ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2017/QĐ-UBND | Hà Nam, ngày 18 tháng 08 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thương mại năm 2005 ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2017.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Công Thương, Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Cục thuế tỉnh, Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2017/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về công tác phối hợp và trách nhiệm quản lý nhà nước của các Sở, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng
Các Sở, ngành; UBND cấp huyện; các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
1. Phân định rõ trách nhiệm của các Sở, ngành, UBND cấp huyện để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu.
2. Việc phối hợp quản lý dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị liên quan và các quy định hiện hành nhằm đảm bảo sự thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh xăng dầu.
2. Tham mưu UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng mới, dự án cải tạo, nâng cấp cơ sở kinh doanh xăng dầu.
3. Phối hợp quản lý về môi trường, phòng cháy chữa cháy; quản lý đo lường, chất lượng xăng dầu; quản lý nguồn cung cấp xăng dầu; quản lý thực hiện nghĩa vụ tài chính.
4. Phối hợp quản lý, giám sát hoạt động đầu tư xây dựng và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư, giải quyết, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật.
Tùy theo tính chất, nội dung công việc cụ thể mà cơ quan chủ trì lựa chọn một trong các phương thức phối hợp sau đây:
1. Lấy ý kiến bằng văn bản;
2. Tổ chức hội nghị, hội thảo;
3. Tổ chức đoàn khảo sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch và thanh tra, kiểm tra liên ngành trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.
Điều 5. Về quy hoạch, quản lý quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu.
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện và đơn vị liên quan lập, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh (Trừ mạng lưới kinh doanh xăng dầu thuộc Bộ Công Thương quản lý, dự án đầu tư xây dựng công trình kho xăng dầu có dung tích kho từ 5.000m3 trở lên) trình UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 6. Đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp dự án kinh doanh xăng dầu.
1. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư
UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án xây dựng mới, dự án cải tạo, nâng cấp cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
4. Triển khai dự án đầu tư xây dựng mới, dự án cải tạo, nâng cấp cơ sở kinh doanh xăng dầu được thực hiện theo quy định của pháp luật và UBND tỉnh.
5. Điều kiện để dự án kinh doanh xăng dầu đi vào hoạt động:
a) Được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định hiện hanh về quy chuẩn, tiêu chuẩn để kinh doanh xăng dầu, đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường.
b) Chứng minh tính hợp pháp về xây dựng dự án kinh doanh xăng dầu gồm: Quyết định chủ trương đầu tư dự án của UBND tỉnh, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy phép xây dựng; Giấy phép thi công đường ra vào dự án kinh doanh xăng dầu và khi hoàn thành phải được cơ quan cấp phép thi công nghiệm thu, chấp thuận đưa nút giao vào khai thác sử dụng (đối với các dự án có đấu nối vào các tuyến đường giao thông); Văn bản tham gia ý kiến của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (đối với dự án xây dựng trên đê); Bản vẽ thiết kế công trình.
c) Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
d) Có văn bản thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy của công an tỉnh.
e) Có Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án xăng dầu có dung tích chứa từ 200m3 trở lên của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc văn bản xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với dự án xăng dầu có dung tích chứa dưới 200m3 của UBND cấp huyện.
f) Có Giấy chứng nhận kiểm định cột đo xăng dầu; Giấy chứng nhận kết quả đo, thử nghiệm hệ thống thu lôi - tiếp địa của cơ quan có thẩm quyền;
g) Ký hợp đồng mua bán xăng dầu với đơn vị cung cấp xăng dầu có đủ điều điều kiện theo quy định (khuyến khích ký hợp đồng với thương nhân đầu mối có đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh trực tiếp hoặc qua thương nhân phân phối, tổng đại lý).
h) Có giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Điều 7. Công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu
1. Các dự án kinh doanh xăng dầu phải thường xuyên duy trì các điều kiện theo quy định của pháp luật và UBND tỉnh về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường và chịu trách nhiệm về công tác đo lường, chất lượng xăng dầu trong quá trình hoạt động kinh doanh.
2. Định kỳ hàng năm Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện tiến hành kiểm tra, thanh tra, đánh giá việc chấp hành các quy định về xây dựng, an toàn giao thông, công tác bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy; thanh tra, kiểm tra về đo lường, chất lượng xăng dầu và giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu bảo đảm tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Điều 8. Công tác quản lý đo lường, chất lượng xăng dầu
1. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Cục Thuế, Sở Công Thương Công an tỉnh và UBND cấp huyện tiến hành kiểm tra kỹ thuật, kẹp chì, niêm phong đồng hồ (công tơ) tổng trên các cột đo xăng dầu; Định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra và niêm phong kẹp chì lại đồng hồ (công tơ) tổng.
2. Cục Thuế tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương chốt chỉ số công tơ tổng, lập biên bản hiện trạng (Lượng tồn kho, chỉ số công tơ, số tem niêm phong, chốt hóa đơn) của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại thời điểm niêm phong. Định kỳ hàng tháng hoặc quý, Cục thuế có trách nhiệm ghi chỉ số công tơ, chốt hóa đơn của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu làm cơ sở để tính thuế và thu thuế.
3. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải thực hiện lấy mẫu, niêm phong mẫu, lưu mẫu và bàn giao mẫu xăng dầu đối với từng lô hàng khi tiến hành vận chuyển hoặc giao nhận theo quy định.
Điều 9. Công tác quản lý nguồn cung cấp xăng dầu và tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính
1. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm soát chặt chẽ nguồn xăng dầu của các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, tổng đại lý cung cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh; rà soát, vận động, khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp xăng dầu theo phương thức sau:
a) Đối với các thương nhân đầu mối ngoài tỉnh: Thực hiện cung cấp xăng dầu cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh thông qua chi nhánh của đơn vị tại tỉnh Hà Nam và khuyến khích các chi nhánh của các doanh nghiệp đầu mối hạch toán độc lập.
b) Đối với các thương nhân phân phối, tổng đại lý trong và ngoài tỉnh: Lấy nguồn xăng dầu của các thương nhân đầu mối có đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh để cung cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Nam
3. Định kỳ 01 năm, dựa trên sản lượng kinh doanh xăng dầu của doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối, tổng đại lý, cơ sở kinh doanh xăng dầu, Cục Thuế phân tích, đánh giá chi tiết tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
1. Thu hồi các loại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo quy định tại khoản 7 Điều 17; khoản 8 Điều 20; khoản 6 Điều 25 Nghị định 83/2014/NĐ-CP và các văn bản pháp luật hiện hành.
Cơ quan cấp phép là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương để thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo đúng quy định.
2. Xử lý nghiêm các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vi phạm về đo lường, chất lượng xăng dầu; không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế; không duy trì các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy; không đảm bảo môi trường và an toàn giao thông; không có giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật và của UBND tỉnh.
Điều 11. Trách nhiệm của các Sở, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan.
1. Sở Công Thương
Là cơ quan đầu mối tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu theo các quy định hiện hành, cụ thể:
d) Chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án kinh doanh xăng dầu; phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án kinh doanh xăng dầu.
e) Phối hợp hướng dẫn chủ đầu tư căn cứ các quy định của pháp luật và quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế dự án kinh doanh xăng dầu để triển khai đầu tư đúng quy định.
f) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện có liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.
g) Phối hợp với Cục Thuế, cơ quan liên quan trong việc theo dõi, quản lý, xác định sản lượng tiêu thụ, sản lượng tồn kho của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
h) Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường: thực hiện kiểm tra nguồn gốc xăng dầu lưu thông trên thị trường, giá cả xăng dầu, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, gian lận thương mại, đảm bảo thực hiện đúng các quy định của nhà nước về kinh doanh xăng dầu.
i) Thẩm định và cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu, giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định của Nghị định 83/2014/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan.
l) Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh đối với công tác quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu thuộc thẩm quyền của ngành.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì tiếp nhận thông tin, hồ sơ dự án của nhà đầu tư và phối hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ và tham mưu trình UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.
b) Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong công tác quản lý, theo dõi đôn đốc, kiểm tra trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư theo nội dung dự án đã được chấp thuận và các cam kết của nhà đầu tư.
3. Sở Giao thông vận tải
b) Phối hợp với các đơn vị liên quan, nhà đầu tư tham mưu trình UBND tỉnh đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam thỏa thuận bổ sung, điều chỉnh quy hoạch các điểm đấu nối từ các cửa hàng xăng dầu vào hệ thống đường quốc lộ, đường cao tốc trên địa bàn tỉnh.
c) Giải quyết, hướng dẫn các thủ tục liên quan đến đấu nối đường ra vào CHXD vào hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và UBND tỉnh.
d) Phối hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện có liên quan trong công tác giải tỏa hành lang ATGT đường bộ đối với các cửa hàng kinh doanh xăng dầu vi phạm hành lang ATGT; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động thuộc lĩnh vực ngành quản lý.
4. Sở Xây dựng
b) Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định, chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và cấp giấy phép xây dựng dự án kinh doanh xăng dầu theo thẩm quyền.
c) Tham gia góp ý kiến về thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công dự án đầu tư cửa hàng xăng dầu.
d) Phối hợp với Sở Công Thương và các Sở, ngành, UBND cấp huyện có liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện theo quy hoạch tổng mặt bằng đã được chấp thuận và giấy phép xây dựng, xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư kinh doanh xăng dầu có quy mô đầu tư phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành, UBND cấp huyện tham mưu UBND tỉnh trong việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với các dự án kinh doanh xăng dầu thuộc thẩm quyền; giúp chủ đầu tư giải quyết các khó khăn, vướng mắc về các thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất và công tác bảo vệ môi trường theo quy định.
d) Phối hợp tổ chức các khóa đào tạo với hình thức học tập trung theo nội dung, thời gian được quy định tại khung chương trình đào tạo quy định tại các văn bản hướng dẫn hiện hành và cấp giấy Chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường cho cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu theo quy định.
e) Phối hợp với Sở Công Thương và các Sở, ngành, UBND cấp huyện có liên quan thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng đất.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện có liên quan kẹp chì, niêm phong công tơ tổng các cột đo của các cửa hàng kinh doanh xăng dầu; quản lý, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát về đo lường, chất lượng xăng dầu theo quy định hiện hành.
b) Thực hiện kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất kẹp chì, tem niêm phong theo quy định của pháp luật và của UBND tỉnh; Xử lý nghiêm đối với những trường hợp có hành vi vi phạm về bảo quản tem niêm phong, kẹp chì theo quy định.
c) Thực hiện kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cột đo xăng dầu; thử nghiệm hệ thống thu lôi, tiếp địa.
7. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
b) Tham gia ý kiến đối với các dự án xây dựng cửa hàng xăng dầu đấu nối vào hệ thống đê điều thuộc thẩm quyền.
a) Xem xét và ra văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án xây dựng mới hoặc di chuyển vị trí cơ sở kinh doanh xăng dầu trước khi chủ đầu tư lập hồ sơ thiết kế dự án.
b) Chủ trì thẩm duyệt thiết kế, kiểm tra nghiệm thu về PCCC đối với dự án, thiết kế quy hoạch mới, nâng cấp, cải tạo, thay đổi tính chất hoạt động của các cơ sở kinh doanh xăng dầu.
c) Chủ trì hướng dẫn và phối hợp với Sở Công Thương, các Sở, ngành liên quan kiểm tra các cơ sở kinh doanh xăng dầu việc chấp hành các quy định và điều kiện về phòng cháy, chữa cháy trong kinh doanh xăng dầu.
d) Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy an ninh trật tự và bảo vệ môi trường đối với cơ sở kinh doanh xăng dầu theo quy định.
9. Cục Thuế
a) Cục Thuế tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương theo dõi sản lượng của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, nộp thuế và đôn đốc việc thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu; Xử lý và kiến nghị xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
c) Công khai danh sách các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh có hành vi vi phạm khai sai dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế, nợ thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
10. UBND cấp huyện
b) Xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường đối với dự án kinh doanh xăng dầu thuộc thẩm quyền.
c) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo phân cấp đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
d) Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về quản lý sử dụng đất, môi trường, xử lý chất thải, xây dựng và các công việc khác theo thẩm quyền trong suốt quá trình triển khai xây dựng và hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn. Xử lý kịp thời các cơ sở kinh doanh xăng dầu vi phạm hành lang ATGT đường bộ, không đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh xăng dầu về UBND tỉnh qua Sở Công Thương.
11. Các Sở, ngành có liên quan khác
a) Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu với UBND tỉnh tổ chức thanh tra toàn diện đối với các doanh nghiệp nếu phát hiện có dấu hiệu sai phạm thuộc lĩnh vực quản lý của nhiều ngành.
b) Các Sở, ngành liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
12. Trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
a) Chấp hành nghiêm chỉnh mọi chính sách pháp luật của nhà nước về kinh doanh xăng dầu theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của chính phủ và các quy định của UBND tỉnh; tuân thủ các Quy hoạch đã được phê duyệt.
b) Có trách nhiệm, nghĩa vụ chấp hành và phối hợp với đoàn liên ngành để thực hiện kẹp chì, dán tem niêm phong vào các điểm cần thiết liên quan đến hoạt động của đồng hồ công tơ tổng các cột đo xăng dầu.
b) Thực hiện chế độ ghi chép chứng từ, xuất hóa đơn đầy đủ trong kinh doanh xăng dầu theo quy định của Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu niêm yết, bán ra theo quy định; Thực hiện lộ trình bán xăng sinh học theo đúng quy định của Thủ tướng chính phủ và quy định của UBND tỉnh.
d) Định kỳ hàng quý (trước ngày 25 tháng tiếp theo của quý báo cáo) lập báo cáo sản lượng xăng dầu tồn kho đầu kỳ, nhập mua trong kỳ, xuất bán trong kỳ (bao gồm cả xuất hao hụt) và tồn kho cuối kỳ gửi về Cục thuế và Sở Công Thương.
e) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với tỉnh và đóng đầy đủ các loại thuế, phí theo quy định.
f) Phải lấy nguồn cung cấp xăng dầu đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, khuyến khích lấy nguồn cung cấp xăng dầu tại các thương nhân đầu mối có đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
g) Đối với các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, tổng đại lý có đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh phải có trách nhiệm, biện pháp phối hợp vận động, thu hút các cửa hàng bán lẻ xăng dầu lấy nguồn xăng dầu của đơn vị mình để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách với địa phương; Không cung cấp xăng dầu cho các điểm bán xăng dầu trôi nổi, không có giấy phép theo quy định hoặc không thuộc hệ thống phân phối của mình và kiên quyết không ký hợp đồng hoặc cung cấp xăng dầu cho các doanh nghiệp chưa đủ các điều kiện về kinh doanh xăng dầu.
13. Trách nhiệm của các đơn vị sử dụng xăng dầu trên địa bàn tỉnh
a) Đối với các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang sử dụng NSNN: 100% xe công và vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có phương tiện cá nhân sử dụng xăng dầu của các thương nhân đầu mối có đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
b) Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh có sử dụng xăng dầu yêu cầu phải lấy nguồn xăng dầu đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, khuyến khích lấy nguồn xăng dầu của các thương nhân đầu mối có đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
1. Thủ trưởng các Sở, ngành; Chủ tịch UBND cấp huyện; các đơn vị liên quan và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế này theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được quy định.
2. Sở Công Thương là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh hướng dẫn, đôn đốc và theo dõi tình hình triển khai thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Quy chế, các Sở, ngành, UBND cấp huyện và các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu kịp thời phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1 Quyết định 54/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Nam kèm theo Quyết định 34/2017/QĐ-UBND
- 2 Quyết định 54/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Nam kèm theo Quyết định 34/2017/QĐ-UBND
- 1 Quyết định 74/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu tại khu vực biên giới tỉnh An Giang kèm theo Quyết định 53/2011/QĐ-UBND
- 2 Quyết định 29/2017/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 3 Kế hoạch 2676/KH-BCĐ389 kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 4 Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2017 thực hiện biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 5 Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2017 về thực hiện dán tem, kẹp chì niêm phong đồng hồ (công tơ) tổng phương tiện đo xăng, dầu của cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 6 Quyết định 113/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế hoạt động của Hội đồng xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai
- 7 Kế hoạch 404/KH-UBND năm 2017 quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu bằng giải pháp niêm phong đồng hồ đếm tổng trên các phương tiện đo xăng dầu của cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 8 Kế hoạch 110/KH-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 9 Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 10 Kế hoạch 70/KH-UBND năm 2016 thực hiện biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 11 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 12 Thông tư 38/2014/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 13 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu
- 14 Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 15 Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 16 Quyết định 67/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt bổ sung dự toán quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020
- 17 Luật Thương mại 2005
- 1 Quyết định 67/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt bổ sung dự toán quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020
- 2 Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 3 Kế hoạch 110/KH-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 4 Kế hoạch 404/KH-UBND năm 2017 quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu bằng giải pháp niêm phong đồng hồ đếm tổng trên các phương tiện đo xăng dầu của cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 5 Kế hoạch 2676/KH-BCĐ389 kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 6 Quyết định 113/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế hoạt động của Hội đồng xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai
- 7 Quyết định 29/2017/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 8 Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2017 về thực hiện dán tem, kẹp chì niêm phong đồng hồ (công tơ) tổng phương tiện đo xăng, dầu của cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 9 Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2017 thực hiện biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 10 Quyết định 74/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu tại khu vực biên giới tỉnh An Giang kèm theo Quyết định 53/2011/QĐ-UBND
- 11 Kế hoạch 70/KH-UBND năm 2016 thực hiện biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 12 Quyết định 2935/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế Phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sơn La