ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2013/QĐ-UBND | Quảng Nam, ngày 26 tháng 12 năm 2013 |
BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN, THỢ GIỎI, NGƯỜI CÓ CÔNG ĐƯA NGHỀ VỀ ĐỊA PHƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày 11/01/2007 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân dân ưu tú và Thông tư số 26/2011/TT-BCT ngày 11/7/2011 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày 11/01/2007;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1426/TTr-SCT ngày 19/11/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Nội vụ, Tài chính, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN, THỢ GIỎI, NGƯỜI CÓ CÔNG ĐƯA NGHỀ VỀ ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 35/2013/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam)
1. Khuyến khích, động viên, phát huy vai trò của các Nghệ nhân, Thợ giỏi ở địa phương trong việc khôi phục nghề truyền thống, du nhập nghề mới để phát triển sản xuất góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;
2. Khuyến khích, động viên người lao động có tay nghề, phát huy vai trò của các Nghệ nhân, Thợ giỏi thi đua nghiên cứu, sáng tạo, sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế và kỹ, mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu;
3. Phát triển ngành nghề, làng nghề gắn với công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề, ngành nghề, bảo vệ môi trường gắn với công tác xây dựng nông thôn mới.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương; quyền và nghĩa vụ của Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
2. Đối tượng được xét tặng là công dân Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Quảng Nam, đang trực tiếp làm việc trong lĩnh vực ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Người có công đưa nghề về địa phương không nhất thiết phải có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Quảng Nam.
1. Danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương chỉ công nhận và tặng 01 lần, không truy tặng.
2. Khi xét tặng danh hiệu Nghệ nhân không đạt tiêu chuẩn, nhưng đủ tiêu chuẩn Thợ giỏi, thì Hội đồng xét tặng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu Thợ giỏi mà không phải tiến hành xét lại ở cấp cơ sở.
3. Khi xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương, trường hợp một người đạt tiêu chuẩn từ 2 danh hiệu trở lên thì thực hiện như sau:
a) Đạt tiêu chuẩn Nghệ nhân và Người có công đưa nghề về địa phương (cùng hoặc khác ngành nghề) thì xét tặng cả hai danh hiệu.
b) Đạt tiêu chuẩn Thợ giỏi và Người có công đưa nghề về địa phương (cùng hoặc khác ngành nghề) thì xét tặng cả hai danh hiệu.
c) Đạt tiêu chuẩn Người có công đưa nghề về địa phương ở các nghề khác nhau thì xét tặng danh hiệu cho từng nghề.
d) Đạt tiêu chuẩn Nghệ nhân và Thợ giỏi cùng một nghề thì xét tặng một danh hiệu cao nhất, hai nghề khác nhau thì xét tặng cả hai danh hiệu.
TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN, THỢ GIỎI, NGƯỜI CÓ CÔNG ĐƯA NGHỀ VỀ ĐỊA PHƯƠNG
1. Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương; có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu, tận tụy với nghề, được cộng đồng làng nghề, dân cư và đồng nghiệp tôn vinh.
2. Là thợ giỏi tiêu biểu xuất sắc của địa phương, có thâm niên trong nghề tối thiểu là 10 năm, có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp điêu luyện, sáng tác, thiết kế được ít nhất 03 mẫu sản phẩm mà người thợ lành nghề khác không làm được. Đã trực tiếp làm ra được 05 sản phẩm đưa vào sản xuất hàng hóa và cung ứng trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
3. Có tác phẩm, sản phẩm đạt một trong các tiêu chí sau:
a) Sản phẩm, tác phẩm đạt giải thưởng hoặc được cấp chứng nhận thành tích của các tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội nghề nghiệp tại các cuộc thi, hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế. Đối với những người không có điều kiện tham gia các cuộc thi, triển lãm thì phải có ít nhất 02 tác phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao được nhiều người cùng ngành nghề thừa nhận, nhất trí suy tôn.
b) Sản phẩm, tác phẩm được chọn trưng bày trong các bảo tàng, công trình văn hóa, phục chế di tích lịch sử.
c) Sản phẩm, tác phẩm được chọn làm mẫu phục vụ công tác giảng dạy tại các trường mỹ thuật, dạy nghề.
d) Sản phẩm, tác phẩm trực tiếp tham gia vào công trình xây dựng, phục chế di tích lịch sử, văn hoá.
4. Có thành tích trong việc khôi phục, duy trì và phát triển ngành nghề; đã truyền nghề, dạy nghề cho tối thiểu 50 người hoặc được chính quyền địa phương, tổ chức xã hội nghề nghiệp công nhận đã truyền nghề, dạy nghề được nhiều thợ giỏi tại địa phương.
1. Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương; có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, gương mẫu, thực sự là tấm gương tiêu biểu cho mọi người và đồng nghiệp noi theo.
2. Là thợ lành nghề tiêu biểu của địa phương, có thâm niên trong nghề tối thiểu 5 năm, có khả năng sáng tác mẫu mã sản phẩm đạt trình độ cao mà người thợ bình thường khác không làm được. Đã trực tiếp làm ra được 03 sản phẩm đưa vào sản xuất hàng hóa và cung ứng trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
3. Đạt giải thưởng trong các cuộc thi tay nghề, thợ giỏi cấp tỉnh hoặc quốc gia, quốc tế. Những người không có điều kiện tham gia thi tay nghề, thợ giỏi thì phải có ít nhất 01 sản phẩm đạt trình độ kỹ thuật cao, được nhiều người cùng ngành nghề thừa nhận, nhất trí suy tôn.
4. Có thành tích trong việc khôi phục, duy trì và phát triển ngành nghề; đã truyền nghề, dạy nghề cho tối thiểu 20 người hoặc được chính quyền địa phương, tổ chức xã hội nghề nghiệp công nhận đã truyền nghề, dạy nghề được nhiều lao động tại địa phương.
Điều 6. Tiêu chuẩn Người có công đưa nghề về địa phương
1. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, các quy định của địa phương; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.
2. Nghề được du nhập về địa phương là nghề mới mà ở Quảng Nam từ trước đến nay chưa có, hoặc nghề truyền thống trước đây ở địa phương đã có nhưng bị mai một nay được khôi phục phát triển. Sản phẩm được thị trường chấp nhận.
3. Thu nhập của người lao động làm việc trong ngành nghề mới phải bằng hoặc lớn hơn mức thu nhập trung bình của các nghề khác đã có tại địa phương và hoạt động sản xuất ổn định từ 03 năm trở lên, tính đến ngày đăng ký xét tặng.
4. Nghề mới có khả năng thu hút được nhiều lao động (tối thiểu là 50 lao động đối với nghề mới hoặc 30 lao động đối với nghề truyền thống).
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN, THỢ GIỎI, NGƯỜI CÓ CÔNG ĐƯA NGHỀ VỀ ĐỊA PHƯƠNG
1. Người đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương thuộc các đơn vị sản xuất kinh doanh thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã (gọi chung là doanh nghiệp), nộp hồ sơ đề nghị xét tặng tại đơn vị đang công tác.
Trường hợp người đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương không thuộc khoản 1 Điều này nộp hồ sơ đề nghị xét tặng tại UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) nơi đang cư trú hoặc nơi tổ chức sản xuất hành nghề.
2. Doanh nghiệp hoặc UBND cấp xã thành lập Hội đồng xét tặng (sau đây gọi chung là Hội đồng) cấp cơ sở. Hội đồng cấp cơ sở có trách nhiệm xét chọn, lập danh sách những người đạt tiêu chuẩn và tổng hợp hồ sơ gửi hồ sơ về UBND huyện, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) xác nhận và đề nghị lên Hội đồng cấp tỉnh.
3. Hội đồng xét tặng cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thẩm định, xét duyệt, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cấp bằng chứng nhận danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương cho những trường hợp đủ điều kiện xét tặng danh hiệu được quy định tại Quy chế này.
Điều 8. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân (05 bộ), gồm:
a) Đơn đề nghị xét tặng (Mẫu số 01);
b) Bản khai thành tích đề nghị xét tặng (Mẫu số 2);
c) Danh sách học viên được nghệ nhân, thợ giỏi dạy nghề, truyền nghề (Mẫu số 3);
d) Các tài liệu, hồ sơ chứng minh tài năng, thành tích gồm: ảnh chụp, video clip, bản sao có chứng thực, giấy chứng nhận giải thưởng hoặc Bằng khen có liên quan.
2. Hồ sơ đề nghị của UBND cấp xã hoặc Doanh nghiệp (04 bộ), gồm:
a) Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu (Mẫu số 4) của Chủ tịch Hội đồng cơ sở, kèm theo hồ sơ đề nghị xét tặng quy định tại khoản 1, Điều này;
b) Biên bản họp Hội đồng (Mẫu số 5); Biên bản họp Ban kiểm phiếu (Mẫu số 6); Phiếu bầu đề nghị xét tặng của thành viên Hội đồng (Mẫu số 7);
c) Quyết định thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu cấp cơ sở;
3. Hồ sơ đề nghị của UBND cấp huyện (03 bộ), gồm:
a) Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương;
b) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương, kèm theo hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 9. Thời gian xét tặng danh hiệu
1. Danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương được tổ chức xét tặng định kỳ 02 năm/lần, bắt đầu từ năm 2014.
2. Việc xét đề nghị tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương của cấp cơ sở được hoàn thành và gửi hồ sơ đề nghị xét tặng về Hội đồng cấp tỉnh (thông qua Sở Công Thương) trước ngày 01 tháng 10 của năm xét tặng hoặc theo thời gian yêu cầu của cơ quan Thường trực Hội đồng xét tặng cấp tỉnh.
3. Hội đồng xét tặng cấp tỉnh tổ chức thẩm định, xét duyệt những người đủ tiêu chuẩn, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cấp bằng chứng nhận danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương chậm nhất ngày 31 tháng 12 của năm xét tặng.
HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN, THỢ GIỎI, NGƯỜI CÓ CÔNG ĐƯA NGHỀ VỀ ĐỊA PHƯƠNG
Điều 10. Thành phần của Hội đồng xét tặng
1. Hội đồng cấp cơ sở: do Chủ tịch UBND cấp xã hoặc Thủ trưởng doanh nghiệp quyết định thành lập có từ 5 đến 7 thành viên. Thành viên của Hội đồng gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch UBND cấp xã hoặc Thủ trưởng doanh nghiệp;
b) Thành viên Hội đồng gồm: đại diện phòng Kinh tế & Hạ tầng (phòng Kinh tế) cấp huyện; cán bộ phụ trách thi đua khen thưởng; đại diện các hội, đoàn thể; đại diện cán bộ kỹ thuật chuyên ngành hoặc Nghệ nhân đã được phong tặng.
2. Hội đồng cấp tỉnh: do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập có từ 9 đến 11 thành viên. Thành phần của Hội đồng gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phụ trách ngành Công Thương;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Sở Công Thương; Lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh;
c) Thành viên Hội đồng gồm: Đại diện Văn phòng UBND tỉnh; đại diện Liên minh HTX tỉnh; đại diện các tổ chức chính trị xã hội và nghề nghiệp; đại diện Sở, ban, ngành liên quan; các chuyên gia kỹ thuật, mỹ thuật ngành thủ công mỹ nghệ hoặc Nghệ nhân đã được Nhà nước phong tặng.
Điều 11. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng xét tặng
1. Mỗi thành viên Hội đồng xét tặng danh hiệu có trách nhiệm nghiên cứu, nhận xét, lựa chọn danh sách Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương đạt tiêu chuẩn để bỏ phiếu tín nhiệm.
2. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng các cấp
a) Kỳ họp đánh giá xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương của Hội đồng xét tặng phải có ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền. Hội đồng xét tặng các cấp thực hiện việc lấy ý kiến bằng phiếu bầu đối với các thành viên Hội đồng vắng mặt trong kỳ họp.
b) Hội đồng xét tặng các cấp đánh giá và quyết định xét chọn theo nguyên tắc bỏ phiếu kín và được thực hiện chính xác, công bằng, dân chủ, khách quan. Người được đề nghị xét tặng danh hiệu phải được 75% số phiếu đề nghị của số thành viên Hội đồng so với tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập.
c) Hội đồng xét tặng cấp tỉnh chỉ xem xét các trường hợp đã được Hội đồng xét tặng cấp cơ sở đề nghị và có xác nhận của UBND cấp huyện.
d) Hội đồng xét tặng danh hiệu không xem xét các trường hợp khai không đúng mẫu, không đúng yêu cầu hướng dẫn hoặc gửi không đầy đủ thủ tục, hồ sơ theo quy định, không đúng thời hạn.
e) Không xét tặng danh hiệu cho người đang trong thời gian bị kỷ luật (không phân biệt hình thức kỷ luật) hoặc đang bị xét kỷ luật, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
g) Người đang được đề nghị xét tặng danh hiệu không được tham gia là thành viên của Hội đồng xét tặng danh hiệu.
Điều 12. Trách nhiệm của Hội đồng xét tặng
1. Hội đồng cấp tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định cấp bằng chứng nhận danh hiệu cho Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương đạt tiêu chuẩn.
2. Hội đồng cấp cơ sở có trách nhiệm thông báo công khai kết quả xét tặng danh hiệu ở cơ sở trong phạm vi quản lý để lấy ý kiến và tiếp nhận các ý kiến phản ánh, kiến nghị (thời gian góp ý không quá 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày niêm yết công khai). Các ý kiến phản ánh, kiến nghị có liên quan đến việc xét tặng phải được Hội đồng cấp cơ sở xem xét, kết luận cụ thể và báo cáo về UBND cấp huyện.
Điều 13. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về kết quả xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương.
2. Đơn khiếu nại phải ghi rõ họ và tên, địa chỉ và gửi cho Chủ tịch Hội đồng cấp cơ sở hoặc cấp tỉnh. Nếu việc khiếu nại mà Chủ tịch Hội đồng cơ sở hoặc cấp tỉnh giải quyết chưa thỏa đáng, hợp tình, hợp lý thì người khiếu nại có thể gửi đơn khiếu nại đến UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh để xem xét, giải quyết.
3. Thủ trưởng cơ quan thành lập Hội đồng xét tặng các danh hiệu nhận đơn, có trách nhiệm trả lời đơn khiếu nại; không xét đơn không có tên, địa chỉ không rõ ràng hoặc mạo danh.
QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGHỆ NHÂN, THỢ GIỎI, NGƯỜI CÓ CÔNG ĐƯA NGHỀ VỀ ĐỊA PHƯƠNG
Điều 14. Quyền lợi của Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương
1. Quyền lợi đối với Nghệ nhân
a) Được Chủ tịch UBND tỉnh cấp Bằng chứng nhận danh hiệu Nghệ nhân, kèm theo mức tiền thưởng bằng 4,5 lần mức lương tối thiểu chung (tương đương với danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc được quy định tại Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ);
b) Được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân nhân dân khi hội đủ điều kiện theo quy định;
c) Được Nhà nước giúp đỡ về thủ tục và miễn giảm phí đăng ký bản quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm, tác phẩm làm ra theo pháp luật hiện hành;
d) Được tổ chức truyền, dạy nghề trực tiếp và thu tiền học phí của các học viên trên nguyên tắc thỏa thuận theo quy định của pháp luật;
e) Được hỗ trợ kinh phí trong các hoạt động nghiên cứu, thiết kế, cải tiến mẫu mã, đổi mới công nghệ, tổ chức truyền nghề, dạy nghề, tham gia hội chợ, triển lãm; được ưu tiên tham gia và hỗ trợ kinh phí từ các Chương trình Khuyến công, Khuyến nông, Chương trình Xúc tiến thương mại; các chương trình hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyền lợi đối với Thợ giỏi
a) Được Chủ tịch UBND tỉnh cấp Bằng chứng nhận danh hiệu Thợ giỏi, kèm theo mức tiền thưởng bằng 3 lần mức lương tối thiểu chung (tương đương với danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh được quy định tại Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ);
b) Được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân khi hội đủ điều kiện theo quy định;
c) Được tổ chức truyền nghề, dạy nghề theo quy định của pháp luật;
d) Được hỗ trợ kinh phí trong các hoạt động nghiên cứu, thiết kế, cải tiến mẫu mã, đổi mới công nghệ, tổ chức truyền nghề, dạy nghề, tham gia hội chợ, triển lãm; được ưu tiên tham gia và hỗ trợ kinh phí từ các Chương trình Khuyến công, Khuyến nông, Chương trình Xúc tiến thương mại; các chương trình hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.
3. Quyền lợi đối với Người có công đưa nghề về địa phương
a) Được Chủ tịch UBND tỉnh cấp Bằng khen, kèm theo mức tiền thưởng bằng 05 lần mức lương tối thiểu chung;
b) Được hỗ trợ kinh phí trong các hoạt động nghiên cứu, thiết kế, cải tiến mẫu mã, đổi mới công nghệ, tổ chức truyền nghề, dạy nghề, tham gia hội chợ, triển lãm; Được ưu tiên tham gia và hỗ trợ kinh phí từ các Chương trình Khuyến công, Khuyến nông, Chương trình Xúc tiến thương mại; các chương trình hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật;
b) Được hỗ trợ trong việc phát triển nghề theo chương trình của Trung ương và tỉnh.
Điều 15. Nghĩa vụ của Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề mới về địa phương
1. Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Tích cực tham gia công tác truyền nghề, dạy nghề, đưa nghề vào phát triển ở tỉnh Quảng Nam.
3. Tích cực nghiên cứu giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nghề truyền thống của dân tộc.
4. Tích cực hưởng ứng tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các cuộc hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế.
1. Kinh phí in ấn, bằng chứng nhận, làm khung, tiền thưởng cho Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương được sử dụng từ quỹ khen thưởng của tỉnh, giao Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh (Sở Nội vụ) đảm nhiệm.
2. Kinh phí hoạt động của Hội đồng xét tặng của các đơn vị hành chính nhà nước được sử dụng từ kinh phí hành chính sự nghiệp theo dự toán được giao hàng năm.
3. Các nội dung chi khác được sử dụng từ các nguồn kinh phí theo quy định hiện hành.
Điều 17. Phân công trách nhiệm
1. Sở Công Thương:
- Là cơ quan thường trực của Hội đồng xét tặng danh hiệu của tỉnh, làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét công nhận danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương;
- Giới thiệu danh sách thành viên Hội đồng xét tặng cấp tỉnh trình UBND tỉnh quyết định thành lập Hội đồng;
- Tổng hợp, thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương; chuẩn bị nội dung và tổ chức cuộc họp của Hội đồng xét tặng cấp tỉnh;
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức kỹ thuật, mỹ thuật cho nghệ nhân; phối hợp với các ngành tổ chức Hội thi thợ giỏi, Hội thi hàng thủ công mỹ nghệ định kỳ, tổ chức trưng bày giới thiệu sản phẩm nhằm phát huy khả năng của nghệ nhân trong việc khôi phục, phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa phương;
- Xây dựng kế hoạch tài chính phục vụ cho hoạt động xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan, UBND cấp huyện, triển khai tổ chức thực hiện việc xét công nhận danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương.
- Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Quy chế này.
2. Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh (Sở Nội Vụ): có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương thẩm định, rà soát tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục hồ sơ và lập thủ tục trình UBND tỉnh quyết định công nhận danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương.
3. Sở Tài chính: bố trí kinh phí cho công tác xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương và giải quyết các chế độ, chính sách của Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương theo Quy chế này.
4. Các Sở, Ban, ngành liên quan: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan đánh giá những sản phẩm, công trình của cá nhân được xét tặng, hướng dẫn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào hoạt động sản xuất của các Nghệ nhân, Thợ giỏi.
5. UBND các huyện, thành phố: Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra UBND cấp xã trong việc tuyên truyền, phổ biến Quy chế này, hướng dẫn kê khai hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ của UBND cấp xã, kiểm tra sự đầy đủ và hợp lệ của các bộ hồ sơ; tổng hợp và hoàn thành hồ sơ gửi Sở Công Thương.
6. Các hội nghề nghiệp: có trách nhiệm tuyên truyền tới các hội viên các nội dung của Quy chế này; phối hợp với UBND các cấp lựa chọn, giới thiệu người đủ tiêu chuẩn đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương.
Điều 18. Quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hội nghề nghiệp chịu trách nhiệm về nội dung xác nhận hồ sơ. Cá nhân đăng ký xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương chịu trách nhiệm về tính đúng đắn trong hồ sơ kê khai.
Trường hợp phát hiện có hành vi khai man, bị tước danh hiệu và tùy thuộc mức độ vi phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện Quy chế này nếu có vướng mắc hoặc cần điều chỉnh, bổ sung, các Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện, xã, các tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC
(Kèm theo Quyết định số 35 /2013/QĐ-UB ngày 26 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh Quảng Nam)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
–––––––––
Xét tặng danh hiệu ...................................... năm 20......
Kính gửi: Tên UBND cấp xã hoặc Doanh nghiệp
Tôi tên: ……………………………................................................
Năm sinh:……………………. ............................................................
Đơn vị công tác: ………………………………………………….......
Căn cứ các tiêu chuẩn về danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương tại Quyết định số /2013/QĐ-UBND ngày tháng năm 2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành Quy chế xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương. Tôi xét thấy mình đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được xét tặng danh hiệu ........................................................
Kính đề nghị Hội đồng các cấp xem xét và công nhận thành tích của tôi.
Tôi cam đoan nội dung kê khai trong hồ sơ là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hồ sơ gửi kèm: | .......,ngày......tháng......năm.... |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––
Đề nghị xét tặng danh hiệu ..........................................năm 20......
I. SƠ YẾU LÝ LỊCH:
- Họ và tên (khai sinh):................................................ Nam, nữ...............
- Bí danh:...................................................................................................
- Ngày, tháng, năm sinh:........................................... Dân tộc...................
- Quốc tịch: ……………………………………………………..
- Quê quán:................................................................................................
- Chỗ ở hiện nay: ......................................................................................
- Nghề nghiệp, chức vụ hiện nay: ............................................................
- Chức danh ngành nghề đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương:....................................................................
- Đơn vị công tác: .....................................................................................
- Năm tham gia công tác: .........................................................................
- Năm tham gia hoạt động làm nghề..........................................................
- Danh hiệu đã được xét tặng:.....................................................................
- Số điện thoại để liên hệ: (cố định; di động) .............................................
- Địa chỉ liên hệ: ...........................................................................................
II. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC:
Khai quá trình công tác từ khi thoát ly cho đến nay (chức vụ, nơi công tác,...)
III. KHEN THƯỞNG:
1. Khen thưởng chung (từ Chiến sĩ thi đua trở lên)
2. Khen thưởng (có bản sao văn bản các giải thưởng).
- Tên các sản phẩm được giải thưởng trong nước (hoặc quốc tế) và hình thức giải thưởng (có mô tả tóm tắt).
- Chức danh của cá nhân trong các công trình được giải thưởng đối với công trình có nhiều chức danh tham gia.
IV. KỶ LUẬT:
(Từ hình thức khiển trách trở lên về Đảng, đoàn thể, chính quyền và tổ chức xã hội tham gia hoặc vi phạm pháp luật).
V. NHỮNG THÀNH TÍCH CHỦ YẾU: (Đối chiếu với tiêu chuẩn xét tặng)
1. Đối với danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi
a. Về thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, các quy định của địa phương; về phẩm chất đạo đức;
b. Có tài năng sáng tạo nghệ thuật xuất sắc, có thành tích nổi bật, và có uy tín rộng rãi trong ngành nghề, được quần chúng đánh giá cao (Nội dung yêu cầu cần trình bày rõ).
c. Có ý thức rèn luyện để phát triển tài năng nghệ thuật. Khiêm tốn học hỏi, đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có nhiều đóng góp xây dựng đơn vị, địa phương.
d. Thời gian trực tiếp làm nghề (các chức danh nghề từ năm .......... đến năm ..........)
e. Trực tiếp truyền nghề, dạy nghề cho ........ lao động tại địa phương.
2. Đối với danh hiệu Người có công đưa nghề về địa phương
a. Về thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, các quy định của địa phương; về phẩm chất đạo đức;
b. Tình hình hoạt động của nghề mới đưa về phát triển ở địa phương, nghề truyền thống được khôi phục phát triển: sản phẩm, thị trường, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương, làm tăng thu nhập cho người lao động, ...
c. Tác động của nghề mới, nghề được khôi phục phát triển đối với địa phương.
d. Các thành tích khác (nếu có).
Yêu cầu: Cần nêu cụ thể, có số liệu minh họa trong khoảng 10 trang đánh máy A4, riêng các giải thưởng phải có bản sao văn bản kèm theo.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ VỀ THÀNH TÍCH CÁ NHÂN (ĐƠN VỊ ĐÃ ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU) | Ngày ......... tháng ...... năm 20...... |
XÁC NHẬN CỦA UBND PHƯỜNG (XÃ) VỀ VIỆC CHẤP HÀNH
CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TẠI ĐỊA PHƯƠNG
NƠI CÁ NHÂN CÓ HỘ KHẨU THƯỜNG TRÚ
(Ký tên, đóng dấu)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––
DANH SÁCH HỌC VIÊN ĐƯỢC NGHỆ NHÂN(THỢ GIỎI) TRỰC TIẾP DẠY NGHỀ, TRUYỀN NGHỀ
- Họ và tên:................................................................................ .....................
- Ngày, tháng, năm sinh:....................................................................................
- Đơn vị công tác:...............................................................................................
- Đã trực tiếp dạy nghề, truyền nghề: ……………………………cho các cá nhân, danh sách kèm theo như sau:
STT | Họ và tên | Năm sinh | Địa chỉ | Thời gian học nghề | Nơi tổ chức dạy nghề, truyền nghề |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
......, ngày… tháng… năm 20...
Xác nhận Thủ trưởng đơn vị | Người lập |
UBND CẤP XÃ/ĐƠN VỊ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ..............., ngày........tháng........năm 20… |
V/V ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN, THỢ GIỎI, NGƯỜI CÓ CÔNG ĐƯA NGHỀ VỀ ĐỊA PHƯƠNG NĂM 20......
Kính gửi: UBND huyện/thành phố...................
Căn cứ Quyết định số: ............./2013/QĐ-UBND ngày ...... tháng ....... năm 2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành Quy chế xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương;
Căn cứ Quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt số: ngày tháng năm của....(UBND cấp xã/đơn vị).
Sau khi tiến hành họp Hội đồng xét duyệt và bầu biểu quyết bằng phiếu kín các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương. Kết quả như sau:
1. Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Ngành nghề | Đơn vị công tác | Số phiếu đề nghị trên tổng số thành viên của HĐ | |
Nam | Nữ | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Thợ giỏi
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Ngành nghề | Đơn vị công tác | Số phiếu đề nghị trên tổng số thành viên của HĐ | |
Nam | Nữ | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Người có công đưa nghề về địa phương.
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Ngành nghề | Đơn vị công tác | Số phiếu đề nghị trên tổng số thành viên của HĐ | |
Nam | Nữ | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hội đồng xét tặng cấp xã (đơn vị) kính đề nghị UBND huyện/thành phố...............xem xét và xác nhận, trình Hội đồng cấp tỉnh Quảng Nam xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương năm ........ cho các cá nhân có tên trên, để khuyến khích những người đang hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tại địa phương./.
Nơi nhận: | TM. HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU |
Hồ sơ gửi kèm gồm có:
1. Hồ sơ cá nhân
2. Quyết định thành lập Hội đồng cấp cơ sở;
3. Biên bản họp Hội đồng;
4. Biên bản kiểm phiếu.
5. Phiếu bầu đề nghị xét tặng danh hiệu;
UBND CẤP XÃ/ĐƠN VỊ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ..............., ngày........tháng........năm 20… |
XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN, THỢ GIỎI, NGƯỜI CÓ CÔNG ĐƯA NGHỀ VỀ ĐỊA PHƯƠNG NĂM ……
I. Những thông tin chung:
1. Căn cứ Quyết định thành lập Hội đồng số:....................... ngày............... tháng ............ năm 20.... của...............................................................................
2. Ngày..................................................................................................họp Hội đồng.
Địa điểm:...............................................................................................................
3. Số thành viên Hội đồng có mặt:.........................................................................
Vắng mặt:.............................người, gồm các thành viên:
.............................................................................................................................................
...................................................................................................................
4. Khách mời tham dự họp Hội đồng (ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác).
...................................................................................................................
...................................................................................................................
II. Nội dung làm việc của Hội đồng:
1. Hội đồng đã trao đổi, thảo luận, đánh giá, đối chiếu từng tiêu chuẩn xét thưởng và danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương (ghi tóm tắt cơ bản các ý kiến của thành viên Hội đồng).
2. Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu với các thành viên sau:
a. Trưởng ban:..........................................................
b. Các Uỷ viên:.........................................................................................
..................................................................................................................
3. Hội đồng đã bỏ phiếu bầu theo hồ sơ và danh sách đề nghị trên cơ sở cân nhắc, đối chiếu với từng tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương.
Kết quả kiểm phiếu được báo cáo trong biên bản kiểm phiếu (gửi kèm theo).
4. Kết luận và kiến nghị của Hội đồng
4.1. Kết quả bỏ phiếu của Hội đồng (số phiếu đề nghị trên tổng số thành viên có mặt).
a) Đề nghị danh hiệu Nghệ nhân cấp tỉnh:................................... người
Không đề nghị danh hiệu Nghệ nhân cấp tỉnh:............................. người
b) Đề nghị danh hiệu Thợ giỏi cấp tỉnh: ......................................... người
Không đề nghị danh hiệu Thợ giỏi cấp tỉnh:.................................... người
c) Đề nghị danh hiệu Người có công đưa nghề về địa phương : ...................... người
Không đề nghị danh hiệu Người có công đưa nghề về địa phương :................. người
4.2. Căn cứ vào kết quả bỏ phiếu và kiểm phiếu, Hội đồng kiến nghị Hội đồng............................................(cấp trên) xem xét và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương (có danh sách kèm theo).
THƯ KÝ HỘI ĐỒNG | CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG |
UBND CẤP XÃ/ĐƠN VỊ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ..............., ngày........tháng........năm 20… |
HỌP BAN KIỂM PHIẾU BẦU NGHỆ NHÂN, THỢ GIỎI, NGƯỜI CÓ CÔNG ĐƯA NGHỀ VỀ ĐỊA PHƯƠNG NĂM .........
1. Hội đồng xét tặng Nghệ nhân nghệ nhân, thợ giỏi (cấp cơ sở) đã bầu các ông (bà) sau đây vào Ban Kiểm phiếu:
- Trưởng ban: ……………………………………………………
- Các Uỷ viên:…………………………………………………….
- Thư ký: ………………………………………………………………………
2. Tổng số các thành viên Hội đồng cấp cơ sở có: .......................................... thành viên.
(Theo Quyết định số …….ngày…..tháng…..năm …..của…...................)
Hội đồng đã họp ngày…tháng….năm … để bầu Nghệ nhân, thợ giỏi năm…...
- Số thành viên Hội đồng tham gia bỏ phiếu:..................................................... thành viên.
- Số thành viên Hội đồng vắng mặt:................................................................. thành viên.
Gồm các thành viên:
Lý do:
- Số phiếu phát ra:................................................ phiếu
- Số phiếu thu về:.................................................. phiếu
- Số phiếu hợp lệ:................................................. phiếu
3. Tổng số cá nhân được đề nghị tặng danh hiệu:
- Nghệ nhân: ………… người.
- Thợ giỏi:……………….người.
- Người có công đưa nghề về nông thôn: ………….. người
4. Kết quả bỏ phiếu:
4.1. Nghệ nhân
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Ngành nghề | Đơn vị công tác | Số phiếu đề nghị trên tổng số thành viên HĐ | Kết luận | |
Đề nghị | Không đề nghị tặng | |||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4.2. Thợ giỏi
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Ngành nghề | Đơn vị công tác | Số phiếu đề nghị trên tổng số thành viên HĐ | Kết luận | |
Đề nghị | Không đề nghị tặng | |||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4.3. Người có công đưa nghề về địa phương
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Ngành nghề | Đơn vị công tác | Số phiếu đề nghị trên tổng số thành viên HĐ | Kết luận | |
Đề nghị | Không đề nghị tặng | |||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Căn cứ kết quả bỏ phiếu của Hội đồng, các cá nhân đề nghị đạt ít nhất 75% số thành viên Hội đồng tham gia bỏ phiếu so với tổng số thành viên Hội đồng được đề nghị Hội đồng xét tặng danh hiệu cấp tỉnh xem xét tặng, gồm:
5.1. Nghệ nhân
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Ngành nghề | Đơn vị công tác | Số phiếu đề nghị trên số phiếu thành viên Hội đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.2 Thợ giỏi
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Ngành nghề | Đơn vị công tác | Số phiếu đề nghị trên số phiếu thành viên Hội đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.3. Người có công đưa nghề về địa phương
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Ngành nghề | Đơn vị công tác | Số phiếu đề nghị trên số phiếu thành viên Hội đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| BAN KIỂM PHIẾU |
UBND CẤP XÃ/ĐƠN VỊ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ..............., ngày........tháng........năm 20… |
ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN, THỢ GIỎI, NGƯỜI CÓ CÔNG ĐƯA NGHỀ VỀ ĐỊA PHƯƠNG NĂM ……
1. Căn cứ Quyết định thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu số…ngày... …tháng….năm của …..(ghi UBND cấp xã, hoặc đơn vị).
2. Danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân (đánh dấu x vào cột 7 hoặc cột 8).
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Ngành nghề | Tên các giải thưởng được tặng | Đơn vị công tác | Ý kiến bỏ phiếu | Ghi chú | |
Đề nghị | Không đề nghị | ||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Thợ giỏi (đánh dấu x vào cột 7 hoặc cột 8).
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Ngành nghề | Tên các giải thưởng được tặng | Đơn vị công tác | Ý kiến bỏ phiếu | Ghi chú | |
Đề nghị | Không đề nghị | ||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Người có công đưa nghề về địa phương (đánh dấu x vào cột 7 hoặc cột 8).
TT | Họ và tên | Năm sinh | Dân tộc | Ngành nghề | Thành tích đạt được | Đơn vị công tác | Ý kiến bỏ phiếu | Ghi chú | |
Đề nghị | Không đề nghị | ||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG |
- 1 Quyết định 64/2015/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Thừa Thiên Huế trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ
- 2 Quyết định 08/2014/QĐ-UBND về Quy chế Xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi ngành thủ công mỹ nghệ tỉnh Quảng Bình
- 3 Luật hợp tác xã 2012
- 4 Quyết định 11/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quy định tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề về địa phương kèm theo Quyết định 04/2008/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 5 Thông tư 26/2011/TT-BCT sửa đổi thủ tục hành chính tại Thông tư 01/2007/TT-BCN hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, ưu tú do Bộ Công thương ban hành
- 6 Nghị định 42/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng
- 7 Quyết định 04/2008/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề về địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 8 Thông tư 01/2007/TT-BCN hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú do Bộ Công nghiệp ban hành
- 9 Luật Doanh nghiệp 2005
- 10 Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 12 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 13 Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 1 Quyết định 11/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quy định tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề về địa phương kèm theo Quyết định 04/2008/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2 Quyết định 04/2008/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề về địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 3 Quyết định 08/2014/QĐ-UBND về Quy chế Xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi ngành thủ công mỹ nghệ tỉnh Quảng Bình
- 4 Quyết định 64/2015/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Thừa Thiên Huế trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ