ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3438/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 28 tháng 9 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Thỏa thuận quan hệ đối tác ký kết ngày 21/6/2016 giữa UBND tỉnh Bình Định với Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand và Viện Nghiên cứu Cây trồng và Thực phẩm New Zealand;
Căn cứ Văn bản số 2544/UBND-KT ngày 23/6/2016 của UBND tỉnh về chủ trương ký kết Hợp đồng Dịch vụ kỹ thuật Dự án Rau an toàn tỉnh Bình Định do Chính phủ New Zealand tài trợ;
Trên cơ sở Hợp đồng Dịch vụ kỹ thuật Dự án Rau an toàn tỉnh Bình Định ký ngày 24/6/2016 giữa Viện Nghiên cứu Cây trồng và Thực phẩm New Zealand với Sở Nông nghiệp và PTNT do Chính phủ New Zealand tài trợ;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 90/TTr-SKHĐT ngày 15/9/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hoạt động tổng thể 5 năm (2016 - 2021) của Dự án Rau an toàn tỉnh Bình Định như sau:
1. Tên dự án: Dự án Rau an toàn tỉnh Bình Định.
2. Chủ quản dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định.
3. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định.
4. Thời gian thực hiện dự án: 5 năm (2016 - 2021).
5. Địa điểm thực hiện: Tại các huyện Tuy Phước, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh và thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định.
6. Mục tiêu của Dự án:
6.1. Mục tiêu tổng quát:
Đây là dự án hỗ trợ kỹ thuật, được Chương trình Viện trợ New Zealand tài trợ tiếp theo sau khi Dự án Sinh kế nông thôn bền vững tỉnh Bình Định - Kết nối hộ nông dân với thị trường kết thúc vào tháng 5/2015, nhằm củng cố và nhân rộng kết quả đã đạt được của Hợp phần Rau an toàn của Dự án Sinh kế nông thôn bền vững tỉnh Bình Định - Kết nối hộ nông dân với thị trường. Mục tiêu tổng thể của Dự án là cải thiện sự an toàn và tính bền vững về kinh tế và môi trường cho người nông dân trồng rau và sự an toàn cho người tiêu dùng ở tỉnh Bình Định như là một mô hình mẫu cho Việt Nam.
6.2. Mục tiêu cụ thể:
- Thực hành quản lý dịch hại, an toàn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với môi trường và nông dân sản xuất rau được cải thiện.
- An toàn cho sản phẩm rau tươi đối với người tiêu dùng được cải thiện.
- Tính bền vững về kinh tế cho người nông dân sản xuất rau thông qua việc tiếp cận thị trường nội địa có giá trị cao hơn cho “sản phẩm sạch” hoặc tiếp cận với các cơ hội thị trường xuất khẩu được cải thiện.
7. Các nội dung chính của Dự án:
- Phát triển một hệ thống bền vững, có thể chứng nhận, thực tế và hiệu quả đối với việc sản xuất an toàn và xử lý rau sau thu hoạch nhằm đáp ứng những yêu cầu về chất lượng cao trong khuôn khổ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
- Nâng cao năng lực cho khoảng 30 cán bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định, để hỗ trợ:
+ Sử dụng thuốc trừ sâu có trách nhiệm và thực hành nông nghiệp tốt (GAP) để sản xuất rau tuân thủ với các quy định quốc gia về mức dư lượng thuốc BVTV cho phép.
+ Những quy trình về xử lý sau thu hoạch nhằm cung cấp các sản phẩm rau an toàn cho thị trường.
- Đầu tư vào hạ tầng chuỗi cung ứng cụ thể và hỗ trợ cho người nông dân để đảm bảo kết quả của dự án.
- Tập huấn cho những người tham gia trong chuỗi giá trị về thực hiện sản xuất rau an toàn và hệ thống sau thu hoạch.
- Phát triển và thực hiện một chiến lược tiếp thị và thương hiệu để có thể tiếp thị sản phẩm rau an toàn của dự án, làm tăng nhu cầu của người tiêu dùng và nâng cao thu nhập cho những người nông dân và những người tham gia khác trong chuỗi cung ứng.
- Cải thiện sự thống nhất trong chuỗi cung ứng hóa chất nông nghiệp thông qua đóng góp của dự án trong việc nâng cao năng lực của UBND tỉnh, của Sở Nông nghiệp và PTNT nhằm tăng cường thực thi pháp luật và nâng cao nhận thức của công chúng về những rủi ro trong sử dụng hóa chất nông nghiệp.
8. Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí để thực hiện dự án ước tính là 1.828.460 NZ$ (tương đương: 1.167.102 USD hay 26.254 triệu đồng - kinh phí không bao gồm vốn viện trợ cho Viện Nghiên cứu Cây trồng và Thực phẩm New Zealand thực hiện và vốn đối ứng bằng hiện vật của tỉnh).
Trong đó:
- Kinh phí viện trợ không hoàn lại của NZAP: 1.611.448 NZ$ (tương đương 1.028.613 USD hay 23.138 triệu đồng).
- Kinh phí đối ứng của tỉnh: 217.012 NZ$ (tương đương 138.489 USD hay 3.116 triệu đồng).
(Có Phụ lục chi tiết kèm theo)
9. Nguồn vốn và cơ chế tài chính trong nước:
- Vốn ODA: Từ Chương trình Viện trợ New Zealand (NZAP)
- Vốn đối ứng: Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối trong ngân sách của tỉnh.
10. Cơ chế thực hiện dự án:
a. Tính chất dự án: Sự nghiệp kinh tế.
b. Cơ chế hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thuộc UBND tỉnh: Thực hiện theo quy định của Hợp đồng dịch vụ kỹ thuật và các quy định hiện hành khác có liên quan của Nhà nước Việt Nam.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện Dự án theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và nhà tài trợ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| KT.CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TỔNG THỂ 5 NĂM (2016 - 2021) CỦA DỰ ÁN RAU AN TOÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số: 3438/QĐ-UBND ngày 28/9/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh)
TT | Nội dung | Kế hoạch hoạt động tổng thể | |||||
Tính theo tiền New Zealand (NZ$) | Tính theo VNĐ (triệu đồng) | ||||||
Tổng | Vốn ODA | Vốn đối ứng | Tổng | Vốn ODA | Vốn đối ứng | ||
| Tổng cộng | 1.828.460 | 1.611.448 | 217.012 | 26.254 | 23.138 | 3.116 |
A | Kinh phí do Viện Nghiên cứu cây trồng và thực phẩm New Zealand thực hiện | 1.611.448 | 1.611.448 |
| 23.138 | 23.138 | 0 |
1 | Xây dựng hệ thống sản xuất và xử lý sau thu hoạch rau an toàn đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng/ an toàn thực phẩm rõ ràng | 111.504 | 111.504 |
| 1.601 | 1.601 |
|
2 | Xây dựng năng lực cho Sở Nông nghiệp và PTNT | 87.949 | 87.949 |
| 1.263 | 1.263 |
|
3 | Hỗ trợ nông dân và hạ tầng cho chuỗi cung ứng | 500.000 | 500.000 |
| 7.179 | 7.179 |
|
4 | Đào tạo, tập huấn cho những người tham gia dự án Rau an toàn | 277.483 | 277.483 |
| 3.984 | 3.984 |
|
5 | Củng cố việc tuân thủ các quy định về hóa chất nông nghiệp và nâng cao nhận thức cộng đồng (người tiêu dùng và người nông dân) | 141.106 | 141.106 |
| 2.026 | 2.026 |
|
6 | Phát triển và thực hiện chiến lược tiếp thị và thương hiệu hàng hóa cho rau an toàn của dự án sản xuất | 415.185 | 415.185 |
| 5.961 | 5.961 |
|
7 | Quản trị, quản lý dự án, quản lý dự án, quản lý các bên tham gia Giám sát và đánh giá | 78.221 | 78.221 |
| 1.123 | 1.123 |
|
B | Kinh phí đối ứng bằng tiền mặt của tỉnh | 217.012 |
| 217.012 | 3.116 | 0 | 3.116 |
1 | Lương cán bộ làm việc toàn thời gian | 46.383 |
| 46.383 | 666 |
| 666 |
2 | Phụ cấp lương làm việc kiêm nhiệm | 69.784 |
| 69.784 | 1.002 |
| 1.002 |
3 | Vận hành Tổ thực hiện dự án và hoạt động của Ban Chỉ đạo | 100.845 |
| 100.845 | 1.448 |
| 1.448 |
Ghi chú: Tỷ giá tính theo thời điểm hiện tại 1 NZ$ = 14.358,647 VNĐ
- 1 Quyết định 988/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt đề tài Nghiên cứu xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tỉnh An Giang
- 2 Kế hoạch 19/KH-UBND năm 2016 về duy trì, phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020
- 3 Quyết định 231/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
- 4 Quyết định 2159/QĐ-UBND năm 2015 chủ trương đầu tư dự án đầu tư vùng sản xuất rau an toàn QNASAFE do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 1 Quyết định 231/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
- 2 Kế hoạch 19/KH-UBND năm 2016 về duy trì, phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020
- 3 Quyết định 2159/QĐ-UBND năm 2015 chủ trương đầu tư dự án đầu tư vùng sản xuất rau an toàn QNASAFE do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 4 Quyết định 988/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt đề tài Nghiên cứu xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tỉnh An Giang