ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2008/QĐ-UBND | Biên Hòa, ngày 14 tháng 01 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày 11/01/2007 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp Đồng Nai tại Văn bản số 1096/SCN-KH ngày 30/11/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề về địa phương.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Công nghiệp chủ trì phối hợp với các Sở ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này trong phạm vi toàn tỉnh, định kỳ báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công nghiệp, Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Trưởng Ban thi đua Khen thưởng tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH, THỦ TỤC XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN, THỢ GIỎI, NGƯỜI CÓ CÔNG ĐƯA NGHỀ VỀ ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành theo Quyết định số: 04/2008/QĐ-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2008 của UBND tỉnh Đồng Nai)
1. Nhằm khuyến khích, động viên, phát huy vai trò của các nghệ nhân, thợ giỏi ở địa phương, người có công đưa nghề về địa phương trong việc xây dựng, khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Góp phần phát triển sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng cường xuất khẩu, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế.
3. Việc xét tặng các danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ở địa phương, người có công đưa nghề về địa phương thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với những người lao động có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao nhằm phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tạo ra nhiều mẫu mã có giá trị kinh tế, mỹ thuật cao.
1. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 1 mục II Danh mục các sản phẩm và cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết định số 85/2006/QĐ-UBND ngày 30/11/2006 của UBND tỉnh Đồng Nai, ban hành danh mục các sản phẩm và cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Ngành nghề thủ công mỹ nghệ mới hiện tại tỉnh Đồng Nai chưa có.
Điều 3. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Là công dân Việt Nam làm việc trong các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ở địa phương, người có công đưa nghề về địa phương chỉ xét tặng một lần cho một người, không có hình thức truy tặng.
- Người bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự không được xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ở địa phương, người có công đưa nghề về địa phương. Trường hợp đã xét tặng thì phải đình chỉ hoặc thu hồi giấy chứng nhận hoặc bằng công nhận.
- Việc xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ở địa phương, người có công đưa nghề về địa phương được phổ biến rộng khắp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, việc xét tặng được thể hiện tính công bằng, dân chủ, chính xác, khách quan, đảm bảo đúng đối tượng.
TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG CÁC DANH HIỆU
Điều 4. Tiêu chuẩn xét công nhận danh hiệu nghệ nhân
Đối tượng được đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân phải đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, gương mẫu, là tấm gương sáng cho mọi người và đồng nghiệp noi theo;
2. Là người thợ giỏi, có thâm niên trong nghề tối thiểu là 10 năm, có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp điêu luyện, có khả năng sáng tác thiết kế mẫu mã đạt trình độ nghệ thuật cao mà người thợ lành nghề khác không làm được;
3. Là người có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội:
- Có công đóng góp trong việc sáng tạo, phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ, giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề cho thế hệ trẻ.
- Là thợ giỏi tiêu biểu được mọi người trong nghề và nhiều người khác tôn vinh, thừa nhận.
4. Có tác phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao, đạt huy chương trong các cuộc thi hội chợ triển lãm Quốc gia hoặc Quốc tế. Đối với những người không có điều kiện tham gia các cuộc thi triển lãm thì phải có tác phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao được Hội đồng cấp đơn vị hoặc phường, xã thừa nhận.
Điều 5. Tiêu chuẩn xét công nhận danh hiệu thợ giỏi
Đối tượng được đề nghị xét tặng danh hiệu thợ giỏi phải đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, gương mẫu, được những người trong nghề, cùng làm việc thừa nhận.
2. Là người thợ lành nghề, có thâm niên trong nghề tối thiểu là 5 năm, có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp giỏi ở từng công đoạn để sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh, hoặc sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh từ khâu đầu đến khâu cuối, có khả năng sáng tác mẫu mã đạt trình độ cao mà người thợ bình thường khác không làm được.
Điều 6. Tiêu chuẩn xét công nhận danh hiệu người có công đưa nghề về tỉnh Đồng Nai
1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.
2. Là nghệ nhân hoặc thợ giỏi hoặc là những doanh nhân, chủ cơ sở, người quản lý doanh nghiệp đã có công đưa nghề, truyền nghề về tỉnh Đồng Nai.
3. Nghề được du nhập vào tỉnh Đồng Nai là nghề mới ở Đồng Nai chưa có, sản phẩm phải được thị trường chấp nhận, thời gian duy trì và phát triển nghề mới tối thiểu là 02 năm, quy mô về lao động tối thiểu đối với nghề mới phải đạt từ 100 người trở lên.
1. Đăng ký việc xét tặng các danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ở địa phương, người có công đưa nghề về địa phương:
- Đối với trường hợp các nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề mới về địa phương đang làm việc tại các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thuộc ngành nghề quy định tại Điều 2 Quy định này đăng ký tại đơn vị đang công tác.
- Trường hợp các nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề mới về địa phương không công tác tại các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp thì đăng ký với UBND phường (xã) nơi các nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề về địa phương thường trú, làm việc.
2. Nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề mới về địa phương được xem xét qua hai bước sau:
Bước 1: Xem xét, đề nghị tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề về địa phương:
- Đối với những người đang công tác tại các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thuộc ngành nghề quy định tại Điều 2 Quy định này được Hội đồng cấp đơn vị nơi công tác xem xét, đề nghị tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề về địa phương.
- Đối với những người không công tác tại các cơ sở sản xuất công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp được Hội đồng cấp xã, phường xem xét, đề nghị tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề về địa phương.
Bước 2: Xem xét, đề nghị tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề về địa phương tại Hội đồng cấp tỉnh.
Điều 8. Thành phần Hội đồng xét tặng ở hai cấp như sau:
1. Hội đồng cấp đơn vị hoặc xã, phường gồm có các thành viên sau:
a) Hội đồng cấp đơn vị: (Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp):
- Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch
- Phụ trách công tác thi đua, khen thưởng: Ủy viên
- Đại diện Ban Chấp hành Công đoàn: Ủy viên
- Phụ trách công tác kỹ thuật: Ủy viên
- Đại diện một số nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề mới đã được xét tặng các danh hiệu (nếu có): Ủy viên
b) Hội đồng cấp xã, phường: (Đối với các trường hợp không thuộc đơn vị nào):
- Chủ tịch UBND xã, phường: Chủ tịch
- Phụ trách công tác thi đua, khen thưởng: Ủy viên
- Đại diện UBMTTQ xã, phường: Ủy viên
- Cán bộ theo dõi công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Ủy viên
- Đại diện một số nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề mới đã được xét tặng các danh hiệu (nếu có): Ủy viên
2. Hội đồng cấp tỉnh gồm có các thành viên sau:
- Giám đốc Sở Công nghiệp: Chủ tịch
- Trưởng Ban Thi đua Khen thưởng: Ủy viên
- Chuyên viên UBND tỉnh theo dõi khối Công nghiệp: Ủy viên
- Đại diện Trung tâm Khuyến công: Ủy viên
- Đại diện Hiệp hội ngành thủ công mỹ nghệ (nếu có): Ủy viên
- Đại diện một số nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề mới đã được xét tặng các danh hiệu (nếu có): Ủy viên
1. Mỗi thành viên Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ở địa phương, người có công đưa nghề về địa phương có trách nhiệm nghiên cứu, nhận xét, lựa chọn danh sách nghệ nhân, thợ giỏi ở địa phương, người có công đưa nghề về địa phương đạt tiêu chuẩn để bỏ phiếu tín nhiệm.
2. Các Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ở địa phương, người có công đưa nghề về địa phương hoạt động theo nguyên tắc sau:
- Kỳ họp xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ở địa phương, người có công đưa nghề về địa phương phải có ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó phải có Chủ tịch.
- Hội đồng xét tặng các danh hiệu được đánh giá theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, thực hiện chính xác, công bằng, dân chủ, khách quan, bảo đảm đúng đối tượng. Người được đề nghị Hội đồng xét tặng các danh hiệu phải có ít nhất 3/4 số phiếu đề nghị của số thành viên Hội đồng so với tổng số thành viên Hội đồng.
3. Các trường hợp khai không đúng mẫu, không đúng yêu cầu hướng dẫn hoặc gửi không đầy đủ thủ tục hồ sơ theo quy định, không đúng thời hạn thì Hội đồng xét tặng không xem xét.
4. Thành viên Hội đồng xét tặng các danh hiệu thuộc đối tượng đề nghị xét tặng, thì không được tham gia thảo luận bỏ phiếu tín nhiệm về cá nhân mình.
Điều 10. Hồ sơ đề nghị xét tặng
1. Hồ sơ của Hội đồng cấp đơn vị hoặc phường (xã): Mỗi loại 03 bộ.
- Bản tóm tắt thành tích cá nhân (có dán ảnh và xác nhận của đơn vị hoặc chính quyền địa phương) (Biểu 1).
- Bản xác nhận của UBND xã, phường về chấp hành đường lối chính sách và pháp luật của Nhà nước của cá nhân nơi đang cư trú.
- Phiếu bầu đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ở địa phương, người có công đưa nghề về địa phương (Biểu 2a).
- Biên bản họp Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ở địa phương, người có công đưa nghề về địa phương (Biểu 3a).
- Biên bản kiểm phiếu tín nhiệm (Biểu 3b).
- Báo cáo kết quả xét chọn của Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ở địa phương, người có công đưa nghề về địa phương (Biểu 4).
- Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ở địa phương, người có công đưa nghề về địa phương (Biểu 5a, 5b, 5c).
- Quyết định thành lập Hội đồng đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ở địa phương, người có công đưa nghề về địa phương.
2. Hồ sơ của Hội đồng cấp tỉnh: Mỗi loại 02 bộ.
- Hồ sơ cá nhân đề nghị xét tặng các danh hiệu.
- Phiếu bầu đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ở địa phương, người có công đưa nghề về địa phương (Biểu 2b).
- Biên bản họp Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ở địa phương, người có công đưa nghề về địa phương (Biểu 3a).
- Biên bản kiểm phiếu tín nhiệm (Biểu 3b).
- Báo cáo kết quả xét chọn của Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ở địa phương, người có công đưa nghề về địa phương (Biểu 4).
- Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ở địa phương, người có công đưa nghề về địa phương (Biểu 5a, 5b, 5c).
- Quyết định thành lập Hội đồng đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ở địa phương, người có công đưa nghề về địa phương.
Sau khi hoàn tất hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ở địa phương, người có công đưa nghề về địa phương, người đứng đầu đơn vị hoặc UBND phường (xã) lập tờ trình đề nghị và danh sách đối tượng thuộc đơn vị, tập hợp hồ sơ đề nghị xét tặng gửi đến Sở Công nghiệp Đồng Nai.
Sở Công nghiệp Đồng Nai mời các thành viên của Hội đồng cấp tỉnh để họp xem xét đánh giá, căn cứ vào kết quả đánh giá của Hội đồng xét tặng và đối chiếu với các tiêu chuẩn của danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ở địa phương, người có công đưa nghề về địa phương. Sở Công nghiệp Đồng Nai tổng hợp kết quả xét tặng của Hội đồng và lập danh sách các danh hiệu được đề nghị trình UBND tỉnh ra quyết định cấp bằng công nhận các danh hiệu.
1. Danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ở địa phương, người có công đưa nghề về địa phương được xét và công nhận mỗi năm một lần vào tháng 7 hàng năm.
2. Việc xét tặng các danh hiệu ở cấp đơn vị hoặc phường (xã) được hoàn thành và gửi hồ sơ trước ngày 30/4 hàng năm.
Điều 13. Một số chế độ ưu đãi đối với nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề mới về địa phương
1. Đối với nghệ nhân
- Được UBND tỉnh cấp bằng công nhận danh hiệu nghệ nhân và được thưởng một lần với khoản tiền hoặc hiện vật trị giá là 2.000.000 đồng.
- Được tổ chức truyền nghề, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
- Được tham gia các hoạt động nghiên cứu, thiết kế, cải tiến mẫu mã, tạo dáng sản phẩm, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất lao động, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh từ nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học của tỉnh.
- Được Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ đối với những sản phẩm làm ra theo Luật Bản quyền tác giả, tác phẩm.
- Được đề nghị Hội đồng cấp Trung ương xét công nhận danh hiệu nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú.
2. Đối với thợ giỏi
- Được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận danh hiệu thợ giỏi và được thưởng một lần với khoản tiền hoặc hiện vật trị giá là 1.000.000 đồng.
- Được tổ chức truyền nghề, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
- Được mời tham gia các cuộc thi tay nghề, thợ giỏi do Nhà nước tổ chức ở trong nước và Quốc tế.
3. Đối với người có công đưa nghề mới về địa phương
Được UBND tỉnh cấp bằng khen và được thưởng một lần với một khoảng tiền hoặc hiện vật trị giá 5.000.000 đồng.
Điều 14. Nguồn kinh phí khen thưởng
Kinh phí khen thưởng được lấy từ Quỹ thi đua khen thưởng tỉnh, gồm: Chi phí cho in ấn giấy chứng nhận các danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề về địa phương; các khoản chi để làm khung bằng; chi tiền thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm do Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh đảm nhiệm.
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về kết quả xét tặng các danh hiệu và việc vi phạm quy định, trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ở địa phương, người có công đưa nghề về địa phương. Đơn khiếu nại phải ghi rõ họ và tên, địa chỉ và gửi cho Thủ trưởng cơ quan thành lập Hội đồng xét tặng cấp tương ứng.
2. Thủ trưởng cơ quan thành lập Hội đồng xét tặng các danh hiệu có trách nhiệm nhận đơn, xem xét và trả lời đơn khiếu nại; không xem xét đơn khiếu nại khi không có tên, địa chỉ rõ ràng hoặc mạo danh.
Điều 16. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức đoàn thể, đơn vị đề nghị xét tặng các danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ở địa phương, người có công đưa nghề về địa phương hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đề nghị, đồng thời có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc xét tặng các danh hiệu theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Giao Sở Công nghiệp Đồng Nai là cơ quan thường trực tiếp nhận hồ sơ, trình Hội đồng xét duyệt cấp tỉnh để xét công nhận danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề mới về tỉnh Đồng Nai
Điều 18. Giao UBND cấp huyện có trách nhiệm phổ biến Quy định này đến các cá nhân, cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ trên địa bàn, đồng thời trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp thực hiện tốt Quy định này.
Điều 19. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có gì vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung bản Quy định này, đề nghị các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, xã, phường, các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp kịp thời phản ánh về Sở Công nghiệp để tổng hợp báo cáo trình UBND tỉnh xem xét quyết định./.
- 1 Quyết định 11/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quy định tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề về địa phương kèm theo Quyết định 04/2008/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2 Quyết định 38/2015/QĐ-UBND Quy định xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương tỉnh Đồng Nai
- 3 Quyết định 338/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai hết hiệu lực toàn bộ và một phần trong năm 2015
- 4 Quyết định 626/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 5 Quyết định 626/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1 Quyết định 2373/QĐ-UBND Quy định về tiêu chuẩn, nguyên tắc, trình tự và thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ sỹ vùng Mỏ lần thứ VII năm 2015 do Tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2 Quyết định 35/2013/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 3 Thông tư 01/2007/TT-BCN hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú do Bộ Công nghiệp ban hành
- 4 Quyết định 85/2006/QĐ-UBND ban hành Danh mục sản phẩm và cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 5 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 35/2013/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 2 Quyết định 2373/QĐ-UBND Quy định về tiêu chuẩn, nguyên tắc, trình tự và thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ sỹ vùng Mỏ lần thứ VII năm 2015 do Tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 3 Quyết định 38/2015/QĐ-UBND Quy định xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương tỉnh Đồng Nai
- 4 Quyết định 338/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai hết hiệu lực toàn bộ và một phần trong năm 2015
- 5 Quyết định 626/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018