- 1 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3 Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4 Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 2507/QĐ-UBND năm 2017 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực Quy hoạch - Kiến trúc; Kinh doanh bất động sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa
- 6 Quyết định 3568/QĐ-UBND năm 2018 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Xây dựng tỉnh Bình Định
- 7 Quyết định 4674/QĐ-UBND năm 2020 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Xây dựng thành phố Hà Nội
- 8 Quyết định 2011/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính trong lĩnh vực quy hoạch - kiến trúc thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 9 Quyết định 2433/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Quy hoạch kiến trúc thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Long
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3224/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 23 tháng 8 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 07/01/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về kiểm soát thủ tục hành chính năm 2021;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 5962/TTr-SXD ngày 18 tháng 8 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 02 thủ tục hành chính lĩnh vực Quy hoạch xây dựng, kiến trúc thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng và UBND cấp huyện tỉnh Thanh Hóa (có Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao Sở Xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính của UBND tỉnh kèm theo phương án đơn giản hóa đã được thông qua tại Quyết định này, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, gửi Bộ Xây dựng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Xây dựng; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA 02 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC QUY HOẠCH XÂY DỰNG, KIẾN TRÚC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG VÀ UBND CẤP HUYỆN TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
1.1. Nội dung kiến nghị đơn giản hóa
a) Thành phần hồ sơ
- Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ: Dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ.
- Lý do: Tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị quy định thành phần hồ sơ bao gồm: “Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị, gồm: tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt; thuyết minh nội dung nhiệm vụ; dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ; bản vẽ in màu thu nhỏ; các văn bản pháp lý có liên quan”; tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng quy định thành phần hồ sơ gồm: “Hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng gồm: Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt; thuyết minh nội dung nhiệm vụ bao gồm các bản vẽ in màu thu nhỏ; dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ; các văn bản pháp lý có liên quan; văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư về nội dung nhiệm vụ quy hoạch; hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng”
Tuy nhiên “Dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ” là trách nhiệm của đơn vị thẩm định sau khi tổ chức thẩm định gửi đơn vị phê duyệt. Do đó việc yêu cầu các tổ chức, cá nhân (chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh) phải nộp dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ là không phù hợp và không cần thiết. Vì vậy đề nghị bãi bỏ thành phần hồ sơ: “Dự thảo quyết định phê duyệt nhiệm vụ”.
b) Về số lượng hồ sơ
- Đề nghị giảm số lượng hồ sơ: Từ 03 bộ còn 02 bộ.
- Lý do: Hiện nay tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng chưa quy định cụ thể số lượng hồ sơ. Tuy nhiên tại Quyết định số 835/QĐ- BXD ngày 29/8/2016 của Bộ Xây dựng về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được chuẩn hóa; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực Quy hoạch - Kiến trúc thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng đang công bố số lượng hồ sơ là 03 bộ. Việc quy định như vậy là chưa phù hợp, vì hồ sơ lưu tại 02 cơ quan là cơ quan thẩm định (Phòng Kinh tế và hạ tầng hoặc Phòng Quản lý Đô thị) và cơ quan phê duyệt (UBND cấp huyện), do đó trong quá trình thẩm định chỉ cần 02 bộ hồ sơ.
1.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Bộ Xây dựng xem xét, tham mưu sửa đổi, bổ sung các nội dung sau:
- Đề nghị sửa đổi Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị theo phương án như sau:
“1. Hồ sơ trình thẩm định nhiệm vụ quy hoạch đô thị số lượng 02 bộ, gồm: tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt; thuyết minh nội dung nhiệm vụ; bản vẽ in màu thu nhỏ; các văn bản pháp lý có liên quan.
Hồ sơ báo cáo thẩm định, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt gồm: Dự thảo quyết định phê duyệt nhiệm vụ và các thành phần hồ sơ nêu trên.”
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 44/2015/NĐ- CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng theo phương án như sau:
“1. Hồ sơ trình thẩm định nhiệm vụ quy hoạch xây dựng số lượng 02 bộ gồm: Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt; thuyết minh nội dung nhiệm vụ bao gồm các bản vẽ in màu thu nhỏ; các văn bản pháp lý có liên quan; văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư về nội dung nhiệm vụ quy hoạch; hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng.
Hồ sơ báo cáo thẩm định, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt gồm: Dự thảo quyết định phê duyệt nhiệm vụ và các thành phần hồ sơ nêu trên.”
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa (ước tính).
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 13.852.656 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 9.972.324 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 3.880.332 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 28 %.
2. 1. Nội dung kiến nghị đơn giản hóa:
a) Về thành phần hồ sơ:
- Đề nghị cắt giảm thành phần hồ sơ: (1) Dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án; (2) Dự thảo quy định quản lý theo đồ án quy hoạch; (3) Các phụ lục tính toán kèm theo.
- Lý do: Tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị đang quy định thành phần hồ sơ gồm: “Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị, gồm: tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt đồ án; thuyết minh nội dung đồ án bao gồm bản vẽ in màu thu nhỏ; dự thảo quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị; dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án; các phụ lục tính toán kèm theo; các bản vẽ in màu đúng tỷ lệ theo quy định; các văn bản pháp lý có liên quan”. Việc quy định như vậy là chưa phù hợp về thành phần hồ sơ. Vì “Dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án” và “Dự thảo quy định quản lý theo đồ án quy hoạch” là trách nhiệm của đơn vị thẩm định sau khi tổ chức thẩm định gửi đơn vị phê duyệt. Do đó việc yêu cầu các tổ chức, cá nhân (chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh) phải nộp “Dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án” và “Dự thảo quy định quản lý theo đồ án quy hoạch” là không phù hợp và không cần thiết.
Mặt khác “Các phụ lục tính toán kèm theo” được thể hiện trong thuyết minh quy hoạch và bản vẽ quy hoạch do đó không cần tách riêng ra một thành phần hồ sơ.
b) Về số lượng hồ sơ
- Đề nghị cắt giảm số lượng hồ sơ từ 03 bộ còn 02 bộ
- Lý do: Hiện nay tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng chưa quy định cụ thể số lượng hồ sơ. Tuy nhiên tại Quyết định số 835/QĐ- BXD ngày 29/8/2016 của Bộ xây dựng về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được chuẩn hóa; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực Quy hoạch - Kiến trúc thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng đang công bố số lượng hồ sơ là 03 bộ. Việc quy định như vậy là chưa phù hợp, vì hồ sơ lưu tại 02 cơ quan là cơ quan thẩm định (Sở Xây dựng) và cơ quan phê duyệt (UBND cấp tỉnh), do đó trong quá trình thẩm định chỉ cần 02 bộ hồ sơ.
2.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị Bộ Xây dựng xem xét, tham mưu sửa đổi Khoản 2 Điều 33 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị theo phương án như sau:
“Hồ sơ trình thẩm định đồ án quy hoạch đô thị số lượng 02 bộ, gồm: tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt đồ án; thuyết minh nội dung đồ án bao gồm bản vẽ in màu thu nhỏ; các bản vẽ in màu đúng tỷ lệ theo quy định; các văn bản pháp lý có liên quan..
Hồ sơ báo cáo thẩm định, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt gồm: dự thảo quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị; dự thảo quyết định phê duyệt đồ án và các thành phần hồ sơ nêu trên.”
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa (ước tính)
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 80.708.044 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 54.413.106 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 26.294.938 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 33%.
- 1 Quyết định 2507/QĐ-UBND năm 2017 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực Quy hoạch - Kiến trúc; Kinh doanh bất động sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa
- 2 Quyết định 3568/QĐ-UBND năm 2018 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Xây dựng tỉnh Bình Định
- 3 Quyết định 4674/QĐ-UBND năm 2020 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Xây dựng thành phố Hà Nội
- 4 Quyết định 2011/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính trong lĩnh vực quy hoạch - kiến trúc thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 5 Quyết định 2433/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Quy hoạch kiến trúc thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Long
- 6 Quyết định 1117/QĐ-UBND năm 2022 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
- 7 Quyết định 2078/QĐ-UBND năm 2022 thông qua phương án đơn giản hóa 05 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Quy hoạch xây dựng, kiến trúc, Hoạt động xây dựng, Nhà ở và công sở thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Xây dựng tỉnh Bình Định