ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/KH-UBND | Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2016 |
DUY TRÌ, PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm (ATTP) ngày 17/6/2010;
Căn cứ Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030;
Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn;
Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp dưới 03 tháng;
Căn cứ Chỉ thị số 2415/CT-BNN-BVTV ngày 22/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau để đảm bảo ATTP;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 15/11/2010 của liên Bộ: Tài chính - Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước đối với hoạt động Khuyến nông; Thông tư số 15/2013/TT-BNNPTNT ngày 26/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện ATTP;
Căn cứ Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành các quy định tạm thời áp dụng cho các chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư;
Căn cứ Quyết định số 3073/QĐ-BNN-QLCL ngày 27/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc;
Căn cứ Quyết định số 297/QĐ-BNN-CB ngày 26/02/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Đề án đẩy mạnh sản xuất, chế biến và tiêu thụ RAT phục vụ nội tiêu và xuất khẩu;
Căn cứ Quyết định số 2027/QĐ-BNN-BVTV ngày 02/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2015 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 của HĐND Thành phố ban hành Chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2020; Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội; Chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn thành phố Hà Nội.
Căn cứ các Quyết định của UBND Thành phố: Quyết định số 2083/QĐ-UBND ngày 05/5/2009 về việc phê duyệt “Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015”; Quyết định số 5975/QĐ-UBND ngày 26/12/2011 và Quyết định số 3085/QĐ-UBND ngày 02/7/2015 về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung “Đề án sản xuất và tiêu thụ RAT thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2016”;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Công văn số 6866/STC-GTĐT ngày 18/12/2015; của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 328/TTr-SNN ngày 25/12/2015 và Tờ trình số 10/TTr-SNN ngày 20/01/2016 về việc phê duyệt “Kế hoạch duy trì, phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017 - 2020”.
UBND Thành phố phê duyệt và ban hành “Kế hoạch duy trì, phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020”, với nội dung cụ thể, như sau:
1. Mục tiêu chung:
Quản lý, hướng dẫn và giám sát toàn bộ diện tích sản xuất RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cơ bản kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên rau, đảm bảo theo chỉ tiêu chất lượng quy định.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu kiểm soát dư lượng thuốc BVTV dưới ngưỡng quy định cho khoảng 90% diện tích sản xuất RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phát triển sản xuất RAT từ 3.000 ha - 4.000 ha sản xuất rau chuyên canh đạt 500 triệu đồng/ha/năm, sản xuất vụ Đông đạt 120 triệu đồng/ha/vụ đảm bảo vệ sinh ATTP.
- Duy trì diện tích sản xuất rau 5.100 ha đã được cấp chứng nhận đủ điều kiện ATTP, nâng cao giá trị sản xuất đạt 500 triệu đồng/ha/năm.
- Diện tích sản xuất rau không chuyên canh; diện tích nhỏ lẻ, manh mún, xen kẹt được tổ chức quản lý và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy trình sản xuất RAT.
- Phát triển, kiểm soát 50 chuỗi cung cấp RAT, đảm bảo 100% truy xuất nguồn gốc xuất xứ và ATTP.
3. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
a) Phạm vi: Các vùng sản xuất rau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
b) Đối tượng: Người sản xuất RAT tại các vùng sản xuất rau đã được chứng nhận đủ điều kiện ATTP và các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi sản xuất - tiêu thụ RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Đối với diện tích duy trì sản xuất RAT 5.100 ha:
a) Tập huấn quy định mới trong sản xuất RAT và phòng trừ sâu bệnh trên rau: Mỗi năm tổ chức khoảng 150 lớp tập huấn các quy định mới trong sản xuất RAT và phòng trừ sâu bệnh trên rau cho 7.500 người; thành phần là nông dân sản xuất rau; thời gian 3 ngày; nội dung là các văn bản pháp luật quy định về ATTP; cách phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, an toàn. Phương pháp tập huấn: truyền đạt nội dung bằng máy chiếu và phát tài liệu.
b) Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về phòng trừ sâu bệnh hại rau: Triển khai mỗi năm khoảng 50 điểm thử nghiệm tiến bộ kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại bằng các biện pháp canh tác, sinh học, vật lý, cơ giới không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV); mục đích nhằm nhân rộng ứng dụng tại địa phương; thành phần tuyên truyền là nông dân sản xuất rau, cán bộ quản lý của cơ sở; phương pháp tuyên truyền bằng tổ chức hội nghị đầu bờ tuyên truyền kết quả, hiệu quả thực tế trên đồng ruộng và phổ biến trên đài truyền thanh thôn, xã.
c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm nghiệm ATTP: Hàng năm, tiến hành thanh tra, kiểm tra, phân tích 1.000 mẫu rau điển hình nhằm đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về ATTP, đánh giá kiến thức kỹ năng, áp dụng quy trình kỹ thuật và tiến bộ kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh của nông dân; hỗ trợ thông tin cho cơ sở sản xuất, cho doanh nghiệp kinh doanh trong phát triển thương hiệu và lòng tin người tiêu dùng khi tiêu thụ sản phẩm.
d) Công tác tuyên truyền: Tăng cường tuyên truyền, cổ động về sản xuất RAT tới người sản xuất bằng nhiều hình thức, như: xây dựng chuyên đề khoa giáo hướng dẫn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất RAT; in ấn, phát hành tranh ảnh, áp phích, pano cổ động, tờ rơi về quy trình kỹ thuật sản xuất RAT, rau hữu cơ; cảnh báo các loại thuốc BVTV cấm sử dụng tại Việt Nam, các loại thuốc BVTV ngoài danh mục; thu gom, tiêu hủy thuốc BVTV.
2. Đối với diện tích phát triển sản xuất RAT từ 3.000 - 4.000 ha:
a) Huấn luyện nông dân về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên rau theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2027/QĐ-BNN-BVTV ngày 02/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Phương pháp huấn luyện: trực tiếp, thực tế, thực hành trên đồng ruộng. Mỗi năm triển khai khoảng 80 lớp cho 2.400 nông dân. Thời gian từ khi gieo trồng đến thu hoạch.
b) Tập huấn quy định mới trong sản xuất RAT và phòng trừ sâu bệnh trên rau: Mỗi năm tổ chức khoảng 50 lớp tập huấn cho 2.500 người; thành phần nông dân sản xuất rau; thời gian 3 ngày; nội dung văn bản pháp luật quy định về ATTP; cách phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, an toàn; phương pháp tập huấn truyền đạt nội dung bằng máy chiếu và phát tài liệu.
c) Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về phòng trừ sâu bệnh hại rau: Tổ chức mỗi năm khoảng 30 điểm thử nghiệm tiến bộ kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại bằng các biện pháp canh tác, sinh học, vật lý, cơ giới không sử dụng thuốc BVTV; mục đích nhằm nhân rộng ứng dụng tại địa phương; thành phần là nông dân sản xuất rau, cán bộ quản lý của cơ sở; phương pháp tuyên truyền bằng hội nghị đầu bờ tuyên truyền kết quả, hiệu quả thực tế trên đồng ruộng và phổ biến trên đài truyền thanh thôn, xã.
d) Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP: Phân tích mẫu đất, nước phục vụ thẩm định và cấp giấy chứng nhận vùng đủ điều kiện ATTP trong sản xuất rau. Dự kiến cấp giấy chứng nhận 2.000 ha, phân tích 400 mẫu đất (5ha 1 mẫu đất) và 100 mẫu nước (50 cơ sở, mỗi cơ sở 02 mẫu nước).
e) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm nghiệm ATTP: Hàng năm, tiến hành thanh tra, kiểm tra, phân tích kiểm nghiệm khoảng 500 mẫu rau điển hình nhằm đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về ATTP, đánh giá kiến thức kỹ năng, áp dụng quy trình kỹ thuật và tiến bộ kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh của nông dân; hỗ trợ thông tin cho cơ sở sản xuất, cho doanh nghiệp kinh doanh trong phát triển thương hiệu và lòng tin người tiêu dùng khi tiêu thụ sản phẩm.
f) Công tác tuyên truyền: Tăng cường tuyên truyền về sản xuất RAT tới người sản xuất bằng hình thức, như: xây dựng chuyên đề khoa giáo hướng dẫn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất RAT; in ấn, phát hành tranh ảnh, áp phích, pano cổ động, tờ rơi về quy trình kỹ thuật sản xuất RAT, rau hữu cơ; cảnh báo các loại thuốc BVTV cấm sử dụng tại Việt Nam, các loại thuốc BVTV ngoài danh mục; thu gom, tiêu hủy thuốc BVTV.
3. Huấn luyện giảng viên về quản lý dịch hại tổng hợp trên rau:
Tổ chức 10 khóa huấn luyện giảng viên về quản lý dịch hại tổng hợp trên rau cho khoảng 300 người; thành phần là nông dân nòng cốt, nhân viên BVTV cấp xã; thời gian từ khi gieo trồng đến thu hoạch; phương pháp huấn luyện: trực tiếp, thực tế, thực hành trên đồng ruộng.
4. Phát triển và kiểm soát 50 chuỗi cung cấp RAT trên địa bàn Hà Nội:
(RAT cung cấp trong chuỗi 100% truy xuất nguồn gốc đảm bảo ATTP)
- Xây dựng, thành lập 35 HTX sản xuất và kinh doanh RAT.
- Xây dựng 50 mô hình kiểm tra cộng đồng trong sản xuất RAT.
- Bố trí, hỗ trợ hình thành khu vực bán RAT có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tại 4 chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội.
- Bố trí, hỗ trợ hình thành 1.000 điểm bán RAT (tại chợ dân sinh, khu dân cư) tiêu thụ RAT của 50 chuỗi.
- Tổ chức 50 đoàn với khoảng 1.500 người tiêu dùng kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh RAT;
- Tổ chức 10 hội nghị, họp báo tuyên truyền về sản xuất và tiêu thụ RAT;
- Tổ chức 1.000 lớp truyền thông nâng cao nhận thức về ATTP và RAT cho 50.000 người tiêu dùng tại các quận; thời gian: 01 ngày; nội dung: Công tác quản lý chỉ đạo và kết quả sản xuất RAT trên địa bàn Hà Nội, các thông tin về sản xuất, tiêu thụ RAT; phương pháp truyền thông: phổ biến những nội dung cơ bản bằng máy chiếu và phát tài liệu.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT:
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan: tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả “Kế hoạch duy trì, phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020”.
2. Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, cân đối và đề xuất với UBND Thành phố bố trí kinh phí từ nguồn chi sự nghiệp kinh tế hàng năm để thực hiện Kế hoạch.
3. Sở Công thương:
Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách bình ổn giá của UBND Thành phố cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh RAT; thanh tra, kiểm tra kinh doanh RAT.
4. Các sở, ngành liên quan:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT để tổ chức thực hiện Kế hoạch có hiệu quả, đúng quy định.
5. UBND các quận, huyện, thị xã:
Chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ các cơ sở sản xuất chứng nhận đủ điều kiện ATTP trong sản xuất, sơ chế RAT; bố trí, hỗ trợ hình thành khu vực bán RAT tại chợ đầu mối, chợ khu vực và điểm bán RAT tại chợ dân sinh, khu dân cư.
UBND Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành các cơ quan, đơn vị các tổ chức, cá nhân liên quan và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chủ động tổ chức thực hiện nội dung của Kế hoạch. Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn vướng mắc, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH DUY TRÌ, PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
TT | Nội dung công việc | Cơ quan chủ trì thực hiện | Thời gian thực hiện |
1 | Huấn luyện giảng viên về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây rau. | Sở Nông nghiệp và PTNT | 2017 - 2020 |
2 | Huấn luyện nông dân về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây rau. | Sở Nông nghiệp và PTNT | 2017 - 2018 |
3 | Tập huấn về phòng trừ sâu bệnh trên rau. | Sở Nông nghiệp và PTNT | 2017 - 2019 |
4 | Tập huấn về ATTP. | Sở Nông nghiệp và PTNT | 2017 - 2019 |
5 | Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về phòng trừ sâu bệnh hại rau. | Sở Nông nghiệp và PTNT | 2017 - 2020 |
6 | Thanh tra, kiểm tra và kiểm nghiệm ATTP. | Sở Nông nghiệp và PTNT | 2017 - 2020 |
7 | Truyền thông (nâng cao nhận thức về ATTP và RAT cho người tiêu dùng, chuyên đề khoa giáo, các quy trình, tời rơi, pano, áp phích cổ động). | Sở Nông nghiệp và PTNT | 2017 - 2020 |
8 | Phát triển, quản lý được 50 chuỗi cung cấp RAT trên địa bàn Hà Nội. | Sở Nông nghiệp và PTNT | 2017 - 2020 |
9 | Hình thành khu vực bán rau RAT có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tại 4 chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội. | Sở Công thương | 2017 - 2020 |
10 | Hình thành 1000 điểm bán rau an toàn (tại chợ dân sinh, khu dân cư) tiêu thụ RAT của 50 chuỗi. | Sở Nông nghiệp và PTNT | 2017 - 2020 |
DỰ KIẾN CÁC VÙNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
TT | Huyện | Xã/phường | Tên cơ sở | Diện tích (ha) |
1 | Mê Linh | Tráng Việt | HTX DVNN Đông Cao | 50 |
Tiến Thắng | HTX DVNN Thái Lai | 20 | ||
HTX DVNN Diến Táo xã Tiến Thắng | 15 | |||
Tiền Phong | HTX DVNN Yên Nhân | 50 | ||
2 | Chương Mỹ | Thị trấn Chúc Sơn | HTX NN thị trấn Chúc Sơn | 20 |
3 | Đông Anh | Tiên Dương | HTX SX, SC và TT rau, củ, quả an toàn xã Tiên Dương | 50 |
HTX SX và DVNN Tiên Kha | 30 | |||
4 | Thanh Oai | Thị trấn Kim Bài | HTX NN thị trấn Kim Bài | 20 |
5 | Hoài Đức | Vân Côn | HTX NN Vân Côn | 30 |
Phương Bảng | HTX NN Phương Bảng | 20 | ||
Phương Viên | HTX NN Phương Viên | 40 | ||
Tiền Lệ | HTX NN Tiền Lệ | 30 | ||
6 | Thanh Trì | Yên Mỹ | HTX DVNN Yên Mỹ | 30 |
Duyên Hà | HTX kinh doanh DVTH thương mại Đại Lan | 30 | ||
7 | Thường Tín | Văn Phú | HTX NN Văn Phú | 20 |
Thư Phú | HTX NN Thư Phú | 30 | ||
Hà Hồi | HTX NN Hà Hồi | 50 | ||
Tân Minh | HTX NN Tân Minh | 50 | ||
8 | Gia Lâm | Đặng Xá | HTX DVTH NN xã Đặng Xá | 50 |
Văn Đức | HTX DVNN Văn Đức | 100 | ||
Yên Thường | HTX DVNN xã Yên Thường | 20 | ||
Yên Viên | HTX DVNN Yên Viên | 20 | ||
9 | Phú Xuyên | Minh Tân | HTX NN Phú Minh I | 20 |
Khai Thái | HTX Nông nghiệp Phú Xuân | 20 | ||
10 | Sóc Sơn | Thanh Xuân | HTX DV KDNN hữu cơ Bái Thượng | 10 |
HTX DVNN và KDTH Thanh Thượng | ||||
11 | Phúc Thọ | Võng Xuyên | HTX NN Võng Xuyên | 15 |
Sen Chiểu | HTX NN xã Sen Chiểu | 20 | ||
Vân Hà | HTX NN Vân Hà | 10 | ||
Tam Thuấn | HTX NN Táo Ngoại | 10 | ||
Thanh Đa | HTX NN Phú An | 30 | ||
Vân Phúc | HTX NN Vân Phúc | 30 | ||
Long Xuyên | HTX NN xã Long Xuyên | 10 | ||
12 | Hoàng Mai | Lĩnh Nam | HTX DVNN Lĩnh Nam | 30 |
13 | Từ Liêm | Minh Khai | HTX dịch vụ Phúc Lý | 20 |
Tổng |
| 1.000 |
DỰ KIẾN CÁC CHUỖI CUNG CẤP RAU AN TOÀN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
TT | Tên tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi | Địa chỉ |
1 | Công ty cổ phần kinh tế Thiên Trường | thôn Chúc Đồng, xã Thuỵ Hương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. |
2 | Công ty TNHH SXTT số 5 thôn Đầm | thôn Đầm, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội. |
3 | HTX SXTTCBSPNNAT Vân Nội | thôn Đầm, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội. |
4 | HTX SXTT RAT Minh Hiệp | thôn Thố Bảo, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội. |
5 | Công ty TNHH Thế Công | thôn Đầm, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội. |
6 | HTX SXTT RAT Đạo Đức - Vân Nội | xóm Tây, xã Vân Nội - huyện Đông Anh |
7 | C.ty TNHH sản xuất và chế biến RAT Ba Chữ | xã Vân Nội - Đông Anh |
8 | HTX Khải Hưng | thôn Tằng My, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội. |
9 | HTX SXCB rau an toàn Thành Công | xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội. |
10 | HTX SXTT rau an toàn Bắc Hồng | thôn Quan Âm, xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội. |
11 | Công ty CP rau quả Trung Thành | thôn Đầm, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội. |
12 | Xí nghiệp Bắc Hà | xã Nam Hồng - huyện Đông Anh |
13 | Công ty TNHH Aki Việt Nam | Km số 5 Thăng Long - Nội Bài, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội. |
14 | HTX NN Vân Côn | xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, Hà Nội. |
15 | HTX NN Tiền Lệ | xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội. |
16 | Công ty TNHH Chế biến rau, củ, quả an toàn Quang Vinh | xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội. |
17 | HTX KDDV thương mại tổng hợp Đại Lan | thôn Đại Lan, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội. |
18 | HTX DVNN Yên Mỹ | xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. |
19 | Công ty CPSXNS Hà Nội | thôn Đại Lan, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội. |
20 | Công ty cổ phần đầu tư Giao Long | thôn Đại Lan, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội. |
21 | Công ty TNHH Thực phẩm Thọ An | xã Thư Phú, huyện Thường Tín, Hà Nội. |
22 | Công ty cổ phần Gtech Việt Nam | xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội. |
23 | Công ty TNHH rau Liên Phương | xã Liên Phương, huyện Thường Tín, HN. |
24 | Công ty TNHH thực phẩm Nhật Thu | thôn Ba Lăng, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội. |
25 | HTX DVTHNN xã Đặng Xá | xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội. |
26 | HTX DVNN Đông Dư | xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, Hà Nội. |
27 | Công ty cổ phần thực phẩm San Nam | xã Vân Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội. |
28 | Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh thực phẩm Vinh Hà | xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội |
29 | Công ty cổ phần tia sáng thế giới | xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội |
30 | C.ty CP ĐTPT Phú Đức | xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội |
31 | HTX DVNN Đông Xuân | xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội |
32 | Hội nông dân xã Thanh Xuân | xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội |
33 | HTX NN Phú An | thôn Phú An, xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. |
34 | HTX NN Vân Phúc | xã Vân Phúc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội |
35 | Công ty cổ phần nông phẩm công nghệ cao An Việt | xã Thượng Cốc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. |
36 | Công ty CPCB RCQ an toàn Hapro | xã Thượng Cốc, huyện Phúc Thọ, HN. |
37 | HTX DVNN Lĩnh Nam | phường Lĩnh Nam - quận Hoàng Mai, HN |
38 | C.ty CP XNK Nông lâm sản thực phẩm Đông Nam Á | phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, HN |
39 | Công ty cổ phần thương mại và phát triển Bình An | phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, HN |
40 | Công ty TNHH Thảo Diệp | Số 22 ngõ 28 đường Thanh Đàm - quận Hoàng Mai, Hà Nội. |
41 | HTX Nông nghiệp Hương Ngải | xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, HN |
42 | Công ty TNHH Minh Nga | thôn 9, xã Thạch Hoà, huyện Thạch Thất, Hà Nội. |
43 | Công ty TNHH khai thác tiềm năng sinh thái Hòa Lạc | xóm Phẳn, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Hà Nội. |
44 | Công ty TNHH NN MTV đầu tư và PTNN Hà Nội | tổ dân phố Văn Trì, phường Minh Khai, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. |
45 | Công ty TNHH MTV thực phẩm Tiến Đạt | phường Tây Tựu, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. |
46 | Cơ sở kinh doanh rau củ quả sạch Bảo Hân | tổ dân phố Trung, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. |
47 | HTX dịch vụ Hòa Bình | phường Yên Nghĩa - Hà Đông |
48 | Công ty TNHH thương mại và phát triển Thảo Nguyên | xã Đông Cao, huyện Mê Linh, Hà Nội. |
49 | Công ty TNHH công nghệ xanh Hưng Phát | Lô 27/7 khu đô thị Nam Trung Yên, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội |
50 | Công ty TNHH Thành Phương | Số 175 tổ 7, phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội. |
- 1 Quyết định 1385/QĐ-UBND năm 2018 điều chỉnh nội dung Quyết định 988/QĐ-UBND do tỉnh An Giang ban hành
- 2 Quyết định 3438/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hoạt động tổng thể 5 năm (2016-2021) của Dự án Rau an toàn tỉnh Bình Định
- 3 Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 3085/QĐ-UBND năm 2015 điều chỉnh “Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009 - 2016”
- 5 Quyết định 2027/QĐ-BNN-BVTV năm 2015 phê duyệt Đề án Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2015 - 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Quyết định 1791/QĐ-BNN-QLCL năm 2015 về Chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho Thành phố Hà Nội
- 7 Kế hoạch 3804/KH-BNN-QLCL năm 2015 công tác của Ban Điều phối Chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội năm 2015
- 8 Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9 Quyết định 3073/QĐ-BNN-QLCL năm 2013 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10 Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020; Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội; Chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn thành phố Hà Nội
- 11 Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Công văn 2415/CT-BNN-BVTV năm 2013 tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau để đảm bảo an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13 Thông tư 15/2013/TT-BNNPTNT quy định thực hiện Nghị định 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 14 Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Quyết định 20/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16 Thông tư liên tịch 183/2010/TTLT-BTC-BNN hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông do Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 17 Luật an toàn thực phẩm 2010
- 18 Quyết định 635/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt dự án Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn ở các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020
- 19 Quyết định 3073/QĐ-BNN-KHCN năm 2009 về định mức tạm thời áp dụng cho chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 20 Quyết định 104/2009/QĐ-UBND về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 21 Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009 - 2015 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 1 Quyết định 104/2009/QĐ-UBND về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Quyết định 635/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt dự án Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn ở các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020
- 3 Quyết định 1791/QĐ-BNN-QLCL năm 2015 về Chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho Thành phố Hà Nội
- 4 Kế hoạch 3804/KH-BNN-QLCL năm 2015 công tác của Ban Điều phối Chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội năm 2015
- 5 Quyết định 3438/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hoạt động tổng thể 5 năm (2016-2021) của Dự án Rau an toàn tỉnh Bình Định
- 6 Quyết định 1385/QĐ-UBND năm 2018 điều chỉnh nội dung Quyết định 988/QĐ-UBND do tỉnh An Giang ban hành