nghiệm thu bàn giao các tuyến đường đã xây dựng xong cho tổ nhân dân, thôn, xóm, bản, sử dụng và bảo trì; quyết toán nguồn kinh phí được tỉnh hỗ trợ với UBND các huyện, thành phố, thị xã.
11. Trách nhiệm của tổ nhân dân, thôn, xóm, bản:
- Cùng với UBND các xã, phường thị trấn tổ chức họp dân và lập văn bản đề nghị xây dựng các tuyến đường, phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn trong việc lập hồ sơ thi công, hồ sơ dự toán xây dựng công trình.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh về phát triển đường giao thông nông thôn, tự nguyện đóng góp, tham gia thi công, quản lý, bảo vệ và khai thác, sử dụng các tuyến đường và các công trình trên địa bàn./.
DỰ KIẾN VỐN ĐẦU TƯ CHO KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
(Phụ lục chi tiết kèm theo Quyết định số 3156/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT | Loại đường và thời gian thực hiện | Năng lực thiết kế (Km) | Tổng vốn trong giai đoạn 2016-2020 | |
Chi tiết | Tổng km đường, cống | Vốn nhà nước hỗ trợ | ||
1 | Năm 2016 |
| 207 | 54,13 |
1.1 | Đối với đường kiên cố mặt 4,5m, 3,5m và loại 2,0m đến dưới 3,0m | - Loại 4,5m và 3,5m là 55km; - Loại 2,0m đến dưới 3,0m là 30km | 87 | 41,12 |
1.2 | Đối với đường mở mới Bn=3,5m và mở rộng mặt đường lên tới 3,5m | - Loại Bn = 3,5 là 60km - Loại mở rộng mặt lên tới 3,5m là 60km | 120 | 5,40 |
1.3 | Công trình thoát nước | 414 cống thoát nước | 414 | 6,75 |
1.4 | Hỗ trợ lập Hồ sơ + Chi phí Quyết toán |
| 207 | 0,86 |
2 | Năm 2017 |
| 207 | 54,13 |
2.1 | Đối với đường kiên cố mặt 4,5m, 3,5m và loại 2,0m đến dưới 3,0m | - Loại 4,5m và 3,5m là 55km; - Loại 2,0m đến dưới 3,0m là 30km | 87 | 41,12 |
2.2 | Đối với đường mở mới Bn=3,5m và mở rộng mặt đường lên tới 3,5m | - Loại Bn = 3,5 là 60km - Loại mở rộng mặt lên tới 3,5m là 60km | 120 | 5,40 |
2.3 | Công trình thoát nước | 414 cống thoát nước | 414 | 6,75 |
2.4 | Hỗ trợ lập Hồ sơ + Chi phí Quyết toán |
| 207 | 0,86 |
3 | Năm 2018 |
| 207 | 54,13 |
3.1 | Đối với đường kiên cố mặt 4,5 m, 3,5m và loại 2,0m đến dưới 3,0m | - Loại 4,5m và 3,5m là 55km; - Loại 2,0m đến dưới 3,0m là 30km | 87 | 41,12 |
3.2 | Đối với đường mở mới Bn=3,5m và mở rộng mặt đường lên tới 3,5m | - Loại Bn = 3,5 là 60km - Loại mở rộng mặt lên tới 3,5m là 60km | 120 | 5,40 |
3.2 | Công trình thoát nước | 414 cống thoát nước | 414 | 6,75 |
3.4 | Hỗ trợ lập Hồ sơ + Chi phí Quyết toán |
| 207 | 0,86 |
4 | Năm 2019 |
| 207 | 54,13 |
4.1 | Đối với đường kiên cố mặt 4,5m, 3,5m và loại 2,0m đến dưới 3,0m | - Loại 4,5m và 3,5m là 55km; - Loại 2,0m đến dưới 3,0m là 30km | 87 | 41,12 |
4.2 | Đối với đường mở mới Bn=3,5m và mở rộng mặt đường lên tới 3,5m | - Loại Bn = 3,5 là 60km - Loại mở rộng mặt lên tới 3,5m là 60km | 120 | 5,40 |
4.3 | Công trình thoát nước | 414 cống thoát nước | 414 | 6,75 |
4.4 | Hỗ trợ lập Hồ sơ + Chi phí Quyết toán |
| 207 | 0,86 |
5 | Năm 2020 |
| 207 | 54,13 |
5.1 | Đối với đường kiên cố mặt 4,5m, 3,5m và loại 2,0m đến dưới 3,0m | - Loại 4,5m và 3,5m là 55km; - Loại 2,0m đến dưới 3,0m là 30km | 87 | 41,12 |
5.2 | Đối với đường mở mới Bn=3,5m và mở rộng mặt đường lên tới 3,5m | - Loại Bn = 3,5 là 60km - Loại mở rộng mặt lên tới 3,5m là 60km | 120 | 5,40 |
5.3 | Công trình thoát nước | 414 cống thoát nước | 414 | 6,75 |
5.4 | Hỗ trợ lập Hồ sơ + Chi phí Quyết toán |
| 207 | 0,86 |
MẪU SỐ 1. BỐ TRÍ MẶT BẰNG TẤM BÊ TÔNG, KHE CO, DÃN
I. Mặt bằng bố trí tấm bê tông kích thước 5,0x4,5m, sơ đồ bố trí khe co, dãn
II. Mặt bằng bố trí tấm bê tông kích thước 5,0mx(3,0¸3,5m), sơ đồ bố trí khe co, dãn
III. Mặt bằng tấm bê tông kích thước (3,0¸5,0m)x(2,0¸3,0)m, sơ đồ bố trí khe co, dãn
Ghi chú: Kích thước trong bản vẽ đơn vị là cm
Mẫu thiết kế áp dụng cho công trình thuộc Đề án phát triển GTNT giai đoạn 2016 - 2020
Cơ quan Ban hành: UBND TỈNH YÊN BÁI
Cơ quan soạn thảo: SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
MẪU SỐ 2. CHI TIẾT TẤM BÊ TÔNG XI MĂNG
I. Mặt bằng tấm bê tông kích thước 5,0x4,5m
II. Mặt bằng tấm bê tông kích thước 5,0x(3,0m¸3,5m)
III. Mặt bằng tấm bê tông kích thước (3,0-5,0m) x (2,0¸3,0m)
GHI CHÚ
* Kích thước trong bản vẽ là đơn vị là cm
Mẫu thiết kế áp dụng cho công trình thuộc Đề án phát triển GTNT giai đoạn 2016 - 2020
Cơ quan Ban hành: UBND TỈNH YÊN BÁI
Cơ quan soạn thảo: SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
MẪU SỐ 3. MẶT CẮT NGANG ĐIỂN HÌNH
I. MẪU MẶT CẮT NGANG VỚI MĐ CÓ TẤM BÊ TÔNG 5,0 X 4,5M
II. MẪU MẶT CẮT NGANG VỚI MĐ CÓ TẤM BÊ TÔNG 3,0 ÷ 5,0M x (2,0¸3,0M)
III. MẪU MẶT CẮT NGANG VỚI MĐ CÓ TẤM BÊ TÔNG 5,0 X 3,0 ¸3,5M
Ghi chú: Kích thước trong bản vẽ đơn vị là cm
Mẫu thiết kế áp dụng cho công trình thuộc Đề án phát triển GTNT giai đoạn 2016 - 2020
Cơ quan Ban hành: UBND TỈNH YÊN BÁI
Cơ quan soạn thảo: SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
MẪU SỐ 4. CHI TIẾT KHE CO, DÃN
I. Thiết kế mẫu đối với khe Dãn có thanh truyền lực
II. Thiết kế mẫu đối với khe dãn không có thanh truyền lực
GHI CHÚ: KHOẢNG CÁCH GlỮA 2 THAHH TRUYỀN LỰC A = 30CM
+ THANH TRUYỀN LỰC CÁCH MÉP NGOÀI CỦA TẤM 15CM
+ THANH THÉP TRUYỀN LỰC DÀI 50CM
III. Thiết kế mẫu đối với khe co có thanh truyền lực
IV. Thiết kế mẫu đối với khe co không có thanh truyền lực
GHI CHÚ: KHOẢNG CÁCH GlỮA 2 THAHH TRUYỀN LỰC A = 65CM
+ THANH TRUYỀN LỰC CÁCH MÉP NGOÀI CỦA TẤM 20CM
+ THANH THÉP TRUYỀN LỰC DÀI 50CM
LOẠT MẶT ĐƯỜNG BM=2,0¸3M, CHỈ ÁP DỤNG LOẠI II VÀ IV.
GHI CHÚ: + KHE GIỮA CÁC TẤM NHIỆT ĐẨY MA TÍT
+ KÍCH THƯỚC TRONG BẢN VẼ ĐƠN VỊ LÀ CM
Mẫu thiết kế áp dụng cho công trình thuộc Đề án phát triển GTNT giai đoạn 2016 - 2020
Cơ quan Ban hành: UBND TỈNH YÊN BÁI
Cơ quan soạn thảo: SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
MẪU SỐ 5. VẬT LIỆU CỦA 1M3 BÊ TÔNG, ĐÁ HỘC XÂY
I. MẪU VẬT LIỆU CỦA 1M3 BÊ TÔNG M250, DÙNG SỎI ( ĐÁ DĂM) 2X4 |
| III. MẪU VẬT LIỆU CỦA 1M3 BÊ TÔNG M 150, DÙNG ĐÁ, SỎI 1X2 |
Stt | XI MĂNG PCB40 | CÁT VÀNG | ĐÁ, SỎI, 2X4 | NƯỚC |
| Stt | XI MĂNG PCB40 | CÁT VÀNG | ĐÁ, SỎI 1X2 | NƯỚC |
| 335,18 KG | 0,47 m3 | 0,89 m3 | 189,63 LIT |
|
| 252,15 KG | 0,507 m3 | 0,913 m3 | 199,8 LIT |
III. MẪU VẬT LIỆU CỦA 1M3 ĐÁ HỘC XÂY M75 |
| IV. MẪU VẬT LIỆU CỦA 1M3 BÊ TÔNG M 150, DÙNG ĐÁ, SỎI 2X4 |
Stt | XI MĂNG PCB40 | CÁT | ĐÁ HỘC | ĐÁ DĂM 4X6 |
| Stt | XI MĂNG PCB40 | CÁT VÀNG | ĐÁ DĂM 1X2 | NƯỚC |
| 95,34 KG | 0,47 m3 | 1,2 m3 | 0,057 m3 |
|
| 238,83 KG | 0,508 m3 | 0,913 m3 | 189,63 LIT |
Ghi chú: Kích thước trong bản vẽ đơn vị là cm
Mẫu thiết kế áp dụng cho công trình thuộc Đề án phát triển GTNT giai đoạn 2016 - 2020
Cơ quan Ban hành: UBND TỈNH YÊN BÁI
Cơ quan soạn thảo: SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
MẪU SỐ 6. CHI TIẾT CỐNG BÊ TÔNG D = 30 CM, RÃNH DỌC BÊ TÔNG XI MĂNG
CHI TIẾT RÃNH BÊ TÔNG XI MĂNG |
GHI CHÚ:
- Đây là Thiết kế điển hình cống tròn D = 30cm.
- Chiều dài ống cống phụ thuộc vào địa hình thực tế tại nơi đặt cống
(chiều cao tối thiểu đất đắp trên cống H = 50cm).
- Độ dốc lòng cống tùy theo điều kiện thực tế hiện trường
- Kích thước trong bản vẽ đơn vị làm cm, cao độ là cm
Mẫu thiết kế áp dụng cho công trình thuộc Đề án phát triển GTNT giai đoạn 2016 - 2020
Cơ quan Ban hành: UBND TỈNH YÊN BÁI
Cơ quan soạn thảo: SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
MẪU SỐ 7. CỐT THÉP ỐNG CỐNG D = 50 CM
KHỐI LƯỢNG 01 ĐỐT CỐNG
Số hiệu | Đường kính (mm) | Chiều dài 1 thanh (mm) | Số lượng (thanh) | Tổng chiều dài (m) | Khối lượng (kg) |
N1 N2 | Æ6 CT3 Æ6 CT3 | 25950 960 | 01 08 | 25.95 7.68 | 5.76 1.70 |
Tổng khối lượng thép |
| 33.58 | 7.46 | ||
- BT M200 đốt cống : 0.15 m3 - Quét nhựa đường nóng hai lớp bên ngoài đốt cống: 2.07 m2 |
GHI CHÚ
- Đốt cống được thiết kế theo định hình 533-01-01
- BT đốt cống M200, lượng XM > 270 kg/m3
- Liên kết giữa các thanh bằng hàn hoặc buộc
- Kích thước bản vẽ ghi mm
Mẫu thiết kế áp dụng cho công trình thuộc Đề án phát triển GTNT giai đoạn 2016 - 2020
Cơ quan Ban hành: UBND TỈNH YÊN BÁI
Cơ quan soạn thảo: SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
MẪU SỐ 8: CHI TIẾT CỐNG BÊ TÔNG D=50CM, MẶT ĐƯỜNG B = 2,0-3,0M
GHI CHÚ:
- Đây là Thiết kế điển hình cống tròn D = 50cm.
- Số lượng ống cống phụ thuộc vào địa hình thực tế tại nơi đặt cống (chiều cao tối thiểu đất đắp trên cống H =50cm).
- Độ dốc lòng cống tùy theo điều kiện thực tế hiện trường
- Chi tiết cốt thép có bản vẽ riêng
- Kích thước trong bản vẽ đơn vị làm cm, cao độ là cm
Mẫu thiết kế áp dụng cho công trình thuộc Đề án phát triển GTNT giai đoạn 2016 - 2020
Cơ quan Ban hành: UBND TỈNH YÊN BÁI
Cơ quan soạn thảo: SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
MẪU SỐ 9: CHI TIẾT CỐNG BÊ TÔNG D=50CM, MẶT ĐƯỜNG B=3,0M-3,5M
GHI CHÚ:
- Đây là Thiết kế điển hình cống tròn D = 50cm.
- Số lượng ống cống phụ thuộc vào địa hình thực tế tại nơi đặt cống (chiều cao tối thiểu đất đắp trên cống H = 50cm).
- Độ dốc lòng cống tùy theo điều kiện thực tế hiện trường
- Chi tiết cốt thép có bản vẽ riêng
- Kích thước trong bản vẽ đơn vị làm cm, cao độ là cm
Mẫu thiết kế áp dụng cho công trình thuộc Đề án phát triển GTNT giai đoạn 2016 - 2020
Cơ quan Ban hành: UBND TỈNH YÊN BÁI
Cơ quan soạn thảo: SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
- 1 Quyết định 978/QĐ-UBND năm 2017 sửa đổi Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016-2020 kèm theo Quyết định 3156/QĐ-UBND
- 2 Quyết định 978/QĐ-UBND năm 2017 sửa đổi Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016-2020 kèm theo Quyết định 3156/QĐ-UBND
- 1 Quyết định 42/2016/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2020
- 2 Nghị quyết 25/2016/NQ-HĐND về cơ chế hỗ trợ phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2020
- 3 Quyết định 1559/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển bền vững ngành điều Bình Phước đến năm 2020
- 4 Quyết định 07/2016/QĐ-UBND về chi hỗ trợ lãi suất cho nhân dân vay vốn đầu tư phát triển giao thông nông thôn năm 2014 đối với huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang
- 5 Nghị quyết 20/2015/NQ-HĐND thông qua Đề án phát triển Giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016-2020
- 6 Quyết định 15/2015/QĐ-UBND về hỗ trợ khác cho hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng công trình giao thông, dự án phát triển quỹ đất và dự án khác theo quy định của Luật Đất đai 2013 trong khu vực cánh đồng Mường Lò thuộc thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái
- 7 Quyết định 12/2015/QĐ-UBND quy định quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố không vào mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 8 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 9 Quyết định 4927/QĐ-BGTVT năm 2014 hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10 Quyết định 1852/QĐ-UBND năm 2014 về quản lý, sử dụng và thanh toán, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cấp đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 11 Luật Đầu tư công 2014
- 12 Luật Xây dựng 2014
- 13 Thông tư 03/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Quyết định 498/QĐ-TTg bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 14 Quyết định 3230/QĐ-BGTVT năm 2012 Quy định tạm thời thiết kế mặt đường bê tông xi măng thông thường có khe nối trong xây dựng công trình giao thông do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 15 Quyết định 1509/QĐ-BGTVT năm 2011 phê duyệt chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 16 Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 18 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 19 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Quyết định 1852/QĐ-UBND năm 2014 về quản lý, sử dụng và thanh toán, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cấp đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 2 Quyết định 12/2015/QĐ-UBND quy định quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố không vào mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 3 Quyết định 15/2015/QĐ-UBND về hỗ trợ khác cho hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng công trình giao thông, dự án phát triển quỹ đất và dự án khác theo quy định của Luật Đất đai 2013 trong khu vực cánh đồng Mường Lò thuộc thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái
- 4 Quyết định 07/2016/QĐ-UBND về chi hỗ trợ lãi suất cho nhân dân vay vốn đầu tư phát triển giao thông nông thôn năm 2014 đối với huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang
- 5 Quyết định 1559/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển bền vững ngành điều Bình Phước đến năm 2020
- 6 Nghị quyết 25/2016/NQ-HĐND về cơ chế hỗ trợ phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2020
- 7 Quyết định 42/2016/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2020