ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2006/QĐ-UBND | Phan Thiết, ngày 03 tháng 5 năm 2006 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 và Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 03/01/2002 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 07/2002/TTLT/BTM-UBDTMN-BTC-BKHĐT ngày 12/8/2002 của Bộ Thương mại, Uỷ ban Dân tộc - Miền núi, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 và Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 03/01/2002 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc;
- Xét đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tại văn bản số 164/BDT-CSTT ngày 19/4/2006.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quyết định này thay thế Quyết định số 61/2003/QĐ-UBBT ngày 11/9/2003 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc ban hành quy định thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá phục vụ miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc
2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
| TM.UỶ BAN NHÂN DÂN |
VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÁ, TRỢ CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ PHỤC VỤ MIỀN NÚI VÀ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35 /2006/QĐ-UBND ngày 03/ 5/ 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Căn cứ Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 và Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 03/01/2002 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 07/2002/TTLT/BTM-UBDTMN-BTC-BKHĐT ngày 12/8/2002 của liên Bộ Thương mại, Ủy ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 và Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 03/01/2002 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.
Căn cứ tình hình thực tế của địa phương và kinh phí được Trung ương hỗ trợ hàng năm, Uỷ ban nhân dân Tỉnh quy định việc thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá phục vụ miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh như sau:
Điều 4. Trợ giá, trợ cước các mặt hàng chính sách:
1. Địa bàn:
Thực hiện trợ giá, trợ cước ở các xã miền núi và hải đảo (trong đó, ưu tiên cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã thuần; các thôn dân tộc thiểu số xen ghép khu vực III). Sau đó, nếu còn kinh phí thì thực hiện ở các thôn, xã khu vực I, II liền kề khu vực III thuộc các huyện miền núi, có miền núi, huyện đảo Phú Quý và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhưng không thuộc xã miền núi.
Địa bàn các xã miền núi phân theo khu vực I, II, III quy định tại Quyết định số 42/UB-QĐ ngày 23/5/1997 và Quyết định số 26/1998/QĐ-UB ngày 18/3/1998 của Ủy ban Dân tộc về việc công nhận 3 khu vực miền núi.
Vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhưng không thuộc xã miền núi có Thôn Chăm thị trấn Ma Lâm.
Trong trường hợp có thay đổi về địa giới đơn vị hành chính của các xã và phân định lại khu vực theo tiêu chí mới, Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định bổ sung sau.
2. Mặt hàng:
a) Trợ giá, trợ cước: Giống cây trồng, muối Iốt.
b) Trợ cước vận chuyển: Phân bón hoá học.
Riêng sách giáo khoa và văn hoá phẩm thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Văn hoá - Thông tin và Hướng dẫn số 1053/UBDT-CSDT ngày 28/12/2005 của Ủy ban Dân tộc.
3. Đối tượng:
3.1. Đối tượng được thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển:
a) Trợ giá và trợ cước muối Iốt, giống cây trồng:
- Muối Iốt: Nhân dân đang sinh sống ở các thôn, xã khu vực I, II, III thuộc các huyện miền núi, huyện có miền núi, hải đảo và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhưng không thuộc địa bàn xã miền núi;
- Giống cây trồng:
+ Giống lúa: Đồng bào các dân tộc thiểu số đang sinh sống và có trồng lúa ở 15 xã thuần và các thôn dân tộc thiểu số xen ghép;
+ Giống bắp lai: Đồng bào các dân tộc thiểu số đang sinh sống và có trồng bắp lai ở 11 xã thuần và các thôn dân tộc thiểu số xen ghép.
b) Trợ cước vận chuyển phân bón hoá học:
Phân bón hoá học: Đồng bào các dân tộc thiểu số đang sinh sống và có sản xuất nông nghiệp ở 15 xã thuần và các thôn dân tộc thiểu số xen ghép.
3.2. Đối tượng thực hiện cấp không thu tiền muối Íôt: Đồng bào dân tộc K’ho, Raglay, Rai, Châuro, đang sinh sống và có hộ khẩu thường trú ở các thôn, xã miền núi, vùng cao.
4. Định mức áp dụng:
4.1. Trợ giá:
- Muối Iốt: 5 kg/người/năm;
- Giống lương thực:
+ Giống lúa: 160 kg/ha/vụ;
+ Giống bắp lai: 15 kg/ha/vụ.
(Diện tích áp dụng cho định mức trên tính theo diện tích đất canh tác thực tế, nhưng tối đa không quá 02 ha/hộ/năm đối với khu vực III và không quá 01 ha/hộ/năm đối với khu vực II. Riêng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng cao như: K’ho, Raglay, Rai, Châuro không quá 03 ha/hộ/năm).
4.2. Trợ cước vận chuyển:
- Phân bón hoá học: Tối đa 300 kg/ha đối với đồng bào dân tộc thiểu số và không quá 200 kg/ha đối với các vùng khác.
(Định mức trên được áp dụng cho diện tích đất canh tác thực tế, nhưng tối đa không quá 02 ha/hộ/năm đối với khu vực III và không quá 01 ha/hộ/năm đối với khu vực II. Riêng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng cao như: K’ho, Raglay, Rai, Châuro không quá 03 ha gieo trồng/hộ/năm).
4.3. Cấp không thu tiền:
- Muối Iốt: 05 kg/người/năm.
5. Mức trợ giá, trợ cước vận chuyển và mức cấp không thu tiền:
5.1. Mức trợ giá:
- Muối Iốt: Được trợ giá công trộn Iốt, túi PE và trợ cước vận chuyển đến trung tâm cụm xã.
- Giống cây trồng:
+ Giống lúa: Bằng chêch lệch giữa giá lúa giống đến trung tâm xã và giá thương phẩm ở cùng thời điểm tại địa bàn và do doanh nghiệp được Uỷ ban nhân dân Tỉnh giao nhiệm vụ cung ứng mặt hàng này;
+ Giống bắp lai: Bằng 40% giá giống bán tại địa bàn.
- Mức trợ giá cho từng mặt hàng do Sở Tài chính quy định hàng năm.
5.2. Mức trợ cước vận chuyển:
- Cự ly tính trợ cước vận chuyển: Được tính từ Trung tâm tỉnh (Thành phố Phan Thiết) đến trung tâm xã;
- Mức trợ cước vận chuyển cho các mặt hàng do Sở Tài chính quy định hàng năm.
5.3. Mức cấp không thu tiền:
- Được xác định bằng giá mua cộng với chi phí lưu thông hợp lý đến trung tâm xã;
- Mức giá cấp không thu tiền do Sở Tài chính quy định hàng năm.
Điều 5. Trợ cước tiêu thụ sản phẩm:
1. Địa bàn, đối tượng:
Địa bàn thực hiện tiêu thụ sản phẩm là hàng hoá nông sản của đồng bào các dân tộc thiểu số sản xuất ở khu vực III. Sau đó, nếu còn kinh phí thì thực hiện ở các xã khu vực I, II liền kề khu vực III.
2. Mặt hàng:
Mặt hàng được trợ cước tiêu thụ sản phẩm: Bắp lai.
3. Mức trợ cước vận chuyển tiêu thụ sản phẩm:
- Cự ly để trợ cước vận chuyển: Từ Trung tâm cụm xã đến Trung tâm tỉnh lỵ (Thành phố Phan Thiết);
- Mức trợ cước vận chuyển tiêu thụ sản phẩm do Sở Tài chính quy định hàng năm.
CẤP PHÁT VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ
Căn cứ kế hoạch kinh phí trợ giá, trợ cước hàng năm được Uỷ ban nhân dân Tỉnh giao, Sở Tài chính cấp kinh phí trợ giá, trợ cước tập trung đầu mối về Ban Dân tộc.
Căn cứ nguồn kinh phí trợ giá, trợ cước được Uỷ ban nhân dân Tỉnh phân bổ cho từng mặt hàng và nguồn kinh phí được Sở Tài chính cấp, Ban Dân tộc cấp ứng kinh phí cho các doanh nghiệp được phân công thực hiện.
Trước khi thực hiện các doanh nghiệp phải lập phương án trình Liên sở phê duyệt. Trên cơ sở lượng hàng hoá đã thực hiện, các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ phục vụ miền núi có trách nhiệm báo cáo số kinh phí đã thực hiện quý trước với Ban Dân tộc để tiếp tục ứng kinh phí quý sau theo kế hoạch đã được Uỷ ban nhân dân Tỉnh phân bổ cho từng mặt hàng.
Thanh toán kinh phí trợ giá, trợ cước vận chuyên các mặt hàng chính sách và trợ cước tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo nguyên tắc:
1. Lượng hàng hoá được thanh toán trợ cước vận chuyển là lượng hàng hoá đã vận chuyển đến bán đúng địa bàn, đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, định lượng; có chứng từ mua, hoá đơn giao hàng cho các cửa hàng, đại lý theo quy định của cơ quan thuế trong đó ghi rõ mặt hàng, số lượng và bảng kê phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã và Phòng Dân tộc (hoặc Phòng Dân tộc - Tôn giáo) của huyện.
2. Lượng hàng hoá được thanh toán trợ giá là lượng hàng hoá đã bán đúng địa bàn, đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, đúng chất lượng; chứng từ mua phải xác định được nguồn gốc, chứng từ bán phải có chữ ký của người mua; trong đó, ghi rõ mặt hàng, số lượng, gía mua và bảng kê phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã và Phòng Dân tộc (hoặc Phòng Dân tộc - Tôn giáo) của huyện.
3. Lượng hàng hoá cấp không thu tiền là lượng hàng hoá cấp đúng đối tượng, đúng địa bàn, đủ định lượng, có danh sách ký nhận của chủ hộ và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã.
4. Lượng hàng hoá được trợ cước tiêu thụ sản phẩm là lượng hàng hoá mua đúng địa bàn, có hoá đơn mua hàng của từng chủ hộ theo quy định của cơ quan thuế, giá mua không thấp hơn giá sàn được Sở Tài chính cho phép ở từng thời điểm và có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã về lượng hàng đã mua thực tế tại địa bàn xã.
5. Mức trợ giá, trợ cước vận chuyển, cấp không thu tiền, trợ cước tiêu thụ sản phẩm không vượt quá mức giá quy định và kế hoạch vốn được Uỷ ban nhân dân Tỉnh phân bổ hàng năm.
1. Các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ phục vụ miền núi có trách nhiệm thực hiện việc thanh quyết toán kinh phí trợ giá, trợ cước theo đúng chế độ quy định hiện hành.
2. Hàng năm, Ban Dân tộc phối hợp với Sở Tài chính tổ chức thanh quyết toán kinh phí cho các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ phục vụ miền núi và tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí trợ giá, trợ cước theo đúng chế độ quy định hiện hành.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Giao Ban Dân tộc chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, Ngành liên quan có văn bản hướng dẫn và phân công các đơn vị thực hiện theo đúng quy định này.
2. Giao Ban Dân tộc phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện có địa bàn thôn, xã được hưởng chính sách và các Sở, Ngành liên quan hướng dẫn các đơn vị được phân công phục vụ xây dựng kế hoạch cung ứng các mặt hàng trên theo từng thời vụ, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng; các điểm bán hàng phải có biển hiệu, có niêm yết giá bán các mặt hàng chính sách để nhân dân tham gia giám sát thực hiện. Đồng thời theo dõi, giám sát việc thực hiện và tổng hợp báo cáo định kỳ về Uỷ ban nhân dân Tỉnh và Ủy ban Dân tộc theo quy định.
1. Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện miền núi, có miền núi, Giám đốc các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước, cấp hàng không thu tiền có trách nhiệm thực hiện đúng quy định này.
2. Quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, doanh nghiệp phản ảnh về Ban Dân tộc để tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét, giải quyết.
3. Quy định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 61/2003/QĐ-UBBT ngày 11/9/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận./.
- 1 Quyết định 1544/QĐ-UBND năm 2010 bãi bỏ Quyết định 35/2006/QĐ-UBND về thực hiện Chính sách trợ giá, cước miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc thiểu số do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2 Quyết định 61/2003/QĐ-UBBT ban hành Quy định thực hiện chính sách trợ giá, cước vận chuyển hàng hóa phục vụ miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3 Quyết định 2571/QĐ-UBND năm 2010 công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/6/2010
- 4 Quyết định 83/2007/QĐ-UBND công bố văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đã hết hiệu lực pháp luật
- 5 Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 6 Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1 Quyết định 676/QĐ-UBND năm 2006 quy định tạm thời về chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị quyết số 39-NQ/TW do tỉnh Bình Định ban hành
- 2 Quyết định 1704/QĐ-UB năm 2005 điều chỉnh giá bán lẻ các mặt hàng chính sách phục vụ đồng bào miền núi được Nhà nước trợ giá, trợ cước vận chuyển do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4 Thông tư liên tịch 07/2002/TTLT/BTM-UBDTMN-BTC-BKHĐT hướng dẫn Nghị định 02/2002/NĐ-CP và Nghị định 20/1998/NĐ-CP về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc do Bộ Thương mại - Ủy ban Dân tộc và Miền núi - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5 Nghị định 02/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 20/1998/NĐ-CP về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- 6 Nghị định 20/1998/NĐ-CP về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc
- 7 Quyết định 26/1998/QĐ-UB công nhận 3 khu vực Miền núi, vùng cao do Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi ban hành
- 8 Quyết định 42/UB-QĐ năm 1997 về việc công nhận 3 khu vực miền núi, vùng cao do Bộ trưởng-Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi ban hành
- 1 Quyết định 676/QĐ-UBND năm 2006 quy định tạm thời về chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị quyết số 39-NQ/TW do tỉnh Bình Định ban hành
- 2 Quyết định 1704/QĐ-UB năm 2005 điều chỉnh giá bán lẻ các mặt hàng chính sách phục vụ đồng bào miền núi được Nhà nước trợ giá, trợ cước vận chuyển do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành