UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2003/QĐ-UB | Đồng Hới, ngày 3 tháng 9 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, BẢN.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã; Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Thôn và Tổ dân phố;
- Xét tình hình thực tế ở địa phương và theo đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh tại Công văn số 479/TCCQ ngày 05/8/2003,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy định về tổ chức hoạt động của Thôn, bản”.
Điều 2: Quyết định này thay thế Quyết định số 1132 QĐ/UB ngày 16/10/1996 của UBND tỉnh và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2003.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh,Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Thủ trưởng các ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM/ UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, BẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 38/2003/QĐ-UB ngày 3 tháng 9 năm 2003 của UBND tỉnh).
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Vị trí Thôn, bản:
- Thôn là khu vực dân cư nông thôn được hình thành theo định lý tự nhiên do lịch sử để lại, hoặc do phát triển của các cụm dân cư, thích hợp cho việc quản lý và các hoạt động kinh tế xã hội.
- Bản là cụm dân cư của đồng bào dân tộc thiểu số của các xã miền núi, vùng cao được hình thành chủ yếu dựa theo quan hệ huyết thống, sắc tộc hoặc do quá trình thực hiện đnhj canh, định cư của đồng bào dân tộc.
- Tiểu khu là khu vực dân cư đô thị ở các phường, thị trấn.
- Thôn, bản, tiểu khu trong quy định này được gọi chung là Thôn và bản.
- Thôn, bản không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, là nơi thực hiện dân chủ trực tiếp một cách rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản và tổ chức nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao.
- Thôn hoặc Bản là đơn vị tự quản của xã; Tiểu khu là đơn vị tự quản của thị trấn, phường.
Điều 2: Quy mô Thôn, Bản:
- Đối với Thôn, bản cử thì căn cứ vào địa dư hành chính do lịch sử để lại.
- Đối với Thôn, bản mới (kể cả việc bố trí sắp xếp lại cho thích hợp) thì căn cứ vào dân số, địa lý tự nhiên, nhưng ít nhất Thôn phải có từ100 hộ trở lên; Bản ít nhất phải có từ 20 hộ trở lên mới được thành lập Thôn, bản mới.
Chương II
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, BẢN
Điều 3: Quy trình thành lập Thôn, bản:
Việc thành lập Thôn, bản mới hoặc công nhận Thôn, bản đã có thực hiện theo quy định sau:
- Được đa số cử tri trong Thôn, bản đồng tình xem qua (trung cầu ý kiến của nhân dân).
- UBND cấp xã lập Đề án trình HĐND cùng cấp thông qua và có Nghị quyết.
- UBND cấp xã lập tờ trình (kèm Đề án, biên bản lấy ý kiến cử tri, Nghị quyết HĐND) đề nghị UBND huyện, thị xã xem xét.
- UBND huyện, thị xã xem xét quyết định thành lập (đối với Thôn, bản mới), công nhận (đối với Thôn,bản đã có)
Điều 4: Trưởng Thôn, bản:
1. Bầu Trưởng Thôn, bản:
Trưởng Thôn, Trưởng bản và Phó trưởng thôn, do toàn thể cử tri hoặc chủ hộ hay cử tri đại biểu hộ tham gia bầu trực tiếp bằng hình thức bỏ phiếu kín và được Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định công nhận.
Thôn có dân số đong từ 300 hộ trở lên thì có thêm01 Phó trưởng thôn.
- Chủ tịch UBND cấp xã quyết định ngày tổ chức bầu trưởng Thôn, Trưởng bản và ra quyết định thành lập Tổ bầu cử.
- UBND cấp xã bảo đảm các điều kiện vật chất; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và giúp đỡ, tổ chức hội nghị bầu Trưởng Thôn, bản.
2. Tiêu chuẩn Trưởng Thôn, bản:
Trưởng Thôn, bản là người có hộ khẩu và cư trú thường xuyên ở Thôn, bản, đủ 21 tuổi trở lên, có sức khoẻ, nhiệt tình và tinh thành trách nhiệm trong công tác; đạo đức và tư cách tốt, được nhân dân tính nhiệm, bản thân và gia đình gương mẫu, có năng lực và phương pháp vận động, tổ chức công nhân thực hiện tốt các công việc của công đồng và cấp trên giao.
3. Quy trình bầu Trưởng Thôn, bản:
a. Giới thiệu nhân sự:
a.1. Căn cứ vào tiêu chuẩn Trưởng Thôn, bản; sự lãnh đạo của Chi bộ Thôn , bản hoặc chi bộ xã. Bn công tác Mặt trận thôn, bản chủ trì phối hợp với đoàn thể ở Thôn, bản dự kiến danh sách giới thiệu người ra ứng cử, sau đó họp cử tri để thảo luận tiêu chuẩn, danh sách giới thiệu của Ban công tác tại mặt trận Thôn, bản và người ứng cử do cử tri giới thiệu hoặc tự ứng cử.
a.2. Căn cứ danh sách ứng cử, đề nghị tại hội nghị cử tri, Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì cuộc họp thảo luận thống nhất và lên danh sách chính thức những người ứng cử, đè cử để bầu Trưởng Thôn, bản. Thành phần cuộc họp đại diện lãnh đạo của tổ chức Đảng, Chi đoàn thanh niên, các chi hội Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh. Danh sách chính thức để bầu Trưởng Thôn, bản phải có số di ít nhất một người.
b. Tổ chức bầu cử:
b.1. Hội nghị bầu cử:
Việc bầu cử được tiến hành tại hội nghị cử tri do Trưởng Thôn, bản triệu tập và chủ trì. Hội nghị được tiến hành khi có ít nhất quá nửa số cử tri tham dự.
b.2 Tổ bầu cử: Tổ bầu cử có không quá 7 thành viên do Trưởng ban công tác mặt trận thôn, bản làm Tổ trưởng. Các thành viên khác gồm đại diện tổ chức Đảng và một số Đoàn thể của Thôn, bản.
Tổ bầu cử có nhiệm vụ:
- Lập và công bố danh sách cử tri tham gia bầu Trưởng Thôn,bản.
- Công bố danh sách ứng cử viên.
- Tổ chức trình tự bầu Trưởng Thôn, bản.
- Công bố kết quả bầu cử.
- Báo cáo kết quả bầu Trưởng Thôn, bản và nộp các tài liệu bầu cử cho UBND cấp xã.
b.3. Kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử:
- Trước khi kiểm phiếu, hội nghị bầu ban kiểm phiếu do Tổ bầu cử giới thiệu. Ban kiểm phiếu có từ 3 -5 người.
- Kiểm phiếu: Việc kiểm phiếu được tiến hành ngay khi kết thúc bỏ phiếu. Ban kiểm phiếu lập biên bản kết quả bỏ phiếu, bàn giao biên bản và phiếu bầu cho Tổ trưởng Tổ bầu cử.
- Tổ trưởng Tổ bầu cử công bố kết quả bầu cho từng người và người trúng cử Trưởng Thôn, bản. Người trúng cử là người có số phiếu bầu hợp lệ trên 50% số cử tri tham gia bầu cử.
4. Công nhận người trúng cử Trưởng Thôn, bản:
Căn cứ biên bản kết quả kiểm phiếu và báo cáo kết quả hội nghị bầu Trưởng Thôn, bản, chậm nhất không quá 05 ngày sau khi nhận được kết quả bầu cử, Chủ tịch UBND cấp xã xem xét ra quyết định công nhận người trúng cử Trưởng Thôn,bản. Trưởng Thôn, bản chính thức hoạt động khi có kết quả công nhận của Chủ tịch UBND cấp xã.
5. Bầu lại:
Trong trường hợp bầu cử không có người trúng cử, hoặc có số cử tri tham gia bỏ phiếu dưới 50% và trong trường hợp vi phạm các quy định về bầu cử Trưởng Thôn, bản tại khoản 3 Điều này thì phải tỏ chức bầu lại . Ngày tổ chức bầu lại do Chủ tịch UBND xã cấp quyết định. Trường hợp bầu lại không có người trúng cử thì Chủ tịch UBND cấp xã chỉ định trưởng thôn, bản lâm thời trong số những người ứng cử chính thức để hoạt động cho đến khi bầu được Trưởng thôn, bản mới.
6. Chỉ thị Trưởng thôn, Trưởng bản lâm thời:
Trong trường hợp thành lập thôn, bản mới hoặc khuyết Trưởng thôn, bản thì Chủ tịch UBND cấp xã chỉ định Trưởng thôn, bản lâm thời không quá 6 tháng kể từ khi có quyết định chỉ định của Chủ tịch UBND cấp xã.
7. Bầu cử Phó trưởng thôn:
Việc bầu cử phó trưởng thôn được thực hiện như quy trình bầu Trưởng thôn, bản.
8. Kinh phí bầu cử (kể cả bầu lại) do ngân sách xã cấp.
9. Nhiệm kỳ Trưởng thôn, bản:
- Nhiệm kỳ của Trưởng thôn, bản và Phó trưởng thôn là hai năm rưởi (30 tháng).Khi cần thiết có thể kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ, do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định theo đề nghị cử Ban công tác Mặt trận thôn, bản và được tổ chức bầu lại Trưởng thôn, bản sau đó.
Điều 5: Hoạt động cử Thôn, bản:
1. Cộng đồng dân cư trong Thôn, bản cùng nhau thảo luận, quyết định thì thực hiện các công việc tự quản, đảm bảo đoàn kết giữ gìn trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; xây dựng cuộc sống mới; giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp, thuần phong mỹ tục. Xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, xây dựng và thực hiện Hương ước, Quy ước.
2. Bàn biện pháp thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của HĐND, các quyết định của UBND và nhiệm vụ do UBND cấp xã giao và thực hiện nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước.
3. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
4. Thảo luận, góp ý kiến và báo cáo kết quả công tác, tự phê bình, kiểm điểm của Trưởng thôn, bản, Chủ tịch HĐND và chủ tịch UBND cấp xã.
5. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, bản; cử các Ban, nhóm tự quản, uỷ viên thanh tra nhân dân.
Các hoạt động của Thôn, bản được thông qua hội nghi Thôn, bản.
Điều 6: Hội nghị Thôn, bản:
Hội nghị của thôn, bản được tổ chức ba tháng hoặc sáu tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường. Thành phần hội nghị là toàn bộ cử tri hoặc chủ hộ hay cử tri đại diện hộ hoặc đại Biểu chủ hộ(sau đây gọi là cử tri). Hội nghị do Trưởng thôn, bản triệu tập và chủ trì. hội nghị được tiến hành khi có ít nhất quá nữa số cử tri tham dự. Nghị quyết của Thôn, bản thì có giá trị khi được quá nữa số cử tri dự họp tán thành và không trái pháp luật.
Chương III
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA TRƯỞNG THÔN, BẢN
Điều 7: Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn, bản:
1. Triệu tập và chủ trì hội nghị Thôn, bản.
2. Tổ chức thực hiện các Quyết định của Thôn, bản.
3. Tổ chức nhân dân thực hiện tốt quy chế dân chủ ở Thôn, bản.
4. Tổ chức xây dựng và thực hiện Hương ước, Quy ước.
5. Bảo đảm đoàn kết, giũ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn trong Thôn, bản.
6. Tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ do Chủ tịch UBND cấp xã giao (nếu có).
7. Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
8. Trên cơ sở nghị quyết của hội nghị Thôn, bản thay mặt thôn, bản ký hợp đồng dịch vụ phục vụ sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng của Thôn bản.
9. Được UBND cấp xã mời dự họp các vấn đề liên quan,. Hàng năm báo cáo kết quả công tác với UBND cấp xã; định kỳ sáu tháng và một năm phải báo cáo công tác về tự phê bình trước hội nghị Thôn, bản.
10. Được tham gia dự án lớp tập huấn, bồi dưỡng. Được hưởng phụ cấp theo quy định của Nhà nước hoặc của tỉnh.
Điều 8: Mối quan hệ công tác của Trưởng thôn, bản:
1. Trưởng Thôn, bản chịu sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở Thôn, bản và cấp uỷ Đảng các cấp, đồng thời chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của Chủ tịch UBND cấp xã.
2. Trưởng Thôn, bản phối hợp chặt chẽ với các tổ đại biểu HĐND và các tổ chức đoàn thể, các Tổ chức kinh tế, xã hội ở Thôn, bản nhằm tổ chức cho nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, Nghị quyết của HĐND và quyết định của UBND cáp xã.
3. Trưởng Thôn, bản được làm việc với các cơ quan, đơn vị của Trung ương, địa phương đóng trên địa bàn; các Thôn, bản trong xã và các xã lân cận để thực hiện tốt công tác tự quản ở Thôn, bản mình.
Điều 9: Khen thưởng, kỷ luật Trưởng thôn, bản:
Trưởng Thôn, bản và Phó trưởng thôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sẽ được khen thưởng; không hoàn thành nhiệm vụ, không được nhân dân tính nhiệm,thì có thể bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, có vi phạm quyết định thì tuỳ mức độ vi phạm sẽ bị khiển trách, cảnh cáo, cách chức. Việc kỹ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức do Chủ tịch UBND cấp xã xem xét quyết định.
Hàng năm, Ban công tác Mặt trận Thôn, bản tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của cử tri đối với Trưởng thôn, bản. Nếu tỷ lệ phiếu tính nhiệm thấp dưới 50% số cử tri tham gia bỏ phiếu, thì hội nghị Thôn, bản xem xét đề nghị Chủ tịch UBND cấp xã quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng Thôn, bản.
Điều 10: Kinh phí hoạt đông của Thôn, bản và phụ cấp Trưởng thôn, bản:
1. Kinh phí hoạt động của Thôn, bản do ngân sách xã cấp và huy động sự đóng góp của nhân dân trong Thôn, bản thông qua quỹ Hương ước, Quy ước của Thôn, bản.
2. Phụ cấp hàng tháng cho Trưởng thôn, Trưởng bản cho HĐND, UBND tỉnh quy định, trong đó được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần và sự đóng góp của cộng đồng dân cư.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11:Bản Quy định này áp dụng thống nhất ở Thôn,bản, tiểu khu của các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.
Điều 12: Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện Quyết định này.
Điều 13: Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, Sở Tài chính - Vật giá, các Sở, Ban, Ngành có liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện quy định này./.
- 1 Quyết định 21/2008/QĐ-UBND về quy định tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 2 Quyết định 1132/QĐ-UB năm 1996 về quy định tạm thời tổ chức thôn, bản và nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn, bản do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 3 Quyết định 1132/QĐ-UB năm 1996 về quy định tạm thời tổ chức thôn, bản và nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn, bản do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 1 Quyết định 941/2009/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 515/2007/QĐ-UBND và Quyết định 516/2007/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn bản, khu phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2 Quyết định 515/2007/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, bản, khu phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 3 Nghị định 79/2003/NĐ-CP Quy chế thực hiện dân chủ ở xã
- 4 Quyết định 13/2002/QĐ-BNV về Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 5 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 1 Quyết định 941/2009/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 515/2007/QĐ-UBND và Quyết định 516/2007/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn bản, khu phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2 Quyết định 515/2007/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, bản, khu phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành