ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2006/QĐ-UBND | Đồng Hới, ngày 21 tháng 8 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT "KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH VÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CƠ SỞ TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2006 - 2010"
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg ngày 08/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 31/2006/QĐ-TTg ngày 06/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006 - 2010;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 658/TTr-NV ngày 26/6/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính và cán bộ, công chức cơ sở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 - 2010” với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG: Cán bộ, công chức hành chính và cán bộ, công chức cơ sở tỉnh Quảng Bình.
II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG:
1. Mục tiêu chung: Phấn đấu nâng cao chất lượng cán bộ, công chức hành chính và cán bộ, công chức xã phường thị trấn đạt chuẩn theo quy định.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Đối với công chức hành chính:
* Ngạch chuyên viên và tương đương trở lên: Phấn đấu đến năm 2010: Nâng cao kiến thức, năng lực quản lý điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính thuộc các ngạch Chuyên viên và tương đương trở lên.
- Về văn hóa: 100% chuyên viên có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Về lý luận chính trị: 80 - 100% công chức thuộc ngạch chuyên viên được đào tạo, phấn đấu đạt chuẩn về lý luận chính trị theo quy định, riêng chuyên viên chính và cao cấp đạt 85 - 100% trình độ cao cấp.
- Về chuyên môn - nghiệp vụ:
+ 100% công chức được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đạt trình độ Đại học trở lên theo quy định tiêu chuẩn chức danh; 10% có trình độ chuyên môn sau Đại học.
+ 100% công chức được bồi dưỡng kiến thức hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tiêu chuẩn chức danh.
- Về quản lý Nhà nước: 100% công chức hoàn thành chương trình Quản lý Nhà nước; riêng công chức là chuyên viên chính và cao cấp: Phấn đấu đạt 80 - 90% quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính và cao cấp.
- Về các kỹ năng khác: Vùng đồng bằng, đô thị: 100% cán bộ, công chức phải sử dụng thành thạo các trang thiết bị phù hợp với ngành chuyên môn, sử dụng kỹ thuật tin học trong công tác; 100% có chứng chỉ tin học (trong đó trình độ A 70%; B 20%; C trở lên 10%); 100% có chứng chỉ ngoại ngữ (trong đó, 60% có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên); Chuyên viên chính 100% có ngoại ngữ trình độ B, chuyên viên cao cấp 80 - 100% có ngoại ngữ trình độ C để dần hình thành đội ngũ chuyên gia về các lĩnh vực trong quản lý hành chính Nhà nước.
* Ngạch cán sự và tương đương: Phấn đấu đến năm 2010:
- Về văn hóa: 100% cán sự có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Về lý luận chính trị: 100% công chức thuộc ngạch cán sự được đào tạo, phấn đấu đạt chuẩn về lý luận chính trị theo quy định.
- Về chuyên môn - nghiệp vụ:
+ 100% công chức được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đạt trình độ trung cấp trở lên theo quy định tiêu chuẩn chức danh.
+ 80 - 100% công chức được bồi dưỡng kiến thức hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tiêu chuẩn chức danh.
- Về quản lý Nhà nước: 100% công chức ở ngạch cán sự hoàn thành chương trình quản lý Nhà nước;
- Về các kỹ năng khác: Vùng đồng bằng, đô thị: 100% cán bộ, công chức phải sử dụng thành thạo các trang thiết bị phù hợp với ngành chuyên môn, sử dụng kỹ thuật tin học trong công tác; 70 - 100% có chứng chỉ tin học; 80 - 100% có chứng chỉ ngoại ngữ.
b) Đối với cán bộ, công chức cấp cơ sở (cấp xã, phường, thị trấn):
* Cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã: Phấn đấu đến năm 2010:
- Về văn hóa:
+ 100% có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông (đối với vùng đồng bằng).
+ 100% có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên (đối với vùng miền núi và cán bộ là người dân tộc thiểu số).
- Về lý luận chính trị: 100% cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng trình độ sơ cấp chính trị trở lên, riêng công chức thuộc chức danh Công an, Quân sự vùng đồng bằng đạt 100% trình độ trung cấp trở lên, 100% trình độ sơ cấp trở lên (đối với vùng miền núi và cán bộ là người dân tộc thiểu số);
- Về chuyên môn - nghiệp vụ:
+ 100% cán bộ, công chức cấp xã (vùng đồng bằng) được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trình độ trung cấp trở lên theo quy định tiêu chuẩn chức danh.
+ 90 - 100% cán bộ, công chức cấp xã (vùng núi) được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tiêu chuẩn chức danh.
+ 60 - 70% cán bộ, công chức cấp xã (đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số) được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trình độ sơ cấp trở lên theo quy định tiêu chuẩn chức danh.
- Về quản lý Nhà nước: 100% cán bộ, công chức cấp cơ sở hoàn thành chương trình quản lý Nhà nước cấp cơ sở.
- Về các kỹ năng khác: Vùng đồng bằng, đô thị: 100% cán bộ, công chức phải sử dụng thành thạo các trang thiết bị phù hợp với ngành chuyên môn, sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác; đối với cán bộ chuyên trách 100% công chức được bồi dưỡng kiến thức hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tiêu chuẩn chức danh; nâng cao kiến thức tin học, ngoại ngữ hàng năm.
* Đối với trưởng thôn, bản, tiểu khu: Đảm bảo hàng năm có 60% trưởng thôn, bản, tiểu khu được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, quản lý hành chính Nhà nước, kỹ năng hoạt động theo tính chất và yêu cầu công việc đảm nhiệm.
III. NỘI DUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG:
1. Đào tạo, bồi dưỡng trong nước:
a) Đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính về: Tiền công vụ; Tiêu chuẩn ngạch công chức hành chính; Tiêu chuẩn nghiệp vụ cán bộ nguồn; Quản lý Nhà nước, ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu công vụ; Đào tạo về trình độ đại học chuyên môn, lý luận chính trị cao cấp cho cán bộ chủ chốt, cán bộ dự nguồn, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh.
b) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã: Về kiến thức quản lý Nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ đối với các chức danh đang phụ trách đạt chuẩn theo Nghị định của Chính phủ đối với công chức xã, phường; Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cho trưởng thôn, bản; Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nhận thức cho cán bộ, công chức là đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã; Bồi dưỡng những nội dung được quy định trong Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2006 cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 - 2010 và bồi dưỡng những nội dung được quy định trong Quyết định số 31/2006/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2006 với đối tượng là Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giai đoạn 2006 - 2010.
2. Việc đào tạo, bồi dưỡng ở ngoài nước:
Chủ yếu dành cho cán bộ nguồn, nội dung cơ bản nâng cao kiến thức, kỹ năng hợp tác, hội nhập thuộc lĩnh vực mà cán bộ đang công tác.
IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:
1. Nhóm giải pháp về quản lý và phối hợp quản lý về chế độ chính sách:
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính và cơ sở. Gắn quy hoạch đào tạo và sử dụng và tạo nguồn cán bộ lâu dài. Thường xuyên kiểm tra về tiến độ và khả năng thực hiện kế hoạch cũng như sử dụng nguồn kinh phí được cấp.
- Thực hiện tốt các thông tư, quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ, ngành về công tác đào tạo, bồi dưỡng. Tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức. Rà soát, đánh giá các văn bản pháp quy về công tác đào tạo, bồi dưỡng để kịp thời điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện hiện nay.
- Rà soát lại công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng của các ngành, địa phương để điều chỉnh và thực hiện trong giai đoạn 2005 - 2010. Trước hết cần ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cho 2 đối tượng: Công chức hành chính, công chức xã, phường, thị trấn. Tập trung đào tạo các lĩnh vực: Lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ.
- Điều tra, khảo sát hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ tỉnh đến cơ sở để có cơ chế ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
2. Nhóm giải pháp để nâng cao năng lực và chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng:
- Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, sửa đổi chương trình, giáo trình theo tinh thần tăng thời lượng cho phần thực tế, thực hành.
Bên cạnh việc tăng dần số lượng cán bộ, công chức hành chính xã, phường, thị trấn được đào tạo, bồi dưỡng; yêu cầu về chất lượng đào tạo cũng được nâng cao từng bước: Chương trình, nội dung các khóa học được chỉnh lý, bổ sung theo hướng đào tạo kỹ năng; giáo trình, tài liệu được bổ sung khá kịp thời để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học.
- Ưu tiên và có giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (nhất là Trường Chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện) đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Đội ngũ giảng viên này không những cần được đào tạo lại, bổ sung cập nhật kiến thức mới, hiện đại, mà còn tập trung bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng về phương pháp giảng dạy mới cho phù hợp với đối tượng học tập. Đồng thời chú trọng đến người học, đảm bảo và đáp ứng nhu cầu học tập đúng đối tượng, xóa bỏ tình trạng hình thức…
- Thường xuyên bồi dưỡng tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý, đào tạo, trước mắt cần bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phát triển đội ngũ và quản lý đào tạo.
- Sắp xếp tổ chức và đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ sở đào tạo địa phương.
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế phối hợp chỉ đạo thống nhất giữa Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đối với các mặt tổ chức và hoạt động của Trường Chính trị tỉnh.
- Hàng năm tỉnh phải có kế hoạch chủ động gửi đi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Trường Chính trị tỉnh và trung tâm các huyện, thành phố nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy. Từng bước đầu tư cơ sở vật chất, trường, lớp đáp ứng công tác đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh.
- Liên kết với các trường đại học trong cả nước tổ chức đào tạo các chuyên ngành như: Du lịch, giao thông, xây dựng, kinh tế đối ngoại, quản lý xã hội… ngoài ra phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, các trường đại học, các tổ chức, dự án nước ngoài bồi dưỡng các loại hình chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
3. Các giải pháp về kinh phí:
- Cần có cơ chế khuyến khích mở rộng các nguồn kinh phí phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng như: Kinh phí từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, các chương trình, dự án, nguồn tài trợ của các tổ chức Phi Chính phủ và sự đóng góp của người học...
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
1. Các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên nhằm không ngừng phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đóng góp vào sự nghiệp đổi mới, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị tổ chức rà soát lại đội ngũ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính và cán bộ, công chức xã, phường đảm bảo mục tiêu và đối tượng đào tạo, bồi dưỡng; đây là nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006 - 2010.
3. Trách nhiệm của Sở Nội vụ; Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Tài chính:
- Sở Nội vụ:
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính và cán bộ, công chức cấp cơ sở hàng năm đảm bảo theo mục tiêu và đối tượng đào tạo, bồi dưỡng.
+ Chỉ đạo hướng dẫn hệ thống các trường đào tạo tại địa phương bám sát nội dung chương trình, giáo trình cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, chủ động bố trí kinh phí, nguồn lực cho công tác này.
+ Bên cạnh việc mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm ban hành chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức hành chính và cán bộ xã, phường, thị trấn đi học, tạo những chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực cho một bộ phận lớn cán bộ, công chức.
- Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Tài chính:
Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ bố trí kinh phí đào tạo hàng năm và hướng dẫn các trường, các trung tâm đào tạo sử dụng kinh phí đào tạo có hiệu quả. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính hàng năm phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường, các trung tâm đào tạo của tỉnh. Sử dụng các nguồn kinh phí khác, đảm bảo việc thực hiện các nội dung của Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
4. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức có nhiệm vụ: Chủ động xây dựng kế hoạch mở lớp và phát huy mọi nguồn lực triển khai thực hiện một cách có chất lượng, cải tiến chương trình giảng dạy phù hợp, nâng cao chất lượng giảng viên, nâng cao hiệu quả kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 311/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các xã, thị trấn vùng Tây Nguyên thuộc 02 huyện Bù Gia Mập, Bù Đăng, tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015 - 2020
- 2 Quyết định 02/2015/QĐ-UBND ban hành quy định cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo Đề án đào tạo cán bộ của Tỉnh uỷ Sơn La giai đoạn 2015 - 2020
- 3 Quyết định 374/QĐ-UBND về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg
- 4 Quyết định 02/2015/QĐ-UBND Quy định về chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thu hút nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang
- 5 Quyết định 40/2006/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 34/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 31/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 374/QĐ-UBND về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg
- 2 Quyết định 02/2015/QĐ-UBND Quy định về chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thu hút nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang
- 3 Quyết định 311/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các xã, thị trấn vùng Tây Nguyên thuộc 02 huyện Bù Gia Mập, Bù Đăng, tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015 - 2020
- 4 Quyết định 02/2015/QĐ-UBND ban hành quy định cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo Đề án đào tạo cán bộ của Tỉnh uỷ Sơn La giai đoạn 2015 - 2020