Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/2017/QĐ-UBND

Phú Thọ, ngày 29 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm phát triển:

- Phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 phải phù hợp với: Quy hoạch phát triển ngành VLXD Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch các ngành trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển VLXD trên địa bàn tỉnh kết hợp hài hòa các yếu tố: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Trên cơ sở ưu tiên lựa chọn công nghệ tiên tiến, tiêu tốn ít năng lượng, nguyên liệu; quy mô hợp lý; sản phẩm đạt chất lượng kỹ, mỹ thuật, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

- Phát triển các chủng loại sản phẩm VLXD theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh như: Gạch ốp lát, vật liệu xây nung và không nung, cát xây dựng, đá xây dựng,...

- Tập trung các cơ sở sản xuất VLXD vào các khu, cụm công nghiệp để thuận lợi trong phát triển sản xuất và đảm bảo về môi trường; từng bước chuyển đổi để loại bỏ các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế thấp, không phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh.

- Khuyến khích sản xuất các loại VLXD tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường.

2. Mục tiêu phát triển:

- Phát triển sản xuất VLXD nhằm đa dạng các chủng loại sản phẩm VLXD nhằm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh, hướng tới xuất khẩu.

- Phát triển ngành VLXD có công nghệ sản xuất tiên tiến tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, sử dụng phế thải công nghiệp, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên.

3. Nội dung điều chỉnh quy hoạch:

a) Xi măng:

- Tổng công suất thiết kế các nhà máy xi măng đến năm 2020 khoảng 3,01 triệu tấn/năm.

- Định hướng đầu tư: Định hướng đầu tư phát triển xi măng trong từng giai đoạn phải phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam và Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng.

- Phương án phát triển xi măng đến năm 2020: Điều chỉnh loại bỏ cơ sở xi măng Yến Mao ra khỏi quy hoạch đến năm 2020; giữ nguyên 03 cơ sở sản xuất xi măng hiện có. Điều chỉnh tăng công suất thiết kế Nhà máy xi măng Sông Thao đến năm 2020 từ 0,91 triệu tấn/năm lên khoảng 1,5 triệu tấn/năm. Các nhà máy xi măng phải thường xuyên đầu tư, nghiên cứu đổi mới công nghệ, thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng và bảo vệ môi trường. Nhà nước công nhận sản lượng thực tế của các nhà máy cao hơn công suất thiết kế của dự án đầu tư ban đầu theo quy hoạch do cải tiến công nghệ, tăng năng suất, sử dụng phế thải công nghiệp làm nguyên, nhiên liệu thay thế. Khuyến khích các nhà máy kết hợp công nghệ sản xuất xi măng với việc xử lý và sử dụng chất thải công nghiệp và rác thải (kể cả rác thải y tế) làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế để tiết kiệm tài nguyên, năng lượng và bảo vệ môi trường.

b) Vật liệu xây:

- Tổng công suất thiết kế các cở sở sản xuất vật liệu xây đến năm 2020 khoảng 1.700 triệu viên QTC/năm.

- Các chỉ tiêu quy hoạch:

+ Quy mô công suất:

. Công suất thiết kế của 1 dây chuyền sản xuất gạch đất sét nung bằng lò Tuynel không nhỏ hơn 10 triệu viên QTC/năm.

. Công suất thiết kế của 1 dây chuyền sản xuất gạch bê tông khí chưng áp AAC không nhỏ hơn 100.000 m3/năm.

. Gạch bê tông cốt liệu và bê tông bọt: Có thể sử dụng các dây chuyền quy mô công suất khác nhau nhưng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và môi trường, quy mô công suất không nhỏ hơn 7,0 triệu viên QTC/năm.

+ Công nghệ sản xuất:

. Gạch đất sét nung: Không cấp phép đầu tư mới sản xuất gạch đất sét nung công nghệ lò đứng thủ công, lò đứng liên tục, lò vòng Hoffman.

. Vật liệu xây không nung: Đầu tư dây chuyền sản xuất đồng bộ có mức độ cơ giới hóa, tự động hóa cao, tiết kiệm năng lượng.

- Định hướng đầu tư:

+ Gạch đất sét nung: Tận dụng tiềm năng tài nguyên và lao động để sản xuất đáp ứng một phần nhu cầu gạch đất sét nung cho xây dựng, nhu cầu còn lại sẽ phát triển vật liệu xây không nung. Nghiên cứu, phát triển sản xuất gạch đất sét nung bằng nguyên liệu đất đồi và phế thải công nghiệp. Nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở sản xuất gạch ngói nung phải nằm trong vùng nguyên liệu được quy hoạch và cấp phép. Nghiêm cấm các cơ sở sản xuất sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc để sản xuất gạch, ngói nung. Phát triển các loại gạch có kích thước lớn, độ rỗng cao để tiết kiệm tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường. Khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu vực gần khu dân cư, gần khu vực canh tác trồng lúa và hoa màu: Chậm nhất phải chấm dứt hoạt động vào trước ngày 31/12/2017 với lò đứng liên tục, lò vòng (Lò Hoffman) sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Các cơ sở sản xuất nằm ở những khu vực còn lại: Chậm nhất phải chấm dứt hoạt động vào ngày 31/12/2020 với lò đứng liên tục, lò vòng (Lò Hoffman) sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

+ Gạch xây không nung: Khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất các chủng loại vật liệu xây không nung để dần thay thế gạch đất sét nung trong xây dựng, năm 2020 đạt tỷ lệ khoảng 40-50% trong tổng sản lượng vật liệu xây. Xóa bỏ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình; tập trung đầu tư các cơ sở sản xuất với quy mô lớn phù hợp với quy hoạch.

- Phương án cụ thể từ nay đến năm 2020, như sau:

+ Gạch đất sét nung: Xóa bỏ các cơ sở sản xuất lò đứng, lò vòng. Điều chỉnh giảm số cơ sở sản xuất của QH-2012, từ 159 cơ sở xuống còn 56 cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò Tuynel; công suất giảm từ 885 triệu viên QTC/năm xuống còn 868 triệu viên QTC/năm. Phát huy năng lực sản xuất và nâng công suất 23 cơ sở gạch đất nung bằng lò Tuynel hiện có. Đầu tư mới 33 cơ sở gạch đất nung bằng lò Tuynel.

+ Gạch không nung: Xóa bỏ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình; tập trung đầu tư các cơ sở sản xuất với quy mô lớn phù hợp với quy hoạch. Điều chỉnh giảm số cơ sở sản xuất của QH-2012, từ 73 cơ sở xuống còn 24 cơ sở sản xuất gạch không nung với quy mô lớn; công suất tăng từ 370,5 triệu viên QTC/năm lên 772 triệu viên QTC/năm.

c) Vật liệu lợp:

- Tổng công suất thiết kế các cơ sở sản xuất tấm lợp hiện nay đến năm 2020 khoảng 9,1 triệu m2.

- Các chỉ tiêu quy hoạch:

+ Nghiêm cấm sử dụng sợi amiăng amfibol (amiăng nâu và xanh) để sản xuất tấm lợp.

+ Công nghệ sản xuất: Đến hết năm 2018 các dây chuyền sản xuất tấm lợp xi măng sợi phải đầu tư đồng bộ các thiết bị công nghệ với khả năng tự động hóa các khâu xé bao, nghiền, định lượng sợi.

+ Chỉ tiêu môi trường: Tất cả các cơ sở sản xuất tấm lợp xi măng sợi phải có hệ thống xử lý nước thải, quản lý và tái sử dụng chất thải rắn, nước thải trong quá trình sản xuất, đảm bảo yêu cầu môi trường.

- Định hướng đầu tư: Từ nay đến năm 2020: Không đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng các cơ sở có sử dụng amiăng chrysotile (amiăng trắng); phát triển sản xuất các loại tấm lợp kim loại, ngói không nung xi măng - cát có màu và các loại ngói không nung nhẹ.

- Phương án phát triển đến năm 2020, như sau:

+ Giữ nguyên 03 cơ sở sản xuất tấm lợp hiện có; tổng công suất của QH-2012 được điều chỉnh tăng từ 6,5 triệu m2/năm lên 9,1 triệu m2/năm. Đối với cơ sở có sử dụng amiăng chrysotile (amiăng trắng) thực hiện chuyển đổi dần việc sử dụng các loại sợi thay thế sợi amiăng chrysotile.

d) Đá xây dựng:

- Tổng công suất thiết kế các cơ sở sản xuất đá xây dựng đến năm 2020 khoảng 2,6 triệu m3/năm.

- Định hướng đầu tư: Việc cấp phép khai thác đá xây dựng phải căn cứ và phù hợp với quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng và quy hoạch khoáng sản của tỉnh. Khuyến khích các cơ sở khai thác, sản xuất đá đầu tư cơ sở cát nghiền hoặc phối hợp liên kết đầu tư với cơ sở sản xuất cát nghiền, gạch không nung nhằm tận dụng nguyên liệu, giảm ô nhiễm môi trường, tăng nguồn vật liệu xây không nung ở địa phương. Nâng cao công tác thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản; không cấp mới, không gia hạn khai thác đối với các khu vực khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường ở chân sườn đồi, núi, dọc theo các tuyến đường Quốc lộ để bảo vệ cảnh quan.

- Các chỉ tiêu quy hoạch:

+ Công nghệ: Dây chuyền công nghệ sản xuất đá xây dựng phải hiện đại, tiên tiến, đồng bộ, bao gồm các thiết bị gia công, sàng, vận chuyển và các thiết bị xử lý môi trường. Phối hợp công nghệ chế biến cốt liệu lớn và cát nghiền. Các cơ sở khai thác cần phải có phương án sử dụng mạt đá để sản xuất các loại vật liệu không nung nhằm tận dụng tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường. Các cơ sở sản xuất đá xây dựng cấp phép mới phải có công suất không nhỏ hơn 100.000 m3/năm.

+ Môi trường: Đảm bảo các yêu cầu về môi trường khu sản xuất và giảm thiểu gây ô nhiễm ra các vùng xung quanh theo quy định của các tiêu chuẩn về môi trường, y tế. Đảm bảo sử dụng hiệu quả tài nguyên, thực hiện hoàn nguyên mỏ theo yêu cầu.

- Phương án quy hoạch đến năm 2020: Điều chỉnh tăng công suất từ 2,087 m3/năm lên khoảng 2,6 triệu m3/năm. Duy trì, gia hạn và nâng công suất một số giấy phép hiện có (nếu đủ điều kiện và còn trữ lượng). Đầu tư mới 02 cơ sở khai thác đá tại xã Xuân Thủy, Phúc Khánh, với công suất dự kiến là 0,2 triệu m3/năm; đầu tư mới 01 cơ sở khai thác đá tại xã Tiêu Sơn, với công suất dự kiến là 0,1 triệu m3/năm; đầu tư mới 01 cơ sở khai thác đá tại xóm Quẽ, xã Thu Cúc, với công suất dự kiến là 0,1 triệu m3/năm; đầu tư mới 01 cơ sở khai thác đá tại xã Trị Quận, với công suất dự kiến là 0,1 triệu m3/năm.

đ) Cát xây dựng:

- Tổng công suất thiết kế các cơ sở khai thác, chế biến cát tự nhiên đến năm 2020 khoảng 3,6 triệu m3/năm; cát nhân tạo đạt công suất tối thiểu 0,3 triệu m3/năm.

- Các chỉ tiêu quy hoạch:

+ Quy mô công suất:

. Đối với khai thác, chế biến cát tự nhiên: Tổng công suất thiết kế của một cơ sở khai thác không nhỏ hơn 10.000 m3/năm.

. Đối với khai thác, chế biến cát nghiền: Tổng công suất thiết kế của một cơ sở khai thác, chế biến không nhỏ hơn 50.000 m3/năm.

+ Công nghệ:

. Đối với khai thác, chế biến cát tự nhiên: Cần có hệ thống xử lý để giảm hàm lượng bùn, bụi, sét có lẫn trong cát; phế thải sinh ra trong quá trình xử lý phải được thu gom, tồn chứa đúng kỹ thuật hoặc tái sử dụng; phải có bãi chứa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

. Đối với khai thác, chế biến cát nghiền: Dây chuyền công nghệ sản xuất cát nghiền phải tiên tiến, đồng bộ, bao gồm các thiết bị gia công, sàng, vận chuyển và các thiết bị xử lý môi trường.

+ Môi trường:

. Đối với các cơ sở khai thác, chế biến cát tự nhiên: Đảm bảo khai thác đúng những vị trí theo quy hoạch và được các cơ quan quản lý cho phép, không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, dòng chảy và không gây sạt lở bờ các dòng sông; xử lý nước thải rửa cát trước khi thải ra môi trường; tại bãi chứa và khi vận chuyển cát, nồng độ phát tán bụi đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường.

. Đối với các cơ sở khai thác, chế biến cát nghiền: Đảm bảo các yêu cầu về môi trường khu sản xuất và giảm thiểu gây ô nhiễm ra các vùng xung quanh theo quy định của các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường và y tế. Đảm bảo sử dụng hiệu quả tài nguyên, thực hiện hoàn nguyên mỏ theo yêu cầu.

- Định hướng đầu tư:

+ Khuyến khích các dự án khai thác cát mịn, tuyển rửa thành cát đạt các tiêu chuẩn để sử dụng trong xây dựng.

+ Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia phát triển sản xuất và sử dụng cát nghiền.

+ Không quy hoạch sử dụng cát tự nhiên khai thác từ sông làm vật liệu san lấp.

+ Việc cấp phép khai thác, sản xuất cát xây dựng phải căn cứ và phù hợp với quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh.

- Phương án đầu tư đến năm 2020:

+ Điều chỉnh công suất của QH-2012 tăng từ 0,8846 m3/năm lên khoảng 3,6 triệu m3/năm; bổ sung một số cở sở sản xuất cát nhân tạo với tổng công suất tối thiểu đạt 0,3 triệu m3/năm.

e) Sứ vệ sinh:

- Công suất thiết kế của cơ sở sản xuất sứ vệ sinh hiện nay đến năm 2020 đạt khoảng 0,5 triệu sản phẩm/năm.

- Định hướng đầu tư:

+ Trước khi cấp phép dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng phải có ý kiến thẩm định về công suất và thời điểm đầu tư bằng văn bản của Bộ Xây dựng.

+ Sản xuất đa dạng các chủng loại sản phẩm, kích thước lớn với những tính năng đặc biệt, có khả năng giảm tiếng ồn, triệt tiêu khả năng bám dính, giảm lượng nước. Nghiên cứu áp dụng những loại men trong đó có men sinh học, sản phẩm phủ men nano để nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Mức tiêu hao nhiệt năng ≤ 3.000 kcal/kg sản phẩm; mức tiêu hao điện năng ≤ 0,55 kWh/kg sản phẩm. Công nghệ tiên tiến, tự động hóa cao, giảm mức tiêu hao nguyên nhiên liệu và ô nhiễm môi trường.

- Phương án cụ thể đến năm 2020: Duy trì công suất cơ sở sản xuất sứ vệ sinh hiện có, tổng công suất đạt 0,5 triệu sản phẩm/năm.

g) Gạch ốp lát:

- Tổng công suất thiết kế các cơ sở sản xuất gạch gốm ốp lát hiện nay đến năm 2020 khoảng 86 triệu m2.

- Định hướng đầu tư:

+ Khuyến khích các cơ sở hiện có đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ hiện đại, đáp ứng được thị trường trong nước, tìm kiếm khai thác thị trường để xuất khẩu sản phẩm. Khi có nhu cầu đầu tư mới, đầu tư mở rộng phải có ý kiến thẩm định về công suất và thời điểm đầu tư bằng văn bản của Bộ Xây dựng.

+ Đầu tư chiều sâu công nghệ các cơ sở hiện có, nhằm mục đích tiết kiệm nguyên nhiên liệu, sử dụng đa dạng các loại nguyên liệu, ứng dụng công nghệ trang trí hiện đại, sản xuất sản phẩm có kích thước lớn, sử dụng nhiều loại men màu.

+ Đối với sản xuất gạch ceramic: Mức tiêu hao nhiệt năng ≤1.600 kcal/kg sản phẩm; mức tiêu hao điện năng ≤ 0,12 kWh/kg sản phẩm. Công nghệ tiên tiến, tự động hóa cao, giảm mức tiêu hao nguyên nhiên liệu và ô nhiễm môi trường.

- Phương án cụ thể đến năm 2020: Duy trì công suất 4 cơ sở sản xuất gạch gốm ốp lát giai đoạn trước, tổng công suất đạt 48 triệu m2/năm. Triển khai xây dựng Nhà máy sản xuất ốp lát Granit cao cấp của Công ty TNHH Thắng Cường tại Cụm công nghiệp Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, công suất thiết kế 8,0 triệu m2/năm đã được Bộ Xây dựng chấp thuận. Đầu tư mở rộng Công ty cổ phần gạch men TASA tại Khu công nghiệp Thụy Vân, thành phố Việt Trì một số dây chuyền sản xuất gạch ốp lát cao cấp Granit có tổng công suất khoảng 24 triệu m2/năm để phục vụ thị trường xuất khẩu; đầu tư mới cơ sở gạch men trang trí tại Khu công nghiệp Thụy Vân, thành phố Việt Trì, công suất thiết kế 0,108 triệu m2/năm.

h) Bê tông:

* Định hướng phát triển:

- Bê tông thương phẩm: Tiếp tục phát triển các trạm trộn bê tông thương phẩm để dần thay thế cho việc chế tạo bê tông bằng phương pháp đơn giản, phân tán, không đảm bảo chất lượng và gây ô nhiễm môi trường tại công trường.

- Bê tông cấu kiện: Thu hút đầu tư các nhà máy sản xuất cấu kiện, bê tông tiền chế đáp ứng yêu cầu thị trường, tạo điều kiện để thực hiện công nghiệp hóa ngành xây dựng.

- Phát triển các loại bê tông, bê tông cường độ cao, bê tông đặc biệt đáp ứng yêu cầu thị trường.

- Phát triển các loại phụ gia cho bê tông nhằm cải thiện điều kiện thi công và nâng cao tính năng cho bê tông.

i) Kính xây dựng:

- Công suất thiết kế của cơ sở gia công sản xuất kính hiện nay đến năm 2020 đạt khoảng 1,5 triệu m2 QTC/năm.

- Định hướng đầu tư:

+ Từ nay đến năm 2020 không đầu tư mới, đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất kính xây dựng thông thường. Đối với các dự án sản xuất kính đặc chủng, chỉ được phép đầu tư khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

+ Khuyến khích các nhà máy nghiên cứu đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ để giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu trong sản xuất; nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường và đầu tư công nghệ gia công sau kính.

k) Khai thác sét gạch ngói:

Với tổng công suất thiết kế gạch nung bằng công nghệ lò Tuynel khoảng 868 triệu viên/năm, tiêu thụ hết khoảng 1,21 triệu m3/năm. Giai đoạn từ nay đến năm 2020 cần khoảng 6,0 triệu m3 đất sét cho sản xuất gạch nung. Để đảm bảo công suất theo quy hoạch, dự kiến nâng cấp công suất khai thác của các mỏ sét gạch ngói đã được cấp phép và cấp mới các mỏ sét gạch ngói để đảm bảo nguồn nguyên liệu hợp pháp, duy trì ổn định sản xuất cho các cơ sở sản xuất.

l) Khai thác cao lanh, fenspat:

- Tổng công suất thiết kế các cơ sở khai thác, chế biến đến năm 2020 khoảng 800 nghìn tấn/năm.

- Công suất các cơ sở khai thác chế biến cao lanh, fenspat đầu tư mới phải có quy mô tối thiểu là 100.000 tấn/năm.

- Định hướng phát triển:

+ Ổn định khai thác, chế biến đối với các cơ sở đã được cấp phép.

+ Đầu tư mới các cơ sở khai thác, chế biến phù hợp với quy hoạch khoáng sản của tỉnh và quy hoạch phân tán nhỏ lẻ được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.

+ Trước mắt tạo điều kiện và khuyến khích xây dựng một số cơ sở chế biến nguyên liệu cho sản xuất gạch gốm ốp lát, sứ và thủy tinh.

+ Khai thác và sử dụng cao lanh, fenspat hợp lý, đúng mục đích nhằm tiết kiệm tài nguyên, mang lại hiệu quả kinh tế và đảm bảo về môi trường.

+ Phải có định hướng mục đích sử dụng cụ thể đối với từng loại nguyên liệu để nâng cao hiệu quả sử dụng và giá trị sản phẩm. Khai thác sử dụng cao lanh, fenspat phải theo quy hoạch.

- Công nghiệp chế biến: Nghiên cứu các quy trình công nghệ chế biến cao lanh và fenspat phù hợp với đặc điểm và nguồn gốc tạo thành của cao lanh và phù hợp với công nghệ khai thác. Tập trung khai thác bằng cơ giới, khai thác sâu hơn nhằm tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu tỷ lệ tổn thất trong khai thác và đảm bảo chất lượng khoáng sản trước khi đưa vào chế biến. Công nghệ chế biến phải đồng bộ, tiên tiến, hiệu suất cao.

m) Gỗ ván ép: Duy trì 04 cơ sở hiện có; tổng công suất các cơ sở sản xuất gỗ ván ép đến năm 2020 đạt khoảng 0,17 triệu m3/năm.

n) Thanh nhôm định hình: Duy trì 01 cơ sở hiện có; công suất cơ sở sản xuất thanh nhôm định hình đến năm 2020 đạt khoảng 0,009 triệu tấn/năm.

o) Men gốm sứ: Giữ nguyên 01 cơ sở sản xuất men gốm sứ theo QH-2012, có công suất 0,01 triệu tấn/năm để kêu gọi thu hút đầu tư, nhằm tận dụng lợi thế nguồn nguyên liệu cao lanh hiện có trên địa bàn tỉnh.

4. Định hướng phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2030:

Giai đoạn 2020-2030 các sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu sẽ được đầu tư phát triển theo những định hướng cơ bản sau:

a) Xi măng:

Đầu tư sản xuất xi măng theo Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nghiên cứu sử dụng phế thải làm nguyên, nhiên liệu cho sản xuất xi măng; nghiên cứu sản xuất các chủng loại xi măng có tính năng đặc biệt, xi măng tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường; nghiên cứu giảm tiêu hao năng lượng, nhiên liệu và nhân công trong sản xuất xi măng.

b) Vật liệu ốp lát và sứ vệ sinh:

Sản xuất các loại gạch gốm ốp lát kích thước lớn, đa dạng về chủng loại, mầu sắc, sản phẩm có khả năng chống mài mòn cao, màu sắc hoa văn trang trí hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Phát triển sản xuất vật liệu ốp lát có tính năng đặc biệt, chống bám bẩn, có khả năng tự làm sạch, ngăn ngừa sự phát triển của rêu mốc, bền màu. Sử dụng các dây chuyền công nghệ đồng bộ, hiện đại, tạo ra sản phẩm gạch ốp lát chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn, tăng tỷ lệ xuất khẩu. Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ sản xuất gạch gốm ốp lát và sứ vệ sinh, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để giảm các mức tiêu hao về nguyên liệu, nhiên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm phát thải vào môi trường. Mở rộng thị trường trong nước và tìm kiếm khai thác thị trường để xuất khẩu sản phẩm.

c) Vật liệu xây, lợp:

Tăng cường sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung, vật liệu nhẹ, vật liệu tiết kiệm năng lượng, vật liệu tái chế. Tăng kích thước và độ rỗng của gạch đất sét nung và sản xuất các loại gạch đất sét nung có giá trị cao. Cải tiến công nghệ gia công, tạo hình và nung để tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu đạt các chỉ tiêu tiêu hao ở mức tiên tiến của thế giới. Phát triển sản xuất các chủng loại vật liệu lợp nhẹ, bền, có khả năng chống nóng, chống ồn, không bị rêu mốc, ăn mòn bởi thời tiết; các loại vật liệu lợp thông minh cho khả năng lấy ánh sáng, sử dụng năng lượng mặt trời. Mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận; không sử dụng amiăng chrysotile (amiăng trắng) để sản xuất tấm lợp xi măng.

d) Đá, cát xây dựng:

Đầu tư các dây chuyền khai thác đá hiện đại, công suất lớn, hiện đại để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, đảm bảo môi trường; phối hợp sản xuất đá xây dựng, sỏi để sản xuất cát nhân tạo.

đ) Bê tông và các loại vật liệu xây dựng khác:

- Hạn chế sử dụng bê tông trộn tại công trình bằng phương pháp thủ công, nhằm đảm bảo chất lượng bê tông và vệ sinh môi trường đô thị. Khuyến khích nghiên cứu phát triển các loại bê tông mới, bê tông mác cao, bê tông cốt thép ứng lực trước, bê tông tự đầm, bê tông có tính năng đặc biệt và các dạng bê tông mới. Tăng cường sử dụng phế thải làm nguyên liệu sản xuất bê tông. Phát triển các loại phụ gia cho bê tông để nâng cao khả năng dễ thi công và các tính năng sử dụng khác. Phát triển sản xuất các loại vật liệu xây dựng khác theo nhu cầu của xã hội.

- Tập trung khai thác bằng cơ giới, khai thác sâu hơn nhằm tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu tỷ lệ tổn thất trong khai thác và đảm bảo chất lượng khoáng sản trước khi đưa vào chế biến. Nghiên cứu các quy trình công nghệ chế biến khoáng sản phù hợp với đặc điểm và nguồn gốc tạo thành của khoáng sản và phù hợp với công nghệ khai thác; công nghệ chế biến phải đồng bộ, tiên tiến, hiệu suất cao.

5. Danh mục các dự án:

Danh mục các cơ sở sản xuất, khai thác, kinh doanh VLXD trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 tại Phụ lục đính kèm theo.

6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch:

a) Về phát triển thị trường:

Trong các giai đoạn tới các doanh nghiệp cần tích cực tham gia các hội thảo, triển lãm, hội chợ quốc tế, ứng dụng công nghệ thông tin để mở rộng thị trường xuất khẩu. Song song với việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm cần luôn nâng cao chất lượng sản phẩm để đạt được các tiêu chuẩn Quốc tế; xây dựng các thương hiệu mạnh cho sản phẩm VLXD Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh phân phối các sản phẩm VLXD mà Phú Thọ không sản xuất, để tránh được hiện tượng khan hiếm hàng hoặc tăng giá.

b) Về quản lý nhà nước:

- Đầu tư cho công tác thăm dò khảo sát các mỏ khoáng sản, đánh giá đầy đủ về chất lượng, trữ lượng để có các căn cứ cấp phép cho các doanh nghiệp đầu tư khai thác sản xuất VLXD; tập trung đầu tư thăm dò bổ sung và thăm dò mới các mỏ đất sét gạch ngói, đá xây dựng, cát xây dựng, cao lanh và felspat; thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác khoáng sản và sử dụng tài nguyên, nhất là đối với đất sét làm gạch ngói, đá và cát xây dựng; quy định về trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, phổ biến quy hoạch và các quy định của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực VLXD cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực VLXD; nâng cao công tác thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản; không cấp mới, không gia hạn khai thác đối với các khu vực khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường ở chân sườn đồi, núi, dọc theo các tuyến đường Quốc lộ để bảo vệ cảnh quan.

- UBND các huyện, thành, thị ban hành lộ trình giảm dần sản xuất gạch xây đất nung bằng công nghệ lò đứng liên tục và lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên địa bàn theo quy hoạch và giám sát chặt chẽ lộ trình do mình ban hành; hàng năm báo cáo UBND tỉnh thông qua Sở Xây dựng.

- Tích cực tuyên truyền, kêu gọi đầu tư nhằm thu hút các dự án đầu tư sản xuất VLXD trên địa bàn theo quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư và vận hành khai thác.

c) Về huy động nguồn vốn:

Tập trung nguồn lực cho đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ, sử dụng công nghệ không gây ô nhiễm môi trường, mở rộng sản xuất tại các cơ sở hiện có; thực hiện chính sách hỗ trợ sau đầu tư cho các doanh nghiệp, như xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện nước cho các lĩnh vực sản xuất VLXD tỉnh có lợi thế, có thị trường tiêu thụ tốt như: Gạch nung, gạch không nung, gạch gốm ốp lát và cát xây dựng,…

d) Về phát triển nguồn nhân lực:

Đẩy mạnh công tác đào tạo công nhân lành nghề. Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề trong đó chú trọng đào tạo cho người lao động ngay tại các cơ sở sản xuất. Các doanh nghiệp cần có chính sách đãi ngộ cho cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao.

đ) Về bảo vệ môi trường, công nghệ; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên:

- Các dự án đầu tư mới phải lựa chọn công nghệ tiên tiến và bố trí vào các Khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch để có phương án xử lý ô nhiễm về bụi, tiếng ồn và chất thải; khuyến khích đầu tư chế biến cát nghiền nhân tạo để làm vật liệu xây dựng; khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất các chủng loại vật liệu xây không nung theo quy hoạch để dần thay thế gạch đất sét nung trong xây dựng; nâng mức phí bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên với việc khai thác đất sét sản xuất gạch.

- Khuyến khích nghiên cứu các đề tài khoa học sử dụng các vật liệu dư thừa, phế thải của các ngành công nghiệp khác làm VLXD.

- Nghiên cứu các quy trình công nghệ chế biến khoáng sản phù hợp với đặc điểm và nguồn gốc tạo thành của khoáng sản và phù hợp với công nghệ khai thác; tập trung khai thác bằng cơ giới, khai thác sâu hơn, khai thác đúng thiết kế nhằm tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu tỷ lệ tổn thất trong khai thác và đảm bảo chất lượng khoáng sản trước khi đưa vào chế biến. Công nghệ chế biến phải đồng bộ, tiên tiến, hiệu suất cao.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Xây dựng:

- Tổ chức công bố Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 sau khi được UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn các địa phương triển khai phát triển sản xuất vật liệu xây dựng theo định hướng quy hoạch; giám sát, kiểm tra tình hình triển khai các nội dung của Quy hoạch, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh, Bộ Xây dựng. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc cấp phép hoạt động khoáng sản theo các quy hoạch được duyệt và theo quy định của pháp luật.

3. Sở Công Thương:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, các hoạt động triển lãm hàng hoá, hội chợ về VLXD nhằm giúp các doanh nghiệp khai thác thị trường trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội giao lưu, học tập kinh nghiệm.

- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc lưu thông hàng hóa VLXD của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa VLXD như cát, sỏi, đá, gạch nung, gạch không nung... trên địa bàn tỉnh; yêu cầu các bến bãi, cửa hàng buôn bán VLXD phải niêm yết công khai giá bán các loại VLXD (đặc biệt là cát, sỏi) tại nơi bán để các cơ quan quản lý nhà nước và người dân giám sát, chống việc đầu cơ để tăng giá. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

4. Sở Giao thông vận tải:

- Chủ trì, phối hợp cùng các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị tổ chức thực hiện quy hoạch giao thông đã được UBND tỉnh phê duyệt, đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng hệ thống đường bộ, đường thủy nội địa, bến bãi tập kết VLXD, để đáp ứng nhu cầu vận chuyển, cung cấp đối với các khu vực có nhu cầu VLXD lớn.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị tổ chức quản lý giao thông đường thủy nội địa của tỉnh.

5. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Tổ chức các hoạt động khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, giới thiệu và phổ biến công nghệ hiện đại trong nước và trên thế giới.

- Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh hỗ trợ đầu tư cho các dự án sản xuất gạch không nung có trong quy hoạch phát triển VLXD và được UBND tỉnh cho phép đầu tư (đơn vị được hỗ trợ phải thực hiện đầy đủ các thủ tục về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường,….).

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Nghiên cứu chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các dự án đầu tư về VLXD trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đúng tiến độ xây dựng công trình.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh về các dự án sản xuất VLXD theo quy hoạch phát triển VLXD của tỉnh.

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan bố trí các khoản mục trong vốn đầu tư của tỉnh để đầu tư thăm dò, khảo sát điều tra cơ bản các khoáng sản có triển vọng, từ đó có thể thu hút đầu tư hoặc đấu thầu cấp quyền khai thác.

7. Sở Tài chính:

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan theo chức năng trong việc quản lý nhà nước đối với việc đầu tư, sản xuất, kinh doanh và sử dụng VLXD trong các công trình xây dựng, đặc biệt đối với các công trình, dự án sử dụng vốn ngân sách.

- Đề xuất cơ chế tài chính hợp lý nhằm khuyến khích phát triển loại sản phẩm, công nghệ sản xuất VLXD phù hợp chính sách phát triển của tỉnh.

8. UBND các huyện, thành, thị:

- Phối hợp cùng Sở Xây dựng và các Sở, ngành có liên quan trong việc quản lý các cơ sở sản xuất VLXD, các mỏ khoáng sản làm VLXD thông thường và thực hiện đúng quy hoạch phát triển VLXD trên địa bàn.

- Có trách nhiệm quản lý thống kê, theo dõi hoạt động của các doanh nghiệp khai thác và sản xuất VLXD thông thường trên địa bàn, báo cáo về Sở Xây dựng theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan xây dựng lộ trình cụ thể giảm dần sản xuất gạch xây đất nung bằng công nghệ lò đứng liên tục và lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên địa bàn huyện mình quản lý theo đúng lộ trình quy định tại quy hoạch này.

- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh VLXD trên địa bàn thực hiện ngay việc chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa VLXD (đặc biệt là các sản phẩm hàng hóa VLXD như cát, sỏi, đá, gạch nung, gạch không nung,...) do mình sản xuất, kinh doanh. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh VLXD thông thường. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

- Thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, các nhân thực hiện lộ trình giảm dần sản xuất và hạn chế sử dụng gạch đất sét nung; tăng cường sản xuất gạch không nung theo quy hoạch và tích cực sử dụng vật liệu xây không nung trong công trình xây dựng.

9. Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư sản xuất VLXD và khai thác khoáng sản:

- Thực hiện đúng nghĩa vụ trong sản xuất, kinh doanh VLXD và khai thác khoáng sản theo quy định và thực hiện đầu tư theo quy hoạch. Nghiên cứu áp dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại thân thiện với môi trường trong hoạt động khai thác, sản xuất VLXD.

- Có biện pháp cải thiện, nâng cấp hạ tầng giao thông tại các khu vực hoạt động của đơn vị.

- Báo cáo bằng văn bản về tình hình sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, môi trường của đơn vị đối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Chủ các cơ sở sản xuất gạch xây đất nung bằng công nghệ lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch thực hiện đúng lộ trình giảm dần sản xuất gạch xây đất nung theo kế hoạch của địa phương và của tỉnh; các bến bãi, cửa hàng buôn bán VLXD phải niêm yết công khai giá bán các loại VLXD (đặc biệt là cát, sỏi,…) tại nơi bán để các cơ quan quản lý nhà nước và người dân giám sát, chống việc đầu cơ để tăng giá.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 10/01/2018 và thay thế Quyết định số 12/2012/QĐ-UBND ngày 26/3/2012 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2020.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Bộ Xây dựng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Website Chính phủ;
- Cục KT VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- TT TU, TT HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- CT, các PCT;
- Công báo tỉnh;
- CV: NCTH;
- Các PCVP;
- Lưu: VT, KT6(02).(Tr-80b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Bùi Minh Châu

 

PHỤ LỤC:

TỔNG HỢP DANH MỤC CÁC CƠ S Ở SẢN XUẤT, KHAI THÁC, KINH DOANH VLXD TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 35 /2017/QĐ-UBND ngày 29 /12/2017 của UBND tỉnh Phú Thọ)

Stt

Tên cơ sở sản xuất

Đơn vị

Địa điểm đầu tư

Công suất

Nhu cầu sử dụng đất (ha)

Ghi chú

 

 

 

I. XI MĂNG

Triệu tấn /năm

 

3,01

 

 

 

1

Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ

''

Thanh Ba

0,35

20

Đã đầu tư

 

2

Công ty cổ phần Xi măng Sông Thao

''

Thanh Ba

1,51

30

Đã đầu tư

 

3

Công ty cổ phần phát triển Hùng Vương

''

Khu CN Thụy Vân, Việt Trì

1,15

3

Đã đầu tư

 

II. VẬT LIỆU XÂY

Triệu viên QTC/năm

 

868

 

Gạch đất sét nung

 

 

772

 

Gạch không nung

 

II.1. Huyện Phù Ninh

 

A. Gạch đất sét nung

 

 

40

 

 

 

1

Công ty CP gốm XD Phong Châu

''

Xã Tử Đà

10

0,8

Công nghệ Lò Tuynel

 

2

Cơ sở SX gạch Tuynel

''

Xã Hạ Giáp

15

 

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

3

Cơ sở SX gạch Tuynel

''

Xã An Đạo

15

 

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

B. Gạch không nung

 

 

45

 

 

 

1

Cơ sở SX gạch không nung

''

Huyện Phù Ninh

45

 

Gạch bê tông xi măng cốt liệu (đầu tư mới)

 

II.2. Huyện Thanh Thủy

 

A. Gạch đất sét nung

 

 

95

 

 

 

1

Công ty cổ phần gạch ngói Sông Đà

''

Khu 8, xã Yến Mao

30

1,6

Công nghệ Lò Tuynel

 

2

Nhà máy gạch Tuynel Thanh Phương

''

Khu 4, xã Tân Phương

10

0,7

Công nghệ Lò Tuynel

 

3

Công ty cổ phần SXVLXD Đại Phúc

''

Khu 6, xã Xuân Lộc

25

0,9

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

4

Doanh nghiệp tư nhân Phúc Hưng

''

Xã Hoàng Xá

10

1,2

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

5

Công ty TNHH TM Đào Xá

''

Xã Đào Xá

10

1,4

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

6

Công ty cổ phần xây dựng và TM Đại Quang

''

Xã Đào Xá

10

2,5

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

B. Gạch không nung

 

 

32

 

 

 

1

Công ty cổ phần 3D

''

Cụm công nghiệp Hoàng Xá

7

1

Gạch bê tông xi măng cốt liệu

 

2

Cơ sở SX gạch không nung

''

Huyện Thanh Thủy

25

 

Gạch bê tông xi măng cốt liệu (đầu tư mới)

 

II.3. Huyện Hạ Hòa

 

A. Gạch đất sét nung

 

 

49

 

 

 

1

Nhà máy gạch tuynel Hạ Hòa

''

xã Phụ Khánh

20

1

Công nghệ Lò Tuynel

 

2

Cơ sở SX gạch Tuynel

''

Xã Liên Phương

17

 

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

3

Cơ sở SX gạch Tuynel

''

Xã Liên Phương

12

 

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

B. Gạch không nung

''

 

34

 

 

 

1

Công ty TNHH Khánh An Phú Thọ

''

Xã Ấm Hạ

14

2

Gạch bê tông xi măng cốt liệu

 

2

Cơ sở SX gạch không nung

''

Huyện Hạ Hòa

20

 

Gạch bê tông xi măng cốt liệu (đầu tư mới)

 

II.4. Thị xã Phú Thọ

 

A. Gạch đất sét nung

 

 

20

 

 

 

1

Công ty Cổ phần Hà Thạch

''

Xã Hà Thạch

20

2,6

Công nghệ Lò Tuynel

 

B. Gạch không nung

 

 

40

 

 

 

1

Cơ sở SX gạch không nung

''

Thị xã Phú Thọ

40

 

Gạch bê tông xi măng cốt liệu (đầu tư mới)

 

II.5. Huyện Tam Nông

 

A. Gạch đất sét nung

 

 

87

 

 

 

1

Xí nghiệp gạch Tuynel Hương Nộn

''

Xã Hương Nộn

7

1,8

Công nghệ Lò Tuynel

 

2

Công ty cổ phần xây dựng Tài Chính

''

Xã Quang Húc

30

2

Công nghệ Lò Tuynel

 

3

Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Vĩnh Thịnh

''

Xã Thượng Nông

20

2

Công nghệ Lò Tuynel

 

4

Công ty cổ phần gốm xây dựng Ba Triệu

''

Xã Cổ Tiết

20

3

Công nghệ Lò Tuynel

 

5

Nhà máy gạch Tuynel Thanh Uyên

''

Xã Thanh Uyên

10

2

Công nghệ Lò Tuynel

 

B. Gạch không nung

 

 

40

 

 

 

1

Cơ sở SX gạch không nung

''

Huyện Tam Nông

40

 

Gạch bê tông xi măng cốt liệu (đầu tư mới)

 

II.6. Thành phố Việt Trì

 

A. Gạch đất sét nung

 

 

20

 

 

 

1

Công ty Cổ phần đầu tư XD & PT Phú Thọ - Xí nghiệp gạch Minh Khai

''

Khu Trung Phương, P Minh Phương

10

1,6

Khi thực hiện QHC thành phố Việt Trì sẽ phải chấm dứt hoạt động

 

2

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Nội Thành

''

Thành phố Việt Trì

10

1,5

Công nghệ Lò Tuynel

 

B. Gạch không nung

 

 

282

 

 

 

1

Công ty TNHH MTV An Thái

''

Khu CN Thụy Vân, TP Việt Trì

210

3

Gạch AAC

 

2

Công ty TNHH Nam Việt Phú Thọ

''

P. Dữu Lâu, TP Việt Trì

7

0,5

Gạch bê tông xi măng cốt liệu

 

3

Công ty CP ĐT XD VINA STAR

''

Cụm CN Bạch Hạc, TP. Việt Trì

30

1,2

Gạch bê tông xi măng cốt liệu

 

4

Cơ sở SX gạch không nung

''

Thành phố Việt Trì

35

 

Gạch bê tông xi măng cốt liệu (đầu tư mới)

 

II.7. Huyện Cẩm Khê

 

A. Gạch đất sét nung

 

 

157

 

 

 

1

Doanh nghiệp tư nhân Quyết Thắng

''

Thị trấn Sông Thao

20

1,2

Công nghệ Lò Tuynel

 

2

Nhà máy gạch Tuynel Hoàng Việt

''

Xã Phùng Xá

20

0,8

Công nghệ Lò Tuynel

 

3

Công ty TNHH Thuận Thắng

''

Xã Phú Khê

10

1,8

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

4

Công ty TNHH Hoa Mai

''

Khu Đồng Ré, xã Sơn Nga

10

1,5

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

5

Công ty TNHH Vân Trang

''

Xã Yên Dưỡng

10

1,1

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

6

Công ty TNHH Khánh Duy

''

Khu Thưa Lưới, xã Văn Khúc và khu Đồng Hóc, xã Hiền Đa

10

0,9

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

7

Công ty TNHH Thiên An

''

Xã Tình Cương

10

1,9

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

8

Doanh nghiệp tư nhân Sinh Lan

''

Thị trấn Sông Thao

10

3,2

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

9

Công ty TNHH Thái Hoàng

''

Xã Hương Lung

10

0,9

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

10

Doanh nghiệp tư nhân Thanh Hòa

''

Xã Tiên Lương

12

1,2

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

11

Công ty TNHH MTV gạch Minh Sơn

''

Xã Đồng Lương

20

2,3

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

12

Cơ sở SX gạch Tuynel

''

Xã Sơn Tình

15

2

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

B. Gạch không nung

 

 

30

 

 

 

1

Cơ sở SX gạch không nung

''

Huyện Cẩm Khê

30

 

Gạch bê tông xi măng cốt liệu (đầu tư mới)

 

II.8. Huyện Lâm Thao

 

A. Gạch đất sét nung

 

 

155

 

 

 

1

Công ty TNHH thương mại Chiến Thắng

''

Xã Vĩnh Lại

18

4,2

Công nghệ Lò Tuynel

 

2

Công ty CP đầu tư xây dựng Bắc Á

''

Xã Sơn Vi

18

2,1

Công nghệ Lò Tuynel

 

3

Công ty cổ phần Kiến Thành

''

Xã Cao Xá

5

 

Công nghệ Lò Tuynel

 

4

Công ty cổ phần xây dựng vận tải và thương mại Đại Dương

''

Xã Tứ Xã

10

2

Công nghệ Lò Tuynel

 

5

Công ty TNHH Hải Dũng

''

Xã Xuân Huy

10

1,2

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

6

Công ty cổ phần đầu tư phát triển Quỳnh Lâm

''

Xã Bản Nguyên

12

2

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

7

Cơ sở SX gạch Tuynel

''

Xã Vĩnh lại

82

 

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

B. Gạch không nung

 

 

87

 

 

 

1

Công ty CP Thượng Long

''

Huyện Lâm Thao

37

2,5

Gạch bê tông xi măng cốt liệu

 

2

Công ty TNHH Vạn Phát Phú Thọ

''

Xã Cao Xá

25

1,9

Sản xuất, kinh doanh VLXD (đầu tư mới)

 

3

Công ty TNHH MTV VLKN Lâm Việt

''

Cụm công nghiệp Hợp Hải

25

1,8

Gạch bê tông xi măng cốt liệu (đầu tư mới)

 

II.9. Huyện Yên Lập

 

A. Gạch đất sét nung

 

 

10

 

 

 

1

Công ty TNHH MTV Phúc Thành

''

Xã Lương Sơn

10

1,2

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

B. Gạch không nung

 

 

44

 

 

 

1

Công ty TNHH Tân Hoàng Gia Yên Lập

''

Xã Hưng Long

14

1,6

Gạch bê tông xi măng cốt liệu (đầu tư mới)

 

2

Cơ sở SX gạch không nung

''

Huyện Yên Lập

30

 

Gạch bê tông xi măng cốt liệu (đầu tư mới)

 

II.10. Huyện Đoan Hùng

 

A. Gạch đất sét nung

 

 

47

 

 

 

1

Công ty cổ phần gạch Yên Bình

''

xã Tiêu Sơn

40

2,5

Công nghệ Lò Tuynel

 

2

Công ty TNHH Phú Giang

''

Thị Trấn Đoan Hùng

7

0,6

Công nghệ Lò Tuynel

 

B. Gạch không nung

 

 

30

 

 

 

1

Cơ sở SX gạch không nung

''

Huyện Đoan Hùng

30

 

Gạch bê tông xi măng cốt liệu (đầu tư mới)

 

II.11. Huyện Thanh Sơn

 

A. Gạch đất sét nung

 

 

110

 

 

 

1

Công ty TNHH Hoàng Việt - Nhà máy gạch Tuynel Thanh Sơn

''

Xóm Chanh, xã Sơn Hùng

10

2

Công nghệ Lò Tuynel

 

2

Cơ sở SX gạch Tuynel

''

Xã Tinh Nhuệ

15

 

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

3

Công ty CP Bảo Sơn

''

Khu Bãi San, xã Yên Lãng

20

3,2

Công nghệ Lò Tuynel

 

4

Công ty CP XDTM Quang Trung

''

Khu Việt Tiến, xã Địch Quả

15

0,8

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

5

Công ty TNHH gạch Võ Miếu

''

xóm Hà Biên, xã Võ Miếu

10

0,9

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

6

Doanh nghiệp tư nhân Đức Thạch

''

Xã Thạch Khoán

10

1

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

7

Cơ sở SX gạch Tuynel

''

Xã Thắng Sơn

10

 

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

8

Cơ sở SX gạch Tuynel

''

Xã Yên Sơn

20

 

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

B. Gạch không nung

 

 

20

 

 

 

1

Cơ sở SX gạch không nung

''

Huyện Thanh Sơn

20

1,5

Gạch bê tông xi măng cốt liệu (đầu tư mới)

 

II.12. Huyện Tân Sơn

 

A. Gạch đất sét nung

 

 

20

 

 

 

1

Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Thịnh

''

Xã Thạch Kiệt

20

3,8

Công nghệ Lò Tuynel

 

B. Gạch không nung

 

 

41

 

 

 

1

Công ty TNHH Trường Giang

''

Huyện Tân Sơn

8

0,9

Gạch bê tông xi măng cốt liệu (đầu tư mới)

 

2

DNTN Long Dương

''

Huyện Tân Sơn

12

1

Gạch bê tông xi măng cốt liệu

 

3

Cơ sở SX gạch không nung

''

Huyện Tân Sơn

21

 

Gạch bê tông xi măng cốt liệu (đầu tư mới)

 

II.13. Huyện Thanh Ba

 

A. Gạch đất sét nung

 

 

85

 

 

 

1

Công ty cổ phần gốm sứ Haceco

''

Xã Vũ Yển

20

2,1

Công nghệ Lò Tuynel

 

2

Cơ sở SX gạch Tuynel

''

Huyện Thanh Ba

20

2

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

3

Công ty cổ phần Hoàng Gia

''

Khu 3, xã Yển Khê

30

3,1

Công nghệ Lò Tuynel

 

4

Công ty TNHH MTV Chí Hưng

''

Xã Lương Lỗ

15

1,9

Công nghệ Lò Tuynel (đầu tư mới)

 

B. Gạch không nung

 

 

47

 

 

 

1

Công ty TNHH Nguyên Bình

''

Xã Ninh Dân, huyện Thanh Ba

7

1,2

Gạch bê tông xi măng cốt liệu

 

2

Cơ sở SX gạch không nung

''

Huyện Thanh Ba

40

 

Gạch bê tông xi măng cốt liệu (đầu tư mới)

 

III. VẬT LIỆU LỢP

Triệu m2/năm

 

9,1

 

 

 

1

Nhà máy tấm lợp Đông Anh- ĐH

''

Huyện Đoan Hùng

5

 

Tấm lợp amiăng xi măng

 

2

Công ty CP Takao Việt Nam

''

KCN Trung Hà

0,5

 

Ngói màu không nung

 

3

Công ty TNHH thương mại và xây dựng Ngọc Tuệ

''

KCN Thụy Vân

3,6

 

Tấm lợp kim loại

 

IV. ĐÁ XÂY DỰNG

Triệu m3/năm

 

2,634

 

 

 

IV.1. Huyện Tân Sơn

0,24

 

 

 

1

Công ty TNHH ĐT& TM Trần Phú

''

Mỏ đá xóm Giác, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn

0,1

2,8

Đã đầu tư

 

2

Công ty CP KS Tân Ngọc Minh

''

Đôlômit Gò Đầm, khu 2, xã Thu Ngạc, huyện Tân Sơn

0,04

4,68

Đã đầu tư

 

3

Đầu tư mới cơ sở khai thác

''

xã Thu Cúc

0,1

5

Đầu tư mới

 

IV.2. Huyện Thanh Sơn

0,77

 

 

 

1

Công ty CPKT và chế biến đá Cự Đồng

''

Mỏ đá Yên Lương, huyện Thanh Sơn

0,045

7,89

Đã đầu tư

 

2

Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường

''

Mỏ đá Kẹm Hem, xóm Kẹm Hem, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn

0,05

4,82

Đã đầu tư

 

3

Xí nghiệp Liên Hợp

''

Mỏ đá Kẹm Hem, xóm Kẹm Hem, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn

0,1

5,04

Đã đầu tư

 

4

Công ty CP xây dựng Thành Công

''

Mỏ đá Hang Nước, xóm Lèo, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn

0,2

5,2

Đã đầu tư

 

5

Công ty TNHH phát triển Hùng Vương

''

Mỏ đá Hang Moong, xóm Khoang, Hương Cần, Thanh Sơn

0,1

12

Đã đầu tư

 

6

Công ty CPXD và cơ khí Phương Nam

''

Mỏ đá xã Yên Lương - huyện Thanh Sơn

0,1

12,65

Đã đầu tư

 

7

Công ty CP thi công cơ gới chiến Thắng

''

Mỏ đá Yên Lãng, huyện Thanh Sơn

0,1

11,8

Đã đầu tư

 

8

Công ty CP Núi Hùng

''

Mỏ đá xóm lèo,xã Hương Cần, H. Thanh Sơn

0,05

2,8

Đã đầu tư

 

9

Công ty CP Tân Phát

''

Mỏ đá đồi Hem, xóm Hem và Trồng Bàn khu Lịch 1 xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn

0,025

16

Đã đầu tư

 

IV.3. Huyện Yên Lập

1,219

 

 

 

1

Công ty CPKS Phú Thọ

Mỏ đá Hang Đùng, xã Ngọc Lập, H Yên Lập

0,1

10,4

Đã đầu tư

 

2

Công ty TNHH xây dựng Tự Lập Phú Thọ

''

Mỏ Đá Hang Nắng, Ngọc Lập, Huyện Yên Lập

0,25

9,98

Đã đầu tư

 

3

Công ty TNHH Thắng Lợi

''

Mỏ đá Mèo Gù, xã Phúc Khánh, H Yên Lập

0,1

1,9

Đã đầu tư

 

4

Công ty cổ phần xây dựng Đức Anh

''

Đông nam núi Hang Chuột, xã Phúc Khánh, H Yên Lập

0,15

8,4

Đã đầu tư

 

5

Công ty CP Đạt Hưng

''

Mỏ đá xóm Giường, khu Quang Tiến, Xã Ngọc Lập, huyện Yên Lập

0,2

4

Đã đầu tư

 

6

Công Ty TNHH Đầu tư thương mại Trung Anh

''

Mỏ đá Tây Hang Chuột, xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập

0,07

2,35

Đã đầu tư

 

7

Công ty CP XD và khai thác đá Mỹ Lung

''

Mỏ đá Nhà xe, xã Mỹ Lung và Mỹ Lương, H. Yên Lập

0,049

9,75

Đã đầu tư

 

8

Công Ty TNHH Thu Hải

''

Mỏ đá hang Đùng 1, xã Ngọc Lập, H Yên Lập

0,1

7,3

Đã đầu tư

 

9

Đầu tư mới các cơ sở khai thác

''

Xã Xuân Thủy, Phúc Khánh

0,2

10

Đầu tư mới

 

IV.4. Huyện Đoan Hùng

0,21

 

 

 

1

Công ty TNHH Việt Thái

''

Mỏ đá Gò Thanh, xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng

0,01

4,3

Đã đầu tư

 

2

Công ty TNHH Nam Quyền

''

Mỏ đá khu Lũ 2, Chí Đám, H. Đoan Hùng

0,03

12,3

Đã đầu tư

 

3

Công ty CP Xây dựng và cơ giới Vạn Thắng

''

Mỏ đá Núi Hin, xã Phú Thứ, huyện Đoan Hùng

0,03

3,62

Đã đầu tư

 

4

Công ty TNHH Hương Linh

''

Mỏ đá xã Tiêu Sơn, huyện Đoan Hùng

0,04

2,8

Đã đầu tư

 

5

Đầu tư mới cơ sở khai thác

''

Mỏ đá xã Tiêu Sơn, huyện Đoan Hùng

0,1

3,0

Đầu tư mới

 

IV.5. Huyện Phù Ninh

0,145

 

 

 

1

Công ty TNHH xây dựng Tự Lập

''

Mỏ đá Trị Quận, xã Trị Quận, huyện Phù Ninh

0,045

4,22

Đã đầu tư

 

2

Đầu tư mới cơ sở khai thác

 

xã Trị Quận

0,1

6

Đầu tư mới

 

IV.6. Huyện Tam Nông

0,05

 

 

 

1

Công ty CPTM và DV Phú Đức

''

Xã Thọ Văn, Dị Nậu, huyện Tam Nông

0,05

27,58

Đã đầu tư

 

V. CÁT XÂY DỰNG

Triệu m3/năm

 

3,6

 

Cát tự nhiên

 

 

0,3

 

Cát nhân tạo

 

V.1. Thành phố Việt Trì

0,315

 

 

 

1

Công ty TNHH Cát Vàng

''

Mỏ cát sỏi sông Lô tại bãi Soi Dầu, phường Dữu Lâu và xã Trưng Vương, TP Việt Trì

0,045

15.184

Đã đầu tư

 

2

Công ty TNHH Cao Lâm Phú Thọ

''

Cát sông Hồng thuộc phường Bạch Hạc, TP Việt trì

0,02

12,86

Đã đầu tư

 

3

Cơ sở khai thác cát

''

Cát sông Hồng thuộc phường Bến Gót, Dữu Lâu và các xã Minh Nông, Tân Đức, TP Việt Trì

0,2

 

Đầu tư mới

 

4

Cơ sở khai thác cát

''

Cát sông Lô thuộc xã Sông Lô, thành phố Việt Trì

0,05

 

Đầu tư mới

 

V.2. Huyện Đoan Hùng

0,39

 

 

 

1

Công ty CP đầu tư và Phát triển Phúc Thịnh

''

Mỏ cát lòng sông Chảy các xã Chí Đám, Vân Du, Hùng Quan, Phương Chung, Phong Phú, TT Đoan Hùng

0,045

52,75

Đã đầu tư

 

2

Công ty TNHH Khai thác KS Hưng Thịnh

''

Cát sông Chảy thuộc các xã Nghinh Xuyên, Hùng Quan, Quê Lâm, Phương Chung, Đoan Hùng

0,045

68,89

Đã đầu tư

 

3

Công ty CP Trường Thành

''

Cát sông Lô, Chí Đám, Đoan Hùng

0,02

12,24

Đã đầu tư

 

4

Cty cổ phần vật tư và xây dựng đô thị Phú Thọ

''

Cát sông Chảy thuộc các xã Đông Khê và Nghinh Xuyên, huyện Đoan Hùng

0,03

15,05

Đã đầu tư

 

5

Cơ sở khai thác cát

''

Cát sông Lô thuộc các xã Hữu Đô, Chí Đám, TT Đoan Hùng, Đại Nghĩa, Phú Thứ, Sóc Đăng, Hùng Long, Vụ Quang

0,2

 

Đầu tư mới

 

6

Đầu tư cơ sở sản xuất cát nhân tạo

''

Huyện Đoan Hùng

0,05

 

Đầu tư mới

 

V.3. Huyện Lâm Thao

0,433

 

 

 

1

Công ty cổ phần đầu tư phát triển khoáng sản Phú Đức

''

Mỏ cát sông Hồng xã Vĩnh Lại, H Lâm Thao

0,049

25,6

Đã đầu tư

 

2

Công ty CP Thống Nhất

''

Mỏ cát Cao Xá, Lâm Thao

0,05

16

Đã đầu tư

 

3

Công ty TNHH Huyền Đức

''

Mỏ cát sông xã Thạch Sơn, H. Lâm Thao

0,049

18,71

Đã đầu tư

 

4

Công ty CP đầu tư Sài gòn DEP

''

Cát Sông Hồng xã Vĩnh Lại, H. Lâm Thao

0,04

19,9

Đã đầu tư

 

5

Công ty TNHH Việt Châu

''

Mỏ cát sông xã Hợp Hải, huyện Lâm Thao; xã Tam Cường, huyện Tam Nông

0,045

42,66

Đã đầu tư

 

6

Cơ sở khai thác cát

''

Cát Sông Hồng thuộc các xã Vĩnh Lại, Bản Nguyên, Cao Xá, Kinh Kệ, Hợp Hải, Thạch Sơn, Xuân Huy, TT Lâm Thao

0,2

 

Đầu tư mới

 

V.4. Huyện Tam Nông

0,21

 

 

 

1

Công ty TNHH Trung Thành

''

Mỏ cát sỏi lòng sông Bứa, Tề Lễ, Quang Húc, Tam Nông

0,03

17,93

Đã đầu tư

 

2

Công ty TNHH Tiến Nga

''

Mỏ cát sông Đà Tam Nông

0,03

32,9

Đã đầu tư

 

3

Cơ sở khai thác cát

''

Mỏ cát sỏi lòng sông Hồng, xã Thanh Uyên, Hiền Quan, Vực Trường, huyện Tam Nông và xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ

0,1

 

Đầu tư mới

 

4

Đầu tư cơ sở sản xuất cát nhân tạo

''

Huyện Tam Nông

0,05

 

Đầu tư mới

 

V.5. Huyện Thanh Thủy

0,498

 

 

 

1

Công ty CP XD TM và Dịch vụ Phú Đức

''

Mỏ cát sông Đà, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy

0,049

30,1

Đã đầu tư

 

2

Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Phùng Hải

''

Mỏ cát lòng sông Đà -Đồng Luận, Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy

0,049

31,36

Đã đầu tư

 

3

Cơ sở khai thác cát

''

Mỏ cát sông Đà thuộc các xã Xuân Lộc, Đoan Hạ, Thạch Đồng, Tân Phương, Phượng Mao, Bảo Yên, Đoan Hạ, Đồng Luận, Trung Nghĩa, Yến Mao, Tu Vũ

0,4

 

Đầu tư mới

 

V.6. Huyện Cẩm Khê

0,28

 

 

 

1

Công ty TNHH Tiến Cường

''

Mỏ cát sông Hồng, Cẩm Khê

0,04

24,75

Đã đầu tư

 

2

Công ty TNHH Anh Khoa

''

Mỏ cát sông Hồng xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê

0,02

26

Đã đầu tư

 

3

Công ty TNHH Trường Xuân

''

Mỏ cát sông Hồng, xã Tình Cương, huyện Cẩm Khê

0,02

18,9

Đã đầu tư

 

4

Cơ sở khai thác cát

''

Mỏ cát sông Hồng thuộc các xã Phùng Xá, Phương Xá, Sơn Nga, Sai Nga, Tuy Lộc, Yên Tập, Tình Cương, Hiền Đa, Cát Trù, Đồng Lương, Điêu Lương, Phú Lạc, Phú Khê, TT Sông Thao

0,2

 

Đầu tư mới

 

V.7. Huyện Thanh Sơn

0,185

 

 

 

1

Công ty TNHH xây dựng Tân Tiến

''

Mỏ cát sông Bứa các xã Võ Miếu, Địch Quả,Thục Luyện, Sơn Hùng và Thị trấn Thanh Sơn

0,045

55,14

Đã đầu tư

 

2

Công ty TNHH khai thác cát sỏi Lưu Thịnh Châu

''

Cát sông Đà xã Lương Nha

0,045

33,1

Đã đầu tư

 

3

Công ty CP đầu tư và XD thương mại Phương Đông

''

Cát sông Đà, Lương Nha, Tinh Nhuệ

0,045

20

Đã đầu tư

 

4

Đầu tư cơ sở sản xuất cát nhân tạo

''

Huyện Thanh Sơn

0,05

 

Đầu tư mới

 

V.8. Huyện Phù Ninh

0,288

 

 

 

1

Công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn

''

Mỏ cát sông Lô xã Tử Đà

0,04

36,5

Đã đầu tư

 

2

Công ty CP Xây lắp và Cơ khí Phương Nam

''

Cát sông Lô, thuộc xã Trị Quận, Hạ Giáp, Tiên Du

0,048

34,5

Đã đầu tư

 

3

Cơ sở khai thác cát

''

Mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc các xã Phú Mỹ, Trị Quận, Tiên Du, An Đạo, Bình Bộ, Vĩnh Phú

0,15

 

Đầu tư mới

 

4

Đầu tư cơ sở sản xuất cát nhân tạo

''

Huyện Phù Ninh

0,05

 

Đầu tư mới

 

V.9. Huyện Hạ Hòa

0,21

 

 

 

1

Công ty TNHH Thái Hưng Anh

''

Cát sông Hồng thị trấn Hạ Hòa

0,01

6,26

Đã đầu tư

 

2

Cơ sở khai thác cát

''

Mỏ cát lòng sông Hồng thuộc các xã Vụ Cầu, Lâm Lợi, Phụ Khánh, Hậu Bổng, Liên Phương, Đan Thượng, Động Lâm, Minh Côi, Lệnh Khanh và thị trấn Hạ Hòa

0,2

 

Đầu tư mới

 

V.10. Huyện Thanh Ba

0,07

 

 

 

1

Đầu tư mới một số cơ sở

''

Mỏ cát lòng sông Hồng thuộc các xã Lương Lỗ, Chí Tiên, Hoàng Cương

0,07

 

Đầu tư mới

 

V.11. Huyện Tân Sơn

0,099

 

 

 

1

Cơ sở khai thác cát

''

Cát, sỏi sông Bứa thuộc các xã Tân Phú, Mỹ thuận, Minh Đài, Văn Luông

0,049

76

Đầu tư mới

 

2

Đầu tư cơ sở sản xuất cát nhân tạo

''

Huyện Tân Sơn

0,05

 

Đầu tư mới

 

V.12. Huyện Yên Lập

0,1

 

 

 

1

Cơ sở khai thác cát

''

Cát, sỏi ngòi Lao, ngòi Giành xã Lương Sơn, Mỹ Lung, Mỹ Lương

0,05

 

Đầu tư mới

 

2

Đầu tư cơ sở sản xuất cát nhân tạo

''

Huyện Yên Lập

0,05

 

Đầu tư mới

 

VI. SỨ VỆ SINH

Triệu SP/năm

 

0,5

 

 

 

1

Công ty sứ Việt Trì VIGLACERA

''

Thành phố Việt Trì

0,5

 

Đã đầu tư

 

VII. GẠCH ỐP LÁT

Triệu m2/năm

 

86

 

 

 

1

Công ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà

''

Phường Phong Châu, thị xã Phú Thọ

6

 

Đã đầu tư

 

2

Công ty cổ phần gốm sứ CTH

''

Xã Thanh Vinh, thị xã Phú Thọ

4

 

Đã đầu tư

 

3

Công ty công nghiệp bê tông và vật liệu xây dựng (CMC)

''

Thành phố Việt Trì

18

 

Đã đầu tư

 

4

Công ty CP gạch men TASA

''

Thành phố Việt Trì

20

 

Đã đầu tư

 

5

Đầu tư mới cơ sở sản xuất gạch ceramic - Cty TNHH Thắng Cường

''

Cụm CN Bạch Hạc, thành phố Việt Trì

8

 

Đã đầu tư

 

6

Đầu tư mới cơ sở sản xuất gạch gốm ốp lát cao cấp, gạch trang trí - Công ty TNHH Thanh Long Phú Mỹ

''

KCN Thụy Vân, TP Việt Trì

0,108

 

Đã đầu tư

 

7

Đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất gạch gốm cao cấp Granit - Cty CP Gạch men TASA

''

KCN Thụy Vân, TP Việt Trì

30

 

Đã đầu tư

 

VIII. CAO LANH FENSPAT

Nghìn tấn/năm

 

800

 

 

 

1

Công ty TNHH KS và XD HAT

''

Mỏ Ba Bò, xã Giáp Lai, H Thanh Sơn

12,0

2,9

Đã đầu tư

 

2

Công ty CP khoáng sản III

''

Mỏ cao lanh Hang Dơi, xã Giáp Lai, H Thanh Sơn

35,0

6,47

Đã đầu tư

 

3

Công ty CP đầu tư Xây dựng và Khoáng sản Minh Đức

''

Mỏ cao lanh Nghinh Xuyên, xã Nghinh Xuyên, H Đoan Hùng

30,0

2,79

Đã đầu tư

 

4

Công ty TNHH XD Cường Thịnh

''

Mỏ cao lanh Bưa Mè, xã Giáp Lai, H Thanh Sơn

10,0

4,9

Đã đầu tư

 

5

Công ty CP xuất nhập khẩu Hải Đăng

''

Mỏ cao lanh xã Xuân Lũng, H Lâm Thao

7,0

1,09

Đã đầu tư

 

6

Công ty TNHH YFA

''

Mỏ cao lanh Đồi Chiềng, xã La Phù, xã Tân Phương, H Thanh Thủy

20,0

2,3

Đã đầu tư

 

7

Công ty CP khoáng sản Hùng Vương

''

Mỏ cao lanh -fenspat đồi Gianh - Ba Tri, xã Dị Nậu, huyện Tam Nông,

131,0

21,2

Đã đầu tư

 

8

Công ty CP khoáng sản Sông Đà

''

Mỏ Lưỡi Cày, xã Tân Phương, H Thanh Thuỷ

7,0

4146

Đã đầu tư

 

9

Công ty CP Thành Trung

''

Mỏ cao lanh đồi Nhà Mụ, thôn Long Ân, xã Hà Lộc, thị xã Phú Thọ

30,0

1,85

Đã đầu tư

 

10

Doanh nghiệp tư nhân Thành Phương

''

Mỏ cao lanh Dốc Mặn, xã Dị Nậu, H Tam Nông

7,5

2,57

Đã đầu tư

 

11

Công ty TNHH Hoàng Phát

''

Mỏ cao lanh đồi Chợ Rời - xã Đào Xá, H Thanh Thuỷ; xã Thạch Khoán, H Thanh Sơn

3,2

11,89

Đã đầu tư

 

12

Công ty CP ATA

''

Xã Tân Phương và xã Đào Xá. Thanh Thủy

5,0

7,9

Đã đầu tư

 

13

Công ty CP ATA

''

Xã Tân Phương và xã Đào Xá, Thanh Thủy

4,5

18,97

Đã đầu tư

 

14

Công ty TNHH Thương mại Tiến Đạt

''

Khu 7, xã Sơn Thủy, huyện Thanh Thủy

8,4

7

Đã đầu tư

 

15

Công ty CP Thanh Nhàn

''

Hố Ma Thành tiểu xóm Chanh, xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn

54,8

8,8

Đã đầu tư

 

16

Các cơ sở khai thác, chế biến

''

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

434,0

 

Đầu tư mới

 

IX. SÉT GẠH NGÓI

Triệu m3/năm

 

1,21

 

 

 

1

Huyện Lâm Thao

''

Xuân Lũng, Sơn Vi, Cao Xá, Bản Nguyên, Tứ Xá, Kinh Kệ, Xuân Huy, Vĩnh Lại và một số xã

0,2

 

Đã đầu tư

 

2

Huyện Tam Nông

''

Dị Nậu, Thanh Uyên, Hương Nộn, Quang Húc, Thượng Nông và một số xã

0,15

 

Đã đầu tư

 

3

Huyện Thanh Sơn

''

Võ Miếu, Địch Quả, Yên Lãng, Sơn Hùng, Thắng Sơn, Yên Sơn, TT Thanh Sơn và một số xã

0,15

 

Đã đầu tư

 

4

Huyện Phù Ninh

''

Tử Đà, Tiên Du và một số xã

0,15

 

Đã đầu tư

 

5

Huyện Cẩm Khê

''

Văn Khúc, Hiền Đa, TT Sông Thao, Phú Khê, Yên Dưỡng, Yên Tập, Phương Xá, Sơn Nga, Đồng Lương, Tình Cương, Phùng Xá, Hương Lung, Sơn Tình, Tiên Lương và một số xã

0,2

 

Đã đầu tư

 

5

Huyện Thanh Thủy

''

Đào Xá, Yến Mao, Hoàng Xá, Xuân Lộc, Đoan Hạ và một số xã

0,1

 

Đã đầu tư

 

6

Huyện Thanh Ba

''

Yển Khê, Hanh Cù và một số xã

0,08

 

Đã đầu ư

 

7

Huyện Hạ Hòa

''

Y Sơn, Chuế Lưu và một số xã

0,1

 

Đã đầu tư

 

8

Thị xã Phú Thọ

''

Xã Hà Thạch

0,08

 

Đã đầu tư

 

9

Huyện Tân Sơn

 

 

 

 

Dự kiến đầu tư mới

 

10

Huyện Yên Lập

 

 

 

 

Dự kiến đầu tư mới

 

11

Huyện Đoan Hùng

 

 

 

 

Dự kiến đầu tư mới

 

X. MEN GỐM SỨ

Triệu tấn /năm

 

0,01

 

 

 

1

Cơ sở sản xuất men gốm sứ

''

Tỉnh Phú Thọ

0,01

 

Đầu tư mới

 

XI. GỖ VÁN ÉP

Triệu m3/năm

 

0,17

 

 

 

1

Công ty cổ phần Quế Lâm Phú Thọ (02 cơ sở)

''

KCN Thụy Vân

0,034

3,58

Đã đầu tư

 

2

Công ty Cổ phần SX và TM Kim Sen

''

KCN Trung Hà

0,02

2,1

Đã đầu tư

 

3

Công ty TNHH một thành viên Viresin (NN sản xuất và xuất khẩu gỗ ghép thanh)

''

KCN Thụy Vân

0,036

2,34

Đã đầu tư

 

4

Công ty cổ phần MD Việt Nam (Nhà máy gỗ ghép thanh và gỗ HDF)

''

KCN Trung Hà

0,08

5

Đã đầu tư

 

XII. THANH NHÔM ĐỊNH HÌNH

Triệu tấn /năm

 

0,009

 

 

 

1

Công ty nhôm Sông Hồng

''

Thành phố Việt Trì

0,009

2

Đã đầu tư

 

XIII. KÍNH XÂY DỰNG

Triệu m2/năm

 

1,5

 

 

 

1

Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Tiến Thọ

KCN Thụy Vân

1,5

1

Đã đầu tư