Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3451/QĐ-UBND

An Giang, ngày 17 tháng 11 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC HỘI NÔNG DÂN TỈNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập;

Xét đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1790/TTr-SNV ngày 02 tháng 11 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Hội Nông dân tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Quy hoạch mạng lưới đối với đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Hội Nông dân tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 phải tuân thủ và phù hợp yêu cầu về đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Thống nhất, đồng bộ và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng cường thực hiện tự chủ của các đơn vị sự nghiệp, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công; tiếp tục củng cố, đầu tư cơ sở vật chất các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, đồng thời thực hiện các chính sách thúc đẩy xã hội hóa nhằm thu hút tối đa nguồn lực của xã hội tham gia phát triển các dịch vụ sự nghiệp công.

4. Sắp xếp, kiện toàn bộ máy tinh gọn, đồng bộ, thống nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động; bảo đảm tính đặc thù, có tính kế thừa, phát huy tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ viên chức hiện có.

5. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ, tự bảo đảm chi phí hoạt động và chi đầu tư trên cơ sở đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, nhân sự.

6. Quy hoạch mang tính động và mở, có sự cập nhật, điều chỉnh phù hợp trong từng thời kỳ.

II. MỤC TIÊU

1. Tăng cường khai thác các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công và các nguồn thu khác; bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công.

2. Tăng cường phân cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho đơn vị sự nghiệp thuộc Hội Nông dân tỉnh đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính, có tính đến đặc điểm từng loại hình đơn vị, khả năng, nhu cầu thị trường và trình độ quản lý nhằm thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp công phát triển lành mạnh, bền vững.

3. Nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ công, đáp ứng tốt nhu cầu của các tổ chức, cá nhân.

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Giai đoạn 2017 - 2020:

a) Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Hội Nông dân tỉnh:

Có 02 đơn vị sự nghiệp là: Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân; Trung tâm Tư vấn pháp luật.

b) Cơ chế tự chủ:

Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân: Thực hiện cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ tài chính thuộc loại tự đảm bảo một phần chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ.

Trung tâm Tư vấn pháp luật: Thực hiện cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ tài chính thuộc loại tự đảm bảo một phần chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ.

2. Giai đoạn 2021 - 2030:

a) Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Hội Nông dân tỉnh

Có 02 (hai) đơn vị là: Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân, Trung tâm Tư vấn pháp luật.

b) Cơ chế tự chủ:

- Năm 2021 - 2025:

Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân: thực hiện cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ tài chính thuộc loại tự đảm bảo chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ.

Trung tâm Tư vấn pháp luật: thực hiện cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ tài chính thuộc loại tự đảm bảo chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ.

- Năm 2026 - 2030:

Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân: Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2021 - 2025, nếu có kết quả tốt tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp, kiện toàn nhân sự nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động đảm bảo phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân sẽ thực hiện cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ tài chính thuộc loại tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ.

Trung tâm Tư vấn pháp luật: trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2021 - 2025, nếu có kết quả tốt tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp, kiện toàn nhân sự nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động đảm bảo phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị, Trung tâm Tư vấn pháp luật sẽ thực hiện cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ tài chính thuộc loại tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Tuyên truyền sâu, rộng đến toàn thể công chức, viên chức trong toàn đơn vị nắm rõ và quán triệt tinh thần Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và những văn bản có liên quan.

2. Luôn luôn bám sát nhiệm vụ chính trị qua mỗi giai đoạn, xác định được
mục tiêu và hướng đi đúng, nhanh chóng tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên môn để ứng dụng vào các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị. Chú trọng hiệu quả và chất lượng các lĩnh vực tư vấn đang là thế mạnh của đơn vị để xây dựng kế hoạch hành động, duy trì lợi thế, đẩy mạnh tốc độ phát triển, tăng nguồn thu cho đơn vị.

3. Coi trọng yếu tố con người, quan tâm đúng mức đến việc quy hoạch, bồi
dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ kế thừa, nhất là những cán bộ trẻ có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt, có tâm huyết, có đạo đức tốt và có ý nguyện cống hiến lâu dài cho đơn vị.

4. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý, khuyến khích phát triển nội lực và tập hợp được sự cộng tác, phối hợp của các nhà khoa học, các đơn vị đối tác.

5. Về tổ chức: Kiện toàn sắp xếp lại tổ chức các đơn vị, bộ phận trực thuộc,
không làm xáo trộn sự ổn định hiện có. Nâng cao vai trò trách nhiệm cá nhân, các chế độ lương, thưởng khuyến khích hoạt động sáng tạo và cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Xây dựng và hoàn thiện Quy chế dân chủ cơ sở và các quy định quản lý cơ quan đảm bảo hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Hội Nông dân tỉnh: Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch. Định kỳ đánh giá, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện 06 tháng và hàng năm; Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp điều kiện thực tế.

2. Các sở, ngành, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Hội Nông dân tỉnh thực hiện các nội dung liên quan trong quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ: Tài chính, Nội vụ;
- TT. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, ban ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Nưng