Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 341/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 12 tháng 5 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG VEN BIỂN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN 2016-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu;

Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020;

Căn cứ Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu;

Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2020;

Căn cứ Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 22/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 2037/QĐ-UBND ngày 04/12/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 09/QĐ-UBND ngày 07/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc sửa đổi, bãi bỏ một số nội dung tại Điều 1 Quyết định số 2037/QĐ-UBND ngày 04/12/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 2480/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt kết quả Rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

Căn cứ Quyết định số 264/QĐ-UBND ngày 19/02/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí Lập quy hoạch, kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng ven biển tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 710/QĐ-UBND ngày 19/4/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc điều chỉnh một số nội dung tại Quyết định số 264/QĐ-UBND ngày 19/02/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1143/TTr-SNNPTNT ngày 21/4/2017 về việc phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Báo cáo số 1296/BC-SNNPTNT ngày 05/5/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

I. Diện tích đất lâm nghiệp các xã ven biển theo đơn vị hành chính

ĐVT: ha

TT

Phân theo huyện

Tổng diện tích

Phân theo chức năng

Phòng hộ

Sản xuất

 

Cơ cấu tỷ lệ (%)

100,00

26,98

73,02

 

Tổng diện tích

10.569,32

2.868,61

7.700,71

1

Huyện Bình Sơn

1.363,12

581,56

781,56

2

Huyện Đức Phổ

7.104,12

1.530,48

5.573,64

3

Huyện Lý Sơn

153,05

132,92

20,13

4

Huyện Mộ Đức

1.451,50

526,06

925,43

5

TP Quảng Ngãi

474,85

74,90

399,95

6

Huyện Tư nghĩa

22,68

22,68

-

II. Nội dung Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

1. Nội dung Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

a) Quan điểm:

Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng nhằm chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; phù hợp với Đề án bảo vệ và phát triển rừng ứng phó với biến đổi khí hậu của Chính Phủ giai đoạn 2015 - 2020, đảm bảo hiệu quả bền vững; hài hòa giữa lợi ích kinh tế và môi trường với các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời đáp ứng các cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước, điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nhà nước ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách, kết hợp lồng ghép các nguồn vốn đầu tư khác và huy động các nguồn lực từ xã hội để đầu tư bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu. Tạo cơ chế, chính sách hưởng lợi để thu hút các thành phần kinh tế, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tham gia đầu tư bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu.

b) Mục tiêu:

b1) Mục tiêu chung

- Quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng ven biển hiện có nhằm phát huy chức năng phòng hộ ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ cơ sở hạ tầng, hệ thống đê biển, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

- Đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội, trong đó quan tâm đến lợi ích chính đáng của người dân sống gần rừng vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

b2) Mục tiêu cụ thể

Bảo vệ diện tích rừng ven biển hiện có và diện tích rừng phát triển mới bình quân mỗi năm 2.728 ha. Phát triển rừng Khoanh nuôi tái sinh rừng 6,63ha, trồng mới 628,56ha, trồng 2.013 ngàn cây phân tán đến năm 2020 nâng độ che phủ rừng các xã ven biển từ 27,7% lên 28,2%. Đến cuối năm 2030 độ che phủ của rừng các xã ven biển đạt 33,4%.

c) Nhiệm vụ chủ yếu.

c1) Bảo vệ diện tích rừng ven biển: 40.921 lượt ha, bình quân 2.728 ha/năm

c2) Phát triển rừng:

* Khoanh nuôi tái sinh rừng: 6,63ha.

* Trồng rừng.

- Trồng mới 628,56ha.

+ Trồng rừng trên đất cát ven biển: 156,2 ha

+ Trồng rừng ngập mặn, ngập ngọt chắn sóng: 281,39 ha.

+ Trồng rừng trên núi đất, núi đá ven biển: 190,97ha.

- Trồng bổ sung mật độ rừng: 183,49 ha.

- Trồng cây phân tán các xã ven biển: 2.013 ngàn cây.

d) Quy hoạch đất rừng phòng hộ ven biển giai đoạn 2016 - 2020

ĐVT: Ha

TT

Phân theo chức năng

Tổng DT theo hiện trạng 2016

Tổng DT quy hoạch giai đoạn (2016-2020)

Chênh lệch (QH-HT)

 

Tổng diện tích phòng hộ

2.868,61

3.011,02

142,41

 

Đất có rừng

2.110,06

2.241,30

131,24

 

Đất không có rừng

758,56

769,73

11,17

Diện tích quy hoạch cho rừng phòng hộ các xã ven biển theo 3 loại rừng giai đoạn 2016-2020 tăng lên 142,41 ha theo Quyết định 2480/QĐ-UB là 3.011,02 ha.

e) Quy hoạch đất rừng phòng hộ ven biển theo đơn vị hành chính

ĐVT: Ha

TT

Huyện

Diện tích quy hoạch rừng phòng hộ 2016

Diện tích quy hoạch rừng phòng hộ 2016 - 2020

Tăng giảm (+;-) ha

 

Tổng cộng

2.868,61

3.011,02

142,41

1

TP. Quảng Ngãi

74,90

82,07

7,17

2

Bình Sơn

581,56

592,14

10,58

3

Tư Nghĩa

22,68

22,68

 

4

Mộ Đức

526,06

536,65

10,59

5

Đức Phổ

1.530,48

1.644,57

114,09

6

Lý Sơn

132,92

132,92

 

Diện tích quy hoạch cho rừng phòng hộ ven biển theo đơn vị hành chính được quy hoạch cho 6 đơn vị cấp huyện, trong đó đơn vị có diện tích đất phòng hộ ven biển lớn nhất là Đức Phổ, ít nhất là huyện Tư Nghĩa.

f) Quy hoạch đất rừng phòng hộ ven biển giai đoạn 2021 - 2030

ĐVT: Ha

TT

Phân theo chức năng

Tổng DT theo hiện trạng đến năm 2020

Tổng DT quy hoạch giai đoạn (2021-2030)

Chênh lệch (QH-HT)

 

Tổng diện tích phòng hộ

3.011,02

3.011,02

0,00

-

Đất có rừng

2.241,30

2.823,97

582,67

-

Đất không có rừng

769,73

187,05

-582,67

Để đảm bảo tốt vai trò phòng hộ ven biển, tổng diện tích quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng các xã ven biển giai đoạn 2021-2030 và diện tích có rừng phòng hộ ven biển từ 2.241,30 ha năm 2020 lên 2.823,97 ha vào năm 2030 (tăng 582,67 ha).

g) Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

g1) Diện tích quản lý bảo vệ rừng ven biển

ĐVT: Ha/năm

TT

Đơn vị

Giai đoạn 2016 - 2020

Giai đoạn 2021-2030

Tổng

P.Hộ

S.Xuất

Tổng

P.Hộ

S.Xuất

 

TỔNG

2.425,81

2.184,35

241,45

2.878,63

2.549,30

329,33

1

TP. Q.Ngãi

42,70

24,39

18,31

147,13

63,05

84,08

2

Bình Sơn

419,24

402,69

16,56

515,35

498,79

16,56

3

Mộ Đức

551,01

458,38

92,64

635,53

526,35

109,19

4

Đức Phổ

1.345,66

1.251,84

93,82

1.409,18

1.309,81

99,37

5

Lý Sơn

67,19

47,06

20,13

148,80

128,67

20,13

6

Tư Nghĩa

 

 

 

22,64

22,64

 

g2) Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên: Khoanh nuôi 6,63 ha

g3) Diện tích trồng và chăm sóc rừng ven biển

ĐVT: ha

TT

Đơn vị

Tổng

Giai đoạn 2016-2020

Giai đoạn 2021-2025

 

TỔNG

629,95

449,90

178,66

1

TP. Q.Ngãi

62,76

8,47

52,90

2

Bình Sơn

60,44

41,18

19,26

3

Mộ Đức

82,88

59,28

23,60

4

Đức Phổ

345,03

262,13

82,90

5

Lý Sơn

56,20

56,20

 

6

Tư Nghĩa

22,64

22,64

 

g4) Diện tích trồng bổ sung mật độ rừng ven biển

ĐVT: ha

TT

Đơn vị

Giai đoạn 2021-2025

Tổng

Phòng hộ

Sản xuất

 

TỔNG

183,49

183,49

0,00

1

Bình Sơn

51,20

51,20

-

2

Mộ Đức

132,29

132,29

-

g5) Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp theo giai đoạn

Hạng mục

ĐVT

Tổng

Giai đoạn 2016 - 2030

2016-2020

2021-2030

- Xây dựng vườn ươm

vườn

1

1

0

- Nâng cấp vườn ươm

vườn

2

0

2

- Xây dựng đường lâm nghiệp

km

5,6

4,5

1,1

- Sửa chữa đường lâm nghiệp

km

10,0

2,0

8,0

- Xây dựng đường ranh cản lửa

km

14,5

8,3

6,2

- Xây dựng chòi canh

chòi

8

8

0

- Bảng quy ước bảo vệ rừng

bảng

54

27

27

- Bảng dự báo cấp cháy rừng

bảng

54

27

27

- Máy thổi gió

cái

54

27

27

- Bộ loa tuyên truyền

cái

5

5

0

- Bơm cao áp PCCCR

cái

54

27

27

2. Khái toán vốn

a) Khái toán vốn đầu tư theo giai đoạn

ĐVT: triệu đồng

Hạng mục đầu tư

Tổng

Phân theo giai đoạn

2016-2020

2021-2030

TỔNG

233.054

124.392

108.662

1. Quản lý bảo vệ rừng

61.382

18.203

43.180

2. Phát triển rừng

149.533

93.966

55.567

3. Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp

22.139

12.224

9.915

b) Khái toán vốn đầu tư theo nguồn vốn

ĐVT: triệu đồng

Tổng cộng

Tổng (Tr.đồng)

Phân theo nguồn vốn

Ngân sách NN

Vay tín dụng

Tự đầu tư

Tổng cộng

233.054

173.650

2.928

56.476

1. Quản lý bảo vệ rừng

61.382

11.733

0

49.649

2. Phát triển rừng

149.533

139.852

2.928

6.752

3. Xây dựng cơ sở hạ tầng LN

22.139

22.064

 

75

Cơ cấu tỷ lệ % vốn

100

74,51

1,26

24,23

3. Hiệu quả

Tổ chức thực hiện được các mục tiêu của Quy hoạch “Bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030” sẽ đem lại hiệu quả rất quan trọng, thiết thực bảo vệ môi trường, giảm thiểu thiên tai, góp phần phát triển và ổn định kinh tế, xã hội vùng ven biển, củng cố quốc phòng an ninh của đất nước.

a) Hiệu quả về môi trường

Nâng cao diện tích và độ che phủ của rừng ven biển.

- Đến năm 2020 độ che phủ của rừng các xã ven biển toàn tỉnh đạt 27,7% và đến năm 2030 đạt 33,4%.

- Độ che phủ của rừng tăng lên, vai trò lá phổi xanh của rừng được đảm bảo góp phần giảm thiểu những tác động của thiên tai gây ra.

- Bảo vệ các công trình trọng điểm của tỉnh, các hồ đập thủy lợi, thủy điện, hệ thống đê kè, giao thông, các khu dân cư. Góp phần tạo cảnh quan môi trường các khu đô thị, cải thiện môi trường các khu công nghiệp, khu du lịch sinh thái.

- Bảo tồn đa dạng sinh học, tăng nguồn lợi thủy hải sản; hạn chế tác động của gió bão, nước biển dâng; tạo những nơi trú ẩn, neo đậu tàu thuyền an toàn cho các ngư dân đánh bắt thủy sản trước các mối đe dọa của thiên tai;

- Bảo vệ đất, chống xói mòn rửa trôi, chống sa mạc hóa và nâng cao độ phì của đất ven biển; hạn chế hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền; cố định một lượng lớn Cacbon nhằm giảm phát thải khí nhà kính; tạo cảnh quan sinh thái, du lịch, dịch vụ môi trường rừng.

b) Hiệu quả xã hội

- Củng cố hệ thống quản lý, lực lượng lao động tham gia trong công tác bảo vệ và phát triển rừng ven biển. Tạo được việc làm khoảng 4.000 lao động/năm cho người dân thông qua các hoạt động bảo vệ, phục hồi, trồng và chăm sóc rừng ven biển. Góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn, nhất là vùng ven biển hải đảo.

- Ổn định được đời sống vật chất, tinh thần của người dân, góp phần hạn chế những tiêu cực phát sinh trong đời sống xã hội do thiếu việc làm gây ra như khai thác, săn bắt động thực vật trái phép và các tệ nạn xã hội nảy sinh khác.

- Năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật của đội ngũ cán bộ lâm nghiệp được nâng lên, tạo được tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lâm nghiệp, các Ban quản lý...

- Giảm tác hại của thiên tai đối với đời sống người dân, góp phần ổn định đời sống xã hội, quốc phòng, an ninh vùng bờ biển.

- Nâng cao nhận thức của các tầng lớp xã hội về giá trị sinh thái và vai trò của rừng phòng hộ ven biển, ý thức phòng chống thiên tai, ý thức ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

c) Hiệu quả kinh tế.

- Dự án đem lại cho người dân có việc làm và thu nhập Hàng năm, cung cấp nguồn lâm sản ngoài gỗ, thủy hải sản dưới tán rừng ổn định cho một bộ phận dân cư sống gần rừng, thu hút người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng ven biển.

- Rừng phòng hộ cho các ngành kinh tế ven biển, cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển toàn tỉnh, đặc biệt là hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, canh tác thủy sản, các khu cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế vùng ven biển, nâng cao giá trị kinh tế sinh thái rừng.

- Việc trồng rừng chắn sóng bảo vệ đê đã được chứng minh là giải pháp tiết kiệm, bền vững, làm giảm chi phí tu bổ đê điều hàng năm.

- Tạo cảnh quan hấp dẫn cho vùng ven biển, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển, tắm biển, du lịch sinh thái, dịch vụ môi trường từ đó tăng thu nhập cho ngành du lịch, lâm nghiệp và người dân sinh sống ven biển.

d) Hiệu quả về an ninh, quốc phòng

- Từ hiệu quả xã hội là tạo việc làm và thu nhập ổn định của một bộ phận dân cư tham gia sản xuất nghề rừng sẽ góp phần vào ổn định tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn.

- Diện tích đất có rừng được tạo lập, độ che phủ của rừng tăng lên sẽ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các công trình quốc phòng trên địa bàn của tỉnh. Các vành đai, tuyến rừng phòng hộ ven biển, hải đảo tạo thành những tuyến phòng thủ quan trọng phục vụ cho công tác quân sự, quốc phòng của địa phương.

4. Giải pháp thực hiện

a) Giải pháp về tổ chức và quản lý sản xuất

- Thực hiện tốt phân cấp quản lý rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

+ Cấp tỉnh nâng cao năng lực của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các đơn vị trực thuộc) để tham mưu cho UBND tỉnh về quản lý bảo vệ và phát triển rừng ven biển.

+ Cấp huyện cần bổ sung biên chế cán bộ có chuyên môn lâm nghiệp thực hiện chuyên trách về quản lý lâm nghiệp.

+ Cấp xã ở những xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn cần kiện toàn Ban lâm nghiệp xã giúp cho UBND xã thực hiện các chức năng về quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.

- Rà soát lại công tác tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển rừng ven biển, phân công rõ trách nhiệm; tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó tập trung vào một số nội dung: Quản lý chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển; quản lý chất lượng cây giống lâm nghiệp của các cơ sở sản xuất kinh doanh; làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật, giáo dục pháp luật; tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng ven biển;

- Diện tích rừng phòng hộ trên huyện đảo Lý Sơn giao cho Ban Chỉ huy quân sự huyện quản lý.

b) Giải pháp về khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo và khuyến lâm

b1) Giải pháp về khoa học và công nghệ

- Rừng chắn gió, chắn cát:

+ Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về giống cây trồng đã được công nhận, cần tiếp tục thử nghiệm, mở rộng trên các điều kiện lập địa khác nhau, như đai rừng phòng hộ ven biển trồng Phi lao, Phi lao Trung Quốc 601,701, các loài Keo lá tràm, Keo lá liềm, Keo tai tượng và một số loài cây bản địa khác.

+ Nghiên cứu các kỹ thuật lâm sinh và hoàn thiện quy trình trồng rừng trên các dạng lập địa khác nhau như: Cồn cát, cát nội đồng, cát ven biển, đất đồi ven biển...

+ Vận dụng các kết quả xây dựng mô hình đã có: Mô hình phòng hộ ven biển của Dự án PASCA trên địa bàn huyện Đức Phổ, mô hình trồng rừng phòng hộ kết hợp sản xuất, mô hình rừng phòng hộ kết hợp với du lịch, mô hình trang trại nông - lâm - ngư nghiệp,... để áp dụng vào các điều kiện cụ thể của địa phương có hiệu quả.

- Đối với rừng chắn sóng lấn biển.

Trên cơ sở các mô hình trồng rừng ngập mặn đã có ở Bình Thuận, Bình Phước, huyện Bình Sơn, cần xây dựng và hoàn thiện các hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng ngập mặn trên các dạng lập địa khác nhau như:

+ Trồng rừng ngập mặn trên các dải bãi bồi, đầm lầy;

+ Trồng rừng ngập mặn trong các khoảng trống hoặc trồng dặm bổ sung;

+ Trồng rừng ngập mặn trên các dạng lập địa khó khăn (ngập triều sâu, ngập triều cao);

+ Trồng rừng trên các vùng đặc biệt khó khăn (xói lở bờ biển, sóng lớn,..).

- Tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa học về bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu theo các nội dung chủ yếu:

+ Biện pháp kỹ thuật trồng rừng, chọn loài cây trồng trên các điều kiện lập địa khó khăn, đặc biệt ở những nơi bờ biển bị xói lở và cát di động.

+ Nghiên cứu các loài cây trồng bản địa cho rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát, nhằm đưa ra được tập đoàn cây trồng bản địa phù hợp có khả năng chịu hạn, chống chịu được bão lớn trên địa bàn tỉnh.

+ Phương thức canh tác lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp dưới tán rừng để hỗ trợ kinh tế của các hộ gia đình, cộng đồng dân cư vùng ven biển trong điều kiện biến đổi khí hậu.

+ Xây dựng các mô hình thực nghiệm để tuyển chọn các giống cây trồng rừng thích nghi trên các dạng lập địa theo từng mục đích ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tạo giống như giâm hom, nuôi cấy mô và kinh nghiệm sản xuất cây giống bản địa trong nhân dân để sản xuất giống có chất lượng cao.

+ Quy hoạch lại mạng lưới cung ứng giống trên địa bàn đáp ứng yêu cầu của kế hoạch phát triển rừng trong từng giai đoạn đồng thời thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý giống lâm nghiệp. Xây dựng nguồn giống để cung cấp đủ cây con có chất lượng cho trồng rừng ven biển theo Quy hoạch.

+ Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý, công nghệ thông tin trong quản lý, dự báo, đánh giá, theo dõi diễn biến rừng ven biển và thiên tai, quản lý và dự báo cháy rừng, phòng chống sâu bệnh hại trên phạm vi rừng ven biển.

b2) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao năng lực

Các sở, ngành và địa phương theo chức năng nhiệm vụ tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp trong xã hội về vai trò, chức năng của rừng ven biển cũng như trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Các nội dung tuyên truyền, giáo dục chủ yếu gồm:

- Nguy cơ thảm họa của biến đổi khí hậu, thiên tai và nước biển dâng đối với đời sống người dân vùng ven biển, vai trò, tác dụng phòng hộ của rừng ứng phó đối với biến đổi khí hậu, thiên tai và nước biển dâng;

- Các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bảo vệ môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học; bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Các chính sách của nhà nước liên quan đến quản lý; bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Vai trò, chức năng của rừng ven biển đối với các hệ sinh thái tự nhiên và sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp ở vùng ven biển.

- Trách nhiệm và lợi ích được hưởng từ rừng hệ sinh thái vùng ven biển

- Tăng cường công tác khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến nông. Xây dựng hệ thống khuyến lâm cấp huyện để tổ chức các lớp bồi dưỡng, phổ biến kiến thức, kỹ năng lâm nghiệp cho người dân, cán bộ lâm nghiệp xã, chủ trang trại. Có chế độ đãi ngộ về việc bố trí cán bộ lâm nghiệp về công tác tại các địa bàn vùng sâu vùng xa.

c) Giải pháp về vận dụng hệ thống chính sách

c1) Chính sách đất đai

- Rà soát có giải pháp thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân sử dụng diện tích thuộc hành lang an toàn bảo vệ đê biển hoặc diện tích đất đã giao thuộc quy hoạch phát triển lâm nghiệp nhưng sử dụng không đúng mục đích để trồng lại rừng.

- Tiếp tục thực hiện công tác giao đất, giao rừng còn phát sinh gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khoán bảo vệ rừng cho tổ chức, tập thể, cộng đồng, hộ gia đình sử dụng cho mục đích lâm nghiệp lâu dài ổn định để bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Quy hoạch và phát triển rừng ven biển gắn với quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 bảo đảm ổn định lâu dài, xác định rõ trên bản đồ và ngoài thực địa; quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng ven biển sang mục đích khác.

- Khuyến khích các hình thức liên kết với hộ dân để phát triển rừng ven biển kết hợp với nuôi trồng thủy sản, nông lâm kết hợp, du lịch sinh thái....

c2) Chính sách quản lý rừng

- Phổ biến rộng rãi Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Nghị định 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ về quản lý bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Phân định rõ ràng phạm vi ranh giới quản lý của các chủ rừng trên thực địa bằng việc xây dựng hệ thống mốc quản lý. Xác lập cụ thể quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ rừng.

c3) Chính sách đầu tư

Nguồn ngân sách nhà nước cho bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ theo Đề án bảo vệ và phát triển rừng ứng phó với biến đổi khí hậu của Chính phủ, Chương trình chống biến đổi khí hậu và sa mạc hóa. Nghị định 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ về chính sách quản lý bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu:

* Ngân sách Trung ương:

- Đảm bảo cho khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng ven biển.

+ Mức hỗ trợ kinh phí khoán bảo vệ rừng ven biển: 450.000 đồng/ha/năm

+ Mức hỗ trợ kinh phí khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 4 triệu đồng/ha trong thời gian 5 năm (bình quân 800.000 đồng/ha/năm).

+ Kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng 50.000 đồng/ha, chỉ thực hiện năm đầu tiên đối với diện tích mới khoán lần đầu.

- Ngân sách Trung ương đầu tư phát triển rừng ven biển theo dự án được UBND tỉnh phê duyệt.

+ Trồng mới, cải tạo rừng theo định mức kinh tế kỹ thuật, thiết kế, dự toán được duyệt với thời gian trồng và chăm sóc 5 năm;

+ Khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung theo định mức kinh tế kỹ thuật, thiết kế, dự toán được duyệt với rừng phòng hộ ven biển;

+ Xây dựng các công trình, mua sắm trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng ven biển;

+ Công tác quản lý, kiểm tra, nghiệm thu các dự án bảo vệ và phát triển rừng ven biển;

* Ngân sách tỉnh: Bảo đảm kinh phí cho quản lý bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu theo kế hoạch, dự toán được duyệt và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước gồm:

- Thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. Tổ chức giao rừng, cho thuê rừng ven biển.

- Hoạt động của bộ máy Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển.

- Tuyên truyền giáo dục khuyến lâm; nâng cao năng lực, nhận thức, vai trò chức năng của rừng ven biển trong ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong bảo vệ và phát triển rừng ven biển;

* Kêu gọi đầu tư vào bảo vệ và phát triển rừng ven biển của các tổ chức quốc tế, các thành phần kinh tế. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lâm nghiệp của các dự án tài trợ quốc tế.

c4) Chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế được giao, thuê hoặc nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp ven biển để quản lý, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ưu tiên cho hộ dân tại chỗ, các tổ chức đơn vị tại địa phương.

- Các thành phần doanh nghiệp nhà nước, hộ gia đình, lực lượng vũ trang, trường học, đoàn thể tham gia quản lý bảo vệ, kinh doanh rừng được hỗ trợ về mặt pháp lý, khuyến lâm, đào tạo, vay vốn tín dụng... theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

- Được hưởng toàn bộ sản phẩm do tổ chức, cá nhân tự đầu tư, được miễn tiền thuê rừng theo quy định, được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư theo quy định khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng.

d) Giải pháp về vốn

- Vốn Ngân sách nhà nước thông qua các Chương trình, dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt: Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững; Chương trình hỗ trợ và ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC), Quỹ khí hậu xanh và các chương trình, dự án khác theo quy định hiện hành của nhà nước.

- Vốn tài trợ, vốn vay quốc tế, vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Vốn tự đầu tư: Là nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác như, hộ gia đình, tổ chức khác tham gia bảo vệ rừng, sử dụng rừng ven biển ngoài mức hỗ trợ của Nhà nước.

5. Danh mục các Chương trình, Dự án ưu tiên

- Dự án đầu tư, hỗ trợ bảo vệ rừng và phát triển rừng phòng hộ các xã ven biển tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020.

- Dự án đầu tư Trồng mới rừng phòng hộ ven biển và cảnh quan môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2021.

- Dự án trồng rừng ngập mặn ven biển các huyện Đức Phổ, Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2021.

Các dự án tiếp tục thực hiện:

- Dự án bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ môi trường cảnh quan Dung Quất giai đoạn 2011-2020.

- Dự án trồng mới và phục hồi rừng ngập mặn xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

- Dự án trồng rừng ngập mặn ven biển các xã: Bình Phước, Bình Đông và Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

- Dự án đầu tư xây dựng công trình hệ thống đê bao nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển hạ tầng khu vực xã Tịnh Kỳ và phía đông thành phố Quảng Ngãi (hạng mục cây chắn sóng).

- Dự án trồng rừng phòng hộ cảnh quan môi trường huyện Lý Sơn (điều chỉnh bổ sung).

Điều 2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện: Bình Sơn, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Lý Sơn và thành phố Quảng Ngãi tổ chức công bố, bàn giao sản phẩm quy hoạch và thực hiện Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ngãi theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện: Bình Sơn, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Lý Sơn và thành phố Quảng Ngãi; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Thủ trưởng các sở, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TT Tỉnh ủy (b/cáo), TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- VPUB: PCVP(NL), CB-TH;
- Lưu: VT, NN-TNak432.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Căng