Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3331/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 02 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2022

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17/6/2020;

Căn cứ Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

Căn cứ Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT, ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại việt nam, đầu tư từ việt nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư;

Căn cứ Công văn số 6479/BKHĐT-ĐTNN ngày 24/9/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 2780/TTr-SKHĐT-XTĐT, ngày 16/11/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2022.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Đôn đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2022.

- Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chương trình Xúc tiến đầu tư về Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

2. Kinh phí Xúc tiến Đầu tư năm 2022 sử dụng từ nguồn ngân sách tỉnh và nguồn xã hội hóa. Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng kinh phí theo chương trình Xúc tiến đầu tư được duyệt và theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Vĩnh Long, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Phòng KT-NV;
- Lưu: VT, 5.18.05.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Quang Trung

 

CHƯƠNG TRÌNH

XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2022 CỦA TỈNH VĨNH LONG
(Kèm theo Quyết định số  /QĐ-UBND ngày  /  /2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

I. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2021

1. Kết quả xúc tiến và mời gọi đầu tư

Đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng khắp toàn cầu đã khiến cho bức tranh kinh tế thế giới hết sức khó khăn; tình hình chính trị của một số nước diễn biến hết sức phức tạp đã tạo nên những áp lực không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam do chịu tác động tiêu cực từ cả hai phía: cung và cầu.

Việt Nam, ngay từ đầu năm đã tăng cường sự kiểm soát và tích cực thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch nên dịch bệnh dần được khống chế. Riêng đối với Vĩnh Long, bên cạnh những khó khăn chung do ảnh hưởng của dịch bệnh đã gây bất lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự chỉ đạo, điều hành tích cực, sát sao của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh và giám sát thường xuyên của Hội đồng Nhân dân tỉnh, ... các cấp, các ngành đã quán triệt và thực hiện tốt công tác vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế nên tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đến nay cơ bản ổn định, sản xuất kinh doanh đang trên đà phục hồi và phát triển mạnh, xã hội đã dần trở lại với trạng thái bình thường như trước đã góp phần quan trọng làm cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Lũy kế 9 tháng năm 2021, tỉnh đã tiếp xúc làm việc với 27 lượt nhà đầu tư đến tìm hiểu môi trường đầu tư, tăng 09 lượt so với cùng kỳ; trong đó có 06 lượt nhà đầu tư nước ngoài. Lũy kế 9 tháng năm 2021, tỉnh đã cấp chứng nhận đăng ký đầu tư 09 dự án với tổng số vốn đăng ký tương đương 3.521 tỷ đồng; gồm 04 dự án trong nước với số vốn 3.226 tỷ đồng và 05 dự án FDI với số vốn 12,8 triệu USD. Các hoạt động thu hút đầu tư trong 9 tháng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu môi trường đầu tư kinh doanh và số dự án được cấp mới chứng nhận đăng ký đầu tư giảm so với cùng kỳ năm trước (so với cùng kỳ năm trước giảm 10 dự án, số vốn đăng ký giảm 6,82%).

2. Các hoạt động Xúc tiến Đầu tư nổi bật đã thực hiện theo kế hoạch trong năm 2021

- Tổ chức Chương trình Đối thoại hợp tác đầu tư giữa tỉnh Vĩnh Long với các nhà đầu tư Đài Loan theo hình thức trực tuyến vào ngày 21/10/2021.

- Tham dự:

Diễn đàn đầu tư Ấn Độ - Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh vào ngày 22/01/2021;

Trao đổi kinh nghiệm Xúc tiến Đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp FDI khu vực ĐBSCL do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư phía Nam chủ trì vào ngày 23/3/2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh;

Khu gian hàng Đầu tư phát triển Công nghiệp Việt Nam tại Hội chợ Việt Nam Expo 2021 - Hà Nội diễn ra từ ngày 14/4 đến ngày 17/4/2021;

Diễn đàn Nhịp cầu phát triển 2021 với chủ đề “Kết nối Địa phương - Doanh nghiệp, Nắm bắt cơ hội”do Bộ Ngoại giao và Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VET) phối hợp tổ chức tại Hà Nội vào ngày 26/4/2021.

- Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tỉnh tạm ngưng tổ chức Tọa đàm trao đổi song phương về Hợp tác phát triển kinh tế với tỉnh Tochigi và tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản theo kế hoạch đã đề ra.

II. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2022

1. Quan điểm

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Hoạt động thu hút mời gọi đầu tư phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh, các quy hoạch, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong nhiệm kỳ 2020 - 2025; chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm tăng cường hoạt động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, có hàm lượng công nghệ cao, đặc biệt trong các ngành, lĩnh vực tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư (nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông, thủy sản, du lịch, ngành sản xuất phối điện, khí, nước, điều hòa,…)

Thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển du lịch, bảo tồn ngành nghề truyền thống, trong đó coi trọng cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ; các hoạt động Xúc tiến Đầu tư chú trọng đảm bảo tính liên kết vùng, hình thành chuỗi cung ứng sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ trong vùng. Các hoạt động Xúc tiến Đầu tư tập trung vào trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, xúc tiến đầu tư các đối tác chiến lược, địa bàn trọng điểm, dự án có giá trị gia tăng lớn, thân thiện với môi trường và có tính lan tỏa lớn để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư có tiềm năng và năng lực thực hiện.

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp quan trọng, cấp thiết hàng đầu để thu hút đầu tư.

2. Định hướng

2.1. Định hướng chung

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với thích ứng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, phù hợp với từng ngành, lĩnh vực đảm bảo tính đa mục tiêu, hiệu quả và phát triển bền vững.

Phấn đấu tạo đột phá chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn; phát triển mạnh công nghiệp, tạo động lực tăng trưởng kinh tế, nhất là công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp; phát huy lợi thế so sánh để phát triển du lịch.

Phát huy nội lực, thu hút từng bước hiện đại, trọng tâm là hạ tầng đô thị, giao thông, điện, thủy lợi, hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông; gắn phát triển nông nghiệp và du lịch trong quan hệ tổng thể với các tỉnh trong ĐBSCL và tiểu vùng MêKông mở rộng; phát triển các đô thị thành trung tâm hạt nhân thúc đẩy phát triển các tiểu vùng trong tỉnh.

Tập trung triển khai các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo mặt bằng sạch, kết nối giao thông, đào tạo nguồn nhân lực…để sẵn sàng tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư.

Chú trọng nâng cao tay nghề, kỹ năng làm việc cho người lao động; đào tạo chuyên gia về công nghệ, quản lý doanh nghiệp; tạo lập môi trường thông thoáng để thu hút nhân lực chất lượng cao về địa phương làm việc.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, số hóa các ấn phẩm, tài liệu Xúc tiến Đầu tư bằng nhiều ngôn ngữ để chuyển tải được thông tin kịp thời đến các nhà đầu tư. Tạo cơ chế xã hội hóa, phối hợp với các doanh nghiệp để cùng thu hút các doanh nghiệp FDI đầu tư vào tỉnh, vừa sử dụng hiệu quả vốn ngân sách, vừa tăng cường hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư.

2.2. Định hướng xây dựng Xúc tiến Đầu tư theo lĩnh vực

Tiếp tục mời gọi đầu tư các dự án trong danh mục được tỉnh phê duyệt, tập trung mời gọi đầu tư một số dự án trọng điểm:

a) Lĩnh vực công nghiệp

- Đầu tư dự án Khu Công nghiệp Bình Tân tại xã Thành Lợi và thị trấn Tân Quới, huyện Bình Tân với diện tích 400ha; ước tổng mức đầu tư khoảng 2.900 tỷ đồng tương đương 126 triệu USD.

- Đầu tư dự án Khu Công nghiệp An Định tại xã An Phước, huyện Mang Thít với diện tích 200ha; ước tổng mức đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng tương đương 69,5 triệu USD.

- Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp thành phố Vĩnh Long tại phường Tân Hội, thành phố Vĩnh Long với diện tích 50ha; ước tổng mức đầu tư khoảng 325 tỷ đồng tương đương 14 triệu USD.

- Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp Mỹ Lợi tại ấp Mỹ Lợi, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn với diện tích 50ha; ước tổng mức đầu tư khoảng 325 tỷ đồng tương đương 14 triệu USD.

b) Lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn

- Dự án khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại khóm Tân Nhơn, phường Tân Hòa; khóm Vĩnh Bình, phường Tân Ngãi, thành phố Vĩnh Long với diện tích 50 - 100ha; ước tổng vốn đầu tư khoảng 250 tỷ đồng tương đương 10,8 triệu USD.

c) Lĩnh vực văn hóa - du lịch

- Dự án khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Cồn Giông tại phường Tân Hội, thành phố Vĩnh Long với diện tích 57ha; ước tổng vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng tương đương 43,5 triệu USD.

d) Lĩnh vực đô thị - nhà ở

- Dự án Khu Đô thị trung tâm hành chính tỉnh Vĩnh Long tại phường 9 và phường Trường An, thành phố Vĩnh Long với diện tích 300ha; ước tổng vốn đầu tư khoảng 7.500 tỷ đồng tương đương 326 triệu USD.

- Dự án khu đô thị sinh thái, dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí và du lịch Cồn Chim tại phường Tân Ngãi, thành phố Vĩnh Long với diện tích 126ha; ước tổng vốn đầu tư khoảng 3.150 tỷ đồng tương đương 137 triệu USD.

- Dự án Khu đô thị sinh thái nông nghiệp An Bình tại xã An Bình, huyện Long Hồ với diện tích 708ha; ước tổng vốn đầu tư khoảng 9.240 tỷ đồng tương đương 402 triệu USD

- Dự án khu đô thị mới Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh tại xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh với diện tích 500ha; ước tổng vốn đầu tư khoảng 8.053 tỷ đồng tương đương 350 triệu USD.

- Dự án Khu đô thị mới và tổ hợp dịch vụ vui chơi, nghỉ dưỡng Tân Quới, huyện Bình Tân tại thị trấn Tân Quới, huyện Bình Tân với diện tích 330ha; ước tổng vốn đầu tư khoảng 5.315 tỷ đồng tương đương 231 triệu USD.

e) Lĩnh vực thương mại - dịch vụ

- Dự án Trung tâm Thương mại - Dịch vụ thành phố Vĩnh Long tại phường 1, thành phố Vĩnh Long với diện tích 7.711,2 m2; ước tổng mức đầu tư khoảng 100 tỷ đồng tương đương 4,3 triệu USD.

- Dự án chỉnh trang Đô thị Tân Quới, huyện Bình Tân tại thị trấn Tân Quới, huyện Bình Tân với diện tích 11,5ha; ước tổng mức đầu tư khoảng 700 tỷ đồng tương đương 30,4 triệu USD.

2.3. Định hướng Xúc tiến Đầu tư theo đối tác

2.3.1. Nguyên tắc lựa chọn đối tác đầu tư

- Đối tác Xúc tiến Đầu tư có chiến lược, định hướng mở rộng thị trường đầu tư vào tỉnh Vĩnh Long. Nhất là đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo thêm giá trị gia tăng, tận dụng lợi thế và tiềm năng của tỉnh;

- Ưu tiên lựa chọn nhà đầu tư sản xuất sản phẩm có sức cạnh tranh cao, góp phần ổn định thị trường nội địa và có khả năng thay thế hàng nhập khẩu;

- Quan tâm thu hút các nguồn vốn đầu tư FDI có chất lượng cao, công nghệ tiên tiến, giá trị lớn, có sức lan tỏa nhằm thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào tỉnh;

- Dự án mang tính động lực, giải quyết tốt việc làm và ít gây ô nhiễm môi trường.

2.3.2. Đối tác lựa chọn để Xúc tiến Đầu tư

Trên cơ sở các nguyên tắc lựa chọn đối tác Xúc tiến Đầu tư. Chương trình Xúc tiến Đầu tư năm 2022 của tỉnh Vĩnh Long chú trọng mời gọi đầu tư tập trung vào một số đối tác như:

a) Hàn Quốc

- Tính đến 20/3/2021, Hàn Quốc có 9.019 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 71,5 tỷ USD, xếp thứ nhất trong số quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.

- Về ngành nghề đầu tư, FDI của Hàn Quốc tập trung vào nhóm lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Các tập đoàn lớn như Samsung, LG, Hyosung... là những nhà đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo của Hàn Quốc tại Việt Nam.

- Tại tỉnh Vĩnh Long, Hàn Quốc hiện có 19 dự án đầu tư đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả với tổng vốn đăng ký 89,929 triệu USD. Đây sẽ là kênh thông tin giúp các nhà đầu tư Hàn Quốc nắm bắt các thông tin về môi trường đầu tư tại tỉnh Vĩnh Long.

b) Nhật Bản

- Tính đến ngày 20/3/2021, Nhật Bản có 4.666 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 62,5 tỷ USD, xếp thứ 2 trong số quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam (sau Hàn Quốc).

- FDI vào Việt Nam theo các nhóm ngành của Nhật Bản có điểm nổi bật nhất là sự vượt trội của nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Tiếp đến là nhóm ngành về hoạt động kinh doanh bất động sản và nhóm ngành “Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa”.

- Hiện Vĩnh Long có 07 dự án của đối tác Nhật Bản thực hiện đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư 101,53 triệu USD. Đây sẽ là kênh thông tin, quan trọng giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản nắm bắt được các thông tin cụ thể về môi trường đầu tư tại Vĩnh Long.

c) Singapore

- Singapore là quốc gia Đông Nam Á có đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam. Tính đến ngày 20/3/2021, Singapore có 2.660 dự án đầu tư còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư lên tới 61,3 tỷ USD, đưa Singapore trở thành nhà đầu tư FDI lớn thứ ba (sau Hàn Quốc và Nhật Bản). Trong hơn 3 thập kỷ qua, đầu tư của Singapore tăng đều qua các giai đoạn cả về tiêu chí vốn đầu tư, số dự án và quy mô vốn đầu tư bình quân hàng năm.

- Các dự án đầu tư của Singapore ngay từ đầu được tập trung chủ yếu ở hai ngành công nghiệp chế biến chế tạo và kinh doanh bất động sản. Ngành sản xuất phân phối điện, khí, nước, điều hòa thu hút mạnh đầu tư, đặc biệt trong những năm gần đây.

- Xu hướng đầu tư của Singapore trong thời gian tới: chủ yếu tập trung vào các dự án hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng thương mại, bất động sản, logistics, cảng biển, năng lượng, giáo dục...

- Tại Vĩnh Long, Singapore hiện có 04 dự án đã đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 40,1 triệu USD. Đây sẽ là kênh thông tin giúp các nhà đầu tư Singapore nắm bắt các thông tin về môi trường đầu tư tại tỉnh Vĩnh Long.

d) Đài Loan

- Đài Loan luôn thuộc nhóm dẫn đầu các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tính đến ngày 20/3/2021, Đài Loan xếp thứ 4 với số vốn đầu tư lũy kế khoảng 33,78 tỷ USD với 2.802 dự án còn hiệu lực. Phần lớn vốn đầu tư từ Đài Loan là vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

- Xu hướng đầu tư trong thời gian tới: Đài Loan tiếp tục duy trì là nhà đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam. Ngoài đầu tư trực tiếp, doanh nghiệp Đài Loan còn sử dụng pháp nhân thứ 3 để đăng ký đầu tư. Lĩnh vực đầu tư trong thời gian tới sẽ tập trung nhiều hơn trong lĩnh vực điện tử, công nghệ...

- Tại Vĩnh Long, Đài Loan hiện có 07 dự án đã đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 237,31 triệu USD. Đây sẽ là kênh thông tin giúp các nhà đầu tư Đài Loan nắm bắt các thông tin về môi trường đầu tư tại tỉnh Vĩnh Long.

e) EU

- Tính đến ngày 20/3/2021, đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam khoảng 2.134 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 22 tỷ USD.

- Về ngành nghề đầu tư, FDI của EU vào Việt Nam khá đa dạng với nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là nhóm ngành luôn đứng đầu trong 19 nhóm ngành đầu tư. Tiếp theo sau là hai nhóm ngành hoạt động kinh doanh bất động sản và bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy.

- Các xu hướng đầu tư của EU vào Việt Nam theo ngành/lĩnh vực và theo vùng kinh tế xã hội:

Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA chặt chẽ hơn sẽ thúc đẩy nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư vào sản xuất hàng hóa tại Việt Nam để tận dụng lợi thế về tiếp cận thị trường EU của Việt Nam.

Cơ cấu đầu tư theo ngành hay lĩnh vực cũng có thể thay đổi. Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực thực thi có thể tác động thúc đẩy vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ do mức độ tự do hóa các ngành dịch vụ của Việt Nam dành cho các nhà cung cấp dịch vụ của EU tăng lên.

FDI của EU hiện nay đang tập trung ở vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung. Tuy nhiên, với việc thu hút FDI bổ sung ở nhiều lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, chế biến nông lâm sản, dịch vụ môi trường... các vùng kinh tế - xã hội khác cũng có cơ hội thu hút nguồn lực đầu tư từ EU.

- Trong nền kinh tế của liên minh Châu Âu, vương quốc Hà Lan là một quốc gia phát triển lâu đời và có một vị trí quan trọng, với các ngành kinh tế mũi nhọn: dịch vụ; công nghiệp và nông nghiệp.

- Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), lũy kế đến ngày 20/3/2021, tổng số dự án còn hiệu lực của Hà Lan là 372 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 10,4 tỷ USD, xếp thứ 10/139 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Hà lan là nhà đầu tư Châu Âu lớn nhất tại Việt Nam.

- Tại Vĩnh Long hiện có Công ty TNHH De Heus (Hà Lan) đã đầu tư vào tỉnh với 04 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 81,04 triệu USD về lĩnh vực chế biến thức ăn gia súc, thủy sản và trại thực nghiệm thủy sản. Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Long cũng đã ký kết Thỏa thuận hợp tác với tỉnh Gelderland thuộc Vương quốc Hà Lan trong các lĩnh vực nông nghiệp, dinh dưỡng vật nuôi, sản xuất thực phẩm và an toàn thực phẩm.

- Đồng thời, tỉnh thường xuyên trao đổi thông tin với các tổ chức, cơ quan, các hiệp hội nước ngoài như: JICA, JETRO, KOTRA, EUROCHAM, AMCHAM, AEC... thông qua đó, kết nối quảng bá về tiềm năng của địa phương tới cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài.

3. Mục tiêu

- Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, góp phần tạo công ăn việc làm, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy xuất nhập khẩu và liên kết phát triển các ngành công nghiệp sạch và xanh, đảm bảo an sinh xã hội…

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao hình ảnh, vị thế của tỉnh để tăng khả năng thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

- Sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ đầu tư; chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thu hút các dự án lớn, dự án có tác động đột phá, lan tỏa, các dự án phát triển công nghiệp trên nền tảng nông nghiệp, các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo, du lịch gắn với nông nghiệp.

- Rà soát, tháo gỡ khó khăn; đôn đốc, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai đúng tiến độ các dự án đã được cấp chủ trương/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các dự án kinh doanh có hiệu quả mở rộng quy mô, năng lực sản xuất, tăng quy mô vốn đầu tư.

- Huy động mọi nguồn lực (ngân sách, các nguồn xã hội hóa) thực hiện có hiệu quả các hoạt động Xúc tiến Đầu tư của tỉnh.

III. DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2022

1. Tổ chức đoàn Xúc tiến Đầu tư ra nước ngoài

Để tăng cường công tác Xúc tiến Đầu tư ở nước ngoài nhằm mời gọi đầu tư trực tiếp vào tỉnh. Thông qua việc tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư và thiết lập mối quan hệ hợp tác với 01 địa phương của Nhật Bản tại Nhật Bản.

- Thời gian: Dự kiến tổ chức vào quý IV năm 2022 (Lý do: do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 nên việc tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư và thiết lập mối quan hệ hợp tác với 01 địa phương của Nhật Bản tại Nhật Bản chuyển từ năm 2021 sang năm 2022 thực hiện).

- Hình thức tổ chức: trực tiếp tại Nhật Bản hoặc trực tuyến trong trường hợp dịch Covid - 19 chưa được kiểm soát.

- Đối tượng Xúc tiến Đầu tư là các tổ chức xúc tiến quốc tế, các Tập đoàn, các Công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia, các doanh nghiệp, các hiệp hội có liên quan tại nước sở tại.

- Lĩnh vực Xúc tiến Đầu tư: Nông nghiệp; Công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản; Hạ tầng Khu công nghiệp - Cụm công nghiệp; Thương mại - Dịch vụ và Du lịch; Đô thị - Môi trường; Nông nghiệp nông thôn,… và các dự án sử dụng công nghệ cao thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng.

- Tổ chức thực hiện:

Đơn vị chủ trì: Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

Đơn vị thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long.

Đơn vị phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công thương; Bộ Ngoại giao; Đại Sứ quán Việt Nam tại nước sở tại; các doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan.

- Tổng kinh phí thực hiện (dự kiến): 02 tỷ đồng. Trong đó:

Nguồn ngân sách tỉnh phân bổ năm 2021 (dự kiến): 1,8 tỷ đồng.

Vận động các nguồn tài trợ khác (Doanh nghiệp; Hiệp hội Doanh nghiệp): 200 triệu đồng.

2. Tham dự các chương trình Xúc tiến Đầu tư trong và ngoài nước do Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành tổ chức hoặc dự kiến tổ chức Hội nghị, Hội thảo tại tỉnh

Tổng kinh phí thực hiện (dự kiến): 500 triệu đồng từ nguồn ngân sách tỉnh. Trong đó:

- Tham dự các chương trình Xúc tiến Đầu tư trong và ngoài nước do các Bộ, ngành Trung ương tổ chức: 250 triệu đồng.

- Tổ chức hoặc phối hợp với các đơn vị trong nước tổ chức hội thảo Xúc tiến Đầu tư: 250 triệu đồng.

3. Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động Xúc tiến Đầu tư

- Tổng kinh phí thực hiện (dự kiến): 310 triệu đồng từ nguồn ngân sách tỉnh. Trong đó:

Xây dựng mới ấn phẩm Vĩnh Long (Brochure, USB): 180 triệu đồng.

Hợp tác với các cơ quan truyền thông - thông tin trong nước viết bài, làm phóng sự trên báo chí, truyền thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử quảng bá môi trường đầu tư, danh mục mời gọi đầu tư: 130 triệu đồng.

4. Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư: Tổ chức tập huấn hoặc tham gia các cuộc đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư do Bộ, Ngành Trung ương và các tỉnh tổ chức: 135 triệu đồng.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện (dự kiến): 2,945 tỷ đồng. Trong đó:

- Từ nguồn ngân sách tỉnh: 2,745 tỷ đồng.

- Từ nguồn xã hội hóa: 0,2 tỷ đồng.

2. Đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện

2.1. Đơn vị chủ trì: Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

2.2. Đơn vị tham mưu: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long.

2.3. Đơn vị thực hiện: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long.

2.4. Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, tỉnh, doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan.

(Đính kèm Phụ lục tổng hợp đề xuất các hoạt động Xúc tiến Đầu tư năm 2022)./.

 

Mẫu C.II.2. BIỂU TỔNG HỢP DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2022

(Kèm theo Quyết định số  /QĐ-UBND ngày  tháng  năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Tên hoạt động XTĐT

Loại hoạt động XTĐT

Thời gian tổ chức

Đơn vị chủ trì thực hiện

Địa điểm tổ chức

Mục đích/Nội dung của hoạt động

Địa bàn / tỉnh /vùng mời gọi đầu tư

Đơn vị phối hợp

Kinh phí (triệu đồng)

Trong nước

Nước ngoài

Tên đơn vị

Quốc tịch/tỉnh, thành phố

Ngân sách cấp

Khác (xã hội hóa)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

1

Tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư và thiết lập mối quan hệ hợp tác với 01 địa phương của Nhật Bản tại Nhật Bản

Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư

Quý IV/2022

UBND tỉnh Vĩnh Long

 

Nhật Bản hoặc trực tuyến

Tiếp xúc với các nhà đầu tư, các tổ chức, hiệp hội cũng như các đối tác quan trọng có thể hỗ trợ tỉnh Vĩnh Long trong việc phát triển

08 huyện, thị xã, thành phố

Bộ KH&ĐT; Bộ Công Thương; Bộ Ngoại giao và các đơn vị có liên quan

Việt Nam

1.800

200

2

Tham gia các cuộc Hội nghị, Hội thảo, chương trình XTĐT trong và ngoài nước do các Bộ, Ngành TW và các tỉnh tổ chức

Xây dựng hình ảnh, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường đầu tư, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư

Theo kế hoạch của đơn vị chủ trì tổ chức

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Bộ Ngoại Giao hoặc Bộ Công Thương

Theo kế hoạch của đơn vị chủ trì tổ chức

Theo kế hoạch của đơn vị chủ trì tổ chức

Quảng bá hình ảnh, tiềm năng cơ hội đầu tư của tỉnh

 

Theo kế hoạch của đơn vị chủ trì tổ chức

 

250

x

3

Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư; tiềm năng, thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư; triển khai dự án sau khi cấp GCNĐT

Hỗ trợ, hướng dẫn, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư

Thường xuyên

UBND tỉnh Vĩnh Long

 

 

 

 

TTXT Đầu tư & Hỗ trợ DN Vĩnh Long

Việt Nam

x

x

4

Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động XTĐT

Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư

Thường xuyên

UBND tỉnh Vĩnh Long

 

 

Quảng bá hình ảnh của tỉnh

 

Các sở, ban, ngành và UBND 08 huyện, thị xã, thành phố

Việt Nam

x

x

5

Điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án mời gọi đầu tư

Xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư

Thường xuyên

UBND tỉnh Vĩnh Long

 

 

Cung cấp các dự án đến với các nhà đầu tư trong và ngoài nước phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội địa phương

 

Các sở, ban, ngành và UBND 08 huyện, thị xã, thành phố

Việt Nam

x

x

6

Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ hoạt động xúc tiến đầu tư

 

Thường xuyên

 

 

 

Quảng bá hình ảnh của tỉnh

08 huyện, thị xã, thành phố

Các sở, ban, ngành và UBND 08 huyện, thị xã, thành phố

Việt Nam

310

x

7

- Tổ chức tập huấn hoặc tham gia các cuộc Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư do Bộ, Ngành TW và các tỉnh tổ chức

Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư

Theo kế hoạch của Bộ, Ngành TW và các tỉnh tổ chức  Quý III/2022

TTXT Đầu tư & Hỗ trợ DN Sở Kế hoạch Đầu tư; TTXT Đầu tư & Hỗ  trợ DN

Theo kế hoạch của đơn vị chủ trì tổ  chức Tỉnh Vĩnh Long

 

Nâng cao năng lực mời gọi đầu tư và phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, CCVC trong hoạt động XTĐT

08 huyện, thị xã, thành phố

TTXT Đầu tư & Hỗ trợ DN Vĩnh Long Các sở, ban, ngành và UBND 08  huyện, thị xã, thành phố

Việt Nam

135

x

- Tổ chức hoặc phối hợp với các đơn vị trong nước tổ chức Hội thảo XTĐT kết hợp tọa đàm nâng cao năng lực xúc tiến mời gọi đầu tư

250

x

8

Thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư

Hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư

Thường xuyên

UBND tỉnh Vĩnh Long

 

 

 

 

TTXT Đầu tư & Hỗ trợ DN Vĩnh Long

Việt Nam

x

x

2