Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3752/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 12 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG, TỪNG BƯỚC HIỆN ĐẠI HÓA HỆ THỐNG ĐÀI TRUYỀN THANH CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2021-2025”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới;

Căn cứ Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin;

Căn cứ Quyết định số 238/QĐ-BTTTT ngày 21/02/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Quyết định số 135/QĐ-TTg;

Theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 1277/TTr-STT&TT ngày 10/9/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động, từng bước hiện đại hóa hệ thống đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Ban Dân tộc; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ TT&TT;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- PCT VX UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- PCVP TH UBND tỉnh;
- Báo NA, Đài PTTH tỉnh;
- Lưu: VT, TH (N).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Đình Long

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG, TỪNG BƯỚC HIỆN ĐẠI HÓA HỆ THỐNG ĐÀI TRUYỀN THANH CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3752/QĐ-UBND ngày 12/10/2021 của UBND tỉnh Nghệ An)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ

I. Thực trạng hệ thống đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh

1. Thực trạng hệ thống đài truyền thanh cơ sở tại các xã, phường, thị trấn đến năm 2020

a) Cơ sở vật chất thiết bị đài truyền thanh cơ sở:

- Đến ngày 30/7/2021, trên địa bàn tỉnh có 376/460 xã, phường, thị trấn có đài truyền thanh cơ sở (TTCS) đang hoạt động, chiếm 81,74%, trong đó có 180 đài hoạt động tốt, chiếm 47,87%; 86 đài hoạt động khá, chiếm 22,87%; 51 đài hoạt động trung bình, chiếm 13,56%; 59 đài hoạt động kém, chiếm 15,69%.

- Có 05 đài đang được đầu tư, nâng cấp trong năm 2021.

- Có 79 xã chưa có đài hoặc có nhưng hư hỏng nặng không thể sử dụng được (28 xã chưa có, 51 xã có nhưng hư hỏng không sử dụng được), chiếm 17,17% tổng số xã trên toàn tỉnh.

Hầu hết các đài truyền thanh cơ sở tại các xã hiện đang sử dụng công nghệ truyền thanh không dây. Trong đó: 288/376 xã sử dụng hệ thống đài truyền thanh không dây, chiếm 76,60%; 72/376 xã sử dụng hệ thống đài truyền thanh có dây, 19,15%; 04/434 xã sử dụng cả hệ thống đài truyền thanh có dây và không dây, chiếm 1,06% trong đó có 02 xã do sát nhập từ các xã khác; 12 xã sử dụng hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin, chiếm 3,19%.

Một số đài truyền thanh cơ sở sử dụng công nghệ lạc hậu, công nghệ tăng âm đấu với các loa nằm rải rác trên địa bàn. Nhiều cụm đã bị xuống cấp cần tu sửa, bảo dưỡng. Các thiết bị máy phát, máy thu, tăng âm... tại nhiều đài truyền thanh cơ sở, đặc biệt là ở vùng miền núi, được lắp đặt từ nhiều năm trước, sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu. Nhiều đài được đầu tư từ trước năm 2007, thậm chí có những đài được đầu tư từ những năm 1995, 1997 của các hãng, như: Transmiter, Tesco, Viện Vật lý...

b) Công tác quản lý, hoạt động của đài truyền thanh cơ sở:

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đài truyền thanh cơ sở (TTCS) được tổ chức và hoạt động theo các Quyết định của UBND tỉnh Nghệ An: số 10/2008/QĐ-UBND ngày 18/01/2008; số 95/2014/QĐ-UBND ngày 16/12/2014 về việc sửa đổi, bổ sung khoản 3 điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động Đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An ban hành kèm theo Quyết định số 10/2008/QĐ-UBND ngày 18/01/2008.

Theo đó, đài TTCS cấp xã do UBND cấp xã trực tiếp quản lý, điều hành, chịu sự quản lý Nhà nước về hoạt động thông tin - truyền thông của Phòng văn hóa - Thông tin cấp huyện và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Đài TT-TH cấp huyện (nay là Trung tâm văn hóa thể thao và Truyền thông).

Đài có các nhiệm vụ tiếp âm đài Trung ương, đài tỉnh, đài huyện; sản xuất chương trình phát thanh địa phương; truyền đạt các thông tin khẩn cấp về các vấn đề quan trọng của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp; khung chương trình được thực hiện theo văn bản hướng dẫn hằng năm của Sở Thông tin và Truyền thông.

c) Nguồn nhân lực phụ trách, vận hành đài TTCS:

- Từ năm 2019 trở về trước, cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý Đài truyền thanh trên địa bàn tỉnh thuộc chức danh hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, và được hưởng phụ cấp 0,8 so với mức lương cơ sở (tại Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 27/01/2014 của UBND tỉnh Nghệ An quy định về số lượng, chức danh và mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An).

- Ngày 12/12/2019, HĐND tỉnh Nghệ An ban hành Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND về số lượng, chức danh, mức phụ cấp, chế độ chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác ở xã, phường, thị trấn và xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Theo đó, hiện nay tại các xã không còn cán bộ chuyên trách phụ trách đài TTCS. Đài TTCS được giao cho cán bộ văn hóa xã kiêm nhiệm thực hiện việc quản lý, vận hành (trong khi đó hoạt động chủ yếu của Đài TTCS là ngoài giờ hành chính).

2. Đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 265/QĐ-UBND ngày 18/01/2013 của UBND tỉnh về phê duyệt đề án phát triển hệ thống đài truyền thanh cơ sở đến cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án 265):

a) Kết quả đầu tư cơ sở vật chất theo nội dung Đề án:

* Kết quả đạt được:

Giai đoạn 2013-2020, theo Đề án 265, toàn tỉnh đã đầu tư, nâng cấp được 98 đài TTCS (100% đài TTCS được đầu tư giai đoạn này sử dụng công nghệ truyền thanh không dây FM) từ ngân sách trung ương thực hiện các chương trình MTQG và ngân sách tỉnh. Trong đó:

- Đầu tư, nâng cấp từ nguồn chương trình MTQG đưa thông tin về cơ sở (giai đoạn 2013-2015): 16 đài, với tổng kinh phí 4.536 triệu đồng.

- Đầu tư, nâng cấp từ nguồn chương trình MTQG Nông thôn mới (giai đoạn 2016-2020): 7.400 triệu đồng.

- Đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh (vốn đầu tư công) năm 2014, 2015: 2.564 triệu đồng.

- Nâng cấp từ nguồn ngân sách tỉnh bố trí hàng năm cho Sở Thông tin và Truyền thông: 5.200 triệu đồng.

- Đầu tư nâng cấp từ ngân sách huyện, xã trên toàn tỉnh giai đoạn 2013- 2020: 40 tỷ đồng, với chi phí đầu tư nâng cấp mỗi xã từ 50-400 triệu đồng.

- Năm 2020, Quỹ Thiện tâm (thuộc Tập đoàn VinGroup) hỗ trợ xây dựng 02 đài TTCS ứng dụng CNTT-VT cho 02 xã đặc biệt khó khăn thuộc huyện 30a, gồm xã Cắm Muộn và xã Tri Lễ thuộc huyện Quế Phong.

* Một số hạn chế:

- Mặc dù được quan tâm đầu tư, nâng cấp, tuy nhiên hệ thống đài TTCS hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.

- Kinh phí đầu tư, nâng cấp cho hệ thống đài truyền thanh cơ sở sử dụng nguồn ngân sách huyện, xã trên toàn tỉnh giai đoạn 2013-2020 chỉ đạt 40 tỷ đồng. Tổng kinh phí đầu tư, nâng cấp cho hệ thống đài truyền thanh cơ sở từ nguồn ngân sách tỉnh và các chương trình MTQG chỉ đạt 19,7 tỷ đồng/128,294 tỷ đồng, đạt 15,35% tổng kinh phí phê duyệt theo đề án. Tổng kinh phí từ ngân sách huyện, xã trên toàn tỉnh đạt khoảng 40 tỷ đồng/128,294 tỷ đồng, đạt 31,17%. Một số địa phương chưa quan tâm bố trí cho phát triển hệ thống đài TTCS chưa được quan tâm, đặc biệt là tại các huyện miền núi và miền núi cao.

b) Kết quả tăng cường năng lực cho cán bộ làm công tác TTCS các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh:

- Hàng năm, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ luân phiên cho các cán bộ làm công tác TTCS. Từ năm 2013-2020, tổ chức 18 lớp tập huấn cho 1.000 lượt cán bộ làm công tác TTCS tại các xã, với tổng kinh phí 1.446 triệu đồng.

- Thông qua công tác tập huấn, các cán bộ phụ trách đài TTCS được tăng cường kiến thức kỹ thuật vận hành cũng như kỹ năng biên tập, cập nhật tin tức thường xuyên nên cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ, phục vụ tốt công tác thông tin tuyên truyền tại cơ sở.

3. Đánh giá chung:

- Ưu điểm: Trong thời gian qua, hệ thống đài truyền thanh cơ sở (TTCS) trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung được quan tâm đầu tư, nâng cấp, đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, chính sách và phục vụ nhu cầu người dân. Nhất là trong giai đoạn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, thiên tai, bão lụt..., ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân thì đài TTCS đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân cũng như đáp ứng kịp thời yêu cầu về chỉ đạo của các cấp, các ngành.

- Hạn chế:

Nhiều xã trên địa bàn, đặc biệt là các xã khó khăn chưa có hệ thống đài TTCS, hoặc hệ thống đã xuống cấp, hư hỏng. Hệ thống đài không dây được đầu tư thời gian qua đã phát huy tác dụng tốt, tuy nhiên, quá trình vận hành cũng bộc lộ một số tồn tại như nhiễu tần số, nhiễu âm thanh, phải dựng cột ăng ten... Các thiết bị hư hỏng nhiều, gồm: Cụm loa, máy phát, máy thu, tăng âm…; số lượng cụm loa được trang bị không đủ đáp ứng phủ sóng phát thanh đến tất cả các thôn trên địa bàn.

Việc phân bổ kinh phí đầu tư cho xây dựng, phát triển cũng như vận hành hệ thống chưa tương xứng với vai trò, nhiệm vụ mà hệ thống TTCS đảm trách. Hệ thống TTCS trên địa bàn không đồng bộ, hoạt động kém hiệu quả gây khó khăn, tốn kém cho công tác quản lý, khai thác, bảo trì. Tại các xã, ngân sách chi cho hoạt động của các đài TTCS để phục vụ duy trì, vận hành... còn rất hạn chế hoặc chưa được bố trí.

Đội ngũ cán bộ phụ trách vận hành, khai thác hệ thống truyền thanh cơ sở chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm, làm ngoài giờ, thường xuyên thay đổi. Từ năm 2019 đến nay không có cán bộ chuyên trách, nhiệm vụ này được giao cho cán bộ văn hóa và không có chế độ phụ cấp tăng thêm (mặc dù phải làm việc chủ yếu ngoài giờ hành chính) nên ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền ở cơ sở.

II. Sự cần thiết xây dựng Đề án và căn cứ pháp lý

1. Sự cần thiết xây dựng Đề án

- Tỉnh Nghệ An có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, kinh tế xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn; trang thiết bị nghe, nhìn của các hộ gia đình, cá nhân (nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo, vùng sâu, vùng xa) còn hạn chế dẫn đến chưa tiếp cận đầy đủ các thông tin thiết yếu của Trung ương, tỉnh, huyện.

- Mặt khác, trong điều kiện các yếu tố an ninh truyền thống cũng như phi truyền thống xuất hiện ngày càng nhiều, mức độ ngày càng phức tạp ở các địa bàn cơ sở (thiên tai, dịch bệnh, sự chống phá của các thế lực thù địch...), thì hệ thống TTCS phát huy ưu thế trong việc tuyên truyền, phổ biến các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, định hướng dư luận cho nhân dân.

- Quyết định số 265/QĐ-UBND ngày 18/01/2013 của UBND tỉnh về phát triển hệ thống đài TTCS đến năm 2020 đã hết hiệu lực về thời gian. Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế và cần giải pháp về đầu tư để từng bước hiện đại hóa hệ thống TTCS.

- Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của Chuyển đổi số với ba trụ cột chính gồm: xây dựng Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số. Đài TTCS là một nội dung trong xây dựng Chính phủ số, do đó, ứng dụng CNTT-VT là xu hướng tất yếu đối với Đài TTCS nhằm tham gia một cách đồng bộ, kịp thời với các hoạt động chuyển đổi số khác.

- Đáp ứng các yếu tố mới phù hợp với tình hình thực tiễn: các quy định mới về công tác thông tin cơ sở; về phát triển đài TTCS, trong đó yêu cầu cao về vùng phủ sóng, chất lượng dịch vụ, tính năng hệ thống... ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông (CNTT-VT) trở thành xu hướng tất yếu, sự xuất hiện công nghệ mới thay thế công nghệ cũ, mang lại nhiều ưu thế vượt trội về chất lượng dịch vụ, thiết bị, tính tiện lợi trong quản lý, vận hành, giảm chi phí đầu tư (giải phóng được băng tần FM 54-68MHzk vùng phủ sóng không phụ thuộc khoảng cách; chất lượng âm thanh vượt trội, không bị nhiễu sóng; vận hành tốt trong các tình huống thiên tai; phòng máy gọn nhẹ, chủ yếu vận hành bằng phần mềm; cá thể hóa đến từng cụm loa...). Các xã không có đài TTCS do hạn chế về công nghệ (xã vùng sâu, vùng xa khuất lấp bởi đồi núi cao) sẽ được ưu tiên đầu tư, phủ sóng nhờ công nghệ mới.

- Về chi phí đầu tư và duy trì vận hành bằng hoặc thấp hơn so với đài công nghệ cũ.

Nhằm khắc phục những bất cập nêu trên, việc xây dựng và ban hành Đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động, từng bước hiện đại hóa hệ thống đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 là hết sức cần thiết.

2. Căn cứ xây dựng Đề án

- Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới;

- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”;

- Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở;

- Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin;

- Quyết định số 238/QĐ-BTTTT ngày 21/02/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin;

- Thông tư số 39/2020/TT-BTTTT ngày 24/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý đài truyền thanh cấp xã ứng dụng Công nghệ thông tin - Viễn thông;

- Công văn số 1273/BTTTT-TTCS ngày 27/4/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn về yêu cầu chức năng, tính năng, kỹ thuật của Hệ thống thông tin nguồn trung ương và hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh (phiên bản 1.0);

- Quyết định số 76/QĐ-BTTTT ngày 21/01/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Định hướng chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch hành động năm 2021 của Cục Thông tin cơ sở;

- Quyết định số 10/2008/QĐ-UBND ngày 18/01/2008 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Đài TTCS trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 95/2014/QĐ-UBND ngày 16/12/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc sửa đổi, bổ sung khoản 3 điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động Đài TTCS trên địa bàn tỉnh Nghệ An ban hành kèm theo Quyết định số 10/2008/QĐ-UBND ngày 18/01/2008 của UBND tỉnh

Phần II

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Bảo đảm người dân ở tất cả các xã nghe được thông tin từ đài TTCS. Từng bước hiện đại hóa hệ thống đài TTCS nhằm đổi mới phương thức quản lý, vận hành, cung cấp thông tin theo hướng chủ động, kịp thời, chính xác.

2. Mục tiêu cụ thể

a) 100% xã có đài TTCS. Trong đó, có ít nhất 20% xã có đài TTCS ứng dụng công nghệ thông tin.

b) 15% xã có đài TTCS được nâng cấp, tích hợp dần hệ thống đài truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin.

c) Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ đài TTCS; phấn đấu đến năm 2025, 100% cán bộ đài TTCS được tập huấn.

II. NHIỆM VỤ

- Tiếp tục kế thừa, sử dụng các hệ thống đài đang hoạt động hiệu quả. Từng bước hiện đại hóa hệ thống đài truyền thanh phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

- Đầu tư hệ thống đài TTCS ứng dụng công nghệ thông tin tại 79 xã chưa có đài hoặc hệ thống đài TTCS đã hư hỏng, không thể sử dụng được.

- Nâng cấp tích hợp dần các hệ thống đài TTCS ứng dụng công nghệ thông tin tại các xã có đài TTCS bị xuống cấp, hư hỏng 01 phần, hoạt động kém.

- Tập huấn, nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác TTCS.

III. GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của lãnh đạo địa phương trong việc phát huy vai trò của đài TTCS phục vụ công tác quản lý, lãnh đạo, điều hành ở địa phương.

- Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm chuyển biến nhận thức của Lãnh đạo các địa phương, cơ sở trong việc ứng dụng công nghệ mới vào các phương thức thông tin cơ sở, trong đó bao gồm việc chuyển đổi công nghệ cho hệ thống đài TTCS từ công nghệ có dây, không dây sang ứng dụng CNTT-VT. Vận động nhân dân đồng tình ủng hộ chủ trương chuyển đổi số nói chung, chuyển đổi công nghệ hệ thống đài TTCS nói riêng, đồng thời tham gia cung cấp nội dung thông tin cho hệ thống đài để góp phần nâng cao hiệu quả trao đổi thông tin hai chiều giữa xã, thôn và nhân dân.

2. Về cơ chế, chính sách và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác TTCS

- Ban hành Kế hoạch hàng năm triển khai thực hiện các nội dung của Đề án bảo đảm thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo việc triển khai thực hiện giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ kiêm nhiệm công tác thông tin cơ sở. Cụ thể:

Tổ chức tập huấn, đào tạo về công nghệ, năng lực quản trị hệ thống; kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để quản lý và vận hành thiết bị kỹ thuật, an toàn, an ninh thông tin.

Tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng biên soạn tài liệu tuyên truyền, sản xuất nội dung chương trình, biên tập tin, bài phát thanh theo hướng hiện đại.

3. Về công nghệ và bảo mật - an toàn thông tin

- Tiếp tục kế thừa, sử dụng các hệ thống đài có dây, không dây đang hoạt động hiệu quả.

- Đối với các xã chưa có đài hoặc có nhưng đã hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng, thực hiện đầu tư hoàn toàn bằng đài dựa trên ứng dụng CNTT-TT.

- Đối với các đài bị hư hỏng một phần, địa phương đánh giá hiện trạng để quyết định loại bỏ hệ thống để đầu tư hoàn toàn bằng đài dựa trên ứng dụng CNTT-TT hoặc tổ chức thay thế từng phần bằng các thành phần có ứng dụng CNTT-VT, tiến tới thay thế hoàn toàn bằng hệ thống ứng dụng CNTT-VT.

- Về tính năng: Đáp ứng các yêu cầu tối thiểu theo Thông tư số 39/2020/TT-BTTTT ngày 24/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý đài truyền thanh cấp xã ứng dụng CNTT-VVT; Công văn số 1273/BTTTT-TTCS ngày 27/4/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn về yêu cầu chức năng, tính năng, kỹ thuật của Hệ thống thông tin nguồn trung ương và hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh (phiên bản 1.0).

- Giao diện dễ sử dụng, hoạt động tốt trên các thiết bị máy tính để bàn, các thiết bị di động thông minh; hoạt động được với các hệ điều hành phổ biến như Windows, Android, IOS.

- Dữ liệu được số hóa, lưu trữ, quản lý, khai thác thống nhất, hiệu quả.

- Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin theo các quy định của Nhà nước.

- Bảo đảm linh hoạt trong quản lý, vận hành.

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của lãnh đạo địa phương trong việc phát huy vai trò của đài TTCS phục vụ công tác quản lý, lãnh đạo, điều hành ở địa phương.

4. Về tài chính

a) Dự toán kinh phí:

- Kinh phí đầu tư hệ thống đài TTCS ứng dụng công nghệ thông tin cho 28/79 xã chưa có đài hoặc hệ thống đài TTCS đã hư hỏng, không thể sử dụng được tại các huyện 30a: Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong (theo phụ lục 1):

Dự toán: 500 triệu đồng x 28 đài = 14.000 triệu đồng

Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đài truyền thanh cơ sở:

Dự toán: 1,1 tỷ đồng.

Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

b) Nguồn kinh phí:

- Ngân sách tỉnh bố trí đầu tư 28/79 đài truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin chưa có đài hoặc hệ thống đài hư hỏng không thể sử dụng được tại các huyện 30a (theo Phụ lục 1) và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đài TTCS (theo Phụ lục 2, Phụ lục 4).

- Lồng ghép nguồn kinh phí thực hiện Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc Hội để đầu tư đài TTCS ứng dụng Công nghệ thông tin tại các xã còn lại chưa có đài hoặc hệ thống đài hư hỏng không thể sử dụng được thuộc khu vực I, II, III (theo Phụ lục 3).

- Lồng ghép nguồn kinh phí thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới để đầu tư, nâng cấp đài TTCS ứng dụng công nghệ thông tin tại các xã đăng kí về đích Nông thôn mới chưa có đài hoặc hệ thống đài hư hỏng, hoặc xuống cấp. Ưu tiên bố trí theo thứ tự:

Các xã đăng ký về đích Nông thôn mới nằm trong danh sách (theo Phụ lục 3).

Dựa vào nguồn lực, cân đối bố trí cho các xã đăng kí về đích Nông thôn mới hoặc Nông thôn mới nâng cao mà hệ thống đài TTCS hoạt động kém, cần đầu tư nâng cấp.

- UBND các huyện, thành phố, thị xã cân đối ngân sách huyện, ngân sách xã và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để bố trí kinh phí đầu tư, nâng cấp hệ thống đài TTCS đã xuống cấp, hư hỏng đối với các xã còn lại và bố trí kinh phí duy trì, vận hành hệ thống đài TTCS hàng năm.

- Huy động nguồn lực xã hội hóa từ các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khác theo quy định.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Công tác truyền thông, trong đó chú trọng làm chuyển biến nhận thức của các cấp lãnh đạo đối với việc chuyển đổi công nghệ của đài TTCS.

- Thực hiện nhiệm vụ đầu tư, nâng cấp hệ thống đài TTCS thành hệ thống đài TTCS ứng dụng công nghệ thông tin thuộc mục I phần III của đề án.

- Theo phân cấp và lộ trình, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đầu tư nâng cấp, đầu tư mới các hệ thống đài TTCS.

- Tổ chức thẩm định kỹ thuật đối với hệ thống đài TTCS dựa trên ứng dụng CNTT-VT theo quy định của Nhà nước.

- Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin cơ sở.

- Xây dựng dự toán đưa vào ngân sách hàng năm gửi Sở Tài chính để đầu tư, nâng cấp hệ thống đài TTCS tại các xã khó khăn, xã đặc thù.

2. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành truyền thanh, phát thanh cho cán bộ hoạt động tại các đài TTCS.

- Phối hợp, hỗ trợ Sở Thông tin và Truyền thông và các đài truyền/phát thanh địa phương trong việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật truyền/phát thanh hiện đại, tiên tiến.

3. Sở Nội vụ

- Tham mưu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý làm công tác thông tin, truyền thông cơ sở và cán bộ công tác tại các đài TTCS cấp xã.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện đầu tư mới hệ thống đài TTCS dựa trên ứng dụng CNTT-VT cho các xã chưa có đài TTCS hoặc đài đã hư hỏng.

5. Sở Tài chính

Căn cứ nội dung phê duyệt tại Đề án này, tham mưu trình cấp có thẩm quyền bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm.

6. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Tổng hợp vào nguồn ngân sách chi chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới, bố trí cho Sở Thông tin và Truyền thông để xây dựng đài TTCS ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện tiêu chí về Thông tin - Truyền thông theo bộ tiêu chí quốc gia đối với xã nông thôn mới.

7. Ban Dân tộc tỉnh

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông để tham mưu bố trí kinh phí triển khai xây dựng hệ thống đài TTCS thực hiện theo Nghị quyết 88/NQ/2019/QH14 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

8. UBND các huyện, thành phố, thị xã

- Tổ chức tuyên truyền, quán triệt nhằm nâng cao nhận thức cho lãnh đạo cấp xã về những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đài TTCS, nhất là đài TTCS dựa trên ứng dụng CNTT-VT.

- Chủ động xây dựng đề án nâng cấp, cải tạo hệ thống đài TTCS của địa phương mình. Ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư, nâng cấp hàng năm để thực hiện.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án, nhiệm vụ đầu tư, trang bị, nâng cấp, cải tạo hệ thống TTCS trên địa bàn.

- Chỉ đạo và hướng dẫn các xã, phường xây dựng kế hoạch, triển khai các dự án, nhiệm vụ đầu tư, cải tạo, nâng cấp nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các đài TTCS, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và đạt hiệu quả cao.

9. UBND các xã, phường, thị trấn

- Bố trí kinh phí đầu tư, nguồn kinh phí hàng năm để trang bị, nâng cấp, cải tạo hệ thống TTCS tại địa phương mình; duy trì, vận hành hệ thống.

- Huy động các nguồn kinh phí hợp pháp, nguồn xã hội hóa để đầu tư đài TTCS. Đối với đài TTCS dựa trên ứng dụng CNTT-VT, trong quá trình đầu tư phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn, an ninh thông tin và có khả năng kết nối về hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh./.

 

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH 28 XÃ CHƯA CÓ ĐÀI TRUYỀN THANH CƠ SỞ, HOẶC HƯ HỎNG KHÔNG SỬ DỤNG ĐƯỢC TẠI CÁC HUYỆN 30A

TT

Tên huyện

Tên xã

Thuộc Khu vực I, II, III theo QĐ 861/QĐ- TTg

Có đài truyền thanh

Công nghệ ĐTH

Hiện trạng

Thiết bị hiện có

Đánh giá hiện trạng CSVC

Các thiết bị cần sửa chữa

1

Huyện Kỳ Sơn (14 xã)

Hữu Lập

III

Không

dây

Không hoạt động

Đầu thu, máy phát, đầu đĩa, bàn micxo, máy vi tính, 5 cụm loa

Hỏng

đầu thu, 2 cụm loa

2

Bảo Thắng

III

Không

0

0

0

không

0

3

Mường Lống

III

Không

0

0

0

không

0

4

Phà Đánh

III

Không

0

0

0

không

0

5

Huổi Tụ

III

Không

0

0

0

Không

0

6

Na Loi

III

Không

0

0

0

Không

0

7

Đoọc Mạy

III

Không

0

0

0

không

0

8

Keng Đu

III

Không

0

0

0

không

0

9

Bắc Lý

III

Không

0

0

0

Không

0

10

Mỹ Lý

III

Không

0

0

0

Không

0

11

Tây Sơn

III

Không

0

0

0

không

0

12

Mường Típ

III

Không

0

0

0

không

0

13

Mường Ải

III

Không

0

0

0

không

0

14

Na Ngoi

III

Không dây

Không hoạt động

0

Hỏng

0

15

Huyện Quế Phong (06 xã)

TT. Kim Sơn

I

Không dây

hỏng toàn phần

10 cụm loa và hệ thống thu phát

Hỏng

thay thế toàn bộ

16

Châu Thôn

III

Không dây

hỏng

máy vi tính, bộ tiếp phát sóng, 13 cụm loa

Hỏng

thay thế toàn bộ

17

Tiền Phong

III

Không dây

hỏng

bàn mixo, 15 cụm thu, loa nén

Hỏng

thay thế toàn bộ

18

Đồng Văn

III

Không dây

Không hoạt động

Máy thu phát; đầu DVD; đầu thu VTC; máy tính; 5 cụm loa

Hỏng

Thay thế toàn bộ do mưa bão

19

Thông Thụ

III

Không

0

0

0

Không

0

20

Hạnh Dịch

III

Không

0

0

0

Không

0

21

Huyện Tương Dương (08 xã)

Yên Thắng

III

không

0

0

0

không

Đầu tư mới

22

Yên Na

III

không

0

0

0

không

Đầu tư

23

Nga My

III

Không

0

0

0

không

Đầu tư mới

24

Lượng Minh

III

Không

0

0

0

không

Đầu tư mới

25

Hữu Khuông

III

Không

0

0

0

không

Đầu tư mới

26

Nhôn Mai

III

Không

0

0

0

không

0

27

X. Mai Sơn

III

không

0

0

0

không

Đầu tư mới

28

X. Tam Hợp

III

Không

0

0

0

không

Đầu tư mới

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP DỰ TRÙ KINH PHÍ VÀ PHÂN KỲ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐẦU TƯ ĐÀI TRUYỀN THANH CƠ SỞ TẠI CÁC XÃ THUỘC HUYỆN 30A GIAI ĐOẠN 2021-2025

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

Số đài

Kinh phí (Ngân sách tỉnh)

2022

7

3.500

2023

7

3.500

2024

7

3.500

2025

7

3.500

Tổng cộng

14.000

 

PHỤ LỤC 3

DANH SÁCH 51 XÃ CHƯA CÓ ĐÀI TRUYỀN THANH CƠ SỞ, HOẶC HƯ HỎNG KHÔNG SỬ DỤNG ĐƯỢC TẠI CÁC HUYỆN KHÔNG THUỘC 30A

TT

Tên huyện

Tên xã

Thuộc Khu vực I, II, III theo QĐ 861/QĐ- TTg

đài truyền thanh

Công nghệ ĐTH

Hiện trạng

Thiết bị hiện có

Đánh giá hiện trạng CSVC

Các thiết bị cần sửa chữa

1

Huyện Quy Châu (03 xã)

Châu Thắng

III

Không dây

Không hoạt động

0

Hỏng

Thay thế toàn bộ hệ thống

2

Châu Hoàn

III

Không

0

0

0

không

Đầu tư mới

3

Diên Lãm

III

Không

0

0

0

không

Đầu tư mới

4

Huyện Con Cuông (10 xã)

TT.Con Cuông

I

không dây

Hư hỏng

1 bộ Máy phát và 9 cụm máy thu

Hỏng

Các cụm máy thu đã hư hỏng nặng, một số khối không bắt sóng được thông tin như cụm FM của các khối 2, 9, 1, 4, 6, 3

5

Bồng Khê

I

Không

0

0

0

Không

0

6

Chi Khê

I

Không dây

Hư hỏng

0

Hỏng

0

7

Yên Khê

I

Không dây

Hư hỏng

0

Hỏng

0

8

Môn Sơn

III

Không

0

0

0

Không

0

9

Thạch Ngàn

III

không dây

Hư hỏng

Máy thu phát, tiếp âm đài FM, Loa, ăng ten, máy phát 150, 9 cụm loa, 1 míc, 1 đầu đĩa, 1 mice, đầu điều khiển cụm

Hỏng

Thay mới

10

Mậu Đức

III

Không

0

0

0

Không

0

11

Đôn Phục

III

không dây

Hư hỏng

đã bị sét đánh cháy hoàn toàn

Hỏng

0

12

Cam Lâm

III

Không

0

0

0

không

0

13

Bình Chuẩn

III

Không dây

Hư hỏng

0

Hỏng

0

14

Huyện Quy Hợp (12 xã)

Minh Hợp

I

Không dây

Không hoạt động

 

Hỏng

Thay mới toàn bộ

15

Châu Lộc

III

Không dây

Không hoạt động

 

Hỏng

Thay thế toàn bộ

16

Tam Hợp

I

Không dây

Không hoạt động

 

Hỏng

Thay thế toàn bộ

17

Liên Hợp

III

Không dây

Cột ăng ten, máy phát

Hỏng

Thay mới toàn bộ

 

18

Châu Hồng

III

Không dây

hỏng

Cột ăng ten, máy phát

Hỏng

Thay mới toàn bộ

19

Châu Thành

III

Không  dây

Hỏng

Máy phát, các cụm loa

Hỏng

Thay mới toàn bộ

20

Châu Cường

III

Không dây

Đã hỏng

 

Hỏng

Thay mới toàn bộ

21

Châu Thái

III

Không dây

Không hoạt động

 

Hỏng

Thay mới toàn bộ

22

Châu Đình

III

Không dây

Không hoạt động

 

Hỏng

Thay mới toàn bộ

23

Châu Lý

III

Không dây

Kém

 

Hỏng

Thay mới toàn bộ

24

Nam Sơn

III

Không dây

Không hoạt động

 

Hòng

Thay mới toàn bộ

25

Hạ Sơn

III

Không dây

Không hoạt động

 

Hỏng

Thay thế toàn bộ

26

Huyện Nghĩa Đàn (07 xã)

Nghĩa Hội

I

Có đài truyền thanh

Không dây

các cụm loa bị hỏng 7/8

máy thu-phát, bàn trộn âm thanh, cột anten, micro, máy tính

Hỏng

Cụm loa, cột anten, máy thu phát

27

Nghĩa Minh

I

Có đài truyền thanh

Không dây

hỏng không sử dụng được

máy thu-phát, bàn trộn âm thanh, cột anten, micro, máy tính

Hỏng

Cụm loa, cột anten, máy thu phát

28

Nghĩa Lâm

I

Có đài truyền thanh

Không dây

hỏng không sử dụng được

máy thu-phát, bàn trộn âm thanh, cột anten, micro, máy tính

Hỏng

Cụm loa, cột anten, máy thu phát

29

Nghĩa Hưng

I

Có đài truyền thanh

Không dây

Hỏng không sử dụng được

máy thu-phát, bàn trộn âm thanh, cột anten, micro, máy tính

Hỏng

Cụm loa, cột anten, máy thu phát

30

Nghĩa Đức

I

Có đài truyền thanh

Không dây

hỏng không sử dụng được

máy thu-phát, bàn trộn âm thanh, cột anten, micro, máy tính

Hỏng

Cụm loa, cột anten, máy thu phát

31

Nghĩa Bình

 

Có đài truyền thanh

Không dây

hỏng không sử dụng được

máy thu-phát, bàn trộn âm thanh, cột anten, micro, máy tính

Hỏng

Cụm loa, cột anten, máy thu phát

32

Nghĩa Khánh

 

Có đài truyền thanh

Không dây

Hỏng không sử dụng được

máy thu-phát, bàn trộn âm thanh, cột anten, micro, máy tính

Hỏng

Cụm loa, cột anten, máy thu phát

33

Huyện Tân kỳ (05 xã)

Nghĩa Dũng

I

Không dây

Hỏng

Đầy đủ các thiết bị

Hỏng

Tích hợp công nghệ IP

34

Nghĩa Hợp

 

Không dây

Hỏng

Máy thu phát, các thiết bị phụ trợ, 9 cụm (chi phát 4 cụm)

Hỏng

Tích hợp công nghệ IP

35

Tân Hương

 

Không dây

Hỏng

Máy thu phát, máy tính, 21 cụm loa

Hỏng

Cụm thu, phát

36

Nghĩa Hành

 

Có dây

Hỏng

Cụm loa, máy thu phát, đầu đĩa

Hỏng

Tích hợp công nghệ IP

37

Tiên Kỳ

I

Không dây

Hỏng

12 cụm loa, máy thu phát

Hỏng

Cụm thu, phát, cột ăng ten

38

Huyện Yên Thành

X. Hoa Thành

 

không dây

hỏng

1 hệ thống máy chủ, 14 cụm loa

Hỏng

Thay mới, theo hướng tích hợp

39

Thị xã Hoàng Mai (01 phường)

Quỳnh Xuân

 

Không dây

10/14 khối đã hỏng

 

Hỏng

0

40

Huyện Nam Đàn (12 xã)

Trung Phúc Cường

 

 

Không dây

Hỏng

3 máy phát rời rạc sau sáp nhập, hệ thống không đồng bộ, hỏng hóc

Hỏng

 

41

Thượng Tân Lộc

 

 

có dây

Hỏng

2 máy có dây, 1 không dây không đồng bộ, nhiều xóm khuất nút bộ phát hỏng không đảm bảo

Hỏng

 

42

Nam Lĩnh

 

x

Không dây

Hỏng

Máy phát không đủ tải, 22 cụm loa.

Hỏng

 

43

Xuân Lâm

II

x

Không dây

Hư hỏng nhiều

Máy thu phát, âm ly thu phát, cụm thu (22 cụm, 44 loa nén), đài radio, loa

Hỏng

 

44

Khánh Sơn

 

x

Có dây

Hỏng

Máy phát công suất bé không đủ tải, xã có diện tích rộng, 24 cụm, 48 loa.

Hỏng

 

45

Xã Xuân Hòa

 

x

Có dây

Hỏng

Máy thu phát, tiếp âm đài FM hỏng. Máy phát công suất yếu không đủ tải 21 cụm loa.

Hỏng

 

46

Nam Kim

I

X

Không dây

Hư hỏng nặng

Máy thu phát, tiếp âm đài FM hỏng: Máy phát công suất yếu không đủ tải

Hỏng

 

47

Xã Nam Anh

I

không dây

Hư hỏng

Máy phát, hệ thống tiếp âm đài huyện nay đã quá cũ hư hỏng thường xuyên

Hỏng

 

48

Hùng Tiến

 

 

không dây

 

Máy phát không đủ tải, quá cũ, 17 cụm, 39 loa

Hỏng

 

49

Xã Nam Thái

 

X

Không dây

hỏng

Máy phát không đủ tải, 24 cụm loa, 96 loa

Hỏng

Máy chủ, cụm loa

50

Xã Nam Hưng

 

X

Không dây

Hư hỏng nhiều

Máy thu phát, âm ly thu phát, cụm thu (15 cụm, 30 loa nén), đài radio, loa, máy vi tính

Hỏng

lắp thêm loa tại các xóm

51

Nam Thanh

 

x

Không dây

hỏng

1 máy phát, 33 cụm, 77 loa

Hỏng

thay mới

 

PHỤ LỤC 4

TỔNG HỢP DỰ TRÙ KINH PHÍ VÀ PHÂN KỲ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

Số lớp

Số học viên

Kinh phí
(Ngân sách tỉnh)

2021

2

120

220

2022

2

120

220

2023

2

120

220

2024

2

120

220

2025

2

120

220

Tổng cộng

600

1.100