Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3443/QĐ-UBND

Phan Thiết, ngày 28 tháng 12 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, LÀNG NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2015”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp tại Tờ trình số 178/TTr-SCN ngày 24/10/2006 và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 3421/TTr-SKHĐT ngày 15/11/2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2015”, với những nội dung chủ yếu như bản tóm tắt kèm theo Quyết định này.

Điều 2.

1. Sở Công nghiệp chủ trì, phối hợp với sở, ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án “Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2015” trong kế hoạch phát triển ngành và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Trên cơ sở Đề án quy hoạch được phê duyệt tại Quyết định này, Sở Công nghiệp cụ thể hóa và tổ chức thực hiện trong kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện; đề xuất những giải pháp phù hợp tình hình thực tiễn để thực hiện quy hoạch.

3. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Công nghiệp xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn phải bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ với quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn của tỉnh đến năm 2015.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công nghiệp, Giám đốc các sở, ngành có liên quan, Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Thuận, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công nghiệp;
- T/T. Tỉnh uỷ; (Đã ký)
- T/T. HĐND tỉnh;
- Chủ tich, các PCT.UBND tỉnh;
- PVP.UBND tỉnh (đ/c Hòa);
- Trung tâm Công báo tỉnh;       
- Lưu: Văn thư, ĐTQH, KT. Hiệp (33b).

CHỦ TỊCH




Huỳnh Tấn Thành

 

TÓM TẮT ĐỀ ÁN

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, LÀNG NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3443 /QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh)

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, LÀNG NGHỀ NÔNG THÔN:

1. Quan điểm phát triển:

1.1. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực thiên nhiên và nguồn lực sẵn có để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (sau đây gọi tắt là CN-TTCN), làng nghề nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông, lâm, hải sản, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích cực.

1.2. Phát triển cụm CN-TTCN, làng nghề nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở phát huy thế mạnh của mỗi vùng, mỗi địa phương.

1.3. Phát triển cụm CN-TTCN, làng nghề trên cơ sở giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn, thực hiện quan điểm ly nông bất ly hương.

1.4. Phát triển cụm CN-TTCN, làng nghề phải đạt được những kết quả kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

1.5. Phát triển cụm CN-TTCN, làng nghề, cần phải được kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân để phát huy tối đa các nguồn lực, tạo thành những động lực mạnh mẽ cho sự phát triển sản xuất.

1.6. Phát triển cụm CN-TTCN, làng nghề nông thôn phải gắn với chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh xuất khẩu.

2. Định hướng:

2.1. Quy hoạch phát triển cụm CN-TTCN, làng nghề nông thôn phải đặt trong tổng thể phát triển công nghiệp nói chung. Đồng thời, đầu tư liên kết hợp tác giữa các làng nghề với nhau, liên kết giữa làng nghề với cụm CN-TTCN và với các doanh nghiệp công nghiệp lớn để hợp tác gia công và tiêu thụ sản phẩm.

2.2. Quy hoạch phát triển các cụm sản xuất CN-TTCN, làng nghề nông thôn tập trung vào các sản phẩm lợi thế phù hợp định hướng phát triển các nguồn nguyên liệu ổn định.

2.3. Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình thu hút đầu tư, khuyến khích đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ. Đặc biệt, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thu hút nhiều lao động dôi ra từ nông lâm nghiệp để chuyển đổi cơ cấu lao động trên địa bàn nông thôn.

3. Mục tiêu:

3.1. Góp phần đưa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất CN-TTCN trong suốt thời kỳ 2006 - 2015 đạt bình quân 20%/năm, trong đó: giai đoạn 2006 -2010 tăng bình quân 22 - 24%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 16 - 18%/năm; đưa tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp bình quân 18%/năm giai đoạn 2006 - 2015. Tỷ trọng nhóm ngành Công nghiệp - Xây dựng trong GDP từ 39,5 - 40% năm 2010 lên 44 – 45% vào năm 2015.

3.2. Quy hoạch phát triển các cụm CN-TTCN, làng nghề nông thôn, theo hướng chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từng bước công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, trong mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời giữa CN-TTCN và nông ngư lâm nghiệp.

3.3. Quy hoạch di dời các cơ sở CN-TTCN gây ô nhiễm (không khí, nước, tiếng ồn) nằm xen kẽ trong khu dân cư đến các cụm sản xuất CN-TTCN có xử lý ô nhiễm, xa khu dân cư, đảm bảo môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng.

II. QUI HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN CỤM CN-TTCN, LÀNG NGHỀNÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2015:

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng, dự báo mục tiêu, quan điểm định hướng phát triển, cùng với phương pháp tiếp cận, tính toán dự báo các chỉ tiêu, các nguyên tắc cơ bản, phân tích dự báo các nguồn lực chủ yếu có khả năng đáp ứng, dự báo quy hoạch phát triển các cụm CN-TTCN, làng nghề nông thôn tỉnh Bình Thuận đến 2015 như sau:

1. Dự báo tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các cụm CN-TTCN thời kỳ 2006 – 2015:

Dự báo giá trị sản xuất khu vực cụm CN-TTCN thời kỳ 2006 - 2015 như sau: Cả thời kỳ 2006 - 2015 tăng 22%/năm. Trong đó: Giai đoạn 2006 -2010 tăng 25%/năm; Giai đoạn 2011 - 2015 tăng 19%/năm.

* Quy hoạch phát triển các cụm CN-TTCN, làng nghề nông thôn theo lãnh thổ như sau:

1. Thành phố Phan Thiết: quy hoạch phát triển 4 cụm CN-TTCN và 2 làng nghề. Trong đó, có 1 cụm công nghiệp chế biến hải sản phía Nam Cảng Phan Thiết, 2 cụm sản xuất nước đá là Phú Hài, Thạch Long; 1 cụm đóng sửa tàu thuyền Phú Hài và 2 làng nghề chế biến hải sản Phú Hài, Mũi Né. Ngoài ra, sẽ bố trí sắp xếp các cơ sở sản xuất đang hoạt động riêng lẻ như: chế biến gỗ, sản xuất mộc dân dụng, thủ công mỹ nghệ, cơ khí sửa chữa, gò hàn tôn, thiếc, sản xuất bún, bánh tráng, cốm sấy,... trên địa bàn vào các cụm CN-TTCN, làng nghề phù hợp trong thời gian tới.

2. Thị xã La Gi: quy hoạch phát triển 4 cụm CN-TTCN, quy mô diện tích xây dựng 199,2 ha, tổng vốn đầu tư hạ tầng 131 tỷ đồng. Bao gồm: cụm CN-TTCN Tân Thiện tại xã Tân Thiện (115 ha), vốn đầu tư hạ tầng 94 tỷ đồng, ngành sản xuất chính là chế biến khoáng sản, chế biến nông sản, may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng; cụm đóng sửa chữa tàu thuyền Bình Tân (4,2 ha), vốn đầu tư hạ tầng 2 tỷ đồng; cụm chế biến hải sản có mùi Tân Bình (50 ha), vốn đầu tư hạ tầng 20 tỷ đồng; cụm chế biến hải sản sạch Tân Phước (30 ha), vốn đầu tư hạ tầng 15 tỷ đồng.

3. Huyện Đức Linh: quy hoạch phát triển 5 cụm CN-TTCN và 2 làng nghề. Trong đó, có 3 cụm công nghiệp - làng nghề sản xuất gạch ngói: MéPu, Sùng Nhơn, Vũ Hòa; 2 cụm CN-TTCN đa ngành: Đức Chính, Hầm Sỏi – Võ Xu, tổng diện tích quy hoạch là 145,6 ha và 1 làng nghề mây tre đan là Đông Hà, diện tích sản xuất tập trung khoảng 5 ha. Dự kiến vốn đầu tư hạ tầng 80,9 tỷ đồng; trong đó, 5 cụm CN-TTCN: 75,9 tỷ đồng và 1 làng nghề: 5 tỷ đồng.

4. Huyện Tánh Linh: quy hoạch 3 cụm CN-TTCN và 3 làng nghề. Trong đó, có 2 cụm CN-TTCN đa ngành là Bắc Ruộng, Lạc Tánh và 1 cụm công nghiệp - làng nghề gạch ngói Gia An; 1 làng nghề khai thác đá xây dựng Đức Bình, 2 làng nghề mây tre lá Suối Kiết và Đồng Kho. Tổng diện tích quy hoạch 3 cụm CN-TTCN là 100 ha. Diện tích các làng nghề sản xuất tập trung của 3 làng nghề (3 ha). Dự toán vốn đầu tư hạ tầng 65 tỷ đồng; trong đó 3 cụm CN-TTCN: 62,8 tỷ đồng, 3 làng nghề: 2,2 tỷ đồng.

5. Huyện Hàm Tân: quy hoạch phát triển 2 cụm CN-TTCN và 4 làng nghề. Bao gồm, 2 cụm CN-TTCN đa ngành là Tân Minh, Tân Nghĩa, 4 làng nghề sản xuất mía đường là Tân Phúc, Tân Đức, Tân Minh và làng nghề mây tre lá Tân Phúc. Tổng diện tích quy hoạch của 2 cụm CN-TTCN là 50 ha. Tổng diện tích sản xuất tập trung của 4 làng nghề khoảng 44.5 ha. Tổng vốn đầu tư dự kiến là 65 tỷ đồng; trong đó: 2 cụm CN-TTCN: 42 tỷ đồng, 4 cụm làng nghề 21,5 tỷ đồng.

6. Huyện Hàm Thuận Nam: quy hoạch mới 1 cụm CN-TTCN đa ngành diện tích 20 ha và 3 làng nghề gạch ngói Tân Lập, làng nghề đan lát, thủ công mỹ nghệ Hàm Cường; làng nghề muối Thanh Phong, quy mô sản xuất tập trung khoảng 37 ha. Vốn đầu tư khoảng 23,2 tỷ đồng, trong đó 1 cụm CN-TTCN: 15 tỷ đồng, 3 làng nghề: 8,2 tỷ đồng.

7. Huyện Hàm Thuận Bắc: quy hoạch phát triển 3 cụm CN-TTCN, 5 làng nghề. Trong đó: 2 cụm đa ngành chủ yếu chế biến nông sản là cụm Phú Long, Hàm Trí, 1 cụm CN-TTCN sản xuất đường kết tinh, phân vi sinh Ma Lâm; 2 làng nghề bánh tráng: Bình An, Phú Long, 1 làng nghề mây tre đan Ku Kê; 1 làng nghề mộc Hàm Thắng; 1 làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm La Dạ. Tổng quy mô diện tích quy hoạch 3 cụm CN-TTCN là 40 ha, hiện có 10 ha, mở rộng 10 ha, làm mới 20 ha. Dự kiến vốn đầu tư kết cấu hạ tầng: 68,9 tỷ đồng; trong đó, 3 cụm CN-TTCN: 47,9 tỷ đồng; 5 làng nghề: 21 tỷ đồng.

8. Huyện Bắc Bình: quy hoạch phát triển 2 cụm CN-TTCN Bắc Bình 1 và Lương Sơn, 5 làng nghề là bánh tráng Chợ Lầu, làng nghề mây tre đan Phan Sơn, làng nghề chưng cất rượu gạo Hải Ninh, làng nghề dệt thổ cẩm Phan Thanh, làng nghề gốm gọ Bình Đức. Tổng diện tích quy hoạch 2 cụm CN-TTCN đa ngành là 70 ha. Dự kiến vốn đầu tư kết cấu hạ tầng: 53,6 tỷ đồng; trong đó, 2 cụm CN-TTCN: 48 tỷ đồng; 5 làng nghề 5,6 tỷ đồng.

9. Huyện Tuy Phong: quy hoạch 5 cụm CN-TTCN và 1 làng nghề. Bao gồm: 3 cụm CN-TTCN đa ngành là Bắc Tuy Phong, Nam Tuy Phong và Vĩnh Hảo; 1 cụm chế biến hải sản Hòa Phú và 2 cụm đóng sửa chữa tàu thuyền: Liên Hương, Phan Rí Cửa; 1 làng nghề đan rổ Phan Rí Cửa. Tổng diện tích quy hoạch: 199,8 ha, đã có 12,6 ha, xây dựng mới 187,2 ha. Dự kiến tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng là 225,8 tỷ đồng; trong đó: 5 cụm CN-TTCN: 225,3 tỷ đồng; 1 làng nghề diện tích 2 ha, vốn đầu tư hạ tầng 0,5 tỷ đồng.

10. Huyện Phú Quý: Duy trì cụm công nghiệp chế biến hải sản Lạch Dù - Bãi Phủ trong lúc xây dựng cụm CN-TTCN Triều Dương. Qui hoạch 2 cụm CN-TTCN, bao gồm: cụm CN-TTCN chế biến hải sản và sản xuất nước đá Triều Dương và cụm sửa chữa tàu thuyền Tam Thanh. Tổng diện tích quy hoạch là 68 ha, đã có 12 ha, xây dựng mới 56 ha. Dự kiến thu hút 76 cơ sở và hơn 1.700 lao động. Tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng: 68,6 tỷ đồng.

2. Dự kiến vốn đầu tư kết cấu hạ tầng:

2.1. Vốn đầu tư hạ tầng các cụm CN-TTCN:

Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm CN-TTCN thời kỳ 2006 -2015 là: 777,1 tỷ đồng. Trong đó: Giai đoạn 2006 - 2010: 584,6 tỷ đồng; Giai đoạn 2011 - 2015: 192,5 tỷ đồng.

Danh mục các cụm CN – TTCN quy hoạch phát triển đến năm 2015

(xem Biểu 01-QH, phần phụ lục kèm theo)

2.2. Vốn đầu tư hạ tầng các làng nghề:

Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng các làng nghề thời kỳ 2006 - 2015 là 62,1 tỷ đồng. Trong đó: Giai đoạn 2006 - 2010: 55,3 tỷ đồng; Giai đoạn 2011 - 2015: 6,8 tỷ đồng.

Danh mục các làng nghề quy hoạch phát triển đến năm 2015

(xem Biểu 02-QH, phần phụ lục kèm theo)

3. Dự báo nhu cầu lao động:

Đến năm 2015, nhu cầu lao động các cụm CN-TTCN khoảng 25.500 người, chiếm tỷ trọng 46% lao động ngành công nghiệp, tăng 6.900 người so với năm 2010 và tăng 12.520 người so với năm 2005.

III. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CN-TTCN, LÀNG NGHỀ NÔNG THÔN ĐẾN 2015:

1. Vốn và nguồn vốn:

1.1. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn:

- Khuyến khích các ngân hàng lập văn phòng, tổ giao dịch ở các cụm CN-TTCN, làng nghề.

- Đa dạng các hình thức huy động vốn cho đầu tư hạ tầng các cụm CN-TTCN. Bố trí một tỷ lệ nhất định vốn ngân sách tỉnh để chi hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm CN-TTCN.

- Tích cực tìm các biện pháp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

1.2. Cải tiến và đa dạng hóa phương thức cho vay:

- Về phía ngân hàng, thực hiện đơn giản hóa các thủ tục cho vay trung và dài hạn, có mức lãi suất thấp, ưu tiên cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vay tín dụng vào lúc chính vụ.

- Điều chỉnh mức vốn và thời hạn cho vay phù hợp với đối tượng và chu kỳ sản xuất ra sản phẩm. Thời hạn cho vay có thể từ 3 – 5 năm.

1.3. Tiến hành giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp trong các cụm CN-TTCN.

1.4. Doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng được giao đất để xây dựng kết cấu hạ tầng trong các cụm CN-TTCN thực hiện theo phương thức BTO hoặc BOT.

Riêng đối với làng nghề thì thực hiện các giải pháp về vốn như sau:

- Phát triển thị trường vốn tín dụng ở nông thôn, quy định lãi suất phù hợp, phát triển hình thức liên kết kinh tế.

- Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng để tạo điều kiện cho các hộ và các cơ sở sản xuất.

- Ưu tiên cân đối từ ngân sách tỉnh để ghi vốn hỗ trợ đầu tư phát triển làng nghề, chú ý các làng nghề truyền thống kết hợp tham quan du lịch.

2. Về kết cấu hạ tầng:

Đối với hệ thống giao thông:

- Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng mới với việc cải tạo, duy trì và bảo dưỡng hệ thống giao thông hiện có, đấu nối với các tuyến đường giao thông trong nội bộ các cụm sản xuất CN-TTCN, làng nghề.

- Đầu tư kết cấu hạ tầng theo phương thức cuốn chiếu. Tiến hành phân cấp trong quản lý và khai thác đường giao thông.

Đối với hệ thống điện:

Đầu tư hoàn thiện các trạm biến áp trung gian 110/22/15 kV ở các huyện theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh giai đoạn 2006 - 2010, có xét đế năm 2015. Đồng thời, nâng cấp lưới điện trung thế 15 kV lên 22 kV theo đúng tiêu chuẩn quốc gia; đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục và ổn định cho các cụm CN-TTCN và làng nghề.

Đối với hệ thống thông tin liên lạc:

Tăng cường đầu tư cho việc nâng cấp công trình, đổi mới thiết bị kỹ thuật của các trung tâm bưu điện, liên lạc ở các huyện, thị trấn, trạm khu vực để đảm bảo dịch vụ thông tin liên lạc ở các cụm CN-TTCN, làng nghề được liên tục, thông suốt.

Đối với hệ thống cấp thoát nước và bảo vệ môi trường:

Hoàn chỉnh hệ thống cấp nước đô thị, nâng công suất cấp nước. Xây dựng hệ thống công trình kết cấu hạ tầng về thoát nước, xử lý chất thải và xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các khu chế biến thủy sản, nông sản (mì, hạt điều), làng nghề nước mắm, xay xát, nhựa cao su …

3. Đất và mặt bằng:

Ưu tiên mặt bằng có các điều kiện thuận lợi ở các địa phương để phát triển các cụm CN-TTCN có tiềm năng lớn, hoạt động có hiệu quả, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế trên địa bàn.

4. Về phát triển nguồn nhân lực:

- Đẩy mạnh việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Kết hợp nhiều phương thức đào tạo để phát triển nguồn nhân lực công nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Khuyến khích việc hình thành quỹ đào tạo tập trung từ phần đóng góp của các cơ sở sản xuất kinh doanh.

5. Về thiết bị, công nghệ và quản lý chất lượng:

- Ưu tiên hỗ trợ trang bị công nghệ hiện đại cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có lợi thế, có hiệu quả như: chế biến hải sản, nước mắm, sản xuất gạch ngói, may gia công...

- Hỗ trợ triển khai các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như: ISO, HACCP, GMP… để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

6. Về phát triển thị trường:

a. Thị trường đầu vào:

Xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung. Ưu tiên phát triển khai thác các nguồn nguyên liệu tại chỗ. Chú trọng nuôi các loài thủy đặc sản, loài có lợi thế so sánh, quản lý chặt chẽ chất lượng thủy sản khai thác đưa vào chế biến. Xây dựng cơ chế quản lý tốt nguồn nguyên liệu, kể cả nguyên liệu khoáng sản, hạn chế xuất nguyên liệu thô ra ngoài tỉnh.

b. Thị trường đầu ra:

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu, xem việc mở rộng thị trường xuất khẩu là khâu đột phá.

- Áp dụng các biện pháp chế tài mạnh đối với các trường hợp gian lận thương mại. Khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa đối với các mặt hàng tiêu dùng trong nước có thể sản xuất được.

- Tăng cường thông tin dự báo thị trường. Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại với sự tham gia của các doanh nghiệp và làng nghề.

7. Về tăng cường công tác quản lý nhà nước:

- Thực hiện mạnh mẽ cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch, phục vụ và chi phí thấp. Thực hiện triệt để “4 công khai”: công khai trình tự, thủ tục; công khai hồ sơ biểu mẫu; công khai thời gian và công khai lệ phí.

- Nghiên cứu hình thành bộ máy quản lý ở các cấp đối với công tác quản lý các cụm CN-TTCN và làng nghề nông thôn nhằm phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước chuyên ngành.

8. Về nguồn nguyên liệu:

- Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về giống, phương thức canh tác; khuyến khích các doanh nghiệp chế biến phát triển vùng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm thông qua hợp đồng với người sản xuất nguyên liệu.

- Khuyến khích đầu tư tàu dịch vụ nghề cá trên biển và các cơ sở thu mua hải sản bán nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến trong tỉnh. Đồng thời, đề xuất chính sách và giải pháp quản lý nguồn thủy sản khai thác để đưa vào chế biến, hạn chế bán nguyên liệu ra ngoài tỉnh.

- Có chính sách quản lý tốt nguồn nguyên liệu khoáng sản nhằm hạn chế, tiến tới chấm dứt xuất nguyên liệu thô ra ngoài tỉnh. Tập trung nguồn nguyên liệu quặng titan – zircon để đưa vào chế biến sâu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như bột màu TiO2, bột ZrO2, siêu mịn.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc và đồng bộ các nội dung của Đề án. Đồng thời, cụ thể hóa nội dung phát triển sản xuất các cụm CN-TTCN thuộc lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của ngành, địa phương mình và triển khai có hiệu quả.

3. Giám đốc Sở Công nghiệp có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện đề án này.

4. Trong quá trình thực hiện, các sở, ngành, địa phương cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo Đề án sát hợp với tình hình sản xuất của các cụm CN-TTCN, làng nghề nông thôn của từng địa phương./.

 

Biểu 01-QH: DANH MỤC CÁC CỤM CN-TTCN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2015

STT

Tên cụm CN-TTCN

DTXD (ha)

Vốn ĐTHT

(tỷ đồng)

Tiến độ đầu tư XDHT

 

Thời kỳ 2006 - 2015

946,7

777,1

 

 

Giai đoạn 2006 - 2010

703,4

584,6

 

 

I. TP Phan Thiết

34,8

49,1

 

1

Cụm chế biến hải sản Nam Cảng Phan Thiết

27

37,6

2006-2008

2

Cụm sản xuất nước đá Phú Hài

4,6

6,7

2007-2009

3

Cụm sản xuất nước đá Thạch Long

1,2

3,8

2007-2009

4

Cụm đóng sửa tàu thuyền Phú Hài

2

1

2007-2008

 

II. Huyện Đức Linh

145,6

75,9

 

5

Cụm CN – TTCN MéPu

35,1

34,8

2006-2007

6

Cụm CN – TTCN Sùng Nhơn

19,2

24,4

2006-2008

7

Cụm CN – TTCN Hầm Sỏi - Võ Xu

20

8

2007-2009

8

Cụm CN-làng nghề gạch ngói Vũ Hòa

71,3

8,7

2007-2009

 

III. Huyện Tánh Linh

100

62,8

 

9

Cụm CN – TTCN Bắc Ruộng

30

24

2009-2010

10

Cụm CN – TTCN Lạc Tánh

40

32

2008-2010

11

Cụm CN-làng nghề gạch ngói Gia An

30

6.8

2007-2008

 

IV. Huyện Hàm Tân

50

42

 

12

Cụm CN – TTCN Tân Minh

45

38

2007-2009

13

Cụm CN – TTCN Tân Nghĩa

5

4

2008

 

V. Thị xã La Gi

119,2

96

 

14

Cụm CN – TTCN Tân Thiện

115

94

2007-2010

15

Cụm đóng sửa tàu thuyền Bình Tân

4,2

2

2007-2008

 

VI. Huyện Hàm Thuận Nam

20

15

 

16

Cụm CN – TTCN đa ngành

20

15

2008-2009

 

VII. Huyện Hàm Thuận Bắc

30

41,9

 

17

Cụm CN – TTCN Phú Long

9

12,5

2008-2010

18

Cụm CN – TTCN Ma Lâm

21

29,4

2008-2009

 

VIII. Huyện Bắc Bình

70

48

 

19

Cụm CN – TTCN Bắc Bình 1

20

18

2008-2010

20

Cụm CN – TTCN Lương Sơn

50

30

2008-2010

 

IX. Huyện Tuy Phong

65,8

85,3

 

21

Cụm CN-TCN Nam Tuy Phong (gđ1)

54

68

2007-2009

22

Cụm CN – CBHS Hòa Phú

7,8

9,3

2007-2008

23

Cụm đóng sửa tàu thuyền Phan Rí Cửa

2

4

2007

24

Cụm đóng sửa tàu thuyền Liên Hương

2

4

2008

 

X. Huyện Phú Quý

68

68,6

 

25

Cụm đóng sửa tàu thuyền Tam Thanh

2

1

2007

26

Cụm chế biến hải sản Triều Dương

66

67,6

2007-2008

 

Giai đoạn 2011 – 2015

243,3

192,5

 

 

I. TP. Phan Thiết

2

1,5

 

27

Cụm đóng sửa tàu thuyền Mũi Né

2

1,5

2011

 

II. Huyện Đức Linh

19,3

10

 

28

Cụm CN – TTCN Đức Chính

19,3

10

2011-2012

 

III. Thị xã La Gi

80

35

 

29

Cụm CBHS có mùi Tân Bình

50

20

2011-2012

30

Cụm CBHS sạch Tân Phước

30

15

2012-2013

 

IV. Huyện Hàm Thuận Nam

0

0

 

 

V. Huyện Hàm Thuận Bắc

10

6

 

31

Cụm CN – TTCN Hàm Trí

10

6

2011

 

VII. Huyện Tuy Phong

132

140

 

32

Cụm CN-TTCN Nam Tuy Phong (gđ2)

86

108

2011-2013

33

Cụm CN-TTCN Bắc Tuy Phong

46

32

2011-2013

 

Biểu 02-QH: DANH MỤC CÁC LÀNG NGHỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2015

STT

Tên làng nghề

Địa điểm qui hoạch

Diện tích sản xuất tập trung (ha)

Vốn đầu tư hạ tầng (tỷ đồng)

Thời kỳ 2006-2015. Tổng số 24 làng nghề

183,8

62,1

Giai đoạn 2006-2010: gồm 15 làng nghề

142,8

55,3

1

Làng nghề bánh tráng Phú Long

KP. Phú Thịnh, Phú Long, Hàm Thuận Bắc

4.3

7.5

2

Làng nghề bánh tráng Bình An

Thôn Bình An, Xã Hàm Chính, Hàm Thuận Bắc

4.0

3.0

3

Làng nghề bánh tráng Chợ Lầu

Phường Xuân An, TT Chợ Lầu, Bắc Bình

2.0

2.0

4

Làng nghề mây tre đan Kukê

Thôn Kukê, Xã Thuận Minh, Hàm Thuận Bắc

3,5

2.5

5

Làng nghề mộc Hàm Thắng

Xã Hàm Thắng, Hàm Thuận Bắc

6.0

7.0

6

Làng nghề gạch ngói Tân Lập

Thôn Lập Phước, Xã Tân Lập, Hàm Thuận Nam

7.0

7.6

7

Làng nghề mía đường Tân Minh

Xã Tân Minh, Hàm Tân

3.5

6.0

8

Làng nghề mía đường Tân Đức

Xã Tân Đức, Hàm Tân

18.0

4.0

9

Làng nghề mía đường Tân Phúc

Xã Tân Phúc, Hàm Tân

20.0

10.0

10

Làng nghề chế biến hải sản Phú Hài

Phường Phú Hài, TP. Phan Thiết

33.5

0.0

11

Làng nghề chế biến hải sản Mũi Né

Phường Mũi Né, TP. Phan Thiết

30.0

0.0

12

Làng nghề dệt thổ cẩm Phan Thanh

Thôn Cảnh Diễn, Xã Phan Thanh, Bắc Bình

3.0

1.1

13

Làng nghề dệt thổ cẩm La Dạ

Thôn 3, Xã La Dạ, Hàm Thuận Bắc

1.0

1.0

14

Làng nghề gốm Bình Đức

Bình Đức, Phan Hiệp, Bắc Bình

3.0

1.5

15

Làng nghề đan lát hàng TCMN Đông Hà

Xã Đông Hà, Đức Linh

5.0

5.0

Giai đoạn 2011 - 2015. Tổng số 9 làng nghề

41

6,8

1

Làng nghề mây tre đan Phan Sơn

Xã Phan Sơn, Bắc Bình

2

0,5

2

Làng nghề chưng cất rượu gạo Hải Ninh

Hải Lạc, Hải Ninh, Bắc Bình

1

1

3

Làng nghề đan lát hàng TCMN Tân Phúc

Xã Tân Phúc, Hàm Tân

3

1,0

4

Làng nghề đan lát hàng TCMN Hàm Cường

Xã Hàm Cường, Hàm Thuận Nam

2

0,

5

Làng nghề muối Thanh Phong

Thanh Phong, Tân Thuận, Hàm Thuận Nam

28

0,6

6

Làng nghề đan rổ Phan Rí Cửa

Thị trấn Phan Rí Cửa, Huyện Tuy Phong

2

0,5

7

Làng nghề đan tre Đồng Kho

Xã Đồng Kho, Huyện Tánh Linh

1.5

0,5

8

Làng nghề đá Đức Bình

Xã Đức Bình, Tánh Linh

0.5

1,2

9

Làng nghề mây tre lá Suối Kiết

Xã Suối Kiết, Tánh Linh

1

0,5