UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3806/QĐ-UBND | Thanh Hoá, ngày 15 tháng 11 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ TỈNH THANH HOÁ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBDN cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Thanh Hoá.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã, các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ TỈNH THANH HOÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3806/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 20112 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH VỰC LÂM NGHIỆP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ TỈNH THANH HOÁ
STT | TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH |
A | CẤP HUYỆN |
I | Lĩnh vực: Lâm nghiệp |
1 | Xác nhận đối với lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên của tổ chức xuất ra, lâm sản nhập khẩu, lâm sản sau xử lý tịch thu, lâm sản sau chế biến (Số seri: T-THA-219010-TT) |
B | CẤP XÃ |
I | Lĩnh vực: Lâm nghiệp |
1 | Xác nhận đối với lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc từ rừng tự nhiên trong nước của cộng đồng dân cư, hộ gia đình cá nhân xuất ra (Số seri: T-THA-219011-TT) |
PHẦN II. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH VỰC LÂM NGHIỆP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ TỈNH THANH HOÁ
(Có bản nội dung cụ thể của 02 thủ tục hành chính đính kèm)
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA HẠT KIỂM LÂM CẤP HUYỆN TỈNH THANH HÓA (Ban hành kèm theo Quyết định số: 3806 /QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 20112 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá) |
Tên thủ tục hành chính: Xác nhận đối với lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên của tổ chức xuất ra, lâm sản nhập khẩu, lâm sản sau xử lý tịch thu, lâm sản sau chế biến Số seri trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC: T-THA-219010-TT |
Lĩnh vực: Lâm nghiệp |
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH |
1. Trình tự thực hiện: Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ: Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ: 1. Địa điểm: Tại Hạt Kiểm lâm cấp huyện nơi có lâm sản. 2. Thời gian: Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). 3. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ: a) Đối với cá nhân, tổ chức: b) Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: cấp Giấy biên nhận hồ sơ cho cá nhân, tổ chức. Bước 3. Xử lý hồ sơ của cá nhân, tổ chức: - Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp kiểm tra hồ sơ và lâm sản đảm bảo đúng quy định, Hạt kiểm cấp huyện tiến hành xác nhận ngay. - Trường hợp cần phải xác minh về nguồn gốc lâm sản trước khi xác nhận thì Hạt kiểm lâm cấp huyện thông báo ngay cho chủ lâm sản biết và tiến hành xác minh những vấn đề chưa rõ về hồ sơ lâm sản, nguồn gốc lâm sản, số lượng, khối lượng, loại lâm sản; kết thúc xác minh sẽ lập biên bản xác minh. Sau khi xác minh, nếu không có vi phạm Hạt kiểm lâm cấp huyện sẽ tiến hành ngay việc xác nhận lâm sản theo quy định. Thời gian xác nhận lâm sản trong trường hợp này tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp xác minh phát hiện có vi phạm Hạt kiểm lâm cấp huyện sẽ lập hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Bước 4. Trả kết quả: 1. Địa điểm trả: Tại Hạt Kiểm lâm cấp huyện nơi nộp hồ sơ. 2. Thời gian trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định). |
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp. |
3. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ bao gồm (các loại giấy tờ phải nộp và xuất trình): - Bảng kê lâm sản (có mẫu): 01 bản chính; - Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hoá đơn xuất khẩu (nếu có): 01 bản; - Các tài liệu về nguồn gốc của lâm sản theo quy định hiện hành của Nhà nước (có hướng dẫn đính kèm - Phụ lục 01): 01 bộ bản chính. b) Số lượng: 01 bộ bản chính. |
4. Thời hạn giải quyết: Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp phải xác minh, nếu sau khi xác minh không có vi phạm thì thời gian xác nhận là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hạt Kiểm lâm cấp huyện. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hạt Kiểm lâm cấp huyện. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không. |
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, Tổ chức. |
7. Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai: - Bảng kê lâm sản (Mẫu số 01). |
8. Phí, lệ phí: Không. |
9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận vào bảng kê lâm sản. |
10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không. |
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 04/01/2004, có hiệu lực từ ngày 01/4/2004; - Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng, có hiệu lực từ ngày 25/3/2006; - Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ, có hiệu lực từ ngày 04/7/2011; - Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, có hiệu lực từ ngày 25/3/2012; - Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, có hiệu lực từ ngày 15/10/2012. |
CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có
Mẫu số 01: Bảng kê lâm sản, ban hành kèm theo Thông tư số..01/2012/TT-BNN ngày 4/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
……………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BKLS | Tờ số:……. |
(Kèm theo .............................ngày........./......../20... của........................................)
TT | Tên lâm sản | Nhóm gỗ | Đơn vị tính | Quy cách lâm sản | Số lượng | Khối lượng | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) | Ngày..........tháng.........năm 20..... TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
Phụ lục 01
1. Hồ sơ nguồn gốc lâm sản thuộc thẩm quyền xác nhận của Hạt Kiểm lâm cấp huyện (theo quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện việc khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ):
a) Đối với gỗ khai thác chính từ rừng tự nhiên của tổ chức:
- Phương án điều chế rừng;
- Kế hoạch sản lượng khai thác hàng năm do UBND tỉnh giao;
- Hồ sơ thiết kế, thuyết minh thiết kế khai thác;
- Phiếu bài cây khai thác;
- Biên bản thẩm định thiết kế khai thác;
- Quyết định phê duyệt, cấp phép khai thác của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
b) Đối với khai thác tre, nứa trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên của tổ chức:
- Thuyết minh thiết kế khai thác và sơ đồ vị trí khai thác;
- Bản đăng ký khai thác;
- Quyết định phê duyệt thiết kế khai thác do chủ rừng tự thực hiện.
c) Đối với lâm sản khai thác tận dụng trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình hoặc sử dụng vào mục đích khác của tổ chức:
- Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép chuyển rừng để xây dựng công trình hoặc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
- Văn bản giao nhiệm vụ khai thác của UBND tỉnh;
- Hồ sơ thiết kế khai thác có biên bản kiểm tra, xác nhận của Kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã;
- Quyết định cấp phép khai thác của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
d) Đối với lâm sản khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, hay các hoạt động khai thác lâm sinh phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nghề của tổ chức (rừng tự nhiên):
1. Trường hợp khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh:
- Hồ sơ thiết kế hoặc dự án lâm sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trường hợp khai thác phụ vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, phải có:
- Kế hoạch đào tạo; dự án hoặc đề cương nghiên cứu khoa học được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Và các giấy tờ sau:
- Bảng đăng ký khai thác;
- Biên bản đóng dấu búa bài cây và bảng dự kiến lâm sản khai thác.
đ) Đối với khai thác tận dụng những cây gỗ đứng chết khô, chết cháy, cây đổ gãy và tận thu các loại gỗ nằm, gốc, rễ, cành nhánh của tổ chức (đối với rừng tự nhiên):
- Bảng đăng ký thai khác;
- Bản dự kiến sản phẩm khai thác;
- Sơ đồ khu khai thác;
e) Đối với khai thác tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ và tre nứa, nhựa thông trong rừng tự nhiên (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng) của tổ chức (các loại lâm sản trong danh mục quản lý Cites và nhựa thông trong rừng tự nhiên):
- Tờ trình đề nghị;
- Thuyết minh thiết kế khai thác;
- Sơ đồ khu khai thác;
- Quyết định phê duyệt, cấp phép khai thác của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
f) Đối với khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu hàng năm:
- Phương án khai thác rừng được phê duyệt;
- Biên bản xác nhận của Kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã;
- Tờ trình đề nghị;
- Phiếu bài cây khai thác;
- Bản đồ khu khai thác;
- Quyết định phê duyệt, cấp phép khai thác của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
g) Đối với lâm sản nhập khẩu:
- Tờ khai lâm sản nhập khẩu có xác nhận của cơ quan Hải quan cửa khẩu;
- Bảng kê lâm sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài xuất khẩu lâm sản;
- Văn bản chứng nhận về nguồn gốc lâm sản của nước xuất khẩu (nếu có);
- Giấy phép CITES đối với lâm sản thuộc danh mục các phụ lục I, II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp.
h) Đối với lâm sản sau xử lý tịch thu:
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định xử lý vật chứng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tịch thu lâm sản sung qũy Nhà nước;
- Biên bản vụ vi phạm và bảng kê lâm sản.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ TỈNH THANH HÓA (Ban hành kèm theo Quyết định số: 3806 /QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 20112 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá) |
Tên thủ tục hành chính: Xác nhận đối với lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc từ rừng tự nhiên trong nước của cộng đồng dân cư, hộ gia đình cá nhân xuất ra Số seri trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC: T-THA-219011-TT |
Lĩnh vực: Lâm nghiệp |
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH |
1. Trình tự thực hiện: Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ: Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ: 1. Địa điểm: Tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của UBND cấp xã. 2. Thời gian: Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). 3. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ: a) Đối với cá nhân, tổ chức: b) Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: cấp Giấy biên nhận hồ sơ cho cá nhân, tổ chức. Bước 3. Xử lý hồ sơ của cá nhân, tổ chức: - Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp kiểm tra hồ sơ và lâm sản đảm bảo đúng quy định, UBND cấp xã sẽ tiến hành xác nhận ngay. - Trường hợp cần phải xác minh về nguồn gốc lâm sản trước khi xác nhận thì UBND cấp xã sẽ thông báo ngay cho chủ lâm sản biết và tiến hành xác minh những vấn đề chưa rõ về hồ sơ lâm sản, nguồn gốc lâm sản, số lượng, khối lượng, loại lâm sản; kết thúc xác minh sẽ lập biên bản xác minh. Sau khi xác minh, nếu không có vi phạm thì UBND cấp xã sẽ tiến hành ngay việc xác nhận lâm sản theo quy định. Thời gian xác nhận lâm sản trong trường hợp này tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp xác minh phát hiện có vi phạm UBND cấp xã sẽ lập hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Bước 4. Trả kết quả: 1. Địa điểm trả: Chủ lâm sản nhận kết quả xác nhận tại UBND cấp xã nơi nộp hồ sơ. 2. Thời gian trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định). |
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp. |
3. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ bao gồm (các loại giấy tờ phải nộp và xuất trình): - Bảng kê lâm sản (có mẫu): 01 bản chính; - Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hoá đơn xuất khẩu (nếu có): 01 bản; - Các tài liệu về nguồn gốc của lâm sản theo quy định hiện hành của Nhà nước (có hướng dẫn đính kèm - Phụ lục 01): 01 bộ bản chính. b) Số lượng: 01 bộ bản chính. |
4. Thời hạn giải quyết: Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp phải xác minh, nếu sau khi xác minh không có vi phạm thì thời gian xác nhận là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp xã. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chủ tịch UBND cấp xã. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Kiểm lâm trên địa bàn. |
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, Tổ chức. |
7. Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai: - Bảng kê lâm sản (Mẫu số 1). |
8. Phí, lệ phí: Không. |
9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận vào bảng kê lâm sản. |
10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không. |
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 04/01/2004, có hiệu lực từ ngày 01/4/2004; - Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng, có hiệu lực từ ngày 25/3/2006; - Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ, có hiệu lực từ ngày 04/7/2011; - Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, có hiệu lực từ ngày 25/3/2012; - Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, có hiệu lực từ ngày 15/10/2012. |
CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có
Mẫu số 01: Bảng kê lâm sản, ban hành kèm theo Thông tư số..01/2012/TT-BNN ngày 4/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
……………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BKLS | Tờ số:……. |
BẢNG KÊ LÂM SẢN
(Kèm theo .............................ngày........./......../20... của........................................)
TT | Tên lâm sản | Nhóm gỗ | Đơn vị tính | Quy cách lâm sản | Số lượng | Khối lượng | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) | Ngày..........tháng.........năm 20..... TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
Phụ lục 01
Hồ sơ tài liệu về nguồn gốc lâm sản thuộc thẩm quyền xác nhận lâm sản của Chủ tịch UBND cấp xã (theo quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện việc khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ) đối với lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc từ rừng tự nhiên trong nước của cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra:
1. Lâm sản từ khai thác chính gỗ rừng tự nhiên:
- Thuyết minh thiết kế khai thác chọn;
- Phiếu bài cây khai thác;
- Biên bản xác nhận của Kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã;
- Bản đồ khu khai thác;
- Quyết định phê duyệt, cấp phép khai thác của UBND cấp huyện.
2. Lâm sản là tre, nứa khai thác trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên
- Bản đăng ký khai thác;
- Bản dự kiến sản phẩm khai thác;
- Sơ đồ khu khai thác.
3. Lâm sản từ khai thác tận dụng trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình hoặc sử dụng vào mục đích khác
- Bản đăng ký khai thác;
- Bản dự kiến sản phẩm khai thác;
- Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép chuyển rừng để xây dựng công trình hoặc chuyển mục đích sử dụng rừng;
- Biên bản xác nhận của Kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã;
- Sơ đồ khu khai thác.
4. Lâm sản từ khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh
- Bản đăng ký khai thác;
- Bản thiết kế hoặc án lâm sinh do chủ rừng tự phê duyệt;
- Bảng dự kiến sản phẩm khai thác;
- Bản xác nhận của kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã.
5. Đối với khai thác tận dụng những cây gỗ đứng chết khô, chết cháy, cây đổ gãy và tận thu các loại gỗ nằm, gốc, rễ, cành nhánh của tổ chức (đối với rừng tự nhiên):
- Bảng đăng ký thai khác;
- Bản dự kiến sản phẩm khai thác;
- Sơ đồ khu khai thác;
6. Đối với khai thác tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ và tre nứa, nhựa thông trong rừng tự nhiên (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng) của tổ chức (các loại lâm sản trong danh mục quản lý Cites và nhựa thông trong rừng tự nhiên):
- Tờ trình đề nghị;
- Thuyết minh thiết kế khai thác;
- Sơ đồ khu khai thác.
- Quyết định phê duyệt, cấp phép khai thác của UBND cấp huyện.
- 1 Quyết định 4468/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ Ủy ban nhân dân cấp huyện/ cấp xã/Cơ quan khác tỉnh Thanh Hóa
- 2 Quyết định 4468/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ Ủy ban nhân dân cấp huyện/ cấp xã/Cơ quan khác tỉnh Thanh Hóa
- 1 Quyết định 979/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, hủy bỏ, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 2 Quyết định 4453/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Hạt kiểm lâm cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
- 3 Quyết định 4454/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa
- 4 Quyết định 3807/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa
- 5 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 6 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 3807/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa
- 2 Quyết định 4454/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa
- 3 Quyết định 4453/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Hạt kiểm lâm cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
- 4 Quyết định 979/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, hủy bỏ, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 5 Quyết định 4468/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ Ủy ban nhân dân cấp huyện/ cấp xã/Cơ quan khác tỉnh Thanh Hóa