UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 341/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 07 tháng 02 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGHỀ LUẬT SƯ ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2320/QĐ-BTP ngày 13/8/2012 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020;
Căn cứ Công văn số 7491/BTP-BTTP ngày 14/9/2012 của Bộ Tư pháp về việc thực hiện Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020;
Xét Tờ trình số 920/TTr-STP ngày 28/12/2012 của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì phối hợp cùng các ngành chức năng có liên quan tổ chức triển khai và thực hiện theo đúng nội dung kế hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, thủ trưởng các sở, ban ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGHỀ LUẬT SƯ ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 341/QĐ-UBND ngày 07/02/2013 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
I. MỤC ĐÍCH:
Thực hiện có hiệu quả mục tiêu của Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 được ban hành kèm theo Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với các hoạt động để triển khai thực hiện chiến lược, thời gian hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan đơn vị, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện các giải pháp của chiến lược.
II. YÊU CẦU:
Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung trong chiến lược; các hoạt động đề ra phải phù hợp với tình hình thực tiễn của các ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh; trong triển khai chiến lược phải bảo đảm có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, cùng hướng tới mục tiêu của chiến lược; đảm bảo sự phối hợp với các ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện chiến lược.
B. NỘI DUNG:
I. GIAI ĐOẠN 2013 - 2015:
1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của luật sư trong đời sống xã hội:
Tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, công chức và nhân dân Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành; tuyên truyền, phổ biến nâng cao vị trí, vai trò của luật sư trong đời sống xã hội.
a) Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
b) Cơ quan phối hợp: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Long và các tổ chức chính trị xã hội, báo, đài.
2. Phát triển số lượng luật sư:
Phấn đấu phát triển 50 luật sư, trong đó có từ 02 đến 03 luật sư có khả năng tham gia tư vấn, giải quyết tranh chấp thương mại.
a) Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
b) Cơ quan phối hợp: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Long, Hội Luật gia tỉnh Vĩnh Long và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
3. Nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư:
Xây dựng kế hoạch và thực hiện bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, kỹ năng hành nghề và đạo đức ứng xử nghề nghiệp cho luật sư, bảo đảm đến năm 2015 có 50% luật sư được bồi dưỡng thường xuyên.
a) Cơ quan chủ trì: Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Long.
b) Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các tổ chức hành nghề luật sư, cơ quan tổ chức có liên quan.
4. Phát triển tổ chức hành nghề luật sư:
a) Phát triển tổ chức hành nghề luật sư từ 30 đến 35 tổ chức hành nghề luật sư.
- Cơ quan chủ trì: Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Long.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
b) Xây dựng chính sách phát triển tổ chức hành nghề luật sư phù hợp với nhu cầu xã hội về dịch vụ pháp lý, phát triển tổ chức hành nghề luật sư có quy mô lớn hoạt động chuyên sâu lĩnh vực thương mại.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp của tỉnh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các cơ quan, tổ chức có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: 2014 - 2015.
5. Phát triển hoạt động hành nghề luật sư; phát huy vai trò của luật sư trong đổi mới hoạt động tố tụng, góp phần đẩy mạnh cải cách tư pháp:
a) Xây dựng kế hoạch tăng cường sự tham gia của luật sư vào các dự án công.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
b) Xây dựng đề án tăng cường sự tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí cho các đối tượng là người nghèo, đối tượng chính sách của luật sư.
- Cơ quan chủ trì: Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Long.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan tổ chức có liên quan.
6. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý luật sư và hành nghề luật sư; nâng cao tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư:
a) Đổi mới, kiện toàn, nâng cao năng lực, nhân lực của đội ngũ cán bộ tư pháp, bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư, tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Long và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
b) Tăng cường thanh tra, kiểm tra về tổ chức và hoạt động luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tập sự hành nghề luật sư.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
II. GIAI ĐOẠN 2016 - 2020:
1. Xây dựng, hoàn thiện thể chế và chính sách về luật sư và hành nghề luật sư:
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả đề án phát triển tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh đã được xây dựng và ban hành trong giai đoạn 2011 - 2015; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đề án; nhằm tiếp tục thực hiện Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện chiến lược.
2. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội:
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đoàn luật sư tỉnh Vĩnh Long và các tổ chức chính trị xã hội, báo, đài.
3. Phát triển số lượng luật sư:
Tiếp tục triển khai thực hiện đề án phát triển tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh, phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020 có khoảng 60 luật sư, trong đó có khoảng từ 03 đến 05 luật sư có khả năng tham gia tư vấn, giải quyết tranh chấp thương mại.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
4. Nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư:
Tiếp tục bồi dưỡng bắt buộc, thực hiện bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề và đạo đức ứng xử nghề nghiệp bảo đảm đến năm 2020, 100% số lượng luật sư được bồi dưỡng thường xuyên.
- Cơ quan chủ trì: Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Long.
- Cơ quan phối hợp: Các tổ chức hành nghề luật sư, cơ quan tổ chức có liên quan.
5. Phát triển tổ chức hành nghề luật sư:
Thực hiện chính sách phát triển tổ chức hành nghề luật sư, bảo đảm đến năm 2020, phát triển được khoảng từ 02 đến 03 tổ chức hành nghề luật sư có quy mô lớn, có từ 03 đến 05 luật sư trở lên chuyên sâu lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp của tỉnh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
6. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý luật sư và hành nghề luật sư; nâng cao tự quản của của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư:
a) Hoàn thiện, nâng cao năng lực, nhân lực của bộ máy quản lý nhà nước, đội ngũ cán bộ tư pháp thực hiện công tác quản lý luật sư và hành nghề luật sư, kiện toàn về cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư.
b) Tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra về tổ chức và hoạt động luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tập sự hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
c) Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức Đảng trong Đoàn Luật sư của tỉnh.
Cơ quan chủ trì: Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Long.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Phân công trách nhiệm:
a) Trách nhiệm Sở Tư pháp:
- Tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 và chỉ đạo các sở, ban ngành, Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Long và các cơ quan tổ chức có liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020.
- Huy động các nguồn lực về tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật trong việc triển khai chiến lược, nghiên cứu tạo cơ chế, chính sách huy động, khuyến khích sự tham gia của các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, luật sư vào việc triển khai chiến lược.
- Hướng dẫn, kiểm tra giám sát quá trình triển khai chiến lược.
- Tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện kiểm tra, giám sát; tiến hành sơ kết, tổng kết; định kỳ hàng năm, từng giai đoạn báo cáo về Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân tỉnh về tình hình triển khai thực hiện chiến lược trên địa bàn tỉnh.
b) Trách nhiệm của Sở Tài chính:
Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh và đảm bảo ngân sách nhà nước cấp hàng năm trên cơ sở dự toán của sở, ngành, cơ quan, tổ chức chủ trì hoạt động triển khai chiến lược theo quy định của pháp luật.
c) Trách nhiệm của Toà án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh:
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Sở Tư pháp, Đoàn Luật sư và các sở, ban ngành có liên quan trong quá trình triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020; đề nghị tổng hợp kết quả triển khai chiến lược và các vấn đề liên quan hàng năm, từng giai đoạn gửi về Sở Tư pháp tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh nắm chỉ đạo.
d) Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội:
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Sở Tư pháp, Đoàn Luật sư và các sở, ngành có liên quan trong quá trình triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020; hàng năm, từng giai đoạn tổng hợp kết quả triển khai chiến lược gửi về Sở Tư pháp tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
e) Trách nhiệm của Đoàn luật sư:
Chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng Kế hoạch chi tiết của đoàn luật sư trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của chiến lược và kế hoạch tổng thể triển khai chiến lược; định kỳ hàng năm, từng giai đoạn xây dựng báo cáo về tình hình triển khai chiến lược gửi về Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo về Bộ Tư pháp.
Các tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền triển khai có hiệu quả chiến lược.
f) Trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan:
Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm nâng cao nhận thức của các tổ chức, doanh nghiệp là thành viên của mình về vị trí, vai trò của luật sư; xây dựng cơ chế sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của luật sư trong các giao dịch, tranh chấp; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện các công việc trong Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược lược phát triển luật sư đến năm 2020; cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho cơ quan chủ trì trong quá trình nghiên cứu, khảo sát phục vụ cho việc triển khai chiến lược; kiến nghị, đề xuất với Sở Tư pháp các vấn đề liên quan nhằm triển khai có hiệu quả chiến lược; hàng năm, từng giai đoạn tổng hợp kết quả triển khai chiến lược gửi Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Nội dung của báo cáo tình hình triển khai chiến lược và kế hoạch thực hiện triển khai chiến lược của các cơ quan tổ chức tập trung vào việc tổng hợp, đánh giá những kết quả đạt được; khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân của những hạn chế vướng mắc và đề xuất, kiến nghị; dự kiến kế hoạch triển khai chiến lược và kế hoạch thực hiện chiến lược những năm tiếp theo. Thời hạn gửi báo cáo định kỳ là trước ngày 15 tháng 10 hàng năm, báo cáo nội dung theo từng giai đoạn thực hiện theo hướng dẫn của Sở Tư pháp.
2. Kinh phí thực hiện kế hoạch:
a) Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và kinh phí đóng góp, hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp của luật sư và các nguồn thu hợp pháp khác.
b) Các sở, ngành, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chủ trì triển khai kế hoạch thực hiện chiến lược, căn cứ vào nội dung, tiến độ thực hiện của các hoạt động và chế độ chi tiêu hiện hành xây dựng dự toán hàng năm gửi Sở Tài chính xem xét, bố trí theo quy định của pháp luật./.
- 1 Quyết định 1163/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển nghề Luật sư đến 2020 tỉnh Cà Mau
- 2 Quyết định 1145/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 3 Quyết định 1110/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 tại tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4 Quyết định 817/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nghề Luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 5 Kế hoạch 38/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 6 Luật Luật sư sửa đổi 2012
- 7 Công văn 7491/BTP-BTTP thực hiện Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 do Bộ Tư pháp ban hành
- 8 Quyết định 2320/QĐ-BTP năm 2012 về Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 9 Quyết định 374/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 10 Quyết định 1072/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Nghị quyết 25/2010/NQ-HĐND ban hành chính sách hỗ trợ phát triển nghề luật sư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ năm 2010 đến năm 2020
- 12 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 1163/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển nghề Luật sư đến 2020 tỉnh Cà Mau
- 2 Quyết định 1145/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 3 Quyết định 1110/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 tại tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4 Quyết định 817/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nghề Luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 5 Kế hoạch 38/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 6 Quyết định 374/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 7 Nghị quyết 25/2010/NQ-HĐND ban hành chính sách hỗ trợ phát triển nghề luật sư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ năm 2010 đến năm 2020