Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 32/2007/QĐ-UBND

Bạc Liêu, ngày 31 tháng 12 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2007 - 2010, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao;
Căn cứ Nghị quyết số 21/2007/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo thẩm định số 16 /SKH-TH ngày 14 tháng 12 năm 2007 về việc thẩm định Đề án quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020.

Điều 2. Căn cứ định hướng, mục tiêu, giải pháp của đề án, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với các ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch hành động của đơn vị mình để triển khai thực hiện, trong đó xác định rõ lộ trình và cụ thể hóa kế hoạch thực hiện cho từng giai đoạn 2006 - 2010 và 2011 - 2020.

Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi quá trình thực hiện đề án, tổng kết đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất những giải pháp cụ thể trong từng giai đoạn, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng một lần về Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

TM. UBND TỈNH
CHỦ TỊCH




Cao Anh Lộc

 

MỞ ĐẦU

Xây dựng quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 là nhiệm vụ hết sức quan trọng và khẩn trương. Nhằm đánh giá đúng thực trạng và đề ra những mục tiêu, giải pháp tốt nhất để đẩy mạnh phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo; làm căn cứ để xây dựng kế hoạch và chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch hàng năm đạt kết quả tốt; đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tạo ra nguồn nhân lực mới cho công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng hiệu quả và bền vững; giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Phân bố hợp lý mạng lưới cơ sở vật chất ngành giáo dục và đào tạo, bảo đảm sự thống nhất giữa ngành và lãnh thổ.

Trên cơ sở danh mục các dự án đầu tư đã xác định trong quy hoạch, làm căn cứ để tiếp tục triển khai thực hiện tốt chương trình kiên cố hóa trường học, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho mạng lưới giáo dục và đào tạo. Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Xác định cơ cấu đào tạo hợp lý theo mục tiêu chuyển dịch cơ kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo.

Những căn cứ để xây dựng Quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020:

- Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Chương III của nghị định đã quy định nội dung và trình tự lập quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực;

- Căn cứ Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục thời kỳ 2001 - 2010;

- Căn cứ Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010;

- Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2005 - 2010. Trong đó, nghị quyết đề ra mục tiêu hiện đại hóa cơ sở vật chất trường, lớp. Đến năm 2010, tỷ lệ phòng học xây dựng đạt tiêu chuẩn nhà cấp III trở lên chiếm 50 - 55%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 35 - 40%;

- Căn cứ Quyết định số 33/2006/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc ban hành kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh đến năm 2010. Trong đó, đề ra nhiều chỉ tiêu quan trọng về phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2010. Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 35% tổng số lao động toàn tỉnh;

- Căn cứ Quyết định số 642/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt dự toán chi phí lập quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo;

- Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 của tỉnh Bạc Liêu đã được xây dựng và tổng hợp từ các ngành, các cấp trong tỉnh theo tinh thần Chỉ thị số 33/2004/CT-TTg ngày 23 tháng 9 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, kế thừa nhiều tài liệu quy hoạch các ngành của tỉnh và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được nghiên cứu.

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2001 - 2006

I. GIÁO DỤC MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG:

1. Giáo dục mầm non:

Trong những năm từ 2001 - 2006, ngành học mầm non có bước phát triển cao hơn hẳn giai đoạn trước, tổng số học sinh mầm non tăng từ 17.360 cháu năm 2001 lên 24.429 cháu năm 2006. Trong đó, số trẻ em đến lớp mẫu giáo tăng nhanh từ 16.587 cháu năm 2001 lên 22.832 cháu năm 2006, số trẻ em dưới 3 tuổi đến nhà trẻ tăng từ 773 cháu năm 2001 lên 1.597 cháu năm 2006;

Tỷ lệ trẻ em đi học mẫu giáo so với số trẻ em trong độ tuổi 3 - 5 tuổi tăng từ 35,4% năm 2001 lên 55,0% năm 2006. Đặc biệt, số trẻ em 5 tuổi đến lớp mẫu giáo lớn trước khi vào tiểu học tăng từ 87% năm 2001 lên 97,1% năm 2006 (kể cả hệ chính quy và không chính quy);

Tỷ lệ trẻ em dưới 3 tuổi đến nhà trẻ đạt thấp: Chiếm 3,12% năm 2001 và 5,72% năm 2006 (so với số trẻ em trong độ tuổi), trong đó chủ yếu ở đô thị chiếm khoảng 15 - 20%, các xã nông thôn chưa đáng kể. Số trẻ em đến nhà trẻ cũng chủ yếu là trẻ em gần đến tuổi học mẫu giáo (từ 25 đến 36 tháng);

Tổng số nhóm, lớp (nhà trẻ và mẫu giáo) tăng từ 493 nhóm, lớp năm 2001 lên 714 nhóm, lớp năm 2006. Do mạng lưới cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên ngành học mầm non còn rất thiếu nên hầu hết các trường mầm non đều có số trẻ em bình quân trên một nhóm, lớp cao hơn nhiều so với quy định của “Điều lệ trường mầm non”. Số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia còn thấp, năm học 2005 - 2006 có 09 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 16,6% so với tổng số trường.

2. Giáo dục phổ thông:

Liên tục trong nhiều năm qua, nhờ thực hiện tốt chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ sinh giảm nhanh. Do đó, tổng số học sinh phổ thông giảm dần từ 172.233 học sinh năm 2001 xuống còn 150.022 học sinh năm 2006;

Số học sinh tiểu học giảm nhanh từ 107.974 học sinh năm 2001 xuống còn 78.850 học sinh năm 2006. Số học sinh tiểu học còn tiếp tục giảm nhẹ trong 3 - 4 năm tới và sẽ ổn định ở mức dưới 70.000 học sinh (từ sau năm 2010);

Số học sinh trung học cơ sở tăng từ 49.554 học sinh năm 2001 lên 52.042 học sinh năm 2006, số học sinh trung học cơ sở còn tiếp tục tăng nhẹ trong những năm tới và sẽ ổn định ở mức 52.500 - 52.800 em;

Học sinh trung học phổ thông tăng từ 14.705 học sinh năm 2001 lên 19.130 học sinh năm 2006. Số học sinh trung học phổ thông còn tiếp tục tăng nhanh đến sau năm 2010 và sẽ ổn định ở mức trên 32.000 học sinh.

Năm học 2005 - 2006, nhiều chỉ tiêu chủ yếu phản ánh chất lượng giáo dục phổ thông đã đạt mức khá, cụ thể như sau:

- Tỷ lệ học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt 98,3% so với số trẻ em trong độ tuổi;

- Tỷ lệ học sinh hoàn thành tiểu học ở độ tuổi 11 đạt 65,2%;

- Số học sinh trung học cơ sở có 52.042 người, chiếm 85,1% so với số trẻ em trong độ tuổi từ 11 đến 14 tuổi (mức phấn đấu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 là 87 - 90%, theo Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2006;

- Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông chiếm trên 40% so với số người trong độ tuổi từ 15 đến 17 tuổi. Tính theo dân số trung bình đạt 23,7 học sinh/1.000 dân (chỉ tiêu này Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 26,3 học sinh/1.000 dân, bình quân cả nước đạt 34,6 học sinh/1000 dân);

- Tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp năm học 2005 - 2006: Trung học cơ sở đạt 97,97%; trung học phổ thông đạt 80,07%. Tuy nhiên, năm học 2006 - 2007 chỉ đạt trên 60%, là kết quả phản ánh đúng thực chất của công tác giáo dục;

- Kết quả thi học sinh giỏi cấp khu vực, miền, quốc gia đạt 64 giải;

- Tỷ lệ dân số trong độ tuổi 15 - 35 tuổi biết chữ đạt 98,36%.

3. Hiện trạng xây dựng cơ sở vật chất giáo dục:

- Ngành học mầm non: Tổng số phòng học và phòng chức năng có 477 phòng (bao gồm 408 phòng học; 69 phòng chức năng). Trong đó, xây dựng kiên cố 147 phòng, chiếm 30,8%. Số phòng học mầm non hiện có mới đáp ứng được khoảng 49% so với nhu cầu;

- Ngành học phổ thông: Tổng số phòng học và phòng chức năng có 4.225 phòng (bao gồm 3.509 phòng học; 716 phòng chức năng). Trong đó, xây dựng kiên cố 1.490 phòng, chiếm 35%. Riêng bậc trung học phổ thông đạt tỷ lệ phòng kiên cố cao hơn (258 phòng/416 phòng), chiếm 62%.

Tổng số phòng chức năng (kể cả phổ thông và mầm non) có 785 phòng, trong đó, xây dựng kiên cố 201 phòng, chiếm 25,6%. Số phòng chức năng nói trên mới đạt khoảng 25% so với quy định tại điều lệ của các trường.

Nhìn chung, mạng lưới các trường phổ thông và mầm non trên địa bàn tỉnh phát triển và phân bố tương đối hợp lý, phù hợp với đặc điểm phát triển và phân bố các cụm và tuyến dân cư. Trong đó, các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông cơ bản được bố trí hợp lý, đủ điều kiện để đầu tư mở rộng quy mô và nâng cấp thành trường đạt chuẩn tại địa điểm hiện có.

Riêng mạng lưới trường tiểu học: Phần lớn các trường còn có quá nhiều điểm trường lẻ. Đến cuối năm 2006, số điểm trường tiểu học chỉ có 1 - 2 phòng học là 293 điểm, chiến trên 40% so với tổng số điểm trường tiểu học. Tổng số phòng học thuộc các điểm trường có 1 - 2 phòng học là 518 phòng. Hầu hết các điểm trường lẻ có 1 - 2 phòng học đều không đủ điều kiện để đầu tư kiên cố hóa nhưng trước mắt vẫn phải duy trì cho số lớp học hiện có, sẽ được sắp xếp để giảm mạnh ở giai đoạn sau năm 2010 (một số điểm sẽ chuyển qua mẫu giáo và nhà trẻ).

Cơ cấu xây dựng các khối công trình của trường chưa đồng bộ. Còn rất thiếu các phòng chức năng, phòng thư viện, phòng thí nghiệm, nhà tập đa năng, phòng truyền thống, phòng hoạt động đoàn - đội và các công trình phụ khác trong khuôn viên. Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng, rất cần phải đẩy mạnh thực hiện để tăng nhanh tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trong những năm tới.

Nhiều điểm trường chưa có công trình vệ sinh, cổng trường, hàng rào bảo vệ, nhiều trường chưa đủ quy mô diện tích mặt bằng theo điều lệ các trường, mức bình quân tối thiểu là 6m2/học sinh đối với khu vực đô thị và 10m2/học sinh đối với khu vực nông thôn.

Khu sân chơi, bãi tập chưa đạt mức quy định về diện tích là phải có ít nhất bằng 30% diện tích mặt bằng của trường (đối với trường tiểu học) và 25% diện tích mặt bằng của trường (đối với trường trung học cơ sở và trung học phổ thông).

HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CÁC TRƯỜNG MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG ĐẾN NĂM 2006

Hạng mục

Tổng số phòng

Chia ra

Phòng kiên cố

Phòng bán kiên cố

Phòng tạm

Tổng số phòng học + phòng chức năng

4.702

1.637

2.975

90

I. Mầm non

477

147

325

5

1. Tổng số phòng học

408

126

277

5

2. Tổng số phòng chức năng

69

21

48

-

II. Phổ thông

4.225

1.490

2.650

85

1. Tổng số phòng học

3.509

1.310

2.135

64

- Tiểu học

2.271

549

1.678

44

- Trung học cơ sở

822

503

310

9

- Trung học phổ thông

416

258

147

11

2. Tổng số phòng chức năng

716

180

515

21

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo.

4. Giáo dục thường xuyên:

Trong những năm qua, các trung tâm giáo dục thường xuyên đã thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo, đảm bảo cho số học sinh không đủ điều kiện học phổ thông được tiếp tục đi học bổ túc văn hóa. Đồng thời, mở rộng quy mô đào tạo tin học, ngoại ngữ và nghề phổ thông cho nhiều đối tượng (bao gồm cả học sinh, sinh viên và người lao động);

Tổng số học sinh bổ túc văn hóa đến lớp tại các trung tâm giáo dục thường xuyên là 1.006 học sinh; tổng số học sinh tin học, ngoại ngữ có 1.082 học sinh; tổng số lao động học nghề phổ thông có 6.150 học sinh. Số giáo viên trong biên chế của các trung tâm giáo dục thường xuyên có 58 giáo viên, số giáo viên hợp đồng có 48 giáo viên.

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH:

1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu đào tạo:

Trước khi tái lập tỉnh Bạc Liêu, thị xã Bạc Liêu đã là trung tâm giáo dục và đào tạo của tỉnh Minh Hải trước đây. Từ ngày tái lập tỉnh đến nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên tiếp tục được tăng cường, do đó chất lượng giáo dục và đào tạo nâng cao rõ rệt. Thị xã Bạc Liêu được đánh giá là trung tâm đào tạo cho Bạc Liêu và các tỉnh lân cận. Trên địa bàn thị xã có khá nhiều trường đào tạo, bao gồm: Trường Cao đẳng Sư phạm (nay là Đại học Bạc Liêu), Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật, Trường Trung học Y tế (nay là Trường Cao đẳng Y tế), Trường Trung học Văn hóa - Nghệ thuật, Trường Trung học Kỹ thuật - Dạy nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên…;

Với hệ thống các trường đào tạo của tỉnh nói trên, hàng năm đã cho ra trường trên 3.200 lao động được đào tạo với nhiều trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật từ sơ cấp trở lên. Số học sinh, sinh viên được đào tạo tập trung chính quy từ các trường ngoài tỉnh hàng năm khoảng 2.500 - 3.000 học sinh, sinh viên. Tính chung, cả số người được đào tạo trong tỉnh và ngoài tỉnh hàng năm chiếm khoảng 1,5 - 1,7% so với số lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội;

Kết quả thực hiện trong 5 năm (2001 - 2005), các trường đào tạo và dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã đào tạo được trên 16.000 học sinh, sinh viên. Trong đó, đào tạo trình độ cao đẳng và đại học hàng năm khoảng 1.100 - 1.200 người (riêng lĩnh vực đào tạo đại học được thực hiện theo hình thức liên kết đào tạo với Trường Đại học Cần Thơ và các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh);

Thành tựu nổi bật trong lĩnh vực đào tạo là đã giải quyết cơ bản nhu cầu giáo viên mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở cho 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Trong những năm tới, nhiệm vụ đào tạo sư phạm chủ yếu là đào tạo số giáo viên trên chuẩn cho ngành học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.

2. Thực trạng đội ngũ giảng viên các trường đào tạo:

 Bạc Liêu là tỉnh có hệ thống các trường đào tạo phát triển khá so với nhiều tỉnh khác ở Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, đội ngũ giáo viên và giảng viên của các trường đào tạo trên địa bàn tỉnh đòi hỏi số lượng khá lớn. Trong những năm qua, các trường đào tạo đã cố gắng xây dựng bộ máy ổn định, đồng thời, liên kết với Trường Đại học Cần Thơ và các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh để mở rộng quy mô đào tạo và đối tượng đào tạo. Tuy nhiên, do số lượng giáo viên còn hạn chế nên nhiều chương trình, nội dung đào tạo phải dựa vào đội ngũ giáo viên và giảng viên từ bên ngoài;

Phần lớn, đội ngũ giảng viên các trường đào tạo trong tỉnh còn nhiều mặt hạn chế về chất lượng, nhất là lĩnh vực thí nghiệm, thực hành. Phương pháp giảng dạy còn nặng về lý thuyết, nhiều giáo viên dạy thực hành nghề nhưng chưa qua thực tiễn sản xuất. Đội ngũ giảng viên chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, chưa cập nhật kịp thời kiến thức khoa học và công nghệ mới. Do đó, kết quả đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và kinh doanh trong thời kỳ hội nhập, tỷ lệ giảng viên giỏi (giảng viên đầu đàn) còn rất thấp;

Năm 2006, tổng số giảng viên của các trường đào tạo và dạy nghề trên địa bàn tỉnh có 383 người (kể cả các trung tâm đào tạo và dạy nghề ở huyện). Trong đó, có 2 tiến sĩ, 53 thạc sĩ, 197 giảng viên trình độ đại học và 131 người trình độ khác. Các trường có số lượng giảng viên nhiều nhất là: Trường Cao đẳng Sư phạm (nay là trường Đại học Bạc Liêu) 84 giảng viên; kế đó là Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật 74 giảng viên và Trường Trung học Kỹ thuật - Dạy nghề 55 giảng viên. Phần lớn các trường đào tạo đều thực hiện phương thức hợp đồng, liên kết đào tạo, mời giảng viên từ các trường ngoài tỉnh.

3. Tình hình xây dựng cơ sở vật chất các trường đào tạo:

Đến năm 2006, cơ sở vật chất các trường đào tạo trên địa bàn tỉnh gồm có 236 phòng học; 64 phòng thí nghiệm, thực hành và 80 phòng chức năng; 6 trường đào tạo có ký túc xá cho học viên, sinh viên ở nội trú với tổng số chỗ ở cho 2.083 người, 9 giảng đường với tổng số 1.790 chỗ ngồi, 6 trường đào tạo và dạy nghề có thư viện với tổng số đầu sách là 111.900 cuốn. Trong đó, thư viện của Trường Cao đẳng Sư phạm (nay là Trường Đại học Bạc Liêu) có số đầu sách nhiều nhất là 60.000 loại sách; thư viện của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh có 20.000 đầu sách;

Nhìn chung, thực trạng cơ sở vật chất các trường đào tạo chưa được đầu tư tương xứng với một tỉnh có vị trí là trung tâm đào tạo của các vùng lân cận. Do nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực đào tạo còn rất hạn chế nên hầu hết các trường đào tạo chưa xây dựng đồng bộ các phòng thí nghiệm, thực hành, chưa xây dựng được các trang trại sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo.

Phần thứ hai

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỈNH BẠC LIÊU ĐẾN NĂM 2020

I. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1. Quan điểm, phương hướng phát triển:

Phát triển giáo dục và đào tạo là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Tạo ra nguồn nhân lực mới phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Gắn phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội, bảo vệ quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, góp phần tích cực đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ XIII đã đề ra. Đồng thời, chuẩn bị tốt các điều kiện để tạo ra nguồn nhân lực phát triển cao cho thời kỳ 2011 - 2020;

Quán triệt và triển khai kịp thời các chủ trương đổi mới về phát triển giáo dục và đào tạo. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện từ mầm non đến tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục và đào tạo, nhất là trong lĩnh vực giáo dục mầm non và đào tạo nghề;

Phấn đấu đến năm 2010, đạt các chỉ tiêu về giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông ngang bằng với các chỉ số trung bình của cả nước, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho số học sinh không đủ điều kiện vào các trường phổ thông và người lớn tuổi được tiếp tục đi học tại các trung tâm gáo dục thường xuyên và trung tâm học tập cộng đồng. Phấn đấu đến năm 2010, đạt 100% xã, phường, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng;

Sắp xếp lại mạng lưới các trường phổ thông và mầm non theo hướng giảm mạnh các điểm trường lẻ ở giai đoạn sau năm 2010 (chủ yếu là các điểm trường tiểu học và mẫu giáo). Tăng cường đầu tư kiên cố hóa trường học, đảm bảo cơ cấu hợp lý về số lượng phòng học; phòng chức năng; phòng thí nghiệm, thực hành và các công trình khác theo tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia;

Đẩy mạnh tiến độ xây dựng Trường Đại học Bạc Liêu, xứng đáng là trung tâm đào tạo của Bạc Liêu và các tỉnh lân cận. Đáp ứng yêu cầu tăng nhanh về số lượng và không ngừng nâng cao về chất lượng nguồn nhân lực, nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái ở các tỉnh lân cận nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng;

Chuyển dịch mạnh cơ cấu đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển các ngành kinh tế - xã hội. Thực hiện đa dạng hóa hình thức đào tạo, khắc phục tình trạng mất cân đối “Thừa thầy thiếu thợ” trong đào tạo và dạy nghề. Tăng nhanh số lao động kỹ thuật cho các ngành sản xuất, dịch vụ trước hết là cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản và sản xuất các sản phẩm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp;

Liên kết chặt chẽ với các trường đại học, các trung tâm đào tạo và các viện nghiên cứu, phát triển nhiều loại hình đào tạo gắn với ứng dụng, chuyển giao công nghệ. Tăng nhanh quy mô đào tạo đại học và sau đại học, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và kinh doanh. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên cho các trường đào tạo và dạy nghề, mở rộng phạm vi, đa dạng hóa các hình thức đào tạo;

Xây dựng và triển khai thực hiện tốt đề án đào tạo trình độ sau đại học, nhằm tăng cường về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Bạc Liêu và các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các trường trung học phổ thông chất lượng cao có nhiều giáo viên trình độ trên đại học, đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng, tăng nhanh số học sinh thi đạt giải quốc gia và các giải khu vực Đồng bằng sông Cửu Long;

Coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng và tôn vinh nhân tài. Sử dụng hợp lý đi đôi với thực hiện các chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần, xứng đáng với cống hiến của người lao động. Tạo điều kiện thuận lợi cho lao động trí tuệ có cơ hội phát huy tối đa năng lực sáng tạo. Góp phần cùng cả nước nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của trí tuệ con người Việt Nam trên trường quốc tế trong thời kỳ hội nhập.

2. Mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2010 và 2020:

2.1. Mục tiêu phát triển giáo dục:

- Giáo dục mầm non: Đảm bảo các điều kiện để thu hút 15 - 17% số trẻ em dưới 3 tuổi đến nhà trẻ vào năm 2010 và 35 - 40% vào năm 2020. Số trẻ em 3 - 5 tuổi đến lớp mẫu giáo tăng từ 65 - 67% năm 2010 lên 80 - 85% năm 2020. Riêng trẻ em 5 tuổi đến lớp mẫu giáo lớn đạt 98% năm 2010 và 100% những năm tiếp theo. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non xuống dưới 15% năm 2010 và dưới 10% năm 2020;

- Giáo dục tiểu học: Đến năm 2010, huy động 100% số trẻ em trong độ tuổi học tiểu học đến trường, đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Tăng số lớp học 2 buổi đạt 25 - 30% (so với tổng số lớp) vào năm 2010 và 50 - 60% năm 2020, trong đó khu vực thị xã, thị trấn đạt 35 - 40% năm 2010 và 60 - 70% năm 2020;

- Trung học cơ sở: Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập trung học cơ sở, nâng tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đi học đúng độ tuổi đạt trên 90% vào năm 2010 (tương đương chỉ tiêu phấn đấu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long);

- Trung học phổ thông: Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở vào trung học phổ thông đạt trên 80% năm 2010 và 90% năm 2020. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập trung học phổ thông, trước hết là thị xã Bạc Liêu và một số địa bàn trọng điểm;

- Giáo dục thường xuyên: Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho số học sinh không đủ điều kiện học phổ thông và người lớn tuổi được tiếp tục đi học. Nâng cao chất lượng giáo dục cho tất cả các trung tâm giáo dục thường xuyên ở các huyện, thị xã. Đến năm 2010, đạt 100% xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng và nâng cao chất lượng ở giai đoạn sau;

- Giáo dục dân tộc và giáo dục hòa nhập cộng đồng: Nâng cao chất lượng giáo dục cho các trường phổ thông dân tộc nội trú; mở rộng phạm vi giáo dục về văn hóa cho đồng bào dân tộc. Xây dựng một số lớp học dành cho trẻ em khuyết tật;

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường học: Tỷ lệ phòng học và phòng chức năng mầm non và phổ thông được đầu tư kiên cố hóa đạt tiêu chuẩn nhà cấp III trở lên chiếm 50 - 55% đến năm 2010 và chiếm 85 - 90% đến năm 2020.

2.2. Mục tiêu phát triển đào tạo:

Năm 2010, đạt mức bình quân 135 - 140 sinh viên/vạn dân, tương đương 11.600 - 12.000 sinh viên. Năm 2020, đạt mức bình quân 160 - 170 sinh viên/vạn dân, tương đương 15.300 - 16.260 sinh viên (kể cả đào tạo trong tỉnh và ngoài tỉnh);

Trường Đại học Bạc Liêu có tổng số sinh viên tăng từ 4.780 người năm 2010 lên 8.000 - 8.400 sinh viên năm 2020. Số sinh viên tuyển mới hàng năm tăng từ 950 sinh viên năm 2010 và ổn định ở mức 1.700 - 1.800 sinh viên trong những năm tiếp theo;

- Đào tạo cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp: Tổng số sinh viên, học sinh tuyển mới đào tạo cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đến năm 2010 đạt 6 - 7% so dân số trong độ tuổi từ 16 - 20 tuổi, năm 2020 đạt 9% trở lên so dân số trong độ tuổi từ 16 - 20 tuổi. Tương đương với tổng số học sinh, sinh viên tuyển mới đào tạo cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tăng từ khoảng 7.000 - 7.500 người năm 2010 lên 9.000 - 9.500 người năm 2020;

- Đào tạo không chính quy: Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện và Trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn. Mở rộng quy mô đào tạo không chính quy đi đôi với quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động cho các địa phương;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội tăng từ 26,5% năm 2006 lên 35% năm 2010 và trên 56% năm 2020 (chỉ tính đào tạo có bằng sơ cấp trở lên);

- Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn ở các bậc học như sau: Bậc mầm non tăng từ 30% năm 2010 lên 45% năm 2020; bậc tiểu học tăng từ 50% năm 2010 lên 70% năm 2020; bậc trung học cơ sở tăng từ 40% năm 2010 lên 60% năm 2020; bậc trung học phổ thông tăng từ 10% năm 2010 lên 30% năm 2020;

- Đảm bảo cho các trường trung học phổ thông có từ 1 đến 2 cán bộ y tế có trình độ trung cấp trở lên. Trường Đại học Bạc Liêu và các trường đào tạo khác có từ 2 đến 3 cán bộ y tế, trong đó có 1 bác sĩ.

II. XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO:

1. Các phương án phát triển giáo dục:

1.1. Giáo dục mầm non.

Quán triệt và thực hiện Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015.

Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển giáo dục mầm non đến năm 2010 và 2020

Chỉ tiêu

ĐVT

2006

2010

2020

Nhịp độ tăng bình quân (%)

2007 - 2010

2011 - 2020

1. Số trường mầm non

Trường

54

62

68

3,5

0,9

- Công lập

Trường

53

57

60

1,8

0,5

 Trong đó: Đạt chuẩn quốc gia

Trường

 9

18

50

18,9

10,8

- Tư thục

Trường

1

5

8

49,5

4,8

2. Số nhóm, lớp mầm non

Nhóm, lớp

714

1.150

1.600

12,65

3,4

- Số nhóm trẻ

Nhóm

58

260

580

45,5

8,4

+ Công lập

Nhóm

42

180

340

43,9

6,6

+ Tư thục và dân lập

Nhóm

16

80

240

49,5

11,6

- Số lớp mẫu giáo

Lớp

656

890

1.020

7,9

1,35

+ Công lập

Lớp

630

820

870

6,8

0,6

+ Tư thục và dân lập

 Lớp

26

70

150

28,1

7,9

 3. Số giáo viên, cán bộ, nhân viên

Người

918

1.570

2.450

14,4

4,6

- Giáo viên

Người

774

1.380

2.180

15,6

4,7

 + Nhà trẻ

Người

81

320

790

41,0

9,5

 + Mẫu giáo

Người

693

1.060

1.390

11,2

2,7

- Cán bộ quản lý và nhân viên

Người

144

190

270

7,2

3,6

4. Tổng số trẻ em đến lớp

Trẻ em

24.429

34.610

49.600

9,1

3,65

- Nhà trẻ (số cháu dưới 3 tuổi)

Trẻ em

1.597

6.990

15.600

44,6

8,4

 Tỷ lệ so số trẻ em trong độ tuổi

%

5,72

17,0

40,0

 

 

- Mẫu giáo (3 - 5 tuổi)

Trẻ em

22.832

27.620

34.000

4,9

2,1

 Tỷ lệ so số trẻ em trong độ tuổi

%

55,0

67,0

87,20

 

 

 + Trong đó: Mẫu giáo 5 tuổi

Trẻ em

13.264

13.500

13.000

0,4

-0,4

 Tỷ lệ so số trẻ em 5 tuổi

%

97,3

98,0

100

 

 

1.2. Giáo dục phổ thông:

a) Tiểu học: Số học sinh tiểu học tiếp tục giảm từ 78.850 học sinh năm 2006 xuống còn 70.960 học sinh năm 2010 và 69.250 học sinh năm 2020 (tính theo mức huy động 100% trẻ em trong độ tuổi 6 - 10 tuổi đến trường tiểu học và khoảng 2% số trẻ em ngoài độ tuổi).

Số lớp tiểu học giảm từ 3.073 lớp năm 2006 xuống còn 2.530 lớp năm 2010 và 2.160 lớp năm 2020 (tính theo mức bình quân số học sinh trên một lớp tăng từ 26 học sinh/lớp năm 2006 lên 28 - 30 học sinh/lớp năm 2010 và 32 - 35 học sinh/lớp năm 2020);

Số lớp học 2 buổi chiếm 25 - 30% so với tổng số lớp năm 2010 và chiếm 50 - 60% so với tổng số lớp năm 2020.

b) Trung học cơ sở: Số học sinh trung học cơ sở đến trường so với số trẻ em trong độ tuổi từ 11- 14 tuổi chiếm 92,0% năm 2010 và chiếm 98% năm 2020. Tương ứng với số học sinh trung học cơ sở tăng từ 52.042 học sinh năm 2006 lên 54.300 học sinh năm 2010 và 54.860 học sinh năm 2020 (trong đó bao gồm khoảng 2% số học sinh ngoài độ tuổi). Trên 90% số học sinh trung học cơ sở hoàn thành chương trình trung học cơ sở ở độ tuổi 14;

Số lớp trung học cơ sở giảm từ 1.300 lớp năm 2010 xuống còn 1.260 lớp năm 2020 và ổn định ở những năm tiếp theo (tính theo mức bình quân số học sinh trên một lớp tăng từ 40 học sinh/lớp năm 2006 lên 42 học sinh/lớp năm 2010 và 44 - 45 học sinh/lớp năm 2020).

c) Trung học phổ thông: Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho số học sinh trung học cơ sở vào trung học phổ thông sẽ tăng nhanh trong những năm tới. Dự báo số học sinh trung học phổ thông trong độ tuổi đến trường theo 2 phương án, cụ thể như sau:

Phương án I: Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông đến trường so với số người trong độ tuổi từ 15 - 17 tuổi tăng từ 40% năm 2006 lên 60% năm 2010 và 80% năm 2020. Tương đương với số học sinh tăng từ 19.130 học sinh năm 2006 lên 27.600 học sinh năm 2010 và 32.600 học sinh năm 2020;

Số lớp trung học phổ thông tăng từ 448 lớp năm 2006 lên 620 lớp năm 2010 và 730 lớp năm 2020 (tính theo mức bình quân số học sinh trên một lớp tăng từ 42,7 học sinh/lớp năm 2006 lên 45 học sinh/lớp năm 2010 và những năm tiếp theo);

Phương án II: Là phương án đặt ra trong điều kiện có những khó khăn khách quan, số học sinh trung học phổ thông đến trường đạt thấp hơn so với phương án I. Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông đến trường so với số người trong độ tuổi từ 15 - 17 tuổi tăng từ 40% năm 2006 lên 50% năm 2010 và 75% năm 2020. Tương đương với số học sinh tăng từ 19.130 học sinh năm 2006 lên 23.000 học sinh năm 2010 và 30.560 học sinh năm 2020. Trong 2 phương án trên, phương án I là phương án chọn để phấn đấu thực hiện.

2. Phát triển đào tạo:

2.1. Đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông và cán bộ quản lý giáo dục:

- Tổng số giáo viên mầm non (nhà trẻ + mẫu giáo) tăng từ 753 giáo viên năm 2006 lên 1.380 giáo viên năm 2010 và 2.160 giáo viên năm 2020;

- Số giáo viên tiểu học giảm từ 3.968 giáo viên năm 2006 xuống 3.580 giáo viên năm 2010 và ổn định ở mức trên 3.520 giáo viên trong những năm sau;

- Số giáo viên trung học cơ sở ổn định ở mức 2.440 - 2.450 giáo viên như hiện nay;

- Số giáo viên trung học phổ thông tăng từ 764 giáo viên năm 2006 lên 1.400 giáo viên năm 2010 và 1.620 giáo viên năm 2020;

- Tổng số cán bộ quản lý giáo dục: Năm 2010 tăng gấp 1,15 lần và đến năm 2020 tăng gấp 1,25 lần so với hiện nay;

- Đào tạo giáo viên trên chuẩn cho các cấp học và bậc học đạt các tỷ lệ theo mục tiêu đã đề ra như sau:

NHU CẦU GIÁO VIÊN NGÀNH HỌC MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG ĐẾN NĂM 2010 VÀ 2020

Chi tiêu

Năm 2010

Năm 2020

Tổng số giáo viên (người)

Giáo viên trên chuẩn (người)

Tỷ lệ so tổng số (%)

Tổng số giáo viên (người)

Giáo viên trên chuẩn (người)

Tỷ lệ so tổng số (%)

TỔNG SỐ

8.800

3.320

37,72

9.750

5.392

55,30

1. Giáo viên mầm non

1.380

414

30

2.160

972

45

2. Giáo viên tiểu học

3.580

1.790

50

3.520

2.464

70

3. Giáo viên trung học cơ sở

2.440

976

40

2.450

1.470

60

4. Giáo viên trung học phổ thông

1.400

140

10

1.620

486

30

2.2. Đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý:

Dự báo nhu cầu cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ đại học trở lên và có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học tăng từ 1,5 - 2% năm 2010 lên 4 - 5% năm 2020 (so với tổng số lao động qua đào tạo). Tương đương với số lượng cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ đại học trở lên tăng từ khoảng 2.800 người năm 2010 lên 11.500 - 12.000 người năm 2020;

Đến năm 2010, tổng số doanh nghiệp và hợp tác xã tăng gấp 1,6 lần so với năm 2006; năm 2020 tăng gấp 3 lần so với năm 2006. Do đó, nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý các doanh nghiệp, hợp tác xã là rất lớn;

Để góp phần cùng các trường đào tạo khác, tăng nhanh quy mô đào tạo trên địa bàn tỉnh. Sở Giáo dục và Đào tạo xúc tiến xây dựng đề án mở rộng quy mô và nâng cấp Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật đến năm 2008 trở thành Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu đào tạo cho tỉnh Bạc Liêu nói riêng và vùng Bán đảo Cà Mau nói chung;

Quy mô đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật tăng từ 1.628 học sinh năm 2006 lên 2.800 học sinh, sinh viên năm 2010 và 4.200 học sinh, sinh viên năm 2020. Trong đó, số tuyển mới hàng năm tăng từ 923 học sinh, sinh viên năm 2006 lên khoảng 1.000 học sinh, sinh viên năm 2010 và 1.300 - 1.400 học sinh, sinh viên năm 2020;

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu là trường đào tạo đa ngành, đa hệ, trong đó chủ yếu là đào tạo cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, trường có 2 cơ sở đào tạo:

- Cơ sở I là địa điểm của Trường trung học Kinh tế - Kỹ thuật hiện nay, sẽ đầu tư nâng cấp thành khu đào tạo thuộc các ngành: Tài chính tín dụng; kinh tế kế hoạch; quản trị kinh doanh; công nghệ thông tin; kỹ thuật điện, điện tử;

- Cơ sở II là cơ sở sẽ được xây dựng ở địa điểm mới có diện tích khoảng 20ha, bố trí các ngành học: Trồng trọt, chăn nuôi, thú y; thủy sản; quản lý đất đai; kỹ thuật môi trường. Xây dựng đồng bộ các phòng thí nghiệm, thực hành và liên kết với các cơ sở sản xuất, đảm bảo cho sinh viên được thực tập, nâng cao kỹ năng thực hành.

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ VẬT CHẤT GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO:

1. Phát triển mạng lưới cơ sở vật chất giáo dục mầm non:

- Tổng số phòng học và phòng chức năng tăng từ 477 phòng năm 2006 lên 930 phòng năm 2010 và 1.620 phòng năm 2020. Trong đó, số phòng dân lập và tư thục chiếm khoảng 10% năm 2010 và 20 - 25% năm 2020 (so tổng số phòng học và phòng chức năng);

- Trong giai đoạn 2007 - 2010, ưu tiên đầu tư kiên cố hóa điểm trung tâm. Sau năm 2010, thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các điểm trường lẻ, tiếp tục đầu tư kiên cố hóa sau khi điều chỉnh quy hoạch;

- Tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tăng từ 30 - 35% năm 2010 lên 70 - 80% năm 2020;

- Tổng số phòng học và phòng chức năng xây dựng kiên cố (theo quy định của trường đạt chuẩn) tăng từ 147 phòng năm 2006 lên 465 phòng năm 2010 và 1.380 phòng năm 2020.

- Tỷ lệ phòng kiên cố hóa tăng từ 50% năm 2010 lên 85% năm 2020, tương đương với số phòng cần đầu tư xây dựng kiên cố: Giai đoạn 2008 - 2010 là 318 phòng; giai đoạn 2011 - 2020 là 915 phòng.

2. Phát triển mạng lưới các trường phổ thông:

- Tổng số phòng học và phòng chức năng tăng từ 4.225 phòng năm 2006 lên 4.840 phòng năm 2010 và 6.924 phòng năm 2020, trong đó bao gồm:

+ Số phòng học và phòng chức năng xây dựng kiên cố (theo quy định của trường đạt chuẩn) tăng từ 1.490 phòng năm 2006 lên 2.670 phòng năm 2010 và 5.885 phòng năm 2020;

+ Trong giai đoạn 2008 - 2010 cần đầu tư kiên cố hóa 1.180 phòng; giai đoạn 2011 - 2020 cần đầu tư kiên cố hóa 2.350 phòng. Tính bình quân mỗi năm, giai đoạn 2008 - 2010 cần đầu tư xây dựng trên 394 phòng; giai đoạn 2011 - 2020, mỗi năm cần đầu tư xây dựng 235 phòng (kể cả xây mới và xây thay thế phòng cấp 4).

+ Tỷ lệ phòng học và phòng chức năng xây dựng kiên cố tăng từ 35,3% năm 2006 lên 55% năm 2010 và 85% năm 2020;

- Tỷ lệ trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia tăng từ 15 - 25% năm 2010 lên 40 - 50% năm 2020. Trong đó, trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia chiếm trên 25% năm 2010 và đạt trên 50% năm 2020;

Một số trường trung học phổ thông chất lượng cao có trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy và học tập theo hướng tiếp cận với phương pháp giảng dạy và học tập của các nước tiên tiến trên thế giới.

NHU CẦU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHÒNG HỌC VÀ PHÒNG CHỨC NĂNG NGÀNH HỌC PHỔ THÔNG ĐẾN NĂM 2010 VÀ 2020

Hạng mục

2006

2010

2020

Nhịp độ tăng bình quân (%)

2008 - 2010

2011 - 2020

1. Tổng số phòng học + phòng chức năng

4.225

4.840

6.924

3,5

3,65

a) Tổng số phòng học

3.509

3.250

3.697

1,9

1,3

- Tiểu học

2.271

1.980

1.870

-3,4

-0,6

- Trung học cơ sở

822

830

1.097

1,02

2,83

- Trung học phổ thông

416

420

730

14,02

5,65

b) Tổng số phòng chức năng

716

1.590

3.227

22,05

7,33

2. Số phòng học + phòng chức năng xây dựng kiên cố

1.490

2.670

5.885

15,7

8,5

3. Tỷ lệ phòng học + phòng chức năng xây dựng kiên cố (%)

35,3

55

85

 

 

3. Phát triển các trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm học tập cộng đồng:

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị thí nghiệm, thực hành cho các trung tâm giáo dục thường xuyên, đáp ứng yêu cầu thu hút số học sinh không đủ điều kiện học phổ thông và người lớn tuổi được tiếp tục học tập;

- Từng bước hình thành mạng lưới Trung tâm học tập cộng đồng ở cấp xã, tạo điều kiện thuận lợi cho toàn dân được tham gia học tập. Đến năm 2010, đạt 100% xã có Trung tâm học tập cộng đồng. Tổng số phòng học và phòng thí nghiệm, thực hành của các trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm học tập cộng đồng tăng từ 52 phòng năm 2006 lên 115 phòng năm 2010 và 411 phòng năm 2020;

Giai đoạn 2008 - 2010, cần đầu tư xây dựng mới và nâng cấp 115 phòng, tương ứng với tổng số vốn đầu tư là 14 tỷ đồng. Giai đoạn 2011 - 2020, cần đầu tư xây dựng mới 296 phòng, tương ứng với tổng số vốn đầu tư là 62 tỷ đồng.

4. Tổng hợp số phòng học kiên cố hóa và nhu cầu vốn đầu tư phát triển các trường giai đoạn 2008 - 2010 và 2011 - 2020:

Tổng số phòng học và phòng chức năng cần đầu tư xây dựng mới và xây thay thế từ năm 2008 đến năm 2020 là 5.174 phòng. Trong đó, ngành học mầm non là 1.233 phòng, ngành học phổ thông là 3.530 phòng, các trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm học tập cộng đồng là 411 phòng. Tiến độ thực hiện chia theo các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 2008 - 2010: Cần đầu tư 1.613 phòng, trong đó ngành học mầm non 318 phòng, ngành học phổ thông 1.180 phòng, các trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm học tập cộng đồng là 115 phòng;

Giai đoạn 2011 - 2020: Cần đầu tư 3.561 phòng, trong đó ngành học mầm non 915 phòng, ngành học phổ thông 2.350 phòng, các trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm học tập cộng đồng là 296 phòng;

Số phòng học, phòng chức năng và các cơ sở thực hành của Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật sẽ được thực hiện theo dự án riêng, không tính trong tổng số phòng nói trên;

Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho ngành Giáo dục và Đào tạo là 895 tỷ đồng, trong đó giai đoạn (2008 - 2010) là 273 tỷ đồng, giai đoạn 2011 - 2020 là 622 tỷ đồng (kèm theo biểu số phòng xây dựng kiên cố và nhu cầu vốn đầu tư chia theo giai đoạn).

SỐ PHÒNG XÂY DỰNG KIÊN CỐ HÓA VÀ NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

(Các trường thuộc Sở Giáo dục - Đào tạo quản lý)

STT

Hạng mục

Đơn vị

Tổng số

Chia theo giai đọan

2008 - 2010

2011 - 2020

A

Tổng số phòng xây mới và xây thay thế

Phòng

5.174

1.613

3.561

1

Mầm non

Phòng

1.233

318

915

2

Phổ thông

Phòng

3.530

1.180

2.350

3

TT GDTX và TT HTCĐ

Phòng

411

115

296

B

Tổng nhu cầu vốn đầu tư

Tỷ đồng

895

273

622

1

Mầm non

Tỷ đồng

202

52

150

2

Phổ thông

Tỷ đồng

570

190

380

3

Trung Tâm GDTX và Trung tâm HTCĐ

Tỷ đồng

76

14

62

4

Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật

Tỷ đồng

47

17

30

C

Cơ cấu vốn đầu tư

%

100

100

100

 

- Vốn ngân sách các cấp địa phương

%

65

70

60

 

- Vốn chương trình mục tiêu và các nguồn có tính chất ngân sách

%

17

20

15

 

- Vốn xã hội hóa và các nguồn khác

%

18

10

25

Số phòng xây dựng kiên cố trong biểu trên không bao gồm số phòng kiên cố đã có.

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH:

1. Giải pháp về đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên:

Trên cơ sở quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, tiếp tục cụ thể hóa quy hoạch bằng việc xây dựng các chương trình mục tiêu của ngành Giáo dục và Đào tạo. Trước hết là khẩn trương xây dựng đề án đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, thực hiện công khai dân chủ trong việc đánh giá năng lực đội ngũ giáo viên. Trên cơ sở đó, đối với những giáo viên có nhiều mặt hạn chế về trình độ năng lực giảng dạy được giải quyết chính sách nghỉ trước tuổi hoặc chuyển công tác khác. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng đội ngũ giáo viên bằng nhiều hình thức, bố trí luân phiên đào tạo, tăng nhanh số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Nghiên cứu vận dụng kịp thời các chính sách ưu đãi nhằm thu hút giáo viên giỏi về công tác tại tỉnh, cấp học bổng cho số sinh viên khá giỏi có cam kết khi ra trường sẽ về công tác tại tỉnh.

2. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng học sinh các cấp:

Thực hiện đồng bộ các giải pháp về quản lý chất lượng học sinh, khắc phục tình trạng “Học sinh không đạt chuẩn lên lớp”. Thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh, đảm bảo đúng chất lượng đầu vào và đầu ra của tất cả các cấp. Tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ giảng dạy, thí nghiệm thực hành, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được tiếp thu và nâng cao nhận thức một cách toàn diện. Tăng cường công tác sơ, tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình “Dạy tốt, học tốt”;

Đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong việc dạy và học, tranh thủ sự giúp đỡ của hội phụ huynh học sinh, hội khuyến học đối với việc giảng dạy và học tập. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên kịp thời về vật chất và tinh thần cho giáo viên và học sinh đạt thành tích dạy tốt và học tốt. Thực hiện chương trình giáo dục toàn diện (học tập và rèn luyện) cho học sinh học 2 buổi.

3. Sắp xếp lại mạng lưới các điểm trường và đẩy mạnh tiến độ đầu tư kiên cố hóa:

a) Sắp xếp các điểm trường mầm non: Đến năm 2010, không còn điểm trường lẻ có 1 - 2 phòng học (trừ nhóm, lớp tư thục và dân lập). Năm 2020, không còn điểm trường mầm non có dưới 4 phòng học. Triển khai thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá giáo dục mầm non, khuyến khích phát triển các trường tư thục và dân lập đi đôi với quản lý chất lượng. Chọn thị xã Bạc Liêu làm đơn vị chỉ đạo điểm, xây dựng các mô hình mẫu để nhân rộng ra các địa bàn khác.

Hoàn thành đầu tư kiên cố hóa các điểm trường trung tâm và một số điểm trường có quy mô từ 6 nhóm, lớp trở lên vào năm 2010 (đối với số nhóm lớp học 2 buổi) và từ 8 nhóm, lớp trở lên (đối với số nhóm lớp học 1 buổi).

Sau năm 2010, cùng với việc đầu tư nâng cấp mạng lưới giao thông nông thôn và phương tiện vận chuyển khách công cộng, tiếp tục sắp xếp lại các điểm trường lẻ giai đoạn 2 và đầu tư kiên cố hóa đạt tỷ lệ 80 - 85% đến năm 2020.

b) Sắp xếp các điểm trường tiểu học và thực hiện đầu tư theo 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 2008 - 2010, tập trung đầu tư kiên cố hóa các điểm trường trung tâm và một số điểm trường lẻ có tính chất là trung tâm khu vực (liên ấp, liên xã), hiên tại có từ 6 phòng học trở lên, tạo điều kiện thu hút học sinh đến các điểm trường mới xây dựng. Trên cơ sở đó, thực hiện việc sắp xếp lại mạng lưới điểm trường tiểu học, từng bước giảm số điểm trường lẻ chỉ có 1 - 2 phòng học;

Tổng số điểm trường tiểu học (có 1 - 2 phòng học) năm 2006 là 293 điểm, trong giai đoạn 2007 - 2010 phải sắp xếp để giảm khoảng 70 điểm trường. Trong đó, dự kiến xóa bỏ trên 50 điểm và chuyển sang làm điểm trường mẫu giáo trên 20 điểm. Số điểm trường lẻ còn lại vẫn duy trì loại phòng cấp 4 đến năm 2010.

- Giai đoạn 2011 - 2020: Trên cơ sở quy hoạch phát triển dân cư và hệ thống giao thông nông thôn đã được đầu tư nâng cấp. Thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới các điểm trường theo hướng tiếp tục giảm mạnh các điểm trường tiểu học có 1 - 2 phòng học. Đến năm 2015, các điểm trường tiểu học đều được sắp xếp ổn định, đủ điều kiện đầu tư kiên cố hóa.

c) Sớm triển khai công tác chuẩn bị đầu tư các trường: Khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng các trường theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 2006 - 2010, cơ bản hoàn thành các hạng mục công trình trọng điểm của dự án trong giai đoạn 2008 - 2010, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo trước mắt. Đồng thời, bố trí đủ quỹ đất để mở rộng quy mô đào tạo trong giai đoạn 2011 - 2020, đảm bảo xây dựng đồng bộ các cơ sở thí nghiệm, thực hành và nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế.

4. Trên cơ sở mục tiêu đào tạo đã được xác định, thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng các trường đào tạo theo hướng đổi mới phương thức đào tạo:

Xác định quy mô ổn định lâu dài cho các trường đào tạo, lập dự án đầu tư theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 2008 - 2010, cơ bản hoàn thành các hạng mục công trình trọng điểm của dự án; đồng thời, bố trí đủ quỹ đất để mở rộng quy mô đào tạo trong giai đoạn 2011 - 2020. Thực hiện đầu tư xây dựng đồng bộ các hạng mục công trình cho các trường đào tạo, đảm bảo đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị thí nghiệm, thực hành. Phối hợp với các cơ sở sản xuất, nhất là các trang trại nông - ngư nghiệp, xây dựng các mô hình ứng dụng chuyển giao công nghệ, giúp cho học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp cận với thực tiễn sản xuất. Tăng cường sự phối hợp giữa các trường đào tạo trên địa bàn tỉnh, thực hiện sự phân công và hợp tác trong việc đầu tư và sử dụng trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo;

Chuẩn bị tốt các điều kiện để tăng quy mô tuyển sinh và nâng cao chất lượng đào tạo tại tỉnh. Coi trọng công tác tuyển sinh đưa đi đào tạo đại học và trên đại học ở các trường trong nước và đào tạo ở nước ngoài. Sớm hình thành đội ngũ cán bộ nguồn cho các trường đào tạo.

5. Tăng cường xã hội hóa đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo:

- Tăng cường các hoạt động kinh tế đối ngoại và xúc tiến đầu tư, thu hút nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ khác. Mở rộng mối liên kết, hợp tác giữa các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực với các cơ sở sử dụng nguồn nhân lực. Khuyến khích phát triển mạnh các cơ sở dạy nghề tư thục, đảm bảo cung cấp nguồn lao động kỹ thuật đa ngành, đa hệ, phù hợp với yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu nói riêng và vùng Bán đảo Cà Mau nói chung.

- Chuyển toàn bộ các trường trung học phổ thông bán công sang loại hình công lập, dân lập hoặc tư thục và hoàn thành vào năm 2010. Khuyến khích phát triển các trường dân lập và tư thục ở tất cả các cấp học và bậc học (mầm non, phổ thông, đào tạo và dạy nghề). Trước mắt, thực hiện tốt việc xây dựng điểm ở thị xã Bạc Liêu và thị trấn các huyện.

6. Đảm bảo quỹ đất cho xây dựng:

Chính quyền các cấp và cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường triển khai thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất, bố trí đủ diện tích đất đai cho xây dựng mạng lưới cơ sở vật chất giáo dục và đào tạo. Hoàn thành việc lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường, các cơ sở giáo dục và đào tạo. Đồng thời, cắm mốc ranh giới và bàn giao cho chủ sử dụng, khắc phục tình trạng lấn chiếm đất. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào huy động vốn và ngày công lao động của nhân dân để nâng cấp mặt bằng xây dựng trường học.

7. Mở rộng và phát triển các hình thức tín dụng cho giáo dục và đào tạo:

Các ngân hàng thương mại và Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển cần có cơ chế, chính sách cho vay vốn ưu đãi cho đầu tư phát triển trường tư thục (bao gồm cả giáo dục mầm non, phổ thông và các trường đào tạo);

Nghiên cứu ban hành các quy định cụ thể về mức cho vay đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và cho vay đối với người đi học. Đặc biệt là đảm bảo mức cho vay cần thiết để người đi du học được thuận lợi. Vận động xây dựng Quỹ khuyến học đủ mạnh để khuyến khích kịp thời giảng viên giỏi và sinh viên giỏi, hỗ trợ những giáo viên và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời thực hiện một số chính sách xã hội khác có liên quan đến phát triển giáo dục và đào tạo.

8. Tổ chức thực hiện:

- Quy hoạch đã phê duyệt, giao cho Sở Giáo dục - Đào tạo chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức công bố công khai quy hoạch, tạo điều kiện để mọi tầng lớp tiếp cận được với quy hoạch này để thực hiện và giám sát thực hiện. Đồng thời, tổ chức triển khai quy hoạch, cụ thể hoá theo kế hoạch hàng năm; xây dựng chương trình công tác cụ thể để có căn cứ thực hiện;

- Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các phòng giáo dục và đào tạo của huyện, thị xã xây dựng kế hoạch hàng năm về đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho phát triển giáo dục và đào tạo, lồng ghép vào kế hoạch chung về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thông qua Hội đồng nhân dân (theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân);

- Quán triệt và triển khai thực hiện tốt Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó quy định hàng năm, trên cơ sở đánh giá thực hiện quy hoạch, nếu cần thay đổi, bổ sung cục bộ hoặc trong trường hợp xuất hiện những yếu tố mới làm thay đổi từng phần nội dung quy hoạch đã được phê duyệt, quy hoạch đó phải được nghiên cứu điều chỉnh cục bộ kịp thời cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế.

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến 2020 được nghiên cứu xây dựng trong điều kiện tỉnh Bạc Liêu nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung được đánh giá là “Vùng có giáo dục yếu nhất trong cả nước”. Do đó, nhiệm vụ công tác quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh được đặt ra hết sức quan trọng, nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản sau đây:

- Xác định đúng đắn phương hướng, mục tiêu và đề ra những giải pháp để rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh Bạc Liêu so với cả nước. Đồng thời, thể hiện rõ vai trò, vị trí là trung tâm đào tạo đối với các tỉnh lân cận;

- Đặt ra yêu cầu cho các ngành, các cấp có liên quan phải thường xuyên phối hợp giải quyết các vấn đề có liên quan đến phát triển giáo dục và đào tạo như: Cân đối các nguồn lực cho đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị; nâng cấp mạng lưới đường giao thông nông thôn đến các điểm trường; đảm bảo quỹ đất cho xây dựng mới và nâng cấp mở rộng các trường theo quy hoạch; phối hợp thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục và đào tạo,…;

- Sắp xếp lại mạng lưới các điểm trường lẻ, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn và phù hợp với khả năng cân đối các nguồn vốn đầu tư (bao gồm vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác). Đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu đầu tư kiên cố hóa theo từng giai đoạn, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo.

Một số kiến nghị với Trung ương:

1. Xây dựng Trường Đại học Bạc Liêu “Theo hướng hình thành trường đại học đa ngành” là nhiệm vụ quan trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung. Tổng nhu cầu vốn đầu tư theo đề án đã được xây dựng là 369 tỷ đồng (giai đoạn đầu tư 2007 - 2012), ngân sách của tỉnh không thể cân đối để thực hiện. Đề nghị Trung ương hỗ trợ bằng nguồn vốn chương trình mục tiêu hoặc từ các nguồn vốn ODA và các nguồn vốn khác để đẩy mạnh tiến độ xây dựng.

2. Để tăng nhanh số giảng viên có trình độ cao cho Trường Đại học Bạc Liêu và các trường đào tạo khác của tỉnh. Đề nghị Trung ương tăng chỉ tiêu đào tạo và tăng kinh phí đào tạo sau đại học cho tỉnh (kể cả đào tạo trong nước và nước ngoài). Đồng thời có chính sách ưu đãi cho số giảng viên đến công tác tại các trường đào tạo ở vùng Bán đảo Cà Mau./.

HĐND TỈNH BẠC LIÊU

 

PHỤ LỤC SỐ 01

TỔNG HỢP SỐ ĐIỂM TRƯỜNG MẦM NON VÀ TIỂU HỌC
CÓ 1 - 2 PHÒNG HỌC TOÀN TỈNH BẠC LIÊU
 (ĐẾN NĂM 2006)
(Kèm theo Quyết định số 32/2007/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2007)

STT

Tên trường và điểm trường

Tổng số điểm trường

Tổng số phòng học

Phòng cấp 4 và phòng tạm

 

TỔNG SỐ

356

608

608

-

Mầm non

63

90

90

-

Tiểu học

293

518

518

1

Thị xã Bạc Liêu

23

40

40

-

Mầm non

1

2

2

-

Tiểu học

22

38

38

2

Huyện Hồng Dân

94

140

140

-

Mầm non

33

37

37

-

Tiểu học

61

103

103

3

Huyện Phước Long

57

103

103

-

Mầm non

17

32

32

-

Tiểu học

40

71

71

4

Huyện Đông Hải

74

135

135

-

Mầm non

3

5

5

-

Tiểu học

71

130

130

5

Huyện Hòa Bình

24

45

45

-

Mầm non

 

 

 

-

Tiểu học

24

45

45

6

Huyện Giá Rai

63

108

108

-

Mầm non

7

11

11

-

Tiểu học

56

97

97

7

Huyện Vỉnh Lợi

21

37

37

-

Mầm non

2

3

3

-

Tiểu học

19

34

34

 

PHỤ LỤC SỐ 02

TỔNG HỢP DANH MỤC CÁC ĐIỂM TRƯỜNG TIỂU HỌC XÓA BỎ HOẶC CHUYỂN MẪU GIÁO ĐẾN NĂM 2010 VÀ NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 32/2007/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2007)

STT

Hạng mục

Số điểm trường xóa bỏ hoặc chuyển mẫu giáo

Tổng số phòng học

Số điểm trường xóa bỏ

Số điểm chuyển mẫu giáo

 

Tổng số (A+B)

157 điểm trường

298

88

69

A

Giai đoạn 2007 - 2010

72 điểm trường

129

52

20

1

Thị xã Bạc Liêu

15 điểm trường

34

9

6

2

Huyện Hồng Dân

20 điểm trường

32

16

4

3

Huyện Phước Long

7 điểm trường

20

7

 

4

Huyện Hòa Bình

7 điểm trường

14

6

1

5

Huyện Đông Hải

12 điểm trường

17

12

 

6

Huyện Giá Rai

11 điểm trường

12

2

9

B

Giai đoạn 2011 - 2020

85 điểm trường

169

36

49

1

 Thị xã Bạc Liêu

5 điểm trường

12

1

4

2

Huyện Hồng Dân

7 điểm trường

8

7

 

3

Huyện Phước Long

7 điểm trường

20

7

 

4

Huyện Hòa Bình

11 điểm trường

23

11

-

5

Huyện Đông Hải

10 điểm trường

18

10

-

6

Huyện Giá Rai

45 điểm trường

88

-

45


PHỤ LỤC SỐ 03

TỔNG HỢP PHÒNG HỌC, PHÒNG CHỨC NĂNG ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
(Kèm theo Quyết định số 32/2007/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2007)

STT

Các chỉ tiêu

Tổng số

Chia theo từng năm

Trong đó

2008

2009

2010

Xây mới

Xây thay thế

2008

2009

2010

2008

2009

2010

 

TỔNG SỐ

1.613

575

535

503

362

349

285

195

201

221

1

Mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo)

318

146

119

53

139

120

59

-

-

-

2

Phổ thông

1.180

417

382

381

215

212

188

188

180

197

 

Tiểu học

409

160

136

113

-

-

-

160

136

113

 

Trung học cơ sở

317

102

81

134

76

75

100

12

16

38

 

Trung học phổ thông

454

155

165

134

139

137

88

16

28

46

3

Trung tâm GDTX và học tập cộng đồng

115

20

35

34

13

14

10

7

21

24

I

Thị xã Bạc Liêu

267

85

103

79

40

38

16

45

61

67

1

Mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo)

66

28

34

4

28

34

4

 

 

 

2

Phổ thông

187

53

65

69

8

-

6

45

61

67

 

Tiểu học

105

33

33

39

-

-

-

33

33

39

 

Trung học cơ sở

60

20

20

20

8

 

6

12

16

18

 

Trung học phổ thông

22

 

12

10

10

-

-

-

12

10

3

Trung tâm GDTX và học tập cộng đồng

14

4

4

6

4

4

6

-

-

-

II

Huyện Hồng Dân

236

114

81

41

74

60

20

40

21

21

1

Mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo)

24

14

10

-

14

10

-

-

-

-

2

Phổ thông

194

96

67

31

56

46

10

40

21

21

 

Tiểu học

82

40

 21

21

-

-

-

 40

21

21

 

Trung học cơ sở

20

10

-

10

10

-

10

-

-

-

 

Trung học phổ thông

92

46

46

-

46

46

-

-

-

-

3

Trung tâm GDTX và học tập cộng đồng

18

4

4

10

4

4

10

-

-

-

III

Huyện Phước Long

145

56

33

56

18

-

18

38

35

36

1

Mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo)

6

6

-

-

6

-

-

-

-

-

2

Phổ thông

121

46

29

46

12

0

10

34

29

36

 

Tiểu học

31

18

13

-

-

-

-

-

18

13

 

Trung học cơ sở

22

12

-

10

12

-

10

-

-

-

 

Trung học phổ thông

68

16

16

36

-

-

-

16

16

36

3

Trung tâm GDTX và học tập cộng đồng

18

4

4

6

-

-

8

4

6

-

IV

Huyện Vĩnh Lợi

169

70

39

60

33

46

48

16

8

18

1

Mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo)

48

23

15

10

23

15

10

-

-

-

2

Phổ thông

105

47

18

40

17

24

24

22

16

8

18

Tiểu học

32

16

8

8

-

-

-

16

8

18

 

Trung học cơ sở

34

14

-

20

-

14

10

-

-

10

 

Trung học phổ thông

39

17

10

12

17

10

12

-

-

-

3

Trung tâm GDTX và học tập cộng đồng

16

 

6

10

 

6

-

-

-

-

V

Huyện Hòa Bình

295

93

103

99

73

67

61

20

36

38

1

Mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo)

67

20

22

25

20

22

25

-

-

-

2

Phổ thông

214

73

75

66

53

45

36

20

30

30

 

Tiểu học

70

20

30

20

-

-

-

20

30

20

 

Trung học cơ sở

83

21

26

36

21

26

26

-

-

10

 

Trung học phổ thông

61

32

19

10

32

19

10

-

-

-

3

Trung tâm GDTX và học tập cộng đồng

14

-

6

8

-

-

-

-

6

8

VI

Huyện Giá Rai

282

83

108

91

68

88

66

15

20

25

1

Mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo)

68

29

31

8

29

31

8

-

-

-

2

Phổ thông

199

54

72

73

39

57

58

15

15

15

 

Tiểu học

45

15

15

15

-

-

-

15

15

15

 

Trung học cơ sở

58

19

19

20

19

19

20

-

-

-

 

Trung học phổ thông

96

20

38

38

20

38

38

-

-

-

3

Trung tâm GDTX và học tập cộng đồng

15

-

5

10

-

-

-

-

5

10

VII

Huyện Đông Hải

219

74

68

77

56

50

56

21

20

16

 

Mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo)

28

16

6

6

16

6

6

-

-

-

2

Phổ thông

160

48

56

56

30

40

30

18

16

10

 

Tiểu học

44

18

16

10

-

-

-

18

16

10

 

Trung học cơ sở

40

6

16

18

6

16

18

-

-

-

 

Trung học phổ thông

76

24

24

28

24

24

12

-

-

-

3

Trung tâm GDTX và học tập cộng đồng

20

 

5

15

5

15

-

-

-

-

 

PHỤ LUC SỐ 04

TỔNG HỢP HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ VẬT CHẤT NGÀNH GIÁO DỤC TOÀN TỈNH BẠC LIÊU
(Kèm theo Quyết định số 32/2007/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2007)

STT

Hạng mục

2006

2010

2020

Tổng số phòng học và p chức năng

Phòng kiên cố

Phòng cấp 4 và phòng tạm

Tổng số phòng học và p chức năng

Phòng kiên cố

Phòng cấp 4

Tổng số phòng học và p chức năng

Phòng kiên cố

Phòng cấp 4

 

TỔNG SỐ

4.754

1.637

3.117

5.750

3.237

2.513

9.045

7.639

1.406

1

 Mầm non

477

147

330

795

465

330

1.710

1.380

330

2

Phổ thông

4.225

1.490

2.735

4.840

2.670

2.217

6.924

5.885

1.039

-

 Tiểu học

2.683

612

2.071

2.683

1.476

1.207

3.370

2.864

505

-

 Trung học cơ sở (kể cả thực hành SP)

1.045

565

480

1.296

713

583

2.321

1.973

348

-

 Trung học phổ thông

497

313

184

861

474

387

1.233

1.048

185

3

Trung tâm giáo dục TX và học tập cộng đồng

52

 

52

115

102

13

411

374

37

 

Thị xã Bạc Liêu

763

318

445

857

471

386

1.454

1.236

218

1

Mầm non

105

28

77

171

94

77

369

313

55

2

Phổ thông

629

290

339

643

354

289

930

790

139

-

Tiểu học

328

122

208

330

175

155

416

353

62

-

Trung học cơ sở

173

64

109

187

103

84

333

283

50

-

Trung học phổ thông

126

104

22

126

105

21

181

154

27

3

Trung tâm giáo dục TX và học tập cộng đồng

29

-

29

43

24

19

156

132

23

 

Huyện Hồng Dân

630

301

329

784

431

353

1.145

973

172

1

 Mầm non

78

28

50

102

56

46

219

186

33

2

Phổ thông

547

277

274

659

362

297

946

804

142

-

Tiểu học

315

124

209

315

173

142

397

337

60

-

Trung học cơ sở

140

116

30

160

88

72

288

245

43

-

Trung học phổ thông

92

57

35

184

101

83

256

217

38

3

Trung tâm giáo dục TX và học tập cộng đồng

5

 

5

23

13

10

83

71

12

 

Huyện Phước Long

772

331

441

808

444

364

1.180

1.003

177

1

 Mầm non

127

54

73

133

73

60

286

243

43

2

Phổ thông

637

277

363

662

364

298

949

807

142

-

 Tiểu học

416

124

292

416

229

187

524

446

79

-

 Trung học cơ sở

175

129

46

197

108

89

355

301

53

-

 Trung học phổ thông

49

24

25

49

27

22

71

60

11

3

Trung tâm giáo dục TX và học tập cộng đồng

5

 

5

13

7

6

47

40

7

 

Huyện Đông Hải

672

135

537

834

459

375

1.218

1.035

183

1

Mầm non

40

17

23

79

43

36

170

144

25

2

Phổ thông

632

118

514

748

411

337

1.043

886

156

-

Tiểu học

464

30

434

464

255

209

585

497

88

-

Trung học cơ sở

104

48

56

144

79

65

259

220

39

-

Trung học phổ thông

64

40

24

140

77

63

199

169

30

3

Trung tâm giáo dục TX và học tập cộng đồng

 

 

-

7

4

3

25

22

4

 

Huyện Hòa Bình

649

252

397

850

468

383

1.241

1.055

186

1

 Mầm non

41

14

27

108

59

49

232

197

35

2

Phổ thông

601

238

363

745

404

331

1.060

901

159

-

Tiểu học

393

108

283

393

216

177

491

418

74

-

Trung học cơ sở

152

86

68

225

124

101

401

340

60

-

Trung học phổ thông

56

44

12

117

64

53

168

143

25

3

Trung tâm giáo dục TX và học tập cộng đồng

7

-

7

7

4

3

26

22

4

 

Huyện Giá Rai

729

168

561

951

523

428

1.388

1.180

208

1

 Mầm non

63

-

63

131

72

59

282

239

42

2

Phổ thông

660

168

492

814

448

366

1.187

1.009

 178

-

Tiểu học

405

60

345

405

223

182

506

430

76

-

Trung học cơ sở

197

90

107

255

140

115

459

390

69

-

Trung học phổ thông

58

18

40

154

85

69

214

182

32

3

Trung tâm giáo dục TX và học tập cộng đồng

6

-

6

6

3

3

22

18

3

 

Huyện Vĩnh Lợi

539

132

407

666

366

300

972

827

146

1

Mầm non

23

6

17

71

39

32

153

130

23

2

Phổ thông

516

126

390

579

318

261

867

737

130

-

Tiểu học

360

60

300

360

198

162

451

383

68

-

Trung học cơ sở

104

40

64

128

70

58

227

193

34

-

Trung học phổ thông

52

26

26

91

50

41

126

107

19

3

Trung tâm giáo dục TX và học tập cộng đồng

 

 

 

16

9

7

58

49

9

Ghi chú: Trong biểu trên chưa tính 1 trường tiểu học tư thục tại thị xã Bạc Liêu.