ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3502/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 14 tháng 9 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo;
Căn cứ Nghị quyết 80/2011/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ đầu năm 2011 đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số Chính sách phát triển rừng sản xuất;
Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 52/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 14/4/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 10/2009/TTLT-BKH-BTC ngày 30/10/2009 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính quy định lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ;
Xét đề nghị của Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân tại Tờ trình số 1113/TTr-UBND ngày 11/8/2015; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 2146/SNN&PTNT-KHTC ngày 21/8/2015 về việc đề nghị phê duyệt Đề án xin hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tự nguyện nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa đảm bảo được lương thực giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện Thường Xuân,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tự nguyện nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa đảm bảo được lương thực giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện Thường Xuân”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh xã hội, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Ban Dân tộc; Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân; Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT.CHỦ TỊCH |
HỖ TRỢ GẠO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỰ NGUYỆN NHẬN TRỒNG, CHĂM SÓC, BẢO VỆ RỪNG TRONG THỜI GIAN CHƯA ĐẢM BẢO ĐƯỢC LƯƠNG THỰC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số: 3502/QĐ-UBND ngày 14/9/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Thường Xuân là huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, có chung đường biên giới với huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào với chiều dài là 17km; là huyện nghèo thuộc Nghị quyết 30a, có địa hình phức tạp, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng khó khăn, trình độ dân trí thấp.
Tổng diện tích tự nhiên 111.380,80ha, diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 90.655,55ha chiếm 81,4% diện tích tự nhiên, trong đó: Diện tích rừng phòng hộ 28.739,76ha; rừng đặc dụng 23.475,05ha; đất để trồng rừng sản xuất trên 38.203,15ha, trong đó: có 6.875,53ha đất chưa có rừng, với đặc điểm tự nhiên có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, diện tích tự nhiên lớn, phân cấp địa hình thay đổi từ độ cao tuyệt đối 80m so với mặt nước biển lên đến điểm cao nhất 1.442m (Đỉnh Chòm Vịn) rất phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế lâm nghiệp đây là nguồn tư liệu vô cùng to lớn để phát triển lâm nghiệp, có khả năng đem lại thu nhập cao và ổn định cuộc sống cho đồng bào các dân tộc trong vùng.
Nhằm sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng bền vững, thỏa mãn các yêu cầu phòng hộ để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng và chủ quyền quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời đảm bảo cung cấp nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến và các ngành kinh tế khác; khai thác tiềm năng sử dụng đất đai hợp lý hơn tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội; góp phần, nâng cao đời sống người dân và người lao động trực tiếp với nghề rừng.
Trong những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; sự chỉ đạo sát sao của hệ thống các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến xã; cùng với sự nỗ lực của người dân các dân tộc trên địa bàn, đã triển khai, thực hiện các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo của Nhà nước, tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 là 34,48%, năm 2013 còn 29,79%, đến năm 2014 còn 24,05%.
Tuy nhiên, kết quả xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ tái nghèo còn cao (tỉ lệ hộ cận nghèo năm 2014 là 17,78%). Những hộ mới thoát nghèo cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, khi gặp thiên tai, các điều kiện khó khăn khác dễ tái nghèo trở lại.
Từ những lý do trên để bảo vệ và phát triển được diện tích rừng sản xuất, rừng phòng hộ, trồng mới được 13.272,19ha rừng sản xuất theo Quyết định số 401/QĐ-UBND ngày 30/01/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững huyện Thường Xuân, giai đoạn 2015 - 2020; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa khóa XVII, Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII. UBND tỉnh lập “Đề án hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tự nguyện nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa đảm bảo được lương thực giai đoạn 2016 - 2020”.
II. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ
Căn cứ Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo;
Căn cứ Nghị quyết 80/2011/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ đầu năm 2011 đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ; về một số Chính sách phát triển rừng sản xuất;
Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 114/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; Thông tư Liên tịch số 52/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 14/4/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 10/2009/TTLT-BKH-BTC ngày 30/10/2009 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính quy định lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 17/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng 5 năm (2011 - 2015) tỉnh Thanh Hóa; các Quyết định: Số 2755/2007/QĐ-UBND ngày 12/9/2007 của UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2006 - 2015; số 4364/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1190/QĐ-UBND ngày 23/4/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 1333/QĐ-UBND ngày 26/4/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Thường Xuân đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 401/QĐ-UBND ngày 30/01/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa từ năm 2015 đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1247/QĐ-UBND ngày 26/4/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 - 2015) của huyện Thường Xuân.
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Thường Xuân là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Cách thành phố Thanh Hóa 56km về phía Tây, có ranh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Lang Chánh, Ngọc Lặc;
- Phía Tây giáp tỉnh Nghệ An và tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào;
- Phía Đông giáp huyện Thọ Xuân;
- Phía Nam giáp huyện Triệu Sơn, Như Xuân và Như Thanh.
- Địa hình: Toàn huyện thấp dần từ Tây Bắc và Tây xuống khu vực phía Đông và Nam. Có nhiều dãy núi cao như Chòm Vịn xã Bát Mọt cao 1.442m so với mặt nước biển. Địa hình bị chia cắt bởi các sông suối như: Sông Khao, sông Chu, sông Đặt, sông Đằn. Có nhiều đồi bát úp, đất nông nghiệp nhỏ lẻ. Các xã vùng cao chủ yếu là ruộng bậc thang không chủ động tưới tiêu, bị rửa trôi mạnh. Có thể chia địa hình làm 3 vùng sinh thái:
+ Vùng cao: Gồm 4 xã: Bát Mọt, Yên Nhân, Xuân Chinh, Xuân Lẹ có độ cao trung bình từ 500 - 700m;
+ Vùng giữa: Gồm 9 xã: Lương Sơn, Tân Thành, Xuân Thắng, Xuân Lộc, Vạn Xuân, Luận Khê, Xuân Cẩm, Luận Thành, Xuân Cao có độ cao trung bình từ 150 - 200m.
+ Vùng thấp: Gồm 3 xã và 1 thị trấn: Ngọc Phụng, Thọ Thanh, Xuân Dương và thị trấn Thường Xuân có độ cao trung bình từ 50 - 150m.
Điều kiện địa lý của huyện Thường Xuân thuận lợi phát triển sản phẩm lâm, nông nghiệp trao đổi với các vùng miền trong, ngoài tỉnh và nước bạn Lào.
1.2. Khí hậu thủy văn
Với tổng nhiệt độ năm 8.000 - 8.6000C, nhiệt độ không khí trung bình 22 - 240C, tối cao nhiệt độ 37 - 400C, tối thấp nhiệt độ 1 - 30C; lượng mưa trung bình năm 1.600 - 2.000mm, phân bố không đều tập chung 60 - 80% vào mùa mưa; số ngày mưa trong năm 150 - 160 ngày; độ ẩm không khí tương đối trung bình năm 85 - 86%; gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 - 4; gió Tây Nam từ tháng 4 - 7, có ảnh hưởng từ tháng 8 - 9; khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
Trên địa bàn huyện có sông Đặt, sông Đằn có tổng chiều dài gần 100km; có diện tích lưu vực khoảng 55 ngàn ha, tổng lượng dòng chảy lớn khoảng 1.276.488 x 106m3, thủy văn phân bố không đều tập chung vào mùa mưa nên thường gây ra lũ quét, xói lở, xói mòn nghiêm trọng.
1.3. Đất đai
Đất gồm các loại nhóm chính sau:
- Đất Feralit màu vàng, nâu vàng phát triển trên đá Mácma axít;
- Đất Feralit màu vàng phát triển trên đá trầm tích, biến chất;
- Đất Feralit màu vàng phát triển trên đá vôi;
- Đất Feralit mùn phát triển trên núi cao;
- Đất Feralit phát triển do trồng lúa.
2. Hiện trạng kinh tế - xã hội
2.1. Dân số và lao động
Toàn huyện có 16 xã, 01 thị trấn với 140 thôn (bản), với 90.675 nhân khẩu, gồm các dân tộc là Thái, Kinh, Mường; dân tộc Thái chiếm 56%; dân tộc Kinh chiếm 41%; dân tộc Mường và dân tộc khác chiếm 3%. Dân cư phân bố không đều, tập chung phần lớn ở vùng thấp, càng lên cao sự phân bố càng thưa thớt, mật độ dân số bình quân là 77 người/km2, trong đó mật độ cao nhất là ở thị trấn Thường Xuân 1750 người/km2, mật độ dân số trung bình ở các xã vùng cao là 55 người/km2. Tỷ lệ hộ nghèo 24,05%, hộ cận nghèo giảm xuống còn 17,78%. Phần lớn đồng bào dân tộc sống rải rác ở các bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa với cơ sở hạ tầng chưa phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Tổng số lao động là 46.761 người[1], trong đó có 888 người có trình độ đại học trở lên, đây là nguồn lao động chính để phát triển kinh tế - xã hội của huyện, mà quan trọng nhất, đây cũng là nguồn lao động chủ yếu thực hiện công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
Nguồn lao động dư thừa, một số lượng lớn lao động đã phải ly nông, ly hương tìm kiếm việc làm ở nơi khác, nhiều lao động ở tại địa phương thì có việc làm không thường xuyên, lao động có thời gian nông nhàn lớn. Vấn đề đặt ra là cần phải quy hoạch phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng khơi dậy và phát huy những lợi thế vốn có của địa phương.
2.2. Cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội
Huyện Thường Xuân đã được các cấp chính quyền quan tâm, ưu tiên đầu tư song chủ yếu tập trung ở một số nơi, một số lĩnh vực trọng yếu, vẫn còn nhiều thôn (bản), xã cơ sở hạ tầng rất khó khăn, giao thông, viễn thông, có nơi có nhưng chất lượng không đảm bảo với nhu cầu tối thiểu của nhân dân.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn sơ sài. Tại trung tâm huyện và một số xã mới có các hộ kinh doanh mua bán, dịch vụ nhỏ tại nhà. Một số hộ kinh doanh cá thể, hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, may mặc để phục vụ tại chỗ và tự cung, tự cấp; các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng: Cát, sỏi, đá, mới hình thành năng lực sản xuất còn non yếu.
Hệ thống giao thông: Đường liên xã cũng được đầu tư cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, trao đổi hàng hóa của nhân dân, tuy nhiên, vẫn còn nhiều tuyến đường liên thôn, xã, bản là đường đất, nên việc đi lại, giao lưu rất khó khăn trong mùa mưa.
Về hệ thống điện: Đến nay, toàn huyện đã có 17/17 xã, thị trấn dùng điện lưới quốc gia, tỷ lệ số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia đạt trên 90%, tuy nhiên, nguồn điện còn chưa đảm bảo, không đủ công suất, hay gián đoạn, tụt áp nhất là về mùa hè, ngày mưa, bão...
Công tác giáo dục và đào tạo: Những năm gần đây, ngành Giáo dục và Đào tạo đã được chú trọng quan tâm, có trên 90% xã, thị trấn được phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Các trường học của khối mầm non, tiểu học, trung học tại các xã, bản cũng đã được sửa chữa kiên cố. Nơi ở cho các học sinh học trường dân tộc nội trú và PTTH cũng được quan tâm thường xuyên.
Công tác y tế: Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được nâng lên rõ rệt. Bệnh viện Đa khoa huyện, các trạm xá của các xã được chú trọng đầu tư, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị, máy móc khám chữa bệnh cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, tuy nhiên, số lượng bác sỹ/tổng số người dân còn thấp, trình độ chuyên môn của cán bộ y tế của trạm xá xã, bệnh viện huyện còn hạn chế.
Quốc phòng - an ninh ổn định, là huyện biên giới với vai trò là phên dậu của tỉnh Thanh Hóa, được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư cho công tác quốc phòng - an ninh, xây dựng cơ sở hạ tầng và các chương trình dự án phát triển kinh tế gắn với củng cố an ninh - quốc phòng, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia. Hiện trên địa bàn huyện có Hạt Kiểm lâm; Đồn Biên phòng, Đội công tác và tổ liên ngành, góp phần đảm bảo an ninh ngoại biên và nội biên.
HIỆN TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG RỪNG
I. HIỆN TRẠNG RỪNG
* Về diện tích, phân bố rừng trên địa bàn huyện
Biểu 1: Diện tích các loại rừng trên địa bàn huyện
STT | Quyết định 2755/2007/QĐ-UBND | Quyết định 04/QĐ-UBND năm 2015 | ||||
Tổng | Có rừng | Chưa rừng | Tổng | Có rừng | Chưa rừng | |
Đặc dụng | 23.475,05 | 20.459,08 | 3.015,97 | 23.406,58 | 22.988,00 | 418,58 |
Phòng hộ | 28.739,76 | 20.853,00 | 7.886,76 | 28.612,40 | 26.834,33 | 1.744,47 |
Sản xuất | 38.203,15 | 28.385,04 | 9.818,11 | 38.165,95 | 3.4672,64 | 3.493,31 |
Đất khác | 20.962,84 |
|
| 20.389,27 |
|
|
Tổng | 111.380,80 | 69.697,12 | 20.720,84 | 111.380,80 | 83.853,12 | 6.332,81 |
Sau 10 năm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Thường Xuân diện tích đất trống, đồi núi trọc cơ bản đã được phủ xanh, công tác quản lý, bảo vệ rừng càng ngày càng được quan tâm, chất lượng rừng được cải thiện đáng kể. Diện tích rừng đặc dụng được bảo vệ nghiêm ngặt, chất lượng và trữ lượng rừng được nâng lên, diện tích rừng sản xuất không ngừng được nâng lên về mặt diện tích và chất lượng của rừng, đặc biệt diện tích rừng trồng được nâng lên qua các năm, nhận thức của nhân dân trên địa bàn đối với công tác trồng mới, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng được nâng lên rõ rệt, trách nhiệm của chính quyền địa phương đã và đang được quan tâm.
Biểu 2: Diễn biến rừng và đất lâm nghiệp của huyện trong 10 năm
Đơn vị tính: ha
STT | Năm | Tổng DT tự nhiên | Tổng DT rừng và LN | DT có rừng | DT không có rừng | Độ che phủ |
1 | 2004 | 110.506,06 | 97.403,20 | 67.386,85 | 30.016,35 | 61,0% |
2 | 2005 | 111.323,79 | 97.403,20 | 69.860,35 | 27.542,85 | 62,4% |
3 | 2006 | 111.323,79 | 89.263,42 | 73.350,69 | 15.912,73 | 65,6% |
4 | 2007 | 111.380,80 | 90.417,96 | 73.249,34 | 17.168,62 | 65,1% |
5 | 2008 | 111.380,80 | 90.346,92 | 75.870,59 | 14.476,33 | 67,9% |
6 | 2009 | 111.380,80 | 90.503,22 | 76.652,23 | 13.850,99 | 67,9% |
7 | 2010 | 111.380,80 | 90.582,15 | 78.004,76 | 12.577,39 | 70,0 % |
8 | 2011 | 111.380,80 | 90.577,67 | 80.434,37 | 10.143,3 | 71,3% |
9 | 2012 | 111.380,80 | 90.655,50 | 83.779,97 | 6.875,53 | 75,0% |
10 | 2013 | 111.380,80 | 90.670,98 | 84.335,19 | 6.335,79 | 75,2% |
11 | 2014 | 111.380,80 | 90.991,53 | 85.301,57 | 5689,96 | 75,7% |
Từ cơ sở dữ liệu trên cho chúng ta thấy, sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong công tác phát triển rừng trong những năm qua độ che phủ của rừng không ngừng tăng lên (năm 2004 độ che phủ 61% đến cuối năm 2014 sau 11 năm độ che phủ của rừng đạt 75,7%) bình quân năm sau tăng hơn năm trước từ 1 - 1,5%, đặc biệt năm 2009 đến 2010 tăng đến 2%, diện tích đất trống đồi trọc được phủ xanh với tốc độ cao.
Biểu 3: Cơ cấu sử dụng đất của huyện lâm nghiệp của huyện năm 2015
Đơn vị tính: ha
TT | Loại đất | Tổng DT | Phân theo 3 loại rừng năm 2014 | Ngoài quy hoạch | ||
Đặc dụng | Phòng hộ | Sản xuất | ||||
| Cơ cấu tỉ lệ (%) | 100,00 | 25,72% | 31,45% | 41,95% | 0,88% |
| Tổng DTLN | 90.991,53 | 23.406,58 | 28.612.41 | 38.165,95 | 806,60 |
1 | Đất có rừng | 85.301,57 | 22.988,00 | 26.834,33 | 34.672,64 | 806,60 |
a | Đất rừng tự nhiên | 73.895,66 | 22.958,18 | 25.743,08 | 24.773,81 | 425,59 |
b | Rừng trồng | 11.405,91 | 34,82 | 1.091,25 | 9.898,83 | 381,01 |
2 | Đất chưa có rừng | 5.689,96 | 418,58 | 1.778,08 | 3.493,31 | 0 |
II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG RỪNG
1. Quản lý rừng
* Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 111.380,80ha, trong đó:
- Ban quản lý rừng 39.879,88ha (Ban QL khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên 23.475,05ha; Ban QLR phòng hộ đầu nguồn sông Đằn 6.269,0 ha; Ban QLR phòng hộ đầu nguồn sông Chu 6.577,54ha và 2.535,42ha thuộc đất thổ cư, đất nông nghiệp do nhân dân canh tác có từ trước đây).
- Doanh nghiệp Nhà nước 565,19ha;
- Đơn vị vũ trang: 1.766,35ha;
- Hộ gia đình 46.868,53ha;
- Tập thể và tổ chức khác 17.755,25ha;
- UBND xã quản lý 4.545,60ha;
* Đất khác (đất nông nghiệp, đất thổ cư) 20.389,27ha
Biểu 4: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý
Đơn vị tính: ha
Loại đất loại rừng | Tổng cộng | Phân theo chủ quản lý | |||||
Ban quản lý rừng | Doanh nghiệp Nhà nước | Đơn vị vũ trang | Hộ gia đình | Tập thể và tổ chức khác | UBND xã | ||
Tổng diện tích | 111.380,80 | 39.879,88 | 565,19 | 1.766,35 | 46.868,53 | 17.755,25 | 4.545,60 |
A. Đất có rừng | 85.301,57 | 36.550,38 | 15,15 | 1.707,59 | 41.429,59 | 1.053,26 | 4.545,60 |
I. Rừng tự nhiên | 73.895,66 | 34.648,64 | 15,15 | 1.707,59 | 31.986,12 | 992,56 | 4.545,60 |
1. Rừng gỗ | 39.697,27 | 20.272,96 | 0,00 | 1.138,56 | 15.868,91 | 518,55 | 1.898,29 |
- Giàu | 3.682,91 | 3.231,26 | 0,00 | 304,81 | 146,84 | 0,00 | 0,00 |
- Trung bình | 3.839,00 | 2.193,74 | 0,00 | 235,77 | 1.212,41 | 85,19 | 111,89 |
- Nghèo | 7.329,27 | 2.789,91 | 0,00 | 195,72 | 4.196,29 | 0,00 | 147,35 |
- Phục hồi | 24.846,09 | 12.058,05 | 0,00 | 402,26 | 10.313,37 | 433,36 | 1.639,05 |
2. Rừng tre nứa | 16.700,57 | 5.617,73 | 0,00 | 118,46 | 10.335,44 | 35,54 | 593,40 |
- Nứa | 12.032,07 | 4.319,05 | 0,00 | 118,46 | 7.302,51 | 35,54 | 256,51 |
- Tre nứa khác | 4.668,50 | 1.298,68 | 0,00 | 0,00 | 3.032,93 | 0,00 | 336,89 |
3. Rừng hỗn giao gỗ + tre nứa | 16.901,77 | 8.161,90 | 15,15 | 450,57 | 5.781,77 | 438,47 | 2.053,91 |
- Gỗ là chính | 16.728,81 | 8.095,84 | 15,15 | 450,57 | 5.674,87 | 438,47 | 2.053,91 |
- Tre nứa là chính | 172,96 | 66,06 | 0,00 | 0,00 | 106,90 | 0,00 | 0,00 |
4. Rừng trên núi đá | 596,05 | 596,05 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 |
II. Rừng trồng | 11.405,91 | 1.901,74 | 0,00 | 0,00 | 9.443,47 | 60,70 | 0,00 |
1. RT có trữ lượng | 7.059,99 | 1.504,03 | 0,00 | 0,00 | 5.497,97 | 57,99 | 0,00 |
2. RT chưa có trữ lượng | 2.448,69 | 342,96 | 0,00 | 0,00 | 2.105,73 | 0,00 | 0,00 |
3. RT là tre luồng | 1.814,26 | 54,75 | 0,00 | 0,00 | 1.756,80 | 2,71 | 0,00 |
4. RT là cây đặc sản | 82,97 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 82,97 | 0,00 | 0,00 |
B. Đất chưa có rừng | 5.689,96 | 1.102,99 | 0,00 | 0,00 | 4.542,18 | 44,79 | 0,00 |
1. Nương rẫy (LN) | 37,76 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 14,66 | 23,10 | 0,00 |
2. Không có gỗ tái sinh (Ia, Ib) | 4.392,27 | 932,94 | 0,00 | 0,00 | 3.459,33 | 0,00 | 0,00 |
3. Có gỗ tái sinh (Ic) | 1.235,96 | 146,08 | 0,00 | 0,00 | 1.068,19 | 21,69 | 0,00 |
4. Núi đá không có rừng | 23,97 | 23,97 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 |
C. Đất khác (nông nghiệp, thổ cư...) | 20.389,27 | 2.226,51 | 550,04 | 58,76 | 896,76 | 16.657,20 | 0,00 |
2. Khai thác rừng
Đối với rừng sản xuất: Rừng tự nhiên hỗn loài, khác tuổi chưa qua khai thác hoặc đã qua khai thác nhưng đã được nuôi dưỡng đủ thời gian quy định của luân kỳ khai thác; Rừng tự nhiên hỗn loài đồng tuổi đã đạt tuổi thành thục công nghệ; Rừng của hộ gia đình, cá nhân được giao để quản lý, bảo vệ và được hưởng lợi theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Những khu rừng nghèo kiệt có năng suất chất lượng thấp, cần khai thác để trồng lại rừng có năng suất chất lượng cao hơn; Các khu rừng chuyển hóa thành rừng giống, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Rừng trồng bằng các loại nguồn vốn.
Khai thác lâm sản ngoài gỗ: Trong thời gian tới, cần phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị hàng hóa theo các nhóm loài như làm dược liệu, thực phẩm, nguyên liệu chế biến; nâng cao năng suất, chất lượng thông qua giới thiệu tiến bộ kỹ thuật về giống mới có năng suất, chất lượng cao, sản xuất bằng phương pháp mô, hom thích ứng với điều kiện lập địa trồng khác nhau, đồng thời giới thiệu các kỹ thuật canh tác để tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Ngoài ra, các địa phương, ngành chức năng cũng cần tạo mối liên kết giữa các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm với nông dân nhằm tạo ra vùng sản xuất hàng hóa ổn định cho một số loài lâm sản ngoài gỗ, gắn phát triển với bảo tồn lâm sản ngoài gỗ, nâng cao nhận thức cho người dân để bảo tồn các loài lâm sản ngoài gỗ quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Biểu 5: Kết quả khai thác gỗ trong những năm qua
Hạng mục | ĐVT | Năm thực hiện | ||||||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | ||
- Gỗ | m3 | 2,300 | 4,100 | 2,920 | 4,513 | 5,250 | 5,775 | 980 | 2950 | 3120 |
- Củi | Ste | 186,000 | 193,000 | 196,000 | 198,700 | 200,550 | 210,550 | 130,550 | 220,550 | 250,710 |
- Tre luồng | Triệu cây | 2,6 | 2,8 | 2,9 | 3,1 | 3,8 | 3,5 | 2,36 | 4,23 | 4,53 |
- Nứa giấy | Tấn | 7,500 | 6,800 | 7,200 | 7,350 | 7,680 | 6,850 | 2,330 | 6,950 | 7,150 |
I. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN
1. Định hướng phát triển KT-XH huyện Thường Xuân đến năm 2020
- Phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của huyện, tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển. Khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài huyện, hướng đến hợp tác đầu tư toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện, tích cực huy động mọi nguồn lực, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển các ngành, lĩnh vực mà huyện có lợi thế. Chú trọng phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hóa, các trang trại, gia trại trên địa bàn. Phát huy thế mạnh vùng cây đặc sản tập trung của huyện như cây Quế. Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại.
- Các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện phù hợp với định hướng phát triển quy hoạch tổng thể kinh tế, xã hội của tỉnh, gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội, xóa đói nghèo, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, giảm dần sự chênh lệch giữa vùng cao và vùng thấp, chung sức xây dựng nông thôn mới dự tính đến năm 2020 đạt 75% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
2. Dự báo về dân số và lao động
Biểu 6: Dự báo dân số và lao động
TT | Hạng mục | Đơn vị | Năm 2015 | Năm 2020 |
1 | Tỷ lệ tăng dân số | % | 0,82 | 0,80 |
2 | Mức độ giảm tỷ lệ sinh | % | 0,50 | 0,50 |
3 | Dân số | Người | 86.793 | 69.434 |
4 | Lao động trong độ tuổi | Người | 43.171 | 40.456 |
5 | Lao động nông lâm thủy sản | Người | 23.853 | 20.196 |
6 | Tổng số hộ | hộ | 21.856 |
|
7 | Số hộ nghèo | hộ | 4.310 | 0 |
8 | Tỷ lệ hộ nghèo | % | 19,72 | 0 |
9 | Số hộ thoát nghèo | hộ | 1.082 | 0 |
Đến năm 2020, lực lượng lao động của huyện về cơ bản đủ đáp ứng được về số lượng, nhưng về chất lượng cần có kế hoạch đào tạo để nâng cao hơn nữa. dự báo trong giai đoạn này tỷ lệ tăng dân số bình quân của huyện Thường Xuân khoảng 0,80%, dân số tham gia vào hoạt động lâm nghiệp giảm, tăng về các loại ngành khác như dịch vụ, thương mại...
Cùng với sự gia tăng dân số, nguồn lực lao động của huyện cũng sẽ tăng nhanh; năm 2015 lực lực lao động có việc làm là 43.171 người, trong đó lao động hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp 23.853 người và năm 2020 giảm 20.196 người, đây là lực lượng lao động quan trong đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong tương lai, tuy nhiên, đây cũng là sức ép không nhỏ trong vấn đề tạo việc làm cho đối tượng lao động dư thừa.
Về chất lượng nguồn lao động qua đào tạo tập huấn, huấn luyện dự tính đến hết năm 2015 là 40% và đến năm 2020 đạt trên 50%.
3. Dự báo nhu cầu lâm sản
Dân số gia tăng kết hợp với tăng trưởng kinh tế sẽ tác động đến nhu cầu lâm sản tăng theo. Trong những năm tới nhu cầu sử dụng gỗ và lâm sản vẫn còn thông dụng trong nhân dân, tuy nguyên vật liệu hàng hóa các loại phát triển phong phú và đa dạng nhưng chưa thể thay thế hoàn toàn gỗ và lâm sản khác trong đời sống sinh hoạt thường ngày của nhân dân trong trên địa bàn huyện, đặc biệt việc sử dụng gỗ làm nhà trong nhân dân là rất lớn. Nhu cầu gỗ hợp pháp được dự tính trong giai đoạn từ nay đến 2020 cụ thể như sau:
Biểu 7: Dự báo nhu cầu lâm sản theo giai đoạn
TT | Hạng mục | Đơn vị | Đến 2015 | 2016 - 2020 |
2 | Khai thác gỗ rừng trồng | m3 | 116.213 | 581.067 |
3 | Đồ mộc mỹ nghệ | Tấn | 1.000,00 | 5.000,00 |
4 | Gỗ làm nhà | m3 | 749,72 | 5053,88 |
5 | Lâm sản khác | Tấn | 2.000,00 | 10.000,00 |
4. Dự báo về thị trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Hiện nay, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam ngày càng tăng, trong khi đó phải nhập khẩu tới 80% gỗ nguyên liệu, đây là cơ hội để tiêu thụ sản phẩm rừng, bao gồm các sản phẩm chế biến từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Trong tương lai, các sản phẩm từ rừng sẽ có nhu cầu rất lớn trong thị trường nội tỉnh, nội vùng, cả nước và xuất khẩu. Song cũng có nhiều thách thức trong việc cạnh tranh các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường… trong đó có nguồn tài nguyên rừng.
Các sản phẩm từ rừng của huyện Thường Xuân có thị trường tiêu thụ lớn là các loại sản phẩm gỗ nguyên liệu, ván nhân tạo và các loại đặc sản, dược liệu (Quế, dầu phù hương..). Tuy nhiên, để cạnh tranh được với các sản phẩm của các địa phương khác, cần phải đầu tư có chiều sâu các dây chuyền công nghệ trong chế biến và đầu tư cao trong việc gây trồng các rừng nguyên liệu.
II. QUY MÔ, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Quy mô thực hiện
- Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn 15 xã[2] thuộc huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
- Đối tượng hỗ trợ: Các hộ dân tộc thiểu số tự nguyện trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất thay thế nương rẫy nằm trong diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp.
- Thời gian thực hiện: 5 năm (từ năm 2016 đến năm 2020).
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Góp phần đẩy nhanh phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái; nâng độ che phủ rừng của toàn huyện lên 76,5% vào năm 2020; hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm tỷ lệ hộ nghèo; tăng cường niềm tin của đồng bào các dân tộc vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
2.2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kinh tế
- Góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân các dân tộc tại địa phương có cuộc sống gắn bó với nghề rừng. Đồng thời, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương.
- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, song song với việc khoanh nuôi, bảo vệ rừng phòng hộ, tăng cường công tác giao đất, giao rừng, cho thuê đất với các thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng.
b) Về xã hội
- Đồng bào các dân tộc trên địa bàn được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước, từ đó, tuyệt đối tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
c) Về môi trường
Tập trung bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có trên địa bàn huyện, thực hiện trồng mới 5.688,5ha rừng, góp phần cải tạo, giảm thiểu xói mòn, bảo vệ đất, nâng độ che phủ rừng của toàn huyện đạt 76,5% vào năm 2020.
3. Nhiệm vụ của Đề án
- Từ năm 2016 - 2020, thực hiện hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tự nguyện nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa đảm bảo được lương thực, cho khoảng 31.364 lượt nhân khẩu thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số tự nguyện nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa đảm bảo được lương thực; với thời gian trên, có 5.688,5ha rừng được chăm sóc và trồng mới.
- Nguyên tắc trợ cấp gạo: Việc trợ cấp gạo chỉ áp dụng cho các hộ tự nguyện trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất, nhận khoán chăm sóc, bảo vệ trong thời gian chưa đảm bảo được lương thực.
- Mức trợ cấp gạo được xác định cho từng hộ gia đình căn cứ vào diện tích trồng rừng, mỗi ha không quá 700kg/năm và mỗi nhân khẩu được trợ cấp bình quân 10kg/tháng.
Đối với những hộ gia đình có số nhân khẩu nhiều, nhưng tham gia trồng rừng với diện tích ít, thì mức trợ cấp theo diện tích trồng rừng thực tế, mỗi ha không quá 700kg/năm.
Đối với những hộ gia đình có nhân khẩu ít, nhưng tham gia trồng rừng với diện tích nhiều, thì mức trợ cấp gạo tính theo khẩu là 10kg/tháng.
- Nhằm thực hiện tốt công tác khoán, chăm sóc, bảo vệ, trồng mới theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP nâng cao độ che phủ của rừng lên 76,5% vào năm 2020.
4. Nguồn vốn và thực hiện phân kỳ Đề án
4.1. Nguồn vốn
Từ nguồn Dự trữ Quốc gia hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số tự nguyện nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa đảm bảo được lương thực.
Tổng số gạo đề nghị hỗ trợ trong 5 năm là 3.764 tấn gạo (bình quân 753 tấn/năm).
4.2. Phân kỳ thực hiện
(Có Phụ lục I, II, III kèm theo)
5. Giải pháp thực hiện
5.1. Về quy hoạch giao đất
- Rà soát lại công tác giao đất theo Nghị định 02; Nghị định 163/NĐ-CP của Chính phủ;
- Xây dựng quy hoạch chi tiết diện tích bảo tồn và phát triển quế ở các địa phương;
- Tổ chức giao khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng đến tận hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng;
- Căn cứ vào kế hoạch được giao của huyện tiến hành xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm;
- Tiếp tục rà soát lại công tác giao đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ cho các chủ rừng trên địa bàn, giải quyết dứt điểm tình trạng xâm canh, xâm cư của nhân dân trên các loại đất rừng; phân rõ ranh giới và chủ thể quản lý, sử dụng của từng loại đất rừng theo quy định;
- Cắm mốc quy hoạch 3 loại rừng trên thực địa nơi khó nhận biết để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý, chỉ đạo, thực hiện;
- Triệt để áp dụng chính sách hưởng lợi, chính sách thu hút đầu tư để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
5.2. Về kỹ thuật lâm sinh để bảo vệ rừng
- Hàng năm, Ban Quản lý dự án, giao kế hoạch diện tích trồng mới, chăm sóc, bảo vệ, khoanh nuôi và tái sinh rừng cho các chủ rừng, địa phương.
- Thành lập các tổ, đội, Ban Bảo vệ và Phát triển rừng cấp thôn, xã để bảo vệ rừng khỏi các tác động của con người, gia súc, thực hiện biện pháp phòng chống cháy, chữa cháy rừng.
- Xây dựng Hương ước, Qui ước của thôn (bản), xã, cộng đồng về quy định vùng chăn thả gia súc đối với từng bản, xã; chỉ đạo và xử lý quyết liệt với những trường hợp chăn thả gia súc phá hại rừng.
- Được phép trồng bổ sung cây công nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả đặc sản xen với cây rừng, dưới tán rừng trồng do nhân dân tự bỏ vốn đầu tư hoặc vay vốn để đầu tư trồng bổ sung.
- Chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng mới, chăm sóc, bảo vệ rừng.
- Thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ cho công tác bảo tồn và phát triển rừng.
5.3. Về nguồn lực
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công chức về kiến thức khoa học kỹ thuật mới trong lâm nghiệp cho cán bộ kỹ thuật Ban quản lý đồng thời để lao động có năng suất, hiệu quả lao động cao cần đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho con em các dân tộc trong vùng.
6. Tổ chức thực hiện
a) UBND huyện Thường Xuân
- Tổ chức tuyên truyền, vận động và phổ biến các chính sách về hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện tự nguyện trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng sản xuất thay thế nương rẫy trong thời gian chưa tự túc được lương thực.
- Chỉ đạo việc rà soát, lập danh sách hộ đồng bào dân tộc thiểu số tự nguyện tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng cần được hỗ trợ gạo đảm bảo chính xác, dân chủ, công khai, kịp thời.
- Căn cứ kế hoạch hỗ trợ gạo của Trung ương hàng năm, quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh, UBND huyện xây dựng kế hoạch chỉ đạo, tiếp nhận, cấp phát gạo hỗ trợ trực tiếp đến tận hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian chưa tự túc được lương thực giai đoạn 2016 - 2020. Chủ tịch UBND huyện phải chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện.
- Phối hợp với Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, các Ban QLR phòng hộ đầu nguồn sông Đằn, sông Chu tổ chức thực hiện Đề án đảm bảo đúng đối tượng, đạt hiệu quả.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Ban Dân tộc; các đơn vị có liên quan hướng dẫn UBND huyện Thường Xuân triển khai thực hiện, tổ chức kiểm tra việc hỗ trợ gạo cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thường Xuân tự nguyện trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng sản xuất thay thế nương rẫy trong thời gian chưa tự túc được lương thực đúng đối tượng, đảm bảo các quy định hiện hành của Nhà nước, thường xuyên theo dõi và báo cáo kết quả về Chủ tịch UBND tỉnh.
7. Hiệu quả của Đề án
7.1. Về kinh tế
Sau 5 năm thực hiện Đề án, dự kiến các kết quả chính đạt được như sau:
- Trồng mới được 5.688,5ha rừng kết hợp với trồng cây lương thực, cây dược liệu xen vào thời kỳ đầu rừng chưa khép tán; khoanh nuôi, tái sinh trồng bổ sung và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
- Góp phần thuận lợi cho 4.700ha đất trồng lúa nước, ngô, màu thâm canh tăng năng suất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lên 1,5 - 2 lần. Người dân có đất sản xuất nông lâm nghiệp ổn định, dần dần đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hình thành một số mô hình canh tác trên nền đất dốc, bao gồm một số loài cây trồng lâm nghiệp, cây công nghiệp có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu chức năng phòng hộ, môi trường.
- Tạo việc làm thường xuyên, tăng thu nhập ổn định, nâng cao đời sống cho khoảng 3.000 hộ, 31.364 lượt nhân khẩu (khoảng 10.000 nhân khẩu) địa phương; giữ vững ổn định chính trị - xã hội địa phương, đảm bảo môi trường sinh thái;
- Tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác: chế biến lâm, nông sản, dịch vụ, điện, nông nghiệp, du lịch sinh thái…
- Nâng độ che phủ của rừng từ 75,4% năm 2014 lên 76,5% vào năm 2020.
- Góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ đói nghèo trên địa bàn, mỗi năm giảm từ 5%; đảm bảo trung bình cho mỗi hộ có 1ha đất canh tác nông, lâm nghiệp theo hướng thâm canh bền vững và đa dạng hóa sản phẩm, tăng thu nhập bình quân đầu người vào năm 2020 đạt 30 - 40 triệu đồng/năm.
7.2. Về xã hội
- Tạo công ăn việc làm cho 31.364 lượt nhân khẩu thuộc các hộ dân tộc thiểu số tự nguyện trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng có cuộc sống ổn định thông qua hỗ trợ lương thực, góp phần tích cực vào chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Nhà nước, tạo động lực cho vùng sâu, vùng xa phát triển.
- Thông qua thu nhập từ rừng, nhận thức và ý thức bảo vệ rừng của người dân được nâng lên, hạn chế được tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy bừa bãi, giảm thiểu các tệ nạn xã hội, góp phần ổn định trật tự xã hội, dần xóa bỏ tập quán sản xuất lạc hậu; nhận thức của người dân về vai trò của rừng đối với cuộc sống ngày càng được tốt hơn, từ đó sức ép của người dân vào rừng tự nhiên sẽ giảm dần.
- Tạo cơ hội làm giàu cho một số hộ gia đình có tiềm năng kinh tế, có tư duy trong phát triển kinh tế, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất đạt năng suất, hiệu quả cao.
7.3. Về môi trường
Thực hiện Đề án khả thi làm tăng diện tích đất có rừng, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX phấn đấu đến năm 2020, độ che phủ của rừng toàn huyện lên 76,5.
Tạo hành lang xanh bảo vệ vùng biên giới, giảm xói mòn đất, điều tiết nguồn nước cho hệ thống thủy lợi, thủy điện trên địa bàn huyện và các công trình thủy lợi vừa và nhỏ tại địa phương./.
KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 CỦA HUYỆN THƯỜNG XUÂN
STT | Nhiệm vụ | ĐVT | Giai đoạn 2016 - 2020 | |||||
Tổng | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |||
1 | Trồng mới rừng | ha | 5.688,5 | 1.647,5 | 1.311,1 | 1.143,7 | 966,1 | 620,1 |
2 | Quản lý, bảo vệ diện tích rừng tự nhiên | ha | 73.895,7 | 73.895,7 | 73.895,7 | 73.895,7 | 73.895,7 | 73.895,7 |
3 | Quản lý, bảo vệ và khai thác rừng trồng bền vững. | ha | 11.405,9 | 11.405,9 | 11.405,9 | 11.405,9 | 11.405,9 | 11.405,9 |
SỐ KHẨU HỖ TRỢ GẠO GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
TT | Thị trấn, xã | Tổng số | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | ||||||||||||
Số khẩu (Lượt/ người) | Số gạo (Tấn) | Diện tích (ha) | Số khẩu (Người) | Số gạo (Tấn) | Diện tích (ha) | Số khẩu (Người) | Số gạo (Tấn) | Diện tích (ha) | Số khẩu (Người) | Số gạo (Tấn) | Diện tích (ha ) | Số khẩu (Người) | Số gạo (Tấn) | Diện tích (ha) | Số khẩu (Người) | Số gạo (Tấn) | Diện tích (ha) | ||
1 | Bát Mọt | 2.636 | 316 | 534 | 445 | 53 | 134 | 472 | 57 | 234 | 519 | 62 | 334 | 571 | 69 | 434 | 628 | 75 | 534 |
2 | Luận Khê | 1.782 | 214 | 450 | 301 | 36 | 90 | 319 | 38 | 180 | 351 | 42 | 270 | 386 | 46 | 360 | 425 | 51 | 450 |
3 | Luận Thành | 1.050 | 126 | 63 | 210 | 25 | 63 | 210 | 25 | 63 | 210 | 25 | 63 | 210 | 25 | 63 | 210 | 25 | 63 |
4 | Lương Sơn | 1.930 | 232 | 365 | 333 | 40 | 100 | 353 | 42 | 200 | 389 | 47 | 300 | 428 | 51 | 365 | 428 | 51 | 365 |
5 | Ngọc Phụng | 1.930 | 232 | 401 | 333 | 40 | 100 | 353 | 42 | 200 | 389 | 47 | 300 | 428 | 51 | 401 | 428 | 51 | 401 |
6 | Thọ Thanh | 1.010 | 121 | 61 | 202 | 24 | 61 | 202 | 24 | 61 | 202 | 24 | 61 | 202 | 24 | 61 | 202 | 24 | 61 |
7 | Tân Thành | 1.747 | 210 | 140 | 333 | 40 | 100 | 353 | 42 | 140 | 353 | 42 | 140 | 353 | 42 | 140 | 353 | 42 | 140 |
8 | Vạn Xuân | 1.747 | 210 | 155 | 333 | 40 | 100 | 353 | 42 | 155 | 353 | 42 | 155 | 353 | 42 | 155 | 353 | 42 | 155 |
9 | Xuân Cao | 1.973 | 237 | 337 | 333 | 40 | 100 | 353 | 42 | 200 | 389 | 47 | 300 | 428 | 51 | 337 | 470 | 56 | 337 |
10 | Xuân Chinh | 1.973 | 237 | 509 | 333 | 40 | 100 | 353 | 42 | 200 | 389 | 47 | 300 | 428 | 51 | 400 | 470 | 56 | 509 |
11 | Xuân Cẩm | 1.973 | 237 | 374 | 333 | 40 | 100 | 353 | 42 | 200 | 389 | 47 | 300 | 428 | 51 | 374 | 470 | 56 | 374 |
12 | Xuân Lẹ | 5.919 | 710 | 1.470 | 1.000 | 120 | 300 | 1.060 | 127 | 600 | 1.166 | 140 | 900 | 1.283 | 154 | 1.200 | 1.411 | 169 | 1.470 |
13 | Xuân Lộc | 1.973 | 237 | 254 | 333 | 40 | 100 | 353 | 42 | 200 | 389 | 47 | 254 | 428 | 51 | 254 | 470 | 56 | 254 |
14 | Xuân Thắng | 1.747 | 210 | 125 | 333 | 40 | 100 | 353 | 42 | 125 | 353 | 42 | 125 | 353 | 42 | 125 | 353 | 42 | 125 |
15 | Yên Nhân | 1.973 | 237 | 450 | 333 | 40 | 100 | 353 | 42 | 200 | 389 | 47 | 300 | 428 | 51 | 400 | 470 | 56 | 450 |
Cộng | 31.364 | 3.764 | 5.688,5 | 5.492 | 659 | 1.648 | 5.796 | 696 | 2.959 | 6.229 | 747 | 4.102 | 6.705 | 805 | 5.068 | 7.142 | 857 | 5.688,5 |
PHỤ LỤC III
BẢNG TỔNG HỢP PHÂN KỲ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
TT | Đơn vị | Tổng diện tích (ha) | Diên tích đất rừng theo chức năng | Tổng (ha) | Trồng mới theo các năm (ha) | ||||||
ĐD | PH | SX | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | ||||
1 | Bát Mọt | 533,6 |
|
| 533,6 | 533,6 | 133,6 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 |
2 | Luận Khê | 450,3 | 151,2 | 299,1 | 450,3 | 90,3 | 90,0 | 90,0 | 90,0 | 90,0 | |
3 | Luận Thành | 63,0 |
|
| 63,0 | 63,0 | 63,0 |
|
|
|
|
4 | Lương Sơn | 364,5 | 172,6 | 1,2 | 190,7 | 364,5 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 64,5 |
|
5 | Ngọc Phụng | 400,7 |
| 361,0 | 39,7 | 400,7 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,7 |
|
6 | Thọ Thanh | 60,6 |
|
| 60,6 | 60,6 | 60,6 |
|
|
|
|
7 | Tân Thành | 140,4 |
| 12,5 | 127,9 | 140,4 | 100,0 | 40,4 |
|
|
|
8 | Vạn Xuân | 155,3 | 62,9 | 38,3 | 54,1 | 155,3 | 100,0 | 55,3 |
|
|
|
9 | Xuân Cao | 337,2 |
| 21,9 | 315,3 | 337,2 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 37,2 |
|
10 | Xuân Chinh | 509,4 |
| 183,8 | 325,6 | 509,4 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 109,4 |
11 | Xuân Cẩm | 373,7 | 56,3 | 275,6 | 41,8 | 373,7 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 73,7 |
|
12 | Xuân Lẹ | 1.470,3 |
| 415,7 | 1.054,6 | 1.470,3 | 300,0 | 300,0 | 300,0 | 300,0 | 270,3 |
13 | Xuân Lộc | 253,7 |
| 14,3 | 239,4 | 253,7 | 100,0 | 100,0 | 53,7 |
|
|
14 | Xuân Thắng | 125,4 |
| 59,8 | 65,6 | 125,4 | 100,0 | 25,4 |
|
|
|
15 | Yên Nhân | 450,4 | 126,5 | 30,6 | 293,3 | 450,4 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 50,4 |
| Tổng cộng | 5.688,5 | 418,3 | 1.565,9 | 3.704,3 | 5.688,5 | 1.647,5 | 1.311,1 | 1.143,7 | 966,1 | 620,1 |
- 1 Quyết định 210/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án hỗ trợ gạo từ nguồn Dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân ở các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã, phường, thị trấn khu vực II, khu vực III tự nguyện bảo vệ rừng tự nhiên trong thời gian chưa tự túc được lương thực trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2019-2023
- 2 Quyết định 3600/QĐ-UBND năm 2016 về số lượng học sinh được hỗ trợ gạo và cấp ứng gạo học kỳ I năm học 2016-2017 cho học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 116/2016/NĐ-CP do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3 Quyết định 821/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương Đề án ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội đồng bào Khơ mú, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 4 Quyết định 3707/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Quy hoạch, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 5 Quyết định 18/QĐ-UBND năm 2014 hỗ trợ gạo khắc phục hậu quả thiên tai do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6 Công văn 3502/UBND-TH năm 2013 xin cấp hỗ trợ 1.000 tấn gạo cho tỉnh Bình Định
- 7 Quyết định 2570/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt phương án hỗ trợ gạo cho đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa tự nguyện trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng sản xuất thay thế nương rẫy trong thời gian chưa tự túc được lương thực, giai đoạn 2013-2018
- 8 Quyết định 57/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Quyết định 4364/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011-2020
- 10 Nghị quyết 21/2011/NQ-HĐND về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa
- 11 Nghị quyết 80/NQ-CP năm 2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020
- 12 Thông tư liên tịch 10/2009/TTLT-BKH-BTC quy định lồng ghép các nguồn vốn thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
- 13 Quyết định 114/2009/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14 Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 15 Thông tư liên tịch 52/2008/TTLT-BNN-BTC hướng dẫn trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy do Liên Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính ban hành
- 16 Quyết định 2755/2007/QĐ-UBND phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá ban hành
- 17 Quyết định 147/2007/QĐ-TTg về chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18 Quyết định 1190/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015 và định hướng 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 19 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 20 Nghị định 163/1999/NĐ-CP về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp
- 1 Công văn 3502/UBND-TH năm 2013 xin cấp hỗ trợ 1.000 tấn gạo cho tỉnh Bình Định
- 2 Quyết định 2570/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt phương án hỗ trợ gạo cho đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa tự nguyện trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng sản xuất thay thế nương rẫy trong thời gian chưa tự túc được lương thực, giai đoạn 2013-2018
- 3 Quyết định 18/QĐ-UBND năm 2014 hỗ trợ gạo khắc phục hậu quả thiên tai do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4 Quyết định 821/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương Đề án ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội đồng bào Khơ mú, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 5 Quyết định 3707/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Quy hoạch, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 6 Quyết định 3600/QĐ-UBND năm 2016 về số lượng học sinh được hỗ trợ gạo và cấp ứng gạo học kỳ I năm học 2016-2017 cho học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 116/2016/NĐ-CP do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 7 Quyết định 210/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án hỗ trợ gạo từ nguồn Dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân ở các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã, phường, thị trấn khu vực II, khu vực III tự nguyện bảo vệ rừng tự nhiên trong thời gian chưa tự túc được lương thực trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2019-2023