Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/2016/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 13 tháng 6 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỊNH MỨC CHI PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUYÊN ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Thực hiện Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/4/2013 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Văn bản số 1164/LĐTBXH-DN ngày 18/5/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt định mức chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020 cụ thể như sau:

1. Đối tượng điều chỉnh

a) Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên đối với người khuyết tật theo quy định.

b) Người khuyết tật từ đủ 14 tuổi đến dưới 60 tuổi (đối với nam), dưới 55 tuổi (đối với nữ) đang cư trú trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có nhu cầu học nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề cần học.

c) Người khuyết tật chỉ được hỗ trợ học nghề một lần. Những người đã được hỗ trợ học nghề từ các chương trình, đề án khác của Nhà nước không được hỗ trợ học nghề theo Quyết định này.

2. Mức chi phí đào tạo nghề

a) Mức chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp, thời gian đào tạo tối thiểu 03 tháng/khóa học, (300 giờ chuẩn) đối với các nghề:

STT

Tên nghề

Tổng số tiết học (giờ chuẩn)

Định mức chi phí/học viên/khóa học (đồng)

 

 

 

1

Hàn kỹ nghệ

300

6.000.000

 

2

Sửa xe gắn máy

480

6.000.000

 

3

Điện tử dân dụng

300

6.000.000

 

4

Điện dân dụng

300

6.000.000

 

5

Điện công nghiệp

360

6.000.000

 

6

Hàn - tiện - doa xi lanh xe gắn máy

480

6.000.000

 

7

Sửa chữa bảo trì máy may

300

6.000.000

 

8

May công nghiệp

360

5.500.000

 

9

May dân dụng

300

5.000.000

 

10

Tin học ứng dụng

300

5.000.000

 

11

Nấu ăn nhà hàng

300

5.000.000

 

12

Pha chế thức uống

300

6.000.000

 

13

Bánh Việt - Á - Âu

300

5.500.000

 

14

Trang trí bánh kem

300

5.000.000

 

15

Trang điểm

300

6.000.000

 

16

Cắt uốn tóc

300

6.000.000

 

17

Trang trí móng

300

6.000.000

 

18

Xăm phun thẩm mỹ

300

6.000.000

 

19

Massage trị liệu

300

5.500.000

 

20

Thiết kế quảng cáo

300

5.000.000

 

21

Chăn nuôi thú y

300

5.000.000

 

Quy mô của một lớp học không quá 30 người/lớp.

Trường hợp trên thực tế, tổng chi phí đào tạo trên một khóa học các nghề nêu tại Điểm này cao hơn so với định mức chi phí quy định nêu trên thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động hỗ trợ phần chi phí chênh lệch còn lại hoặc vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ, tài trợ.

b) Mức chi phí đào tạo thường xuyên, ít hơn 300 giờ chuẩn đối với các nghề sau:

STT

Tên nghề

Tổng số tiết học (giờ chuẩn)

Định mức chi phí/học viên/khóa học (đồng)

 

 

 

1

Làm hoa voan

160

3.200.000

 

2

Cắm hoa

160

3.200.000

 

3

Bó chổi

140

2.800.000

 

4

Làm tăm

120

2.400.000

 

5

Làm nhang

150

3.000.000

 

6

Dệt chiếu

200

4.000.000

 

7

Đan lát thủ công mỹ nghệ

200

4.000.000

 

8

Làm bàn chải

120

2.400.000

 

Quy mô của một lớp học không quá 30 người/lớp.

3. Mức hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại cho người khuyết tật trong thời gian học nghề

Người khuyết tật là lao động nông thôn, lao động thành thị thuộc hộ nghèo tham gia học nghề được quy định tại Điểm a, Điểm b, Khoản 2 Điều này được hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại trong thời gian học nghề, mức chi hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại được thực hiện theo quy định của UBND tỉnh Đồng Nai về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

4. Nguồn kinh phí thực hiện: Từ nguồn kinh phí của Dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm và dạy nghề do ngân sách tỉnh giao dự toán kinh phí hàng năm.

Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng, điều chỉnh và thẩm định chương trình dạy nghề cho người khuyết tật theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Nai liên hệ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có ngành nghề phù hợp với người khuyết tật tổ chức dạy nghề theo hình thức truyền nghề, vừa học vừa làm và giải quyết việc làm cho người khuyết tật sau đào tạo.

Điều 3. Trong quá trình đào tạo theo nhu cầu học nghề của người khuyết tật, các nghề phát sinh không thuộc các nghề nêu trên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung theo quy định.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Hòa Hiệp