BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3835/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2016 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố danh mục và nội dung thủ tục hành chính
1. Công bố bổ sung các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải tại Phụ lục I của Quyết định này.
2. Công bố sửa đổi các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải tại Phụ lục II của Quyết định này.
3. Công bố thay thế các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải tại Phụ lục III của Quyết định này.
4. Công bố bãi bỏ các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải tại Phụ lục IV của Quyết định này.
5. Nội dung chi tiết của các thủ tục hành chính được bổ sung, sửa đổi, thay thế tại Phụ lục V của Quyết định này.
Vụ Pháp chế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cập nhật các thủ tục hành chính được công bố bổ sung, sửa đổi và thay thế vào Cơ sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính theo quy định.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC CÁC TTHC CÔNG BỐ BỔ SUNG
(Kèm theo Quyết định số 3835/QĐ-BGTVT ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT | Tên thủ tục | Văn bản QPPL quy định TTHC | Cơ quan thực hiện | Ghi chú | |
I - Đường bộ | |||||
1 | Cấp lại Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe | Nghị định số 65/2015/NĐ-CP | Tổng cục ĐBVN, Sở GTVT |
| |
2 | Cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô trong trường hợp điều chỉnh hạng xe đào tạo, lưu lượng đào tạo | Nghị định số 65/2015/NĐ-CP | Tổng cục ĐBVN, Sở GTVT |
| |
3 | Cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô trong trường hợp bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung khác | Nghị định số 65/2015/NĐ-CP | Tổng cục ĐBVN, Sở GTVT |
| |
II - Đường thủy nội địa | |||||
4 | Chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với thi công công trình bảo đảm an ninh, quốc phòng trên đường thủy nội địa quốc gia | Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT thay thế Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT | Cục ĐTNĐVN |
| |
5 | Công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp bảo đảm an ninh quốc phòng trên đường thủy nội địa quốc gia | Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT thay thế Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT | Cục ĐTNĐVN, Bộ GTVT |
| |
6 | Công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp bảo đảm an ninh quốc phòng trên đường thủy nội địa địa phương | Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT thay thế Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT | Sở GTVT, UBND cấp tỉnh |
| |
7 | Công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương | Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT thay thế Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT | Sở GTVT, UBND cấp tỉnh |
| |
8 | Thông báo lần đầu, định kỳ luồng đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia | Thông tư số 19/2016/TT-BGTVT | Cục ĐTNĐVN |
| |
9 | Thông báo thường xuyên, đột xuất luồng đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia | Thông tư số 19/2016/TT-BGTVT | Cục ĐTNĐVN |
| |
10 | Thông báo lần đầu, định kỳ luồng đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương | Thông tư số 19/2016/TT-BGTVT | Sở GTVT |
| |
11 | Thông báo thường xuyên, đột xuất luồng đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương | Thông tư số 19/2016/TT-BGTVT | Sở GTVT |
| |
III - Đăng kiểm | |||||
12 | Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới trường hợp bị mất, bị hỏng | Nghị định số 63/2015/NĐ-CP | Cục ĐKVN |
| |
13 | Thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị | Thông tư số 16/2016/TT-BGTVT | Cục ĐKVN |
| |
14 | Cấp Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị | Thông tư số 16/2016/TT-BGTVT | Cục ĐKVN |
| |
15 | Thủ tục công nhận cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển | Bộ Luật HHVN; | Cục ĐKVN |
| |
16 | Thủ tục công nhận lại cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển | Bộ Luật HHVN; | Cục ĐKVN |
| |
IV - Hàng hải | |||||
17 | Thủ tục xác nhận việc trình kháng nghị đối với tàu biển, tàu công vụ, giàn di động, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ và phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB | Bộ luật HHVN; | Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất; cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu thuyền hoạt động |
| |
18 | Thủ tục xác nhận việc trình kháng nghị đối với phương tiện thủy nội địa (trừ phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB), tàu cá | Bộ luật HHVN; | Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất; cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu thuyền hoạt động |
| |
19 | Thủ tục giao tuyến dẫn tàu | Bộ luật HHVN; | Cục HHVN |
| |
|
|
|
|
|
|
DANH MỤC CÁC TTHC CÔNG BỐ SỬA ĐỔI
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-BGTVT ngày tháng năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT | Tên thủ tục | Số sê ri được sửa đổi | Văn bản QPPL quy định TTHC | Cơ quan thực hiện | Ghi chú | |
I - Đường bộ | ||||||
1 | Chấp thuận cơ sở đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ | B-BGT- 285149-TT | Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và Nghị định số 64/2015/NĐ-CP | Tổng cục ĐBVN |
| |
2 | Cấp lại Chấp thuận cơ sở đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ | B-BGT- 285150-TT | Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và Nghị định số 64/2015/NĐ-CP | Tổng cục ĐBVN |
| |
3 | Cấp Chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ | B-BGT- 285151-TT | Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và Nghị định số 64/2015/NĐ-CP | Tổng cục ĐBVN |
| |
4 | Cấp lại Chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ | B-BGT- 285152-TT | Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và Nghị định số 64/2015/NĐ-CP | Tổng cục ĐBVN |
| |
5 | Cấp đổi Chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ | B-BGT- 285153-TT | Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và Nghị định số 64/2015/NĐ-CP | Tổng cục ĐBVN |
| |
6 | Cấp Giấy phép xe tập lái | B-BGT- 285177-TT | Nghị định số 65/2015/NĐ-CP | Tổng cục ĐBVN, Sở GTVT |
| |
7 | Cấp lại Giấy phép xe tập lái | B-BGT- 285178-TT | Nghị định số 65/2015/NĐ-CP | Tổng cục ĐBVN, Sở GTVT |
| |
8 | Cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe | B-BGT- 285179-TT | Nghị định số 65/2015/NĐ-CP | Tổng cục ĐBVN, Sở GTVT |
| |
9 | Cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô | B-BGT- 285298-TT | Nghị định số 65/2015/NĐ-CP | Tổng cục ĐBVN, Sở GTVT |
| |
II - Đường thủy nội địa | ||||||
10 | Công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương | B-BGT- 284935-TT | Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT thay thế Thông tư số 70/2014/TT BGTVT | Cục ĐTNĐVN, Bộ GTVT |
| |
11 | Công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương | B-BGT- 284994-TT | Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT thay thế Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT | Sở GTVT, UBND cấp tỉnh |
| |
12 | Công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên hoặc đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương | B-BGT- 284936-TT | Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT thay thế Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT | Cục ĐTNĐVN, Bộ GTVT |
| |
13 | Cho ý kiến trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình bảo đảm an ninh, quốc phòng trên đường thủy nội địa quốc gia | B-BGT- 284937-TT | Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT thay thế Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT | Cục ĐTNĐVN, Bộ GTVT |
| |
14 | Cho ý kiến trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình bảo đảm an ninh, quốc phòng trên đường thủy nội địa địa phương | B-BGT- 284995-TT | Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT thay thế Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT | Sở GTVT, UBND cấp tỉnh |
| |
15 | Cho ý kiến trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng đi qua hai tỉnh trở lên; đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương | B-BGT- 284938-TT | Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT thay thế Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT | Cục ĐTNĐVN |
| |
16 | Cho ý kiến trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình trên tuyến đường thủy nội địa địa phương; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương | B-BGT- 284996-TT | Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT thay thế Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT | Sở GTVT |
| |
17 | Công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp thi công công trình trên đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương | B-BGT- 284941-TT | Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT thay thế Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT | Chi cục đường thủy nội địa |
| |
18 | Công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp thi công công trình trên đường thủy nội địa địa phương; đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa địa phương | B-BGT- 284999-TT | Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT thay thế Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT | Sở GTVT |
| |
19 | Công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp tổ chức hoạt động thể thao, lễ hội, diễn tập trên đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương | B-BGT- 284942-TT | Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT thay thế Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT | Chi cục đường thủy nội địa |
| |
20 | Công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp tổ chức hoạt động thể thao, lễ hội, diễn tập trên đường thủy nội địa địa phương; đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa địa phương | B-BGT- 285000-TT | Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT thay thế Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT | Sở GTVT |
| |
III - Đăng kiểm | ||||||
21 | Cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới | B-BGT- 284890-TT | Nghị định số 63/2015/NĐ-CP | Cục ĐKVN |
| |
22 | Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới | B-BGT- 284858-TT | Nghị định số 63/2015/NĐ-CP | Cục ĐKVN |
| |
IV - Hàng hải | ||||||
23 | Cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải | B-BGT- 285210-TT | Thông tư số 27/2016/TT-BGTVT và Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC | Cục HHVN |
| |
24 | Cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải | B-BGT- 285212-TT | Thông tư số 27/2016/TT-BGTVT và Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC | Cục HHVN |
| |
25 | Cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải | B-BGT- 285213-TT | Thông tư số 27/2016/TT-BGTVT và Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC | Cục HHVN |
| |
26 | Cấp lại Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải | B-BGT- 285216-TT | Thông tư số 27/2016/TT-BGTVT và Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC | Cục HHVN |
| |
27 | Cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải đối với hoa tiêu hàng hải chuyển vùng hoạt động | B-BGT- 285214-TT | Thông tư số 27/2016/TT-BGTVT và Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC | Cục HHVN |
| |
28 | Thủ tục tàu thuyền Việt Nam hoạt động nội địa vào cảng biển |
| Thông tư số 54/2015/TT-BGTVT | Cục HHVN |
| |
29 | Thủ tục tàu thuyền Việt Nam hoạt động nội địa rời cảng biển |
| Thông tư số 54/2015/TT-BGTVT | Cục HHVN |
| |
30 | Thủ tục phương tiện thủy nội địa vào cảng biển |
| Nghị định 21/2012/NĐ-CP và Thông tư số 10/2013/TT-BGTVT | Cục HHVN |
| |
31 | Thủ tục phương tiện thủy nội địa rời cảng biển |
| Nghị định 21/2012/NĐ-CP và Thông tư số 10/2013/TT-BGTVT | Cục HHVN |
| |
32 | Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu pháo hiệu hàng hải |
| Bộ luật HHVN; Nghị định số 70/2016/NĐ-CP | Bộ GTVT |
| |
|
|
|
|
|
|
|
DANH MỤC CÁC TTHC CÔNG BỐ THAY THẾ
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-BGTVT ngày tháng năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT | Tên thủ tục | Số sê ri được thay thế | Văn bản QPPL quy định TTHC | Cơ quan thực hiện | Ghi chú | |
I - Đường thủy nội địa | ||||||
1 | Chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với các công trình thi công liên quan đến đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương | B-BGT-284939-TT | Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT thay thế Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT | Chi cục quản lý đường thủy nội địa |
| |
B-BGT-284940-TT |
|
| ||||
2 | Chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với các công trình thi công liên quan đến đường thủy nội địa địa phương; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương | B-BGT-284997-TT | Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT thay thế Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT | Sở GTVT |
| |
B-BGT-284998-TT | ||||||
II - Đăng kiểm | ||||||
3 | Cấp lại Giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới trường hợp hết thời hạn hiệu lực | B-BGT-284891-TT | Nghị định số 63/2015/NĐ-CP | Cục ĐKVN |
| |
4 | Cấp lại Giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới trường hợp bị mất, bị hỏng | Nghị định số 63/2015/NĐ-CP | Cục ĐKVN |
| ||
|
|
|
|
|
|
|
DANH MỤC CÁC TTHC CÔNG BỐ BÃI BỎ
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-BGTVT ngày tháng năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT | Tên thủ tục | Số sê ri được sửa đổi | Văn bản QPPL quy định TTHC | Cơ quan thực hiện | Ghi chú |
Hàng hải | |||||
1 | Gia hạn Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải | B-BGT-285211-TT | Thông tư số 36/2013/TT-BGTVT | Cục HHVN |
|
2 | Gia hạn Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải | B-BGT-285215-TT | Thông tư số 36/2013/TT-BGTVT | Cục HHVN |
|
NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-BGTVT ngày tháng năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
PHẦN I - NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ BỔ SUNG
I. Thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đường bộ
1. Cấp lại Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Cá nhân hoặc cơ sở đào tạo nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam (cơ sở đào tạo thuộc Trung ương do Bộ GTVT giao) hoặc Sở Giao thông vận tải (cơ sở đào tạo do địa phương quản lý).
b) Giải quyết TTHC:
- Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận hồ sơ cá nhân hoặc hồ sơ, danh sách do cơ sở đào tạo lập. Trường hợp cá nhân không đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Trong thời gian không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, vào sổ theo dõi.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ (chỉ bổ sung những nội dung thay đổi so với lần cấp phép gần nhất):
- Văn bản kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định;
- Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực)
- Giấy đăng ký xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày đạt kết quả kiểm tra.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:
- Đơn đề nghị tập huấn, cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Điều kiện giáo viên dạy thực hành
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp;
- Giáo viên dạy lái xe ô tô phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2;
- Giáo viên dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 03 năm trở lên, kể từ ngày được cấp; giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 (năm) năm trở lên, kể từ ngày được cấp;
- Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.
Mẫu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ TẬP HUẤN, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
GIÁO VIÊN DẠY THỰC HÀNH LÁI XE
Kính gửi: (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) Sở Giao thông vận tải …………….
Tôi là: ……………………………………………Quốc tịch:………………………………………
Sinh ngày: ……………………….… tháng …………….. năm …………………………….……
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………
Nơi cư trú: …………………………………………………………………………………………
Có giấy chứng minh nhân dân số: …………………….., cấp ngày ….. tháng….. năm …..
Nơi cấp: ……………………………………………………………………………………………..
Có giấy phép lái xe số: ……………………….., hạng …………………. do: …………………..
cấp ngày …………. tháng ……… năm ……………
Đề nghị cho tôi được tham gia tập huấn, cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe hạng …………… để dạy lái xe tại cơ sở đào tạo ……………………………….
………………………………………………………………………………………………………
Xin gửi kèm theo:
- 01 bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
- 01 bản sao có chứng thực Giấy phép lái xe (còn thời hạn);
- 01 bản sao có chứng thực chứng chỉ sư phạm;
- 01 giấy chứng nhận sức khỏe;
- 02 ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm.
- Các tài liệu khác có liên quan
gồm: ………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan những điều ghi trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
| …………., ngày …… tháng….. năm 20.... |
2. Cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô trong trường hợp điều chỉnh hạng xe đào tạo, lưu lượng đào tạo
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Cơ sở đào tạo nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe ô tô đến Sở Giao thông vận tải (đối với cơ sở đào tạo do địa phương quản lý) hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đối với cơ sở đào tạo do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý).
b) Giải quyết TTHC:
- Trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền phối hợp cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo và lập biên bản theo mẫu quy định;
- Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ (chỉ bổ sung những nội dung thay đổi so với lần cấp phép gần nhất):
- Văn bản kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định;
- Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
- Giấy đăng ký xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời gian không quá 08 (tám) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cấp lại theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý dạy nghề tại địa phương.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép đào tạo lái xe.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:
- Báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Là cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe ô tô;
- Đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện về giáo viên dạy lái xe ô tô theo quy định tại Điều 6, Điều 7 của Nghị định số 65/2016/NĐ-CP.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.
Mẫu:
BỘ, UBND….. TRƯỜNG (TRUNG TÂM)………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP ĐÀO TẠO LÁI XE
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tên cơ sở đào tạo (Trường hoặc Trung tâm):
Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng (Giám đốc, Phó Giám đốc), các phòng ban: ………………
Địa chỉ liên lạc: ……………………………………………………………………………………
Điện thoại: ……………………………….. Fax:………………………………………………….
2. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp:
3. Quyết định thành lập số, ngày, của…..
4. Giới thiệu tóm tắt cơ sở, các nghề đào tạo, quy mô đào tạo/năm.
II. BÁO CÁO VỀ ĐÀO TẠO LÁI XE
1. Đào tạo lái xe từ năm ………. loại xe (xe con, xe tải ….. tấn, xe khách, xe kéo rơ moóc...) theo văn bản số ….. ngày …. tháng ….. năm 20….. của………………..
Từ đầu đến nay đã đào tạo được …….. học sinh, lái xe loại ……….
2. Hiện nay đào tạo lái xe loại ……, thời gian đào tạo …… tháng (đối với từng loại, số học sinh mỗi loại).
(Trường hợp chưa đào tạo không nêu các điểm 1, 2 phần II)
3. Tổng số phòng học hiện có, số phòng học chuyên môn, diện tích (m2), đủ hay thiếu phòng học.
Đánh giá cụ thể từng phòng học chuyên môn và các thiết bị dạy học: cabin, mô hình vật thực, phim, đèn chiếu hoặc thiết bị, dụng cụ tháo lắp.... (đối chiếu với quy định để báo cáo); chất lượng từng phòng học.
4. Mục tiêu, kế hoạch giảng dạy và từng mục: giáo trình, giáo án, hệ thống bài ôn luyện và thiết bị kiểm tra (thống kê và trình bày hiện vật).
5. Đội ngũ giáo viên
- Số lượng giáo viên dạy lý thuyết: …………
- Số giáo lượng viên dạy thực hành: …………
DANH SÁCH TRÍCH NGANG GIÁO VIÊN DẠY THỰC HÀNH (hoặc LÝ THUYẾT) LÁI XE
Số TT | Họ và tên | Ngày tháng năm sinh | Số Chứng minh nhân dân | Đơn vị công tác | Hình thức tuyển dụng | Trình độ | Hạng Giấy phép lái xe | Ngày trúng tuyển | Thâm niên dạy lái | Ghi chú | |||
Biên chế | Hợp đồng (thời hạn) | Văn hóa | Chuyên môn | Sư phạm | |||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Xe tập lái: Số lượng xe tập lái hiện có, thiếu hay đủ để học sinh tập.
- Chủng loại: Số xe thông dụng; số xe kiểu cũ.
- Tình trạng chất lượng kỹ thuật (còn bao nhiêu %); tỉ lệ đổi mới.
- Thiết bị dạy lái trên xe.
- Số xe có Giấy chứng nhận kiểm định, giấy phép xe tập lái.
DANH SÁCH XE TẬP LÁI
Số TT | Số đăng ký xe | Mác xe | Hạng xe | Năm sản xuất | Chủ sở hữu/hợp đồng | Hệ thống phanh phụ (có, không) | Giấy phép xe tập lái (có, không) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Danh sách sắp xếp thứ tự các hạng B, C, D, E, F gửi kèm bản photocopy có chứng thực hoặc công chứng giấy đăng ký từng xe.
7. Sân tập lái: diện tích: ………….. m2
- Đã tạo lập các tình huống để tập lái trên bãi tập.
- Có hiện trường tập lái thực tế.
8. Đánh giá chung, đề nghị:
| HIỆU TRƯỞNG (GIÁM ĐỐC) |
3. Cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô trong trường hợp bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung khác
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Cơ sở đào tạo nộp văn bản đề nghị cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô đến Sở Giao thông vận tải (đối với cơ sở đào tạo do địa phương quản lý) hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đối với cơ sở đào tạo do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý).
b) Giải quyết TTHC:
- Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô và nêu rõ lý do hỏng, mất hoặc nội dung cần thay đổi;
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời gian không quá 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cấp lại theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý dạy nghề tại địa phương.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép đào tạo lái xe.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính: Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Là cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe ô tô;
- Đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện về giáo viên dạy lái xe ô tô theo quy định tại Điều 6, Điều 7 của Nghị định số 65/2016/NĐ-CP.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.
II. Thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đường thủy nội địa
4. Chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với thi công công trình bảo đảm an ninh, quốc phòng trên đường thủy nội địa quốc gia
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Trước khi thi công công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công dự án gửi hồ sơ đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
- Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình và cơ quan có thẩm quyền thống nhất xác định vùng nước và hiện trạng luồng trong phạm vi thi công công trình.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ qua đường bưu chính, nộp trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa theo mẫu quy định.
- Phương án thi công công trình.
- Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực thi công công trình, bao gồm:
+ Thuyết minh chung về phương án;
+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông, vị trí các trạm điều tiết khống chế, bố trí phương tiện điều tiết khống chế;
+ Phương án bố trí nhân lực;
+ Quy chế hướng dẫn phương tiện qua khu vực thi công;
+ Thời gian thực hiện phương án.
- Đối với phương án bảo đảm an toàn giao thông điều chỉnh, ngoài các nội dung quy định trên, phải nêu rõ lý do điều chỉnh cho mỗi trường hợp.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Văn bản chấp thuận.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Văn bản đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
Mẫu: Văn bản đề nghị
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /…..(1)….-(2) | ………….., ngày tháng năm 20 …… |
Kính gửi:…………….. (4)…………………….
…………………………………………………………(5)…………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG |
Ghi chú:
(1) Tên tổ chức gửi văn bản.
(2) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo công văn.
(3) Nêu trích yếu nội dung văn bản đề nghị (ngắn gọn, rõ ràng).
(4) Cơ quan được quy định tại Điều 12 của Thông tư.
(5) Nội dung văn bản.
(6) Chữ viết tắt tên cơ quan tham mưu và số lượng bản lưu (nếu cần).
5. Công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp bảo đảm an ninh quốc phòng trên đường thủy nội địa quốc gia
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Trước khi thi công công trình, tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị công bố hạn chế giao thông theo quy định đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tiếp nhận hồ sơ và căn cứ yêu cầu thực tế xác định biện pháp bảo đảm an toàn giao thông khu vực trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, công bố.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Thuyết minh chung về phương án;
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông, vị trí các trạm điều tiết khống chế, bố trí phương tiện điều tiết khống chế;
- Phương án bố trí nhân lực;
- Quy chế hướng dẫn phương tiện qua khu vực hoặc phương án phân luồng phương tiện theo tuyến khác đối với trường hợp cấm luồng;
- Thời gian thực hiện phương án hạn chế giao thông.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Không quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Giao thông vận tải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam Bộ Giao thông vận tải;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Văn bản công bố hạn chế giao thông.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không có
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
6. Công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp bảo đảm an ninh quốc phòng trên đường thủy nội địa địa phương
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Trước khi thi công công trình tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị công bố hạn chế giao thông theo quy định đến Sở Giao thông vận tải.
b) Giải quyết TTHC:
- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ và căn cứ yêu cầu thực tế xác định biện pháp bảo đảm an toàn giao thông khu vực trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, công bố.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Thuyết minh chung về phương án;
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông, vị trí các trạm điều tiết khống chế, bố trí phương tiện điều tiết khống chế;
- Phương án bố trí nhân lực;
- Quy chế hướng dẫn phương tiện qua khu vực hoặc phương án phân luồng phương tiện theo tuyến khác đối với trường hợp cấm luồng;
- Thời gian thực hiện phương án hạn chế giao thông.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Không quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Văn bản công bố hạn chế giao thông.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
7. Công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức, cá nhân có đường thủy nội địa chuyên dùng gửi đơn đề nghị đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa theo quy định đến Sở Giao thông vận tải.
b) Giải quyết TTHC:
- Chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của tổ chức, cá nhân, Sở Giao thông vận tải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa;
- Chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa.
2. Cách thức thực hiện:
- Qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa theo mẫu quy định.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Chậm nhất 04 (bốn) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của tổ chức, cá nhân.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Quyết định.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đơn đề nghị công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa.
10. Yêu cầu, điều kiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
Mẫu: Đơn đề nghị
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /ĐĐN-…(1) | ……..(địa danh), ngày tháng năm 20…… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Về công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa ………. (2)
Kính gửi: …………………..(3)…………………………..
1. Căn cứ pháp lý
Căn cứ Thông tư số ……./2016/TT-BGTVT ngày tháng năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
Căn cứ …………………(4) ………………………………….…………………………………….
2. Nội dung đề xuất
a) Lý do của việc đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa;
b) Địa danh;
c) Chiều dài luồng, tuyến đường thủy nội địa;
d) Thời gian bắt đầu đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa;
đ) Các nội dung khác
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………. (5)…………… kính đề nghị ………(3) ……………. xem xét, công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa ………….(2) ……………………………….
Xin trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG (6) |
Ghi chú:
(1) Ký hiệu viết tắt của cơ quan, tổ chức (đơn vị, doanh nghiệp).
(2) Nêu tên đường thủy nội địa.
(3) Nêu tên cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư.
(4) Nêu căn cứ liên quan đến đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa (nếu có)
(5) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(6) Thẩm quyền ký là Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(7) Chữ viết tắt tên cơ quan tham mưu và số lượng bản lưu (nếu cần).
8. Thông báo lần đầu, định kỳ luồng đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức, cá nhân có đường thủy nội địa chuyên dùng gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị công bố thông báo lần đầu, định kỳ luồng đường thủy nội địa chuyên dùng theo quy định đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định, chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, phải có văn bản trả lời hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.
- Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thực hiện việc công bố thông báo luồng đường thủy nội địa. Trường hợp không chấp thuận, có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị công bố thông báo luồng đường thủy theo mẫu quy định;
- Biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát;
- Quyết định mở tuyến đường thủy nội địa của cơ quan có thẩm quyền (đối với công bố luồng lần đầu).
- Bình đồ khảo sát, báo cáo kết quả khảo sát.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Văn bản thông báo.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Văn bản đề nghị công bố thông báo luồng đường thủy nội địa.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 19/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về khảo sát phục vụ quản lý và thông báo luồng đường thủy nội địa.
TÊN CƠ QUAN TRÌNH.... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………./…(1) | ……., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
Kính gửi: ……………………………..(3)
Căn cứ Thông tư số..../2016/TT-BGTVT ngày .... tháng .... năm .... của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về khảo sát phục vụ quản lý và thông báo luồng đường thủy nội địa;
Căn cứ hồ sơ khảo sát luồng ……. do …… lập tháng.... năm....
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………..(4)…………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
Đề nghị Cục Đường thủy nội địa Việt Nam xem xét công bố thông báo luồng …………/.
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG (5) |
Ghi chú:
(1) Chữ viết tắt của đơn vị soạn thảo công văn;
(2) Nêu trích yếu nội dung đề nghị;
(3) Cơ quan quy định tại Điều 12 Thông tư;
(4) Nội dung văn bản đề nghị công bố thông báo luồng;
(5) Thẩm quyền ký là Thủ trưởng tổ chức;
(6) Chữ viết tắt của cơ quan tham mưu và số lượng bản lưu (nếu cần).
9. Thông báo thường xuyên, đột xuất luồng đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức, cá nhân có đường thủy nội địa chuyên dùng gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị công bố thông báo thường xuyên, đột xuất luồng đường thủy nội địa chuyên dùng theo quy định đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định, chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, phải có văn bản trả lời hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.
- Chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thực hiện việc công bố thông báo luồng đường thủy nội địa. Trường hợp không chấp thuận, có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị công bố thông báo luồng đường thủy theo mẫu quy định.
- Kết quả khảo sát luồng.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Chậm nhất là 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Văn bản thông báo.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Văn bản đề nghị công bố thông báo luồng đường thủy nội địa.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 19/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về khảo sát phục vụ quản lý và thông báo luồng đường thủy nội địa.
TÊN CƠ QUAN TRÌNH.... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………./…(1) | ……., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
Kính gửi: ……………………………..(3)
Căn cứ Thông tư số..../2016/TT-BGTVT ngày .... tháng .... năm .... của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về khảo sát phục vụ quản lý và thông báo luồng đường thủy nội địa;
Căn cứ hồ sơ khảo sát luồng ……. do …… lập tháng.... năm....
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………..(4)…………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
Đề nghị Cục Đường thủy nội địa Việt Nam xem xét công bố thông báo luồng …………/.
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG (5) |
Ghi chú:
(1) Chữ viết tắt của đơn vị soạn thảo công văn;
(2) Nêu trích yếu nội dung đề nghị;
(3) Cơ quan quy định tại Điều 12 Thông tư;
(4) Nội dung văn bản đề nghị công bố thông báo luồng;
(5) Thẩm quyền ký là Thủ trưởng tổ chức;
(6) Chữ viết tắt của cơ quan tham mưu và số lượng bản lưu (nếu cần).
10. Thông báo lần đầu, định kỳ luồng đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức, cá nhân có đường thủy nội địa chuyên dùng gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị công bố thông báo lần đầu, định kỳ luồng đường thủy nội địa chuyên dùng theo quy định đến Sở Giao thông vận tải.
b) Giải quyết TTHC:
- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định, chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, phải có văn bản trả lời hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.
- Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Sở Giao thông vận tải thực hiện việc công bố thông báo luồng đường thủy nội địa. Trường hợp không chấp thuận, có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị công bố thông báo luồng đường thủy theo mẫu quy định;
- Biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát;
- Quyết định mở tuyến đường thủy nội địa của cơ quan có thẩm quyền (đối với công bố luồng lần đầu).
- Bình đồ khảo sát, báo cáo kết quả khảo sát.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giao thông vận tải;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Văn bản thông báo.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Văn bản đề nghị công bố thông báo luồng đường thủy nội địa.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 19/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về khảo sát phục vụ quản lý và thông báo luồng đường thủy nội địa.
TÊN CƠ QUAN TRÌNH.... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………./…(1) | ……., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
Kính gửi: ……………………………..(3)
Căn cứ Thông tư số..../2016/TT-BGTVT ngày .... tháng .... năm .... của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về khảo sát phục vụ quản lý và thông báo luồng đường thủy nội địa;
Căn cứ hồ sơ khảo sát luồng ……. do …… lập tháng.... năm....
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………..(4)…………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
Đề nghị Cục Đường thủy nội địa Việt Nam xem xét công bố thông báo luồng …………/.
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG (5) |
Ghi chú:
(1) Chữ viết tắt của đơn vị soạn thảo công văn;
(2) Nêu trích yếu nội dung đề nghị;
(3) Cơ quan quy định tại Điều 12 Thông tư;
(4) Nội dung văn bản đề nghị công bố thông báo luồng;
(5) Thẩm quyền ký là Thủ trưởng tổ chức;
(6) Chữ viết tắt của cơ quan tham mưu và số lượng bản lưu (nếu cần).
11. Thông báo thường xuyên, đột xuất luồng đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức, cá nhân có đường thủy nội địa chuyên dùng gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị công bố thông báo thường xuyên, đột xuất luồng đường thủy nội địa chuyên dùng theo quy định đến Sở Giao thông vận tải.
b) Giải quyết TTHC:
- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định, chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, phải có văn bản trả lời hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.
- Chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Sở Giao thông vận tải thực hiện việc công bố thông báo luồng đường thủy nội địa. Trường hợp không chấp thuận, có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị công bố thông báo luồng đường thủy theo mẫu quy định.
- Kết quả khảo sát luồng.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Chậm nhất là 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giao thông vận tải;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Văn bản thông báo.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Văn bản đề nghị công bố thông báo luồng đường thủy nội địa.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 19/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về khảo sát phục vụ quản lý và thông báo luồng đường thủy nội địa.
TÊN CƠ QUAN TRÌNH.... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………./…(1) | ……., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
Kính gửi: ……………………………..(3)
Căn cứ Thông tư số..../2016/TT-BGTVT ngày .... tháng .... năm .... của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về khảo sát phục vụ quản lý và thông báo luồng đường thủy nội địa;
Căn cứ hồ sơ khảo sát luồng ……. do …… lập tháng.... năm....
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………..(4)…………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
Đề nghị Sở Giao thông vận tải xem xét công bố thông báo luồng ……………/.
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG (5) |
Ghi chú:
(1) Chữ viết tắt của đơn vị soạn thảo công văn;
(2) Nêu trích yếu nội dung đề nghị;
(3) Cơ quan quy định tại Điều 12 Thông tư;
(4) Nội dung văn bản đề nghị công bố thông báo luồng;
(5) Thẩm quyền ký là Thủ trưởng tổ chức;
(6) Chữ viết tắt của cơ quan tham mưu và số lượng bản lưu (nếu cần).
III. Thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng kiểm
12. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới trường hợp bị mất, bị hỏng
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Đơn vị đăng kiểm có nhu cầu gửi văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới đến Cục Đăng kiểm Việt Nam, đồng thời dừng hoạt động kiểm định xe cơ giới.
b) Giải quyết TTHC:
- Cục Đăng kiểm Việt Nam căn cứ hồ sơ lưu để cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới sau 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ là giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới được cấp lại và hủy bỏ hiệu lực của giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới đã cấp bị mất, bị hỏng.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu điện hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đăng kiểm Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đăng kiểm Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả thực hiện TTHC:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Việc thành lập đơn vị đăng kiểm phải phù hợp Quy hoạch tổng thể mạng lưới các đơn vị đăng kiểm và dây chuyền kiểm định.
- Tổ chức đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực theo quy định tại Chương II Nghị định số 63/2016/NĐ-CP.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 63/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
13. Thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Chủ đầu tư có nhu cầu nộp Hồ sơ thẩm định an toàn hệ thống đường sắt đô thị đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, sau 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo bằng văn bản cho Chủ đầu tư để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ.
- Trong thời hạn 28 (hai tám) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm:
+ Thông báo kết quả thẩm định theo mẫu quy định trong trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu;
+ Có văn bản nêu rõ lý do không đạt và yêu cầu Chủ đầu tư khắc phục, hoàn thiện trong trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị thẩm định theo mẫu quy định;
- Báo cáo đánh giá các hạng Mục của Tổ chức chứng nhận;
- Báo cáo khắc phục các vấn đề không phù hợp của nhà thầu;
- Báo cáo đánh giá cuối cùng và bản sao Giấy chứng nhận an toàn hệ thống của Tổ chức chứng nhận.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- 28 (hai tám) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đăng kiểm Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Đăng kiểm Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Văn bản thông báo.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Giấy đề nghị thẩm định Hồ sơ thẩm định an toàn hệ thống đường sắt đô thị.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 16/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị.
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH HỒ SƠ AN TOÀN HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
(TÊN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………… | ………., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
GIẤY ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH HỒ SƠ AN TOÀN HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
Loại hình chứng nhận: ……………. (Xây dựng mới/nâng cấp)
Kính gửi: Cục Đăng kiểm Việt Nam
Tên Chủ đầu tư: …………………………………………………………………………………
Địa chỉ……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
Điện thoại ……………………………Fax: ………………….E-mail: …………………………
Tên Tổ chức vận hành: …………………………………………………………………………
Địa chỉ…………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………..
Điện thoại ……………………………Fax: ………………….E-mail: …………………………
Nội dung đề nghị: ………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
| ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ |
14. Cấp Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức vận hành có nhu cầu nộp Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc có văn bản hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện) trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức kiểm tra Hệ thống quản lý an toàn và cấp Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu. Trường hợp kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu, Cục Đăng kiểm Việt Nam có văn bản trả lời và nêu rõ lý do không cấp Giấy chứng nhận định kỳ.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị theo mẫu quy định;
- Báo cáo đánh giá nội bộ hệ thống quản lý an toàn vận hành và các tài liệu liên quan kèm theo.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đăng kiểm Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Đăng kiểm Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Giấy đề nghị chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 16/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị.
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN ĐỊNH KỲ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VẬN HÀNH ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
(TÊN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………… | ………., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
GIẤY ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN ĐỊNH KỲ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VẬN HÀNH ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
Kính gửi: Cục Đăng kiểm Việt Nam
Tên Tổ chức vận hành: …………………………………………………………………………
Địa chỉ……………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
Điện thoại ……………………………Fax: ………………….E-mail: ………………………….
Nội dung đề nghị: ………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
| ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ |
15. Thủ tục công nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này; nếu hồ sơ hợp lệ thì trả lời bằng văn bản và thống nhất thời gian đánh giá thực tế tại cơ sở trong thời hạn không quá 05 ngày;
- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành đánh giá thực tế tại cơ sở. Nếu kết quả đánh giá đạt, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Thông báo cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và công bố danh sách các cơ sở đủ Điều kiện trên trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá thực tế tại cơ sở.
- Nếu kết quả đánh giá không đạt, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải có văn bản gửi cơ sở nêu rõ lý do không đạt trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá thực tế tại cơ sở.
2. Cách thức thực hiện:
a) Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính;
b) Hoặc các hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị theo Mẫu;
- Mô tả cơ sở vật chất cần thiết liên quan đến sản xuất (sơ đồ cơ sở, văn phòng làm việc, nhà xưởng, nhà kho, các trang thiết bị sản xuất, các thiết bị đo và kiểm tra);
- Sổ tay chất lượng cùng với các tài liệu liên quan và các quy trình được lập thành hồ sơ, bao gồm cả các hồ sơ về bảo vệ môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy, nổ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
- Danh sách cán bộ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng kèm bản sao chụp các chứng chỉ, bằng cấp có liên quan.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này; nếu hồ sơ hợp lệ thì trả lời bằng văn bản và thống nhất thời gian đánh giá thực tế tại cơ sở trong thời hạn không quá 05 ngày;
- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành đánh giá thực tế tại cơ sở. Nếu kết quả đánh giá đạt, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Thông báo cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và công bố danh sách các cơ sở đủ Điều kiện trên trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá thực tế tại cơ sở.
- Nếu kết quả đánh giá không đạt, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải có văn bản gửi cơ sở nêu rõ lý do không đạt trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá thực tế tại cơ sở.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đăng kiểm Việt Nam.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đăng kiểm Việt Nam.
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
- Thông báo cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển.
8. Phí, lệ phí: Không có
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đơn đề nghị công nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới/hoán cải/sửa chữa tàu biển.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
- Nghị định số 111/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển.
Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…………, ngày…. tháng…. năm….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN/CÔNG NHẬN LẠI CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN
ĐÓNG MỚI/HOÁN CẢI/SỬA CHỮA TÀU BIỂN*
Kính gửi: Cục Đăng kiểm Việt Nam.
1. Tên cơ sở: ………………….………………….………………….………………….…………
2. Địa chỉ liên lạc: ………………….………………….………………….……………………….
Điện thoại: ………………………… Fax: ………………….E-mail: …………………………….
3. Người đại diện theo pháp luật:
Họ tên: ………………….………………….………………….………………….………………...
Chức vụ: ………………….………………….………………….………………….…………….…
Điện thoại: ………………….………………….………………….E-mail: ……………………….
4. Sau khi nghiên cứu quy định tại Nghị định số …./2016/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2016 của Chính phủ, chúng tôi nhận thấy có đủ các Điều kiện cơ sở đóng mới/hoán cải/sửa chữa* tàu biển.
Đề nghị quý Cơ quan xem xét hồ sơ, thực hiện đánh giá tại cơ sở và cấp/ cấp lại* thông báo cơ sở đủ Điều kiện đóng mới/hoán cải/sửa chữa* tàu biển theo quy định.
5. Tài liệu gửi kèm theo gồm có: ………………….………………….………
6 …………………. (Tên cơ sở) xin cam kết:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và tính hợp pháp của nội dung trong đơn đề nghị này và các hồ sơ, tài liệu kèm theo.
- Thực hiện đúng các quy định về hoạt động đóng mới/hoán cải/sửa chữa tàu biển và các quy định khác của pháp luật có liên quan./.
| ĐẠI DIỆN CƠ SỞ………. |
* Gạch bỏ nội dung không phù hợp.
16. Thủ tục công nhận lại cơ sở đủ điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Khi Thông báo cơ sở đủ điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển hết hiệu lực, hoặc khi cơ sở đề nghị sửa đổi hoặc bổ sung các hạng Mục đã được công nhận đủ điều kiện, thì tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam đề nghị công nhận lại đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này; nếu hồ sơ hợp lệ thì trả lời bằng văn bản và thống nhất thời gian đánh giá thực tế tại cơ sở trong thời hạn không quá 05 ngày;
- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành đánh giá thực tế tại cơ sở. Nếu kết quả đánh giá đạt, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Thông báo cơ sở đủ Điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và công bố danh sách các cơ sở đủ Điều kiện trên trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá thực tế tại cơ sở.
- Nếu kết quả đánh giá không đạt, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải có văn bản gửi cơ sở nêu rõ lý do không đạt trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá thực tế tại cơ sở.
2. Cách thức thực hiện:
a) Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính;
b) Hoặc các hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị theo Mẫu;
- Báo cáo tình hình hoạt động của cơ sở trong thời gian từ khi được công nhận, công nhận lại;
- Trong trường hợp có sự thay đổi:
+ Mô tả cơ sở vật chất cần thiết liên quan đến sản xuất (sơ đồ cơ sở, văn phòng làm việc, nhà xưởng, nhà kho, các trang thiết bị sản xuất, các thiết bị đo và kiểm tra);
+ Sổ tay chất lượng cùng với các tài liệu liên quan và các quy trình được lập thành hồ sơ, bao gồm cả các hồ sơ về bảo vệ môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy, nổ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
+ Danh sách cán bộ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng kèm bản sao chụp các chứng chỉ, bằng cấp có liên quan.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này; nếu hồ sơ hợp lệ thì trả lời bằng văn bản và thống nhất thời gian đánh giá thực tế tại cơ sở trong thời hạn không quá 05 ngày;
- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành đánh giá thực tế tại cơ sở. Nếu kết quả đánh giá đạt, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Thông báo cơ sở đủ điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và công bố danh sách các cơ sở đủ điều kiện trên trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc đánh giá thực tế tại cơ sở.
- Nếu kết quả đánh giá không đạt, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải có văn bản gửi cơ sở nêu rõ lý do không đạt trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc đánh giá thực tế tại cơ sở.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đăng kiểm Việt Nam.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đăng kiểm Việt Nam.
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
- Thông báo cơ sở đủ điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển.
8. Phí, lệ phí: Không có
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đơn đề nghị công nhận lại cơ sở đủ điều kiện đóng mới/hoán cải/sửa chữa tàu biển.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
- Nghị định số 111/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển.
Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…………, ngày…. tháng…. năm….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN/CÔNG NHẬN LẠI CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN
ĐÓNG MỚI/HOÁN CẢI/SỬA CHỮA TÀU BIỂN*
Kính gửi: Cục Đăng kiểm Việt Nam.
1. Tên cơ sở: ………………….………………….………………….………………….…………
2. Địa chỉ liên lạc: ………………….………………….………………….……………………….
Điện thoại: ………………………… Fax: ………………….E-mail: …………………………….
3. Người đại diện theo pháp luật:
Họ tên: ………………….………………….………………….………………….………………...
Chức vụ: ………………….………………….………………….………………….…………….…
Điện thoại: ………………….………………….………………….E-mail: ……………………….
4. Sau khi nghiên cứu quy định tại Nghị định số …./2016/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2016 của Chính phủ, chúng tôi nhận thấy có đủ các Điều kiện cơ sở đóng mới/hoán cải/sửa chữa* tàu biển.
Đề nghị quý Cơ quan xem xét hồ sơ, thực hiện đánh giá tại cơ sở và cấp/ cấp lại* thông báo cơ sở đủ Điều kiện đóng mới/hoán cải/sửa chữa* tàu biển theo quy định.
5. Tài liệu gửi kèm theo gồm có: ………………….………………….………
6 …………………. (Tên cơ sở) xin cam kết:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và tính hợp pháp của nội dung trong đơn đề nghị này và các hồ sơ, tài liệu kèm theo.
- Thực hiện đúng các quy định về hoạt động đóng mới/hoán cải/sửa chữa tàu biển và các quy định khác của pháp luật có liên quan./.
| ĐẠI DIỆN CƠ SỞ………. |
* Gạch bỏ nội dung không phù hợp.
17. Thủ tục xác nhận việc trình kháng nghị đối với tàu biển, tàu công vụ, giàn di động, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ và phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
Thuyền trưởng lập hồ sơ theo quy định gửi trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải.
b) Giải quyết TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa phù hợp, chậm nhất 30 phút, kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thuyền trưởng hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời cho người làm thủ tục và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn không quá 01 giờ đối với Cảng vụ hàng hải, Đại diện Cảng vụ hàng hải và 03 giờ đối với các cơ quan có thẩm quyền khác, kể từ khi đã nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải.
- Cơ quan xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tiến hành lưu hồ sơ và gửi trả cho thuyền trưởng các bản kháng nghị hàng hải còn lại đã được xác nhận.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tại Việt Nam là Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất.
- Nộp hồ sơ tại trụ sở Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải ở nước ngoài là cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu thuyền hoạt động.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Bản Kháng nghị (02 bản);
- Bản trích sao các loại Nhật ký của tàu thuyền có liên quan đến vụ việc (01 bản);
- Bản trích sao hải đồ liên quan đến vụ việc (trừ trường hợp tai nạn, sự cố xảy ra khi tàu thuyền đang neo đậu tại cảng biển) (01 bản).
b) Các giấy tờ phải xuất trình:
- Đối với tàu biển, tàu công vụ, giàn di động, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ và phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB phải xuất trình các loại Nhật ký liên quan đến vụ việc (bản chính);
c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn không quá 01 giờ đối với Cảng vụ hàng hải, Đại diện Cảng vụ hàng hải và 03 giờ đối với các cơ quan có thẩm quyền khác, kể từ khi đã nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định tại Việt Nam: Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất
b) Cơ quan có thẩm quyền quyết định ở nước ngoài: là cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu thuyền hoạt động.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất; cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu thuyền hoạt động
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Xác nhận việc trình kháng nghị.
8. Phí:
- Theo biểu phí quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Các giấy tờ yêu cầu phải nộp phải có chữ ký của thuyền trưởng và đóng dấu của tàu thuyền (nếu có); đối với kháng nghị hàng hải, ngoài chữ ký của thuyền trưởng và đóng dấu của tàu thuyền (nếu có con dấu) còn phải có chữ ký của máy trưởng, một sĩ quan hoặc một thủy thủ với tư cách là những người làm chứng.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015;
- Thông tư số 30/2016/TT-BGTVT ngày 28/10/2016 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về thủ tục trình và xác nhận kháng nghị hàng hải.
18. Thủ tục xác nhận việc trình kháng nghị đối với phương tiện thủy nội địa (trừ phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB), tàu cá
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Thuyền trưởng lập hồ sơ theo quy định gửi trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải.
b) Giải quyết TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa phù hợp, chậm nhất 30 phút, kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thuyền trưởng hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời cho người làm thủ tục và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn không quá 01 giờ đối với Cảng vụ hàng hải, Đại diện Cảng vụ hàng hải và 03 giờ đối với các cơ quan có thẩm quyền khác, kể từ khi đã nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải.
- Cơ quan xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tiến hành lưu hồ sơ và gửi trả cho thuyền trưởng các bản kháng nghị hàng hải còn lại đã được xác nhận.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tại Việt Nam là Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất
- Nộp hồ sơ tại trụ sở Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải ở nước ngoài là cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu thuyền hoạt động.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Kháng nghị hàng hải (02 bản);
- Bản trích sao các loại Nhật ký của tàu thuyền có liên quan đến vụ việc (01 bản, nếu có);
- Bản sao Tự họa có mô tả sơ đồ vị trí xảy ra tai nạn, sự cố và đính kèm hình ảnh (01 bản, nếu có).
b) Các giấy tờ phải xuất trình: không có
c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn không quá 01 giờ đối với Cảng vụ hàng hải, Đại diện Cảng vụ hàng hải và 03 giờ đối với các cơ quan có thẩm quyền khác, kể từ khi đã nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định tại Việt Nam: Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất.
b) Cơ quan có thẩm quyền quyết định ở nước ngoài: là cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu thuyền hoạt động.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất; cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu thuyền hoạt động.
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Xác nhận việc trình kháng nghị.
8. Phí:
- Theo biểu phí quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Các giấy tờ yêu cầu phải nộp phải có chữ ký của thuyền trưởng và đóng dấu của tàu thuyền (nếu có); đối với kháng nghị hàng hải, ngoài chữ ký của thuyền trưởng và đóng dấu của tàu thuyền (nếu có con dấu) còn phải có chữ ký của máy trưởng, một sĩ quan hoặc một thủy thủ với tư cách là những người làm chứng.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015;
- Thông tư số 30/2016/TT-BGTVT ngày 28/10/2016 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về thủ tục trình và xác nhận kháng nghị hàng hải;
19. Thủ tục giao tuyến dẫn tàu
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Công ty hoa tiêu gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác theo quy định đến Cục Hàng hải Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn công ty hoa tiêu hoàn thiện lại hồ sơ.
- Trường hợp nhận qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản gửi công ty hoa tiêu nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam xem xét thẩm định hồ sơ và xin ý kiến chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải có văn bản trả lời; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản trả lời cho công ty hoa tiêu;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam quyết định giao tuyến dẫn tàu cho công ty hoa tiêu.
2. Cách thức thực hiện:
a) Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính;
b) Hoặc các hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị theo Mẫu;
- Danh sách hoa tiêu kèm theo bản sao Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và bản sao Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải của từng hoa tiêu;
- Bản kê khai, phương tiện đưa, đón hoa tiêu kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký của phương tiện đó.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam xem xét thẩm định hồ sơ và xin ý kiến chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải có văn bản trả lời; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản trả lời cho công ty hoa tiêu;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam quyết định giao tuyến dẫn tàu cho công ty hoa tiêu.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ GTVT.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hàng hải Việt Nam.
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định giao tuyến dẫn tàu cho công ty hoa tiêu.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đơn đề nghị giao tuyến dẫn tàu hoa tiêu hàng hải.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
* Điều kiện về tổ chức và vốn của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, do Nhà nước nắm giữ tối thiểu 75% vốn điều lệ.
* Điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải phải đáp ứng các điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất như sau:
- Có bộ phận chuyên trách thực hiện dịch vụ hoa tiêu hàng hải. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách bộ phận thực hiện dịch vụ hoa tiêu hàng hải phải có bằng đại học trở lên và là hoa tiêu ngoại hạng.
- Được Cục Hàng hải Việt Nam giao vùng hoa tiêu bắt buộc và tuyến dẫn tàu. Một tuyến dẫn tàu chỉ do một công ty hoa tiêu đảm nhận cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải.
- Có đủ số lượng tối thiểu hoa tiêu các hạng có giấy chứng nhận vùng hoạt động phù hợp với tuyến dẫn tàu được giao và bảo đảm đủ phương tiện đưa, đón hoa tiêu tại tuyến dẫn tàu được dẫn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
- Nghị định số 70/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải.
Mẫu số 01
TÊN CÔNG TY | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ………, ngày …. tháng …. năm 20….. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Giao tuyến dẫn tàu hoa tiêu hàng hải
Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam.
Tên công ty: ........................................................................................................................
Người đại diện theo pháp luật: ...........................................................................................
Mã số đăng ký kinh doanh:
Địa chỉ: ……………………………………… Số điện thoại liên hệ: ......................................
Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam giao tuyến dẫn tàu hoa tiêu hàng hải dưới đây cho công ty ……………………………….:
1. Tuyến dẫn tàu …………….………. thuộc vùng hoa tiêu bắt buộc..................................
2. Tuyến dẫn tàu …………………….. thuộc vùng hoa tiêu bắt buộc..................................
............................................................................................................................................
Văn bản kèm theo:
1. Danh sách hoa tiêu các hạng (kèm theo bản sao Giấy chứng nhận khả năng hoa tiêu hàng hải và bản sao Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải của từng hoa tiêu).
2. Bản kê khai phương tiện đưa, đón hoa tiêu (kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký của phương tiện đó).
Kính đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, quyết định./.
| GIÁM ĐỐC |
PHẦN II- NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ SỬA ĐỔI
I. Thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đường bộ
1. Chấp thuận cơ sở đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức có nhu đào tạo nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận cơ sở đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
+ Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng theo quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ đầy đủ, cấp giấy hẹn trả kết quả.
+ Đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu điện, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản hướng dẫn hoàn thiện.
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ. Trường hợp không cấp Giấy chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Công văn đề nghị chấp thuận cơ sở đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ hoặc Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);
- Kê khai về cơ sở vật chất;
- Danh sách giảng viên, cán bộ quản lý (có kê khai về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động nghề nghiệp) kèm theo bản sao hợp đồng giảng dạy hoặc hợp đồng lao động;
- Bản dự thảo chương trình, tài liệu giảng dạy.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả thực hiện TTHC:
- Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:
- Công văn đề nghị chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo mẫu.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Về cơ sở vật chất
+ Bảo đảm phòng học có quy mô và tiện nghi phù hợp với số lượng học viên; diện tích phòng học tối thiểu đạt 1,5 m2/chỗ học;
+ Có phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.
- Về đội ngũ giảng viên
+ Có số giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy ít nhất 40% số lượng chuyên đề của chương trình khung đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;
+ Tiêu chuẩn của giảng viên theo quy định
• Đủ điều kiện đảm nhận chức danh Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông đường bộ;
• Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành giao thông đường bộ và có ít nhất 10 (mười) năm tham gia hoạt động trong các lĩnh vực: Giảng dạy về an toàn giao thông đường bộ; quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ; soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ.
- Về tài liệu giảng dạy
+ Tài liệu giảng dạy phải được in, đóng thành quyển kèm theo bộ đề kiểm tra của chương trình đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;
+ Nội dung tài liệu giảng dạy phù hợp với quy định của Bộ Giao thông vận tải về chương trình khung đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.
- Về quản lý công tác đào tạo
+ Có bộ máy quản lý đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ để tổ chức các khóa đào tạo, lưu trữ hồ sơ học viên, hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;
+ Người phụ trách khóa học có kinh nghiệm 05 năm trở lên trong việc tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn hoặc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực giao thông vận tải.
- Được Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ (sau đây gọi là Giấy chấp thuận).
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Nghị định số 64/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
MẪU CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN CƠ SỞ ĐÀO TẠO THẨM TRA VIÊN ATGT ĐƯỜNG BỘ
(Kèm theo Nghị định số: 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016)
……(2)…… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /…….. | ….., ngày … tháng … năm 20… |
Kính gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam
……(1)…….. là
……………….(3)..........................................................................................
........................................................................................................................................ ;
Đối chiếu với quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số ... /2016/NĐ-CP ngày …tháng ... năm 2016), ……(1)..….. có đủ điều kiện để kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao đường bộ.
……(1)…….. trân trọng đề nghị được chấp thuận là cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ với các thông tin chính như sau:
1. Tên cơ sở đào tạo: ……………………..(1).................................................................. ;
Địa chỉ:............................................................................................................................. ;
Số điện thoại: …………………….. Số Fax: ..................................................................... ;
Mã số doanh nghiệp (nếu có):......................................................................................... ;
2. Người đại diện hợp pháp của cơ sở đào tạo: …………, chức vụ............................... ;
Số CMND (hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu)………., do ………… cấp ngày.... tháng .... năm 20……
Xin gửi kèm theo công văn này các tài liệu:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ hoặc Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật); (4)
- Kê khai về cơ sở vật chất;
- Danh sách giảng viên, cán bộ quản lý (có kê khai về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động nghề nghiệp) kèm theo bản sao hợp đồng giảng dạy hoặc hợp đồng lao động;
- Chương trình, tài liệu giảng dạy (dự thảo).
Trân trọng!
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ |
Ghi chú:
(1): Tên tổ chức, đơn vị có nhu cầu;
(2): Tên tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có) của tổ chức, đơn vị có nhu cầu;
(3): Tổ chức, đơn vị có nhu cầu tự giới thiệu ngắn gọn về mình;
(4): Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu điện phải là bản sao có chứng thực; trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng cơ quan Tổng cục ĐBVN nếu là bản sao phải xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.
2. Cấp lại Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
Tổ chức đào tạo nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
+ Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đủ theo quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ đầy đủ, cấp giấy hẹn trả kết quả.
+ Đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu điện, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản hướng dẫn hoàn thiện.
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ. Trường hợp không cấp lại Giấy chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Công văn đề nghị cấp lại Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo mẫu quy định.
- Giấy chấp thuận cũ, đối với trường hợp bị hư hỏng.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả thực hiện TTHC:
- Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ (Cấp lại).
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:
- Công văn đề nghị cấp lại Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo mẫu quy định.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Về cơ sở vật chất
+ Bảo đảm phòng học có quy mô và tiện nghi phù hợp với số lượng học viên; diện tích phòng học tối thiểu đạt 1,5 m2/chỗ học;
+ Có phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.
- Về đội ngũ giảng viên
+ Có số giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy ít nhất 40% số lượng chuyên đề của chương trình khung đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;
+ Tiêu chuẩn của giảng viên theo quy định
• Đủ điều kiện đảm nhận chức danh Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông đường bộ;
• Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành giao thông đường bộ và có ít nhất 10 (mười) năm tham gia hoạt động trong các lĩnh vực: Giảng dạy về an toàn giao thông đường bộ; quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ; soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ.
- Về tài liệu giảng dạy
+ Tài liệu giảng dạy phải được in, đóng thành quyển kèm theo bộ đề kiểm tra của chương trình đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;
+ Nội dung tài liệu giảng dạy phù hợp với quy định của Bộ Giao thông vận tải về chương trình khung đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.
- Về quản lý công tác đào tạo
+ Có bộ máy quản lý đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ để tổ chức các khóa đào tạo, lưu trữ hồ sơ học viên, hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;
+ Người phụ trách khóa học có kinh nghiệm 05 năm trở lên trong việc tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn hoặc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực giao thông vận tải.
- Được Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ (sau đây gọi là Giấy chấp thuận).
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Nghị định số 64/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
MẪU CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHẤP THUẬN CƠ SỞ ĐÀO TẠO THẨM TRA VIÊN AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Kèm theo Nghị định số: 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016)
……(2)…… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /…….. | ….., ngày … tháng … năm 20… |
Kính gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam
……(1)……. đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ số …../GCT-TCĐBVN ngày….tháng…..năm 20....; các thông tin chính như sau:
1. Tên cơ sở đào tạo: …………………….(1)........................................................................;
Địa chỉ:..................................................................................................................................;
Số điện thoại: ………………………….. Số Fax:...................................................................;
Mã số doanh nghiệp (nếu có):.............................................................................................;
2. Người đại diện hợp pháp của cơ sở đào tạo: ………., chức vụ.......................................;
Số CMND (hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu)………., do………….. cấp ngày.... tháng .... năm 20…..
………(1)………. trân trọng đề nghị được cấp lại Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.
Lý do …………………….(3).................................................................................................
Xin gửi kèm theo công văn này Giấy chấp thuận số ……../GCT-TCĐBVN đã bị hư hỏng. (4)
Trân trọng!
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO |
Ghi chú:
(1): Tên cơ sở đào tạo có nhu cầu cấp lại Giấy chấp thuận;
(2): Tên tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có) của cơ sở đào tạo;
(3): Ghi lý do: Giấy chấp thuận bị mất hoặc bị hư hỏng;
(4): Chỉ ghi dòng này trong trường hợp Giấy chấp thuận bị hư hỏng.
3. Cấp Chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Cơ sở đào tạo có nhu cầu nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
+ Đối với trường hợp nộp trực tiếp: Sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đúng quy định thì tiếp nhận ngay hồ sơ; nếu không đúng quy định, hướng dẫn trực tiếp cho cơ sở đào tạo hoàn thiện hồ sơ;
+ Đối với trường hợp nộp qua hệ thống bưu điện: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phải có văn bản hướng dẫn cho cơ sở đào tạo hoàn thiện hồ sơ.
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, cấp chứng chỉ cho từng học viên có kết quả thi đạt yêu cầu có tên trong Tờ trình của cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp chứng chỉ, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình cấp Chứng chỉ theo mẫu quy định;
- Quyết định công nhận kết quả thi của học viên tham gia khóa đào tạo;
- 02 (hai) ảnh mầu của mỗi học viên đề nghị cấp chứng chỉ cỡ 4 cm x 6 cm nền mầu xanh chụp trong thời gian 6 tháng.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có:
7. Kết quả thực hiện TTHC:
- Chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.
- Thời hạn của Chứng chỉ: 5 năm.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:
- Tờ trình cấp Chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Nghị định số 64/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
MẪU TỜ TRÌNH CẤP CHỨNG CHỈ THẨM TRA VIÊN AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Kèm theo Nghị định số: 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016)
……..(2)…….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TTr-……… | ….., ngày … tháng … năm 20… |
TỜ TRÌNH
Cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
Kính gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Thực hiện Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số .../2016/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2016);
Thực hiện Kế hoạch đào tạo số ..…./…… ngày ... tháng .... năm 20.... của …….(1)……….
Căn cứ Quyết định số ……/QĐ-……. ngày ... tháng …. năm 20….. của ...(1)... về việc công nhận kết quả thi thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ của lớp..., khóa...; (1)……., đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét, cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ với các nội dung dưới đây:
1. Tên cơ sở đào tạo: …………………….(1)........................................................................;
Địa chỉ:..................................................................................................................................;
Điện thoại………………………..; Fax:..................................................................................;
2. Tóm tắt quá trình đào tạo (chương trình, kế hoạch, số lượng học viên tham gia khóa học, kết quả thi, v.v…).
3. Số lượng chứng chỉ đề nghị cấp: ………… chứng chỉ.
Danh sách học viên đề nghị cấp chứng chỉ theo Quyết định công nhận kết quả thi số ……/QĐ-…….. ngày ... tháng .... năm 20.... (học viên có kết quả thi đạt yêu cầu)./.
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO |
Ghi chú:
(1): Tên cơ sở đào tạo;
(2): Tên cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ sở đào tạo (nếu có).
4. Cấp lại Chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
+ Đối với trường hợp nộp trực tiếp: Sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đúng quy định thì tiếp nhận ngay hồ sơ; nếu không đúng quy định, hướng dẫn trực tiếp cho người nộp hoàn thiện hồ sơ;
+ Đối với trường hợp nộp qua hệ thống bưu điện: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phải có văn bản hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ.
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, cấp lại chứng chỉ. Trường hợp không cấp lại chứng chỉ, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ theo mẫu quy định;
- Chứng chỉ cũ, đối với trường hợp bị hư hỏng.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả thực hiện TTHC:
- Chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:
- Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Trong thời hạn sử dụng của chứng chỉ, trừ các trường hợp bị thu hồi theo quy định, thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ được cấp lại chứng chỉ khi chứng chỉ bị mất, bị hư hỏng.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Nghị định số 64/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI CHỨNG CHỈ THẨM TRA VIÊN AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Kèm theo Nghị định số: 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI
CHỨNG CHỈ THẨM TRA VIÊN AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Kính gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Ảnh màu | Tôi là: ……………………… Quốc tịch:........................................................... ; Sinh ngày: ….tháng……năm……; Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:.................................................................. ; Nơi cư trú:.................................................................................................. ; |
Số CMND (hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu):………................, do…………………................ cấp ngày…..tháng…..năm 20……
Tôi đã tham gia khóa đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ do …….(1)………tổ chức tại:
Tôi đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ; thông tin về chứng chỉ:
+ Số chứng chỉ:................................................................................................................ ;
+ Ngày cấp chứng chỉ:...................................................................................................... ;
+ Có giá trị đến ngày........................................................................................................ ;
Đề nghị cho tôi được đổi (hoặc cấp lại chứng chỉ)
Lý do:………………………………..(2)...............................................................................
Xin gửi kèm theo:
- 02 (hai) ảnh màu kiểu thẻ căn cước cỡ 4cm x 6cm;
- Bản khai kinh nghiệm thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ, thiết kế, thẩm định phê duyệt xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trong khoảng thời gian có hiệu lực của chứng chỉ xin cấp đổi (đối với trường hợp cấp đổi).
Tôi xin cam đoan những điều ghi trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
| ……., ngày…tháng…..năm 20.... |
Hướng dẫn ghi:
(1): Tên cơ sở đào tạo.
(2): Trường hợp cấp đổi chứng chỉ ghi lý do là chứng chỉ hết thời hạn sử dụng; trường hợp cấp lại chứng chỉ ghi lý do là chứng chỉ bị mất hoặc bị hư hỏng.
5. Cấp đổi Chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ đề nghị cấp đổi Chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
+ Đối với trường hợp nộp trực tiếp: Sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đúng quy định thì tiếp nhận ngay hồ sơ; nếu không đúng quy định, hướng dẫn trực tiếp cho người nộp hoàn thiện hồ sơ;
+ Đối với trường hợp nộp qua hệ thống bưu điện: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phải có văn bản hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ.
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, cấp đổi chứng chỉ. Trường hợp không cấp đổi chứng chỉ, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị đổi Chứng chỉ theo mẫu quy định;
- Bản khai kinh nghiệm thực hiện thẩm tra an toàn giao thông, không mắc sai phạm hành nghề trong khoảng thời gian có hiệu lực của Chứng chỉ xin đổi (bản khai có xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý người có Chứng chỉ).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả thực hiện TTHC:
Chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:
- Đơn đề nghị cấp đổi Chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Điều kiện để được cấp đổi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ:
- Trong thời hạn sử dụng của chứng chỉ, thẩm tra viên phải tham gia thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ hoặc tham gia thiết kế, thẩm định phê duyệt xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông ít nhất 03 công trình;
- Việc cấp đổi chứng chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 01 đến 03 tháng trước khi chứng chỉ hết thời hạn sử dụng.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Nghị định số 64/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP ĐỔI CHỨNG CHỈ THẨM TRA VIÊN AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Kèm theo Nghị định số: 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP ĐỔI
CHỨNG CHỈ THẨM TRA VIÊN AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Kính gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Ảnh màu | Tôi là: ……………………… Quốc tịch:........................................................... ; Sinh ngày: ….tháng……năm……; Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:.................................................................. ; Nơi cư trú:.................................................................................................. ; |
Số CMND (hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu):……….…….…….……., do …….…………………. cấp ngày…..tháng…..năm 20……
Tôi đã tham gia khóa đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ do …….(1)………tổ chức tại:
Tôi đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ; thông tin về chứng chỉ:
+ Số chứng chỉ:................................................................................................................ ;
+ Ngày cấp chứng chỉ:...................................................................................................... ;
+ Có giá trị đến ngày......................................................................................................... ;
Đề nghị cho tôi được đổi (hoặc cấp lại chứng chỉ)
Lý do:………………………………..(2)...............................................................................
Xin gửi kèm theo:
- 02 (hai) ảnh màu kiểu thẻ căn cước cỡ 4cm x 6cm;
- Bản khai kinh nghiệm thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ, thiết kế, thẩm định phê duyệt xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trong khoảng thời gian có hiệu lực của chứng chỉ xin cấp đổi (đối với trường hợp cấp đổi).
Tôi xin cam đoan những điều ghi trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
| ……., ngày…tháng…..năm 20.... |
Hướng dẫn ghi:
(1): Tên cơ sở đào tạo.
(2): Trường hợp cấp đổi chứng chỉ ghi lý do là chứng chỉ hết thời hạn sử dụng; trường hợp cấp lại chứng chỉ ghi lý do là chứng chỉ bị mất hoặc bị hư hỏng.
6. Cấp Giấy phép xe tập lái
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức có nhu cầu nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xe tập lái đến Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức kiểm tra cấp giấy phép xe tập lái cho tổ chức đề nghị cấp phép tại thời điểm kiểm tra cấp giấy phép đào tạo lái xe;
- Trong thời hạn không quá 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép đào tạo lái xe cho cơ sở đào tạo, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy phép xe tập lái. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Danh sách xe đề nghị cấp Giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định;
- Giấy đăng ký xe (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Giấy phép xe tập lái.
8. Phí, lệ phí:
- Lệ phí: 30.000 đồng/lần/phương tiện (tối thiểu 6 tháng).
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:
- Danh sách xe đề nghị cấp Giấy phép xe tập lái.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe. Có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo đối với xe tập lái các hạng B1, B2, C, D, E; xe tập lái hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu đào tạo. Riêng xe hạng B1, B2 có số tự động được sử dụng xe hợp đồng;
- Ô tô tải sử dụng để dạy lái xe các hạng B1, B2 phải có trọng tải từ 1.000 kg trở lên với số lượng không quá 30% tổng số xe tập lái cùng hạng của cơ sở đào tạo;
- Có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực;
- Có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình sử dụng;
- Thùng xe phải có mui che mưa, nắng và ghế ngồi chắc chắn cho người học;
- Hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe phải có tên cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý trực tiếp và số điện thoại liên lạc theo mẫu quy định;
- Xe ô tô phải có 02 biển “TẬP LÁI” theo mẫu quy định.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe
- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ;
- Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Mẫu:
DANH SÁCH XE ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XE TẬP LÁI
TRƯỜNG…………….. TRUNG TÂM…………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Kính gửi: Sở Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) ……………….
Trường (Trung tâm)……….………. đề nghị Sở Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam)………………. xem xét, cấp Giấy phép xe tập lái cho số xe tập lái của cơ sở đào tạo theo danh sách dưới đây:
DANH SÁCH XE TẬP LÁI ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XE TẬP LÁI
Số TT | Biển số đăng ký | Xe của cơ sở đào tạo | Xe hợp đồng | Nhãn hiệu | Loại xe | Số động cơ | Số khung | Giấy chứng nhận kiểm định ATKT&BVMT | Ghi chú | |
Ngày cấp | Ngày hết hạn | |||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận: | ………, ngày …. tháng ….. năm 20.... |
7. Cấp lại Giấy phép xe tập lái
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức có nhu cầu nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép xe tập lái đến Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức kiểm tra cấp giấy phép xe tập lái cho tổ chức đề nghị cấp phép tại thời điểm kiểm tra cấp giấy phép đào tạo lái xe;
- Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức kiểm tra, cấp giấy phép xe tập lái cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Danh sách xe đề nghị cấp giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định;
- Giấy đăng ký xe (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Sau 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép xe tập lái.
8. Phí, lệ phí: Lệ phí: 30.000 đồng/lần/phương tiện (tối thiểu 6 tháng).
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:
- Danh sách xe đề nghị cấp Giấy phép xe tập lái.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe. Có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo đối với xe tập lái các hạng B1, B2, C, D, E; xe tập lái hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu đào tạo. Riêng xe hạng B1, B2 có số tự động được sử dụng xe hợp đồng;
- Ô tô tải sử dụng để dạy lái xe các hạng B1, B2 phải có trọng tải từ 1.000 kg trở lên với số lượng không quá 30% tổng số xe tập lái cùng hạng của cơ sở đào tạo;
- Có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực;
- Có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình sử dụng;
- Thùng xe phải có mui che mưa, nắng và ghế ngồi chắc chắn cho người học;
- Hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe phải có tên cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý trực tiếp và số điện thoại liên lạc theo mẫu quy định;
- Xe ô tô phải có 02 biển “TẬP LÁI” theo mẫu quy định.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe
- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ;
- Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Mẫu:
DANH SÁCH XE ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XE TẬP LÁI
TRƯỜNG…………….. TRUNG TÂM…………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Kính gửi: Sở Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) ……………….
Trường (Trung tâm)……….………. đề nghị Sở Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam)………………. xem xét, cấp Giấy phép xe tập lái cho số xe tập lái của cơ sở đào tạo theo danh sách dưới đây:
DANH SÁCH XE TẬP LÁI ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XE TẬP LÁI
Số TT | Biển số đăng ký | Xe của cơ sở đào tạo | Xe hợp đồng | Nhãn hiệu | Loại xe | Số động cơ | Số khung | Giấy chứng nhận kiểm định ATKT&BVMT | Ghi chú | |
Ngày cấp | Ngày hết hạn | |||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận: | ………, ngày …. tháng ….. năm 20.... |
8. Cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Cá nhân hoặc cơ sở đào tạo nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam (cơ sở đào tạo thuộc Trung ương do Bộ GTVT giao) hoặc Sở Giao thông vận tải (cơ sở đào tạo do địa phương quản lý).
b) Giải quyết TTHC:
- Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận hồ sơ cá nhân hoặc hồ sơ, danh sách do cơ sở đào tạo lập; tổ chức kiểm tra, đánh giá. Trường hợp cá nhân không đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày đạt kết quả kiểm tra, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, vào sổ theo dõi. Trường hợp cá nhân không đạt kết quả, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải thông báo bằng văn bản.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị theo mẫu quy định;
- Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
- Giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
- Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
- 01 (một) ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm nền màu xanh, kiểu thẻ căn cước, được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày đạt kết quả kiểm tra.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:
- Đơn đề nghị tập huấn, cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Điều kiện giáo viên dạy thực hành
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp;
- Giáo viên dạy lái xe ô tô phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2;
- Giáo viên dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 03 năm trở lên, kể từ ngày được cấp; giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 (năm) năm trở lên, kể từ ngày được cấp;
- Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.
Mẫu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ TẬP HUẤN, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
GIÁO VIÊN DẠY THỰC HÀNH LÁI XE
Kính gửi: (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) Sở Giao thông vận tải ………………
Tôi là: ……………………………………………Quốc tịch:……………………………………
Sinh ngày: …………… tháng ……….…. năm ……………………………...........................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………
Nơi cư trú: …………………………………………………………………………………………
Có giấy chứng minh nhân dân số: …………………….., cấp ngày ….. tháng….. năm …..
Nơi cấp: …………………………………………………………………………………………..
Có giấy phép lái xe số: ……………………….., hạng …………………. do: ………………..
cấp ngày …………. tháng ……… năm ……………
Đề nghị cho tôi được tham gia tập huấn, cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe hạng …………………………… để dạy lái xe tại cơ sở đào tạo ………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
Xin gửi kèm theo:
- 01 bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
- 01 bản sao có chứng thực Giấy phép lái xe (còn thời hạn);
- 01 bản sao có chứng thực chứng chỉ sư phạm;
- 01 giấy chứng nhận sức khỏe;
- 02 ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm.
- Các tài liệu khác có liên quan gồm: ……………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………..
Tôi xin cam đoan những điều ghi trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
| …………., ngày …… tháng….. năm 20.... |
9. Cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Cơ sở đào tạo nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đào tạo lái xe ô tô đến Sở Giao thông vận tải (đối với cơ sở đào tạo do địa phương quản lý), Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đối với cơ sở đào tạo do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý).
b) Giải quyết TTHC:
- Trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
- Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo, lập biên bản theo mẫu quy định và cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đủ điều kiện. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định;
- Quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
- Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
- Giấy đăng ký xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý dạy nghề tại địa phương.
7. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép đào tạo lái xe.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:
- Báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Là cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe ô tô;
- Đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện về giáo viên dạy lái xe ô tô theo quy định tại Điều 6, Điều 7 của Nghị định số 65/2016/NĐ-CP.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.
Mẫu:
BỘ, UBND….. TRƯỜNG (TRUNG TÂM)………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP ĐÀO TẠO LÁI XE
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tên cơ sở đào tạo (Trường hoặc Trung tâm):
Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng (Giám đốc, Phó Giám đốc), các phòng ban: ………………
Địa chỉ liên lạc: ……………………………………………………………………………………
Điện thoại: ……………………………….. Fax:………………………………………………….
2. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp:
3. Quyết định thành lập số, ngày, của…..
4. Giới thiệu tóm tắt cơ sở, các nghề đào tạo, quy mô đào tạo/năm.
II. BÁO CÁO VỀ ĐÀO TẠO LÁI XE
1. Đào tạo lái xe từ năm ………..... loại xe (xe con, xe tải ….... tấn, xe khách, xe kéo rơ moóc...) theo văn bản số ….. ngày …. tháng ….. năm 20….. của………………..
Từ đầu đến nay đã đào tạo được …….. học sinh, lái xe loại ……….
2. Hiện nay đào tạo lái xe loại ……, thời gian đào tạo …… tháng (đối với từng loại, số học sinh mỗi loại).
(Trường hợp chưa đào tạo không nêu các điểm 1, 2 phần II)
3. Tổng số phòng học hiện có, số phòng học chuyên môn, diện tích (m2), đủ hay thiếu phòng học.
Đánh giá cụ thể từng phòng học chuyên môn và các thiết bị dạy học: cabin, mô hình vật thực, phim, đèn chiếu hoặc thiết bị, dụng cụ tháo lắp.... (đối chiếu với quy định để báo cáo); chất lượng từng phòng học.
4. Mục tiêu, kế hoạch giảng dạy và từng mục: giáo trình, giáo án, hệ thống bài ôn luyện và thiết bị kiểm tra (thống kê và trình bày hiện vật).
5. Đội ngũ giáo viên
- Số lượng giáo viên dạy lý thuyết: …………
- Số giáo lượng viên dạy thực hành: …………
DANH SÁCH TRÍCH NGANG GIÁO VIÊN DẠY THỰC HÀNH (hoặc LÝ THUYẾT) LÁI XE
Số TT | Họ và tên | Ngày tháng năm sinh | Số Chứng minh nhân dân | Đơn vị công tác | Hình thức tuyển dụng | Trình độ | Hạng Giấy phép lái xe | Ngày trúng tuyển | Thâm niên dạy lái | Ghi chú | |||
Biên chế | Hợp đồng (thời hạn) | Văn hóa | Chuyên môn | Sư phạm | |||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Xe tập lái: Số lượng xe tập lái hiện có, thiếu hay đủ để học sinh tập.
- Chủng loại: Số xe thông dụng; số xe kiểu cũ.
- Tình trạng chất lượng kỹ thuật (còn bao nhiêu %); tỉ lệ đổi mới.
- Thiết bị dạy lái trên xe.
- Số xe có Giấy chứng nhận kiểm định, giấy phép xe tập lái.
DANH SÁCH XE TẬP LÁI
Số TT | Số đăng ký xe | Mác xe | Hạng xe | Năm sản xuất | Chủ sở hữu/hợp đồng | Hệ thống phanh phụ (có, không) | Giấy phép xe tập lái (có, không) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Danh sách sắp xếp thứ tự các hạng B, C, D, E, F gửi kèm bản photocopy có chứng thực hoặc công chứng giấy đăng ký từng xe.
7. Sân tập lái: diện tích: ………….. m2
- Đã tạo lập các tình huống để tập lái trên bãi tập.
- Có hiện trường tập lái thực tế.
8. Đánh giá chung, đề nghị:
| HIỆU TRƯỞNG (GIÁM ĐỐC) |
II. Thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đường thủy nội địa
10. Công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức, cá nhân có đường thủy nội địa chuyên dùng gửi 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phải hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
- Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam báo cáo kết quả thẩm định trình Bộ Giao thông vận tải xem xét công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng;
- Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải ra quyết định công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Hồ sơ đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng đối với luồng, tuyến đường thủy nội địa mới có dự án đầu tư xây dựng:
+ Đơn đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa (bản chính) theo mẫu quy định;
+ Quyết định phê duyệt dự án (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
+ Hồ sơ hoàn công công trình (bản sao).
- Hồ sơ đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng đối với luồng, tuyến đường thủy nội địa mới không có dự án đầu tư xây dựng:
+ Đơn đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa (bản chính) theo mẫu quy định;
+ Bình đồ khảo sát hiện trạng luồng, tuyến đường thủy nội địa đề nghị công bố (bản chính). Trên bình đồ thể hiện vị trí báo hiệu, các công trình hiện hữu trên luồng, tuyến đường thủy nội địa.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Giao thông vận tải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Quyết định.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đơn đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa.
10. Yêu cầu, điều kiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
Mẫu: Đơn đề nghị
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /ĐĐN-…(1) | ……..(địa danh), ngày tháng năm 20…… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Về công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa ………. (2)
Kính gửi: …………………..(3)…………………………..
1. Căn cứ pháp lý
Căn cứ Thông tư số ……./2016/TT-BGTVT ngày tháng năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
Căn cứ …………………(4) ………………………………….…………………………………….
2. Nội dung đề xuất
1. Chiều dài luồng, tuyến đường thủy nội địa …. km (từ …. đến….);
2. Cấp kỹ thuật của luồng, tuyến đường thủy nội địa…..;
3. Thời gian bắt đầu thực hiện khai thác trên luồng, tuyến đường thủy nội địa;
4. Các nội dung khác
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………. (5)…………… kính đề nghị ………(3) ……………. xem xét, công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa ………….(2) ……………………………….
Xin trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG (6) |
__________________
Ghi chú:
(1) Ký hiệu viết tắt của cơ quan, tổ chức (đơn vị, doanh nghiệp).
(2) Nêu tên đường thủy nội địa.
(3) Nêu tên cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư.
(4) Nêu Quyết định phê duyệt, hồ sơ hoàn công, Biên bản hoàn thành dự án, công trình quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 của Thông tư hoặc Bình đồ khảo sát hiện trạng luồng, tuyến đường thủy nội địa quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 của Thông tư.
(5) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(6) Thẩm quyền ký là Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(7) Chữ viết tắt tên cơ quan tham mưu và số lượng bản lưu (nếu cần).
11. Công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức, cá nhân có đường thủy nội địa chuyên dùng gửi 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Giao thông vận tải.
b) Giải quyết TTHC:
- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
- Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải báo cáo kết quả thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng;
- Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Sở Giao thông vận tải trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Hồ sơ đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng đối với luồng, tuyến đường thủy nội địa mới có dự án đầu tư xây dựng:
+ Đơn đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa (bản chính) theo mẫu quy định;
+ Quyết định phê duyệt dự án (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
+ Hồ sơ hoàn công công trình (bản sao).
- Hồ sơ đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng đối với luồng, tuyến đường thủy nội địa mới không có dự án đầu tư xây dựng:
+ Đơn đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa (bản chính) theo mẫu quy định;
+ Bình đồ khảo sát hiện trạng luồng, tuyến đường thủy nội địa đề nghị công bố (bản chính). Trên bình đồ thể hiện vị trí báo hiệu, các công trình hiện hữu trên luồng, tuyến đường thủy nội địa.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Quyết định.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đơn đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa.
10. Yêu cầu, điều kiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
Mẫu: Đơn đề nghị
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /ĐĐN-…(1) | ……..(địa danh), ngày tháng năm 20…… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Về công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa ………. (2)
Kính gửi: …………………..(3)…………………………..
1. Căn cứ pháp lý
Căn cứ Thông tư số ……./2016/TT-BGTVT ngày tháng năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
Căn cứ …………………(4) ………………………………….…………………………………….
2. Nội dung đề xuất
a) Chiều dài luồng, tuyến đường thủy nội địa …. km (từ …. đến….);
b) Cấp kỹ thuật của luồng, tuyến đường thủy nội địa…..;
c) Thời gian bắt đầu thực hiện khai thác trên luồng, tuyến đường thủy nội địa;
d) Các nội dung khác
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………. (5)…………… kính đề nghị ………(3) ……………. xem xét, công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa ………….(2) ………………
Xin trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG (6) |
__________________
Ghi chú:
(1) Ký hiệu viết tắt của cơ quan, tổ chức (đơn vị, doanh nghiệp).
(2) Nêu tên đường thủy nội địa.
(3) Nêu tên cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư.
(4) Nêu Quyết định phê duyệt, hồ sơ hoàn công, Biên bản hoàn thành dự án, công trình quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 của Thông tư hoặc Bình đồ khảo sát hiện trạng luồng, tuyến đường thủy nội địa quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 của Thông tư.
(5) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(6) Thẩm quyền ký là Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(7) Chữ viết tắt tên cơ quan tham mưu và số lượng bản lưu (nếu cần).
12. Công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên hoặc đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức, cá nhân có đường thủy nội địa chuyên dùng gửi đơn đề nghị đóng luồng tuyến đường thủy nội địa theo quy định đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của tổ chức cá nhân, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa;
- Chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải ra quyết định công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa.
2. Cách thức thực hiện:
- Qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa theo mẫu quy định.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Chậm nhất 04 (bốn) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của tổ chức, cá nhân.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Giao thông vận tải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Quyết định.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đơn đề nghị công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa.
10. Yêu cầu, điều kiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
Mẫu: Đơn đề nghị
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /ĐĐN-…(1) | ……..(địa danh), ngày tháng năm 20…… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Về công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa ………. (2)
Kính gửi: …………………..(3)…………………………..
1. Căn cứ pháp lý
Căn cứ Thông tư số ……./2016/TT-BGTVT ngày tháng năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
Căn cứ …………………(4) ………………………………….…………………………………….
2. Nội dung đề xuất
a) Lý do của việc đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa;
b) Địa danh;
c) Chiều dài luồng, tuyến đường thủy nội địa;
d) Thời gian bắt đầu đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa;
đ) Các nội dung khác
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………. (5)…………… kính đề nghị ………(3) ……………. xem xét, công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa ………….(2) ……………………………….
Xin trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG (6) |
Ghi chú:
(1) Ký hiệu viết tắt của cơ quan, tổ chức (đơn vị, doanh nghiệp).
(2) Nêu tên đường thủy nội địa.
(3) Nêu tên cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư.
(4) Nêu căn cứ liên quan đến đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa (nếu có)
(5) Tên tổ chức, cá nhân.
(6) Thẩm quyền ký là Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(7) Chữ viết tắt tên cơ quan tham mưu và số lượng bản lưu (nếu cần).
13. Cho ý kiến trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình bảo đảm an ninh, quốc phòng trên đường thủy nội địa quốc gia
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa theo quy định, ngoài việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, chủ đầu tư gửi hồ sơ đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phải hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
- Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam báo cáo kết quả thẩm định trình Bộ Giao thông vận tải;
- Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trình, Bộ Giao thông vận tải có văn bản cho ý kiến.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị theo mẫu quy định. Nội dung văn bản phải ghi rõ vị trí, quy mô công trình, tình hình thủy văn và các kết cấu chính của công trình.
- Bình đồ khu vực xây dựng công trình hoặc bản vẽ tỷ lệ thể hiện vị trí công trình với hệ tọa độ, mốc cao độ liên hệ với hệ mốc quốc gia. Trên bình đồ thể hiện cao độ tự nhiên mặt cắt ngang theo phạm vi dọc tuyến đường thủy nội địa đối với khu vực xây dựng công trình (trừ khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản, vùng nước hoạt động dạy nghề, vùng nước neo đậu phương tiện, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu vực thể thao).
- Ngoài hai thành phần hồ sơ nói trên, hồ sơ phải có các tài liệu kèm theo cho từng trường hợp cụ thể sau đây:
+ Đối với công trình xây dựng cầu vĩnh cửu, cầu tạm: dữ liệu về kích thước khoang thông thuyền (vị trí, khẩu độ cầu, chiều cao tĩnh không); mặt cắt dọc công trình thể hiện trên mặt cắt ngang sông;
+ Đối với cầu quay, cầu cất, cầu nâng hạ, cầu phao, âu tàu, đập, thủy điện, thủy lợi, công trình thủy điện, thủy lợi kết hợp giao thông: Dữ liệu về khoang thông thuyền (vị trí, chiều rộng), thể hiện rõ phương án và công nghệ đóng, mở, bản vẽ thiết kế vùng nước dự kiến bố trí cho phương tiện thủy neo đậu khi chờ đợi, độ sâu tại khoang thông thuyền công trình thủy lợi kết hợp giao thông;
+ Đối với công trình đường ống, đường dây vượt qua luồng trên không: Bản vẽ, các số liệu về khoang thông thuyền, thể hiện rõ điểm thấp nhất của đường dây, đường ống (điểm thấp nhất của đường dây điện tính cả hành lang an toàn lưới điện);
+ Đối với công trình cảng cá; cảng làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng; công trình phong điện, nhiệt điện; cảng, bến thủy nội địa, bến phà; kè: bản vẽ thể hiện mặt bằng khu vực cảng, bế; công trình kè, chỉnh trị khác; kích thước, kết cấu các cầu cảng, bến, kè, công trình chỉnh trị khác và các công trình phụ trợ; vùng nước cần thiết cho hoạt động của cảng, bến, công trình phong điện, nhiệt điện;
+ Đối với công trình ngầm, đường dây, đường ống dưới đáy luồng: Bản vẽ thể hiện khoảng cách, cao trình đỉnh công trình đến cao độ tự nhiên đáy luồng, phạm vi luồng và hành lang luồng đường thủy nội địa;
+ Đối với khai thác tài nguyên, nạo vét: bản vẽ các mặt cắt ngang và hồ sơ mốc để xác định vị trí nạo vét, đổ đất hoặc khai thác tài nguyên.
- Đối với khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản, vùng nước hoạt động dạy nghề, vùng nước neo đậu phương tiện, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu vực thể thao, hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị theo mẫu quy định. Nội dung văn bản phải ghi rõ vị trí, phạm vi khu vực;
+ Bản vẽ thể hiện phạm vi (chiều dài, chiều rộng) khu vực, phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng, khoảng cách đến các công trình hiện hữu liên quan khu vực và phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Giao thông vận tải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Văn bản thỏa thuận.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến thỏa thuận.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
Mẫu: Văn bản đề nghị
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /…..(1)….-(2) | ………….., ngày tháng năm 20 …… |
Kính gửi:…………….. (4)…………………….
…………………………………………………………(5)…………………………………………
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG |
Ghi chú:
(1) Tên tổ chức gửi văn bản.
(2) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo công văn.
(3) Nêu trích yếu nội dung văn bản đề nghị (ngắn gọn, rõ ràng).
(4) Cơ quan được quy định tại Điều 12 của Thông tư.
(5) Nội dung văn bản.
(6) Chữ viết tắt tên cơ quan tham mưu và số lượng bản lưu (nếu cần).
14. Cho ý kiến trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình bảo đảm an ninh, quốc phòng trên đường thủy nội địa địa phương
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa theo quy định, ngoài việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, chủ đầu tư gửi hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải.
b) Giải quyết TTHC:
- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
- Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sở Giao thông vận tải báo cáo kết quả thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Sở Giao thông vận tải trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản cho ý kiến.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị theo mẫu quy định. Nội dung văn bản phải ghi rõ vị trí, quy mô công trình, tình hình thủy văn và các kết cấu chính của công trình.
- Bình đồ khu vực xây dựng công trình hoặc bản vẽ tỷ lệ thể hiện vị trí công trình với hệ tọa độ, mốc cao độ liên hệ với hệ mốc quốc gia. Trên bình đồ thể hiện cao độ tự nhiên mặt cắt ngang theo phạm vi dọc tuyến đường thủy nội địa đối với khu vực xây dựng công trình (trừ khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản, vùng nước hoạt động dạy nghề, vùng nước neo đậu phương tiện, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu vực thể thao).
- Ngoài hai thành phần hồ sơ nói trên, hồ sơ phải có các tài liệu kèm theo cho từng trường hợp cụ thể sau đây:
+ Đối với công trình xây dựng cầu vĩnh cửu, cầu tạm: dữ liệu về kích thước khoang thông thuyền (vị trí, khẩu độ cầu, chiều cao tĩnh không); mặt cắt dọc công trình thể hiện trên mặt cắt ngang sông;
+ Đối với cầu quay, cầu cất, cầu nâng hạ, cầu phao, âu tàu, đập, thủy điện, thủy lợi, công trình thủy điện, thủy lợi kết hợp giao thông: Dữ liệu về khoang thông thuyền (vị trí, chiều rộng), thể hiện rõ phương án và công nghệ đóng, mở, bản vẽ thiết kế vùng nước dự kiến bố trí cho phương tiện thủy neo đậu khi chờ đợi, độ sâu tại khoang thông thuyền công trình thủy lợi kết hợp giao thông;
+ Đối với công trình đường ống, đường dây vượt qua luồng trên không: Bản vẽ, các số liệu về khoang thông thuyền, thể hiện rõ điểm thấp nhất của đường dây, đường ống (điểm thấp nhất của đường dây điện tính cả hành lang an toàn lưới điện);
+ Đối với công trình cảng cá; cảng làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng; công trình phong điện, nhiệt điện; cảng, bến thủy nội địa, bến phà; kè: bản vẽ thể hiện mặt bằng khu vực cảng, bế; công trình kè, chỉnh trị khác; kích thước, kết cấu các cầu cảng, bến, kè, công trình chỉnh trị khác và các công trình phụ trợ; vùng nước cần thiết cho hoạt động của cảng, bến, công trình phong điện, nhiệt điện;
+ Đối với công trình ngầm, đường dây, đường ống dưới đáy luồng: Bản vẽ thể hiện khoảng cách, cao trình đỉnh công trình đến cao độ tự nhiên đáy luồng, phạm vi luồng và hành lang luồng đường thủy nội địa;
+ Đối với khai thác tài nguyên, nạo vét: bản vẽ các mặt cắt ngang và hồ sơ mốc để xác định vị trí nạo vét, đổ đất hoặc khai thác tài nguyên.
- Đối với khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản, vùng nước hoạt động dạy nghề, vùng nước neo đậu phương tiện, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu vực thể thao, hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị theo mẫu quy định. Nội dung văn bản phải ghi rõ vị trí, phạm vi khu vực;
+ Bản vẽ thể hiện phạm vi (chiều dài, chiều rộng) khu vực, phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng, khoảng cách đến các công trình hiện hữu liên quan khu vực và phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Văn bản thỏa thuận.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến thỏa thuận.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
Mẫu: Văn bản đề nghị
TÊN TỔ CHỨC TRÌNH………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /…..(1)….-(2) | ………….., ngày tháng năm 20 …… |
Kính gửi:…………….. (4)…………………….
…………………………………………………………(5)…………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG |
Ghi chú:
(1) Tên tổ chức gửi văn bản.
(2) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo công văn.
(3) Nêu trích yếu nội dung văn bản đề nghị (ngắn gọn, rõ ràng).
(4) Cơ quan được quy định tại Điều 12 của Thông tư.
(5) Nội dung văn bản.
(6) Chữ viết tắt tên cơ quan tham mưu và số lượng bản lưu (nếu cần).
15. Cho ý kiến trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng đi qua hai tỉnh trở lên; đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng các công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa theo quy định, ngoài việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, chủ đầu tư gửi hồ sơ đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phải hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
- Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có văn bản cho ý kiến.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị theo mẫu quy định. Nội dung văn bản phải ghi rõ vị trí, quy mô công trình, tình hình thủy văn và các kết cấu chính của công trình.
- Bình đồ khu vực xây dựng công trình hoặc bản vẽ tỷ lệ thể hiện vị trí công trình với hệ tọa độ, mốc cao độ liên hệ với hệ mốc quốc gia. Trên bình đồ thể hiện cao độ tự nhiên mặt cắt ngang theo phạm vi dọc tuyến đường thủy nội địa đối với khu vực xây dựng công trình (trừ khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản, vùng nước hoạt động dạy nghề, vùng nước neo đậu phương tiện, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu vực thể thao).
- Ngoài hai thành phần hồ sơ nói trên, hồ sơ phải có các tài liệu kèm theo cho từng trường hợp cụ thể sau đây:
+ Đối với công trình xây dựng cầu vĩnh cửu, cầu tạm: dữ liệu về kích thước khoang thông thuyền (vị trí, khẩu độ cầu, chiều cao tĩnh không); mặt cắt dọc công trình thể hiện trên mặt cắt ngang sông;
+ Đối với cầu quay, cầu cất, cầu nâng hạ, cầu phao, âu tàu, đập, thủy điện, thủy lợi, công trình thủy điện, thủy lợi kết hợp giao thông: Dữ liệu về khoang thông thuyền (vị trí, chiều rộng), thể hiện rõ phương án và công nghệ đóng, mở, bản vẽ thiết kế vùng nước dự kiến bố trí cho phương tiện thủy neo đậu khi chờ đợi, độ sâu tại khoang thông thuyền công trình thủy lợi kết hợp giao thông;
+ Đối với công trình đường ống, đường dây vượt qua luồng trên không: Bản vẽ, các số liệu về khoang thông thuyền, thể hiện rõ điểm thấp nhất của đường dây, đường ống (điểm thấp nhất của đường dây điện tính cả hành lang an toàn lưới điện);
+ Đối với công trình cảng cá; cảng làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng; công trình phong điện, nhiệt điện; cảng, bến thủy nội địa, bến phà; kè: bản vẽ thể hiện mặt bằng khu vực cảng, bế; công trình kè, chỉnh trị khác; kích thước, kết cấu các cầu cảng, bến, kè, công trình chỉnh trị khác và các công trình phụ trợ; vùng nước cần thiết cho hoạt động của cảng, bến, công trình phong điện, nhiệt điện;
+ Đối với công trình ngầm, đường dây, đường ống dưới đáy luồng: Bản vẽ thể hiện khoảng cách, cao trình đỉnh công trình đến cao độ tự nhiên đáy luồng, phạm vi luồng và hành lang luồng đường thủy nội địa;
+ Đối với khai thác tài nguyên, nạo vét: bản vẽ các mặt cắt ngang và hồ sơ mốc để xác định vị trí nạo vét, đổ đất hoặc khai thác tài nguyên.
- Đối với khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản, vùng nước hoạt động dạy nghề, vùng nước neo đậu phương tiện, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu vực thể thao, hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị theo mẫu quy định. Nội dung văn bản phải ghi rõ vị trí, phạm vi khu vực;
+ Bản vẽ thể hiện phạm vi (chiều dài, chiều rộng) khu vực, phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng, khoảng cách đến các công trình hiện hữu liên quan khu vực và phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Văn bản thỏa thuận.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến thỏa thuận.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
Mẫu: Văn bản đề nghị
TÊN TỔ CHỨC TRÌNH………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /…..(1)….-(2) | ………….., ngày tháng năm 20 …… |
Kính gửi:…………….. (4)…………………….
…………………………………………………………(5)…………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG |
Ghi chú:
(1) Tên tổ chức gửi văn bản.
(2) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo công văn.
(3) Nêu trích yếu nội dung văn bản đề nghị (ngắn gọn, rõ ràng).
(4) Cơ quan được quy định tại Điều 12 của Thông tư.
(5) Nội dung văn bản.
(6) Chữ viết tắt tên cơ quan tham mưu và số lượng bản lưu (nếu cần).
16. Cho ý kiến trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình trên tuyến đường thủy nội địa địa phương; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng các công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa theo quy định, ngoài việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, chủ đầu tư gửi hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải.
b) Giải quyết TTHC:
- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
- Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải có văn bản cho ý kiến.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị theo mẫu quy định. Nội dung văn bản phải ghi rõ vị trí, quy mô công trình, tình hình thủy văn và các kết cấu chính của công trình.
- Bình đồ khu vực xây dựng công trình hoặc bản vẽ tỷ lệ thể hiện vị trí công trình với hệ tọa độ, mốc cao độ liên hệ với hệ mốc quốc gia. Trên bình đồ thể hiện cao độ tự nhiên mặt cắt ngang theo phạm vi dọc tuyến đường thủy nội địa đối với khu vực xây dựng công trình (trừ khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản, vùng nước hoạt động dạy nghề, vùng nước neo đậu phương tiện, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu vực thể thao).
- Ngoài hai thành phần hồ sơ nói trên, hồ sơ phải có các tài liệu kèm theo cho từng trường hợp cụ thể sau đây:
+ Đối với công trình xây dựng cầu vĩnh cửu, cầu tạm: dữ liệu về kích thước khoang thông thuyền (vị trí, khẩu độ cầu, chiều cao tĩnh không); mặt cắt dọc công trình thể hiện trên mặt cắt ngang sông;
+ Đối với cầu quay, cầu cất, cầu nâng hạ, cầu phao, âu tàu, đập, thủy điện, thủy lợi, công trình thủy điện, thủy lợi kết hợp giao thông: Dữ liệu về khoang thông thuyền (vị trí, chiều rộng), thể hiện rõ phương án và công nghệ đóng, mở, bản vẽ thiết kế vùng nước dự kiến bố trí cho phương tiện thủy neo đậu khi chờ đợi, độ sâu tại khoang thông thuyền công trình thủy lợi kết hợp giao thông;
+ Đối với công trình đường ống, đường dây vượt qua luồng trên không: Bản vẽ, các số liệu về khoang thông thuyền, thể hiện rõ điểm thấp nhất của đường dây, đường ống (điểm thấp nhất của đường dây điện tính cả hành lang an toàn lưới điện);
+ Đối với công trình cảng cá; cảng làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng; công trình phong điện, nhiệt điện; cảng, bến thủy nội địa, bến phà; kè: bản vẽ thể hiện mặt bằng khu vực cảng, bến; công trình kè, chỉnh trị khác; kích thước, kết cấu các cầu cảng, bến, kè, công trình chỉnh trị khác và các công trình phụ trợ; vùng nước cần thiết cho hoạt động của cảng, bến, công trình phong điện, nhiệt điện;
+ Đối với công trình ngầm, đường dây, đường ống dưới đáy luồng: Bản vẽ thể hiện khoảng cách, cao trình đỉnh công trình đến cao độ tự nhiên đáy luồng, phạm vi luồng và hành lang luồng đường thủy nội địa;
+ Đối với khai thác tài nguyên, nạo vét: bản vẽ các mặt cắt ngang và hồ sơ mốc để xác định vị trí nạo vét, đổ đất hoặc khai thác tài nguyên.
- Đối với khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản, vùng nước hoạt động dạy nghề, vùng nước neo đậu phương tiện, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu vực thể thao, hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị theo mẫu quy định. Nội dung văn bản phải ghi rõ vị trí, phạm vi khu vực;
+ Bản vẽ thể hiện phạm vi (chiều dài, chiều rộng) khu vực, phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng, khoảng cách đến các công trình hiện hữu liên quan khu vực và phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Văn bản thỏa thuận.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến thỏa thuận.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
Mẫu: Văn bản đề nghị
TÊN TỔ CHỨC TRÌNH…. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /…..(1)….-(2) | ………….., ngày tháng năm 20 …… |
Kính gửi:…………….. (4)…………………….
…………………………………………………………(5)…………………………………………
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG |
Ghi chú:
(1) Tên tổ chức gửi văn bản.
(2) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo công văn.
(3) Nêu trích yếu nội dung văn bản đề nghị (ngắn gọn, rõ ràng).
(4) Cơ quan được quy định tại Điều 12 của Thông tư.
(5) Nội dung văn bản.
(6) Chữ viết tắt tên cơ quan tham mưu và số lượng bản lưu (nếu cần).
17. Công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp thi công công trình trên đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức, cá nhân trước khi thi công công trình gửi hồ sơ đề nghị công bố hạn chế giao thông theo quy định đến Chi cục đường thủy nội địa.
b) Giải quyết TTHC:
- Chi cục đường thủy nội địa tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn xem xét và yêu cầu bổ sung hồ sơ không quá 02 (hai) ngày làm việc;
- Trường hợp phương án bảo đảm an toàn giao thông đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thì tổ chức, cá nhân chỉ cần có văn bản đề nghị công bố hạn chế giao thông. Văn bản nêu rõ vị trí, thời gian hạn chế để thi công công trình ảnh hưởng đến luồng đường thủy nội địa;
- Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục đường thủy nội địa có trách nhiệm thực hiện việc công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa theo mẫu quy định.
- Phương án thi công công trình.
- Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực thi công công trình, bao gồm:
+ Thuyết minh chung về phương án;
+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông, vị trí các trạm điều tiết khống chế, bố trí phương tiện điều tiết khống chế;
+ Phương án bố trí nhân lực;
+ Quy chế hướng dẫn phương tiện qua khu vực thi công;
+ Thời gian thực hiện phương án.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục đường thủy nội địa;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục đường thủy nội địa;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Văn bản công bố hạn chế giao thông.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Văn bản đề nghị công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
Mẫu: Văn bản đề nghị
TÊN TỔ CHỨC TRÌNH….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /…..(1)….-(2) | ………….., ngày tháng năm 20 …… |
Kính gửi:…………….. (4)…………………….
…………………………………………………………(5)…………………………………………
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG |
Ghi chú:
(1) Tên tổ chức gửi văn bản.
(2) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo công văn.
(3) Nêu trích yếu nội dung văn bản đề nghị (ngắn gọn, rõ ràng).
(4) Cơ quan được quy định tại Điều 20 của Thông tư.
(5) Nội dung văn bản.
(6) Chữ viết tắt tên cơ quan tham mưu và số lượng bản lưu (nếu cần).
18. Công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp thi công công trình trên đường thủy nội địa địa phương; đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa địa phương
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức, cá nhân trước khi thi công công trình gửi hồ sơ đề nghị công bố hạn chế giao thông theo quy định đến Sở Giao thông vận tải.
b) Giải quyết TTHC:
- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn xem xét và yêu cầu bổ sung hồ sơ không quá 02 (hai) ngày làm việc;
- Trường hợp phương án bảo đảm an toàn giao thông đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thì tổ chức, cá nhân chỉ cần có văn bản đề nghị công bố hạn chế giao thông. Văn bản nêu rõ vị trí, thời gian hạn chế để thi công công trình ảnh hưởng đến luồng đường thủy nội địa;
- Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm thực hiện việc công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa theo mẫu quy định.
- Phương án thi công công trình.
- Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực thi công công trình, bao gồm:
+ Thuyết minh chung về phương án;
+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông, vị trí các trạm điều tiết khống chế, bố trí phương tiện điều tiết khống chế;
+ Phương án bố trí nhân lực;
+ Quy chế hướng dẫn phương tiện qua khu vực thi công;
+ Thời gian thực hiện phương án.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giao thông vận tải;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Văn bản công bố hạn chế giao thông.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Văn bản đề nghị công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
Mẫu: Văn bản đề nghị
TÊN TỔ CHỨC TRÌNH…. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /…..(1)….-(2) | ………….., ngày tháng năm 20 …… |
Kính gửi:…………….. (4)…………………….
…………………………………………………………(5)…………………………………………
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG |
Ghi chú:
(1) Tên tổ chức gửi văn bản.
(2) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo công văn.
(3) Nêu trích yếu nội dung văn bản đề nghị (ngắn gọn, rõ ràng).
(4) Cơ quan được quy định tại Điều 20 của Thông tư.
(5) Nội dung văn bản.
(6) Chữ viết tắt tên cơ quan tham mưu và số lượng bản lưu (nếu cần).
19. Công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp tổ chức hoạt động thể thao, lễ hội, diễn tập trên đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tổ chức hoạt động thể thao, lễ hội, diễn tập trên đường thủy nội địa gửi hồ sơ đề nghị công bố hạn chế giao thông theo quy định đến Chi cục đường thủy nội địa.
b) Giải quyết TTHC:
- Chi cục đường thủy nội địa xem xét, xác định biện pháp bảo đảm an toàn giao thông để có văn bản trả lời trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và thực hiện việc công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa. Văn bản trả lời phải nêu rõ yêu cầu về biện pháp bảo đảm an toàn giao thông.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa. Văn bản đề nghị phải nêu rõ địa điểm, thời gian, phạm vi, quy mô tổ chức hoạt động và các văn bản pháp lý kèm theo.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục đường thủy nội địa;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục đường thủy nội địa;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Văn bản công bố hạn chế giao thông.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
20. Công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp tổ chức hoạt động thể thao, lễ hội, diễn tập trên đường thủy nội địa địa phương; đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa địa phương
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tổ chức hoạt động thể thao, lễ hội, diễn tập trên đường thủy nội địa gửi hồ sơ đề nghị công bố hạn chế giao thông theo quy định đến Sở Giao thông vận tải.
b) Giải quyết TTHC:
- Sở Giao thông vận tải xem xét, xác định biện pháp bảo đảm an toàn giao thông để có văn bản trả lời trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và thực hiện việc công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa. Văn bản trả lời phải nêu rõ yêu cầu về biện pháp bảo đảm an toàn giao thông.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa. Văn bản đề nghị phải nêu rõ địa điểm, thời gian, phạm vi, quy mô tổ chức hoạt động và các văn bản pháp lý kèm theo.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giao thông vận tải;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Văn bản công bố hạn chế giao thông.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
III. Thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng kiểm
21. Cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Người đáp ứng đủ điều kiện quy định có nhu cầu nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ; trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; nếu đạt yêu cầu thì thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên thời gian tiến hành đánh giá thực tế nghiệp vụ trên dây chuyền kiểm định và đánh giá việc nắm vững các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định; nếu không đạt thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
c) Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên, kết quả đánh giá được ghi vào biên bản đánh giá đăng kiểm viên theo mẫu quy định; nếu kết quả đánh giá đạt yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên trong vòng 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày đánh giá. Trường hợp đánh giá không đạt, tổ chức, cá nhân được quyền đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam đánh giá lại sau 06 (sáu) tháng, kể từ ngày đánh giá.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu điện hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên;
- Lý lịch chuyên môn theo mẫu quy định;
- Bản sao được cấp từ sổ gốc, hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học trở lên (đối với hạng đăng kiểm viên xe cơ giới) và các chứng chỉ theo quy định;
- Văn bản xác nhận thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên của đơn vị đăng kiểm (đối với hạng đăng kiểm viên xe cơ giới);
- Chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên;
- 01 (một) ảnh mầu cỡ 4 cm x 6 cm, kiểu thẻ căn cước, được chụp trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời gian không quá 08 (tám) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cấp lại theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đăng kiểm Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đăng kiểm Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả thực hiện TTHC:
- Giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:
- Lý lịch chuyên môn theo mẫu quy định.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Đối với đăng kiểm viên xe cơ giới:
+ Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành đào tạo Cơ khí ô tô, Công nghệ kỹ thuật ô tô hoặc ngành đào tạo Kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật cơ khí trong chương trình đào tạo phải có các nội dung sau: Lý thuyết ô tô, cấu tạo ô tô, Kết cấu tính toán ô tô, Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô, Động cơ đốt trong và Điện ô tô hoặc các môn học tương đương. Trường hợp không có các môn học trên, có thể đào tạo bổ sung tại các trường đại học;
+ Trình độ tiếng Anh tối thiểu trình độ B hoặc tương đương;
+ Được tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới theo nội dung do Bộ Giao thông vận tải quy định;
+ Có tối thiểu 12 (mười hai) tháng thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên tại đơn vị đăng kiểm sau khi hoàn thành tập huấn;
+ Có kết quả đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới đạt yêu cầu;
+ Có giấy phép lái xe ô tô còn hiệu lực.
- Đối với đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao:
+ Là đăng kiểm viên xe cơ giới có kinh nghiệm tối thiểu 36 (ba sáu) tháng;
+ Được tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao theo nội dung do Bộ Giao thông vận tải quy định;
+ Có kết quả đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao đạt yêu cầu.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 63/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
MẪU LÝ LỊCH CHUYÊN MÔN
(Kèm theo Nghị định số: 63/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
LÝ LỊCH CHUYÊN MÔN
(Sử dụng đối với trường hợp đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên lần đầu và cấp lại giấy chứng nhận đăng kiểm viên sau khi bị thu hồi)
Phần I
TỰ THUẬT VỀ BẢN THÂN
1. Họ và tên: Ngày, tháng, năm sinh:
2. Nơi sinh: Giới tính:
3. Dân tộc: Tôn giáo:
4. Quê quán:
5. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
6. Chỗ ở hiện nay:
7. Trình độ chuyên môn cao nhất:
8. Trình độ ngoại ngữ:
9. Đơn vị công tác:
10. Đào tạo chuyên môn.
Tên trường | Chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng | Từ tháng, năm, đến tháng, năm | Hình thức đào tạo | Văn bằng, chứng chỉ, trình độ gì |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11. Tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm xe cơ giới.
Tên lớp tập huấn | Địa điểm tập huấn | Từ tháng, năm, đến tháng, năm | Xếp loại kết quả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12. Tóm tắt quá trình công tác
Từ tháng, năm, đến tháng, năm | Chức danh | Chức vụ | Đơn vị công tác |
|
|
|
|
|
|
|
|
13. Khen thưởng kỷ luật.
Hình thức khen thưởng, kỷ luật | Ngày ra quyết định | Thời hạn kỷ luật | Cơ quan ra quyết định |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần II
TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN
Đối chiếu với điều kiện Đăng kiểm viên kiểm định xe cơ giới
…………………………………….
Tôi tự xác định như sau:
- Về phẩm chất đạo đức:
- Về chuyên môn:
- Về trình độ ngoại ngữ:
- Về trình độ nghiệp vụ đăng kiểm xe cơ giới:
Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật, nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./.
……..Ngày ….. tháng ….. năm ….. | Xác nhận của cơ quan, đơn vị |
22. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Đơn vị đăng kiểm có nhu cầu lập 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới gửi về Cục Đăng kiểm Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Trong vòng 03 (ba) ngày làm việc, nếu hồ sơ đạt yêu cầu, Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo cho đơn vị đăng kiểm về thời gian kiểm tra, đánh giá thực tế đơn vị đăng kiểm; nếu không đạt, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải thông báo cho tổ chức bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do;
- Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kiểm tra, đánh giá, Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế, kết quả đánh giá được lập thành biên bản theo mẫu quy định. Nếu đạt yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc; nếu kết quả kiểm tra, đánh giá không đạt yêu cầu thì Cục Đăng kiểm Việt Nam phải thông báo bằng văn bản trong vòng 03 (ba) ngày làm việc để tổ chức khắc phục và tiến hành kiểm tra, đánh giá lại.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu điện hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới;
- Danh sách trích ngang các chức danh làm việc tại đơn vị đăng kiểm kèm hợp đồng lao động theo quy định hoặc quyết định tiếp nhận đối với đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ kiểm định; quyết định bổ nhiệm đối với phụ trách dây chuyền kiểm định và người đứng đầu đơn vị đăng kiểm;
- Danh mục thiết bị kiểm tra, dụng cụ kiểm tra, thiết bị thông tin, lưu trữ, truyền số liệu theo quy định tại Điều 9, Điều 10 của Nghị định 63/2015/NĐ-CP.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời gian không quá 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đăng kiểm Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đăng kiểm Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả thực hiện TTHC:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính: Không có
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Việc thành lập đơn vị đăng kiểm phải phù hợp Quy hoạch tổng thể mạng lưới các đơn vị đăng kiểm và dây chuyền kiểm định.
- Tổ chức đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực theo quy định tại Chương II Nghị định số 63/2016/NĐ-CP.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 63/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
23. Cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải đến Cục Hàng hải Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Cục Hàng hải Việt Nam nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định (trường hợp nộp trực tiếp). Trong trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Công văn của tổ chức hoa tiêu hàng hải hoặc đơn vị quản lý thuyền trưởng theo mẫu quy định;
- Tờ khai theo mẫu quy định;
- 03 (ba) phiếu sát hạch khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải đối với hoa tiêu hàng hải hạng Ba, 02 (hai) phiếu sát hạch đối với hoa tiêu hàng hải hạng Nhì, hạng Nhất và Ngoại hạng), 01 (một) phiếu sát hạch đối với thuyền trưởng tự dẫn tàu theo mẫu quy định;
- 02 (hai) ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm chụp trong vòng 06 (sáu) tháng trở lại;
- Giấy chứng nhận, sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Hàng hải Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải.
8. Phí, lệ phí:
- Phí, lệ phí: 50.000 đồng/Giấy chứng nhận.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Công văn đề nghị cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải hạng Ba:
+ Đã hoàn thành khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản;
+ Đã thực tập hoa tiêu hàng hải hạng Ba với 400 lượt dẫn tàu an toàn hoặc có 200 lượt dẫn tàu an toàn trong thời gian tối thiểu 36 tháng, được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập sát hạch, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận. Trường hợp hoa tiêu tập sự đã đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu biển có tổng dung tích từ 500 GT trở lên thì phải có 200 lượt thực tập dẫn tàu an toàn hoặc có 100 lượt dẫn tàu an toàn trong thời gian tối thiểu 24 tháng, được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập sát hạch, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận.
- Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải hạng Nhì đối với hoa tiêu hàng hải đã có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải hạng Ba:
+ Có 300 lượt dẫn tàu an toàn với cương vị hoa tiêu hàng hải hạng Ba hoặc có thời gian đảm nhiệm tốt công việc của hoa tiêu hàng hải hạng Ba tối thiểu 24 tháng với 200 lượt dẫn tàu an toàn, được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập sát hạch, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận;
+ Có 50 lượt thực tập dẫn tàu an toàn đối với loại tàu có tổng dung tích trên 4.000 GT hoặc chiều dài tối đa trên 115 mét; hoặc có thời gian thực tập hoa tiêu hàng hải hạng Nhì tối thiểu 12 tháng với 30 lượt dẫn tàu an toàn, được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập sát hạch, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận.
- Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải hạng Nhì đối với người có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu biển có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên và đã có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tương ứng tối thiểu 36 tháng:
+ Đã hoàn thành khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản;
+ Có 200 lượt thực tập dẫn tàu an toàn đối với loại tàu có tổng dung tích trên 4.000 GT hoặc chiều dài tối đa trên 115 mét; hoặc có 100 lượt dẫn tàu an toàn trong thời gian tối thiểu 12 tháng với chức danh thực tập hoa tiêu hàng hải hạng Nhì, được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập sát hạch, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận.
- Điều kiện, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải hạng Nhất:
+ Đã hoàn thành khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao;
+ Có 50 lượt thực tập dẫn tàu an toàn đối với loại tàu có tổng dung tích trên 10.000 GT hoặc chiều dài tối đa trên 145 mét; hoặc có 30 lượt dẫn tàu an toàn trong thời gian tối thiểu 06 tháng thực tập hoa tiêu hàng hải hạng Nhất dưới sự hướng dẫn của hoa tiêu hàng hải có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải từ hạng Nhất trở lên, được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập sát hạch, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận.
- Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải Ngoại hạng:
+ Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải hạng Nhất;
+ Có 300 lượt dẫn tàu an toàn tối thiểu với cương vị hoa tiêu hàng hải hạng Nhất hoặc có 200 lượt dẫn tàu an toàn trong thời gian tối thiểu 36 tháng, được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập sát hạch, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận;
+ Có 50 lượt thực tập dẫn tàu an toàn đối với loại tàu có tổng dung tích trên 20.000 GT hoặc chiều dài tối đa trên 175 mét; hoặc có 30 lượt dẫn tàu an toàn trong thời gian tối thiểu 06 tháng thực tập hoa tiêu hàng hải Ngoại hạng dưới sự hướng dẫn của hoa tiêu hàng hải có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải Ngoại hạng, được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập sát hạch Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận.
- Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu:
+ Đã hoàn thành khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu;
+ Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng còn thời hạn;
+ Có tối thiểu 12 lượt dẫn tàu an toàn trong thời gian 06 tháng, được Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 27/2016/TT-BGTVT ngày 12/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải;
- Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành về chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua, bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.
MẪU CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN HOA TIÊU HÀNG HẢI, GIẤY CHỨNG NHẬN VÙNG HOẠT ĐỘNG HOA TIÊU HÀNG HẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2016/TT-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Cơ quan chủ quản | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /............. | ......., ngày...... tháng...... năm......... |
Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam
Căn cứ Thông tư số /2016/TT-BGTVT ngày…………. của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải, Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải, Công ty ............................... đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải, Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải cho các ông (bà) có tên dưới đây:
1. Họ và tên...................................... Sinh ngày............................. Nơi sinh......................
Đã hoàn thành Khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản theo Quyết định số ........./QĐ-CHHVN ngày....tháng....năm .... của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Số GCNKNCM (Đại phó) thuyền trưởng tàu biển: ……….. cấp ngày: ...
Thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu biển: .............tháng
Thời gian thực tập HTHH hạng Ba: ..........tháng; số lượt thực tập dẫn tàu:...........
Đề nghị cấp GCNKNCMHTHH: hạng Ba
Được dẫn tàu trong vùng hoa tiêu hàng hải: ...............................................................
......................................................................................................................................
2. Họ và tên........................... Sinh ngày............................. Nơi sinh...........................
Số GCNKNCMHTHH hạng Ba: ............................................ cấp ngày: ......................
Số Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải hiện có: ....................... cấp ngày: ...........
Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: ........................................
(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)
Thời gian dẫn tàu có sử dụng GCNKNCMHTHH hạng Ba: .........tháng; số lượt dẫn tàu: ..............
Số GCNKNCM (Đại phó) Thuyền trưởng tàu biển: .................. cấp ngày:..........
Thời gian đảm nhiệm chức danh (Đại phó) Thuyền trưởng tàu biển: ........tháng
Thời gian thực tập HTHH hạng Nhì: .............. tháng; số lượt thực tập dẫn tàu: .............
Đề nghị cấp GCNKNCMHTHH: hạng Nhì
Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: ......................................
(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)
3. Họ và tên...................................... Sinh ngày............................. Nơi sinh...............
Đã hoàn thành Khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao theo Quyết định số ........./QĐ-CHHVN ngày....tháng....năm .... của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Số GCNKNCMHTHH hạng Nhì: ............................................ cấp ngày:.....................
Số Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải hiện có: .................. cấp ngày:..............
Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: .......................................
(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)
Thời gian thực tập dẫn tàu hạng Nhất: .............tháng; số lượt dẫn tàu: .....................
Đề nghị cấp GCNKNCMHTHH: hạng Nhất
Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: ........................................
(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)
4. Họ và tên........................................ Sinh ngày............................. Nơi sinh..............
Số GCNKNCMHTHH hạng Nhất: ............................................ cấp ngày:....................
Số Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải hiện có: .................... cấp ngày: ...........
Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: ........................................
(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)
Thời gian dẫn tàu có sử dụng GCNKNCMHTHH hạng Nhất: .............tháng; số lượt dẫn tàu: .................
Thời gian thực tập HTHH Ngoại hạng: .....................tháng; số lượt thực tập dẫn tàu: .....
Đề nghị cấp GCNKNCMHTHH: Ngoại hạng
Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: .........................................
(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)
Hồ sơ kèm theo gồm có:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | Thủ trưởng đơn vị (1) |
Ghi chú:
Cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, tương ứng với hạng hoa tiêu đề nghị
(1) Tổ chức hoa tiêu hàng hải hoặc đơn vị quản lý thuyền trưởng.
MẪU TỜ KHAI DANH SÁCH TÀU BIỂN, THỜI GIAN DẪN TÀU AN TOÀN, THỜI GIAN THỰC TẬP DẪN TÀU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2016/TT-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Cơ quan chủ quản | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ......., ngày...... tháng...... năm......... |
TỜ KHAI
Họ và tên hoa tiêu hàng hải/thuyền trưởng: ...............................................................
Sinh ngày: ...........tháng............... năm....................... Nơi sinh:.................................
Đơn vị công tác:..........................................................................................................
Số GCNKNCMHTHH: .........................................................ngày cấp:........................
Số Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải: ................ ngày cấp:.................
Số GCNKNCM.............................................................ngày cấp:........................
Khu vực được phép dẫn tàu:.......................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Dưới đây là danh sách tàu biển, thời gian dẫn tàu an toàn của hoa tiêu hàng hải, thuyền trưởng ...............................................................: □
Dưới đây là danh sách tàu biển, thời gian thực tập dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải, thuyền trưởng ...............................................................: □
TT | Ngày dẫn tàu | Tên tàu | Tổng dung tích | Chiều dài tàu | Tuyến dẫn tàu | Ghi chú | |
Từ | Đến | ||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xác nhận của Cảng vụ hàng hải khu vực | Xác nhận của tổ chức hoa tiêu hàng hải (2) | Thủ trưởng đơn vị (1) |
Ghi chú:
Tích dấu √ vào ô □ tương ứng và điền đầy đủ thông tin về yêu cầu.
(1) Tổ chức hoa tiêu hàng hải hoặc đơn vị quản lý thuyền trưởng.
(2) Chỉ áp dụng đối với thuyền trưởng
MẪU PHIẾU SÁT HẠCH/ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN CỦA HOA TIÊU HÀNG HẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2016/TT-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Cơ quan chủ quản | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ......., ngày...... tháng...... năm......... |
PHIẾU SÁT HẠCH/ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN
Họ và tên hoa tiêu sát hạch/đánh giá:............................................................................
Chức danh:.....................................................................................................................
Số GCNKNCMHTHH của hoa tiêu sát hạch/đánh giá: ......................... ngày cấp:........
Số Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải của hoa tiêu sát hạch/đánh giá:.................. ngày cấp:.......
Họ và tên người được sát hạch/đánh giá:......................................................................
Sinh ngày: .............tháng.............năm.......................... Nơi sinh:...................................
Đơn vị công tác:..............................................................................................................
Chức danh:.....................................................................................................................
Số GCNKNCMHTHH: .................................................. ngày cấp:.................................
Số Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải:.................. ngày cấp:..................
GCNKNCM thuyền trưởng: ……………… Số ……………………… Ngày cấp ..............
Ngày sát hạch/đánh giá dẫn tàu: ............................ thời gian từ: ................... đến: ......
Tên tàu: .............................................. GT: ................................ LOA: ...................... m
Tuyến sát hạch/đánh giá dẫn tàu:...................................................................................
........................................................................................................................................
Kết quả sát hạch:
Khả năng giao tiếp: tiếng Việt: .....................điểm; tiếng Anh: ...................điểm (1)
Tuân thủ Quy tắc quốc tế phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển: .............. điểm (1)
Kỹ năng điều động tàu: ........................điểm (1)
Tư thế, tác phong: (Đạt/không đạt) ...............................................................................
Nhận xét khác:...............................................................................................................
.......................................................................................................................................
| Hoa tiêu sát hạch/Đánh giá |
Ghi chú:
(1) Thang điểm 10.
24. Cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải đến Cục Hàng hải Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Cục Hàng hải Việt Nam nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định (trường hợp nộp trực tiếp). Trong trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Cục Hàng hải Việt Nam cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp không đủ điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải, trong đó nêu rõ lý do và có xác nhận của người đứng đầu tổ chức hoa tiêu hàng hải hoặc đơn vị quản lý thuyền trưởng theo mẫu quy định;
- Bản chính Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải cần cấp lại (trường hợp giấy chứng nhận bị hỏng, sai thông tin);
- 02 ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm chụp trong vòng 06 tháng trở lại
- Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Hàng hải Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải.
8. Phí, lệ phí:
- Phí, lệ phí: 50.000 đồng/Giấy chứng nhận.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải theo mẫu quy định.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải được cấp lại trong trường hợp bị hỏng, mất, sai thông tin hoặc đã hết thời hạn sử dụng. Trường hợp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải hết thời hạn sử dụng phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.
- Hoa tiêu hàng hải đã đảm nhiệm chức danh hoa tiêu hàng hải phù hợp với Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải từ 24 tháng trở lên trong vòng 05 năm. Trường hợp không đủ 24 tháng thì phải qua thời gian thực tập lại ít nhất 03 tháng được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận. Đối với thuyền trưởng tự dẫn tàu phải hoàn thành ít nhất 12 lượt tự dẫn tàu an toàn (có xác nhận của Cảng vụ hàng hải khu vực) trong thời gian sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 27/2016/TT-BGTVT ngày 12/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải;
- Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành về chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua, bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN HOA TIÊU HÀNG HẢI, GIẤY CHỨNG NHẬN VÙNG HOẠT ĐỘNG HOA TIÊU HÀNG HẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2016/TT-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
......., ngày...... tháng...... năm.........
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam
Họ và tên: ........................................................... Nam, nữ: .........................................
Sinh ngày: ........................................................... Nơi sinh: .........................................
Chức danh:...................................................................................................................
Đơn vị công tác:............................................................................................................
GCNKNCMHTHH hạng: ..................................... Số: ....................... Ngày cấp:...................
Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải hạng:................................ Số: ....................... Ngày cấp:...................
GCNKNCM thuyền trưởng: ……………….. Số ……………….. Ngày cấp ...................
Được dẫn tàu trong vùng HTHH:………………………………………………………
......................................................................................................................................
Đề nghị:
1. Cấp lại □ GCNKNCMHTHH □ Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải □
Lý do đề nghị cấp lại (mất, hư hỏng,...):.........................................................................
2. Thay đổi vùng hoạt động HTHH □
Được dẫn tàu trong trên các tuyến trong vùng HTHH: ...................................................
........................................................................................................................................
(Nêu rõ tên vùng và các tuyến dẫn tàu)
Thời gian thực tập dẫn tàu: ............... tháng; số lượt dẫn tàu an toàn:..........................
Hồ sơ kèm theo gồm có:................................................................................................
Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết./.
Xác nhận của đơn vị (1) | Xác nhận của Cảng vụ hàng hải khu vực (2) | Người đề nghị |
Ghi chú:
Tích dấu √ vào ô □ tương ứng và điền đầy đủ thông tin về yêu cầu.
(1) Tổ chức hoa tiêu hàng hải hoặc đơn vị quản lý thuyền trưởng.
(2) Chỉ áp dụng đối với thuyền trưởng.
25. Cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải đến Cục Hàng hải Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Cục Hàng hải Việt Nam nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thi trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định (trong trường hợp nộp trực tiếp). Trong trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Cục Hàng hải Việt Nam cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Công văn của tổ chức hoa tiêu hàng hải hoặc đơn vị quản lý thuyền trưởng theo mẫu quy định;
- Tờ khai theo mẫu quy định;
- 02 (hai) ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm chụp trong vòng 06 (sáu) tháng trở lại.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Hàng hải Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải.
8. Phí, lệ phí:
- Phí, lệ phí: 50.000 đồng/Giấy chứng nhận.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Công văn của tổ chức hoa tiêu hàng hải hoặc đơn vị quản lý thuyền trưởng theo mẫu quy định;
- Tờ khai theo mẫu quy định.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải.
- Riêng đối với hoa tiêu hàng hải dẫn tàu tại cảng dầu khí ngoài khơi, để được cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải thì phải thực tập dẫn tàu an toàn ít nhất 18 lượt tại vùng hoa tiêu hàng hải đó và được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập sát hạch, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 27/2016/TT-BGTVT ngày 12/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải;
- Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành về chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua, bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.
MẪU CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN HOA TIÊU HÀNG HẢI, GIẤY CHỨNG NHẬN VÙNG HOẠT ĐỘNG HOA TIÊU HÀNG HẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2016/TT-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Cơ quan chủ quản | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /............. | ......., ngày...... tháng...... năm......... |
Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam
Căn cứ Thông tư số /2016/TT-BGTVT ngày…………. của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải, Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải, Công ty ............................... đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải, Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải cho các ông (bà) có tên dưới đây:
1. Họ và tên...................................... Sinh ngày............................. Nơi sinh......................
Đã hoàn thành Khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản theo Quyết định số ........./QĐ-CHHVN ngày....tháng....năm .... của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Số GCNKNCM (Đại phó) thuyền trưởng tàu biển: ……….. cấp ngày: ...
Thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu biển: .............tháng
Thời gian thực tập HTHH hạng Ba: ..........tháng; số lượt thực tập dẫn tàu:...........
Đề nghị cấp GCNKNCMHTHH: hạng Ba
Được dẫn tàu trong vùng hoa tiêu hàng hải: ...............................................................
......................................................................................................................................
2. Họ và tên........................... Sinh ngày............................. Nơi sinh...........................
Số GCNKNCMHTHH hạng Ba: ............................................ cấp ngày: ......................
Số Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải hiện có: ....................... cấp ngày: ...........
Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: ........................................
(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)
Thời gian dẫn tàu có sử dụng GCNKNCMHTHH hạng Ba: .........tháng; số lượt dẫn tàu: ..............
Số GCNKNCM (Đại phó) Thuyền trưởng tàu biển: .................. cấp ngày:..........
Thời gian đảm nhiệm chức danh (Đại phó) Thuyền trưởng tàu biển: ........tháng
Thời gian thực tập HTHH hạng Nhì: .............. tháng; số lượt thực tập dẫn tàu: .............
Đề nghị cấp GCNKNCMHTHH: hạng Nhì
Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: ......................................
(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)
3. Họ và tên...................................... Sinh ngày............................. Nơi sinh...............
Đã hoàn thành Khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao theo Quyết định số ........./QĐ-CHHVN ngày....tháng....năm .... của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Số GCNKNCMHTHH hạng Nhì: ............................................ cấp ngày:.....................
Số Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải hiện có: .................. cấp ngày:..............
Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: .......................................
(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)
Thời gian thực tập dẫn tàu hạng Nhất: .............tháng; số lượt dẫn tàu: .....................
Đề nghị cấp GCNKNCMHTHH: hạng Nhất
Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: ........................................
(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)
4. Họ và tên........................................ Sinh ngày............................. Nơi sinh..............
Số GCNKNCMHTHH hạng Nhất: ............................................ cấp ngày:....................
Số Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải hiện có: .................... cấp ngày: ...........
Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: ........................................
(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)
Thời gian dẫn tàu có sử dụng GCNKNCMHTHH hạng Nhất: .............tháng; số lượt dẫn tàu: .................
Thời gian thực tập HTHH Ngoại hạng: .....................tháng; số lượt thực tập dẫn tàu: .........
Đề nghị cấp GCNKNCMHTHH: Ngoại hạng
Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: .........................................
(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)
Hồ sơ kèm theo gồm có:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | Thủ trưởng đơn vị (1) |
Ghi chú:
Cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, tương ứng với hạng hoa tiêu đề nghị
(1) Tổ chức hoa tiêu hàng hải hoặc đơn vị quản lý thuyền trưởng.
MẪU TỜ KHAI DANH SÁCH TÀU BIỂN, THỜI GIAN DẪN TÀU AN TOÀN, THỜI GIAN THỰC TẬP DẪN TÀU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2016/TT-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Cơ quan chủ quản | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ......., ngày...... tháng...... năm......... |
TỜ KHAI
Họ và tên hoa tiêu hàng hải/thuyền trưởng: ...............................................................
Sinh ngày: ...........tháng............... năm....................... Nơi sinh:.................................
Đơn vị công tác:..........................................................................................................
Số GCNKNCMHTHH: .........................................................ngày cấp:........................
Số Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải: ..........................ngày cấp:..................
Số GCNKNCM: …………………………………………….. Ngày cấp:………….
Khu vực được phép dẫn tàu:.......................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Dưới đây là danh sách tàu biển, thời gian dẫn tàu an toàn của hoa tiêu hàng hải, thuyền trưởng ...............................................................: □
Dưới đây là danh sách tàu biển, thời gian thực tập dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải, thuyền trưởng ...............................................................: □
TT | Ngày dẫn tàu | Tên tàu | Tổng dung tích | Chiều dài tàu | Tuyến dẫn tàu | Ghi chú | |
Từ | Đến | ||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xác nhận của Cảng vụ hàng hải khu vực | Xác nhận của tổ chức hoa tiêu hàng hải (2) | Thủ trưởng đơn vị (1) |
Ghi chú:
Tích dấu √ vào ô □ tương ứng và điền đầy đủ thông tin về yêu cầu.
(1) Tổ chức hoa tiêu hàng hải hoặc đơn vị quản lý thuyền trưởng.
(2) Chỉ áp dụng đối với thuyền trưởng
26. Cấp lại Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải đến Cục Hàng hải Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Cục Hàng hải Việt Nam nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định (trong trường hợp nộp trực tiếp). Trong trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Cục Hàng hải Việt Nam cấp lại Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp không đủ điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải, trong đó nêu rõ lý do và có xác nhận của người đứng đầu tổ chức hoa tiêu hàng hải hoặc đơn vị quản lý thuyền trưởng theo mẫu quy định;
- Bản chính Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải cần cấp lại (đối với trường hợp giấy chứng nhận bị hỏng, sai thông tin);
- 02 (hai) ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm chụp trong vòng 06 (sáu) tháng trở lại;
- Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Hàng hải Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải.
8. Phí, lệ phí:
- Phí, lệ phí: 50.000 đồng/Giấy chứng nhận.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải được cấp lại trong trường hợp bị hỏng, mất, sai thông tin hoặc hết thời hạn sử dụng. Trường hợp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải hết thời hạn sử dụng phải đảm bảo các điều kiện như sau:
- Đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.
- Hoa tiêu hàng hải đã đảm nhiệm chức danh hoa tiêu hàng hải phù hợp với Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải được cấp từ 24 tháng trở lên trong vòng 05 năm. Trường hợp không đủ 24 tháng thì phải qua thời gian thực tập lại ít nhất 03 tháng.
- Thuyền trưởng tự dẫn tàu phải hoàn thành ít nhất 12 lượt tự dẫn tàu an toàn (có xác nhận của Cảng vụ hàng hải khu vực) trong thời gian sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 27/2016/TT-BGTVT ngày 12/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải;
- Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành về chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua, bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN HOA TIÊU HÀNG HẢI, GIẤY CHỨNG NHẬN VÙNG HOẠT ĐỘNG HOA TIÊU HÀNG HẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2016/TT-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
......., ngày...... tháng...... năm.........
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam
Họ và tên: ........................................................... Nam, nữ: .........................................
Sinh ngày: ........................................................... Nơi sinh: .........................................
Chức danh:...................................................................................................................
Đơn vị công tác:............................................................................................................
GCNKNCMHTHH hạng: ..................................... Số: ....................... Ngày cấp:...................
GCNVHĐHTHH hạng:................................ Số: ....................... Ngày cấp:...................
GCNKNCM thuyền trưởng: ……………….. Số ……………….. Ngày cấp ...................
Được dẫn tàu trong vùng HTHH:………………………………………………………
......................................................................................................................................
Đề nghị:
1. Cấp lại □ GCNKNCMHTHH □ GCNVHĐHTHH □
Lý do đề nghị cấp lại (mất, hư hỏng,...):.........................................................................
2. Thay đổi vùng hoạt động HTHH □
Được dẫn tàu trong trên các tuyến trong vùng HTHH: ...................................................
........................................................................................................................................
(Nêu rõ tên vùng và các tuyến dẫn tàu)
Thời gian thực tập dẫn tàu: ............... tháng; số lượt dẫn tàu an toàn:..........................
Hồ sơ kèm theo gồm có:................................................................................................
Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết./.
Xác nhận của đơn vị (1) | Xác nhận của Cảng vụ hàng hải khu vực (2) | Người đề nghị |
Ghi chú:
Tích dấu √ vào ô □ tương ứng và điền đầy đủ thông tin về yêu cầu.
(1) Tổ chức hoa tiêu hàng hải hoặc đơn vị quản lý thuyền trưởng.
(2) Chỉ áp dụng đối với thuyền trưởng.
27. Cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải đối với hoa tiêu hàng hải chuyển vùng hoạt động
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải đối với hoa tiêu hàng hải chuyển vùng hoạt động đến Cục Hàng hải Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Cục Hàng hải Việt Nam nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định (trong trường hợp nộp trực tiếp). Trong trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Cục Hàng hải Việt Nam cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải đối với hoa tiêu chuyển vùng hoạt động. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải đối với hoa tiêu chuyển vùng hoạt động theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Công văn của tổ chức hoa tiêu hàng hải theo mẫu quy định;
- Tờ khai theo mẫu quy định;
- Bản sao Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải;
- 02 (hai) ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm chụp trong vòng 06 (sáu) tháng trở lại.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Hàng hải Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải.
8. Phí, lệ phí:
- Phí, lệ phí: 50.000 đồng/Giấy chứng nhận.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Hoa tiêu hàng hải chuyển vùng hoạt động phải có thời gian thực tập dẫn tàu ít nhất 06 tháng tại vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải nơi chuyển đến với số lượt dẫn tàu an toàn tối thiểu (được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập sát hạch, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận) theo quy định dưới đây:
+ 100 lượt đối với các vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải: Quảng Ninh (trừ tuyến dẫn tàu vào khu chuyển tải Vạn Gia); Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định (trừ tuyến dẫn tàu vào các cảng biển Thái Bình, Nam Định); thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình Dương - Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu - sông Tiền (trừ tuyến dẫn tàu quá cảnh qua sông Tiền);
+ 30 lượt đối với các vùng hoa tiêu hàng hải còn lại.
- Hoa tiêu hàng hải chuyển vùng hoạt động tại cảng dầu khí ngoài khơi thì phải có thời gian thực tập dẫn tàu ít nhất 03 tháng và 18 lượt dẫn tàu an toàn.
- Đối với hoa tiêu hàng hải được cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải tại 02 vùng trở lên, nếu quá 12 tháng quay lại vùng hoạt động cũ thì phải thực tập với số lượt dẫn tàu an toàn tối thiểu như sau:
+ 06 lượt đối với hoa tiêu hàng hải dẫn tàu tại cảng dầu khí ngoài khơi;
+ 30 lượt đối với từng hạng hoa tiêu hàng hải còn lại.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 27/2016/TT-BGTVT ngày 12/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải;
- Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành về chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua, bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển.
MẪU CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN HOA TIÊU HÀNG HẢI, GIẤY CHỨNG NHẬN VÙNG HOẠT ĐỘNG HOA TIÊU HÀNG HẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2016/TT-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Cơ quan chủ quản | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /............. | ......., ngày...... tháng...... năm......... |
Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam
Căn cứ Thông tư số /2016/TT-BGTVT ngày…………. của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải, Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải, Công ty ............................... đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải, Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải cho các ông (bà) có tên dưới đây:
1. Họ và tên...................................... Sinh ngày............................. Nơi sinh......................
Đã hoàn thành Khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản theo Quyết định số ........./QĐ-CHHVN ngày....tháng....năm .... của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Số GCNKNCM (Đại phó) thuyền trưởng tàu biển: ……….. cấp ngày: ...
Thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu biển: .............tháng
Thời gian thực tập HTHH hạng Ba: ..........tháng; số lượt thực tập dẫn tàu:...........
Đề nghị cấp GCNKNCMHTHH: hạng Ba
Được dẫn tàu trong vùng hoa tiêu hàng hải: ...............................................................
......................................................................................................................................
2. Họ và tên........................... Sinh ngày............................. Nơi sinh...........................
Số GCNKNCMHTHH hạng Ba: ............................................ cấp ngày: ......................
Số GCNVHĐHTHH hiện có: ................................................. cấp ngày: ......................
Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: ........................................
(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)
Thời gian dẫn tàu có sử dụng GCNKNCMHTHH hạng Ba: .........tháng; số lượt dẫn tàu: ..............
Số GCNKNCM (Đại phó) Thuyền trưởng tàu biển: .................. cấp ngày:..........
Thời gian đảm nhiệm chức danh (Đại phó) Thuyền trưởng tàu biển: ........tháng
Thời gian thực tập HTHH hạng Nhì: .............. tháng; số lượt thực tập dẫn tàu: .............
Đề nghị cấp GCNKNCMHTHH: hạng Nhì
Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: ......................................
(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)
3. Họ và tên...................................... Sinh ngày............................. Nơi sinh...............
Đã hoàn thành Khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao theo Quyết định số ........./QĐ-CHHVN ngày....tháng....năm .... của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Số GCNKNCMHTHH hạng Nhì: ............................................ cấp ngày:.....................
Số GCNVHĐHTHH hiện có: ................................................. cấp ngày:......................
Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: .......................................
(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)
Thời gian thực tập dẫn tàu hạng Nhất: .............tháng; số lượt dẫn tàu: .....................
Đề nghị cấp GCNKNCMHTHH: hạng Nhất
Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: ........................................
(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)
4. Họ và tên........................................ Sinh ngày............................. Nơi sinh..............
Số GCNKNCMHTHH hạng Nhất: ............................................ cấp ngày:....................
Số GCNVHĐHTHH hiện có: .................................................... cấp ngày: ...................
Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: ........................................
(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)
Thời gian dẫn tàu có sử dụng GCNKNCMHTHH hạng Nhất: .............tháng; số lượt dẫn tàu: .................
Thời gian thực tập HTHH Ngoại hạng: .....................tháng; số lượt thực tập dẫn tàu: .........
Đề nghị cấp GCNKNCMHTHH: Ngoại hạng
Được dẫn tàu trên các tuyến trong vùng hoa tiêu hàng hải: .........................................
(nêu cụ thể tên vùng và các tuyến dẫn tàu)
Hồ sơ kèm theo gồm có:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | Thủ trưởng đơn vị (1) |
Ghi chú:
Cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, tương ứng với hạng hoa tiêu đề nghị
(1) Tổ chức hoa tiêu hàng hải hoặc đơn vị quản lý thuyền trưởng.
MẪU TỜ KHAI DANH SÁCH TÀU BIỂN, THỜI GIAN DẪN TÀU AN TOÀN, THỜI GIAN THỰC TẬP DẪN TÀU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2016/TT-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Cơ quan chủ quản | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ......., ngày...... tháng...... năm......... |
TỜ KHAI
Họ và tên hoa tiêu hàng hải/thuyền trưởng: ...............................................................
Sinh ngày: ...........tháng............... năm....................... Nơi sinh:.................................
Đơn vị công tác:..........................................................................................................
Số GCNKNCMHTHH: .........................................................ngày cấp:........................
Số GCNVHĐHTHH:.............................................................ngày cấp:........................
Số GCNKNCM: ...................................................................ngày cấp:........................
Khu vực được phép dẫn tàu:.......................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Dưới đây là danh sách tàu biển, thời gian dẫn tàu an toàn của hoa tiêu hàng hải, thuyền trưởng ...............................................................: □
Dưới đây là danh sách tàu biển, thời gian thực tập dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải, thuyền trưởng ...............................................................: □
TT | Ngày dẫn tàu | Tên tàu | Tổng dung tích | Chiều dài tàu | Tuyến dẫn tàu | Ghi chú | |
Từ | Đến | ||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xác nhận của Cảng vụ hàng hải khu vực | Xác nhận của tổ chức hoa tiêu hàng hải (2) | Thủ trưởng đơn vị (1) |
Ghi chú:
Tích dấu √ vào ô □ tương ứng và điền đầy đủ thông tin về yêu cầu.
(1) Tổ chức hoa tiêu hàng hải hoặc đơn vị quản lý thuyền trưởng.
(2) Chỉ áp dụng đối với thuyền trưởng
28. Thủ tục tàu thuyền Việt Nam hoạt động nội địa vào cảng biển
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Chậm nhất 08 giờ trước khi tàu dự kiến đến cảng biển, người làm thủ tục phải gửi Thông báo tàu đến theo mẫu cho Cảng vụ hàng hải nơi tàu đến hoặc gửi Thông báo tàu đến cảng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Trường hợp tàu di chuyển giữa các cảng biển Việt Nam hoặc khu vực hàng hải không quá 20 hải lý, chậm nhất 02 giờ trước khi tàu dự kiến đến cảng biển, người làm thủ tục khai báo và gửi Thông báo tàu đến cảng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia theo mẫu.
Việc thông báo tàu thuyền đến cảng biển được miễn thực hiện đối với các tàu thuyền sau đây:
+ Phương tiện thủy nội địa, tàu công vụ, tàu cá và tàu quân sự của Việt Nam;
+ Tàu thuyền khác đến cảng biển trong các trường hợp sau đây:
* Cấp cứu thuyền viên, hành khách trên tàu;
* Tránh bão;
* Chuyển giao người, tài sản, tàu thuyền đã cứu được trên biển;
* Khắc phục hậu quả sự cố, tai nạn hàng hải;
* Các trường hợp cấp thiết khác.
- Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu đến vùng đón trả hoa tiêu, người làm thủ tục phải xác báo cho Cảng vụ hàng hải biết chính xác thời gian tàu đến cảng bằng VHF, điện thoại hoặc các phương thức thông tin liên lạc phù hợp khác.
Trường hợp có người ốm, người chết, người cứu vớt được trên biển hoặc có người trốn trên tàu, trong lần xác báo cuối cùng phải thông báo rõ tên, tuổi, quốc tịch, tình trạng bệnh tật, lý do tử vong và các yêu cầu liên quan khác. Việc xác báo tàu thuyền đến cảng biển không áp dụng đối với các tàu thuyền được miễn thực hiện việc Thông báo tàu đến.
b) Giải quyết TTHC:
- Chậm nhất 02 giờ, kể từ khi nhận được xác báo tàu đã đến vị trí đón trả hoa tiêu, Cảng vụ hàng hải cấp Lệnh điều động trực tiếp bằng giấy hoặc bằng điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia theo mẫu. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời và nêu rõ lý do.
- Chậm nhất 02 giờ, kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc 04 giờ, kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại các vị trí khác trong vùng nước cảng, người làm thủ tục khai báo và gửi hồ sơ tại Trụ sở chính (hoặc Văn phòng đại diện Cảng vụ hàng hải) hoặc gửi hồ sơ điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
- Cảng vụ hàng hải tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Nếu hồ sơ không đầy đủ thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ. Trường hợp trên cơ sở dữ liệu điện tử không có dữ liệu của tàu thuyền, thuyền viên thì Cảng vụ hàng hải thông báo đến người làm thủ tục để nộp, xuất trình tại trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải bản chính các giấy tờ theo quy định.
- Chậm nhất 01 giờ, kể từ khi người làm thủ tục hoàn thành thủ tục khai báo, nộp và xuất trình đầy đủ các giấy tờ theo quy định, Cảng vụ hàng hải kiểm tra, đối chiếu thông tin về tàu biển và thuyền viên thông báo trực tiếp hoặc gửi thông báo trên Cổng thông tin một cửa quốc gia xác nhận hoàn thành thủ tục cho người làm thủ tục.
2. Cách thức thực hiện:
- Gửi Thông báo tàu đến, xác báo tàu đến, hồ sơ, giấy tờ của tàu thuyền bằng Fax, khai báo điện tử, nộp trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính, hoặc
- Nộp hồ sơ điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ phải nộp trực tiếp hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia
+ 01 Bản khai chung theo mẫu;
+ 01 Danh sách thuyền viên theo mẫu;
+ 01 Danh sách hành khách (nếu có) theo mẫu;
+ Giấy phép rời cảng cuối cùng;
- Hồ sơ phải xuất trình:
+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;
+ Các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu theo quy định;
+ Sổ thuyền viên;
+ Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Chậm nhất 01 giờ, kể từ khi người làm thủ tục hoàn thành thủ tục khai báo, nộp và xuất trình đầy đủ các giấy tờ theo quy định
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ hàng hải hoặc Văn phòng đại diện Cảng vụ hàng hải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cảng vụ hàng hải hoặc Văn phòng đại diện Cảng vụ hàng hải;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Lệnh điều động.
8. Phí, lệ phí:
- Theo biểu phí quy định tại Thông tư số 01/2016/TT-BTC ngày 05/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đối với trường hợp khai báo trên Cổng thông tin một cửa quốc gia sử dụng Mẫu 01 - 05 kèm tại phụ lục
- Đối với trường hợp làm thủ tục trực tiếp tại Cảng vụ hàng hải hoặc đại diện cảng vụ hàng hải sử dụng Mẫu 06 - 09 tại phụ lục
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14/6/2005;
- Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;
- Thông tư số 54/2015/TT-BGTVT ngày 24/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định thủ tục điện tử cho tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa vào, rời cảng biển Việt Nam;
- Thông tư số 01/2016/TT-BTC ngày 05/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải
Ghi chú: Đối với tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa vào cảng biển, người làm thủ tục có thể lựa chọn một trong hai hình thức làm thủ tục trực tiếp tại Trụ sở (hoặc đại diện của Cảng vụ hàng hải) hoặc thực hiện khai báo thủ tục điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Mẫu số 01
THÔNG BÁO TÀU ĐẾN CẢNG
1. Tên tàu: | 3. Cảng đến: | 4. Thời gian đến: |
2. Hô hiệu: | ||
5. Mớn nước thực tế: | 6. Chiều cao tĩnh không: | |
7. Tên thuyền trưởng: |
| |
8. Tên và địa chỉ liên lạc của đại lý (nếu có): | ||
9. Mục đích đến cảng: | ||
10. Số lượng và loại hàng hóa vận chuyển trên tàu: | ||
11. Hàng hóa nguy hiểm (nếu có): | ||
12. Số thuyền viên: | 13. Số hành khách: | |
14. Mã Giấy phép rời cảng điện tử: |
Mẫu số 02
BẢN KHAI CHUNG
|
| Đến |
| Rời |
1. Tên tàu: | 3. Cảng đến/rời: | 4. Thời gian đến/rời cảng: | ||
2. Hô hiệu: | ||||
5. Tên thuyền trưởng: | 6. Cảng rời cuối cùng/cảng đích: | |||
7. Tên và địa chỉ liên lạc của đại lý (nếu có): | ||||
8. Số lượng và loại hàng hóa vận chuyển trên tàu: | ||||
9. Ghi chú: |
Mẫu số 03
DANH SÁCH THUYỀN VIÊN
|
| Đến |
| Rời | |
Tên tàu | |||||
TT | Họ và tên | Chức danh | Số GCN khả năng chuyên môn | ||
|
|
|
| ||
|
|
|
| ||
|
|
|
| ||
|
|
|
| ||
|
|
|
| ||
|
|
|
|
Mẫu số 04
DANH SÁCH HÀNH KHÁCH
|
| Đến |
| Rời | |
Tên tàu | |||||
TT | Họ và tên | Ngày và nơi sinh | Số hộ chiếu/GCMND | ||
|
|
|
| ||
|
|
|
| ||
|
|
|
| ||
|
|
|
| ||
|
|
|
| ||
|
|
|
| ||
|
|
|
| ||
|
|
|
|
|
|
Mẫu số 05
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
LỆNH ĐIỀU ĐỘNG
Kính gửi: Thuyền trưởng tàu …………………………………..
Giám đốc Cảng vụ hàng hải ……………………………………………………………….
Cho phép tàu:……………………………………………. Hô hiệu:……………………………..
Vào cảng, bến:…………………………………………………………………………………….
Thời gian đến cảng, bến:……….. giờ …… ngày …….. tháng ……. năm……………
Giấy phép số: ………../CV…………….
| Ngày …… tháng.... năm 20…… |
Mẫu số 06: Thông báo tàu đến cảng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence - Freedom - Happiness
---------------
THÔNG BÁO TÀU ĐẾN CẢNG (QUÁ CẢNH)
NOTICE OF ARRIVAL OF VESSEL AT THE PORT (TRANSIT)
Tên và loại tàu: | Cảng đến | Thời gian đến | |
Số IMO: | |||
Hô hiệu: | |||
Quốc tịch tàu | Tên thuyền trưởng | Cảng rời cuối cùng/cảng đích: | |
Giấy chứng nhận đăng ký (Số, ngày cấp, cảng) | Tên và địa chỉ của chủ tàu | ||
Chiều dài lớn nhất | Chiều rộng | Chiều cao tĩnh không | Mớn nước thực tế |
Tổng dung tích | Trọng tải toàn phần | Đại lý của chủ tàu tại Việt Nam (nếu có) | |
Mục đích đến cảng (Quá cảnh đi) | |||
Số lượng và loại hàng hóa vận chuyển trên tàu | |||
Số thuyền viên (gồm cả thuyền trưởng): | Số hành khách | Ghi chú: | |
Những người khác trên tàu |
| …, ngày … tháng … năm 20… |
Mẫu 07: Bản khai chung
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence - Freedom - Happiness
---------------
BẢN KHAI CHUNG
GENERAL DECLARATION
|
| Đến |
| Rời | ||||
1.1 Tên và loại tàu: | 2. Cảng đến/rời | 3. Thời gian đến/rời cảng | ||||||
1.2 Số IMO: | ||||||||
1.3 Hô hiệu: | ||||||||
1.4 Số chuyến đi: | ||||||||
4. Quốc tịch tàu | 5. Tên thuyền trưởng | 6. Cảng rời cuối cùng/cảng đích: | ||||||
7. Giấy chứng nhận đăng ký (Số, ngày cấp, cảng) | 8. Tên và địa chỉ liên lạc của đại lý: | |||||||
9. Tổng dung tích | 10. Dung tích có ích | |||||||
11. Vị trí tàu tại cảng: |
| |||||||
12. Đặc điểm chính của chuyến đi (các cảng trước và các cảng sẽ đến, gạch chân các cảng sẽ dỡ hàng) số hàng còn lại | ||||||||
13. Mô tả tóm tắt về hàng hóa | ||||||||
14. Số thuyền viên (gồm cả thuyền trưởng) | 15. Số hành khách | 16. Ghi chú: | ||||||
Tài liệu đính kèm (ghi rõ số bản) | ||||||||
17. Bản khai hàng hóa: | 18. Bản khai dự trữ của tàu | |||||||
19. Danh sách thuyền viên | 20. Danh sách hành khách | 21. Yêu cầu về phương tiện tiếp nhận và xử lý chất thải | ||||||
22. Bản khai hành lý thuyền viên(*) | 23. Bản khai kiểm dịch y tế(*) | |||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ………, ngày … tháng … năm 20… |
Mẫu 08: Danh sách thuyền viên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence - Freedom - Happiness
---------------
DANH SÁCH THUYỀN VIÊN
CREW LIST
|
| Đến |
| Rời | Trang số: | ||||
1.1 Tên tàu: | 2. Cảng đến/rời: | 3. Ngày đến/rời: | |||||||
1.2 Số IMO: | 1.3 Hô hiệu: | 1.4 Số chuyến đi: | |||||||
4. Quốc tịch tàu: | 5. Cảng rời cuối cùng: | ||||||||
6. STT | 7. Họ và tên | 8. Chức danh | 9. Quốc tịch | 10. Ngày và nơi sinh | 11. Loại và Số Hộ chiếu | ||||
|
|
|
|
|
| ||||
|
|
|
|
|
| ||||
|
|
|
|
|
| ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| …….., ngày …… tháng …. năm 20 … |
Mẫu 09: Danh sách hành khách
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence - Freedom - Happiness
---------------
DANH SÁCH HÀNH KHÁCH
PASSENGER LIST
|
| Đến |
| Rời | Trang số: | |||||
1.1 Tên tàu: | 2. Cảng đến/rời: | 3. Ngày đến/rời: | ||||||||
1.2 Số IMO: | 1.3 Hô hiệu: | 1.4 Số chuyến đi: | ||||||||
4. Quốc tịch tàu: |
| |||||||||
5. Họ và tên | 6. Quốc tịch | 7. Ngày và nơi sinh | 8. Loại Hộ chiếu | 9. Số hộ chiếu | 10. Cảng lên tàu | 11. Cảng rời tàu | 12. Hành khách quá cảnh hay không | |||
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| …….., ngày … tháng …. năm 20 … |
29. Thủ tục tàu thuyền Việt Nam hoạt động nội địa rời cảng biển
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu dự kiến rời cảng biển, người làm thủ tục thông báo cho cảng vụ hàng hải biết tên tàu và thời gian tàu dự kiến rời cảng hoặc khai báo và gửi hồ sơ điện tử trên cổng thông tin một cửa quốc gia.
b) Giải quyết TTHC:
- Cảng vụ hàng hải tiếp nhận và giải quyết hồ sơ trực tiếp: Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì theo quy định Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép cho tàu rời cảng biển; Nếu hồ sơ không đầy đủ thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời cho người làm thủ tục và nêu rõ lý do.
- Cảng vụ hàng hải tiếp nhận và giải quyết hồ sơ điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia: Trường hợp khai báo điện tử trên cơ sở dữ liệu điện tử không có dữ liệu của tàu thuyền, thuyền viên thì Cảng vụ hàng hải thông báo đến người làm thủ tục để xuất trình tại trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải bản chính các giấy tờ theo quy định.
+ Chậm nhất 01 giờ, kể từ khi người làm thủ tục hoàn thành thủ tục khai báo, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định, Cảng vụ hàng hải kiểm tra, đối chiếu thông tin về tàu và thuyền viên để cấp Giấy phép rời cảng biển theo mẫu. Trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời và nêu rõ lý do.
- Trường hợp tàu vào cảng và chỉ lưu lại cảng trong khoảng thời gian không quá 12 giờ, thuyền trưởng phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải khu vực biết để làm thủ tục cho tàu vào, rời cảng cùng một lúc.
- Trường hợp tàu đã được cấp Giấy phép rời cảng mà vẫn lưu lại tại cảng quá 24 giờ kể từ thời điểm tàu biển được phép rời cảng, thì tàu đó phải làm lại thủ tục rời cảng theo quy định.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Cảng vụ hàng hải (hoặc đại diện Cảng vụ hàng hải) hoặc
- Nộp hồ sơ điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- 01 Bản khai chung theo mẫu;
- 01 Danh sách thuyền viên (nếu có thay đổi) theo mẫu;
- 01 Danh sách hành khách (nếu có) theo mẫu;
- Các giấy chứng nhận của tàu thuyền và chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên nếu thay đổi so với khi đến (để xuất trình) (trường hợp trên cơ sở dữ liệu điện tử không có dữ liệu của tàu thuyền, thuyền viên)
- Các giấy tờ liên quan đến xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật (nếu có) (để xuất trình) trong trường hợp trên cơ sở dữ liệu điện tử không có dữ liệu của tàu thuyền thuyền viên).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Chậm nhất 01 giờ, kể từ khi người làm thủ tục hoàn thành thủ tục khai báo nộp và xuất trình đầy đủ các giấy tờ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ hàng hải hoặc Văn phòng đại diện Cảng vụ hàng hải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cảng vụ hàng hải, Văn phòng đại diện Cảng vụ hàng hải;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Giấy phép rời cảng.
8. Phí, lệ phí:
- Theo biểu phí quy định tại Thông tư số 01/2016/TT-BTC ngày 05/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đối với trường hợp khai báo trên Cổng thông tin một cửa quốc gia sử dụng Mẫu 01 - 04 kèm tại Phụ lục.
- Đối với trường hợp làm thủ tục trực tiếp tại Cảng vụ hàng hải hoặc đại diện cảng vụ hàng hải sử dụng Mẫu 05 tại Phụ lục.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14/6/2005;
- Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;
- Thông tư số 54/2015/TT-BGTVT ngày 24/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định thủ tục điện tử cho tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa vào, rời cảng biển Việt Nam;
- Thông tư số 01/2016/TT-BTC ngày 05/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.
Ghi chú: đối với tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa rời cảng biển, người làm thủ tục có thể lựa chọn một trong hai hình thức làm thủ tục trực tiếp tại Trụ sở (hoặc đại diện của Cảng vụ hàng hải) hoặc thực hiện khai báo thủ tục điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Mẫu số 01
BẢN KHAI CHUNG
|
| Đến |
| Rời |
1. Tên tàu: | 3. Cảng đến/rời: | 4. Thời gian đến/rời cảng: | ||
2. Hô hiệu: | ||||
5. Tên thuyền trưởng: | 6. Cảng rời cuối cùng/cảng đích: | |||
7. Tên và địa chỉ liên lạc của đại lý (nếu có): | ||||
8. Số lượng và loại hàng hóa vận chuyển trên tàu: | ||||
9. Ghi chú: |
Mẫu số 02
DANH SÁCH THUYỀN VIÊN
|
| Đến |
| Rời | |
Tên tàu | |||||
TT | Họ và tên | Chức danh | Số GCN khả năng chuyên môn | ||
|
|
|
| ||
|
|
|
| ||
|
|
|
| ||
|
|
|
| ||
|
|
|
| ||
|
|
|
|
Mẫu số 03
DANH SÁCH HÀNH KHÁCH
|
| Đến |
| Rời | |
Tên tàu | |||||
TT | Họ và tên | Ngày và nơi sinh | Số hộ chiếu/GCMND | ||
|
|
|
| ||
|
|
|
| ||
|
|
|
| ||
|
|
|
| ||
|
|
|
| ||
|
|
|
| ||
|
|
|
| ||
|
|
|
|
|
|
Mẫu số 04
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY PHÉP RỜI CẢNG
PORT CLEARANCE
Tên tàu: ..........................Quốc tịch tàu: ..............................Hô hiệu: ........................................
Name of ship | Flag State of ship | Call sign |
Dung tích toàn phần: .................................Tên thuyền trưởng: ................................................
Gross tonnage | Name of master |
Số lượng thuyền viên: .................................Số lượng hành khách: ..........................................
Number of crews | Number of passengers |
Loại hàng hóa: ...............................................Số lượng: ...........................................................
Cargo | Volume |
Thời gian rời cảng:......... giờ .........ngày......... tháng .........năm ...............................................
Time of departure | Date |
Cảng đến:...................................................................................................................................
Next port of call
Giấy phép rời cảng này có hiệu lực đến...giờ....ngày....tháng....năm...
This port clearance is valid untill
Giấy phép số: ................./CV ......................N°
| Ngày ....tháng....năm 20.... |
Mẫu 05: Bản khai chung
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence - Freedom - Happiness
---------------
BẢN KHAI CHUNG
GENERAL DECLARATION
|
| Đến |
| Rời | |||||
1.1 Tên và loại tàu: | 2. Cảng đến/rời | 3. Thời gian đến/rời cảng | |||||||
1.2 Số IMO: | |||||||||
1.3 Hô hiệu: | |||||||||
1.4 Số chuyến đi: | |||||||||
4. Quốc tịch tàu | 5. Tên thuyền trưởng | 6. Cảng rời cuối cùng/cảng đích: | |||||||
7. Giấy chứng nhận đăng ký (Số, ngày cấp, cảng) | 8. Tên và địa chỉ liên lạc của đại lý: | ||||||||
9. Tổng dung tích | 10. Dung tích có ích | ||||||||
11. Vị trí tàu tại cảng: | |||||||||
12. Đặc điểm chính của chuyến đi (các cảng trước và các cảng sẽ đến, gạch chân các cảng sẽ dỡ hàng) số hàng còn lại | |||||||||
13. Mô tả tóm tắt về hàng hóa | |||||||||
14. Số thuyền viên (gồm cả thuyền trưởng) | 15. Số hành khách | 16. Ghi chú: | |||||||
Tài liệu đính kèm (ghi rõ số bản) | |||||||||
17. Bản khai hàng hóa: | 18. Bản khai dự trữ của tàu | ||||||||
19. Danh sách thuyền viên | 20. Danh sách hành khách | 21. Yêu cầu về phương tiện tiếp nhận và xử lý chất thải | |||||||
22. Bản khai hành lý thuyền viên(*) | 23. Bản khai kiểm dịch y tế(*) | ||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ………, ngày … tháng … năm 20… |
30. Thủ tục phương tiện thủy nội địa vào cảng biển
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Trường hợp làm thủ tục trực tiếp tại trụ sở Cảng vụ: trước khi phương tiện vào cảng biển hoặc sau khi neo đậu an toàn, người làm thủ tục phải nộp hồ sơ đề nghị cho phương tiện thủy nội địa vào cảng biển đến trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện hoặc các trạm của Cảng vụ hàng hải.
- Trường hợp làm thủ tục khai báo và gửi hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải:
+ Đối với phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB: Chậm nhất 02 giờ trước khi phương tiện đến cảng, người làm thủ tục khai báo và gửi hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải hoặc gửi tin nhắn theo mẫu đến số Tổng đài làm thủ tục cho phương tiện thủy nội địa vào, rời cảng biển.
+ Đối với phương tiện thủy nội địa khác: Trước khi phương tiện đến cảng hoặc sau khi vào neo đậu an toàn, người làm thủ tục khai báo và gửi hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải hoặc gửi tin nhắn theo mẫu đến Tổng đài làm thủ tục phương tiện thủy nội địa tại cảng biển.
b) Giải quyết TTHC:
- Trường hợp làm thủ tục trực tiếp tại trụ sở Cảng vụ: chậm nhất 30 phút, kể từ khi người làm thủ tục đã nộp và xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định, Cảng vụ hàng hải khu vực cấp Giấy phép vào cảng biển cho phương tiện thủy nội địa theo mẫu;
- Trường hợp làm thủ tục khai báo và gửi hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải:
+ Cảng vụ hàng hải tiếp nhận và giải quyết hồ sơ điện tử trên Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải. Trường hợp trên cơ sở dữ liệu điện tử không có dữ liệu của phương tiện, thuyền viên thì Cảng vụ hàng hải thông báo đến người làm thủ tục để nộp, xuất trình tại trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải bản chính các giấy tờ theo quy định.
- Chậm nhất 30 phút, kể từ khi người làm thủ tục hoàn thành thủ tục khai báo, nộp và xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định, Cảng vụ hàng hải kiểm tra, đối chiếu thông tin phương tiện và thuyền viên để cấp Giấp phép vào cảng điện tử cho phương tiện thủy nội địa trên Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải theo mẫu hoặc gửi tin nhắn theo mẫu đến người làm thủ tục (đối với trường hợp làm thủ tục theo tin nhắn điện thoại). Trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời và nêu rõ lý do
- Trường hợp phương tiện thủy nội địa vào cảng biển và lưu lại trong khoảng thời gian không quá 72 giờ hoặc giấy tờ, tài liệu khi làm thủ tục rời cảng không thay đổi so với khi đến thi được làm thủ tục vào, rời cảng một lần.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cảng vụ hàng hải (hoặc đại diện cảng vụ hàng hải, hoặc
- Nộp hồ sơ điện tử trên Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải hoặc gửi tin nhắn.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ đối với trường hợp làm thủ tục trực tiếp tại trụ sở Cảng vụ:
- Giấy tờ phải nộp (bản chính): Giấy phép rời cảng, bến hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi phương tiện thủy rời cảng, bến cuối cùng.
- Giấy tờ phải xuất trình (bản chính):
+ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa (hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức tín dụng trong trường hợp phương tiện đang cầm cố, thế chấp);
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;
+ Sổ danh bạ thuyền viên;
+ Danh sách hành khách (đối với phương tiện chở hành khách);
+ Bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên trên phương tiện.
b) Thành phần hồ sơ đối với Trường hợp làm thủ tục khai báo và gửi hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải
- Hồ sơ khai báo điện tử bao gồm:
+ Bản khai chung theo mẫu;
+ Danh sách thuyền viên theo mẫu;
+ Danh sách hành khách (đối với phương tiện chở hành khách) theo mẫu.
- Trường hợp làm thủ tục qua tin nhắn, sau khi phương tiện vào neo đậu an toàn, người làm thủ tục phải nộp tại trụ sở Cảng vụ hàng hải các giấy tờ sau:
+ Danh sách hành khách;
+ Giấy phép rời cảng, bến hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi phương tiện thủy rời cảng, bến cuối cùng.
- Trường hợp trên cơ sở dữ liệu điện tử không có dữ liệu của phương tiện, thuyền viên thì Cảng vụ hàng hải thông báo đến người làm thủ tục để nộp, xuất trình tại trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải bản chính các giấy tờ sau:
+ Giấy tờ phải xuất trình: Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa (hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức tín dụng trong trường hợp phương tiện đang cầm cố, thế chấp); Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện; Sổ Danh bạ thuyền viên; Bằng hoặc Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và chứng chỉ của thuyền viên, người lái phương tiện
+ Giấy tờ phải nộp: Giấy phép rời cảng, bến hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi phương tiện thủy nội địa rời cảng, bến cuối cùng.
c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Chậm nhất 30 phút, kể từ khi người làm thủ tục hoàn thành thủ tục khai báo, nộp và xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ hàng hải hoặc Văn phòng đại diện của Cảng vụ Hàng hải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cảng vụ hàng hải hoặc Văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Giấy phép vào cảng hoặc tin nhắn chấp thuận.
8. Phí, lệ phí:
- Theo biểu phí quy định tại Thông tư số 01/2016/TT-BTC ngày 05/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đối với Trường hợp làm thủ tục khai báo và gửi hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải
+ Danh sách hành khách (đối với phương tiện chở hành khách);
- Đối với trường hợp làm thủ tục trực tiếp tại trụ sở Cảng vụ: không có
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14/6/2005;
- Thông tư số 10/2013/TT-BGTVT ngày 08/5/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;
- Thông tư số 54/2015/TT-BGTVT ngày 24/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định thủ tục điện tử cho tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa vào, rời cảng biển Việt Nam;
- Thông tư số 01/2016/TT-BTC ngày 05/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.
Mẫu số 01
BẢN KHAI CHUNG
|
| Đến |
| Rời |
1. Tên phương tiện: | 3. Tên cầu, bến cảng sẽ cập: | 4. Thời gian hoạt động tại cảng: Từ ngày ............................... Đến ngày ............................ | ||
2. Số đăng ký: | ||||
5. Tên thuyền trưởng | 6. Cảng,bến rời cuối cùng | 7. Cảng/bến kế tiếp | ||
8. Tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ phương tiện: | ||||
9. Hàng hóa, số lượng xếp/dỡ: | ||||
10. Ghi chú: | ||||
11. Mã số Giấy phép rời cảng, bến điện tử (*): |
(*) Mục này chỉ khai khi phương tiện đến cảng
Mẫu số 02
DANH SÁCH THUYỀN VIÊN
(Cho phương tiện thủy nội địa)
|
| Đến |
| Rời |
| |
Tên phương tiện: | ||||||
STT | Họ và tên | Chức danh | Số Bằng, Giấy chứng nhận | |||
|
|
|
| |||
|
|
|
| |||
|
|
|
| |||
|
|
|
| |||
|
|
|
| |||
|
|
|
|
Mẫu số 03
DANH SÁCH HÀNH KHÁCH VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Tên phương tiện: .............................................Số đăng ký: .............................................
Tên chủ phương tiện: .......................................................................................................
Địa chỉ: ...........................................................................................................................
Tên thuyền trưởng: ...................................Số bằng (CCCM): ...........................................
Tuyến vận tải ..................................................................................................................
Thời gian rời cảng, bến: hồi .......giờ ........, ngày ..../.......... /20 ....
Số hành khách xuống phương tiện .......................................................người.
Quốc tịch: VN .....................người; nước ngoài ............................................người.
STT | Họ và tên | Năm sinh (tuổi) | Nam/nữ | Địa chỉ nơi ở hiện nay | Quốc tịch | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
........ |
|
|
|
|
|
|
Tổng số hành khách .....................................người (bằng chữ ................................người).
Mẫu số 04
TIN NHẮN LÀM THỦ TỤC CHO PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
1. Tin nhắn khai báo
Cú pháp tin nhắn: TT[dấu cách]tên địa danh[dấu cách]tên cảng/tàu thuyền[dấu cách]v/r[dấu cách]số đăng ký [dấu cách]tên thuyền trưởng[dấu cách]sb[dấu cách]tên thuyền viên[dấu cách]sb
Trong đó:
- TT: là từ khóa thủ tục, không phân biệt chữ hoa và chữ thường
- Tên địa danh: là địa danh phương tiện làm thủ tục, viết tắt, không phân biệt chữ hoa và chữ thường.
Mã hiệu địa danh theo bảng danh mục sau đây:
TT | Tên địa danh làm thủ tục | Mã hiệu | TT | Tên địa danh làm thủ tục | Mã hiệu |
1 | An Giang | AGG | 14 | Quảng Bình | QBH |
2 | Cà Mau | CMU | 15 | Quảng Ninh | QNH |
3 | Cần Thơ | CTO | 16 | Quảng Ngãi | QNI |
4 | Đà Nẵng | DNG | 17 | Quảng Trị | QTI |
5 | Đồng Nai | DNI | 18 | Quy Nhơn | QNN |
6 | Đồng Tháp | DTP | 19 | Thái Bình | TBH |
7 | Hà Tĩnh | HTH | 20 | Thanh Hóa | THA |
8 | Hải Phòng | HPG | 21 | TP. Hồ Chí Minh | HCM |
9 | Kiên Giang | KGG | 22 | Thừa Thiên Huế | HUE |
10 | Mỹ Tho | MTO | 23 | Vũng Tàu | VTU |
11 | Nam Định | NDH | 24 | Bình Thuận | BTN |
12 | Nghệ An | NAN | 25 | Quảng Nam | QNM |
13 | Nha Trang | NTG |
|
|
|
- Tên cảng/tàu thuyền: tên cảng, bến/tàu thuyền cần cập mạn.
- v/r: vào/rời (hoặc v - vào; r - rời).
- Tên thuyền trưởng: viết liền không dấu, không phân biệt chữ hoa và chữ thường.
- Tên thuyền viên: viết liền không dấu, không phân biệt chữ hoa và chữ thường.
- Sb: Số bằng, chứng chỉ thuyền viên (theo mã số bằng, chứng chỉ thuyền viên được cấp).
* Ví dụ: TT hcm saigon/lotus v/r Sg1234 nguyenvanhoa 123 phamvanhung 456 nguyenvanha 789 ….
2. Tin nhắn trả kết quả vào cảng biển
Cú pháp tin nhắn: Tên phương tiện[dấu cách]số đăng ký[dấu cách]v[dấu cách]tên cảng.
* Ví dụ:
Tin nhắn có cú pháp “lotus Sg1234 v saigon” có nghĩa phương tiện có tên lotus mang số đăng ký Sg1234 được phép vào cảng Sài gòn.
3. Tin nhắn hủy đề nghị làm thủ tục
Cú pháp tin nhắn: Huy[dấu cách]tên địa danh[dấu cách]tên cảng/tàu thuyền[dấu cách]v/r[dấu cách]số đăng ký[dấu cách].
Ví dụ: Tin nhắn có cú pháp: “Huy hcm saigon/lotus v/r Sg1234 huy hop dong” có nghĩa phương tiện vào/rời cảng saigon/cập mạn tàu lotus mang số đăng ký Sg 1234.
4. Tin nhắn trả kết quả đề nghị hủy thủ tục
Hệ thống Tổng đài tự động trả kết quả nội dung sau: “Bạn đã hủy thủ tục thành công”.
Mẫu số 05
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .........../GP |
|
GIẤY PHÉP VÀO CẢNG
(Cho phương tiện thủy nội địa)
Cho phép Thuyền trưởng ................................................................................................
Tên phương tiện:..........................................Số đăng ký: ................................................
Trọng tải:..................................................... Dung tích: ..................................................
Vào cảng, bến: ..............................................................................................................
Để xếp/dỡ ......................... hàng hóa ......................... số lượng ......................................
Số hành khách: .............................................................................................................
Hàng hóa: ......................... .....................................Số lượng .........................
Trong thời hạn: từ......... giờ ......... ngày ......... đến....giờ ......... ngày .........
| ......., ngày ........tháng ........năm.......... |
31. Thủ tục phương tiện thủy nội địa rời cảng biển
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Trường hợp làm thủ tục trực tiếp tại trụ sở Cảng vụ: trước khi phương tiện rời cảng biển, người làm thủ tục nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép cho phương tiện thủy nội địa rời cảng biển đến trụ sở chính (hoặc văn phòng đại diện hoặc các trạm của Cảng vụ hàng hải)
- Trường hợp làm thủ tục khai báo và gửi hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải: trước khi phương tiện rời cảng biển, người làm thủ tục khai báo và gửi hồ sơ điện tử trên Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải hoặc gửi tin nhắn theo mẫu đến Tổng đài làm thủ tục cho phương tiện thủy nội địa vào, rời cảng biển.
b) Giải quyết TTHC:
- Cảng vụ hàng hải tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
- Trường hợp làm thủ tục trực tiếp tại trụ sở Cảng vụ: chậm nhất 30 phút, kể từ khi người làm thủ tục đã nộp và xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định, Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép rời cảng biển đối với phương tiện thủy nội địa theo mẫu.
- Trường hợp làm thủ tục khai báo và gửi hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải:
+ Cảng vụ hàng hải tiếp nhận và giải quyết hồ sơ điện tử trên Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải. Trường hợp trên cơ sở dữ liệu điện tử không có dữ liệu của phương tiện, thuyền viên thì Cảng vụ hàng hải thông báo đến người làm thủ tục để xuất trình tại trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải bản chính các giấy tờ theo quy định.
+ Chậm nhất 30 phút, kể từ khi người làm thủ tục hoàn thành thủ tục khai báo, nộp và xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định, Cảng vụ hàng hải kiểm tra, đối chiếu thông tin phương tiện và thuyền viên để cấp Giấp phép rời cảng điện tử cho phương tiện thủy nội địa trên Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải theo mẫu và Giấy phép rời cảng bản giấy nếu người làm thủ tục có yêu cầu. Trường hợp làm thủ tục qua tin nhắn thì Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép rời cảng bản giấy cho người làm thủ tục. Trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời và nêu rõ lý do.
- Trường hợp phương tiện thủy nội địa vào cảng biển và lưu lại trong khoảng thời gian không quá 72 giờ hoặc giấy tờ, tài liệu khi làm thủ tục rời cảng không thay đổi so với khi đến thì được làm thủ tục vào, rời cảng cùng một lúc.
- Trường hợp phương tiện đã được cấp Giấy phép rời cảng mà vẫn lưu lại tại cảng quá 24 giờ, kể từ thời điểm phương tiện được phép rời cảng, phương tiện đó phải làm lại thủ tục rời cảng
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cảng vụ hàng hải (hoặc đại diện cảng vụ hàng hải, hoặc
- Nộp hồ sơ điện tử trên Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải hoặc gửi tin nhắn.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ đối với trường hợp làm thủ tục trực tiếp tại trụ sở Cảng vụ:
- Chứng từ xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật (nếu có).
- Giấy tờ liên quan đến những thay đổi so với giấy tờ của thủ tục cho phương tiện thủy nội địa vào cảng biển (nếu có).
b) Thành phần hồ sơ đối với Trường hợp làm thủ tục khai báo và gửi hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải
- Hồ sơ khai báo điện tử bao gồm:
+ Bản khai chung theo Mẫu số 08;
+ Danh sách thuyền viên theo Mẫu số 09;
+ Danh sách hành khách (đối với phương tiện chở hành khách) theo Mẫu.
- Trường hợp làm thủ tục qua tin nhắn, người làm thủ tục phải nộp tại trụ sở Cảng vụ hàng hải Danh sách hành khách (đối với phương tiện chở hành khách, nếu có thay đổi).
- Trường hợp trên cơ sở dữ liệu điện tử không có dữ liệu của phương tiện, thuyền viên thì Cảng vụ hàng hải thông báo đến người làm thủ tục để xuất trình tại trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải bản chính các giấy tờ sau:
+ Các giấy chứng nhận của phương tiện và chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên nếu thay đổi so với khi đến;
+ Các giấy tờ liên quan đến xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật (nếu có).
c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
Chậm nhất 30 phút, kể từ khi người làm thủ tục hoàn thành thủ tục khai báo, nộp và xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ hàng hải hoặc Văn phòng đại diện của Cảng vụ Hàng hải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cảng vụ hàng hải hoặc Văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Giấy phép vào cảng hoặc tin nhắn chấp thuận.
8. Phí, lệ phí:
- Theo biểu phí quy định tại Thông tư số 01/2016/TT-BTC ngày 05/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đối với Trường hợp làm thủ tục khai báo và gửi hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải
+ Danh sách hành khách (đối với phương tiện chở hành khách);
- Đối với trường hợp làm thủ tục trực tiếp tại trụ sở Cảng vụ: không có
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14/6/2005;
- Thông tư số 10/2013/TT-BGTVT ngày 08/5/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;
- Thông tư số 54/2015/TT-BGTVT ngày 24/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định thủ tục điện tử cho tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa vào, rời cảng biển Việt Nam;
- Thông tư số 01/2016/TT-BTC ngày 05/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.
Mẫu số 01
BẢN KHAI CHUNG
|
| Đến |
| Rời |
1. Tên phương tiện: | 3. Tên cầu, bến cảng sẽ cập: | 4. Thời gian hoạt động tại cảng: Từ ngày ............................... Đến ngày ............................ | ||
2. Số đăng ký: | ||||
5. Tên thuyền trưởng | 6. Cảng, bến rời cuối cùng | 7. Cảng/bến kế tiếp | ||
8. Tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ phương tiện: | ||||
9. Hàng hóa, số lượng xếp/dỡ: | ||||
10. Ghi chú: | ||||
11. Mã số Giấy phép rời cảng, bến điện tử (*): |
(*) Mục này chỉ khai khi phương tiện đến cảng
Mẫu số 02
DANH SÁCH THUYỀN VIÊN
(Cho phương tiện thủy nội địa)
|
| Đến |
| Rời |
| |
Tên phương tiện: | ||||||
STT | Họ và tên | Chức danh | Số Bằng, Giấy chứng nhận | |||
|
|
|
| |||
|
|
|
| |||
|
|
|
| |||
|
|
|
| |||
|
|
|
| |||
|
|
|
|
Mẫu số 03
DANH SÁCH HÀNH KHÁCH VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Tên phương tiện: .............................................Số đăng ký: ...............................................
Tên chủ phương tiện: .....................................................................................................
Địa chỉ: ...........................................................................................................................
Tên thuyền trưởng: ...................................Số bằng (CCCM): ............................................
Tuyến vận tải ..................................................................................................................
Thời gian rời cảng, bến: hồi .......giờ ........, ngày ..../.......... /20 ....
Số hành khách xuống phương tiện .......................................................người.
Quốc tịch: VN .....................người; nước ngoài ............................................người.
STT | Họ và tên | Năm sinh (tuổi) | Nam/nữ | Địa chỉ nơi ở hiện nay | Quốc tịch | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
........ |
|
|
|
|
|
|
Tổng số hành khách .....................................người (bằng chữ ................................người).
Mẫu số 04
TIN NHẮN LÀM THỦ TỤC CHO PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
1. Tin nhắn khai báo
Cú pháp tin nhắn: TT[dấu cách]tên địa danh[dấu cách]tên cảng/tàu thuyền[dấu cách]v/r[dấu cách]số đăng ký [dấu cách]tên thuyền trưởng[dấu cách]sb[dấu cách]tên thuyền viên[dấu cách]sb
Trong đó:
- TT: là từ khóa thủ tục, không phân biệt chữ hoa và chữ thường
- Tên địa danh: là địa danh phương tiện làm thủ tục, viết tắt, không phân biệt chữ hoa và chữ thường.
Mã hiệu địa danh theo bảng danh mục sau đây:
TT | Tên địa danh làm thủ tục | Mã hiệu | TT | Tên địa danh làm thủ tục | Mã hiệu |
1 | An Giang | AGG | 14 | Quảng Bình | QBH |
2 | Cà Mau | CMU | 15 | Quảng Ninh | QNH |
3 | Cần Thơ | CTO | 16 | Quảng Ngãi | QNI |
4 | Đà Nẵng | DNG | 17 | Quảng Trị | QTI |
5 | Đồng Nai | DNI | 18 | Quy Nhơn | QNN |
6 | Đồng Tháp | DTP | 19 | Thái Bình | TBH |
7 | Hà Tĩnh | HTH | 20 | Thanh Hóa | THA |
8 | Hải Phòng | HPG | 21 | TP. Hồ Chí Minh | HCM |
9 | Kiên Giang | KGG | 22 | Thừa Thiên Huế | HUE |
10 | Mỹ Tho | MTO | 23 | Vũng Tàu | VTU |
11 | Nam Định | NDH | 24 | Bình Thuận | BTN |
12 | Nghệ An | NAN | 25 | Quảng Nam | QNM |
13 | Nha Trang | NTG |
|
|
|
- Tên cảng/tàu thuyền: tên cảng, bến/tàu thuyền cần cập mạn.
- v/r: vào/rời (hoặc v - vào; r - rời).
- Tên thuyền trưởng: viết liền không dấu, không phân biệt chữ hoa và chữ thường.
- Tên thuyền viên: viết liền không dấu, không phân biệt chữ hoa và chữ thường.
- Sb: Số bằng, chứng chỉ thuyền viên (theo mã số bằng, chứng chỉ thuyền viên được cấp).
* Ví dụ: TT hcm saigon/lotus v/r Sg1234 nguyenvanhoa 123 phamvanhung 456 nguyenvanha 789 ….
2. Tin nhắn trả kết quả vào cảng biển
Cú pháp tin nhắn: Tên phương tiện[dấu cách]số đăng ký[dấu cách]v[dấu cách]tên cảng.
* Ví dụ:
Tin nhắn có cú pháp “lotus Sg1234 v saigon” có nghĩa phương tiện có tên lotus mang số đăng ký Sg1234 được phép vào cảng Sài gòn.
3. Tin nhắn hủy đề nghị làm thủ tục
Cú pháp tin nhắn: Huy[dấu cách]tên địa danh[dấu cách]tên cảng/tàu thuyền[dấu cách]v/r[dấu cách]số đăng ký[dấu cách].
Ví dụ: Tin nhắn có cú pháp: “Huy hcm saigon/lotus v/r Sg1234 huy hop dong” có nghĩa phương tiện vào/rời cảng saigon/cập mạn tàu lotus mang số đăng ký Sg 1234.
4. Tin nhắn trả kết quả đề nghị hủy thủ tục
Hệ thống Tổng đài tự động trả kết quả nội dung sau: “Bạn đã hủy thủ tục thành công”.
Mẫu số 05
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .........../GP |
|
GIẤY PHÉP RỜI CẢNG
(Cho phương tiện thủy nội địa)
Cho phép Thuyền trưởng ................................................................................................
Tên phương tiện:..........................................Số đăng ký: ................................................
Trọng tải:..................................................... Dung tích: ..................................................
Số hành khách: .............................................................................................................
Số thuyền viên:...............................................................................................................
Được rời cảng, bến ......... vào ........ giờ ........ ngày........ tháng............ năm .....................
Hàng hóa: ......................... .....................................Số lượng ............................................
Cảng, bến đến:....................................................................................................................
| ......., ngày ........tháng ........năm.......... |
32. Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu pháo hiệu hàng hải
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác theo quy định đến Bộ Giao thông vận tải;
b) Giải quyết TTHC:
- Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;
- Trường hợp nhận qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Giao thông vận tải có văn bản gửi tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải có văn bản gửi xin ý kiến Bộ Quốc phòng và Bộ Công an;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Trường hợp quá thời hạn nói trên, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý với nội dung xin ý kiến của Bộ Giao thông vận tải;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản tham gia ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép theo Mẫu ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
a) Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính;
b) Hoặc các hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị nhập khẩu pháo hiệu hàng hải, trong đó ghi rõ chủng loại, số lượng, nước sản xuất, quy cách sản phẩm, đặc điểm và công dụng, ký mã hiệu, thời hạn sử dụng của từng loại; thời hạn nhập khẩu;
- Bản dịch có chứng thực Giấy chứng nhận xuất xứ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước sản xuất xác nhận việc pháo hiệu hàng hải đã được thử nghiệm phù hợp với các quy định của Tổ chức Hàng hải quốc tế;
- Báo cáo của tổ chức, cá nhân về tình hình thực hiện Giấy phép nhập khẩu của năm trước đó và bản theo dõi Giấy phép nhập khẩu của Chi cục Hải quan cửa khẩu (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải có văn bản gửi xin ý kiến Bộ Quốc phòng và Bộ Công an;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Trường hợp quá thời hạn nói trên, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý với nội dung xin ý kiến của Bộ Giao thông vận tải;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản tham gia ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép nhập khẩu pháo hiệu hàng hải; trường hợp không cấp Giấy phép nhập khẩu pháo hiệu hàng hải, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Giao thông vận tải.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giao thông vận tải.
d) Cơ quan phối hợp: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy phép nhập khẩu pháo hiệu hàng hải.
8. Phí, lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
* Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu pháo hiệu hàng hải phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Khi thành lập phải có số vốn tối thiểu 02 tỷ đồng và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
- Có Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất xác nhận việc pháo hiệu hàng hải đã được thử nghiệm phù hợp với các quy định của Tổ chức Hàng hải quốc tế.
- Có giấy phép nhập khẩu pháo hiệu hàng hải.
- Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.
* Bộ Giao thông vận tải không cấp Giấy phép nhập khẩu pháo hiệu hàng hải trong trường hợp pháo hiệu hàng hải đã hết thời hạn sử dụng hoặc có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
- Nghị định số 70/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải.
Phần III- NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ THAY THẾ
I. Thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đường thủy nội địa
1. Chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với các công trình thi công liên quan đến đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Trước khi thi công công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công dự án gửi hồ sơ đến Chi cục quản lý đường thủy nội địa.
b) Giải quyết TTHC:
- Chi cục quản lý đường thủy nội địa tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục quản lý đường thủy nội địa phải hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
- Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Chi cục quản lý đường thủy nội địa có văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông, Chi cục quản lý đường thủy nội địa phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình và cơ quan có thẩm quyền thống nhất xác định vùng nước và hiện trạng luồng trong phạm vi thi công công trình.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ qua đường bưu chính, nộp trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa theo mẫu quy định.
- Phương án thi công công trình.
- Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực thi công công trình, bao gồm:
+ Thuyết minh chung về phương án;
+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông, vị trí các trạm điều tiết khống chế, bố trí phương tiện điều tiết khống chế;
+ Phương án bố trí nhân lực;
+ Quy chế hướng dẫn phương tiện qua khu vực thi công;
+ Thời gian thực hiện phương án.
- Đối với phương án bảo đảm an toàn giao thông điều chỉnh, ngoài các nội dung quy định trên, phải nêu rõ lý do điều chỉnh cho mỗi trường hợp.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục quản lý đường thủy nội địa;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục quản lý đường thủy nội địa;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Văn bản chấp thuận.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Văn bản đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
Mẫu: Văn bản đề nghị
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /…..(1)….-(2) | ………….., ngày tháng năm 20 …… |
Kính gửi:…………….. (4)…………………….
…………………………………………………………(5)…………………………………………
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG |
Ghi chú:
(1) Tên tổ chức gửi văn bản.
(2) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo công văn.
(3) Nêu trích yếu nội dung văn bản đề nghị (ngắn gọn, rõ ràng).
(4) Cơ quan được quy định tại Điều 12 của Thông tư.
(5) Nội dung văn bản.
(6) Chữ viết tắt tên cơ quan tham mưu và số lượng bản lưu (nếu cần).
2. Chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với các công trình thi công liên quan đến đường thủy nội địa địa phương; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Trước khi thi công công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công dự án gửi hồ sơ theo quy định đến Sở Giao thông vận tải.
b) Giải quyết TTHC:
- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
- Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông, Sở Giao thông vận tải phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình và cơ quan có thẩm quyền thống nhất xác định vùng nước và hiện trạng luồng trong phạm vi thi công công trình.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ qua đường bưu chính, nộp trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa theo mẫu quy định.
- Phương án thi công công trình.
- Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực thi công công trình, bao gồm:
+ Thuyết minh chung về phương án;
+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông, vị trí các trạm điều tiết khống chế, bố trí phương tiện điều tiết khống chế;
+ Phương án bố trí nhân lực;
+ Quy chế hướng dẫn phương tiện qua khu vực thi công;
+ Thời gian thực hiện phương án.
- Đối với phương án bảo đảm an toàn giao thông điều chỉnh, ngoài các nội dung quy định trên, phải nêu rõ lý do điều chỉnh cho mỗi trường hợp.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Văn bản chấp thuận.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Văn bản đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
Mẫu: Văn bản đề nghị
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /…..(1)….-(2) | ………….., ngày tháng năm 20 …… |
Kính gửi:…………….. (4)…………………….
…………………………………………………………(5)…………………………………………
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG |
Ghi chú:
(1) Tên tổ chức gửi văn bản.
(2) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo công văn.
(3) Nêu trích yếu nội dung văn bản đề nghị (ngắn gọn, rõ ràng).
(4) Cơ quan được quy định tại Điều 12 của Thông tư.
(5) Nội dung văn bản.
(6) Chữ viết tắt tên cơ quan tham mưu và số lượng bản lưu (nếu cần).
II. Thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Đăng kiểm
3. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới trường hợp hết thời hạn hiệu lực
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Đơn vị đăng kiểm, đăng kiểm viên có nhu cầu gửi đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày trước khi giấy chứng nhận đăng kiểm viên hết thời hạn hiệu lực, đơn vị đăng kiểm, đăng kiểm viên gửi đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng kiểm viên (kèm theo 01 ảnh màu cỡ 4 cm x 6 cm, kiếu thẻ căn cước, chụp trong thời gian không quá 06 tháng) về Cục Đăng kiểm Việt Nam. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn đề nghị, Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên tại đơn vị đăng kiểm nơi đăng kiểm viên làm việc, nếu đạt yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên sau 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày đánh giá, nếu không đạt thì ghi rõ nguyên nhân không đạt vào biên bản đánh giá đăng kiểm viên; đơn vị đăng kiểm, đăng kiểm viên được quyền đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam đánh giá lại sau 01 (một) tháng, kể từ ngày đánh giá không đạt.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu điện hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng kiểm viên;
- 01 (một) ảnh mầu cỡ 4 cm x 6 cm, kiểu thẻ căn cước, được chụp trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời gian không quá 08 (tám) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đăng kiểm Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đăng kiểm Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả thực hiện TTHC:
- Giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày trước khi giấy chứng nhận đăng kiểm viên hết thời hạn hiệu lực;
- Đối với đăng kiểm viên xe cơ giới:
+ Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành đào tạo Cơ khí ô tô, Công nghệ kỹ thuật ô tô hoặc ngành đào tạo Kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật cơ khí trong chương trình đào tạo phải có các nội dung sau: Lý thuyết ô tô, cấu tạo ô tô, Kết cấu tính toán ô tô, Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô, Động cơ đốt trong và Điện ô tô hoặc các môn học tương đương. Trường hợp không có các môn học trên, có thể đào tạo bổ sung tại các trường đại học;
+ Trình độ tiếng Anh tối thiểu trình độ B hoặc tương đương;
+ Được tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới theo nội dung do Bộ Giao thông vận tải quy định;
+ Có tối thiểu 12 (mười hai) tháng thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên tại đơn vị đăng kiểm sau khi hoàn thành tập huấn;
+ Có kết quả đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới đạt yêu cầu;
+ Có giấy phép lái xe ô tô còn hiệu lực.
- Đối với đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao:
+ Là đăng kiểm viên xe cơ giới có kinh nghiệm tối thiểu 36 (ba sáu) tháng;
+ Được tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao theo nội dung do Bộ Giao thông vận tải quy định;
+ Có kết quả đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao đạt yêu cầu.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 63/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
4. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới trường hợp bị mất, bị hỏng
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
- Đơn vị đăng kiểm, đăng kiểm viên có nhu cầu gửi đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC:
- Trường hợp giấy chứng nhận đăng kiểm viên bị mất, bị hỏng thì đăng kiểm viên gửi đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng kiểm viên về Cục Đăng kiểm Việt Nam, đồng thời dừng việc tham gia kiểm định xe cơ giới tại đơn vị đăng kiểm. Cục Đăng kiểm Việt Nam căn cứ hồ sơ lưu để cấp lại giấy chứng nhận đăng kiểm viên sau 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị trong đó ghi rõ là giấy chứng nhận đăng kiểm viên được cấp lại và hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng kiểm viên đã cấp bị mất, bị hỏng.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu điện hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng kiểm viên.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết:.
- Trong thời gian không quá 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đăng kiểm Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đăng kiểm Việt Nam;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả thực hiện TTHC:
- Giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới.
8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Đối với đăng kiểm viên xe cơ giới:
+ Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành đào tạo Cơ khí ô tô, Công nghệ kỹ thuật ô tô hoặc ngành đào tạo Kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật cơ khí trong chương trình đào tạo phải có các nội dung sau: Lý thuyết ô tô, cấu tạo ô tô, Kết cấu tính toán ô tô, Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô, Động cơ đốt trong và Điện ô tô hoặc các môn học tương đương. Trường hợp không có các môn học trên, có thể đào tạo bổ sung tại các trường đại học;
+ Trình độ tiếng Anh tối thiểu trình độ B hoặc tương đương;
+ Được tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới theo nội dung do Bộ Giao thông vận tải quy định;
+ Có tối thiểu 12 (mười hai) tháng thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên tại đơn vị đăng kiểm sau khi hoàn thành tập huấn;
+ Có kết quả đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới đạt yêu cầu;
+ Có giấy phép lái xe ô tô còn hiệu lực.
- Đối với đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao:
+ Là đăng kiểm viên xe cơ giới có kinh nghiệm tối thiểu 36 (ba sáu) tháng;
+ Được tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao theo nội dung do Bộ Giao thông vận tải quy định;
+ Có kết quả đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao đạt yêu cầu.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 63/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
- 1 Quyết định 1473/QĐ-BGTVT năm 2017 về công bố sửa đổi, thay thế và bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
- 2 Quyết định 1891/QĐ-BYT năm 2017 công bố bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế trong lĩnh vực y tế dự phòng
- 3 Quyết định 1235/QĐ-BGTVT năm 2017 công bố sửa đổi, bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
- 4 Quyết định 416/QĐ-BGTVT năm 2017 công bố sửa đổi thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
- 5 Quyết định 1915/QĐ-BGTVT năm 2016 công bố bổ sung, sửa đổi, thay thế và bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
- 6 Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 7 Nghị định 107/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
- 8 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 1 Quyết định 1915/QĐ-BGTVT năm 2016 công bố bổ sung, sửa đổi, thay thế và bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
- 2 Quyết định 416/QĐ-BGTVT năm 2017 công bố sửa đổi thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
- 3 Quyết định 1891/QĐ-BYT năm 2017 công bố bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế trong lĩnh vực y tế dự phòng
- 4 Quyết định 1235/QĐ-BGTVT năm 2017 công bố sửa đổi, bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
- 5 Quyết định 1473/QĐ-BGTVT năm 2017 về công bố sửa đổi, thay thế và bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải