Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3630/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 08 tháng 11 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN QUY HOẠCH KARAOKE, VŨ TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI TỪ NĂM 2013 ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng;

Căn cứ Thông tư số 54/2006/TT-BVHTT ngày 24/5/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc hướng dẫn quy hoạch nhà hàng karaoke, vũ trường;

Căn cứ Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng (ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP của Chính phủ);

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Quy hoạch karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa cùng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Trí

 

ĐỀ ÁN

QUY HOẠCH KARAOKE, VŨ TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI TỪ NĂM 2013 ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 3630/QĐ-UBND ngày 08 /11/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai)

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

- Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

- Nghị quyết số 39-NQ/TU ngày 04/11/1998 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình hành động về thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

- Quyết định số 33/2003/QĐ-TTg ngày 04/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2001 - 2020 (điều chỉnh).

- Chỉ thị số 17/2005/CT-TTg ngày 25/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường.

- Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03/9/2009 của Chính phủ Quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

- Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.

- Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ.

- Thông tư số 33/2010/TT-BCA ngày 05/10/2010 của Bộ Công an quy định cụ thể điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

- Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL ngày 02/5/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL , Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL , Quyết định số 55/1999/QĐ-BVHTT .

- Thông tư số 156/2012/TT-BTC ngày 21/9/2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh karaoke, lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vũ trường.

II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Kết quả 05 năm thực hiện Quyết định số 82/2008/QĐ-UBND ngày 02/12/2008 của UBND tỉnh về Quy hoạch karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

Thực hiện Quyết định số 82/2008/QĐ-UBND ngày 02/12/2008 của UBND tỉnh về Quy hoạch karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020; tính đến năm 2012, toàn tỉnh có 684 điểm karaoke, trong đó thành phố Biên Hòa nhiều nhất với 214 điểm, huyện Xuân Lộc 77 điểm, huyện Long Thành 63 điểm, huyện Trảng Bom 61 điểm, huyện Nhơn Trạch 51 điểm, huyện Tân Phú 43 điểm, huyện Định Quán 41 điểm, thị xã Long Khánh 40 điểm, huyện Vĩnh Cửu 39 điểm, huyện Cẩm Mỹ 37 điểm và huyện Thống Nhất 19 điểm. Về hoạt động vũ trường, Đồng Nai hiện có 02 điểm khiêu vũ tại thành phố Biên Hòa.

Toàn tỉnh có 352/1007 ấp, khu phố có cơ sở kinh doanh karaoke (chiếm 35%), 655 ấp, khu phố không có điểm kinh doanh karaoke (chiếm 65%). Có 218 hộ kinh doanh cá thể có số phòng dưới 03 và 11 doanh nghiệp đang hoạt động có số phòng dưới 05.

Về thực hiện theo quy hoạch: Trong 352 ấp, khu phố có cơ sở kinh doanh karaoke có 331 ấp, khu phố thực hiện đúng theo quy hoạch về số lượng điểm kinh doanh (chiếm tỷ lệ 94%); 21 ấp, khu phố có số điểm kinh doanh karaoke vượt quá quy định (chiếm tỷ lệ 6%); cá biệt có những ấp, khu phố vượt quá nhiều như khu phố 2, phường Tân Mai, khu phố 6, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa có 10 điểm; ấp Việt Kiều, xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc có 06 điểm; ấp An Chu, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom có 07 điểm; ấp 1 và ấp 3, xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch có 05 điểm..

2. Về ưu điểm

a) Các cơ quan quản lý Nhà nước như: Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Tài chính Kế hoạch của các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành, nghề dịch vụ karaoke và vũ trường đều liên thông với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa để thực hiện theo đúng quy hoạch.

b) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện công tác thẩm định các yêu cầu, điều kiện đối với các doanh nghiệp kinh doanh karaoke, vũ trường. Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa thực hiện công tác thẩm định các yêu cầu, điều kiện đối với các hộ kinh doanh karaoke cá thể trên địa bàn.

c) Việc phân cấp quản lý cho các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa thực hiện cấp phép đối với hộ kinh doanh karaoke cá thể tạo được sự thông thoáng và thuận lợi cho nhân dân; đồng thời địa phương thực hiện công tác quản lý chặt chẽ hơn, không có hiện tượng hoạt động quá giờ quy định và hạn chế được các tệ nạn xã hội trên địa bàn.

3. Về hạn chế

a) Một số tổ chức, cá nhân lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý của chính quyền và các cơ quan, ban, ngành chức năng nhằm thực hiện hành vi tội phạm và hoạt động tệ nạn xã hội làm mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, thu lợi bất chính.

b) Việc đầu tư xây dựng cơ sở karaoke phát triển không đồng đều ở các vùng, chủ yếu tập trung ở các khu phố, ấp đông dân cư, khu công nghiệp tập trung nhiều công nhân... Do vậy, những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa được đầu tư.

c) Nhiều hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp muốn đầu tư kinh doanh karaoke lành mạnh nhưng vướng quy hoạch (quy định 03 điểm/ấp và 05 điểm/khu phố) nên không thực hiện được.

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH TỪ NĂM 2013 ĐẾN NĂM 2020

1. Dự báo tình hình kinh tế - xã hội trong thời kỳ thực hiện quy hoạch

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa; xây dựng, phát triển văn hóa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế.

Tình hình kinh tế tăng trưởng, môi trường xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được giữ vững, đời sống người dân trong tỉnh có bước cải thiện đáng kể đã tác động tích cực đến tư tưởng, đạo đức, lối sống, tạo ra những tiền đề thuận lợi cho sự nghiệp văn hóa phát triển. Các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng phải nhằm giáo dục nếp sống lành mạnh và phong cách ứng xử văn hóa cho mọi người; nâng cao hiểu biết và trình độ thẩm mỹ, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân; ngăn chặn sự xâm nhập và bài trừ những sản phẩm văn hóa có nội dung độc hại; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh.

Hệ thống dịch vụ văn hóa do tư nhân đầu tư đã phát triển nhanh trên nhiều lĩnh vực, trong đó có dịch vụ karaoke, vũ trường thật sự là nhu cầu cấp thiết, cần phải phát triển theo định hướng, đúng pháp luật, với công nghệ hiện đại, phù hợp với sự phát triển của địa phương.

2. Mục tiêu quy hoạch

Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí lành mạnh và nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường. Số lượng cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của khu vực, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đấu tranh phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, tiêu cực trong cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường.

3. Quan điểm xây dựng quy hoạch

Quy hoạch karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2020 phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; trong đó chú trọng đến các yêu cầu giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, nhu cầu phát triển du lịch, nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần của nhân dân ở từng khu vực khác nhau; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Quy hoạch dịch vụ văn hóa phải đi đôi với việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước và đề cao trách nhiệm các ngành, các cấp chính quyền, đoàn thể và toàn xã hội đối với việc quản lý hệ thống dịch vụ văn hóa. Đồng thời, đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng để đảm bảo phát triển văn hóa đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.

4. Đối tượng, phạm vi quy hoạch

Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

5. Nội dung quy hoạch

Hoạt động kinh doanh karaoke và vũ trường phải dựa theo Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ.

a) Quy định số lượng cơ sở kinh doanh karaoke

- Giữ nguyên hiện trạng các cơ sở hoạt động kinh doanh karaoke lành mạnh đã có với số lượng cơ sở kinh doanh karaoke được cấp phép không vượt quá 03 cơ sở/ấp và 05 cơ sở/ khu phố.

- Ưu tiên quy hoạch một số vị trí phát triển hoạt động karaoke theo hướng tập trung trên một số tuyến đường trọng điểm, tại những ấp, khu phố đông dân cư, nơi tập trung nhiều công nhân lao động tại các khu công nghiệp. Số lượng cơ sở kinh doanh karaoke được cấp phép đối với các ấp, khu phố (danh sách ấp, khu phố đính kèm) không vượt quá số lượng 06 cơ sở/ấp và 10 cơ sở/khu phố. Đối với những ấp, khu phố trong danh sách ưu tiên quy hoạch phát triển hoạt động karaoke, khuyến khích các cơ sở kinh doanh karaoke xây dựng mới với quy mô lớn, thiết kế theo hướng hiện đại văn minh, đảm bảo có số phòng kinh doanh từ 05 phòng trở lên đối với hộ kinh doanh cá thể và 08 phòng trở lên đối với doanh nghiệp.

b) Quy định số lượng cơ sở kinh doanh vũ trường

Số lượng cơ sở kinh doanh vũ trường được cấp phép không vượt quá 02 cơ sở đối với mỗi huyện, trong đó 01 cơ sở tại Trung tâm Văn hóa Thể thao cấp huyện, 01 cơ sở tại khách sạn được công nhận xếp hạng từ 03 sao trở lên; 03 cơ sở đối với thị xã Long Khánh, trong đó: 01 cơ sở tại Trung tâm Văn hóa Thể thao thị xã, 02 cơ sở tại khách sạn được công nhận xếp hạng từ 03 sao trở lên; 05 cơ sở đối với thành phố Biên Hòa, trong đó: 01 cơ sở tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, 01 cơ sở tại Trung tâm Văn hóa Thể thao thành phố và 03 cơ sở tại khách sạn được công nhận xếp hạng từ 03 sao trở lên.

c) Điều kiện kinh doanh hoạt động karaoke

Cơ sở xin cấp mới giấy phép hoạt động kinh doanh karaoke phải đảm bảo các quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ.

- Địa điểm kinh doanh karaoke phải phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Địa điểm kinh doanh karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, cơ quan Nhà nước (đang hoạt động hoặc đã có quy hoạch xây dựng), di tích lịch sử - văn hóa (đã được xếp hạng hoặc đã được phát hiện đang lập hồ sơ đề nghị xếp hạng) từ 200 mét trở lên (tính theo đường bộ hiện hữu từ địa điểm đăng ký kinh doanh karaoke đến cổng cơ quan, đơn vị…).

- Địa điểm kinh doanh karaoke phải nằm trong đường có chiều rộng trên 4 m (đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn); không nằm trong khu vực nhà chung cư, là nơi các cơ quan chức năng có thể tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra bình thường.

- Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên (không tính diện tích công trình phụ), đảm bảo các điều kiện về cách âm; phòng, chống cháy nổ; cửa phòng phải là cửa kính không màu, đảm bảo bên ngoài nhìn thấy toàn bộ phòng; không đặt khóa, chốt cổng và cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Đối với ấp, khu phố có số lượng cơ sở kinh doanh karaoke vượt quá số lượng quy hoạch quy định, nếu có trường hợp rút phép hoặc ngưng hoạt động thì cũng không được cấp phép thêm cơ sở mới.

d) Điều kiện kinh doanh hoạt động vũ trường

Cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng từ 03 sao trở lên, Nhà Văn hóa, Trung tâm Văn hóa Thể thao có tư cách pháp nhân kinh doanh vũ trường phải đảm bảo các quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ.

- Địa điểm kinh doanh vũ trường phải phù hợp với quy hoạch vũ trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Địa điểm kinh doanh vũ trường phải nằm trong đường có chiều rộng trên 8 m (đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn), không nằm trong khu vực nhà chung cư, và các tuyến đường, phố, khu vực quảng trường thường tổ chức các hoạt động chính trị, xã hội có quy mô lớn ở địa phương; là nơi các cơ quan chức năng có thể tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra bình thường.

- Phòng khiêu vũ trong vũ trường phải có diện tích từ 80m2 trở lên, cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, cơ quan Nhà nước (đang hoạt động hoặc đã có quy hoạch xây dựng), di tích lịch sử - văn hóa (đã được xếp hạng hoặc đã được phát hiện đang lập hồ sơ đề nghị xếp hạng) từ 200 mét trở lên, đảm bảo các điều kiện về cách âm; phòng, chống cháy nổ; đảm bảo tiêu chuẩn âm thanh, ánh sáng.

 đ) Quy định mức thu, chế độ thu lệ phí cấp giấy phép kinh doanh karaoke, lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vũ trường:

Thực hiện theo Thông tư số 156/2012/TT-BTC ngày 21/9/2012 của Bộ Tài chính về Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh karaoke, lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vũ trường.

- Mức thu lệ phí cấp giấy phép kinh doanh karaoke, kinh doanh vũ trường chỉ thu một lần; trường hợp cấp gia hạn cho các giấy phép cấp trước ngày 05/11/2012 chưa thu phí thì thu như cấp mới.

- Đối với những trường hợp: Chuyển đổi tên kinh doanh, chuyển địa điểm kinh doanh, đổi tên bảng hiệu… cần thẩm định, thì áp dụng thu lệ phí như cấp giấy phép mới. Đối với trường hợp tăng thêm số phòng, nếu có chênh lệch về mức phí thì chỉ thu phần xin cấp mới.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Căn cứ tình hình thực tế, từ năm 2013 đến năm 2020 triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp sau:

1. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa nhằm huy động nhiều nguồn lực của xã hội trong việc phát triển sự nghiệp văn hóa, tạo điều kiện cho người dân được hưởng thụ các sản phẩm văn hóa chất lượng cao.

2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng nhằm phát huy hiệu quả xã hội của hệ thống thiết chế văn hóa, từng bước đưa các loại hình karaoke, vũ trường vào trong hoạt động của các tụ điểm văn hóa, nhà văn hóa, trung tâm văn hóa để định hướng hoạt động và quản lý chặt chẽ.

3. Chú trọng đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở (quan tâm đến đối tượng là công nhân các khu công nghiệp), tạo nhiều tụ điểm sinh hoạt văn hóa, vui chơi lành mạnh để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân, giảm bớt tệ nạn xã hội và những hoạt động phi văn hóa.

4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; nhân rộng các mô hình “Gia đình văn hóa”, “Ấp, khu phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn văn hóa”. Đưa công tác quản lý văn hóa vào tiêu chí xét thi đua và xét công nhận ấp, khu phố văn hóa, xã, phường, thị trấn văn hóa hàng năm.

5. Xác định trách nhiệm của UBND các cấp, các ngành và đoàn thể trong việc quản lý quy hoạch tham gia giám sát hoạt động karaoke, vũ trường trên từng địa bàn. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, thường xuyên kiểm tra, kiên quyết thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở cố ý vi phạm quy định của pháp luật.

6. Thường xuyên phối hợp các ngành chức năng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh, tố giác các loại tội phạm có liên quan đến hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, phòng chống tệ nạn xã hội gắn kết với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng ấp, khu phố lành mạnh không có tệ nạn xã hội để nhân dân nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

7. Thực hiện công tác hướng dẫn, tuyên truyền; đồng thời tổ chức tập huấn cập nhật quy định pháp luật cho tất cả chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về hoạt động văn hóa, góp phần “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

8. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm kinh doanh dịch vụ văn hóa liên quan đến tệ nạn xã hội; thu hồi giấy phép đồng thời ghi chú những điểm kinh doanh không lành mạnh, cố ý vi phạm pháp luật, không giải quyết việc chuyển tên kinh doanh tại địa điểm đã bị thu hồi giấy phép.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa tổ chức thực hiện quy hoạch theo các nội dung đã được phê duyệt. Hàng năm thực hiện thống kê, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện thẩm định điều kiện và cấp giấy phép hoạt động vũ trường, hoạt động karaoke đối với doanh nghiệp, sau khi Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành, nghề karaoke, vũ trường.

3. Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa thực hiện thẩm định điều kiện và cấp giấy phép hoạt động karaoke đối với hộ kinh doanh cá thể, sau khi Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành, nghề karaoke.

4. Chuyển dịch các cơ sở karaoke không đảm bảo điều kiện về khoảng cách 200 mét so với trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan Nhà nước theo hướng khuyến khích di dời đến hoạt động tại các Trung tâm Văn hóa Thể thao, Nhà Văn hóa, các điểm phục vụ du lịch, khu vui chơi giải trí có quy mô đầu tư lớn hiện chưa có điểm karaoke. Trong khi chờ chỉ đạo của Chính phủ, cho phép gia hạn 02 năm đối với các cơ sở karaoke hoạt động lành mạnh, không vi phạm hành chính, không để xảy ra tệ nạn xã hội./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Trí

 

DANH SÁCH

ƯU TIÊN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KARAOKE TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020
(kèm theo Đề án Quy hoạch karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2020 của UBND tỉnh)

STT

Phường, xã

(Tuyến đường, khu vực)

Ấp, khu phố

Thực trạng và định hướng quy hoạch

Thực trạng

Quy hoạch

I. Thành phố Biên Hoà

 

 

 

1

Phường Thống Nhất (Đường Võ Thị Sáu)

Khu phố 1

Khu phố 2

Khu phố 4

Khu phố 7

2

2

2

6

10

10

10

10

2

Phường Tân Mai (Đường Phan Trung)

Khu phố 2

10

10

3

Phường Tam Hiệp (Đường Phạm Văn Thuận)

Khu phố 6

10

10

4

Phường Long Bình Tân (Quốc lộ 51)

Khu phố 1

6

10

5

Xã Tam Phước (đường vào Trường ĐH Nguyễn Huệ)

Ấp Long Đức 1

5

6

II. Thị xã Long Khánh

 

 

 

6

Xã Xuân Tân

Ấp Cẩm Tân

3

6

7

Xã Bàu Trâm

Ấp Bàu Trâm

3

6

8

Xã Suối Tre

Ấp Suối Tre

1

6

9

Xã Bảo Vinh

Ấp Ruộng Hời

2

6

III. Huyện Long Thành

 

 

 

10

Thị trấn Long Thành (Đường: Hai Bà Trưng, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng)

Khu phố Phước Hải

Khu phố Cầu Xéo

5

3

10

10

11

Xã Long Đức (Quốc lộ 51, đường Lê Duẩn)

Khu phố 12

4

10

12

Xã Bình Sơn (Đường 769)

Ấp 1

Ấp 10

2

3

6

6

13

Xã An Phước (Quốc lộ 51)

 

Ấp 5

Ấp 7

Ấp 8

2

4

0

6

6

6

14

Xã Long Phước (Quốc lộ 51)

Ấp Đất Mới

Ấp Phước Hoà

Ấp Bà Ký

3

1

1

6

6

6

15

Xã Tân Hiệp

Ấp 6

2

6

16

xã Phước Bình (Quốc lộ 51)

Ấp 2

2

6

17

Xã Long An (Quốc lộ 51, Tỉnh lộ 25B)

Ấp Xóm Gốc

3

6

18

Xã Phước Thái (Quốc lộ 51)

Ấp 1B

Ấp 1C

2

1

6

6

19

Xã Tam An (KCN Long Thành)

Ấp 4

1

6

IV. Huyện Nhơn Trạch

 

 

 

20

Xã Phước Thiền (Đường Lý Thái Tổ)

Ấp Trầu

Âp Bến Cam

Ấp Bến Sắn

3

3

1

6

6

6

21

Xã Hiệp Phước (Đường Hùng Vương)

Ấp 1

Âp 2

Ấp 3

Ấp 4

Âp 5

5

1

5

2

0

6

6

6

6

6

22

Xã Long Thọ (Đường Hùng Vương)

Ấp 1

Âp 2

Ấp 3

Ấp 4

Âp 5

3

1

0

0

0

6

6

6

6

6

23

Xã Phước Khánh (Đường Phạm Thái Bường)

Ấp 2

Ấp 3

3

1

6

6

V. Huyện Định Quán

 

 

 

24

Thị trấn Định Quán (Quốc lộ 20)

Khu phố 114

Khu phố Hiệp Tâm

Khu phố Hiệp Thương

Khu phố Hiệp Quyết

4

1

0

4

10

10

10

10

25

Xã Phú Ngọc (Quốc lộ 20)

Ấp 1

Ấp 2

Ấp 3

1

2

0

6

6

6

26

Xã Phú Vinh (Quốc lộ 20)

Ấp 1

Ấp 3

Ấp 5

1

3

2

6

6

6

27

Xã Phú Lợi (Quốc lộ 20)

Ấp 2

Ấp 3

Ấp 5

0

3

2

6

6

6

28

Xã Phú Cường (Quốc lộ 20)

Ấp Phú Tân

Ấp Phú Thọ

Ấp Tam Bung

3

0

0

6

6

6

VI. Huyện Xuân Lộc

 

 

 

29

Thị trấn Gia Ray

Khu phố 8

6

10

30

Xã Suối Cát (Quốc lộ I)

Ấp Việt Kiều

6

6

VII. Huyện Cẩm Mỹ

 

 

 

31

Xã Xuân Tây (Tỉnh lộ 764, 765)

Âp 8

2

6

32

Xã Long Giao (Quốc lộ 56)

Âp Suối Cả

2

6

33

Xã Nhân Nghĩa (Quốc lộ 56)

Ấp 6

2

6

34

Xã Sông Ray (Tỉnh lộ 764)

Ấp 5

4

6

35

Xã Bảo Bình (Đường liên huyện)

Ấp Lò Than

2

6

VIII. Huyện Thống Nhất

 

 

 

36

Xã Hưng Lộc (Quốc lộ 20)

Ấp Hưng Nghĩa

Ấp Hưng Thạnh

Ấp Hưng Hiệp,

Ấp Hưng Nhơn

2

0

0

1

6

6

6

6

37

Xã Bàu Hàm 2 (Quốc lộ 20, Tỉnh lộ 769)

Ấp Trần Cao Vân

Ấp Ngô Quyền

Ấp Lộ 25

5

0

0

6

6

6

38

Xã Xuân Thạnh (Quốc lộ 20)

Ấp Lập Thành

Ấp Trần Hưng Đạo

2

0

6

6

39

Xã Gia Tân II

(Quốc lộ 20)

Ấp Bạch Lâm

1

6

40

Xã Gia Tân III (Quốc lộ 20)

Ấp Gia Yên

2

6

41

Xã Gia Kiệm (Quốc lộ 20)

Ấp Võ Dõng 1

Ấp Võ Dõng 2

Ấp Võ Dõng 3

1

1

1

6

6

6

42

Xã Xuân Thạnh (Tỉnh lộ 769, KCN Dầu Giây)

Ấp Lập Thành

 

2

 

6

 

IX. Huyện Trảng Bom

 

 

 

43

Xã Hố Nai 3 (Quốc lộ 1)

Ấp Thanh Hoá

Ấp Thái Hoà

3

1

6

6

44

Xã Hưng Thịnh (Quốc lộ 1)

Ấp Hưng Bình

3

6

45

Xã Cây Gáo (Đường liên huyện)

Ấp Tân Lập 1

3

6

46

Xã Đông Hòa (Quốc lộ 1)

Ấp Hoà Bình

5

6

47

Xã Đồi 61 (Đường liên huyện)

Ấp Tân Phát

0

6

48

Xã Bắc Sơn (Quốc lộ 1)

Ấp An Chu

Ấp Bùi Chu

7

2

6

6

49

Xã Sông Trầu (Đường liên huyện)

Ấp 1

1

6

50

Thị trấn Trảng Bom (Quốc lộ 1)

Khu phố 2

Khu phố 3

Khu phố 4

Khu phố 5

2

4

3

3

10

10

10

10

X. Huyện Vĩnh Cửu

 

 

 

51

Thị trấn Vĩnh An

Khu phố 5

Khu phố 8

5

2

10

10

53

Xã Thạnh Phú

Ấp 1

3

6

54

Xã Thạnh Phú

Ấp 5

3

6

55

Xã Phú Lý

Ấp Lý Lịch 1

3

6