ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3506/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 08 tháng 10 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc hội khóa XIII;
Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Xét đề nghị của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tại Tờ trình số 3233/TTr-PCTT ngày 29/9/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy định vận hành, duy trì mạng đo mưa cộng đồng lưu vực sông Kôn - Hà Thanh tỉnh Bình Định.
Điều 2. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Giám đốc Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi Bình Định, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bình Định, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn nơi đặt trạm đo mưa cộng đồng và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
VẬN HÀNH, DUY TRÌ MẠNG ĐO MƯA CỘNG ĐỒNG LƯU VỰC SÔNG KÔN - HÀ THANH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3506/QĐ-UBND ngày 08 tháng 10/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Quy định này quy định về thời gian quan trắc, quy trình đo mưa, truyền tin dữ liệu, chế độ báo cáo, thù lao cho Quan trắc viên, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp có các điểm đo mưa trên địa bàn trong hoạt động đo mưa cộng đồng phục vụ cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan phòng chống thiên tai các cấp, quan trắc viên đo mưa và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của mạng đo mưa cộng đồng tỉnh Bình Định.
1. Lượng mưa: là độ dày lớp nước do mưa rơi xuống trên bề trong một thời đoạn nào đó được tính bằng milimét (mm). Lượng mưa quan trắc được trong một trận mưa gọi là lượng mưa trận, trong một ngày đêm (trong 24 giờ được tính từ 19 giờ ngày trước đến 19 giờ ngày sau) gọi là lượng mưa ngày.
2. Quan trắc viên đo mưa cộng đồng: là cá nhân thuộc các cơ quan hoặc cá nhân trong cộng đồng dân cư được giao nhiệm vụ đo mưa trong mạng đo mưa cộng đồng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai.
3. Mạng lưới đo mưa cộng đồng: là toàn bộ hệ thống, bao gồm mạng lưới trạm đo mưa cộng đồng và lực lượng Quan trắc viên đo mưa cộng đồng được bố trí trên các lưu vực sông và hồ chứa trên địa bàn tỉnh; hệ thống thông tin truyền dữ liệu mưa (phần mềm và thiết bị máy tính) và cán bộ vận hành, theo dõi, bảo trì hệ thống của cơ quan phòng, chống thiên tai các cấp.
4. Cơ quan quản lý mạng lưới đo mưa cộng đồng (Chi cục Thủy lợi, Đê điều và PCLB thuộc sở Nông nghiệp và PTNT): là đơn vị đầu mối quản lý, tổ chức, điều hành mạng đo mưa cộng đồng; quản lý hệ thống thông tin truyền dữ liệu mưa và quản lý dữ liệu mưa.
QUY TRÌNH ĐO MƯA CỘNG ĐỒNG VÀ TRUYỀN TIN DỮ LIỆU
1. Mùa mưa lũ chính vụ hằng năm (từ 01/9 - 31/12).
- Thực hiện quan trắc mưa hằng ngày, mỗi ngày 02 lần vào 7 giờ và 19 giờ;
- Trong thời kỳ mưa, lũ đang xảy ra trên địa bàn phải đo lượng mưa ít nhất 06 giờ 01 lần (tức là 04 lần trong ngày, theo mốc thời gian 01 giờ, 07 giờ, 13 giờ, 19 giờ);
- Trường hợp đặc biệt mưa to, lũ lớn có khả năng xảy ra thì 01 giờ phải đo một lần.
2. Trường hợp mưa, lũ xảy ra ngoài thời gian trên.
Chi cục Thủy lợi, Đê điều và PCLB (Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) sẽ thông báo cho các quan trắc viên đo mưa cộng đồng tiến hành đo mưa và báo cáo kịp thời để phục vụ công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.
Điều 5. Quy trình đo mưa và chế độ truyền tin, báo cáo
1. Quy trình đo mưa
Mỗi trạm đo mưa cộng đồng được trang bị 02 thùng đo mưa; việc đo mưa phải đảm bảo tính trung thực và thực hiện đúng giờ tròn đo đạc (ví dụ: đo lúc 07 giờ phải đổi thùng đúng lúc 07 giờ 00 phút, đo lúc 19 giờ phải đổi thùng đúng lúc 19 giờ 00 phút). Thao tác đo mưa theo trình tự sau:
- Bước 1: Đến thời điểm đo mưa theo quy định, tiến hành đổi thùng đo, đưa thùng đã hứng mưa vào nhà để đọc lượng mưa.
- Bước 2: Đặt thùng trên mặt nằm ngang, đọc lượng mưa đo được trên thước đo, chính xác đến milimét (mm).
- Bước 3: Ghi chép vào sổ đo mưa, nhắn tin báo cho đơn vị quản lý theo quy định.
2. Ghi chép số liệu
- Hằng ngày phải ghi chép số liệu mưa đo được vào sổ ghi mưa.
- Đơn vị tính lượng mưa là milimét (mm).
- Khi đo mưa nếu thùng khô (không có mưa) thì ghi vào sổ bằng một gạch ngang ngắn (-).
- Khi đo mưa nếu có mưa bụi nhưng trong thùng vẫn không có nước thì ghi vào sổ bằng hai số 0 liền nhau ở giữa có dấu phẩy (0,0).
- Lượng mưa đo lúc 07 giờ ghi vào cột mưa đêm. lượng mưa đo lúc 19 giờ ghi vào cột mưa ngày. Trường hợp phải đo nhiều lần trong ngày thì ghi vào sổ phụ rồi đến 07 giờ và 19 giờ cộng lại ghi vào sổ chính theo các cột trên (lưu lại sổ phụ để báo cáo).
- Cuối ngày phải ghi tổng lượng mưa ngày; cuối tháng phải ghi tổng lượng mưa tháng.
3. Chế độ báo cáo, truyền tin dữ liệu
3.1. Báo cáo hàng ngày
a) Báo cáo lượng mưa bằng tin nhắn
Báo cáo lượng mưa bằng tin nhắn vào số máy quy định của hệ thống tin nhắn là bắt. Cách thức nhắn tin như sau:
- Soạn tin nhắn theo cú pháp sau: MBD(dấu cách)(Thời gian bắt đầu đo)(dấu cách)(Thời gian kết thúc đo) gửi đến số 1900545507 (đầu số thuê bao này có thể thay đổi).
- Trong đó: MBD: mã nhận dạng; Thời gian bắt đầu đo: Giờ, ngày bắt đầu đo - Ghi đủ 4 chữ số; Thời gian kết thúc đo: Giờ, ngày kết thúc đo - Ghi đủ 4 chữ số; Lượng mưa đo được: Lượng mưa đo được trong thời gian đo - Ghi đủ 3 chữ số.
- Khi có tin nhắn trả lời của hệ thống đã nhận được tin nhắn là thao tác nhắn tin thành công.
b) Trường hợp không gửi được tin nhắn lượng mưa vào số máy quy định của hệ thống tin nhắn, thì báo cáo về Chi cục Thủy lợi, Đê điều và PCLB bằng điện thoại: Quan trắc viên cộng đồng gọi số máy trực ban của Chi cục Thủy lợi, Đê điều và PCLB (056.3646919 và 056.3646855) đọc lượng mưa quan trắc theo thời đoạn nêu trên (Chỉ thực hiện báo cáo bằng điện thoại trong trường hợp không thể gửi tin nhắn vào hệ thống).
3.2. Báo cáo kết thúc:
Kết thúc mùa mưa lũ một năm (quy định là ngày 05 tháng 01 hàng năm): Quan trắc viên gửi sổ gốc ghi số liệu đo mưa trong 04 tháng gửi về Chi cục Thủy lợi, Đê điều và PCLB, quan trắc viên lưu lại bản photo.
TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI QUAN TRẮC VIÊN ĐO MƯA CỘNG ĐỒNG
Điều 6. Tổ chức lực lượng quan trắc viên cộng đồng
1. Chi cục Thủy lợi, Đê điều và PCLB (Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh) chủ trì phối hợp với UBND cấp xã hoặc đơn vị nơi đặt trạm đo lựa chọn và ký hợp đồng trực tiếp đối với quan trắc viên đo mưa cộng đồng trên địa bàn.
2. Đảm bảo mỗi trạm đo có một quan trắc viên. Quan trắc viên đo mưa cộng đồng phải có đủ sức khỏe; có trách nhiệm, tâm huyết; có trình độ văn hóa tối thiểu tốt nghiệp trung học cơ sở; biết sử dụng các tính năng cơ bản của điện thoại di động phục vụ công việc. UBND cấp xã hoặc đơn vị nơi có trạm đo giới thiệu nhân sự phù hợp để Chi cục Thủy lợi, Đê điều và PCLB ký hợp đồng với quan trắc viên đo mưa cộng đồng.
Điều 7. Nhiệm vụ của quan trắc viên đo mưa cộng đồng
1. Quan trắc viên đo mưa cộng đồng chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của Chi cục Thủy lợi, Đê điều và PCLB, UBND cấp xã hoặc đơn vị nơi có trạm đo và chịu sự hướng dẫn về mặt chuyên môn, kỹ thuật của Đài Khí tượng Thủy văn Bình Định.
2. Thực hiện đo mưa và chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của Quyết định này. Có trách nhiệm bảo quản trụ, thùng đo mưa. Mỗi tháng phải rửa thùng đo mưa và kiểm tra chất lượng thùng ít nhất một lần. Sau mỗi đợt mưa phải kiểm tra trụ, thùng đo mưa và kịp thời báo cáo về Chi cục Thủy lợi, Đê điều và PCLB tỉnh khi có hư hỏng xảy ra.
Điều 8. Chế độ thù lao và nguồn kinh phí
1. Quan trắc viên đo mưa cộng đồng không thuộc Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định được hưởng mức thù lao 1/2 tháng lương tối thiểu người/tháng trong những tháng mùa mưa, lũ (từ 01/9 đến 31/12 hàng năm).
2. Quan trắc viên đo mưa cộng đồng thuộc Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định quản lý do công ty chi trả nhưng không quá 1/2 tháng lương tối thiểu người/tháng trong những tháng mùa mưa, lũ (từ 01/9 đến 31/12 hàng năm).
3. Quan trắc viên đo mưa cộng đồng được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ; hàng năm được trang bị áo mưa.
4. Nguồn kinh phí chi trả thù lao và tập huấn, trang bị cho lực lượng quan trắc viên đo mưa cộng đồng lấy từ nguồn ngân sách tỉnh chi cho hoạt động thường xuyên hàng năm được giao cho sở Nông nghiệp và PTNT và Quỹ Phòng chống thiên tai.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP VÀ CÁC NGÀNH
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) giúp UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc Chi cục Thủy lợi, Đê điều và PCLB (Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh), các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc quy định này. Chịu trách nhiệm chủ trì tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh phương án xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
1. Chi cục Thủy lợi, Đê điều và PCLB được giao trách nhiệm quản lý mạng đo mưa cộng đồng. Có trách nhiệm tổng hợp số liệu từ quan trắc viên cộng đồng phục vụ công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh và lưu trữ dữ liệu theo quy định.
2. Phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn Bình Định tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, hướng dẫn lực lượng quan trắc viên đo mưa cộng đồng thực hiện các quy định trong Quyết định này.
3. Lập dự toán kinh phí chi trả thù lao cho quan trắc viên cộng đồng, kinh phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng hệ thống hằng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện theo quy định. Nguồn kinh phí lấy từ nguồn ngân sách tỉnh chi cho hoạt động thường xuyên hàng năm được giao cho sở Nông nghiệp và PTNT và Quỹ Phòng chống thiên tai.
Điều 11. Trách nhiệm của Đài Khí tượng Thủy văn Bình Định
1. Phối hợp với Chi cục Thủy lợi, Đê điều và PCLB (Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh) tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, hướng dẫn lực lượng quan trắc viên đo mưa cộng đồng thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong Quyết định này.
2. Cập nhật số liệu đo mưa cộng đồng từ Chi cục Thủy lợi, Đê điều và PCLB phục vụ công tác dự báo, cảnh báo trong phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.
Điều 12. Trách nhiệm của UBND cấp huyện nơi có trạm đo
Chỉ đạo UBND cấp xã nơi có trạm đo mưa cộng đồng thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Quyết định này, thường xuyên phối hợp với Chi cục Thủy lợi, Đê điều và PCLB (Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh) trong công tác quản lý hệ thống đo mưa cộng đồng. Chủ động khai thác, cập nhật dữ liệu đo mưa cộng đồng trên địa bàn để phục vụ nhiệm vụ cảnh báo mưa lũ cho nhân dân chủ động phòng, tránh.
Điều 13. Trách nhiệm của UBND cấp xã (hoặc đơn vị) nơi đặt trạm đo
1. Thường xuyên chỉ đạo, giám sát quan trắc viên đo mưa cộng đồng thực hiện nghiêm chỉnh các quy định tại Quyết định này. Chủ động khai thác, cập nhật dữ liệu đo mưa cộng đồng trên địa bàn để phục vụ nhiệm vụ cảnh báo mưa lũ cho nhân dân chủ động phòng, tránh.
2. Lựa chọn đề xuất thay đổi quan trắc viên đo mưa cộng đồng khi nhận thấy quan trắc viên không thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký, vi phạm các quy định hoặc theo đề xuất của Chi cục Thủy lợi, Đê điều và PCLB (Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh).
Quy định này được thực hiện thống nhất trên địa bàn tỉnh Bình Định; trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo về sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
- 1 Quyết định 866/QĐ-UBND năm 2019 quy định về quản lý, vận hành, duy trì trạm đo mưa tự động (bao gồm cả trạm đo mưa tự động chuyên dùng) trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 2 Quyết định 3225/QĐ-UBND năm 2017 Quy định Quản lý, vận hành, duy trì trạm đo mưa tự động do Quỹ Hỗ trợ Phòng tránh thiên tai miền Trung tài trợ do tỉnh Bình Định ban hành
- 3 Quyết định 3251/QĐ-UBND năm 2016 Quy định vận hành, duy trì mạng cảnh báo sớm ngập lụt đến cộng đồng dân cư vùng hạ du sông Kôn - Hà Thanh tỉnh Bình Định
- 4 Nghị định 66/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai
- 5 Quyết định 3070/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch tài chính năm 2013 các tiểu dự án thuộc Dự án Tài trợ bổ sung Hợp phần 3 - Hỗ trợ tái thiết sau thiên tai thuộc dự án Quản ly rủi ro thiên tai (khắc phục hậu quả bão, mưa lũ năm 2011) do tỉnh Bình Định ban hành
- 6 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 7 Quyết định 669/QĐ-UBND phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Nâng cấp hệ thống đê và trồng rừng ngập mặn để ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định
- 8 Quyết định 280/QĐ-UBND năm 2011 điều chỉnh kế hoạch kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả mưa lũ năm 2010 (đợt 2) phân bổ nguồn vượt thu và kết dư ngân sách Trung ương năm 2010 do tỉnh Bình Định ban hành
- 9 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 866/QĐ-UBND năm 2019 quy định về quản lý, vận hành, duy trì trạm đo mưa tự động (bao gồm cả trạm đo mưa tự động chuyên dùng) trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 2 Quyết định 3225/QĐ-UBND năm 2017 Quy định Quản lý, vận hành, duy trì trạm đo mưa tự động do Quỹ Hỗ trợ Phòng tránh thiên tai miền Trung tài trợ do tỉnh Bình Định ban hành
- 3 Quyết định 3251/QĐ-UBND năm 2016 Quy định vận hành, duy trì mạng cảnh báo sớm ngập lụt đến cộng đồng dân cư vùng hạ du sông Kôn - Hà Thanh tỉnh Bình Định
- 4 Quyết định 3070/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch tài chính năm 2013 các tiểu dự án thuộc Dự án Tài trợ bổ sung Hợp phần 3 - Hỗ trợ tái thiết sau thiên tai thuộc dự án Quản ly rủi ro thiên tai (khắc phục hậu quả bão, mưa lũ năm 2011) do tỉnh Bình Định ban hành
- 5 Quyết định 669/QĐ-UBND phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Nâng cấp hệ thống đê và trồng rừng ngập mặn để ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định
- 6 Quyết định 280/QĐ-UBND năm 2011 điều chỉnh kế hoạch kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả mưa lũ năm 2010 (đợt 2) phân bổ nguồn vượt thu và kết dư ngân sách Trung ương năm 2010 do tỉnh Bình Định ban hành